Word PTBT&ĐHNN

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 32

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI


KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
**********

BÀI TIỂU LUẬN


MÔN PHÁT TRIỂN BẢN THÂN VÀ ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP

ĐỀ TÀI:
BÌNH LUẬN NHẬN ĐỊNH VỀ SỰ TRÌ HOÃN. LIÊN HỆ THỰC TIỄN VỚI
GIỚI TRẺ HIỆN NAY, CÁC TẤM GƯƠNG VÀ BÀI HỌC.

Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Thanh Tâm


Nhóm thực hiện: Nhóm 8
Lớp: 231_CEMG3011_01

Hà nội – 2023
2
DANH SÁCH NHIỆM VỤ VÀ ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN NHÓM

Chức vụ Nhiệm vụ Nhóm Ký xác


STT Họ và tên
trong nhóm được phân đánh giá nhận

Nội dung (2
71 Vũ Thị Ngọc Thư ký
tấm gương)

Nội dung
(Giải thích,
72 Đào Thị Minh Nguyệt Thành viên
ví dụ),
PowerPoint

Nội dung (3
73 Trần Thị Minh Nguyệt Nhóm trưởng
tấm gương)

Nội dung
(Yếu tố ảnh
74 Nguyễn Thị Cao Nhân Thành viên
hưởng),
Word

Nội dung
75 Nguyễn Hoàng Nhi Thành viên
(Thực trạng)

Nội dung
76 Nguyễn Thị Yến Nhi Thành viên
(Đánh giá)

Nội dung
(Khái niệm,
77 Trần Thị Cẩm Nhung Thành viên
vai trò),
Thuyết trình
Nội dung
(Quan điểm,
78 Vi Thị Oanh Thành viên
phân tích),
Thuyết trình

Nội dung (1
79 Đặng Việt Phú Thành viên
tấm gương)

Nội dung
80 Phạm Ngọc Phú Thành viên
(Giải pháp)

3
CÁC BIÊN BẢN HỌP NHÓM
BIÊN BẢN 1:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BIÊN BẢN THẢO LUẬN

Nhóm thảo luận: Nhóm 8


Mã lớp học phần: 231_CEMG3011_01
Buổi thảo luận lần thứ: 1
Địa điểm thảo luận: Google meet
Thời gian làm việc: từ 21h00 đến 21h30 ngày 5 tháng 09 năm 2023
Thành viên có mặt: 10/10
71. Vũ Thị Ngọc
72. Đào Thị Minh Nguyệt
73. Trần Thị Minh Nguyệt
74. Nguyễn Thị Cao Nhân
75. Nguyễn Hoàng Nhi
76. Nguyễn Thị Yến Nhi
77. Trần Thị Cẩm Nhung
78. Vi Thị Oanh
79. Đặng Việt Phú
80. Phạm Ngọc Phú
Thành viên vắng mặt: 0/10
Nội dung buổi thảo luận:
1. Thông báo về đề tài thảo luận.
2. Phân nhiệm vụ cho các thành viên.
3. Giao hạn nộp và thống nhất nội dung họp buổi sau.

Người lập biên bản Chủ trì cuộc họp


(ký và ghi rõ họ tên) (ký và ghi rõ họ tên)

4
BIÊN BẢN 2:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BIÊN BẢN THẢO LUẬN

Nhóm thảo luận: Nhóm 8


Mã lớp học phần: 231_CEMG3011_01
Buổi thảo luận lần thứ: 2
Địa điểm thảo luận: Google meet
Thời gian làm việc: từ 21h00 đến 21h30 ngày 25 tháng 09 năm 2023
Thành viên có mặt: 10/10
71. Vũ Thị Ngọc
72. Đào Thị Minh Nguyệt
73. Trần Thị Minh Nguyệt
74. Nguyễn Thị Cao Nhân
75. Nguyễn Hoàng Nhi
76. Nguyễn Thị Yến Nhi (vào muộn)
77. Trần Thị Cẩm Nhung
78. Vi Thị Oanh
79 Đặng Việt Phú (vào muộn)
80. Phạm Ngọc Phú
Thành viên vắng mặt: 0/10
Nội dung buổi thảo luận:
1. Phổ biến nội quy thảo luận nhóm.
2. Nhận xét, đánh giá về nội dung của nhóm đã nộp.
3. Thống nhất thời gian cho mọi người xem xét bài thảo luận của nhóm để
chỉnh sửa, bổ sung, góp ý cho phù hợp chính xác.
4. Thống nhất nội dung cho buổi họp tiếp theo.

Người lập biên bản Chủ trì cuộc họp


(ký và ghi rõ họ tên) (ký và ghi rõ họ tên)

5
BIÊN BẢN 3:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BIÊN BẢN THẢO LUẬN

Nhóm thảo luận: Nhóm 8


Mã lớp học phần: 231_CEMG3011_01
Buổi thảo luận lần thứ: 3
Địa điểm thảo luận: Google meet
Thời gian làm việc: từ 23h00 đến 23h25 ngày 28 tháng 09 năm 2023
Thành viên có mặt: 9/10
71. Vũ Thị Ngọc
72. Đào Thị Minh Nguyệt
73. Trần Thị Minh Nguyệt
74. Nguyễn Thị Cao Nhân
75. Nguyễn Hoàng Nhi (vào muộn)
76. Nguyễn Thị Yến Nhi
77. Trần Thị Cẩm Nhung
78. Vi Thị Oanh
80. Phạm Ngọc Phú
Thành viên vắng mặt: 1/10
79. Đặng Việt Phú
Nội dung buổi thảo luận:
1. Nhận xét lại bài làm của nhóm.
2. Bổ sung, nhận xét các nhận xét, góp ý của mọi người về nội dung của bài
thảo luận.
3. Giao lại lịch chỉnh sửa các nội dung chưa phù hợp.

Người lập biên bản Chủ trì cuộc họp


(ký và ghi rõ họ tên) (ký và ghi rõ họ tên)

6
MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU.....................................................................................................8
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT..................................................................9
1. Khái niệm quản trị thời gian......................................................................9
2. Vai trò quản trị thời gian...........................................................................9
3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng quản lý thời gian.......................10
3.1. Các yếu tố giúp quản lý thời gian tốt.................................................10
3.2. Các yếu tố có thể gây khó khăn khi quản lý thời gian......................11
CHƯƠNG 2: NỘI DUNG................................................................................13
1. Bình luận về nhận định.............................................................................13
1.1. Quan điểm...........................................................................................13
1.2. Giải thích.............................................................................................13
1.3. Phân tích..............................................................................................14
1.4. Ví dụ liên hệ.........................................................................................15
2. Liên hệ vấn đề nghiên cứu........................................................................16
2.1. Thực trạng về việc quản lý thời gian hiện nay của giới trẻ..............16
2.2. Nguyên nhân........................................................................................18
2.3. Đánh giá...............................................................................................18
3. Tấm gương tiêu biểu.................................................................................19
3.1. Tấm gương thành công.......................................................................19
3.2. Tấm gương thất bại............................................................................24
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP.............................................................24
KẾT LUẬN.......................................................................................................26
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................27

7
LỜI MỞ ĐẦU

Phát triển bản thân và định hướng nghề nghiệp là hai khía cạnh liên quan mật
thiết trong cuộc sống mỗi con người. Phát triển bản thân là quá trình tìm hiểu và nâng
cao khả năng của bản thân, cải thiện kỹ năng, tư duy và phẩm chất để đạt được mục
tiêu và thành công trong cuộc sống. Trong khi đó, định hướng nghề nghiệp là quá trình
lựa chọn và phát triển sự nghiệp phù hợp với sở thích, khả năng và mục tiêu cá nhân.
Trong quá trình phát triển bản thân và định hướng nghề nghiệp, chúng ta luôn gặp phải
những yếu tố gây cản trở, trì hoãn bản thân thực hiện mục tiêu đã đề ra và vươn xa hơn
trong tương lai.

Để đi sâu vào vấn đề này, nhóm chúng em đã lựa chọn một ý kiến về sự trì
hoãn: “Những người trì hoãn theo thói quen sẽ dễ dàng chứng tỏ rằng họ bị mất tất cả
cơ hội, bỏ lỡ thời hạn, thất bại trong các mối quan hệ và thậm chí gây ra tổn thất về
tiền bạc chỉ vì một thói quen tệ hại là trì hoãn mọi thứ cho đến khi quá trễ”. Qua việc
nghiên cứu, phân tích và bình luận nhận định trên, nhóm đã thực hiện liên hệ với thực
trạng của giới trẻ hiện nay để tìm ra nguyên nhân dẫn đến sự trì hoãn ấy. Trên cơ sở
đó, nhóm đã tìm những tấm gương tiêu biểu, đồng thời rút ra bài học từ họ và đề xuất
giải pháp loại bỏ thói quen xấu này đối với các bạn sinh viên nói riêng, cũng như mọi
người nói chung.

Nhóm chúng em xin chân thành cảm ơn cô Nguyễn Thị Thanh Tâm – giảng
viên bộ môn Phát triển bản thân và định hướng nghề nghiệp đã hướng dẫn, góp ý để
nhóm có thể hoàn thành bài thảo luận một cách tốt nhất. Trong quá trình nghiên cứu đề
tài chắc chắn còn nhiều thiếu sót, nhóm mong cô và các bạn đóng góp thêm để hoàn
thiện bài cũng như kiến thức môn học, kỹ năng thảo luận hơn.

Nhóm 8 xin chân thành cảm ơn!

