Ontap KTHCSN 150424

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 10

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC PHẦN

KẾ TOÁN HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP


A. Đối tượng áp dụng:
Dùng cho học phần: Kế toán hành chính sự nghiệp - Mã học phần: ACC5221
B. Hướng dẫn thi:
1. Hình thức thi: Vấn đáp
2. Thời gian thi: Tối đa 15 phút (chuẩn bị: 12 phút; hỏi đáp: 03 phút)
3. Kết cấu đề thi:
Gồm 2 câu, mức độ đề đủ để đánh giá năng lực SV, phù hợp với thời gian chuẩn bị và thi.
- Câu 1 (1 điểm): Gồm 5 ý lý thuyết dạng trắc nghiệm giản đơn, không yêu cầu giải thích.
- Câu 2 (9 điểm): Một bài tập ngắn có từ 2-3 yêu cầu (1-2 yêu cầu đóng, 1 yêu cầu mở)
4. Không được mang tài liệu vào phòng thi.
C. Hệ thống câu hỏi ôn tập:
Chương 1: Tổng quan về kế toán công trong đơn vị hành chính sự nghiệp
Câu hỏi ôn tập:
1. Nêu những điểm khác biệt giữa đơn vị hành chính sự nghiệp và doanh nghiệp?
2. Tổ chức kế toán trong đơn vị hành chính sự nghiệp bao gồm những nội dung nào?
Câu hỏi trắc nghiệm (cho biết nhận định sau đây là đúng hay sai?):
1. Chế độ kế toán hành chính sự nghiệp áp dụng cho tất cả Cơ quan nhà nước; đơn vị sự
nghiệp công lập; tổ chức, đơn vị khác có hoặc không sử dụng ngân sách nhà nước.
2. Tất cả tài khoản kế toán trong đơn vị hành chính sự nghiệp được hạch toán kép phản ánh
tình hình tài sản, công nợ, nguồn vốn, doanh thu, chi phí, thặng dư (thâm hụt) của đơn vị trong
kỳ kế toán.
Chương 2: Kế toán vốn bằng tiền, vật tư sản phẩm hàng hóa trong đơn vị hành chính
sự nghiệp
Câu hỏi ôn tập
1. Trình bày kế toán vốn bằng tiền trong đơn vị HCSN?
2. Trình bày phương pháp tính giá nhập kho vật tư, sản phẩm hàng hóa trong đơn vị HCSN?
3. Trình bày phương pháp tính giá xuất vật tư, sản phẩm hàng hóa trong đơn vị HCSN?
4. Trình bày kế toán vật tư sản phẩm hàng hóa trong đơn vị HCSN?
Câu hỏi trắc nghiệm (cho biết nhận định sau đây là đúng hay sai?):
1. Khoản tiền rút từ dự toán chưa được coi là khoản thu từ Ngân sách nhà nước
2. Khi xác định số phí, lệ phí phải nộp nhà nước theo quy định, kế toán ghi giảm tạm thu phí,
lệ phí, ghi tăng các khoản phải nộp nhà nước
3. Khi rút tạm ứng dự toán chi hoạt động về quỹ tiền mặt của đơn vị để chi tiêu, kế toán ghi
tăng tiền mặt và ghi tăng các khoản nhận trước chưa ghi thu.
4. Khi thanh toán các khoản phải trả bằng tiền mặt, tiền gửi rút từ dự toán, kế toán kết
chuyển tạm thu sang doanh thu tương ứng.
5. Khi thu được phí, lệ phí, kế toán ghi tăng tiền mặt, tiền gửi, ghi tăng thu phí được khấu
trừ, để lại.
6. Khi chi trực tiếp cho các hoạt động bằng tiền mặt, tiền gửi mà trước đó đơn vị đã tạm ứng
kinh phí hoạt động, kế toán kết chuyển tạm thu sang doanh thu tương ứng.
7. Khi xuất quỹ tiền mặt tạm ứng cho cán bộ, viên chức và người lao động trong đơn vị kế
toán ghi Nợ TK141/Có TK111
8. Giá thực tế công cụ, dụng cụ mua ngoài nhập kho để sử dụng cho hoạt động hành chính,
sự nghiệp bao gồm giá mua, các loại thuế gián thu, chi phí thu mua, vận chuyển, bốc xếp
9. Giá thực tế nguyên liệu, vật liệu mua ngoài nhập kho để sử dụng cho hoạt động hành
chính, sự nghiệp bao gồm giá mua, các loại thuế gián thu, chi phí thu mua, vận chuyển, bốc xếp...
