03 2111HCMI0131 Nguyễn Thị Lan Anh

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 6

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

HỌC KỲ II NĂM HỌC 2020 – 2021


(Phần dành cho sinh viên/ học viên)

Bài thi học phần: Lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Số báo danh: 03
Nam Lớp: 2111HCMI0131
Mã số đề thi: 04 Họ và tên: Nguyễn Thị Lan Anh
Ngày thi: 01/06/2021 Số trang: 06

Điểm kết luận:


GV chấm thi 1: …….………………………......

GV chấm thi 2: …….………………………......

Câu 1: Anh (chị) hãy làm rõ nội dung của Chỉ thị “Kháng chiến kiến quốc” được Đảng
đề ra vào ngày 25-11-1945. Tại sao trong Chỉ thị đó, Đảng xác định xây dựng và bảo vệ
chính quyền là nhiệm vụ quan trọng nhất?

Bài làm:

Sau thắng lợi vĩ đại của Liên Xô trong Chiến tranh thế giới thứ hai, chủ nghĩa xã hội
đã trở thành một hệ thống thế giới. Cách mạng tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân
chủ Cộng hoà thành lập. Ngày 02-09-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn
độc lập, tuyên bố trước quốc dân và thế giới về nền độc lập của nhân dân Việt Nam.

Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà mới ra đời đã đứng trước nhiều khó khăn,
thách thức của thù trong, giặc ngoài và những khó khăn về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội,...
mà chế độ thực dân phong kiến để lại. Nền kinh tế vốn nghèo nàn, lạc hậu nay lại bị chiến
tranh tàn phá nặng nề. Nạn đói, nạn dốt hoành hành. Tình hình đó đã đặt nền độc lập và chính
quyền cách mạng non trẻ của Việt Nam vào tình thế “như ngàn cân treo sợi tóc”.

Trước tình hình đó, ngày 25-11-1945, Ban Chấp hành Trung ương Đảng ra Chỉ thị
Kháng chiến kiến quốc, nhận định tình hình và định hướng con đường đi lên của cách mạng
Việt Nam sau khi giành được chính quyền. Nội dung của Chỉ thị:

- Xác định kẻ thù: “kẻ thù chính của ta lúc này là thực dân Pháp xâm lược, phải tập
trung ngọn lửa đấu tranh vào chúng”

- Xác định mục tiêu của cuộc cách mạng Đông Dương là “dân tộc giải phóng”

- Đề ra khẩu hiệu cách mạng: “Dân tộc trên hết, Tổ quốc trên hết”

Họ tên SV/HV: Nguyễn Thị Lan Anh - Mã LHP: 2111HCMI0131 Trang 1/6
- Nhiệm vụ cách mạng: “là củng cố chính quyền, chống thực dân Pháp xâm lược, bài
trừ nội phản, cải thiện đời sống cho nhân dân”

+ Củng cố chính quyền: Để khẳng định địa vị pháp lý của Nhà nước Việt Nam, Đảng
và Hồ Chí Minh đã chủ trương sớm tổ chức một cuộc bầu cử toàn quốc theo hình thức phổ
thông đầu phiếu để bầu ra Quốc hội và thành lập Chính phủ chính thức. Bầu cử thành công đã
bầu ra 333 đại biểu Quốc hội đầu tiên của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Mặt trận
dân tộc thống nhất tiếp tục được mở rộng nhằm tăng cường thực lực cách mạng, tập trung
chống Pháp ở Nam Bộ.

+ Chống thực dân Pháp xâm lược: Nhân dân các tỉnh Nam Bộ đã nêu cao tinh thần
chiến đấu “thà chết tự do còn hơn sống nô lệ”. Chính phủ, Hồ Chí Minh và nhân dân miền
Bắc nhanh chóng hưởng ứng và kịp thời chi viện, chia lửa với đồng bào Nam Bộ kháng chiến.
Thường vụ Trung ương Đảng, Hồ Chí Minh đã nhận định, đánh giá âm mưu, ý đồ chính trị
của Pháp và Tưởng và ra bản Chỉ thị Tình hình và chủ trương, Chỉ thị Hòa để tiến. Để giữ
vững nền độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, Đảng, Chính phủ tiếp tục cuộc đấu tranh
ngoại giao kiên trì, kiên quyết, đầy khó khăn, phức tạp trong suốt năm 1946 ở cả mặt trận
trong nước và ngoài nước.

