Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

Câu 1:

a, Theo Điều 52 trong Luật doanh nghiệp thì trường hợp từ chối yêu cầu mua lại phần
vốn góp của ông Vũ Minh (Thành viên công ty) của công ty TNHH 2 thành viên trở lên
Xuân Đào không vi phạm quy định của pháp luật vì khi công ty TNHH 2 thành viên trở
lên Xuân Đào với ông Vũ Minh chỉ là thỏa thuận miệng không có văn bản yêu cầu mua
lại cổ phần vốn góp

b, Theo Điều 52 trong Luật doanh nghiệp, trường hợp công ty không mua lại phần vốn
góp theo quy định tại khoản 2 Điều này thì thành viên đó có quyền tự do chuyển nhượng
phần vốn góp của mình cho thành viên khác hoặc người khác không phải là thành viên.
Tuy nhiên ông Vũ Minh vì tức giận đã tự ý chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp của
mình cho ông Long (không phải thành viên công ty) điều này là sai so với qui định của
Luật doanh nghiệp 2020. Theo đó để thực hiện việc chuyển nhượng phần vốn góp của
mình trong công ty trách nhiệm hữu hạn. Ông Vũ Minh phải thực hiện việc chào bán
phần vốn góp của mình theo quy định tại Điều 52 Luật Doanh nghiệp 2020 như sau:

 Chào bán phần vốn góp đó cho các thành viên còn lại theo tỷ lệ tương ứng với
phần vốn góp của họ trong công ty với cùng điều kiện chào bán;
 Chuyển nhượng cùng với điều kiện chào bán đối với các thành viên còn lại cho
người không phải là thành viên công ty nếu các thành viên còn lại không mua hoặc không
mua hết trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày chào bán.

Câu 2:

a, Để giải quyết tranh chấp, đảm bảo bí mật kinh doanh, đồng thời kết quả giải quyết
tranh chấp được đảm bảo thi hành thì ông Vũ Minh và công ty TNHH 2 thành viên trở
lên Xuân Đào có thể lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh bằng
tòa án. Vì đây là phương thức giải quyết tranh chấp thông qua hoạt động của cơ quan tài
phán nhà nước, nhân danh quyền lực nhà nước để đưa ra phán quyết , buộc các bên phải
có nghĩa vụ thi hành. Hơn nữa quá trình xét xử công khai nên có thể bảo đảm được uy tín
và bí mật kinh doanh cho các bên tham gia.
b, Tòa án có thầm quyền giải quyết tranh chấp nói trên là Tòa án nhân dân thành phố Hà
Nội. Vì theo Khoản 4 điều 30 Bộ luật tố tụng dân sự thì “Tranh chấp giữa công ty với các
thành viên của công ty; tranh chấp giữa công ty với người quản lý trong công ty trách
nhiệm hữu hạn hoặc thành viên Hội đồng quản trị, giám đốc, tổng giám đốc trong công ty
cổ phần, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt
động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, bàn giao tài sản của công ty, chuyển đổi
hình thức tổ chức của công ty.” Cụ thể ở đây là ông Vũ Minh với công ty TNHH 2 thành
viên trở lên Xuân Đào.

Câu 3:

a, Công ty TNHH 2 thành viên trở lên Xuân Đào có hội đồng thành viên của công ty
gồm bà Lê Hoa (Chủ tịch hội đồng) và 10 thành viên góp vốn. Bà Lê Hoa là chủ tịch hội
đồng thành viên là người đại diện của công ty theo quy định của pháp luật.

Ban kiểm soát: có thành viên là nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ => sở hữu
vốn lớn nên phải có 1 ban kiểm soát là cơ quan thay mặt cho các chủ sở hữu của công ty
để kiểm soát hoạt động của các cơ quan quản lý điều hành trong công ty. Điều này sẽ bảo
vệ quyền lợi các chủ sở hữu trong công ty.

b, Hiện nay, theo quy định của pháp luật hiện hành hồ sơ thay đổi vốn điều lệ tại Cơ
quan đăng ký kinh doanh tại nơi Công ty có trụ sở chính. Cụ thể là phòng đăng ký kinh
doanh thuộc Sở kế hoạch đầu tư của thàn phố Hà Nội – Theo khoản 4 điều 68 luật Doanh
nghiệp 2020

Câu 4:

a, Theo khoản 4 điều 199 luật Doanh nghiệp 2020 thì khi công ty TNHH 2 thành viên
trở lên Xuân Đào không thể thanh toán khoản nợ 20 tỷ với công ty Thu Cúc thì đây là
trách nhiệm của công ty TNHH 1 thành viên Sơn Hoàng.
b, Chủ thể có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi công ty TNHH 2 thành
viên trở lên Xuân Đào khi công ty mất khả năng thanh toán là Chủ tịch Hội đồng Thành
viên – bà Lê Hoa.

Tòa án Nhân dân Thành phố Hà Nội có thẩm quyền mở thủ tục giải quyết phá sản.

Câu 5:

a, Theo Khoản 1 điều 52 luật Phá sản thì khi tòa án mở thủ tục giải quyết phá sản thì
tòa án sẽ tuyên bố phá sản. Mà xét theo luật thì thứ tự là:

1. Chi phí phá sản.


2. Khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người
lao động, quyền lợi khác theo hợp đồng lao động và thoả ước lao động tập thể đã ký kết.
3. Khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản nhằm mục đích phục hồi hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã.
4. Nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước; khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho chủ
nợ trong danh sách chủ nợ; khoản nợ có bảo đảm chưa được thanh toán do giá trị tài sản
bảo đảm không đủ thanh toán nợ.
 Do đó hành vi này của công ty TNHH 2 thành viên trở lên Xuân Đào không vi
phạm pháp luật.
b, Quan hệ pháp luật tài chính công phát sinh trong quá trình giải quyết vụ việc phá
sản của công ty Xuân Đào là

You might also like