8
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1. Khái niệm quản trị thời gian
Quản lý thời gian là quá trình lập danh sách những điều phải làm, nguyên tắc
thực hiện thời gian biểu, đảm bảo rằng mọi việc được thực hiện theo đúng kế hoạch,
không bị lãng phí.
Vì thời gian có hạn, nên nếu chúng ta càng có kỹ năng quản lý thời gian tốt thì
quỹ thời gian được sử dụng càng hiệu quả. Sự hiệu quả của việc quản lý thời gian
được đánh giá dựa trên kết quả công việc làm ra, không dựa trên thời gian hoàn thành
nhanh hay chậm.
Quy trình quản lý thời gian bao gồm 4 bước chính:
- Liệt kê và xếp hạng ưu tiên nhiệm vụ theo ngày, tuần và tháng dựa trên mục
tiêu và định hướng công việc và cuộc sống.
- Đo lường, ước lượng thời gian cần để hoàn thành những công việc được đề ra.
- Lập kế hoạch chi tiết, xác định thứ tự ưu tiên làm việc mỗi ngày.
- Tiến hành thực hiện, bám sát kế hoạch đặt ra.
Mỗi bước quản lý thời gian trên đều có những công cụ, kỹ thuật, kỹ năng hỗ trợ
để hình thành nên quy trình quản lý thời gian hiệu quả, phù hợp với tính chất công
việc và cuộc sống của mỗi người.
2. Vai trò quản trị thời gian
Quản lý thời gian hiệu quả trong công việc sẽ mang lại nhiều lợi ích khác nhau:
Thứ nhất, việc quản lý thời gian hiệu quả giúp cá nhân, tổ chức ấy tăng năng
suất làm việc. Khi biết được cách quản lý về thời gian, phân loại công việc sẽ giúp cho
các bạn biết được cách sắp xếp kế hoạch; nhiệm vụ hàng ngày dựa vào từng mức độ
quan trọng, theo thứ tự được ưu tiên. Ưu tiên và kết hợp những nhiệm vụ với quỹ thời
gian đã có sẵn là một cách giúp bạn làm việc mà không phải tiêu tốn quá nhiều công
sức.
Với cách làm này, các bạn sẽ tập trung vào các nhiệm vụ quan trọng cần hoàn
thành trước, từ đó sẽ làm tăng thêm hiệu quả của công việc. Ngoài ra, dùng thời gian
phù hợp còn giúp nâng cao thêm khả năng sáng tạo nhờ vào khoảng thời gian trống từ
quá trình sắp xếp công việc phù hợp.
Thứ hai, biết sắp xếp thời gian một cách hợp lý giúp bạn giảm áp lực và cải
thiện kĩ năng ra quyết định. Khi thời gian được phân bổ rõ ràng cho từng công việc,
bạn sẽ chủ động thực hiện công việc một cách bình tĩnh, không bị áp lực về thời gian,
hay bị “deadline dí”. Ngoài ra, khi không bị chịu áp lực từ deadline, bạn sẽ có đủ sự
bình tĩnh, tỉnh táo và thời gian để đánh giá về vấn đề. Từ đó, bạn sẽ đưa ra được những
quyết định đúng đắn, sáng suốt trong công việc và cuộc sống.
Thứ ba, khi biết quản lý thời gian hiệu quả, bạn sẽ có thêm nhiều thời gian rảnh
rỗi, làm những điều mình thích. Như chúng ta đã biết, thời gian là vô hạn, nhưng đời
người là hữu hạn, mỗi người sẽ có quá nhiều công việc để làm và thực hiện trong cuộc
9
đời. Do đó, quản lý thời gian một cách khoa học, hiệu quả sẽ giúp cho bạn làm được
nhiều công việc hơn, không xuất hiện “thời gian chết”. Ngoài thời gian ăn uống, ngủ
nghỉ và chăm sóc cá nhân khi sắp xếp thời gian tốt, các bạn có thể dành thời gian cho
bản thân để làm từng công việc mà mình yêu thích. Khi đó, các bạn sẽ có nhiều cơ hội
để phát triển bản thân, học thêm được nhiều điều mới mẻ, trải nghiệm được những
điều chưa từng làm, hoặc sẽ dành thời gian cho gia đình, bạn bè. Đây chính là khoảng
thời gian có ý nghĩa, vô giá mà các bạn không nên bỏ lỡ.
Thứ tư, phân bổ thời gian một cách khoa học còn giúp chúng ta loại bỏ được
các thói quen xấu. Một số các thói quen xấu như trì hoãn công việc, sắp xếp kém linh
hoạt,…sẽ gây tác hại khôn lường đối với mỗi cá nhân cũng như tập thể tại nơi cá nhân
đó làm việc. Kỹ năng quản lý thời gian sẽ giúp chúng ta loại bỏ được các thói quen
xấu, tạo được động lực nhằm bắt tay thực hiện các dự án lớn nhờ kế hoạch đã được
vạch ra với mục tiêu rõ ràng và thời gian biểu được chính xác. Nếu như không có kỹ
năng này, chúng ta có thể sẽ gián tiếp đưa ra các quyết định sai lầm bởi không suy xét
chắc chắn. Ngược lại, nếu như chúng ta biết dùng thời gian phù hợp, thì sẽ tránh được
áp lực và đưa ra được quyết định sáng suốt hơn trong công việc.
Thứ năm, quản lý thời gian hiệu quả còn giúp mỗi cá nhân cải thiện trách nhiệm
trong công việc và trong cả cuộc sống. Khi vạch rõ các công việc, mục tiêu bản thân
cần thực hiện, chúng ta sẽ có động lực, ý thức trong việc hoàn thành những gì mình dự
định. Nếu như thời gian không được sử dụng hợp lý, ta có thể làm lỡ dở các cơ hội,
thời hạn để hoàn thành các mục tiêu, dự án. Điều đó có thể khiến ta mất uy tín đối với
mọi người xung quanh.
3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng quản lý thời gian
3.1. Các yếu tố giúp quản lý thời gian tốt
- Đặt mục tiêu rõ ràng:
Mục tiêu là kết quả mong muốn mà con người cố gắng đạt được thông qua hoạt
động và nỗ lực của mình trong khoảng thời gian nhất định. Mục tiêu thể hiện tầm nhìn
của con người về ước muốn đạt gì, lúc nào sẽ đạt được. Các mục tiêu không chỉ ảnh
hưởng đến hành vi, hiệu suất công việc mà còn kích thích não bộ và trạng thái tâm lý,
huy động năng lượng tối ưu thôi thúc sự nỗ lực bên trong mỗi con người. Một mục
tiêu là một trạng thái cụ thể, được xác định rõ ràng, có thể đo lường được. Các mục
tiêu phải được viết thành văn bản dưới dạng khẳng định tích cực, hiện tại, cá nhân.
Một mục tiêu không được viết cam kết chỉ là một mục tiêu tưởng tượng. Khi có mục
tiêu rõ ràng, vạch rõ lộ trình hoàn thành, con người sẽ rút ngắn tối đa thời gian phấn
đấu. Từ đó, họ có thể tự định hướng hiệu quả con đường phải đi trong tương lai, tự đặt
mình trong tư thế sẵn sàng để đối mặt với mọi khó khăn, thách thức trên hành trình
vươn tới đích.

- Ưu tiên các nhiệm vụ:


Xác định thứ tự ưu tiên các nhiệm vụ là quá trình xác định mức độ quan trọng
và thời hạn (cấp bách) của một nhiệm vụ, từ đó sắp xếp chúng theo thứ tự trên cơ sở
mức độ ưu tiên và thực hiện chúng một cách tuần tự. Việc làm cơ bản của yếu tố này
là tạo một danh sách việc làm, sau đó làm những công việc quan trọng nhất theo thứ tự
giảm dần. Biết cách sắp xếp thứ tự ưu tiên các công việc sẽ giúp con người sử dụng
thời gian mỗi ngày hiệu quả hơn. Đó là nền tảng để nâng cao hiệu suất công việc, giúp

10
theo dõi tiến trình làm việc, cải thiện cân bằng công việc và cuộc sống một cách khoa
học, như giảm căng thẳng, hoàn thành được nhiều công việc,…

- Chia các nhiệm vụ thành các phần nhỏ hơn:


Chia một nhiệm vụ thành nhiều phần nhỏ, dễ quản lý hơn, sau đó giải quyết
một phần, không nhất thiết phải là phần đầu tiên. Thực tế là khi hoàn thành một phần
nhỏ, bạn sẽ cảm thấy tốt hơn trước toàn bộ nhiệm vụ.

- Tạo lịch trình:


Lịch trình là quá trình mà bạn lên kế hoạch sử dụng thời gian của mình, để nó
có thể phát huy tối đa hiệu quả và giảm mức độ căng thẳng. Khi nó được thực hiện
một cách hiệu quả, nó sẽ giúp bạn hiểu thực tế bạn có thể đạt được gì với thời gian của
mình, tránh tham gia vào nhiều hơn mức bạn có thể xử lý, đạt được một sự cân bằng
công việc – cuộc sống tốt đẹp,…

- Loại bỏ phiền nhiễu:


Chúng ta thường hay bị phân tâm bởi những phiền nhiễu xung quanh khi có vấn
đề phát sinh, điều quan trọng là phải biết trau dồi khả năng tập trung tâm trí của bạn
vào câu hỏi để được quyết định. Để ra quyết định tốt, chúng ta cần làm dịu tâm trí và
cơ thể để nhận thức rõ những vấn đề đang xảy ra. Loại bỏ những phiền nhiễu bên
ngoài là một cách tốt để bắt đầu làm dịu tâm trí và tập trung.

- Ủy thác nhiệm vụ:


Ủy thác là hành động giao nhiệm vụ, trách nhiệm hoặc quyền hạn cho đồng
nghiệp trong nhóm, để họ có thể thay bạn hành động. Đó là một cách quan trọng giúp
bạn làm việc hiệu quả, và hơn nữa, nó còn giúp bạn tận dụng tốt hơn thời gian của tất
cả mọi người. Một số nhà lãnh đạo không ủy thác vì có thể họ nghĩ rằng họ là duy
nhất, không thể thay thế hoặc thậm chí sợ rằng những đồng nghiệp mà họ ủy thác công
việc có thể hoàn thành nhiệm vụ tốt hơn họ. Song suy nghĩ như vậy thật sự chưa đúng.
Khi ủy thác nhiệm vụ, bạn phát triển đồng nghiệp. Điều này có thể giúp tăng động cơ
và nâng cao tinh thần của họ: họ cảm thấy được đánh giá cao hơn.

- Theo dõi và đánh giá tiến độ:


Theo dõi tiến độ công việc là một kỹ năng quan trọng giúp chúng ta xác định
được quá trình thực thi có đang bám sát mục tiêu đã đặt ra hay không. Việc theo dõi
tiến độ công việc sẽ giúp bạn trên theo dõi công việc một cách bao quát, kiểm soát
được chất lượng làm việc. Từ đó giúp tiết kiệm thời gian, nâng cao hiệu suất và chất
lượng làm việc một cách tốt nhất; đồng thời làm giảm tối đa trạng thái áp lực, căng
thẳng cho bản thân.

3.2. Các yếu tố có thể gây khó khăn khi quản lý thời gian
- Thiếu sự ưu tiên:
Trong một ngày, mỗi người đều có rất nhiều công việc cần phải hoàn thành.
Nhiều người có lên danh sách các công việc cần làm, nhưng khi nhìn vào danh sách
công việc dài dằng dặc thì ai cũng không khỏi choáng ngợp bởi lượng công việc cần
làm, cảm giác đó thường dẫn đến tính trạng trì hoãn và năng suất sụt giảm vì thiếu sự
ưu tiên trong công việc, không biết công việc nào quan trọng và cần thiết nhất cần phải
hoàn thành trước tiên.

11
- Sự phân tâm:
Sự phân tâm xảy ra khi bạn chuẩn bị hoàn thành công việc thì đột nhiên có điều
gì đó xảy đến khiến bạn mất tập trung vào công việc, đến khi quay trở lại công việc thì
bạn không biết mình làm đến đâu. Khi ấy, bạn khó có thể duy trì tư duy và óc sáng tạo,
dẫn đến năng suất và hiệu quả làm việc bị giảm đi, một phần thời gian quý báu bị lãng
phí vào những việc vô bổ, công việc cần hoàn thành bị trì trệ.

- Đa nhiệm:
Đa nhiệm có nghĩa là thực hiện nhiều việc cùng một lúc. Những người đa
nhiệm nghĩ rằng họ đang làm được nhiều việc hơn, nhưng thật ra họ đang làm cho
năng suất của mình bị giảm đi. Đa nhiệm có thể gây ra những hậu quả lâu dài đến chức
năng của não bộ, giảm khả năng tập trung, trí nhớ và làm giảm cả khả năng chuyển đổi
giữa các công việc khác nhau. Khi thường xuyên làm việc kiểu “đa tác vụ” như thế có
thể làm giảm năng suất của bạn, vì bộ não của bạn sẽ bị quá tải.

- Lập kế hoạch kém:


Lập kế hoạch là quá trình xác định các mục tiêu, phân tích đánh giá tình hình
hiện tại và các hoạt động cần thực hiện để đạt được mục tiêu đó trong tương lai. Việc
lập kế hoạch đòi hỏi tính logic, sự sáng tạo và khả năng dự đoán. Tuy nhiên, nếu kế
hoạch càng mơ hồ, không đưa ra chính xác mục tiêu cần đạt và mốc thời gian cụ thể
thì càng khó thực hiện, theo đuổi hoặc thực hiện kiểu được chăng hay chớ, kế hoạch
một đằng thực hiện một nẻo thì hiệu quả thấp hoặc không hiệu quả là điều không có gì
ngạc nhiên. Đây là một cách lập kế hoạch kém, khiến việc sử dụng thời gian không
hiệu quả.

- Thiếu động lực:


Động lực được xem như tâm điểm của năng suất, của sự hiệu quả và mang đến
cho bạn nhiều cảm xúc tích cực khi thực hiện các công việc mà mình yêu thích. Động
lực luôn thúc giục chúng ta phải hành động, thay đổi và phát triển. Chính vì thế, khi
mất động lực làm việc bạn dường như rơi vào trạng thái đóng băng, cảm thấy chán
nản, không có mục tiêu làm việc cũng như cải thiện cuộc sống, thậm chí có thể cảm
thấy stress nếu tình trạng này nghiêm trọng hơn.

- Không biết nói “Không”:


Vấn đề mà chúng ta phải đối diện là làm thế nào để từ chối những yêu cầu của
bạn bè, đồng nghiệp, khách hàng. Có thể chúng ta không muốn làm người khác buồn
lòng, không muốn chứng minh mình không làm được việc hay không biết phải nói
“không” như thế nào.