+ Bài trừ nội phản: Việc chống giặc dốt, xóa nạn mù chữ lại càng được chú trọng. Đảng
chủ trương phát động phong trào “Bình dân học vụ”; vận động toàn dân xây dựng nếp sống
sôi nổi, văn hóa, đẩy lùi hủ tục, tệ nạn, lạc hậu,… Đồng thời giúp gia tăng niềm tin vào chế
độ mới, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng. Từ đó nêu cao quyết tâm bảo vệ chính quyền cách
mạng.

+ Cải thiện đời sống cho nhân dân: tập trung chỉ đạo, động viên mọi tầng lớp nhân dân
tham gia các phong trào, các cuộc vận động như: tăng gia sản xuất, lập hũ gạo tiết kiệm, tổ
chức Tuần lễ vàng, gây Quỹ độc lập, Quỹ đảm phụ quốc phòng, Quỹ Nam bộ kháng chiến,…
Bãi bỏ thuế thân và nhiều thứ thuế vô lý, thực hiện chính sách giảm tô 25%. Khuyến khích
sửa chữa đê điều, khuyến nông, chia ruộng đất cho nông dân nghèo, xây dựng lại ngân khố
quốc gia,… Bởi vậy mà đời sống nhân dân được cải thiện, tinh thần dân tộc được phát huy
cao độ, góp phần động viên kháng chiến ở Nam Bộ.

- Đề ra nhiều biện pháp cụ thể giải quyết những khó khăn, phức tạp hiện thời của cách
mạng Việt Nam:

+ Về chính trị, cần nhanh chóng xúc tiến bầu cử Quốc hội để đi đến thành lập Chính
phủ chính thức, lập ra Hiến pháp, động viên lực lượng toàn dân, kiên trì kháng chiến và chuẩn
bị kháng chiến lâu dài; kiên định nguyên tắc độc lập về chính trị.

Họ tên SV/HV: Nguyễn Thị Lan Anh - Mã LHP: 2111HCMI0131 Trang 2/6
+ Về ngoại giao, phải đặc biệt chú ý “làm cho nước mình ít kẻ thù và nhiều bạn đồng
minh hơn hết”; đối với Tàu Tưởng nêu chủ trương “Hoa-Việt thân thiện”, đối với Pháp “độc
lập về chính trị, nhân nhượng về kinh tế”.

+ Về tuyên truyền, hết sức kêu gọi đoàn kết chống chủ nghĩa thực dân Pháp xâm lược;
“đặc biệt chống mọi mưu mô phá hoại chia rẽ của bọn Trốtxkit, Đại Việt, Việt Nam Quốc dân
Đảng”,…

Trong Chỉ thị “Kháng chiến kiến quốc” được Đảng đề ra vào ngày 25-11-1945,
Đảng xác định xây dựng và bảo vệ chính quyền là nhiệm vụ quan trọng nhất bởi vì:

- Căn cứ vào lý luận: Mac – Lênin đã khẳng định, chính quyền là vấn đề cơ bản của
mọi cuộc cách mạng. Giành chính quyền đã khó, giữ vững chính quyền còn khó hơn gấp vạn
lần. Giai cấp nào nắm chính quyền trong tay, giai cấp đó giữ vị trí thống trị xã hội.

