Hoc Dung Moi Huu Co

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 10

Độc học một số dung môi hữu cơ

ĐẶT VẤN ĐỀ
Dung môi là một chất lỏng, rắn, hoặc khí dùng để hòa tan một chất tan rắn,
lỏng, hoặc khí khác, tạo thành một dung dịch có thể hòa tan trong một thể tích dung
môi nhất định ở một nhiệt độ quy định. Dung môi hữu cơ được sử dụng chủ yếu
trong công tác làm sạch khô (ví dụ như tetrachlorethylene), chất pha loãng sơn (ví
dụ như toluene, nhựa thông), chất tẩy sơn đánh bóng móng tay và các dung môi tẩy
keo (acetone, methyl acetate, ethyl acetate), trong tẩy tại chỗ (ví dụ như hexane,
petrol ether), trong chất tẩy rửa (citrus terpenes), trong nước hoa (ethanol), và trong
tổng hợp hóa học. Có thể thấy các dung môi hữu cơ xuất hiện trong cuộc sống, sinh
hoạt của con người rất nhiều và thường xuyên. Đặc biệt là các dung môi hữu cơ có
thể tan trong mỡ, có thể chuyển hóa sinh học trong cơ thể người, khi đi vào cơ thể
người sẽ tích tụ trong các mô mỡ bao gồm cả hện thần kinh. Các dung môi tan
trong nước cũng có thể đi vào cơ thể qua da bằng cách hòa tan trong mồ hôi khi
tiếp xúc, sau đó phân bố khắp cơ thể. Những dung môi không bị chuyển hóa có thể
bị đào thải ra ngoài qua đường nước tiểu. Còn đối với những dung môi chuyển hóa
qua đường sinh học thì sự trao đổi chất xuất hiện trong nước tiểu và tốc độ thải của
chúng phụ thuộc vào sự tiếp xúc các dung môi đó tại nơi làm việc. Các dung môi
này gây độc cấp tính và mãn tính cho người và độc vật khi tiếp xúc. Tuy nhiên vì
tính chất quan trọng mà các dung môi hữu cơ vẫn được sử dụng rất nhiều trong các
ngành sản xuất. Vì vậy chúng ta cần có những hiểu biết cơ bản về tính độc của các
dung môi hữu cơ để tránh những tác hại từ độc chất gây ra do chưa nhận thức rõ
ràng. Trong nội dung bài tiểu luận này e sẽ tìm hiểu về một số dung môi tiêu biểu
mà chúng ta thường xuyên sử dụng trong phòng thí nghiệm và sản xuất
1. Benzen C6H6
Benzen là một nguyên liệu quan trọng trong sản xuất công nghiệp, tuy nhiên
benzen có tính độc cao nên một số nước đã có luật cấm sử dụng benzen.
Hiện có rất nhiều công việc mà công nhân phải tiếp xúc thường xuyên với benzen
như sản xuất dầu mỏ, than đá; công nghiệp hóa chất, công nghiệp sản xuất sơn,
vecni, men, mực in; công nghiệp dệt, thuộc da, sản xuất vải sợi, len, công nghiệp
điện tử…
a. Nguồn gốc, dạng tồn tại, đường xâm nhập vào cơ thể
- Nguồn gốc:
Benzen được sinh ra trong hoạt động sống của con người và các chu trình tự nhiên.
Benzen lần đầu tiên được tìm thấy từ nhựa đường và ngày nay con người đã sản
xuất benzen bằng nguồn nguyên liệu dầu mỏ. Benzen cũngcó mặt trong khí thải từ
việc đốt than và dầu,khí bay hơi từ các trạm dịch vụ xăng dầu và dung môi công
nghiệp, khí thải xe cơ giới và khói thuốc lá.
- Dạng tồn tại:
Benzen C6H6 là một hidrocac bon thơm, chất lỏng không màu, dễ bay hơi, nóng
chảy ở nhiệt độ 5,48°C, sôi ở 80°C. Hơi benzen nặng hơn không khí, một lít hơi
benzen ở điều kiện chuẩn nặng 3,25g. Ở nhiệt độ bình thường, benzen nhẹ hơn
nước, d = 0,87g. Dung môi banzen hòa tan được nhiều chất như mỡ, vecni, da sợi,
vải len…
- Đường xâm nhập vào cơ thể:
Benzen có thể xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp, đường tiêu hóa và qua da.
Hầu hết chúng ta đều tiếp xúc với benzen trong đời sống hàng ngày, phổ biến nhất
là qua hít thở không khí có chứa benzen. Và con đường hô hấp cũng chính là con
đường thích hợp với benzen do tính chất dễ bay hơi và tồn đọng ở nơi thấp. Tiếp
xúc benzen qua da và đường hô hấp thường độc hơn so với đường tiêu hóa.
b. Tính độc và cơ chế gây độc
- Chuyển hóa:
Benzen vào cơ thể được oxy hóa bởi enzim Cyp450 tạo ra các dẫn xuất epoxyd có
tính độc rất cao. Dẫn xuất này nhanh chóng được chuyển hóa thành các hợp chất
của phenol. Các dẫn xuất tạo thành sẽ tạo phức với glutathione, axit sunfuric, axit
cluronid là phức chất dễ tan dễ đào thải.
Dẫn xuất epoxyd nếu không được khử độc sẽ dễ dàng kết hợp với protein gây rối
loạn chức năng của protein và kết hợp với axit nucleic gây xáo trộn AND.
- Tích tụ và đào thải:
Benzen chủ yếu được đào thải qua đường nước tiểu và qua khí thở. Khoảng 40%
benzen đi vào cơ thể được đào thải ngay sau khi đi vào, một phần được chuyển hóa
đào thải qua đường nước tiểu.
Benzen được đào thải nhanh sau khi xâm nhập vào cơ thể, tuy nhiên một khi
benzen tích lũy vào các mô đặc biệt là mô mỡ của các cơ quan như tủy xương, não,
gan,… thì rất khó đào thải.
c. Biểu hiện nhiễm độc, phòng ngừa

