Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI GIỮA KỲ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ LUẬT HỌC KỲ II - NĂM HỌC 2023-2024

Đề thi
Tên học phần: Tài chính hành vi
Thời lượng làm bài: 60 phút

PHẦN TRẮC NGHIỆM (6 ĐIỂM):

1. Giả định nào sau đây không phải là giả định của sự ưa thích hợp lý
A. Sự ưa thích của con người là hoàn hảo
B. Sự ưa thích có tính bắc cầu
C. Sự ưa thích không có tính bắc cầu
D. Các câu trên đều sai
2. Vấn đề nào sau đây ảnh hưởng đến việc kinh doanh chênh lệch giá:
A. Rủi ro cơ bản
B. Rủi ro do những nhà giao dịch nhiễu
C. Chi phí thực hiện
D. Tất cả các câu trên đều đúng
3. Khi có một giáo sư và một sinh viên phát biểu về cùng một vấn đề. Đa số đều coi trọng
những ý kiến của vị giáo sư hơn của vị sinh viên. Đây là lệch lạc nhận thức đến từ hiệu
ứng:
A. Hiệu ứng ban đầu C. Hiệu ứng hào quang (halo effect)
B. Hiệu ứng tức thì D. Không có câu nào đúng
4. Hiệu ứng nào sau đây ngụ ý chỉ các nhà đầu tư bán các chứng khoán đang sinh lợi quá
sớm và nắm giữ các chứng khoán thua lỗ quá lâu để né tránh sự hối tiếc
A. Hiệu ứng ngược vị thế C. Hiệu ứng neo quyết định
B. Sự quá tự tin D. Không có câu nào đúng
5. Dựa theo lý thuyết triển vọng, với x là bao nhiêu thì bạn không thấy có sự khác biệt giữa
2 triển vọng sau: P1(0) và P2(0,5 ; x ; -$100)
A. $100 C. Lớn hơn $100
B. Nhỏ hơn $80 D. Không có câu nào đúng
6. Hai nguyên tắc cơ bản để một chuyên gia tư vấn đầu tư thiết kế chiến lược phân bổ tài
sản cho khách hàng của mình là:
A. Điều tiết (moderate) đối với khách hàng ít rủi ro về mức sống (standard of living) &
thích ứng (adapt) đối với khách hàng có rủi ro cao về mức sống; và điều tiết đối với
khách hàng mắc thiên kiến về nhận thức & thích ứng đối với khách hàng có thiên
kiến về cảm xúc.
B. Điều tiết đối với khách hàng có rủi ro cao về mức sống, thích ứng đối với khách hàng
ít có rủi ro về mức sống; và thích ứng đối với khách hàng có thiên kiến về cảm xúc,
điều tiết đối với khách hàng mắc thiên kiến về nhận thức.
C. Điều tiết (moderate) đối với khách hàng có rủi ro cao về mức sống (standard of
living) & thích ứng (adapt) đối với khách hàng ít có rủi ro về mức sống; và điều tiết
đối với khách hàng mắc thiên kiến về cảm xúc & thích ứng đối với khách hàng có
thiên kiến về nhận thức.
D. Điều tiết (moderate) đối với khách hàng ít rủi ro về mức sống (standard of living) &
thích ứng (adapt) đối với khách hàng có rủi ro cao về mức sống; và thích ứng đối với
khách hàng mắc thiên kiến về nhận thức & điều tiết đối với khách hàng có thiên kiến
về cảm xúc.
7. Dựa theo lý thuyết triển vọng, nếu phải chọn một, con người thường sẽ lựa chọn triển
vọng nào trong 3 triển vọng sau: P1 (0,5 ; $400); P2(0,1 ; $2000) ; P3($200)
A. P1 C. P3