- Điện thoại quá lâu:


Được coi là công cụ hữu hiệu giúp tiết kiệm thời gian đi ra ngoài nhưng nếu
không biết sử dụng thì điện thoại lại là kẻ thù của thời gian. Thực tế là khi nói chuyện
điện thoại, có nhiều chuyện mới phát sinh và chúng ta bị cuốn theo bởi những câu
chuyện dài hoặc cũng có khi chúng ta xác định chuyện cần nói nhưng đối tác lại lái
sang một hướng khác làm chúng ta mất kiểm soát.

- Tiếp khách quá nhiều:

12
Trong công việc, chúng ta phải tiếp khách và dành thời gian cho khách là bình
thường. Tuy nhiên, việc tiếp khách thường xuyên, không đúng đối tượng khiến cho
chúng ta rơi vào những câu chuyện vô bổ, không có mục đích.

- Văn phòng bừa bộn:


Nếu chúng ta để chỗ làm bừa bộn và không nhớ đồ vật, tài liệu ở vị trí nào thì
khi có việc, sẽ lãng phí rất nhiều thời gian đi tìm.

- Trì hoãn công việc:


Khi không có hứng thú hoặc công việc chưa cần kíp, chúng ta thường cho rằng
lúc khác làm cũng được, không làm ngay thì cũng chẳng sao. Tuy nhiên, nếu có việc
đột xuất, rõ ràng chúng ta sẽ bị động. Nếu có quá nhiều việc dời lại như vậy thì đến lúc
nào đó chúng ta sẽ “bơi” trong những việc do chưa được chịu xử lý kịp thời.

- Theo chủ nghĩa hoàn hảo:


Nhiều người luôn lo lắng việc mình làm đã hoàn thiện chưa, liệu có sai sót gì
không, do đó họ dành nhiều thời gian cho những việc nhỏ, không quá quan trọng.
Thậm chí, họ có thể có ý nghĩ sẽ lùi thời hạn lại để bảo đảm mọi việc được hoàn hảo
hơn.

- Giao tiếp kém:


Thời gian lãng phí cũng có thể do kỹ năng thông tin, giao tiếp còn kém. Nếu kỹ
năng giao tiếp không tốt có thể chúng ta sẽ không biết nói “không”, không biết giảm
bớt thời gian nói chuyện qua điện thoại hay khống chế thời gian nói chuyện với khách.
Giao tiếp kém sẽ dẫn đến việc mất thời gian để đi thẳng vào vấn đề chính hoặc bị phân
tán bởi những thông tin khác nhau.

CHƯƠNG 2: NỘI DUNG


Bình luận nhận định sau: “Những người trì hoãn theo thói quen sẽ dễ dàng
chứng tỏ rằng họ bị mất tất cả cơ hội, bỏ lỡ thời hạn, thất bại trong các mối quan hệ
và thậm chí gây ra tổn thất về tiền bạc chỉ vì một thói quen tệ hại là trì hoãn mọi thứ
cho đến khi quá trễ”.
Nhóm hãy liên hệ thực tiễn về việc quản lý thời gian của giới trẻ ngày nay? Sưu
tầm 3 tấm gương thành công, thất bại trong việc quản lý thời gian. Rút ra bài học.

1. Bình luận về nhận định


1.1. Quan điểm
Nhận định: “Những người trì hoãn theo thói quen sẽ dễ dàng chứng tỏ rằng họ
bị mất tất cả các cơ hội, bỏ lỡ thời hạn, thất bại trong các mối quan hệ và thậm chí
gây tổn thất về tiền bạc chỉ vì một thói quen tệ hại là trì hoãn mọi thứ cho đến khi quá
trễ”. Theo quan điểm của nhóm thì nhận định này chưa hoàn toàn chính xác.

1.2. Giải thích


Thứ nhất, “trì hoãn” là hành vi chủ động hoặc bị động của con người khi không
thực hiện hoặc hoãn lại việc cần làm vào thời điểm đúng hạn hoặc hạn chót. Đây là
một vấn đề phổ biến trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống, từ công việc, học tập đến
cuộc sống cá nhân. Sự trì hoãn có thể xuất hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, từ

13
việc dành nhiều thời gian cho việc lên kế hoạch mà không thực hiện, đến việc chần
chừ, lưỡng lự và hoãn lại những công việc cần làm.
“Thói quen” là những công việc được lặp đi lặp lại trong một khoảng thời gian
dài, dần dần hình thành nên một chuỗi phản xạ có điều kiện. Từ đó có thể hiểu tình
trạng “trì hoãn theo thói quen” là việc chúng ta chần chừ, lưỡng lự trong việc hoàn
thành các công việc nhiều lần, lặp đi lặp lại. Điều này sẽ khiến bản thân phải chịu
những hậu quả vô cùng nặng nề.
Thứ hai, “cơ hội” là một sự xuất hiện những khả năng cho phép chúng ta thực
hiện một điều gì đó, là thời điểm hội tụ mọi điều kiện thuận lợi hay đó chính là khoảnh
khắc quý giá chỉ xuất hiện vài lần trong cuộc đời mỗi người nhưng nó lại dẫn chúng ta
đến với những sự thành công. “Cơ hội” quan trọng đến như vậy nhưng nhiều người lại
“bỏ lỡ tất cả” chỉ vì thói quen trì hoãn, chính họ đang tự mình gạt đi con đường phát
triển của bản thân sau này. Trong lúc người khác đã hoàn thành công việc, nâng cao
các kỹ năng để ngày càng hoàn thiện hơn thì họ mới chỉ bắt đầu làm từ những công
việc nhỏ nhất. Điều này đã thể hiện rất rõ rằng họ không nhận thức được tầm quan
trọng của thời gian, của những cơ hội đang đến, luôn trong tình trạng trì trệ, thiếu kỷ
luật và thiếu trách nhiệm với bản thân. Không những thế, nó còn làm ảnh hưởng đến
hiệu suất hoàn thành công việc của cả một nhóm hay một cộng đồng. Họ luôn trong
trạng thái gấp gáp, “nước đến chân mới nhảy”, vậy thì liệu rằng chất lượng công việc
có được đảm bảo? Đồng thời, một người như vậy cũng khó có thể nhận được sự tín
nhiệm và tin tưởng của mọi người xung quanh, từ đó mà tự đánh mất đi những cơ hội
phát triển mà đáng lẽ bản thân xứng đáng nhận được nếu ở một phiên bản tốt hơn.
Cũng chính vì sự trì hoãn mà họ cũng gây nên rất nhiều “những tổn thất về của
cải”.
Thứ ba, trì hoãn khiến chúng ta “thất bại trong việc các mối quan hệ”. Việc trì
hoãn thường xuyên như đã nói ở trên khiến bản thân chúng ta dần trở thành một người
lười biếng, trì trệ, tiêu cực bản thân chỉ muốn hoàn thành công việc cho xong, thậm chí
gây ảnh hưởng đến người khác trong quá trình làm việc. Vậy liệu rằng có ai muốn tiếp
xúc và xây dựng một mối quan hệ lâu dài, tốt đẹp với những đối tượng như thế?
Không chỉ vậy, những người luôn trì hoãn còn là những người thiếu quyết đoán khi
đưa ra các quyết định, để từ đó bỏ lỡ đi những cơ hội quý báu của cả một hành trình
dài.
Vậy cuối cùng, nhận định trên đã cho rằng, việc luôn trì hoãn công việc như
một thói quen có thể khiến họ bỏ lỡ mất các cơ hội, phí thời gian, thất bại trong các
mối quan hệ thậm chí là thiệt hại cả về của cải.
1.3. Phân tích
Thứ nhất, trì hoãn khiến họ “mất tất cả các cơ hội”, “bỏ lỡ thời hạn”
Trì hoãn này đến từ chính thói quen của bản thân được lặp đi lặp lại nhiều lần ở
con người. Thói quen trì hoãn có thể mang đến nhiều hậu quả tiêu cực đối với cuộc
sống của con người, trước hết nó hình thành tâm lý ỷ lại, lười biếng, đứng trước một
công việc cần phải giải quyết nhưng chần chừ mãi không chịu thực hiện và trì hoãn
cho đến ngày hôm sau, ngày sau nữa hoặc một khoảng thời gian không xác định nào
đó. Trì hoãn công việc khiến bản thân mất đi những cơ hội quý báu ảnh hưởng trực
tiếp đến tiến độ và kết quả của công việc. Trì hoãn khiến ta không hoàn thành nhiệm
14
vụ đúng thời hạn, thậm chí thói quen trì hoãn khiến cho con người “bỏ lỡ những cơ
hội”, những điều kiện tốt để phát triển và khẳng định giá trị của bản thân. Thói quen trì
hoãn công việc liên tục gây lãng phí thời gian không cần thiết, ngoài ra còn làm nảy
sinh tính bê trễ, thiếu kỷ luật, trách nhiệm với bản thân cũng như với công việc được
giao. Trì hoãn làm cho con người trở nên lười biếng, không phát huy được sự cố gắng,
nỗ lực, kỹ năng giải quyết, xử lý mọi việc cũng bị giảm sút đáng kể.
Ngược lại, nếu trì hoãn xuất phát từ chủ đích, có sự tính toán trước để tìm kiếm
những cơ hội mới phù hợp với bản thân hơn và làm giảm rủi ro nhất có thể. Hay cũng
có thể hiểu trì hoãn ở một khía cạnh khác là chỉ về việc hay sự thay thế các công việc,
việc làm có mức độ ưu tiên cao hơn bằng những việc làm, công việc có mức độ ưu tiên
thấp hơn và dành nhiều thời gian cho việc giải quyết các công việc có mức độ quan
trọng, mức độ ưu tiên thấp. Hay là sự ưu tiên làm những việc mà bản thân yêu thích
hoặc cảm thấy thoải mái hơn là những việc quan trọng, cần phải làm. Khi có sự tính
toán trước sẽ giúp bản thân tiết kiệm thời gian hơn và sắp xếp thời cho công việc một
cách hợp lý. Vậy việc bỏ lỡ thời hạn là có, nhưng thời hạn đó, thời gian đó có thể đã
được sắp xếp để làm một công việc khác.
Do vậy, về cơ bản sự trì hoãn khiến họ bị bỏ lỡ một hoặc một vài cơ hội chứ
không hẳn là “mất tất cả các cơ hội”. Và sự trì hoãn có thể gây lãng phí thời gian,
nhưng nếu thời gian đó là giảm bớt những việc lặt vặt để tập trung làm một việc thực
sự thì có thể coi đây là một loại trì hoãn tốt.
Thứ hai, “thất bại trong các mối quan hệ”: Nếu duy trì thói quen trì hoãn này thì
con người không chỉ khó khăn trong việc thực hiện những mục tiêu, ảnh hưởng tới
năng suất và chất lượng của công việc mà còn làm mất đi cơ hội thăng tiến, đánh mất
đi uy tín, làm giảm đi giá trị của bản thân, niềm tin cũng như sự tín nhiệm trong mắt
đối tác cũng như mọi người xung quanh.
Thứ ba, “trì hoãn mọi thứ đến khi quá trễ”: Việc hôm nay chớ để ngày mai. Thế
nhưng các công việc cứ chồng chất lên nhau khiến bạn ngày càng lo lắng và căng
thẳng sẽ khiến cuộc sống trở nên mệt mỏi, chán nản và không còn hứng thú với công
việc.
1.4. Ví dụ liên hệ
a) Trì hoãn một cách chủ động:
Rob Rawson, CEO của Time Management.con và Staff.com, chia sẻ: “Lúc nào
tôi cũng có danh sách khoảng 200 việc cần làm, tất cả đều là việc hay ho cả. Nhưng tôi
không thể làm tất cả. Chính vì lẽ đó, hãy biết cách trì hoãn làm những việc có vẻ quan
trọng để dành thời gian và công sức cho những việc thực sự quan trọng. Sau mỗi ngày,
mỗi tuần, tôi xem lại danh sách những việc cần làm và luôn tự hỏi: “Việc này có còn
cần thiết hay không?”
Đừng nghĩ rằng bạn phải hoàn thành ngay mọi việc trong danh sách. Đôi khi,
sau khi chủ động trì hoãn, bạn sẽ nhận ra một số việc không thực sự quan trọng và cần
thiết như cảm nhận ban đầu.
b) Trì hoãn một cách bị động:
Sự trì hoãn của Tổng thống Mỹ Donald Trump trong việc đưa ra các quyết định
phòng chống Đại dịch Covid-19 vào năm 2020 đã dẫn đến những thiệt hại lớn cả về
15
người và tài sản. Chỉ trong vòng 24 tiếng, Mỹ đã trở thành ổ dịch lớn nhất thế giới, ghi
nhận 275.048 trường hợp mắc và 7.067 ca tử vong, nhiều trường hợp ồ ạt nhập viện
gây sức ép nặng nề lên hệ thống Y tế. Điều đó càng chứng tỏ hậu quả của việc bỏ lỡ cơ
hội vàng mà trì hoãn trong việc đưa ra các quyết định có thể khiến con người chúng ta
chịu tác động nặng nề đến mức nào.
2. Liên hệ vấn đề nghiên cứu
2.1. Thực trạng về việc quản lý thời gian hiện nay của giới trẻ
Hiện nay một bộ phận không nhỏ thế hệ trẻ ngày nay nói chung đang lãng phí
thời gian. Giới trẻ dành hàng giờ đồng hồ cho các hoạt động vô bổ mang tính giải trí
cao, ít kiến thức, không mang lại lợi ích lớn hay định hướng gì cho cuộc sống, công
việc và học tập trong hiện tại hay tương lai. Hiệu quả kỹ năng quản lí thời gian ở mức
trung bình thấp so với kỳ vọng. Giới trẻ nói chung thường lãng phí thời gian vào mạng
xã hội Facebook, Tiktok, chơi game, lướt web…Như vậy, các bạn trẻ sử dụng thời
gian thiếu hiệu quả là minh chứng cho thấy kỹ năng quản lý thời gian của các bạn còn
hạn chế. Các bạn trẻ gặp khó khăn trong quản lý thời gian. Đó chính là vấn đề các nhà
nghiên cứu, các nhà trường cần quan tâm giáo dục, phát triển kỹ năng cho các bạn. Kỹ
năng quản lý thời gian là yếu tố quan trọng giúp giới trẻ biết phân bổ và kiểm soát thời
gian của bản thân hợp lý, là điều kiện giúp các bạn tổ chức, quản lý tốt hoạt động học
tập của mình ở trường đại học.