10. Hàng tồn kho trong đơn vị hành chính sự nghiệp không bao gồm hàng hóa mua để bán.
11. Chi phí thu mua nguyên vật liệu được ghi nhận trực tiếp vào chi hoạt động sự nghiệp.
12. Các phương pháp tính giá xuất kho vật tư, sản phẩm hàng hóa trong đơn vị HCSN bao
gồm: Nhập trước - xuất trước, Nhập sau - xuất trước, Thục tế đích danh, Bình quân gia quyền
Bài tập:
Bài 1: Tại đơn vị HCSN M tháng 02/N có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh về kinh phí
NSNN cấp theo dự toán như sau (ĐVT: đồng).
I. Số dư đầu tháng 02/N:
- TK 111 : 60.000.000 (nguồn tạm ứng dự toán kinh phí hoạt động)
- Các tài khoản khác có số dư hợp lý
II. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh:
1. Ngày 04/02 Rút tạm ứng dự toán kinh phí hoạt động thường xuyên về nhập quỹ tiền mặt:
120.000.000.
2. Ngày 06/02 chi tiền mặt trả tiền điện nước dùng cho hoạt động thường xuyên:
60.000.000.
3. Ngày 10/02 chi tạm ứng cho cán bộ viên chức trong đơn vị đi công tác bằng tiền mặt:
40.000.000.
4. Ngày 15/02 thanh toán tạm ứng đi công tác tính vào chi hoạt động thường xuyên
35.000.000, số còn lại cán bộ viên chức nộp lại bằng tiền mặt.
5. Ngày 18/02 chi tiền mặt thanh toán nhà cung cấp dịch vụ dùng cho hoạt động thường
xuyên 72.000.000.
6. Ngày 20/02 chi tiền mặt mua TSCĐ đưa vào sử dụng ngay cho hoạt động thường xuyên
110.000.000.
7. Ngày 25/02 chi tiền mặt thanh toán nhà cung cấp NVL dùng cho hoạt động thường
xuyên 22.000.000.
8. Ngày 28/02 kiểm kê phát hiện số tiền mặt thừa quỹ chưa xác định nguyên nhân
10.000.000.
Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
Bài 2: Tại đơn vị HCSN H tháng 5/N có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh về nguồn thu phí
được khấu trừ, để lại như sau: (ĐVT: đồng):
I. Số dư đầu tháng 5/N:
- TK 112 : 200.000.000 (nguồn thu phí được khấu trừ, để lại)
- Các tài khoản khác có số dư hợp lý
II. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh:
1. Ngày 01/5 thu phí, lệ phí bằng tiền gửi ngân hàng 250.000.000.
2. Ngày 05/5 xác định số thu phí được để lại sử dụng tại đơn vị 40%, nộp lại NSNN 60%.
3. Ngày 06/5 rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt: 100.000.000.
4. Ngày 08/5 chi tạm ứng cho nhân viên bằng tiền mặt: 50.000.000.
5. Ngày 10/5 chuyển khoản mua tài sản cố định đưa vào sử dụng ngay: 40.000.000.
6. Ngày 15/5 thanh toán tiền điện, nước, điện thoại bằng tiền mặt:12.000.000.
7. Ngày 18/5 chuyển khoản mua nguyên vật liệu nhập kho: 52.500.000.
8. Ngày 25/5 nhận giấy báo nợ của ngân hàng thanh toán nhà cung cấp dịch vụ tháng trước:
32.000.000.
Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
Bài 3: Tại đơn vị sự nghiệp Y trong tháng 11/N có tình hình tồn kho, nhập xuất vật liệu X
sử dụng cho hoạt động thường xuyên như sau:
- Ngày 01/12: tồn 2.000kg, đơn giá 11.000đ
- Ngày 08/12: Mua nhập kho chưa thanh toán 1.500kg, đơn giá chưa thuế là 11.000đ, thuế
suất 10%. Chi phí thu mua 4.500.000đ thanh toán bằng tiền mặt từ nguồn tạm ứng dự toán kinh
phí hoạt động.
- Ngày 11/12: Xuất kho 2.200kg dùng cho hoạt động thường xuyên.
- Ngày 15/12: Chuyển khoản mua nhập kho 1.600kg, đơn giá chưa thuế là 11.000đ, thuế
suất 10%
- Ngày 16/12: Xuất kho 1.100kg dùng cho hoạt động thường xuyên
- Ngày 18/12: Rút dự toán kinh phí hoạt động thường xuyên, chuyển trả nợ người bán vật
liệu X.
- Ngày 19/12: Rút dự toán kinh phí hoạt động thường xuyên, mua 2.500 kg nhập kho, đơn
giá chưa thuế 12.000đ, thuế 10%.
