Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

Bài 10

Câu 1. Phong trào ``Bảo vệ trị an `` là phong trào hành động cách mạng
của nhân dân trong thời kì nào ?
a. Thời kì chống Pháp
b. Thời kì chống Mỹ, cứu nước
c. Thời kì đổi mới
d. Thời kì hội nhập quốc tế
Câu 2. Điền vào chỗ trống trong câu văn sau:
``Huy động sức mạnh của nhân dân để……, phát hiện, ngăn chặn đấu tranh với
các loại tội phạm, bảo vệ an ninh chính trị, giữ gìn trật tự an toàn xã hội…``
a. tăng cường
b. phòng ngừa
c. kịp thời
d. chủ động
Câu 3. Hiện nay ở các cơ sở xã phường trong toàn quốc thường có bao
nhiêu loại hình tổ chức quần chúng làm công tác an ninh trật tự ?
a. 02
b. 03
c. 04
d. 05
Câu 4. Đội dân phòng là loại tổ chức quần chúng có chức năng gì trong
công tác an ninh trật tự?
a. Loại có chức năng tư vấn
b. Loại có chức năng quản lí
c. Loại có chức năng điều hành
d. Loại có chức năng thực hành
Câu 5. Trường hợp nào dưới đây không cần thiết phải thành lập Ban an ninh
trật tự ?
a. Cụm dân cư
b. Thị xã
c. Doanh nghiệp nhỏ
d. Phân xưởng
Câu 6. Một trong những đặc điểm của cuộc đấu tranh bảo vệ an ninh Tổ
quốc là gì ?
a. Diễn ra trên diện rộng, khắp mọi địa bàn, mọi lĩnh vực
b. Hình thức hoạt động tự giác của quần chúng nhân dân
c. Với mục đích bảo vệ an ninh chính trị, Đảng, Nhà nước và nhân dân
d. Cuộc đấu tranh mang tính đặc thù của công an nhân dân
Câu 7. Phong trào ``Ngũ gia liên bảo `` là phong trào hành động cách
mạng của nhân dân trong thời kì nào?
a. Thời kì chống Pháp
b. Thời kì chống Mỹ, cứu nước
c. Thời kì đổi mới
d. Thời kì hội nhập quốc tế
Câu 8. Mục đích của phong trào toàn dân bảo vệ an ninh trật tự là gì?
a. Huy động sức mạnh của nhân dân để phòng ngừa, ngăn chặn các loại tội
phạm.
b. Huy động sức mạnh của nhân dân để đấu tranh hiệu quả với các loại tội
phạm.
c. Huy động sức mạnh của nhân dân để kịp thời phát hiện và trực tiếp đấu
tranh với các loại tội phạm.
d. Huy động sức mạnh của nhân dân để phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn,
đấu tranh với các loại tội phạm.
Câu 9. Kế thừa tư tưởng của ông cha ta về vai trò của nhân dân, Đảng ta
và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nêu cao tư tưởng gì?
a. Cách mạng là của dân, do dân và vì dân.
b. Cách mạng là vì lợi ích của quần chúng nhân dân.
c. Quần chúng nhân dân là lực lượng đông đảo của đất nước.
d. Nhân dân quyết định sự phát triển của cách mạng.
Câu 10. Chọn đáp án đúng nhất về vai trò của quần chúng nhân dân
trong bảo vệ an ninh Tổ quốc.
a. Có khả năng truy bắt tội phạm.
b. Có khả năng phát hiện tội phạm.
c. Có khả năng thu hẹp dần đối tượng phạm tội.
d. Có khả năng làm giảm tội phạm.
Câu 11. Chọn đáp án đúng nhất về vai trò của quần chúng nhân dân
trong bảo vệ an ninh Tổ quốc.
a. Quần chúng nhân dân là lực lượng đông đảo, là nền tảng trong bảo vệ an
ninh Tổ quốc.
b. Quần chúng nhân dân là động lực chính để thúc đẩy sự phát triển bình an
của xã hội.
c. Người dân có ý thức tự giác sẽ có ý nghĩa kinh tế và chính trị trong bảo vệ
an ninh Tổ quốc.
d. Người dân có ý thức tự giác, có tinh thần làm chủ trong xây dựng cuộc
sống mới lành mạnh sẽ hạn chế bị địch lợi dụng.
Câu 12. Vì sao phải làm tốt công tác vận động quần chúng nhân dân
tham gia vào phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc?
a. Vì lực lượng công an có hạn, nên công tác bảo vệ an ninh trật tự không thể
thực hiện bằng chuyên môn đơn thuần.
b. Vì các đối tượng phạm tội có trình độ cao, nên công tác bảo vệ an ninh trật
tự không thể thực hiện bằng chuyên môn đơn thuần.