Giới trẻ/sinh viên hiện nay đang sống trong một thế giới đầy biến động và cạnh
tranh. Họ phải đối mặt với nhiều áp lực từ việc học tập, công việc, các mối quan hệ xã
hội,…Chính vì vậy, việc quản lý thời gian hiệu quả là vô cùng quan trọng để đạt được
thành công trong cuộc sống. Tuy nhiên, theo nhiều nghiên cứu, thực trạng quản lý thời
gian của giới trẻ/sinh viên hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế. Một số biểu hiện thường
gặp của việc lãng phí thời gian ở giới trẻ/sinh viên như:

- Trì hoãn: Đây là một trong những thói quen xấu phổ biến nhất ở giới trẻ/sinh
viên. Họ thường trì hoãn việc học tập, làm bài tập, dự án,…cho đến khi gần đến hạn
chót hoặc trì hoãn công việc, đặc biệt là những công việc khó khăn, nhàm chán. Điều
này dẫn đến việc họ phải làm việc gấp rút, hiệu quả không cao và mắc sai sót, thậm chí
trễ hạn deadline.

- Không có mục tiêu, kế hoạch cụ thể: Sinh viên thường không có mục tiêu, kế
hoạch cụ thể cho các hoạt động của mình. Điều này dẫn đến việc họ không biết phải
làm gì, làm khi nào và làm như thế nào.

- La cà quán xá, tụ tập bạn bè: Sinh viên thường dành nhiều thời gian cho các
hoạt động giải trí như đi ăn, đi chơi, tụ tập bạn bè,…mà quên đi việc học tập và làm
việc.

- Dành quá nhiều thời gian cho những thứ ngoài lề: Sinh viên thường dành quá
nhiều thời gian cho một công việc hoặc những công việc không quan trọng, ngoài lề
dẫn đến việc làm việc, học tập không hiệu quả.

Vd: Săn sale shopee, tiktok shop, đọc truyện, tán gẫu với bạn bè,…

16
- Lạm dụng mạng xã hội: Mạng xã hội là một trong những nguyên nhân chính
khiến giới trẻ/sinh viên lãng phí thời gian. Họ thường dành hàng giờ đồng hồ để lướt
web, xem video,…trên mạng xã hội. Đôi khi chỉ vì bức ảnh sống “ảo” trên Facebook
mà dành cả buổi đi chỉnh sửa từng bức hình, rồi ngồi chăm chăm vào màn hình điện
thoại, trả lời từng comment, thậm chí ngồi xem từng người chê bức hình xấu, sẵn sàng
đáp trả lại ngay.

- Không biết nói “không”: Chúng ta thường không dám nói “không”, không biết
cách từ chối khi có người nhờ vả vì sợ họ buồn và mất lòng.

Vd: Bạn bè nhờ gì cũng làm: nhờ làm bài tập, nhờ mua nước, đồ ăn,…

Bên cạnh đó cũng có rất nhiều người dù hoàn cảnh khó khăn, công việc bận rộn
nhưng họ vẫn tận dụng thời gian, sắp xếp công việc khoa học để làm được nhiều việc
bổ ích cho bản thân, cho gia đình và xã hội.

Một vài minh chứng thực tế cho việc quản lý thời gian của giới trẻ:

Về vấn đề sử dụng Internet: Báo cáo có tiêu đề “Teens, Social Media &
Technology 2018” do hãng nghiên cứu Pew Research Center tiết lộ, nhóm tuổi teen và
các bậc phụ huynh đang sử dụng Internet và mạng xã hội ngày càng nhiều. Khảo sát
cho thấy, nhóm tuổi thanh thiếu niên đang nghiện Internet và mạng xã hội nhiều hơn
bao giờ hết. Trên thực tế, 45% thanh thiếu niên trả lời, họ lên mạng “gần như liên tục”.
Trong khi 44% người được hỏi tiết lộ, họ online nhiều lần trong ngày. Pew Research
phát hiện, tác động của Internet và mạng xã hội không có sự khác biệt lớn giữa nam
hay nữ. Đặc biệt, hơn một nửa thiếu nữ trong khảo sát thuộc nhóm người dùng có thói
quen dùng Internet thường xuyên. Con số này đối với nhóm nam thiếu niên là 39%.

Một số nghiên cứu cho thấy điện thoại chính là loại thuốc “gây nghiện” mới
trong thế kỷ 21. Thời gian dành cho Internet trong nhóm tuổi teen đã tăng đáng kể so
với nghiên cứu trước đó do Pew Research thực hiện hồi. Lúc đó, tỷ lệ thanh thiếu niên
online liên tục chỉ có 24%. Điều này cũng có nghĩa, tỷ lệ dùng Internet trong nhóm
tuổi teen đã tăng gần gấp đôi chỉ trong 3 - 4 năm qua. Pew ước tính, tỷ lệ thanh thiếu
dùng Internet gia tăng mạnh có mối liên hệ mật thiết với tình trạng nghiện smartphone.
Cụ thể:

- Một báo cáo từ Kaiser Family Foudation cho thấy rằng thanh niên trung bình
dùng thiết bị điện tử giải trí như máy tính, điện thoại thông minh,… trong khoảng 7,5
giờ mỗi ngày ngoại trừ thời gian học tập và làm việc.

- Ngiên cứu của American Psychological Association (APA) đã chỉ ra được


rằng hơn một nửa sinh viên đại học nói chung báo cáo cảm thấy căng thẳng vì họ
không có đủ thời gian để làm tất cả công việc hàng ngày của mình. Họ còn nêu rõ rằng
70% thanh thiếu niên và người trẻ cảm thấy áp lực từ những yêu cầu về thời gian,
khiến họ khó khăn trong việc cân bằng công việc, học tập và thư giãn.

- Một cuộc khảo sát của công ty công nghệ Cisco cho thấy rằng 60% thanh niên
trẻ tuổi khai báo rằng họ cảm thấy khó khăn trong việc cân bằng giữa công việc, học
tập và giải trí.

17
- Một bài viết trên The Guardian đề cập đến sự gia tăng stress và các vấn đề tâm
lý trong giới trẻ do áp lực thời gian từ việc quản lý các kỳ thi, công việc và cuộc sống
cá nhân.

- The National Sleep Foudation phát hiện ra rằng 87% các bạn trẻ không ngủ đủ
giấc hằng đêm, một phần do việc áp lực thời gian từ nhiều hoạt động.

- Thống kê từ World Health Organization cho thấy 24% sinh viên đại học trên
toàn cầu báo cáo rằng họ trải qua mức độ tăng áp lực và căng thẳng về thời gian.

2.2. Nguyên nhân

a) Nguyên nhân chủ quan


- Sức khỏe, tính cách của bản thân: Yếu tố sức khỏe ảnh hưởng khá nhiều đến
việc trì hoãn công việc gây mất rất nhiều thời gian. Sức khỏe kém sẽ làm cho chúng ta
lười làm việc, cảm giác mệt mỏi, đau nhức làm chúng ta không tập trung vào công
việc dẫn đến chậm kế hoạch. Thể lực tốt, tâm lý thoải mái thì hoàn thành công việc
theo đúng kế hoạch. Từ đó, ta có thể dành thời gian cho công việc và cho cả bản thân.
- Thói quen chưa phù hợp: Dễ bị phân tâm bởi yếu tố gây xao nhãng, trì hoãn,
làm nhiều việc một lúc, quá cả nể, ôm đồm,…Căn bệnh trì hoãn là một trong những
yếu tố gây mất thời gian nhất. Sự trì hoãn là một trong những nguyên nhân gây ra tính
thụ động, thiếu quyết đoán và từ đó trở thành một yếu tố cốt lõi giết chết thời gian.
Hiểu theo một cách khác là sự trì hoãn làm kéo dài thời gian thực hiện một công việc,
từ đó làm giảm khả năng phản xạ nhanh nhạy trong mọi việc, khiến năng suất công
việc giảm. Trì hoãn gây ra nhiều thói quen xấu khác như: Sự lề mề, không hành động
ngay, sự thụ động từ đó gây lãng phí thời gian. Bên cạnh đó là khả năng tập trung có
thể bị phân tâm bởi các yếu tố bên ngoài như điện thoại, chuyện trò với bạn bè nên
không thể hoàn thành công việc đúng kế hoạch.
- Tính cách cá nhân: Lười biếng, nuông chiều bản thân cũng là một trong những
nguyên nhân chính gây ra sự trì hoãn; Sự kiên nhẫn: Thiếu sự kiên nhẫn nên không thể
tập trung vào công việc gây ảnh hưởng đến quản lý thời gian. Mỗi người cũng có năng
lực giới hạn của bản thân: khả năng tư duy không tốt sẽ dẫn tới tiếp thu không tốt,
thiếu sự linh hoạt, logic, quản lí thời gian kém.
b) Nguyên nhân khách quan
Công cụ và tiện ích để quản lý thời gian: Ngày nay đã có rất nhiều ứng dụng
thông minh có thể hỗ trợ lập kế hoạch chi tiết, nhanh hơn, kiểm tra tiến độ. Công nghệ
tiến bộ giúp chúng ta có được những ứng dụng để sắp xếp, quản lý thời gian tốt hơn,
tiết kiệm thời gian đi lại, dễ dàng tìm kiếm thông tin trên mạng giúp tiết kiệm thời gian
khi làm việc, giúp lưu giữ được tài liệu tốt hơn để không mất nhiều thời gian khi tìm
kiếm, hoàn thành công việc nhanh hơn như đánh máy, theo dõi, quản lý nhóm. Tuy
nhiên, nó có thể gây cho ta tâm lý dựa dẫm, ỷ lại, thiếu sự linh hoạt trong công việc.
Điện thoại, mạng xã hội cũng có thể khiến ta bị thụ động vào công nghệ, chủ quan.
Ngoài những công cụ thông minh để hỗ trợ con người là những yếu tố gây xao nhãng,
phân tâm, ngoài ra còn có: Sự cố như tắc đường, công việc đột xuất chen ngang,…là
các nhân tố tác động bên ngoài mà cá nhân không tự kiểm soát được.