- Ngày 21/12: Xuất kho 2.400kg cho hoạt động thường xuyên.
- Ngày 31/12: Xác định số vật liệu X đã xuất kho sử dụng trong năm và kết chuyển. Biết giá
trị vật liệu X đã xuất kho sử dụng các tháng trước là 850.000.000đ.
Yêu cầu: Định khoản (Xác định giá trị thực tế của NVL, CCDC xuất kho theo phương pháp
nhập trước - xuất trước).
Bài 4: Đơn vị sự nghiệp A trong tháng 7/N có các nghiệp vụ như sau:
1. Nhận thông báo dự toán kinh phí hoạt động thường xuyên do cơ quan tài chính duyệt cho
quý III năm N là 310.000.000đ.
2. Rút tạm ứng dự toán kinh phí hoạt động về nhập quỹ tiền mặt 200.000.000đ.
3. Xuất quỹ tiền mặt mua TSCĐ sử dụng cho hoạt động thường xuyên của đơn vị là
18.000.000đ.
4. Mua nguyên vật liệu nhập kho sử dụng cho hoạt động sự nghiệp 110.000.000đ. Đơn vị
chưa thanh toán.
5. Rút dự toán kinh phí hoạt động thanh toán tiền cho nhà cung cấp vật liệu là 110.000.000đ.
6. Xuất quỹ tiền mặt thanh toán tiền dịch vụ dùng cho hoạt động thường xuyên 36.000.000đ.
7. Thu phí, lệ phí bằng tiền mặt là 95.000.000đ.
8. Xuất quỹ tiền mặt cho hội thảo chuyên đề:
Viết bài hội thảo: 10.500.000đ
Chi báo cáo viên: 6.400.000đ
Chi khai mạc, bế mạc: 12.000.000đ.
9. Xác định số phí, lệ phí phải nộp NSNN là 30.000.000đ. Số phí, lệ phí còn lại để sử dụng
tại đơn vị.
10. Kiểm kê phát hiện thiếu quỹ số tiền 50.000.000đ, chờ xử lý.
Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
Bài 5: Tại một đơn vị hành chính sự nghiệp có thu phát sinh một số nghiệp vụ như sau:
1. Rút tạm ứng dự toán chi hoạt động về nhập quỹ tiền mặt 65.000.000đ.
2. Chi tiền mặt để tạm ứng cho nhân viên A đi công tác 6.000.000đ.
3. Mua vật liệu và dụng cụ nhập kho dùng cho hoạt động thường xuyên trả bằng tiền mặt:
- Vật liệu có giá mua chưa thuế 7.000.000đ, thuế GTGT 10% .
- Dụng cụ có giá mua chưa thuế 4.000.000đ, thuế GTGT 10%.
- Chi phí vận chuyển vật liệu và dụng cụ chưa thuế là 300.000đ và 200.000đ.
4. Thu hồi khoản nợ phải thu khác bằng tiền mặt: 1.500.000đ
5. Thu phí, lệ phí nhập quỹ tiền mặt 320.000.000đ
6. Xuất quỹ tiền mặt thanh toán tiền dịch vụ dùng cho hoạt động thường xuyên là:
9.900.000đ, trong đó thuế GTGT 900.000đ.
7. Mua vật liệu xuất dùng trực tiếp cho hoạt động thường xuyên trả bằng tiền mặt, giá mua
chưa thuế là 8.000.000đ, thuế GTGT 10%.
8. Xuất kho toàn bộ vật liệu và dụng cụ mua ở nghiệp vụ 3 cho hoạt động thường xuyên.
9. Xác định số phí, lệ phí phải nộp NSNN là 30%. Số phí, lệ phí còn lại để sử dụng tại đơn
vị.
10. Xuất quỹ tiền mặt mua TSCĐ sử dụng cho hoạt động thu phí, giá mua chưa thuế GTGT
10% là 80.000.000đ.
Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
Bài 6: Tài liệu tại đơn vị sự nghiệp có thu K trong tháng 7/N như sau:
- Ngày 01/7: Dư quỹ tiền mặt 7.000.000đ thuộc tạm ứng kinh phí hoạt động, 4.000.000đ
thuộc nguồn vốn kinh doanh.
- Ngày 02/7: Rút tạm ứng dự toán kinh phí hoạt động về nhập quỹ tiền mặt là 500.000.000đ.
- Ngày 04/7: Xuất quỹ tiền mặt gửi vào tài khoản ngân hàng 450.000.000đ.
- Ngày 07/7: Trả lương cho viên chức qua tài khoản cá nhân 210.000.000đ.
