Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2020 – 2021

---------- Môn: NGỮ VĂN LỚP 12 - THPT

HƯỚNG DẪN CHẤM


A. Hướng dẫn chung
- Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của
thí sinh, tránh cách đếm ý chấm điểm.
- Do đặc trưng bộ môn nên giám khảo chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và
thang điểm, khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo
- Việc chi tiết hóa điểm số ở các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của
mỗi ý và được thống nhất trong Tổ bộ môn của trường.
- Sau khi cộng điểm toàn bài, làm tròn theo quy định hiện hành.
B. Hướng dẫn cụ thể

Phần Câu Nội dung Điểm


I ĐỌC – HIỂU (3.0 điểm)
1 Phương thức biểu đạt chính: nghị luận. 0.5đ

2 Theo tác giả, thay vì mổ xẻ và phán xét cảm xúc của mình, con người cần 0.5đ
biết nâng niu cảm xúc của mình để cuộc sống hạnh phúc hơn.
3 Tác giả cho rằng: “Lối suy nghĩ tiêu cực sẽ khiến ta gặp nhiều khó khăn, 1.0đ
bất hạnh” vì:
- Suy nghĩ tiêu cực là những suy nghĩ bi quan, nhìn nhận mọi vấn đề, sự vật,
sự việc theo chiều hướng không tốt, không có giá trị.
- Suy nghĩ tiêu cực khiến tâm trạng con người dễ chán nản, tự ti, mất niềm
tin.
- Suy nghĩ tiêu cực khiến con người không có nghị lực phấn đấu, từ đó dễ
buông xuôi, đầu hàng, khó đạt được thành công trong cuộc sống.
- Tác giả khích lệ mọi người hướng đến lối suy nghĩ tích cực trong cuộc
sống.
(Phần lý giải, HS có thể có nhiều cách diễn đạt khác; GV cho điểm
nếu phù hợp, thuyết phục.)
4 Đề xuất một số giải pháp giúp con người có thể loại bỏ thói quen nhìn nhận 1.0đ
sự việc theo hướng tiêu cực.
-….
-…
-…
(Học sinh có thể đề xuất giải pháp theo nhiều cách khác nhau nhưng
phải hợp lí, thuyết phục, nêu ít nhất ba giải pháp, nếu hợp lý, GV cho trọn
điểm.)
II - LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1 Từ ý nghĩa của văn bản trong phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết
(2.0 đ) một đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ), trình bày suy nghĩ của mình
về tác động của những suy nghĩ tích cực đối với con người trong cuộc
sống.
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn 0.25đ
Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng –
phân - hợp, móc xích hoặc song hành.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0.25đ
Tác động của những suy nghĩ tích cực đối với con người trong cuộc sống.
c. Triển khai vấn đề cần nghị luận 1.0đ
Học sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị
luận theo nhiều cách nhưng cần làm rõ tác động của những suy nghĩ tích
cực đối với con người trong cuộc sống. Có thể theo hướng sau:
- Suy nghĩ tích cực là suy nghĩ lạc quan, tin tưởng và nhìn nhận cái hay, cái
tốt, cái giá trị trong mỗi vấn đề, sự vật, sự việc; chấp nhận hay tìm cách
giải quyết vấn đề theo hướng thuận lợi nhất.
- Tác động của những suy nghĩ tích cực:
+ Suy nghĩ tích cực là sức mạnh tinh thần giúp con người lạc quan, vui
tươi, yêu đời, tin tưởng vào cuộc sống, dễ dàng vượt qua áp lực của cuộc
sống.
+ Suy nghĩ tích cực giúp con người biết chấp nhận khó khăn, biến khó
khăn thành cơ hội; có thêm niềm tin, nghị lực, dũng cảm, dám đối đầu với
thử thách và không dễ bỏ cuộc; có động lực, ý chí phấn đấu đạt được thành
công.
+ Suy nghĩ tích cực tạo nên mối quan hệ thân thiện giữa người với
người, giúp cho các mối quan hệ cộng đồng được tốt đẹp hơn.
+…
- Phê phán lối sống thiếu suy nghĩ tích cực, dễ chán nản, bi quan, bế tắc,
không dám đương đầu với thách thức cũng như không có niềm tin vào khả
năng của bản thân; tuy nhiên cần phân biệt suy nghĩ tích cực với suy nghĩ
chủ quan, kiêu ngạo hoặc ảo tưởng…
- Để có suy nghĩ tích cực, mỗi người cần rèn luyện thói quen tư duy tích