- Biểu hiện nhiễm độc cấp tính:


Khi tiếp xúc benzen ở liều cao gây độc cấp tính, làm suy giảm hệ thần kinh trung
ương, gây buồn ngủ,chóng mặt, nhức đầu;gây kích ứng da, tấy đỏ, mụn; gây kích
ứng đường hô hấp làm ngộp thở; xung huyết niêm mạc miệng, nôn và ở mức độ
cao có thể bất tỉnh.
- Biểu hiện mãn tính:
Nếu tiếp xúc benen thường xuyên hay benzen đã bị tích tụ trong cơ thể có thể gây
ra các rối loạn khác nhau trong máu, làm giảm số lượng tế bào hồng cầu dẫn đến
bệnh bạch cầu, gây xáo trộn đường dạ dày, ruột, xáo trộn DNA di truyền, đối với
phụ nữ đang mang thai có thể làm ảnh hưởng xấu tới thai nhi đang phát triển.
- Các biện pháp phòng ngừa
Thay thế benzen bằng một dung môi khác ít độc hơn, hoặc nếu không thay thế
được thì phải đảm bảo quy trình kín.
Thường xuyên giám sát nồng độ benzen trong không khí không vượt quá nồng độ
cho phép.
Người lao động cần được giáo dục sức khỏe chu đáo và thực hiện nghiêm ngặt vệ
sinh an toàn lao động.
Các đối tượng sau không được tiếp xúc với benzen : phụ nữ mang thai, người có
bệnh về máu, suy gan, suy dinh dưỡng.
d. Ví dụ về sự cố điển hình
Theo chương trình khảo sát các nhà máy sản xuất láp ráp thiết bị điện tử của một số
tập đoàn lớn như Intel, Nidec Foxcon, Samsung, Nokia... đang có các nhà máy sản
xuất đóng đô tại Việt Nam.Trong tháng 6/2013 tại một xưởng có tới 6 trường hợp
bị sảy thai, thai chết lưu có trường hợp thai đã được 7 tháng và có 1 trường hợp thai
bị dị tật phải hủy thai.
Ngày 6/2/2012, Viện nghiên cứu sức khỏe và an toàn nghề nghiệp (OSHRI) cũng
đã công bố báo cáo từ kết quả nghiên cứu được tiến hành ở 5 dây chuyền sản xuất
tấm wafer và 4 dây chuyền lắp ráp thiết bị bán dẫn ở nhà máy của công ty Samsung
và hai công ty Hàn Quốc khác từ năm 2009 và các chất như Asen (thạch tín),
benzene, formaldehyt đƣợc tìm thấy trong nhà máy- đây là những chất gây ung
thư.
e. Giả định CDI
Benzen trong không khí ở xưởng sản xuất mực in có nồng độ C = 0,018mg/m3
Đối với công nhân ở xưởng là đối tượng người lớn, từ 18 đến 45 tuổi
0,018 x 0 , 83 x 24 x 365 x 58
CDIhô hấp= 70 x 365 x 70 = 4,244.10-3 (mg/kg.ngày)