- Ngày 08/7: Xuất quỹ tiền mặt thanh toán tiền điện, nước cho hoạt động sản xuất
4.000.000đ.
- Ngày 10/7: Bán sản phẩm thu bằng TGNH 420.000.000đ, thuế GTGT 10%.
- Ngày 14/7: Chi tạm ứng tiền công tác phí 11.200.000đ.
- Ngày 15/7: Thu phí, lệ phí bằng tiền mặt 210.000.000đ.
- Ngày 16/7: Chi tiền mặt mua vật liệu văn phòng nhập kho dùng cho hoạt động sự nghiệp
22.000.000đ.
- Ngày 17/7: Chi hội họp định kì bằng tiền mặt ghi chi hoạt động thường xuyên 3.500.000đ.
- Ngày 21/7: Mua đồ dùng văn phòng trang bị cho các bộ phận HCSN 6.000.000 chưa thanh
toán.
- Ngày 22/7: Thanh toán cho người bán bằng tiền mặt thuộc nguồn tạm ứng kinh phí hoạt
động 4.500.000đ.
- Ngày 24/7: Thanh toán tạm ứng công tác phí, ghi chi hoạt động thường xuyên 9.000.000đ
số còn lại nhập quỹ tiền mặt.
- Ngày 28/7: Nộp cho ngân sách Nhà nước số thu phí, lệ phí phải nộp bằng tiền mặt
210.000.000đ.
Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
Bài 7: Tài liệu tại đơn vị HCSN A trong tháng 12/N như sau:
I. Vật liệu B tồn đầu kỳ:
- Số lượng: 8.000kg, đơn giá: 7.700đ/kg
II. Trong tháng 12/N có các nghiệp vụ nhập xuất vật liệu B dùng cho hoạt động thường
xuyên như sau:
- Ngày 04/12: Mua nhập kho vật liệu B chưa thanh toán số lượng 3.000kg. Giá mua chưa có
thuế GTGT 7.200đ/kg, thuế suất thuế GTGT 5%, tiền hàng chưa thanh toán.
- Ngày 07/12: Xuất vật liệu B cho hoạt động thường xuyên 10.000kg.
- Ngày 10/12: Mua vật liệu B nhập kho: số lượng 4.000kg, giá mua chưa có thuế GTGT 5%
là 7.200đ/kg, đã thanh toán cho người bán bằng tiền gửi ngân hàng.
- Ngày 14/12: Xuất kho vật liệu B dùng cho hoạt động thường xuyên 3.500kg.
- Ngày 15/12: Rút dự toán kinh phí hoạt động thường xuyên trả nợ cho người bán vật liệu B.
- Ngày 22/12: Xuất vật liệu B cho hoạt động thường xuyên 1.000kg.
- Ngày 24/12: Rút dự toán kinh phí hoạt động thường xuyên mua vật liệu B nhập kho: số
lượng 2.000kg, giá mua chưa có thuế GTGT 5% là 7.000đ/kg. Chi phí vận chuyển chưa thanh
toán 400.000đ.
- Ngày 26/12: Xuất quỹ tiền mặt thanh toán tiền vận chuyển ngày 24/12.
- Ngày 28/12: Xuất kho vật liệu B dùng cho hoạt động thường xuyên 2.000kg
- Ngày 31/12: Xác định số vật liệu B đã xuất kho sử dụng trong năm và kết chuyển. Biết
tổng giá trị vật liệu B xuất kho sử dụng cho hoạt động thường xuyên trong năm bằng 10 lần giá
trị vật liệu B xuất kho sử dụng trong tháng 12.
Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ trên cơ sở phương pháp tính giá nhập trước - xuất trước.
Chương 3: Kế toán tài sản cố định trong đơn vị hành chính sự nghiệp
Câu hỏi ôn tập:
1. Nêu tiêu chuẩn nhận biết chung của TSCĐ?
2. Phân biệt TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình?
3. Phân biệt sửa chữa thường xuyên, sửa chữa lớn và nâng cấp TSCĐ?
Câu hỏi trắc nghiệm (cho biết nhận định sau đây là đúng hay sai?):
1. Cuối năm, đơn vị kết chuyển số khấu hao, hao mòn đã tính (trích) trong năm của tài sản
cố định hình thành bằng nguồn NSNN sang TK 511- Thu hoạt động do NSNN cấp.
2. Tất cả các TSCĐ hữu hình và vô hình khi đưa vào sử dụng đều phải trích khấu hao.
3. Khi thực hiện dự án nâng cấp TSCĐ, chi phí thực tế phát sinh được ghi tăng chi phí có
liên quan.
