Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 7

AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG (HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG)

A.KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường (1937)

-Là nngười có hiểu biết sâu rộng trên nhiều lĩnh vực, nhất là lịch sử, địa lí và văn
hóa Huế.

- Hoàng Phủ Ngọc Tường là nhà văn chuyên về thể loại bút kí. Dù đã xuất bản
một vài tập thơ nhưng có thể nói toàn bộ tinh hoa và năng lực của nhà văn đều dồn tụ
hết cho thể kí. Chẳng phải ngẫu nhiên, Hoàng Phủ Ngọc Tường được đánh giá là một
trong mấy nhà văn viết kí hay nhất của văn học ta hiện nay (Nguyên Ngọc). Các tác
phẩm kí tiêu biểu: Ngôi sao trên đỉnh Phu Văn Lâu (1971), Rất nhiều ánh lửa (1979), Ai
đã đặt tên cho dòng sông? (1986), Hoa trái quanh tôi (1995), Ngọn núi ảo ảnh (1999)

- Nét đặc sắc trong phong cách nghệ thuật của Hoàng Phủ Ngọc Tường là sự kết
hợp nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ và trữ tình, với những liên tưởng mạnh mẽ, độc đáo
và một lối hành văn mê đắm, tài hoa.
2. Tác phẩm:

a. Hoàn cảnh ra đời:

- "Ai đã đặt tên cho dòng sông?" là bài bút kí xuất sắc viết tại Huế ngày 4/1/1981, in
trong tập sách cùng tên. Bài tùy bút có ba phần:

+ Phần 1: Cảnh quan thiên nhiên xứ Huế.

+ Phần 2 + 3: Phương diện lịch sử và văn hóa của sông Hương.

- Đọan trích nằm ở phần thứ nhất và lời kết của toàn bộ tác phẩm.

b. Giá trị nội dung:

- Tác phẩm ca ngợi vẻ đẹp của Sông Hương từ nhiều góc độ: Từ thượng nguồn tới khi
qua kinh thành Huế; từ tự nhiên, lịch sử đến văn hóa nghệ thuật. Qua đó ca ngợi thành
phố Huế và rộng hơn là ca ngợi quê hương đất nước .

- Bộc lộ con người tác giả: Lịch lãm, tài hoa, có tình yêu tha thiết với mảnh đất cố đô.

c. Giá trị nghệ thuật:

- Bộc lộ ngòi bút tài hoa, uyên bác:

+ Huy động nhiều vốn kiến thức địa lí, lịch sử, văn hóa, nghệ thuật ;

+ Sử dụng hiệu quả các biện pháp nghệ thuật nhân hóa, so sánh, ẩn dụ...
+ Ngôn ngữ phong phú, gợi hình, gợi cảm, câu văn giàu nhạc điệu.

- Liên tưởng rất mực phóng túng.

- Có sự kết hợp hài hòa giữa cảm xúc và trí tuệ, giữa chủ quan và khách quan.

- Văn phong tao nhã, hướng nội, tinh tế, tài hoa.

3. Cái tôi Hoàng Phủ Ngọc Tường

- Cái tôi say mê kiếm tìm cái đẹp, dạt dào cảm xúc và luôn gắn bó với thiên
nhiên:

- Cái tôi yêu quê hương đất nước hướng về cội nguồn:

- Một cái tôi tài hoa uyên bác:


II. Những nhận định hay

1. Ký của Hoàng Phủ Ngọc Tường có "rất nhiều ánh lửa" (Nguyễn Tuân)

2. Anh là một người ham sống đến mê mải, sống và đi, đi để được sống, với đất nước,
với nhân dân, với con người, đi say mê và say mê viết về họ... (Nguyên Ngọc)

3. Hoàng Phủ Ngọc Tường có một phong cách viết bút ký văn học của riêng mình. Thế
mạnh của ông là tri thức văn học, triết học, lịch sử, địa lý sâu và rộng, gần như đụng
đến vấn đề gì, ở thời điểm nào và ở đâu thì ông vẫn có thể tung hoành thoải mái ngòi
bút được... (Hoàng Cát)