18
2.3. Đánh giá
Có thể thấy rằng lãng phí thời gian gây ảnh hưởng đến con người rất nhiều.
Người biết quản lý thời gian hiệu quả sẽ luôn biết cách tận dụng thời gian mà mình đã
bỏ lỡ để trau dồi thêm kiến thức, kỹ năng mới có ích cho cuộc sống, tương lai của họ.
Giai đoạn sinh viên là giai đoạn bạn có nhiều thời gian để học hỏi thêm nhiều điều.
Lãng phí đồng nghĩa với việc bạn bỏ qua những tri thức bổ ích và giá trị. Hơn nữa,
sinh viên có thể đánh mất đi chính mình, khát vọng, ước mơ vì để lãng phí thời gian.
Trong khoảng thời gian đó, bạn đã bỏ lỡ bao nhiêu cơ hội, tốn thời gian vào việc vô
nghĩa mà không chịu cố gắng, phấn đấu.
Trì hoãn và phân tâm chính là căn bệnh đối với giới trẻ hiện nay. Trong thế giới
kỹ thuật số ngày nay, chúng ta liên tục phải đối mặt với những xao lạc từ điện thoại di
động, email, tin nhắn và mạng xã hội. Chúng ta dễ dàng bị mất tập trung vào công việc
trước mắt và không thể hoàn thành nhiệm vụ một cách hiệu quả. Họ dễ bị phân tâm
bởi điện thoại, những cuộc trò chuyện cùng bạn bè, sau đó trì hoãn thời gian, bỏ dở
công việc. Công việc không được hoàn thành sẽ dồn lại và sau đó trở nên quá tải do
thời gian hoàn thành bị kéo dài. Những công việc cứ dồn ứ lại từ ngày này qua tháng
khác, từ giờ này sang giờ khác. Khi đó, lượng thời gian hoàn thành công việc bị rút
ngắn, điều này khiến chất lượng công việc ngày càng đi xuống.
Thêm vào đó, lãng phí thời gian gây ảnh hưởng đến sức khoẻ. Vì tình trạng lãng
phí thời gian liên tục xảy ra, và kéo dài dẫn đến tình trạng công việc bị quá tải. Khi đó
thời gian hoàn thành công việc chỉ còn lại quá ít, điều này khiến mọi người phải thức
khuya, ăn uống không điều độ,…Đây chính là nguyên nhân dẫn đến các vấn đề về tâm
lý như stress và một số vấn đề về cơ thể. Lâu dài sẽ gây và các bệnh về thần kinh, tim,
gan,…
Một trong những yếu tố khiến con người bây giờ thường xuyên để lãng phí thời
gian chính là sự thiếu kỷ luật cá nhân và quản lý thời gian không hiệu quả. Nếu không
có kế hoạch rõ ràng và quản lý thời gian không tốt, chúng ta sẽ dễ dàng bị sa lầy trong
công việc không quan trọng hoặc hoạt động không cần thiết. Thiếu kỷ luật trong việc
tuân thủ lịch trình, sự chăm chỉ trong hoàn thành công việc hay việc chủ động ưu tiên
công việc đều ảnh hưởng đến sự hiệu quả trong quản lý thời gian.
3. Tấm gương tiêu biểu
3.1. Tấm gương thành công
a) Bill Gates
 Tiểu sử:
- Tên đầy đủ: William Henry "Bill" Gates III
- Ngày sinh: 28/10/1955
- Nơi sinh: Seattle, Washington, Mỹ
- Quốc tịch: Mỹ
- Chức vụ từng nắm giữ: Giám đốc điều hành, Chủ tịch của Microsoft
- Tổng tài sản: 101 tỷ USD (Tháng 11/2022 - Forbes)
 Cách quản lý thời gian:
Người sáng lập Microsoft và là một trong những người giàu có nhất thế giới, đã
đạt được sự thành công lớn trong quản lý thời gian thông qua các phương pháp và

19
chiến lược riêng của mình. Sau đây là các cách mà ông đã quản lý thời gian của mình
một cách khoa học:
- Lên lịch chặt chẽ, cẩn thận: Bill Gates rất tập trung vào việc sắp xếp lịch trình
cá nhân của mình. Ông lên kế hoạch rõ ràng về những công việc cần làm hằng ngày và
hàng tuần, từ việc làm việc trong công ty đến thời gian dành cho gia đình và giải trí.
Lên lịch giúp ông biết rõ mình phải làm gì và khi nào, từ đó tối ưu hóa sự hiệu quả.
- Ưu tiên công việc quan trọng: Bill Gates luôn ưu tiên công việc quan trọng và
ưu tiên cao. Ông thường xác định các mục tiêu lớn và tập trung vào chúng, đặc biệt
trong giai đoạn phát triển Microsoft. Điều này giúp ông tập trung vào những nhiệm vụ
quyết định và đảm bảo rằng công việc quan trọng nhất được hoàn thành đúng thời hạn.
- Sử dụng công nghệ: Bill Gates sử dụng công nghệ để tối ưu hóa quản lý thời
gian. Ông đã sớm nhận ra tiềm năng của máy tính cá nhân và phần mềm để tạo ra các
ứng dụng giúp quản lý thời gian và thông tin cá nhân. Đây là một trong những yếu tố
quan trọng giúp ông và Microsoft phát triển sản phẩm như Microsoft Outlook - một
ứng dụng quản lý email và lịch trình giúp người dùng quản lý thời gian một cách hiệu
quả nhất.
- Học hỏi liên tục: Bill Gates luôn học hỏi và phát triển kỹ năng quản lý thời
gian của mình. Ông thường đọc sách và tài liệu về quản lý thời gian, hiệu suất cá nhân
và lãnh đạo để cải thiện khả năng của mình.
- Không chỉ quản lý thời gian của mình mà ông còn xây dựng các quy trình và
hệ thống quản lý để giúp đảm bảo rằng mọi người trong công ty của mình có thể làm
việc một cách hiệu quả và có thể quản lý thời gian của họ một cách tốt hơn.
- Ủy quyền: Thời gian là có hạn nên ông không ôm tất cả các công việc để quản
lý mà ông ủy quyền cho cấp dưới bằng cách xây dựng một đội ngũ nhân lực tài năng
để thực hiện các nhiệm vụ cụ thể, giúp ông có thời gian cho những công việc quan
trọng, cấp thiết hơn, giúp ông tập trung và những quyết định chiến lược và nhiệm vụ
quan trọng.
- Có một biểu gian biểu khoa học cho các hoạt động sinh hoạt hằng ngày: Bill
Gates luôn chú trọng việc ngủ đủ giấc vì nó quyết định khá lớn vào năng suất và hiệu
quả làm việc. Ông nói rằng ông là “cú đêm” có thể thức khuya nhưng ông lại luôn ngủ
trước lúc nửa đêm và thức dậy lúc 7 giờ sáng, ngủ đủ 7 tiếng mỗi ngày.
 Bài học:
Sử dụng thời gian một cách nghiêm túc: trong từ điển của Bill Gates không có
khái niệm “sẽ làm sau”, ông cho rằng vấn đề duy nhất mà tiền không thể mua được
chính là thời gian. Với quan niệm sống như thế ông luôn lên kế hoạch mỗi ngày của
mình một cách tỉ mỉ, đảm bảo mỗi khoảng thời gian đều được sử dụng một cách triệt
để nhất. Hầu hết người thành công đều sẽ có cảm giác cấp bách mỗi khoảnh khắc trôi
qua. Vì vậy hãy tận dụng thời gian của bạn có một cách tốt nhất.
Luôn đầu tư thời gian: người đàn ông giàu nhất thế giới đã được nhắc đến trong
cuốn sách Outliers của Malcolm Gladwell về việc đầu tư ít nhất 10.000 giờ làm việc
trước khi thành công. Theo cuốn sách này thì Bill Gates đã dành vô số giờ lập trình
trên máy tính cá nhân trước khi thành công gõ cửa. Trong cách quản lý thời gian của

20
mình, quy tắc 10.000 giờ là quy tắc ông luôn nhắc tới trong quản lý thời gian. Ông cho
rằng, muốn giỏi hãy trở thành chuyên gia trong lĩnh vực nào đó, người ta cần phải thực
hành liên tục và đều đặn trong 10.000 giờ để đạt đến năng lực, kỹ năng đó. 10.000 giờ
là một khối lượng thời gian khá lớn và không phải ai cũng có thể cam kết dành ra để
thực hành một kỹ năng nào đó. Vấn đề ở đây là Bill Gates thực sự yêu thích, nắm vững
và xác định được mục tiêu của mình để đầu tư thời gian cho nó một cách hợp lý và
hiệu quả.
Vấn đề thiết lập thời gian: Bill Gates thường chia nhiệm vụ thành những phần
nhỏ và mỗi phần lại có khoảng 5 phút để thực hiện. Việc này khá hữu ích bởi ông
thường phải dừng lại để bắt tay với một vài người quan trọng. Bài học quản lý thời
gian cho chúng ta ở đây là: Thời gian cần được thiết lập. Đây là một thủ thuật quản lý
thời gian hiệu quả bởi trong một thời điểm nhất định đó, ta có thể chủ động tập trung
vào 1 chủ đề. Vì vậy, tập trung thời gian của bạn cho từng công việc cụ thể sẽ là
phương pháp năng suất nhất.
Dành thời gian cho việc ngủ: Người thành công họ luôn ngủ đủ 6 – 8 tiếng mỗi
ngày và Bill Gates cũng không nằm ngoài số đó. Ông nhận mình là “cú đêm”, ông có
thể thức khuya vào buổi tối và thức dậy lúc 7h sáng, điều này giúp ông ngủ đủ 7 tiếng
một ngày. Hãy dành thời gian cho một giấc ngủ ngon và khoa học vì năng suất, hiệu
quả làm việc phụ thuộc khá nhiều vào chất lượng giấc ngủ của bạn.
Tận dụng từng khoảng thời gian: Trong một vài cuộc phỏng vấn, Bill Gates nói
rằng trong tay ông bất cứ lúc nào cũng có một cuốn sách và ông đọc chúng thật nhanh
giữa giờ nghỉ của các cuộc họp, trong khi xếp hàng, trong khi đợi cuộc hẹn,… Ông tận
dụng tất cả những khoảnh khắc này cho thói quen đọc sách. Bill Gates từng nói rằng:
“Đọc 500 trang sách một ngày đó chính là cách để vận hành tri thức”. Hãy tạo lập
những thói quen tốt và đừng để mạng xã hội chiếm hết thời gian nghỉ ngơi của bạn.
Ưu tiên thời gian cho những gì quan trọng: Có hàng trăm email được gửi đến
hòm thư của Bill Gates nhưng ông sẽ có một đội ngũ nhân viên chắt lọc, lựa chọn ra
tầm khoảng 100 email quan trọng để trả lời. Để quản lý thời gian hiệu quả thì nguyên
tắc ở đây là: chỉ trả lời những gì quan trọng. Bạn cần phải lựa chọn ra cái gì nên được
ưu tiên và dành thời gian cho nó đừng ôm quá nhiều việc để rồi không việc nào hoàn
thành cả.
Sử dụng phần mềm để quản lý thời gian hiệu quả: thay vì sử dụng giấy thì Bill
Gates sử dụng điện thoại và phần mềm như Outlook để lên lịch cho các hoạt động của
mình. Sống trong thời đại số như hiện tại, chúng ta cũng nên tận dụng công nghệ cho
việc quản lý thời gian của mình đạt hiệu quả tối ưu nhất.
b) Warren Buffett
 Tiểu sử:
- Tên đầy đủ: Warren Edward Buffett
- Ngày sinh: 30/8/1930
- Nơi sinh: Nebraska, Mỹ
- Quốc tịch: Mỹ
- Chức vụ từng nắm giữ: Chủ tịch và giám đốc điều hành của Berkshire
Hathaway
- Tổng tài sản: 101,4 tỷ USD (Tháng 11/2022 - Forbes)
21
 Cách quản lý thời gian:
Warren Buffett là một người rất tôn trọng thời gian và tôn trọng những mục
tiêu, mục đích cuối cùng của bản thân. Nguyên tắc 5/25 có thể được coi là kinh
nghiệm ông thực hiện để đạt được thành công của mình.
Mọi người thường có xu hướng có rất nhiều mục tiêu và thực hiện nhiều thứ.
Nên sự phân tâm chính là thứ mà họ gặp phải trên hành trình quản lý thời gian của
mình. Nguyên tắc 5/25 này của Warren Buffett chính là tìm ra 5 mục tiêu mà bản thân
thực sự muốn làm nhất trong 25 mục tiêu đã liệt kê. Chọn 5 mục tiêu và 20 mục tiêu
còn lại có thể chính là những thứ khiến bạn trở nên phân tâm. Dưới đây là một số
phương pháp giúp ông tiết kiệm thời gian và quản lý nó một cách hiệu quả cũng là
những bài học về quản lý thời gian mà chúng ta có thể học hỏi:
- Ưu tiên nhiệm vụ, công việc quan trọng: Warren Buffett biết cách xác định và
ưu tiên các công việc và nhiệm vụ quan trọng cả trong cuộc sống cũng như trong công
việc của mình. Trong lĩnh vực đầu tư, ông tập trung vào việc nghiên cứu và đánh giá
các cơ hội có tiềm năng lớn mạnh và ưu tiên thời gian cho chúng.
- Điều hành cởi mở: Warren Buffett không làm cùng lúc quá nhiều dự án mà
đầu tư thời gian và tập trung vào một số ít lĩnh vực vào công ty mà ông am hiểu, điều
này giúp ông tận dụng tối đa được thời gian một cách hiệu quả. Warren Buffett thực
hiện chiến lược “mua và giữ” bằng cách đầu tư vào các công ty với tiềm năng lớn và
giữ chúng trong thời gian dài. Điều này cho phép ông tập trung vào việc tối ưu hóa các
quyết định đầu tư và tránh việc mất thời gian vào việc mua bán ngắn hạn.
- Từ chối các cơ hội không phù hợp: Ông luôn biết cách từ chối các cơ hội
không phù hợp với chiến lược đầu tư của mình, không bao giờ đầu tư vào các công ty
hay dự án mà ông không hiểu hoặc không tin tưởng.
- Tập trung vào kiến thức sâu: Warren Buffett dành thời gian nghiên cứu kỹ
lưỡng về các công ty và lĩnh vực đầu tư của mình, không hay dựa vào thông tin bề
ngoài mà luôn tìm hiểu cặn kẽ, kỹ lưỡng về tình hình tổng quan của các công ty trước
khi quyết định đầu tư.
- Sử dụng công cụ và nguồn lực hỗ trợ: Warren Buffett có một đội ngũ chuyên
gia và nhà quản lý tài sản giỏi để hỗ trợ ông trong việc quản lý danh mục đầu tư của
mình. Điều này giúp ông tiết kiệm thời gian và tập trung vào những quyết định quan
trọng.
- Tận dụng sự đồng thuận với đối tác: Warren Buffett có khả năng xây dựng
mối quan hệ tốt với các đối tác và đồng nghiệp. Điều này giúp ông tận dụng thông tin
và kiến thức từ cộng đồng đầu tư một cách hiệu quả để đưa ra các quyết định tốt hơn,
tránh mất thời gian một cách lãng phí.
 Bài học:
Ưu tiên nhiệm vụ quan trọng: Warren Buffett thường dành nhiều thời gian để
đọc và nghiên cứu báo cáo tài chính của các công ty. Bài học ở đây là quản lý thời gian
tốt nhất nên tập trung vào những công việc quan trọng nhất, như việc đánh giá các cơ
hội đầu tư có tiềm năng lớn.