4. Tất cả các chi phí sửa chữa thường xuyên kế toán sẽ ghi nhận vào các tài khoản chi phí
các hoạt động tương ứng.
5. Theo quy định hiện hành tiêu chuẩn chung ghi nhận TSCĐ là giá trị từ 30.000.000 đồng
trở lên và thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên
Bài tập
Bài 1: Đơn vị sự nghiệp xin cấp kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản để thực hiện công trình
nhà văn phòng phục vụ cho công tác quản lý. Trong năm N có các nghiệp vụ như sau:
1. Mua vật tư xuất dùng trực tiếp cho công trình là 60.000.000. Đơn vị đã thanh toán bằng
tiền mặt từ nguồn tạm ứng kinh phí hoạt động.
2. Rút dự toán kinh phí XDCB mua thiết bị lắp đặt cho công trình. Giá mua chưa thuế
GTGT 10% là 630.000.000.
3. Phải trả cho nhà thầu XDCB 220.000.000.
4. Đơn vị rút dự toán kinh phí XDCB thanh toán cho nhà thầu.
5. Quyết toán công trình bàn giao đưa vào sử dụng.
Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế
Bài 2: Có tài liệu về tình hình TSCĐ trong tháng 10/N tại đơn vị HCSN (ĐVT: đồng)
1. Đơn vị tiếp nhận của đơn vị cấp trên một TSCĐ hữu hình dùng cho hoạt động thường
xuyên là 220.000.000. Chi phí vận chuyển đã chi bằng tiền mặt từ nguồn NSNN là 1.200.000.
2. Mua một TSCĐ hữu hình giá mua chưa thuế GTGT là 28.000.000 (thuế suất 5%), tiền
hàng chưa thanh toán. Chi phí vận chuyển chi bằng tiền mặt là 1.500.000. TSCĐ đưa vào sử
dụng và đầu tư bằng nguồn kinh phí viện trợ nước ngoài.
3. Mua một TSCĐ phục vụ cho SXKD giá mua chưa thuế GTGT 10% là 36.000.000, đơn vị
thanh toán bằng chuyển khoản.
4. Đơn vị chuyển khoản thanh toán tiền mua TSCĐ ở nghiệp vụ 2.
5. Thanh lý một TSCĐ hữu hình có nguồn gốc từ ngân sách thuộc hoạt động sự nghiệp,
nguyên giá 109.000.000, giá trị hao mòn 99.000.000, chi phí thanh lý bằng tiền mặt 5.000.000,
thu thanh lý bằng tiền mặt 20.000.000, chênh lệch thu chi phải nộp lại ngân sách.
6. Kiểm kê phát hiện thiếu một TSCĐ hữu hình có nguồn gốc ngân sách thuộc hoạt động sự
nghiệp chờ xử lý, nguyên giá 18.000.000, hao mòn 9.000.000.
7. Quyết định xử lý TSCĐ thiếu khi kiểm kê.
- TSCĐ dùng cho hoạt động sự nghiệp người phạm lỗi bồi thường 50% bằng tiền mặt, xóa
bỏ thiệt hại 50%.
Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế
Bài 3:
Tài liệu tại đơn vị sự nghiệp có thu A trong kỳ như sau (ĐVT: đồng):
I. Số dư đầu kỳ:
- TK 211: 1.200.000.000.
- TK 214: 240.000.000.
II. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
1. Dùng phí được khấu trừ, để lại mua một thiết bị phải qua lắp đặt, chạy thử. Giá mua chưa
thuế 130.000.000, thuế suất thuế GTGT 10% đã thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng. Chi phí lắp
đặt phải trả là 21.000.000 (bao gồm cả thuế GTGT 5%). Đơn vị nhận thầu đã lắp đặt hoàn thành
TSCĐ và đưa vào sử dụng.
2. Mua TSCĐ hữu hình đưa vào sử dụng ngay bằng nguồn NSNN cấp. Giá mua chưa thuế
GTGT 10% là 60.000.000, chưa trả tiền người bán. Chi phí lắp đặt thanh toán bằng tiền mặt
4.000.000.
3. Dùng vốn kinh doanh mua một TSCĐ phục vụ cho sản xuất. Giá mua chưa thuế
164.000.000, thuế suất 10%, chưa thanh toán cho nhà cung cấp.
4. Rút dự toán chi hoạt động thường xuyên mua một TSCĐ đưa vào sử dụng ngay. Giá mua
chưa thuế 40.000.000, thuế suất thuế GTGT 10%.
5. Nhận cấp phát kinh phí hoạt động từ cấp trên bằng một TSCĐ nguyên giá 70.000.000, giá
trị hao mòn lũy kế 21.000.000.