4. Hoàng Phủ Ngọc Tường là một trong số rất ít nhà văn viết bút ký nổi tiếng ở nước ta
vài chục năm nay. Bút ký của Hoàng Phủ Ngọc Tường hấp dẫn người đọc ở tấm lòng
nhân văn sâu sắc, trí tuệ uyên bác và chất Huế thơ huyền hoặc, quyến rũ. Đó là những
trang viết tài hoa, tài tử, tài tình... (Ngô Minh)

5. Hoàng Phủ Ngọc Tường là nhà văn đạt được 7 chữ “ T” - thứ nhất là có Tâm, rồi
có Tình, có Tài, có Thực Tiễn, và Trung Thực. (Tô Hoài)

* Thơ về sông Hương

- Con sông nửa thực nửa mơ


Nửa mong Lí Bạch, nửa chờ Khuất Nguyên (Nguyễn Trọng Tạo)
- Con sông dung dằng con sông không chảy
Sông chảy vào lòng nên Huế rất sâu ( Thu Bồn)
- Cầu cong như chiếc lược ngà
Sông dài mái tóc cung nga buông hờ (Nguyễn Bính)
- Vạn chướng như bôn nhiễu lục điền,
Trường giang như kiếm lập thanh thiên.
(Muôn dãy núi như chạy vòng quanh khu ruộng xanh mướt
Dòng sông dài như lưỡi gươm dựng giữa trời xanh) (Cao Bá Quát)
* Bài hát về Huế, sông Hương
- Ai ra xứ Huế thì ra
Ai về là về núi Ngự
Ai về là về sông Hương
Nước sông Hương còn vương chưa cạn
Chim núi Ngự tìm bạn bay về
Người tình quê ơi người tình quê thương nhớ lắm chi
(Ai ra xứ Huế - Duy Khánh)
- Ðã đôi lần đến với Huế mộng mơ
Tôi ôm ấp một tình yêu dịu ngọt
Vẻ đẹp Huế chẳng nơi nào có được
Nét dịu dàng pha lẫn trầm tư
(Huế Tình Yêu Của Tôi - Trương Tuyết Mai)

- Trở lại Huế thương bài thơ khắc trong chiếc nón...
Em cầm trên tay ra đứng bờ sông.
Sông Hương nước chảy thuyền trôi lững lờ,
Em trao nón đợi và em hẹn hò.
( Huế thương - An Thuyên)
LUYỆN ĐỀ: AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG?
 Hoàng Phủ Ngọc Tường 
* Các dạng đề cần lưu ý:
Đề 1: Cảm nhận vẻ đẹp sông Hương ở thượng nguồn.
Đề 2: Cảm nhận vẻ đẹp của sông Hương ở ngoại vi thành phố Huế. Từ đó, anh/chị nhận
xét về cảm hứng nhân văn trong đoạn trích.
Đề 3: Cảm nhận vẻ đẹp của sông Hương trong đoạn trích sau: “Từ đây, như tìm đúng
đường về sông Hương vui tươi hẳn lên giữa những biền bãi ... như những vấn vương
của một nỗi lòng”. Từ đó, anh/chị hãy nhận xét về chất thơ trong tác phẩm.
Đề 4: Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp của sông Hương trong đoạn trích sau: “Hình như
trong khoảnh khắc chùng lại của sông nước ấy, sông Hương đã ...Châu Hóa xưa mãi
mãi chung tình với quê hương xứ sở.” Từ đó, nhận xét về lối hành văn tài hoa, mê đắm
của HPNT.
Đề 5: Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp Hương giang trong lịch sử. Từ đó, nhận xét về
cái tôi của Hoàng Phủ Ngọc Tường được thể hiện trong bài kí.
Đề 6: Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp của sông Hương trong đoạn trích sau: “Sông
Hương là vậy, là dòng sông của thời gian ngân vang, của sử thi viết ... trong cái nhìn
thắm thiết của tác gia từ ấy”. Từ đó, hãy nhận xét về tình cảm của HPNT đối với sông
Hương và xứ Huế được thể hiện trong bài kí.