c. Vì các đối tượng phạm tội có nhiều thủ đoạn tinh vi, nên công tác bảo vệ an
ninh trật tự không thể thực hiện bằng chuyên môn đơn thuần.
d. Vì lực lượng công an cần phát hiện kịp thời các đối tượng phạm tội.
Câu 13. Sức mạnh, khả năng sáng tạo của quần chúng nhân dân chỉ được
phát huy khi nào?
a. Khi quần chúng nhân dân tự giác tham gia vào phong trào bảo vệ an ninh
Tổ quốc.
b. Khi quần chúng nhân dân nhận thức được vai trò của mình trong phong
trào an ninh trật tự .
c. Khi quần chúng nhân dân được tuyên truyền về các loại tội phạm.
d. Khi quần chúng được tổ chức thành phong trào hành động cách mạng cụ
thể.
Câu 14. Vị trí của phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc là gì?
a. Là phong trào mang tính tự giác để phát huy quyền làm chủ của nhân dân.
b. Là động lực chính để thúc đẩy xã hội phát triển.
c. Là một trong những biện pháp công tác cơ bản của công an nhân dân.
d. Là hạt nhân của lực lượng công an nhân dân trong đấu tranh với các loại tội
phạm.
Câu 15. Giữa các phong trào hành động cách mạng khác của nhân dân
với phong trào toàn dân bản vệ an ninh Tổ quốc có mối quan hệ như thế nào?
a. Mối quan hệ song song.
b. Mối quan hệ chặt chẽ.
c. Mối quan hệ khăng khít, tác động, hỗ trợ lẫn nhau.
d. Mối quan hệ đồng bộ, tác động lẫn nhau.
Câu 16. Một trong những phương pháp xây dựng phong trào toàn dân
bảo vệ an ninh Tổ quốc là:
a. Xây dựng tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể quần chúng tại cơ sở vững
mạnh.
b. Xây dựng mở rộng liên kết, phối hợp giữa các ban, ngành, đoàn thể.
c. Nắm tình hình và xây dựng kế hoạch phát động phong trào toàn dân bảo vệ
an ninh Tổ quốc.
d. Nắm tình hình và vận động toàn dân tích cực tham gia phong trào bảo vệ an
ninh trật tự, an toàn xã hội.
Câu 17. Một trong những phương pháp nắm tình hình xây dựng kế
hoạch phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc là:
a. Đi sát cơ sở nắm tình hình kinh tế, văn hoá - xã hội trên từng địa bàn dân
cư.
b. Đi sát cơ sở tiếp xúc gặp gỡ, thu thập ý kiến của các tổ chức, các tầng lớp
dân cư khác nhau.
c. Trực tiếp điều tra hoạt động an ninh trật tự tạo địa phương.
d. Đi sát cơ sở tiếp xúc gặp gỡ, thu thập ý kiến của chính quyền và các tầng
lớp dân cư khác nhau.
Câu 18. Nội dung yêu cầu xây dựng các tổ chức quần chúng nòng cốt làm
nhiệm vụ bảo vệ an ninh trật tự là:
a. Phải kiểm tra lý lịch rõ ràng, đủ điều kiện sức khỏe để thực hiện tốt nhiệm
vụ.
b. Lựa chọn người có khả năng tổ chức, điều hành, bản thân tự giác, tự
nguyện, hoàn thành các thủ tục báo cáo nhiệm vụ được giao.
c. Tuyển chọn đủ số lượng, chất lượng, phẩm chất đạo đức tốt.
d. Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức được xây dựng.
Câu 19. Một trong những nội dung cơ bản của công tác xây dựng phong trào
toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc là:
a. Vận động toàn dân nâng cao tinh thần cảnh giác cách mạng trong nhiệm vụ
bảo vệ Tổ quốc.
b. Vận động toàn dân tích cực tham gia chương trình quốc gia phòng chống
tội phạm.
c. Kết hợp chặt chẽ giữa quốc phòng với an ninh ở địa phương, đơn vị.
d. Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế xã hội với bài trừ tệ nạn xã hội.
Câu 20. Việc kết hợp và lồng ghép nội dung của phong trào bảo vệ an ninh Tổ
quốc với các phong trào khác ở địa phương nhằm mục đích gì?
a. Tạo sự phong phú cho phong trào.
b. Tăng cường mối quan hệ khăng khít, hỗ trợ lẫn nhau giữa các phong trào.
c. Duy trì và thúc đẩy phong trào.
d. Để phong trào khác đạt hiệu quả như phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc.

You might also like