6. Rút dự toán chi hoạt động thường xuyên thanh toán tiền mua TSCĐ ở nghiệp vụ 2.
7. Nhượng bán một TSCĐ dùng cho hoạt động sự nghiệp, nguyên giá 50.000.000; đã hao
mòn 15.000.000. Chi phí nhượng bán bao gồm:
- Tiền mặt 1.200.000;
- Chi phí sửa chữa trước khi nhượng bán phải trả 1.800.000.
Người mua chấp nhận với giá mua 45.000.000.
Chênh lệch thu, chi phải nộp ngân sách.
8. Kiểm kê phát hiện thiếu TSCĐ dùng cho hoạt động sự nghiệp, nguyên giá 56.800.000; đã
hao mòn 42.000.000.
9. Quyết định xử lý số TSCĐ như sau: cá nhân phải bồi thường bằng tiền mặt 4.800.000,
phần còn lại coi như thiệt hại xóa bỏ.
10. Cuối năm xác định giá trị hao mòn TSCĐ thuộc nguồn kinh phí hoạt động NSNN cấp là
870.000.000, thuộc nguồn phí được khấu trừ là 256.000.000.
Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
Bài 4:
Có tình hình sửa chữa, nâng cấp TSCĐ và đầu tư XDCB năm N tại một đơn vị HCSN như
sau (ĐVT: đồng):
I. Sửa chữa, nâng cấp TSCĐ từ nguồn phí được khấu trừ, để lại:
1. Chi phí sửa chữa thường xuyên nhà văn phòng được ghi chi hoạt động thu phí gồm:
- Xuất kho vật liệu cho sửa chữa 7.500.000.
- Tiền công sửa chữa chi bằng tiền mặt là 4.950.000.
2. Mua chịu vật tư, thiết bị cho dự án nâng cấp TSCĐ giao trực tiếp cho bộ phận sửa chữa
440.000.000.
3. Chuyển khoản chi dịch vụ cho nâng cấp TSCĐ 120.000.000, thuế suất thuế GTGT 10%.
4. Thanh toán tiền mua thiết bị và vật tư cho nâng cấp bằng chuyển khoản.
5. Tiền công sửa chữa thuê ngoài 40.000.000. Toàn bộ đã thanh toán bằng chuyển khoản.
6. Dự án nâng cấp TSCĐ đã hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng.
II. Mua sắm, đầu tư xây dựng mới:
1. Dùng kinh phí hoạt động thường xuyên mua thiết bị giao lắp đặt trực tiếp theo phương
thức tự làm. Giá mua thiết bị lắp đặt 880.000.000 (trong đó thuế GTGT 10%) chưa thanh toán
cho người bán. Chi phí lắp đặt bao gồm: chi bằng tiền mặt 5.000.000, dịch vụ mua ngoài phục
vụ cho lắp đặt chưa thanh toán 55.000.000 (cả thuế GTGT 10%), lương phải trả cho công nhân
lắp đặt 10.000.000. Công trình bàn giao sử dụng cho hoạt động sự nghiệp.
2. Đơn vị rút dự toán chi hoạt động thường xuyên thanh toán cho người bán thiết bị.
3. Đơn vị thực hiện đầu tư XDCB theo phương thức giao thầu bằng nguồn kinh phí XDCB
theo dự toán được phân bổ. Giá trị khối lượng XDCB phải trả nhà thầu 518.000.000; đơn vị rút
dự toán kinh phí XDCB thanh toán cho nhà thầu. Quyết toán công trình XDCB, bàn giao TSCĐ
sử dụng cho hoạt động hành chính.
Yêu cầu: Định khoản nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
Chương 4: Kế toán tiền lương và các khoản phải nộp theo lương trong đơn vị hành
chính sự nghiệp
Câu hỏi ôn tập:
1. Các khoản trích nộp theo lương trong đơn vị gồm những khoản nào? Nêu tỉ lệ các khoản
trích nộp?
2. Nêu phương pháp kế toán tiền lương trong đơn vị HCSN?
3. Nêu phương pháp kế toán các khoản phải nộp theo lương trong đơn vị HCSN?
Câu hỏi trắc nghiệm (cho biết nhận định sau đây là đúng hay sai?):
1. Khi thu được các khoản đã tạm ứng cho người lao động bằng tiền mặt, kế toán ghi tăng
tiền mặt và ghi tăng tạm ứng.
2. Khi rút dự toán chi hoạt động chuyển sang tài khoản tiền gửi Ngân hàng phục vụ chi trả
tiền lương cho cán bộ, công chức, viên chức, kế toán ghi tăng tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc (chi
tiết tiền gửi Ngân hàng), ghi tăng tạm thu.