2. Toluen ( methyl benzen)

Toluen (C7H8) là hợp chất thuộc dãy đồng đẳng của benzen; được thêm vào xăng,
dùng để sản xuất benzen và được sử dụng như một dung môi. Toluen được sử dụng
rộng rãi trong công nghiệp sản xuất sơn, nhựa thông, kéo, sản xuất cao su, tráng
kẽm.

a. Nguồn gốc, dạng tồn tại, đường xâm nhập vào cơ thể

- Nguồn gốc:
Toluen được phát hiện vào năm 1937 khi điều chế khí than từ nhựa thông. Ngày
nay không khí trong nhà có chứa nồng độ rất cao toluen từ các sản phẩm gia dụng
phổ biến như sơn, chất pha loãng sơn, chất kết dính, nước hoa tổng hợp, sơn móng
tay; và khói thuốc lá. Toluen cũng được phát thải ra không khí xung quanh từ khí
thải xe ô tô hay khí thải trong quá trình sản xuất, sử dụng và xử lý sản phẩm công
nghiệp có chứa toluen.
- Dạng tồn tại:
Toluen là chất lỏng không màu, có thể cháy được, độ nhớt thấp, có mùi thơm giống
benzen; nhiệt độ sôi 110,6°C, áp suất bay hơi ở 31°C là 40mmHg; là dung môi hòa
tan rất tốt chất béo, dầu, nhựa thông, lưu huỳnh, photpho và iod. Toluen có thể tan
lẫn hoàn toàn với các dung môi hữu cơ như rượu, ete, xeton phenol, este,… Toluen
rất ít tan trong nước.
- Đường xâm nhập:
Toluen hấp thụ vào cơ thể qua đường hô hấp và qua da, vì tính dễ tan trong mỡ nên
toluen tích tụ lại trong các mô mỡ đặc biệt là tích tụ trong gan gây nhiễm mỡ gan
và xơ gan.

b. Tính độc và cơ chế gây độc


Toluen đi vào cơ thể được chuyển hóa nhờ enzyme Cyp450, sau đó được chuyển
hóa thành các muối tan đào thải ra ngoài cơ thể.
Toluen hấp thụ qua đường hô hấp sẽ nhanh chóng đi lên não gây độc hệ thần kinh,
đặc biệt là thần kinh trung ương.

c. Biểu hiện nhiễm độc và phòng ngừa

- Biểu hiện nhiễm độc cấp tính:


Thần kinh trung ương là cơ quan mục tiêu chính khi nhiễm độc toluen cấp tính và
mãn tính. Khi nhiễm trên 100mg/kg thì sẽ bị hoa mắt, đau đầu, choáng váng, co
giật và hôn mê. Cũng có thể gây rối loạn nhịp tim đối với tiếp xúc liều cao. Nếu
uống phải toluen thì bị thắt và hoại tử các sợi cơ tim, gan sưng, tắc nghẽn và xuất
huyết phổi, hoại tử ống thận.
- Biểu hiện nhiễm độc mãn tính:
Nếu hít phải toluen thường xuyên thì có thể có những triệu chứng nhức đầu, chán
ăn, xanh xao, thiếu máu, tuần hoàn máu không bình thường, teo não, rung giật nhãn
cầu, thính giác và thị giác kém. Trường hợp nặng sẽ gây thẫn thờ và mất trí nhớ.
Tiếp xúc lâu với toluen có thể gây ung thư.
- Phòng ngừa:
Toluen có trong sơn, nhựa, keo dán công nghiệp vì vậy để phòng tránh nhiễm độc
toluen, khi sử dụng sơn, nhựa, keo dán cần tạo không gian thông thoáng, tránh
đóng của phòng..Trường hợp có thể, tránh lạm dụng các loại sơn và đồ nhựa.Người
lao động làm việc trong môi trường có nồng độ toluen cao phải được trang bị bảo
hộ đúng quy định và được khám sức khỏe định kì.

d. Giả định CDI


Nồng độ toluen trong nhà mới sơn, có các đồ gỗ mới là C = 0,0062 µg/m3
ED= 1 năm
- Đối với trẻ dưới 6 tuổi
−3
0,0062 x 10 x 0 , 83 x 24 x 365 x 1
CDIhô hấp = 16 x 70 x 365
= 1,1027x10-7 (mg/kg.ngày)
- Đối với trẻ từ 6-12 tuổi
−3
0,0062 x 10 x 0 , 83 x 24 x 365 x 1
CDIhô hấp = 29 x 70 x 365
= 6,083x10-8 (mg/kg.ngày)
- Đối với người lớn
−3
0.0062 x 10 x 0 , 83 x 24 x 365 x 1
CDIhô hấp = 70 x 365 x 70
= 2,506x10-8 (mg/kg.ngày)