- Căn cứ vào thực tiễn: Hoàn cảnh Việt Nam sau cách mạng tháng 8 năm 1945, đất
nước ta giành được độc lập nhưng cùng với đó là khó khăn chồng chất về mặt chính trị, kinh
tế, nạn ngoại xâm,… Việt Nam nằm trong vòng vây của chủ nghĩa đế quốc, bị bao vây cách
biệt hoàn toàn với thế giới bên ngoài. Hệ thống chính quyền cách mạng mới được thiết lập,
còn rất non trẻ, thiếu thốn, yếu kém về nhiều mặt; hậu quả của chế độ cũ để lại hết sức nặng
nề, sự tàn phá của nạn lũ lụt, nạn đói năm 1945 rất nghiêm trọng. Nền kinh tế vốn nghèo nàn,
lạc hậu nay lại bị chiến tranh tàn phá nặng nề. Nạn đói, nạn dốt hoành hành… Tất cả như đang
từng phút, từng giờ đe dọa tới nền độc lập mới giành được của nước ta.

Như vậy, việc Đảng xác định xây dựng và bảo vệ chính quyền là nhiệm vụ quan trọng
nhất lúc bấy giờ là hoàn toàn đúng đắn. Một chính Đảng mới hoạt động công khai chưa bao
lâu, một chính quyền mới chỉ được thành lập hơn 2 tháng thì việc cấp bách hơn cả là bảo vệ
và không ngừng xây dựng chính quyền đó ngày một vững mạnh. Và việc bảo vệ và xây dựng
chính quyền cách mạng cũng chính là tạo tiền đề cơ bản đưa cách mạng Việt Nam tiến lên.

Câu 2: Theo Anh (chị) tại sao Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên
chủ nghĩa xã hội (2011) lại coi kinh tế tư nhân là một trong những động lực của nền kinh
tế? Liên hệ thực tiễn Việt Nam hiện nay.

Bài làm:

Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (2011) có kết
cấu bốn phần cơ bản giữ như Cương lĩnh năm 1991 có bổ sung, phát triển nhận thức mới ở
tiêu đề và nội dung từng phần. Cương lĩnh đã đề ra những định hướng lớn về phát triển kinh
tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại. Cụ thể trong định hướng phát triển kinh
tế:

Họ tên SV/HV: Nguyễn Thị Lan Anh - Mã LHP: 2111HCMI0131 Trang 3/6
“Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở
hữu, nhiều thành phần kinh tế, hình thức tổ chức kinh doanh và hình thức phân phối. Các
thành phần kinh tế hoạt động theo pháp luật đều là bộ phận hợp thành quan trọng của nền kinh
tế, bình đẳng trước pháp luật, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh. Kinh
tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Kinh tế tập thể không ngừng được củng cố và phát triển. Kinh
tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế
quốc dân; kinh tế tư nhân là một trong những động lực của nền kinh tế. Kinh tế có vốn đầu tư
nước ngoài được khuyến khích phát triển”

Vậy tại sao kinh tế tư nhân lại là một trong những động lực của nền kinh tế?

Trước hết chúng ta cần phải hiểu được kinh tế tư nhân là gì? Kinh tế tư nhân là thành
phần kinh tế thuộc cơ cấu kinh tế của một quốc gia, được hình thành và phát triển dựa trên sự
sở hữu của tư nhân về tư liệu sản xuất cũng như lợi ích cá nhân. Đối tượng sở hữu kinh tế tư
nhân đó là các cá thể hoặc một nhóm người thuộc về tư nhân đứng lên. Kinh tế tư nhân là bộ
phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân.

Đảng và Nhà nước ta đã nhận thức được vị trí, vai trò của kinh tế tư nhân trong chính
sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần. Nhờ vậy, kinh tế tư nhân không ngừng lớn mạnh,
trở thành một trong những nhân tố chính tạo nên sự tăng trưởng kinh tế nhanh.