22
Lên lịch hợp lý: Buffett tạo ra lịch trình cụ thể để đảm bảo rằng ông có đủ thời
gian để thực hiện việc nghiên cứu và đánh giá các công ty và cơ hội đầu tư. Bài học từ
đó là cần phải có sự tổ chức và lên lịch công việc một cách hợp lý để không bị lãng phí
thời gian.
Kiểm soát sự phân tâm: Warren Buffett thường tập trung vào một số lĩnh vực
đầu tư mà ông am hiểu và tin tưởng, và ông từ chối các cơ hội không phù hợp. Bài học
ở đây là cần biết kiểm soát sự phân tâm và tránh lạm dụng thời gian cho những công
việc không quan trọng.
Học suốt đời: Buffett luôn nâng cao kiến thức của mình về các lĩnh vực đầu tư
và kinh tế. Bài học từ đó là quản lý thời gian không chỉ là việc làm hiệu quả trong thời
gian hiện tại, mà còn là việc dành thời gian để học hỏi và phát triển kiến thức suốt đời.
Tập trung vào bản chất: Ông luôn ưu tiên việc đánh giá các yếu tố cơ bản của
một công ty thay vì dựa vào các chỉ số hay tin tức thị trường ngắn hạn. Bài học từ đó
là quản lý thời gian tốt nhất nên tập trung vào việc giải quyết vấn đề gốc rễ và quan
trọng nhất, thay vì mất thời gian vào những chi tiết không cần thiết.
Thái độ kiên nhẫn và dài hạn: Warren Buffett là một trong những nhà đầu tư
dài hạn hàng đầu, và ông thường đánh giá cơ hội đầu tư dựa trên triển vọng trong
tương lai. Bài học từ đó là quản lý thời gian tốt nhất cần có thái độ kiên nhẫn và tập
trung vào mục tiêu dài hạn thay vì bị cuốn vào áp lực ngắn hạn.
c) Phạm Nhật Vượng
 Tiểu sử:
- Tên đầy đủ: Phạm Nhật Vượng
- Ngày sinh: 5/8/1968
- Nơi sinh: Phù Lưu, Lộc Hà, Hà Tĩnh
- Quốc tịch: Việt Nam
- Chức vụ từng nắm giữ: Chủ tịch HĐQT VinGroup
 Cách quản lý thời gian:
Tại Việt Nam, tỷ phú Phạm Nhật Vượng – chủ tịch Vingroup cũng là một
người rất quý trọng thời gian. Ông nổi tiếng với nguyên tắc 3 phút, theo đó mỗi báo
cáo chỉ được thực hiện trong 3 phút để tiết kiệm tối đa thời gian nhưng vẫn đạt hiệu
suất công việc. Với những người thành công hàng đầu, thời gian thực sự là “vàng bạc”.
Họ sẽ không dành nó cho những điều không nằm trong kế hoạch chinh phục mục tiêu
của mình. Đây chính là khác biệt lớn nhất của họ với những kẻ thất bại, luôn coi
thường và phí phạm thời gian của chính mình.
 Bài học:

Với Phạm Nhật Vượng, ông luôn phân biệt rạch ròi giữa thời gian nghỉ ngơi và
thời gian làm việc. Khi làm việc, ông luôn giữ thái độ nghiêm túc, tự giác, không
ngừng tự học hỏi, tìm tòi để hoàn thành công việc tốt nhất có thể. Nhưng khi đã vào
thời gian nghỉ ngơi, ông luôn giữ bản thân ở trạng thái thoải mái, thư giãn tối đa.

Thiết lập mục tiêu: Thiết lập mục tiêu là bước đầu để có thể sử dụng hiệu quả
thời gian của mình. Sau đó, ông lên kế hoạch để đạt được mục tiêu và phân chia thời

23
gian một cách hợp lý nhất. Theo ông, việc thiết lập mục tiêu là quan trọng nhất, bởi vì
khi có mục tiêu cụ thể rõ ràng thì chúng ta sẽ tránh mất thời gian vào những việc ngoài
lề, không giúp đạt được mục tiêu. Một mục tiêu chính xác phải phù hợp với năng lực.
Người thành công luôn biết rõ những phẩm chất tốt nhất của mình. Những người khác
thất bại vì năng lực của họ không đáp ứng được cho mục tiêu mà họ hướng đến.

Mục tiêu phải thực tế và có tính toán khả thi. Đừng làm kẻ mơ mộng chọn mục
tiêu quá xa vời và hoàn toàn không thể thực hiện được. Người thành công nắm rõ
những nguồn lực của mình và bằng bảng kế hoạch phù hợp, họ sử dụng chúng một
cách tối ưu. Thiết lập mục tiêu chính xác và cụ thể là bước đầu để mỗi người sử dụng
hiệu quả thời gian của mình. Tiếp theo đó là lên kế hoạch hợp lý và hành động ngay
lập tức.

Phân biệt cấp độ công việc: Chủ tịch VinGR luôn dành thời gian để xác định
cấp độ của công việc để sắp xếp mức độ ưu tiên và thời gian cho công việc. Những
công việc quan trọng ông sẽ ưu tiên làm trước và dành nhiều thời gian hơn để có thể
hoàn thành công việc hiệu quả nhất.

Điều chỉnh tâm lý: Như đã nói ở trên, chủ tịch VinGR luôn rạch ròi giữa việc
nghỉ ngơi và làm việc, vì vậy ông luôn có tinh thần thoải mái nhất khi thực hiện công
việc. Từ đó, công việc sẽ được hoàn thành hiệu quả, tiết kiệm thời gian nhất.