3. CCl4 tetraclomêtan .

a. Nguồn gốc, dạng tồn tại, đường xâm nhập vào cơ thể
- Nguồn gốc:
Cacbon tetraclorua hay tetraclorua cacbon, tetraclomêtan là một hợp chất hóa
học có công thức hóa học CCl4, ban đầu được nhà hóa học người Pháptổng hợp vào
năm 1839 nhờ phản ứng của cloroform với clo, nhưng hiện nay chủ yếu được tổng
hợp từ mêtan. Người ta sử dụng chủ yếu hợp chất này làm chất phản ứng trong tổng
hợp hữu cơ. Trước đây nó còn được làm chất tắt lửa, làm sạch, khô đồ trong gia
đình và trong công nghiệp.
- Dạng tồn tại:
Cacbon tetraclorua là chất lỏng không màu, nhiệt độ sôi 76,72°C, Nó hòa tan khá
tốt các hợp chất không phân cực khác, chất béo và dầu mỡ. Nó hơi dễ bay hơi, tạo
ra hơi với mùi đặc trưng như của các dung môi clo hóa khác, hơi tương tự như mùi
của tetracloroethylen dùng trong các cửa hàng giặt là khô.
- Đường xâm nhập vào cơ thể:
Chất này đi vào cơ thể chủ yếu qua đường hô hấp, dễ dàng tích tụ trong mô mỡ,
một nửa lượng hấp thụ được chuyển hóa đào thải ra ngoài. Tetraclorua hấp thụ qua
đường hô hấp thường tích tụ lên thận và tác động lên thận, hấp thụ qua đường tiêu
hóa thường tích tụ trong gan và tác động lên gan
b. Tính độc và cơ chế gây độc
Khi hít phải hoặc tiếp xúc dung môi này, nó được hấp thụ qua phổi và da. CCl 4
trong cơ thể dễ dàng tác dụng với enzyme trong cơ thể tạo ra gốc tự do CCl 3+ làm
tăng tính kiềm trong cơ thể và làm mất hoạt tính enzyme. Gốc CCl3+ gây độc cực
mạnh cho tế bào. Chất này sau khi hấp thụ cũng có thể được bài tiết ra ngoài nhưng
quá trình bài tiết diễn ra rất chậm.
c. Biểu hiện nhiễm độc và phòng ngừa
Biểu hiện nhiễm độc: tác động lên hệ thần kinh và gan. Người tiếp xúc với loại
dung môi này hay bị rùng mình, chóng mặt và đau đầu. Nếu tiếp xúc lâu sẽ ảnh
hưởng tới gan dẫn đến vàng da và có thể chết do ung thư gan.
d. Giả định CDI

Nồng độ CCl4 trong không khí khu xưởng công nghiệp là C = 0,54µg/m3
Công nhân làm việc ở xưởng là đối tượng người lớn
−3
0 ,54 x 10 x 0 ,83 x 24 x 365 x 58
CDIhô hấp = 70 x 365 x 70
= 1,2.10-3 (mg/kg.ngày)
4. Methylen chloride(CH2Cl2 hay Diclometan)