Lí do kinh tế tư nhân là một trong những động lực của nền kinh tế chính là:

- Vai trò của kinh tế tư nhân đối với nền kinh tế ngày càng quan trọng: Kinh tế tư nhân
có những đóng góp tích cực đối với sự phát triển của kinh tế - xã hội đất nước: Góp phần giải
quyết công ăn việc làm cho người lao động; huy động các nguồn vốn trong nhân dân, trong
xã hội vào hoạt động sản xuất, kinh doanh; bảo đảm cho việc duy trì tốc độ tăng trưởng GDP
cao, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đóng góp ngày càng nhiều cho ngân sách nhà nước; tạo
môi trường kinh doanh, thúc đẩy phát triển thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa... Ngoài ra, kinh tế tư nhân còn giúp nhà nước phân bố lại cơ cấu nền kinh tế, phát triển
kinh tế số, xã hội số góp phần đẩy nhanh tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.
Đặc biệt, kinh tế tư nhân giúp cải thiện cơ sở hạ tầng, tạo động lực lớn để phát triển nền kinh
tế.

- Kinh tế tư nhân có được sự năng động, thích ứng nhanh với sự biến động của thị
trường, giúp nó thực hiện tốt vai trò làm động lực tăng trưởng cho nền kinh tế. Khu vực tư
nhân cũng luôn đổi mới, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh để
đứng vững trên thị trường và hoạt động theo cơ chế thị trường. Kinh tế tư nhân đóng góp vào
nền kinh tế nhiều sáng kiến đổi mới và sự đột phá: Vai trò của kinh tế tư nhân càng trở nên

Họ tên SV/HV: Nguyễn Thị Lan Anh - Mã LHP: 2111HCMI0131 Trang 4/6
quan trọng hơn khi mà khoa học và công nghệ đã và đang trở thành lực lượng sản xuất trực
tiếp. Điều này khiến hiệu quả hoạt động của khu vực kinh tế tư nhân cao.

Liên hệ thực tiễn Việt Nam hiện nay:

Việt Nam đã trải qua nhiều năm hồi phục nền kinh tế, bao gồm cả kinh tế tư nhân. Cho
tới ngày nay thì kinh tế tư nhân được xem như là một phần không thể thiếu, thậm chí là cần
phải thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa trong cơ cấu nền kinh tế. Bởi kinh tế tư nhân đã và đang là
một trong những động lực của nền kinh tế.

- Vai trò của kinh tế tư nhân đối với nền kinh tế Việt Nam hiện nay:

+ Đóng góp tích cực vào tổng sản phẩm quốc nội (GDP): Đóp góp của khu vực kinh tế
tư nhân vào cơ cấu GDP qua các năm luôn ở mức trên 40% - cao hơn rất nhiều so với khu vực
kinh tế nhà nước và khu vực đầu tư nước ngoài.

(Nguồn ảnh: Trang báo điện tử Zing.vn)

+ Tạo công ăn việc làm cho 1 lượng lớn lao động: Theo Tổng cục Thống kê (2018),
lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên tham gia vào khu vực kinh tế tư nhân là trên 45 triệu
người, chiếm 83% lực lượng lao động cả nước. Rất nhiều lao đông đã có việc làm cho các
thương hiệu của các doanh nghiệp tư nhân như Vingroup, Hòa Phát, TH True Milk… Điển
hình là Vingroup, hoạt động trên nhiều lĩnh vực cùng với sự trải dài của nhiều cơ sở trên khắp
cả nước, Vingroup đã tạo rất nhiều việc làm phù hợp với kinh nghiệm và trình độ chuyên môn
khác nhau. Ví dụ: sinh viên chưa nhiều kinh nghiệm có thể đi làm thêm bán thời gian tại các
cửa hàng Vinmart, chuyên môn về kĩ thuật có thể ứng cử tại Vinfast; giáo dục có VinSchool,
VinUni; du lịch có VinWonders, VinPearl,…

+ Giúp phân bố lại cơ cấu nền kinh tế, phát triển kinh tế số, xã hội số góp phần đẩy
nhanh tiến trình hội nhập kinh tế: Đã xuất hiện những tập đoàn kinh tế tư nhân có quy mô lớn
cả về vốn và công nghệ cao tiêu biểu là tập đoàn Vingroup. Ngày 21/8/2018 tại Hà Nội, Tập

