Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Có 3 nhóm năng lực sư phạm:

– Nhóm năng lực dạy học

– Nhóm năng lực giáo dục

– Nhóm năng lực tổ chức hoạt động sư phạm

1.2.1. Nhóm năng lực dạy học

Năng lực hiểu học sinh trong quá trình dạy học:

● Dạy học là quá trình thống nhất giữa hoạt động dạy và hoạt động học,

trong đó thầy giáo là người tổ chức , điều khiển hoạt động của trẻ còn trò là người

chủ động tích cực sáng tạo để chiếm lĩnh nền văn hóa xã hội. vậy hoạt động dạy học chỉ đạt
được kết quả cao khi qua trình đó thực sự là quá trình điều khiển, tức là thầy giáo phải
hiểu học sinh trong quá trình dạy học.

● Năng lực hiểu học sinh là khả năng thâm nhập vào thế giới bên trong của học sinh,
sự hiểu biết tường tận về nhân cách của chúng , có năng lực quan sát tinh tế
những biểu hiện tâm lý trong quá trình dạy học và giáo dục.

– Biểu hiện năng lực hiểu học sinh của người thầy giáo:

– Khi chuẩn bị bài có tính đến trình độ nhận thức và khả năng phát triển của học

sinh, hình dung được cái gì các em có thể hiểu được, cái gì các e khó hiểu, hiểu được ở từng em
như vậy.

– Khi chế biến tài liệu , trình bày tài liệu phải biết đặt mình vào địa vị người học. Đặc biết
biết suy nghĩ về đặc điểm của nội dung, biết xác định khối lượng và mức độ

khó khăn, đưa ra cách trình bày kiến thức mới sao cho học sinh dễ hieur, giuos cho học sinh
lĩnh hội được.

– Đưa ra những câu hỏi phù hợp với từng học sinh để các em có thể trả lời được, biết được
những vướng mắc của các em.

– Người giáo viên còn dự đoán được trước những thuận lợi và khó khăn, xác định đúng mục
đích căng thẳng cần thiết khi thực hiện các nhiệm vụ nhận thức.

Vậy để có năng lực này người thầy giáo phải có năng lực, trách nhiệm, yêu

thương đi sâu, đi sát học sinh, nắm vững chuyên môn , am hiểu tâm lý học sinh, tâm lý lứa
tuổi. cần phải có một số phẩm chất tâm lý cần thiết như óc quan sát tinh tế, óc tưởng
tượng, có khả năng phân tích và tổng hợp……

+ Tri thức và tầm hiểu biết của người thầy giáo: đây là một năng lực cơ bản

● Người thầy giáo phải có tri thức sâu về chuyên môn và có tâm hiểu biết rộng bởi vì:
+ Người thầy giáo phải có nhiệm vụ hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh ( thế
hệ trẻ). Để thực hiện nhiệm vụ đó thầy giáo phải trang bị cho họ những tri thức, kỹ năng, kỹ
sảo, quan điểm và thái độ….(nhất là tri thức khoa học do mình phụ trách).

+ Thầy giáo là người tổ chức quá trình tái tạo những tri thức loài người để phát

triển tâm lý con người mới.

+ Thấy giáo là nhà giáo dục có hoạt động rất đa dạng và phong phú, không chỉ giảng dạy
chuyên môn và còn hình thành thế giới quan cho trẻ. Đông thời người thầy giáo có tri thức
và tầm hiểu biết để tạo ra uy tin của mình.

– Người thầy giáo có tri thức và tầm hiểu biết được thể hiện:

+ Nắm vững và hiểu biết rộng môn mình phụ trách.

+ Thường xuyên theo dõi xu hướng, những phát minh khoa học thuộc môn mình phụ trách và
môn học khác. Đồng thời biết tiến hành nghiên cứu khoa học và hứng thú đối với nó.

– Có năng lực tự học, tự bồi dưỡng để hoàn thiện trí thức cho mình.

Vậy để có năng lực này người thầy giáo phải có nhu cầu mở rộng tri thức và tầm

hiểu biết của mình, luôn luôn cố gắng học hỏi và tự học để đào sâu và mở rộng tri thức.
Đồng thời thầy giáo phải tự rèn luyện cho mình kỹ năng tự học.

Năng lực chế biến tài liệu học tâp

– Người thầy giáo không phải truyền đạt một cách máy móc và dập khuôn từng

câu, từng chữ trong sách giáo khoa hay tài liệu, mà phải biết chế biến tài liệu sao cho phù
hợp với logich phát triển khoa học, vừa phải hợp với nhận thức của học sinh để giúp cho học
sinh để hiểu , hiểu bài sâu sắc và vững chắc hơn.

You might also like