a. Nguồn gốc, dạng tồn tại, đường xâm nhập vào cơ thể
- Nguồn gốc:
Methylen lần đầu được tổng hợp năm 1840 do nhà hóa học người Pháp, người đã
tách methylen từ hỗn hợp của nó và clorin. Ngày nay methylen được sử dụng trong
sản xuất phim xenlulo accetate và trong sơn, cao su; làm sạch các thiết bị, dùng để
chiết tinh dầu hublong, chiết cafein… Vì vậy con người dễ dàng tiếp xúc với
methylen ngay trong không khí trong nhà đặc biệt là từ sơn phun. Methylen cũng
đã được phát hiện trong nước ngầm và nước mặt tại các khu vực chứa chất thải
nguy hại và trong nước uống ở nồng độ rất thấp.
- Dạng tồn tại:
Methylen là chất lỏng không màu,có mùi hơi ngọt, có nhiệt độ sôi thấp (40°C), dễ
hóa hơi, ít tan trong nước, tan tốt trong ete, rượu, axeton và cloroform.
- Đường xâm nhập vào cơ thể:
Methylen chloride đi và cơ thể qua da và đường hô hấp, trong đó chủ yếu là đường
hô hấp.
b. Tính độc và cơ chế gây độc
Methylen chloride khi vào cơ thể sẽ được chuyển hóa nhờ hệ enzym Cyp450 thành
CO2. Chất trung gian của quá trình chuyển hóa này là cacbon monoxide tác dụng
với hemoglobin trong máu gây độc hệ hô hấp.
Methylen chloride nhanh chóng được đào thải ra ngoài sau khi đi vào cơ thể.
Đường đào thải chủ yếu là qua khí thở và nước tiểu.
c. Biểu hiện nhiễm độc và phòng ngừa
- Biểu hiện nhiễm độc:
Methylen chloride là chất độc thần kinh, có tính gây mê, làm giảm chức năng thị
giác, thính giác, tâm lý. Tiếp xúc với nồng độ ppm thì người tiếp xúc trong tình
trạng ngủ. Nếu tiếp xúc với nồng độ cao hơn sẽ gây mất trí nhớ. Biểu hiện của
nhiễm độc là buồn nôn, khó thở, ho tức ngực, … và có thể tử vong khi nồng độ
chất độc cao.
Các nghiên cứu trên động vật đã chứng minh Methylen chloride có thể ảnh hưởng
đến thai nhi, làm biến thể nhỏ xương và giảm trọng lượng cơ thể thai nhi; và có khả
năng gây ung thư gan, phổi, và các khối u tuyến vú với đối tượng tiếp xúc hay hít
phải methylen chloride.
- Phòng ngừa:
Người lao động cần được giáo dục sức khỏe chu đáo và thực hiện nghiêm ngặt vệ
sinh an toàn lao động.
Thường xuyên kiểm tra nồng độ Methylen chloride nơi sản xuất,làm việc, ko được
quá nồng độ cho phép
d. Giả định CDI
Nồng độ CH2Cl2 trong không khí của xưởng chiết cafein là C = 0,431µg/m3 . Đối
tượng làm việc tiếp xúc là người lớn
−3
0,431 x 10 x 0 , 83 x 24 x 365 x 58
CDIhô hấp = 70 x 70 x 365
=1,0162.10-4 (mg/kg.ngày)
Tài liệu tham khảo
1. Đào Văn Dũng, Độc học môi trường, ĐH Sư Phạm Đà Nẵng, 2012
2. Lê Huy Bá, Độc học môi trường, Đh Quốc Gia Tp Hồ Chí Minh, 2002
3. Cơ quan về các chất độc hại và bệnh Registry (ATSDR). Hồ sơ về độc tính
cho Benzen. Dịch vụ Y tế Công cộng Mỹ, Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh,
Atlanta, GA. Năm 2007.
4. M. Sittig. Sổ tay Hóa chất độc hại và nguy hại và chất sinh ung thư. 2nd
ed. Noyes Publications, Park Ridge, NJ.Năm 1985.
5. Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh. .Chương trình Thông tin chất độc quốc gia,
Thư viện Y khoa Quốc gia, Bethesda, MD. Năm 1993
6. Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ. Hệ thống tích hợp rủi ro thông tin
(IRIS) trên Benzen . Trung tâm quốc gia về đánh giá môi trường, Văn phòng
Nghiên cứu và Phát triển, Washington, DC. Năm 2009.
7. Cơ quan các chất độc hại và bệnh Registry (ATSDR). Hồ sơ về độc tính cho
Toluene. Dịch vụ Y tế Công cộng Mỹ, Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh,
Atlanta, GA. 2000.
8. Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ. Hệ thống tích hợp rủi ro thông tin
(IRIS) trên Toluene . Trung tâm quốc gia về đánh giá môi trường, Văn
phòng Nghiên cứu và Phát triển, Washington, DC. Năm 2005.
9. Cơ quan cho các chất độc hại và bệnh Registry (ATSDR). Hồ sơ về độc tính
cho Methylene Chloride (Cập nhật). Dự thảo cho công luận. Dịch vụ Y tế
Công cộng, Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh, Atlanta, GA. Năm 1998.
10.Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh. Ngân hàng dữ liệu Các chất nguy
hiểm. Chương trình Thông tin chất độc quốc gia, Thư viện Y khoa Quốc gia,
Bethesda, MD. Năm 1993.
11.Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ. Hệ thống tích hợp thông tin rủi ro
(IRIS) trên Methylene Chloride . Trung tâm quốc gia về đánh giá môi
trường, Văn phòng Nghiên cứu và Phát triển, Washington, DC. 1999.

You might also like