B. P2 D. Không lựa chọn được


8. Lệch lạc (Bias) nào sau đây ngụ ý con người thường quyết định theo hướng né tránh sự
thay đổi:
A. Định kiến về trạng thái hiện tại
B. Nỗi sợ thua lỗ (loss aversion)
C. Sự né tránh rủi ro (risk aversion)
D. Lệch lạc nội địa (Home bias)
9. Ví dụ sau đây là minh hoạ cho thiên kiến/ lệch lạc nào?
“Investors will focus on the asset class in favor today because of this bias, such as
investors chasing growth stocks or technology stocks when they are doing well.
A. Lệch Lạc Tức Thì (Recency Bias)
B. Lệch Lạc Nổi Trội (Salience Bias)
C. Sự Quá Tự Tin (Overconfidence)
D. Định Kiến Về Trạng Thái Hiện Tại
10. Hai đội bóng thi đấu ngang ngửa với nhau, cổ động viên của đội nào cũng sẽ nghĩ đội
mình xứng đáng thắng và đội kia chơi xấu hơn. Đây là hành vi lệch lạc do:
A. Nhận thức C. Trí nhớ
B. Tự nghiệm D. Cảm xúc
11. Theo lý thuyết, con người kinh tế là:
A. Con người không vì tư lợi bản thân
B. Con người tư lợi chỉ vì vật chất
C. Con người tư lợi cả vật chất và tinh thần
D. Không có câu nào đúng
12. Hàm số nào sau đây thể hiện tỷ trọng của quyết định dựa trên xác suất của mức thay đổi
tài sản
A. Hàm hữu dụng kỳ vọng
B. Hàm triển vọng
C. Hàm trọng số
D. Hàm xác suất
PHẦN TỰ LUẬN (4 ĐIỂM):

Câu 1: (2 điểm) Một cá nhân có hàm hữu dụng sau: u(w) = w0.5 trong đó w là giá trị tài sản.
a. Sử dụng mức hữu dụng kỳ vọng, hãy sắp xếp các triển vọng sau theo mức độ ưu tiên, từ cao
nhất đến thấp nhất: (0.5 điểm)
P1(0,8; 1.000; 600); P2(0,7; 1.200; 600); P3(0,5; 2.000; 300)
b. Giá trị tương đương chắc chắn đối với triển vọng P2 là bao nhiêu? (0.5 điểm)
c. Không cần tính toán, bạn hãy cho biết giá trị tương đương chắc chắn đối với P1 lớn hơn hay
nhỏ hơn chính nó? Tại sao? (1 điểm)
Câu 2: (2 điểm)
Ông Messi Trần, chuyên gia về các chương trình kế hoạch hưu trí của Mercantile Asset
Advisors (MAA), đang thảo luận về đặc điểm hành vi của các nhà đầu tư cá nhân trong các
chương trình hưu trí có mức đóng góp xác định (defined contribution hay DC retirement plans)
nhằm nỗ lực huấn luyện đội ngũ bán hàng của MAA khi họ bán dịch vụ của MAA. Trong phần
trình bày của mình, Messi Trần đưa ra các nhận xét sau:
(i) Một nhà đầu tư bị ảnh hưởng bởi thiên kiến mental accoungting (định khoản tinh thần)
có khả năng giữ các khoản đầu tư thua lỗ quá lâu và bán các khoản đầu tư đang lời quá
sớm.
(ii) Vì mental accounting có xu hướng dẫn dắt các nhà đầu tư tập trung vào các loại tài sản
thận trọng hơn, nên danh mục đầu tư của một nhà đầu tư bị mental accounting sẽ có xu
hướng thận trọng hơn so với danh mục đầu tư của một nhà đầu tư không bị ảnh hưởng, giả
sử các mục tiêu lợi nhuận tương tự.
(iii) Phương pháp đa dạng hóa 1/n được nhiều người tham gia chương trình DC sử dụng là
một ví dụ về đa dạng hóa ngây thơ.
(iv) Nếu một nhà đầu tư theo chương trình DC có khoản phân bổ phù hợp trong kế hoạch
nghỉ hưu của họ, thì khoản phân bổ tương tự cũng nên áp dụng cho các tài khoản đầu tư
khác của họ.
Sau khi nghe Messi Trần trình bày, trưởng nhóm bán hàng Vicki Nguyễn, một người cũng
có hiểu biết về tài chính hành vi sẽ đồng ý với nhận xét nào trong 4 nhận xét ở trên? Tại sao?

You might also like