Họ tên SV/HV: Nguyễn Thị Lan Anh - Mã LHP: 2111HCMI0131 Trang 5/6
đoàn Vingroup đã ký kết thỏa thuận hợp tác với hơn 50 trường Đại học hàng đầu Việt Nam;
đồng thời, công bố định hướng trở thành Tập đoàn Công nghệ. Vingroup xác định nhiều mũi
nhọn để có thể thúc đẩy đầu tư mạnh mẽ, trong đó có ba điểm chính. Đầu tiên là tập trung đầu
tư đội ngũ nhân sự, hạ tầng để phát triển sản xuất phần mềm. Thứ hai là tập trung đầu tư trung
tâm nghiên cứu, phát triển, ứng dụng công nghệ cao. Thứ ba là lập Quỹ Đầu tư về công nghệ
với nhiệm vụ tìm kiếm các cơ hội hợp tác, phát triển những dự án công nghệ - trí tuệ nhân tạo
có khả năng ứng dụng cao trên phạm vi toàn cầu. Ngoài ra, VinTech còn lập Quỹ Hỗ trợ Khởi
nghiệp và hỗ trợ Nghiên cứu Khoa học – Công nghệ ứng dụng nhằm hỗ trợ các dự án nghiên
cứu của giảng viên và sinh viên trong nước. Có thể thấy rằng Vingroup đang ngày một nâng
cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh để đứng vững trên thị trường.

+ Giúp cải thiện cơ sở hạ tầng của nền kinh tế: Ví dụ về tập đoàn tư nhân Vingroup, cụ
thể là hệ thống cửa hàng Vinmart. Trên thực tế, hàng Việt Nam chất lượng cao đã xuất khẩu
được đi nhiều nơi, nhưng không ít sản phẩm lại khó tiêu thụ ở thị trường trong nước. Một
trong những nguyên nhân lớn là do thiếu hệ thống phân phối tốt, chuyên nghiệp. VinMart sở
hữu một hệ thống phân phối rộng lớn nên có khả năng giúp hàng Việt Nam phát triển trên thị
trường trong nước. Hàng Việt tiêu thụ được sẽ có nguồn lực để cải tiến kỹ thuật, nâng cao
chất lượng, tăng sức cạnh tranh, củng cố niềm tin của người tiêu dùng. Ngoài ra, chúng ta
cũng dễ thấy Vingroup rất chú trọng đầu tư vào cơ sở hạ tầng tại các khu du lịch như Nha
Trang, Phú Quốc, Đà Nẵng,..

- Mang tới sự hiệu quả về đầu tư tài chính: Vấn đề hiệu quả đầu tư tài chính của kinh
tế tư nhân phải kể tới việc không hiệu quả của khu vực kinh tế nhà nước. Có rất nhiều công
trình chậm tiến độ, dẫn đến đội vốn cao như dự án tuyến đường sắt trên cao Cát Linh – Hà
Đông đã chậm tiến độ rất nhiều năm so với dự kiến. Tuy nhiên, xét về các công trình của khu
vực kinh tế tư nhân như tuyến đường trên cao ở đoạn đường Trường Chinh – dự án của kinh
tế tư nhân là tập đoàn Vingroup, đã và đang hoàn thiện với tiến độ rất nhanh và được đánh giá
hiệu quả hơn rất nhiều so với kinh tế nhà nước.

Do vậy, có thể khẳng định rằng “kinh tế tư nhân là một trong những động lực quan
trọng của nền kinh tế”. Việt Nam cần phải khuyến khích và sớm thực hiện các đồng bộ giải
pháp hỗ trợ khu vực kinh tế này phát triển hơn nữa. Trong thực tế, khu vực kinh tế tư nhân
hiện nay đã, đang đóng vai trò ngày càng quan trọng trong nền kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa, góp phần giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội của đất nước.

Họ tên SV/HV: Nguyễn Thị Lan Anh - Mã LHP: 2111HCMI0131 Trang 6/6

You might also like