3.2. Tấm gương thất bại


a) Ana Cecilia Calle
 Tiểu sử:
Ana Cecilia Calle là một học giả đa ngành người Colombia và là Trợ lý Giáo sư
về Nghiên cứu Văn hóa Mỹ Latinh tại Đại học Wake Forest. Cô ấy có bằng tiến sĩ về
Văn học và Văn hóa Mỹ Latinh tại Đại học Texas ở Austin, chuyên về Cộng đồng
người Mỹ gốc Phi và người Mỹ gốc Phi và Nghiên cứu âm thanh. Cô là người sáng lập
và biên tập viên của tờ báo độc lập Colombia Himpar Editores. Ana cũng là nhà sản
xuất âm thanh và thiết kế âm thanh đồng thời là tác giả cuốn sách dành thiếu nhi El
bajo Alberti, minh họa bởi Dipecho.
 Cách quản lý thời gian:
Khi đang làm đề án tiến sĩ ở Austin, Texas, cô bắt đầu theo dõi các công việc
rất nhiều của mình mà cô nghĩ rằng cô có thể gánh vác được. “Các công cụ quản lý
thời gian quảng cáo cho rằng nó có thể giúp bạn kiểm soát được cuộc sống của mình",
cô nói. "Nhưng bất cứ điều gì bạn bắt đầu làm, nó cũng chỉ được một thời gian, sau đó
nó ngừng hoạt động."
Khi điều này xảy ra, hầu hết mọi người sẽ thử một ứng dụng khác hoặc một kỹ
thuật khác. Có hàng trăm loại, từ loại danh sách công việc phải làm kiểu đơn giản đến
các dịch vụ phức tạp với hàng tá tính năng. Đó là thể loại tự hỗ trợ trên internet, với vô
số các blog và các video về nó. Hầu hết các trường đại học ở Mỹ và Anh đều dành thời
gian đào tạo một số hình thức về quản lý thời gian.
Tuy nhiên, việc tìm kiếm một kỹ thuật hoạt động có hiệu quả khiến nhiều người
thấy bực mình, lo lắng và tội lỗi là điều ngược lại với mục đích của quản lý thời gian
là “hiệu xuất cao và giảm căng thẳng”.
24
Sau khi Calle không đáp ứng hạn chót nộp một luận án quan trọng, cô bắt đầu
đi học lớp quản lý thời gian ở trường đại học của mình. Có vẻ như đó là một giải pháp
hợp lý vì cô cảm thấy choáng ngợp trong các việc đọc sách, dạy học, thuyết trình, xin
trợ cấp. Ở đó, cô học cách sử dụng nhiều công cụ quản lý thời gian để đương đầu với
rất nhiều các cam kết của mình. Nhưng sau khi thử các loại công cụ mà vẫn thất bại.
 Bài học:
Khó khăn về hiệu suất: đôi khi chúng ta tự hỏi rằng mình có đang làm việc hiệu
suất kém hơn khả năng có thể mà lại không nghĩ tới có thể chúng ta đang làm nhiều
việc hơn khả năng bản thân có thể đảm nhận. Việc theo đuổi năng suất chỉ vì năng suất
là phản tác dụng: tự áp đặt cho mình này là lý do khiến nhiều người cảm thấy thất
vọng với các công cụ quản lý thời gian. Đây là một chiến lược tự đánh bại. Đa số
người cảm thấy có thể hoàn thành nhiều công việc hơn khi họ bắt đầu sử dụng những
công cụ này, nhưng họ quên rằng họ không thể tiếp tục tăng năng suất mãi mãi, và họ
cứ cam kết ngày càng nhiều hơn. Sau vài tuần, họ có hiệu xuất cao hơn nhưng vẫn thất
vọng. “Vấn đề thực sự là họ đang làm việc quá sức, chứ không phải là vấn đề của việc
quản lý thời gian”. Khi nhiều người tăng mức hiệu suất của họ lên, họ thêm nhiều
nhiệm vụ hơn vào khối lượng công việc, kết quả là không làm được gì.
Cách làm cân bằng: Tưởng tượng rằng cuộc sống của bạn như một cái bếp có
bốn lò. Mỗi lò biểu tượng cho một mặt của cuộc sống: Lò thứ nhất là gia đình, lò thứ
hai là bè bạn, lò thứ ba là sức khoẻ, lò thứ tư là công việc. Lý thuyết Bốn lò lửa cho
rằng: “Để thành công, bạn phải tắt đi một trong bốn lò. Và để thành công xuất sắc, bạn
phải tắt đi hai trong số bốn lò”.
Bạn khó có thể vừa lo cho gia đình chu toàn, lại vừa có thời gian với bạn bè,
vừa chăm sóc sức khỏe cá nhân, lại vừa tập trung được cho công việc. Mà có chăng,
nếu bạn có làm được tất cả mọi thứ cùng lúc như vậy, thì chất lượng mỗi thứ cũng sẽ
khó có thể tốt được vì bạn bị phân tâm, dàn trải quá nhiều.
Vì thế, thay vì nghĩ mình phải chia đều sự quan tâm vào tất cả mọi mặt, bạn có
thể nghĩ về công việc hoặc cuộc sống theo từng giai đoạn hoặc từng thời điểm trong
ngày. Ví dụ, ở giai đoạn này mình phải lo cho gia đình thì mình chấp nhận lò lửa công
việc và bạn bè sẽ bị bỏ ngỏ; sau khi việc gia đình đỡ bận thì mình sẽ quay lại bù đắp
cho công việc và bạn bè. Hay như trong một ngày, khi vào giờ làm việc thì mình sẽ bật
lò lửa công việc lên cháy rực nhất, khi về nhà thì tắt lò lửa công việc và bật lên lò lửa
gia đình, sức khoẻ, bạn bè,…
Không có công thức chung: Ngay cả khi người ta có đặt ưu tiên rõ ràng, thì việc
tìm ra công cụ quản lý thời gian thích hợp vẫn là phức tạp. Nhiều ứng dụng và kỹ thuật
phổ biến nhất đã được xây dựng như giải pháp đặc biệt cho một khó khăn của người
khác bởi vì họ chưa chắc đã có thể làm việc hoặc suy nghĩ giống như những người đã
thiết kế phần mềm đó. Việc cảm thấy tiếc vì không thể tận dụng được các áp dụng là
vô nghĩa: nó giống như cảm thấy buồn vì đôi giày của người khác không vừa với chân
mình. Hãy bắt đầu mà không cần đến một ứng dụng và cố gắng hiểu điều gì là quan
trọng đối với bạn.
Kiểm soát cuộc sống của bạn: Hãy tạo ra nguyên tắc cho bản thân và khi tư duy
làm bất cứ điều gì, luôn toàn tâm toàn ý cho hiện tại.
b) Leonardo Da Vinci
25
 Tiểu sử:
- Tên khai sinh: Leonardo di ser Piero da Vinci
- Ngày sinh: 15/04/1452 - 2/5/1519
- Nơi sinh: Amboise, Pháp
Leonardo là một họa sĩ, nhà điêu khắc, kiến trúc sư, nhạc sĩ, bác sĩ, kỹ sư, nhà
giải phẫu, nhà phát minh và nhà triết học tự nhiên người Ý. Ông được coi là thiên tài
toàn năng nhất lịch sử nhân loại. Ông là tác giả của những bức hoạ nổi tiếng như
Mona Lisa, Bữa ăn tối cuối cùng.
 Cách quản lý thời gian:
Leonardo Da Vinci là một thiên tài đa năng, nhưng cũng là một người hay bỏ
dở nhiều dự án và công việc. Ông thường bị phân tâm bởi những ý tưởng mới mẻ và
sáng kiến vượt thời gian, nhưng lại không có đủ thời gian để hoàn thành chúng. Ông
cũng không có kỹ năng tổ chức và lập kế hoạch tốt, nên ông thường gặp khó khăn
trong việc đáp ứng các hạn chót và yêu cầu của các nhà bảo trợ.
Một số ví dụ về sự quản lý thời gian kém của Leonardo da Vinci là:
Ông đã bắt đầu làm bức tranh Bữa ăn cuối cùng vào năm 1495, nhưng đã mất 3
năm để hoàn thành nó. Trong thời gian đó, ông còn làm nhiều việc khác, như thiết kế
các phương tiện chiến đấu bọc thép, súng máy, và tàu ngầm. Ông cũng đã từng bỏ qua
công việc này để đi bay diều.
Ông đã nhận được đơn đặt hàng cho bức tranh Mona Lisa vào năm 1503, nhưng
lại không giao nó cho khách hàng. Sau khi ông đã bỏ rơi nó trong bốn năm, không
hoàn thành. Ông được cho là đã tiếp tục bức vẽ trong ba năm sau khi đã rời sang Pháp
và hoàn thành nó một thời gian ngắn trước khi mất năm 1519.
Ông đã được thuê để thiết kế một bức tượng đồng lớn cho Francesco Sforza,
công tước Milan, vào năm 1482. Tuy nhiên, sau 17 năm làm việc, ông chỉ mới hoàn
thành mô hình bằng sáp. Khi quân Pháp xâm chiếm Milan vào năm 1499, họ đã phá
hủy mô hình này và sử dụng đồng để làm đạn.
Leonardo Da Vinci quản lý thời gian theo cách riêng của ông. Ông không tuân
theo các nguyên tắc hay phương pháp thông thường, mà dựa vào sự ham học hỏi, sáng
tạo, và đam mê của mình. Ông không coi thời gian là một ràng buộc, mà là một nguồn
cảm hứng. Ông không để thời gian trôi qua vô nghĩa, mà luôn tận dụng để khám phá,
nghiên cứu, và thử nghiệm những điều mới lạ.
Tuy nhiên, cách quản lý thời gian của Leonardo da Vinci cũng có những hạn
chế và khó khăn. Ông thường không hoàn thành được các dự án và công việc mà ông
đã bắt đầu, do bị phân tâm bởi những ý tưởng khác hoặc không có đủ nguồn lực và
điều kiện. Ông cũng không có kỹ năng tổ chức và lập kế hoạch tốt, nên ông thường
gặp khó khăn trong việc đáp ứng các hạn chót và yêu cầu của các nhà bảo trợ.
 Bài học:
Quản lý thời gian theo mục tiêu và ưu tiên của mình: Xác định những dự án và
công việc quan trọng nhất, và dành nhiều thời gian và nỗ lực cho chúng đồng thời nên
đặt ra các hạn chót và kỳ vọng rõ ràng cho bản thân, và cố gắng hoàn thành chúng
đúng hạn.
26
Quản lý thời gian theo sự cân bằng và linh hoạt: Phân bổ thời gian cho các hoạt
động khác nhau, như sáng tạo, học tập, giải trí, và nghỉ ngơi. Bên cạnh đó, nên có sự
linh hoạt để thích nghi với những thay đổi và cơ hội mới, nhưng không để chúng làm
mất tập trung và làm gián đoạn công việc.
Quản lý thời gian theo sự hiệu quả và tổ chức: Sử dụng các công cụ, sách, hay
kỹ thuật hữu ích để giúp lập kế hoạch, theo dõi và đánh giá thời gian của mình; nên có
sự tổ chức và sắp xếp tốt cho các tài liệu, dụng cụ, và nguồn lực liên quan đến công
việc.
Hoàn thành mỗi mục tiêu, công việc dứt điểm, “việc hôm nay chớ để ngày mai”.
c) Axl Rose
 Tiểu sử:
- Tên thật: William Bruce Rose Jr
- Ngày sinh: 6/2/1962
- Nơi sinh: Lafayette, Indiana, Hoa Kỳ
Axl Rose là ca sĩ chính của ban nhạc rock nổi tiếng Guns N’ Roses, được biết
đến với giọng hát đặc biệt và phong cách biểu diễn cuồng nhiệt. Ông đã đánh bại nhiều
tên tuổi lớn khác trong làng nhạc như người sáng lập quá cố của nhóm Queen là
Freddie Mercury, Robert Plant của “khủng long” Led Zeppelin. Rose được xem như
một ngôi sao lớn vào cuối thập niên 1980 qua các ca khúc thuộc hàng kinh điển như
Sweet child o’ mine, Welcome to the Jungle, November rain, Don’t cry, nhưng rồi mờ
dần trong nhiều năm, mãi đến khi Guns N’Roses trở lại với album được chờ đợi
Chinese democracy vào năm 2008.
 Cách quản lý thời gian:
Axl Rose có thói quen không tốt là thường xuyên đến muộn hoặc không đến
các buổi diễn, gây ra sự bực bội của các thành viên ban nhạc, nhà tổ chức và khán giả.
Hậu quả là đã gây ra nhiều mâu thuẫn và xung đột với các thành viên ban nhạc, nhà
sản xuất và người hâm mộ. Ông đã khiến ban nhạc tan rã vào năm 1996, khi chỉ còn
lại mình là thành viên duy nhất của Guns N’ Roses ban đầu. Ca sĩ cũng đã làm mất uy
tín và danh tiếng của mình trong làng nhạc rock, khi bị chỉ trích là ca sĩ điên rồ, ích kỷ
và không chuyên nghiệp. Ông cũng đã phải đối mặt với nhiều vụ kiện tụng và bồi
thường do vi phạm hợp đồng, gây rối công cộng và tấn công người khác. Ông cũng đã
mất tới 15 năm để hoàn thành album Chinese Democracy được phát hành vào năm
2008. Đây là một trong những album đắt nhất trong lịch sử âm nhạc, với chi phí sản
xuất lên đến 13 triệu đô la. Nguyên nhân của việc Axl Rose quản lý thời gian kém có
thể liên quan đến quá khứ đau khổ của ông từ thuở nhỏ. Ông cũng mắc chứng rối loạn
nhân cách biên giới, khiến xu hướng cảm xúc không ổn định, thiếu tự tin và sợ bị bỏ
rơi.
 Bài học:
Lập kế hoạch làm việc mỗi ngày và tuân theo kế hoạch đó: lập kế hoạch giúp
mỗi cá nhân quản lý thời gian, tránh sự trì hoãn và phân bổ thời gian đủ cho các đầu
mục công việc, nhờ đó hạn chế các rủi ro không mong muốn.
Chăm sóc sức khỏe tinh thần thật tốt: Giữ cho bản thân luôn thoải mái là một
trong những cách để quản lý thời gian hiệu quả. Vì lý do này, nếu bạn có một tâm trí
27
thoải mái, không căng thẳng, bạn sẽ đưa ra những quyết định chính xác và hợp lý hơn.
Chúng ta có thể dùng một số cách để điều chỉnh tâm trạng nhanh chóng như cười:
hành động này giúp bạn giảm hormone căng thẳng và tăng cảm giác hạnh phúc; thiền:
ngồi thiền ít nhất 10 phút giúp giảm căng thẳng; nghe nhạc: thưởng thức một bài hát
yêu thích sẽ khiến bạn thư giãn và thoải mái; khiêu vũ: hoạt động này vừa nâng cao
tinh thần vừa tốt cho sức khỏe.
Chia nhỏ công việc thành các bước nhỏ hơn và từng bước hoàn thành từng
công việc: Chia nhỏ công việc thành các bước nhỏ và thực hiện từng bước một là cách
hiệu quả để vượt qua sự trì hoãn. Nếu công việc quá lớn và phức tạp, bạn có thể bị áp
lực và chùn bước. Chia nhỏ công việc thành các bước nhỏ và dễ quản lý sẽ giúp cảm
thấy dễ dàng hơn để tiếp cận và hoàn thành công việc.
Tối đa hóa nguồn năng lượng cá nhân: Năng lượng thể chất, trí tuệ, tinh thần
quyết định hiệu suất của từng cá nhân. Vì thế phải không ngừng bảo vệ và nuôi dưỡng
nguồn năng lượng đó. Một quy luật thông thường của sinh học là năng suất làm việc
của chúng ta sẽ giảm nhanh chóng sau 8 - 9 giờ làm việc. Cần phải biết tạm dừng công
việc đúng lúc để nghỉ ngơi, ăn uống, tập thể dục, vui chơi,…thì mới có thể tái tạo
nguồn năng lượng để tiếp tục làm việc lâu dài và hoàn thành mục tiêu.
Không nhận quá nhiều công việc một lúc: Trì hoãn một cách có sáng tạo, hiệu
quả khi trì hoãn đúng sẽ làm tăng hiệu suất cá nhân. Mọi người khó có thể tự mình làm
tất cả mọi thứ, do đó việc trì hoãn các hoạt động có giá trị thấp là việc nên làm; phải
biết thiết lập các ưu tiên: việc gì cần làm trước, cần tập trung nhiều hơn; việc gì sẽ làm
sau và làm ít hơn.

CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP


Qua việc nghiên cứu, phân tích làm rõ nhận định trên, nhóm nhận thấy mỗi sinh
viên cần quan tâm hơn nữa đến việc quản lý thời gian của bản thân, sử dụng hiệu quả
thời gian của bản thân thông qua việc xác định rõ mục tiêu, xây dựng động cơ học tập
đúng đắn; Lập kế hoạch sử dụng thời gian hợp lý cho các hoạt động, đặc biệt là hoạt
động tự học, tự nghiên cứu; Kiên trì, quyết tâm thực hiện công việc một cách linh hoạt
theo kế hoạch đã xây dựng; Đánh giá nghiêm túc hiệu quả sử dụng thời gian của bản
thân để có sự thay đổi, sẵn sàng điều chỉnh phù hợp. Bên cạnh đó, sinh viên cần ứng
dụng công nghệ thông tin vào quản lý thời gian, trong thời buổi công nghệ 4.0 chúng
ta nên học cách sử dụng công nghệ một cách hợp lý để mang lại hiệu quả tốt nhất.
Sau đây là một vài bước để lập kế hoạch sử dụng thời gian hợp lý cho mỗi cá
nhân tham khảo:
Bước 1: Xác định mục tiêu
Xác định mục tiêu là cách quản lý thời gian khoa học nhất. Khi có mục tiêu rõ
ràng bạn sẽ biết mình cần phải làm gì để đạt được mục tiêu đó. Đương nhiên việc để
làm được việc đó bắt buộc bạn phải lên lịch trình cụ thể trong một khoảng thời gian
bao lâu phải hoàn thành mục tiêu. Khi đó bạn sẽ làm chủ được thời gian và không để
thời gian trôi đi một cách lãng phí.
Bước 2: Liệt kê những công việc cần phải làm
Liệt kê ra danh sách những công việc cần phải làm trong ngày, trong tuần và
trong tháng. Việc này sẽ giúp bạn dễ dàng quản lý được quỹ thời gian quý giá của
28
mình. Bạn sẽ biết mình cần phải làm gì vào giờ nào, như vậy bạn sẽ không phải mất
thời gian nhớ xem mình phải làm việc gì trong ngày hôm nay hoặc việc gì tiếp theo
sau khi hoàn thành xong công việc nào đó.
Bước 3: Sắp xếp công việc theo thứ tự ưu tiên
Sau khi liệt kê những công việc cần làm, bạn hãy dành chút thời gian kiểm tra
lại xem công việc nào quan trọng cần phải làm trước, công việc nào có thể để lại sau.
Những công việc quan trọng bạn hãy đánh dấu lại và làm ngay để đảm bảo công việc
được hoàn thành đúng thời gian, sau đó hãy tiếp tục làm những công việc còn lại. Việc
sắp xếp kiểu này giúp bạn không phải vội vàng hay căng thẳng vì lỡ quên những việc
quan trọng mà vẫn đảm bảo những công việc khác vẫn được giải quyết đúng thời hạn.
Bước 4: Theo dõi và đánh giá công việc
Trước khi kết thúc một ngày làm việc, bạn nên tổng kết lại công việc vào cuối
ngày để xem bạn đã làm được những gì và chưa làm được gì, bạn đã mất bao nhiêu
thời gian cho những công việc đó và có thật sự hiệu quả hay không. Quỹ thời gian bạn
dành cho những công việc đó đã thật sự khoa học chưa, nếu có chỗ chưa hợp lý hãy
tìm ra lý do và khắc phục để những lần làm sau sẽ rút ngắn được khoảng thời gian
vàng ngọc để dành cho việc khác.

Để thực hiện kế hoạch sử dụng thời gian trên một cách hiệu quả, mỗi cá nhân
cần phải kết hợp nhiều yếu tố. Một vài yếu tố như sau:
- Tính kỷ luật và thói quen:
Để sử dụng thời gian một cách khoa học bạn cũng phải tập cho mình tính kỷ
luật và những thói quen tiết kiệm thời gian. Hãy đặt ra cho bản thân những quy tắc
riêng và làm theo những quy tắc đó. Có thể thời gian đầu bạn cảm thấy khó khăn, nản
chí nhưng hãy tập từ từ, bạn sẽ quen. Khi đó mọi thứ sẽ được theo ý muốn và chắc
chắn bạn sẽ thấy rằng bạn có nhiều thời gian hơn cho cuộc sống cũng như công việc,
sẽ kết thúc tình trạng ngày nào cũng vội vàng lo chạy đua với thời gian nhưng mọi thứ
lại không được như ý.
- Tập trung:
Tập trung là cách rất tốt để bạn không lãng phí thời gian. Khi làm công việc gì
đó, bạn hãy tập trung tất cả sức lực và trí tuệ cho công việc, điều đó không chỉ đem lại
kết quả công việc cao mà còn giúp bạn tiết kiệm được rất nhiều thời gian. Bởi khi tập
trung, bạn sẽ nhanh chóng hoàn thành công việc và có thời gian cho việc khác.
- Lên thời gian cụ thể cho công việc:
Để tiết kiệm thời gian, bạn nên lên thời gian cụ thể cho từng công việc như:
Xác định thời gian bắt đầu, thời gian cho từng bước thực hiện, thời gian kết thúc và
tổng thời gian để hoàn thành công việc đó là bao lâu. Khi đó bạn sẽ có một bảng kế
hoạch chi tiết và thời gian cụ thể, không sợ bị ảnh hưởng đến kết quả công việc và
không bị lãng phí những khoảng thời gian quý giá.
- Sắp xếp nơi làm việc khoa học:
Sắp xếp nơi làm việc khoa học giúp bạn không mất thời gian tìm kiếm những
hồ sơ, tài liệu cần thiết khi cần. Một nơi làm việc lộn xộn với đống tài liệu mới – cũ,
quan trọng – không quan trọng hỗn độn không chỉ khiến bạn cảm thấy rối mắt mà nó
còn làm mất nhiều thời gian khi bạn cần tìm một loại tài liệu gì đó. Vì vậy hãy sắp xếp

29
ngăn nắp và khoa học cho nơi làm việc. Khi đó, bạn sẽ có thêm nhiều thời gian để
không phải lãng phí thời gian cho những công việc vô bổ.
Khi bạn là người có mục tiêu, biết sắp xếp công việc một cách khoa học bạn sẽ
cảm thấy quỹ thời gian như được nới rộng hơn. Vì vậy, ngay bây giờ bạn hãy tự kiểm
lại bản thân một cách nghiêm khắc để xem mình đã quản lý thời gian như thế nào, có
hiệu quả hay không, đã bị lãng phí thời gian vì những lý do gì,…Khi đó bạn sẽ biết
mình cần phải làm gì để không đánh mất thời gian vàng ngọc nữa.

30
KẾT LUẬN

Bài thảo luận này đã trình bày những nội dung liên quan đến quan điểm của
nhóm về nhận định: “Những người trì hoãn theo thói quen sẽ dễ dàng chứng tỏ rằng
họ bị mất tất cả cơ hội, bỏ lỡ thời hạn, thất bại trong các mối quan hệ và thậm chí gây
ra tổn thất về tiền bạc chỉ vì một thói quen tệ hại là trì hoãn mọi thứ cho đến khi quá
trễ”. Từ việc tìm hiểu, nghiên cứu và phân tích nhận định trên, nhóm đã đưa ra được
thực trạng, nguyên nhân dẫn tới sự trì hoãn ở giới trẻ nói riêng và mọi người nói
chung.

Nhìn chung, sự trì hoãn là một thói quen xấu, là một căn bệnh trầm kha, dai
dẳng mà chúng ta cần phải loại bỏ. Nếu để lâu, nó sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực tới công
việc và cuộc sống của chúng ta, nó cuốn chúng ta vào một vòng xoáy vô hình mà ta
khó có thể thoát ra được. Tuy nhiên, sự trì hoãn cũng có sự tích cực. Nếu như ta kiểm
soát được thì đó chính là động lực cho ta tiếp tục công việc được giao.

Nói tóm lại, quỹ thời gian của mỗi người là hữu hạn, vì vậy chúng ta cần phải
biết cách quản lý và sử dụng thời gian sao cho hiệu quả. Tránh để lãng phí thời gian
vào một thói quen rất xấu, đó là trì hoãn. Chúng ta cần phải nhận thức được tác hại của
trì hoãn, từ đó học cách loại bỏ nó bằng cách đề ra các mục tiêu, lập kế hoạch để phân
chia và sử dụng quỹ thời gian hợp lý, đánh giá hiệu quả thực hiện kế hoạch,…Ngoài
ra, ta cũng cần học cách kiểm soát bản thân, cần nghiêm khắc và kỷ luật hơn với bản
thân, học cách điều hòa tinh thần để làm việc một cách có hiệu quả nhưng không gây
ảnh hưởng lên đời sống tinh thần của bản thân.

31
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. https://vnexpress.net/chu-de/warren-buffett-1859
2. https://timviec365.vn/blog/hay-hoc-bill-gate-cach-quan-ly-thoi-gian-de-thanh-
cong-new2478.html
3. https://thepresentwriter.com/y-tuong-lon-nhung-bai-dich-tren-blog-1/
4. Vì sao bạn không quản lý được thời gian của mình - BBC News Tiếng Việt
5. Quản lý thời gian: Kỹ năng & phương pháp để làm việc hiệu quả (fastdo.vn)
6. Không bao giờ Trễ Deadline với 9 Tips quản lý Deadline hiệu quả | Glints
7. Ana Cecilia Calle Poveda - Department of Spanish (wfu.edu)
8. Ana Cecilia Calle - España | Tạp chí El Malpensante
9. TIỂU SỬ AXL ROSE - TUỔI THƠ, THàNH TỰU CUỘC SỐNG & DòNG
THỜI GIAN - CA SĨ (celeb-true.com)
10. Guns N’ Roses - Cuộc chiến giữa súng và hoa hồng - Tạp chí âm nhạc (rfi.fr)
11. ChuyenDe10.pdf (moha.gov.vn)
12. https://thaivanlinh.com/blogs/tips-phat-trien-su-nghiep/lam-chu-ky-nang-sap-
xep-cong-viec-uu-tien-nhu-the-nao
13. https://mlv.pace.edu.vn/kho-hoc-lieu-mlv-chitiet/72/thuc-hanh-mindfulness-de-
ra-quyet-dinh-tot-hon
14. https://unica.vn/blog/5-loi-ich-khi-tao-danh-sach-viec-can-lam-hang-ngay
15. https://vn.joboko.com/blog/de-khong-bi-phan-tam-tap-trung-cao-do-khi-lam-
viec-nsi276
16. Quản lý thời gian là gì? Kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả (cet.edu.vn)
17. Tìm hiểu về vai trò của kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả (hcmupeda.edu.vn)

32

You might also like