GỢI Ý LẬP DÀN Ý CHO CÁC ĐỀ


I. Dàn ý chung:
A. MB:
- Trực tiếp: Hoàng Phủ Ngọc Tường ... Tác phẩm tiêu biểu là ... /Đoạn trích đã ... Qua
đó, ta thấy ...
- Gián tiếp:
+ Tương liên (viết hai hoặc 4 câu thơ viết về sông nước hoặc sông Hương, hoặc xứ
Huế => bắt sang Ai đã đặt tên cho dòng sông? Tác phẩm là .... Đoạn trích đã .... Qua
đó, ta thấy...
VD: Từ xa xưa những con sông trên thế gian được coi là biểu tượng của sự sinh tồn của
vạn vật, của tính lưu truyền mọi dạng thể. Dòng sông gợi nhắc về một không gian với
bao nhiêu phù sa bồi đắp, gợi nhắc về thời gian như nước qua cầu. Dòng sông mang
biểu tượng về ý nghĩa thống nhất của sự vật, của sự kết thúc và bắt đầu. Xuôi theo dòng
sông là sự tụ hội và ngược về với dòng sông chính là sự trở về với cội nguồn.
Những con sông không muốn xa nguồn
Để biển cả dỗi hờn đẩy dòng sông trở lại
Em như con sông nũng nịu với thiên nhiên
Để anh muốn ngắm nhìn dòng sông mãi
Đó chính là dòng sông Hương, dòng sông muôn thuở! ....Tác phẩm “Ai đã dặt tên cho
dòng sông?”.... Đoạn trích...Từ đó, ta thấy...
+ Diễn dịch: Sông nước là đề tài ... Chính vì thế, các dòng sông đẹp đã soi bóng trong
rất nhiều áng thơ văn hay để lại những xúc cảm thẩm mĩ sâu sắc trong lòng người đọc.
Nếu như đến với Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm là ... Tùy bút Người lái đò Sông
Đà của Nguyễn Tuân đã .... thì sông Hương lại được ...trong bài kí .... Tác phẩm là ...
Đoạn trích đã... Qua đó, ta thấy ...
B,TB:
1. Khái quát:
- Khái quát tác giả (MB gián tiếp)
- “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” là bài bút kí xuất sắc của HPNT viết tại Huế, ngày
4/1/1981, in trong tập sách cùng tên. Bài bút kí có 3 phần, văn bản được học trích phần
thứ nhất. Đây là bài bút kí rất đậm chất tùy bút, người đọc tìm thấy ở đó một phong
cách tài hoa, tự do, phóng túng với vốn văn hóa sâu rộng; một tâm hồn nhạy cảm, rất
mực say mê với cái đẹp của cảnh vật và con người xứ Huế thân yêu. Vì thế, xét đến
cùng, sự hấp dẫn của bút kí này chính là “ cái tôi” tài hoa ấy.
- Ai đã đặt tên cho dòng sông? câu hỏi bâng khuâng khơi gợi sự kiếm tìm cái đẹp tiềm
ẩn trong sông Hương và thiên nhiên, con người xứ Huế.
- Thể hiện một cái tôi mê đắm, nồng cháy suy tư trước vẻ đẹp đầy quyến rũ của Hương
Giang.
- Cách đặt tên độc đáo và lạ của tác giả đã thu hút sự tò mò cho người đọc những suy
lắng và cảm nhận về một con sông thiên phú cho một “ nhan sắc” làm mê đắm lòng
người.
- Nếu như đoạn trước tác giả miêu tả sông Hương ở ... thì đến đoạn này vẻ đẹp của
sông Hương lại được thể hiện rất sâu sắc ...
2. Phân tích và cảm nhận: (mỗi một đoạn/mỗi đề có cách phân chia luận điểm
riêng)
=> nắm chắc ý chính => mỗi ý chính viết thành một đoạn = luận điểm. Khi viết các luận
điểm phải có chuyển đoạn, có dẫn chứng đặt trong ngoặc kép, có phân tích dẫn chứng
(từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ => nội dung biểu thị của câu văn + thái độ, tình
cảm, tấm lòng của tác giả đối với đối tượng được miêu tả).