cực, luôn giữ tinh thần lạc quan, nâng cao kiến thức, tích cực trải nghiệm,...
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu 0.25đ
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt.
e. Sáng tạo 0.25đ
Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận.
Câu 2 Trình bày cảm nhận về hình tượng Sông Đà trong đoạn trích. Từ đó,
(5.0 đ) nhận xét ngắn gọn nét độc đáo trong cách miêu tả Sông Đà nói riêng,
thiên nhiên Tây Bắc nói chung của nhà văn Nguyễn Tuân.
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết 0.25đ
bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết
luận được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0.5đ
- Cảm nhận hình tượng Sông Đà trong đoạn trích.
- Nhận xét ngắn gọn nét độc đáo trong cách miêu tả sông Đà nói riêng,
thiên nhiên Tây Bắc nói chung của nhà văn Nguyễn Tuân.
c. Triển khai vấn đề nghị luận:
Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần vận dụng tốt các
thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; cần đảm bảo các
yêu cầu cơ bản sau:
* Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Tuân, bài tùy bút Người lái đò 0.5đ
Sông Đà, hình tượng Sông Đà trong đoạn trích.
* Cảm nhận hình tượng Sông Đà. 2.0đ
- Sông Đà hung bạo, dữ dội ở nhiều phương diện:
+ Cảnh đá dựng vách thành với những đoạn “đá chẹt lòng sông như cái
yết hầu”, bờ sông hẹp “Đứng bên này bờ nhẹ tay ném hòn đá qua bên kia
vách. Có quãng con nai con hổ đã có lần vọt từ bờ này sang bờ kia”, lòng
sông tối tăm, âm u, lạnh lẽo, “chỉ lúc đúng ngọ mới có mặt trời”…
+ Mặt ghềnh Hát Loóng “nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn
cuộn luồng gió gùn ghè”, “đòi nợ xuýt bất cứ người lái đò nào tóm
được….” ; gây nguy hiểm cho người lái đò “Quãng này mà khinh suất tay
lái thì cũng dễ lật ngửa bụng thuyền ra”.
+ Hút nước bất ngờ trên dòng sông“Trên sông bỗng có những cái hút
nước giống như cái giếng bê tông thả xuống sông để chuẩn bị làm móng
cầu “Nước ở đây thở và kêu như cửa cống cái bị sặc”, sẵn sàng nhấn chìm
và đập tan chiếc thuyền nào lọt vào đây “thuyền bị hút, bị dìm, đi ngầm,
tan xác ở khuỷnh sông dưới” …
+ Thác nước với âm thanh tiếng nước réo “réo gần mãi lại réo to mãi
lên. Tiếng nước thác nghe như là oán trách gì, rồi lại như là van xin, rồi
lại như là khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo”, tiếng nước rống “nó rống
lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu rừng
tre nứa nổ lửa, đang phá tuông rừng lửa, rừng lửa cùng gầm thét với đàn
trâu da cháy bùng bùng”; hình ảnh “trắng xóa cả một chân trời đá”…
- Hình tượng Sông Đà hung bạo được thể hiện qua: cách liên tưởng độc
đáo, khả năng vận dụng tri thức của nhiều lĩnh vực; biện pháp tu từ phong
phú; từ ngữ sống động giàu hình ảnh, có sức gợi cảm cao; câu văn đa dạng,
giàu nhịp điệu…
* Nhận xét ngắn gọn nét độc đáo trong cách miêu tả Sông Đà nói riêng, 1.0đ
thiên nhiên Tây Bắc nói chung của nhà văn Nguyễn Tuân.
- Hình tượng Sông Đà hung bạo, dữ dội chính là vẻ đẹp hùng vĩ, là tiềm
năng của thiên nhiên Tây Bắc.
- Nhà văn nhìn Sông Đà không chỉ là một dòng sông tự nhiên, vô tri vô
giác mà còn là một sinh thể có sự sống, có tâm hồn, tình cảm.
- Cách miêu tả độc đáo Sông Đà hùng vĩ cho thấy tính cách phóng khoáng;
ngòi bút tài hoa, uyên bác… của nhà văn Nguyễn Tuân.
- Qua cách miêu tả Sông Đà và thiên nhiên Tây Bắc, nhà văn Nguyễn Tuân
đã bộc lộ sự gắn bó sâu nặng, tình yêu mến tha thiết đối với thiên nhiên
Tây Bắc, với quê hương đất nước …
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu 0.25đ
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt.
e. Sáng tạo 0.5đ
Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận.

You might also like