- Để bài văn hay hơn, hấp dẫn hơn chúng ta cần nhớ lấy 1 hai lời nhận xét của ai đó về
đoạn trích cần phân tích => đặt trong ngoặc kép. Cần lấy dẫn chứng mở rộng (câu thơ
liên quan đến vấn đề nghị luận)
- Khi viết xong hết các luận điểm chúng ta cần có luận điểm tiểu kết = tóm lược lại nội
dung vừa phân tích.
a. Luận điểm 1
b. Luận điểm 2
c. Luận điểm 3
d. Tiểu kết:
3. Đánh giá
a. Về nội dung: Hay, đặc sắc, ý nghĩa ở đâu?
b. Về nghệ thuật:
- Hiểu biết sâu sắc về địa lí, lịch sử, văn hóa, thi ca Huế
- Ngôn ngữ giàu hình ảnh, giàu cảm xúc => giàu chất thơ
- Lối hành văn tài hoa, mê đắm cùng với các BPTT (so sánh, nhân hóa....)
-Liên tưởng tưởng tượng phong phú, táo bạo, bất ngờ.
=> tạo nên một trang viết đẹp như những trang hoa, tờ hoa.
c. Về lí luận văn học (viết cho 1 đề dung chung cho tất cả các đề)
Có ai đó đã từng khẳng định: nhà văn chân chính là người dẫn đường đến xứ sở
của cái đẹp, thì đoạn văn này, HPNT xứng đáng để được tôn vinh là nhà văn chân
chính, người nghệ sĩ suốt đời đi tìm kiếm cái đẹp. Vẻ đẹp của sông Hương cùng với sự
giàu có của ngôn ngữ và tấm lòng của nhà văn đã trộn hòa, thăng hoa để tạo nên những
trang viết đẹp lấp lánh chất thơ. Đọc đoạn văn của HPNT, người đọc cảm thấy rất vui
sướng khi bắt gặp vẻ đẹp của quê hương, đất nước; vui như được nối lại chiêm bao đứt
quãng khi, khi những trái tim chai sạn vì sương gió cuộc đời đã được hồi sinh. Đó chính
là sức mạnh của văn chương, của nghệ thuật chân chính, của cái đẹp có khả năng cứu
rỗi thế giới.
4. Lệnh phụ (học thuộc)
- B1: Nêu khái niệm
- B2: Biểu hiện trong tp hoặc trong đoạn trích.
- B3: Nhận xét về ý nghĩa của lệnh phụ đó đối với tp, đối với bạn đọc.
KB:
- Khẳng định nội dung và nghệ thuật đoạn trích
- Nêu giá trị và sức sống của tác phẩm
- Mở rộng, nâng cao: Cái đẹp/cái tâm/ sự sáng tạo.
VD:
Vâng, áng văn đẹp là những trang viết thể hiện được sự sáng tạo “khơi được
những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có”. Sự sáng tạo đó là trong cách
cảm, cách nghĩ, cách diễn đạt. Tuy nhiên, áng văn đó phải thể hiện được tấm lòng chân
thành, tha thiết; phải khơi gợi được những tình cảm nhân văn cao đẹp và đánh thức
được lòng trắc ẩn trong trái tim mỗi người. Vâng, đọc những áng văn ấy, người đọc như
được thưởng thức được sắc đẹp ngoài sắc đẹp, vị ngon ngoài vị ngon mà khó có ngành
nghệ thuật nào có thể tạo ra được. Đó là ưu điểm vượt trội của văn chương khi lấy ngôn
từ làm chất liệu. Đối với văn của HPNT, khi thứ ngôn từ ấy được tinh luyện, chắt lọc
được một chữ sao cho xác đáng nhất thì lại đáng quý, đáng trân trọng hơn bao giờ hết.
Cho nên, với thứ văn chương được chưng cất rất công phu tỉ mỉ ấy chắc chắn sẽ còn
“xanh mãi” với thời gian. Đúng như Văn Cao khẳng định:
“Riêng những câu thơ còn xanh
Riêng những bài hát còn xanh
Và đôi mắt em long lanh
Như hai giếng nước”.
Ngày nay, trước đại dịch cô vid đang diễn ra vô cùng phức tạp, liệu những thứ văn
chương như thế còn có thể giúp con người vượt lên trên tăm tối, bế tắc, khổ đau để dẫn
lối tới tương lai tươi đẹp hơn?

You might also like