3. Tài khoản 3348 dùng để theo dõi các khoản phải trả đối với lao động thời vụ thuê ngoài
4. Tiền lương phải trả cho viên chức phục vụ cho hoạt động thu phí kế toán ghi Nợ
TK614/Có TK334
5. Các khoản phải nộp trừ vào lương của viên chức phục vụ cho hoạt động thường xuyên kế
toán ghi Nợ TK611/Có TK332
Bài tập: Tại đơn vị sự nghiệp X trong tháng 6/N có tình hình như sau (ĐVT: đồng):
1. Tiền lương phải trả cho công chức, viên chức ở tính vào chi hoạt động thường xuyên là
100.000.000.
2. Số BHXH phải trả cho công chức nghỉ ốm được hưởng BHXH của đơn vị là 6.000.000.
3. Tiền thưởng từ quỹ khen thưởng phải trả cho viên chức là 3.200.000.
4. Trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN theo tỷ lệ quy định.
5. Rút dự toán chi hoạt động thường xuyên nộp các khoản phải nộp theo lương cho cơ quan
quản lý.
6. Rút dự toán chi hoạt động thường xuyên về tài khoản tiền gửi ngân hàng để trả lương cho
công chức, viên chức.
7. Đơn vị đã thanh toán tiền lương qua tài khoản cá nhân.
8. Xuất quỹ tiền mặt chi trả thưởng cho viên chức.
9. Cơ quan BHXH thanh toán tiền BHXH cho đơn vị bằng chuyển khoản là 6.000.000.
10. Chuyển khoản chi trả BHXH cho công chức.
Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
Chương 5: Kế toán các khoản thu chi và xác định kết quả trong đơn vị hành chính sự
nghiệp
Câu hỏi ôn tập:
1. Phương pháp kế toán thu các hoạt động trong đơn vị hành chính sự nghiệp gồm những
khoản nào?
2. Phương pháp kế toán chi các hoạt động trong đơn vị hành chính sự nghiệp gồm những
khoản nào?
3. Phương pháp kế toán xác định kết quả hoạt động sự nghiệp?
Câu hỏi trắc nghiệm (cho biết nhận định sau đây là đúng hay sai?):
1. Tài khoản được sử dụng để xác định kết quả hoạt động hành chính sự nghiệp là TK9111
2. Các khoản thu trong đơn vị hành chính sự nghiệp gồm: Thu hoạt động do NSNN cấp và
thu hoạt động thu phí khấu trừ để lại.
3. Các khoản chi trong đơn vị hành chính sự nghiệp gồm: Chi thường xuyên và chi từ nguồn
viện trợ vay nợ nước ngoài
4. Khi được dự toán chi hoạt động ghi Nợ TK008 .
5. Trong đơn vị sự nghiệp chênh lệch giữa thu và chi ta gọi là lãi/lỗ
6. Cuối năm, kế toán tính toán kết chuyển từ TK các khoản nhận trước chưa ghi thu sang
các TK thu (doanh thu) tương ứng với số nguyên vật liệu, ccdc hình thành từ nguồn NSNN cấp
đã xuất ra sử dụng trong năm.
7. Bút toán xác định kết quả các hoạt động hành chính sự nghiệp được thực hiện định kỳ
hằng quý.
Bài tập
Bài 1:
Có tài liệu về nguồn kinh phí hoạt động ngân sách nhà nước cấp trong quý I/N ở một đơn vị
HCSN như sau (ĐVT: đồng)
1. Nhận được thông báo dự toán chi hoạt động thường xuyên quý I/N do cấp trên giao cho
đơn vị 140.000.000.
2. Rút tạm ứng dự toán theo giấy rút dự toán NSNN bằng tiền mặt 40.000.000.
3. Rút dự toán để chi trả tiền điện, nước, điện thoại theo giấy rút dự toán bằng chuyển tiền,
số tiền 10.000.000.
4. Mua nguyên vật liệu nhập kho dùng cho hoạt động thường xuyên, đơn vị chưa thanh toán
30.000.000.
5. Xuất kho toàn bộ NVL cho hoạt động thường xuyên.
6. Xuất quỹ tiền mặt mua văn phòng phẩm nhập kho dùng cho hoạt động chuyên môn, số
tiền 40.000.000.
7. Rút dự toán để mua tài sản cố định hữu hình theo giấy rút dự toán bằng chuyển tiền, số
tiền 90.000.000.
8. Rút dự toán để thanh toán cho người bán NVL theo giấy rút dự toán bằng chuyển tiền,
số tiền 30.000.000.
Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
Bài 2:
Có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh về nguồn phí được khấu trừ, để lại tại một đơn vị HCSN
P trong năm N như sau (ĐVT: đồng):
1. Thu phí, lệ phí bằng tiền mặt 200.000, tiền gửi ngân hàng 600.000.000.
2. Xác định số phí, lệ phí phải nộp NSNN 25%, đơn vị đã chuyển khoản cho cơ quan
quản lý.
3. Số phí còn lại để lại sử dụng tại đơn vị.
4. Xuất quỹ tiền mặt thanh toán tiền điện, nước, điện thoại của hoạt động thu phí, số
tiền 25.300.000.
5. Mua TSCĐ HH phục vụ hoạt động thu phí. Giá mua chưa VAT 10% là 450.000.000,
đơn vị chưa thanh toán. Chi phí vận chuyển đã thanh toán bằng tiền mặt 5.000.000.
6. Đơn vị chuyển khoản thanh toán tiền mua TSCĐ hữu hình.
7. Dùng tiền gửi ngân hàng mua nguyên vật liệu nhập kho, số tiền 60.000.000 (chưa
bao gồm VAT 10%)
Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế trên.
Bài 3:
Tài liệu tại đơn vị sự nghiệp có thu B trong năm tài chính N (ĐVT: đồng):
1. Hạn mức kinh phí hoạt động thường xuyên được phân phối theo dự toán cho năm tài
chính N là 438.250.000.
2. Rút tạm ứng kinh phí về quỹ tiền mặt 84.220.000.
3. Rút kinh phí trong dự toán mua TSCĐ hữu hình phục vụ cho hoạt động thường xuyên giá
có thuế GTGT 10% là 126.000.000. Chi phí lắp đặt thanh toán bằng tiền mặt là 1.100.000.
4. Xuất quỹ tiền mặt mua vật liệu phục vụ cho hoạt động thường xuyên không qua kho, tổng
giá trị thanh toán là 27.300.000.
5. Rút kinh phí hoạt động trong dự toán thanh toán tiền điện, nước, điện thoại phục vụ cho
hoạt động thường xuyên, giá có thuế GTGT là 48.200.000.
6. Xuất quỹ tiền mặt mua vật liệu nhập kho phục vụ cho hoạt động thường xuyên giá có
thuế là 27.620.000, chi phí vận chuyển là 200.000.
7. Tiền lương phải trả cho công chức trong năm là 140.000.000. Trích các khoản phải nộp
theo lương theo tỷ lệ quy định
8. Rút kinh phí trong dự toán thanh toán tiền lương cho công chức qua tài khoản cá nhân và
nộp các khoản phải nộp theo lương cho cơ quan quản lý.
9. Chi hội họp bằng tiền mặt cho hoạt động thường xuyên là 28.000.
10. Xuất kho toàn bộ vật liệu dùng cho hoạt động thường xuyên.
11. Cuối năm xác định giá trị hao mòn tài sản cố định dùng cho hoạt động thường xuyên
105.000.
Yêu cầu:
1. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
2. Rút dự toán số tiết kiệm chi thường xuyên để trích quỹ khen thưởng về tài khoản tiền gửi
kho bạc.
3. Xác định kết quả hoạt động HCSN năm N.
Bài 4:
Tài liệu tại đơn vị sự nghiệp A về tình hình tiếp nhận, sử dụng kinh phí hoạt động do NSNN
cấp và nguồn phí được khấu trừ, để lại trong năm tài chính N như sau (ĐVT: đồng):
1. Hạn mức kinh phí hoạt động phân phối theo dự toán cho năm tài chính N 200.000.000.
2. Rút tạm ứng 50% kinh phí trong dự toán về quỹ tiền mặt.
3. Thu phí, lệ phí bằng tiền mặt 400.000.000.
4. Xác định số phí, lệ phí phải nộp NSNN 30%.
5. Xuất quỹ tiền mặt chuyển vào tài khoản tiền gửi ngân hàng 200.000.000 (từ nguồn kinh
phí hoạt động 50.000.000, nguồn phí khấu trừ để lại 150.000.000).
6. Dùng tiền gửi ngân hàng mua TSCĐ hữu hình phục vụ cho hoạt động thường xuyên là
50.000.000, cho hoạt động thu phí là 150.000.000.
4. Xuất quỹ tiền mặt mua vật liệu không qua kho phục vụ cho hoạt động thường xuyên là
30.000.000, cho thực hiện thu phí 50.000.000.
5. Rút kinh phí trong dự toán thanh toán tiền điện, nước, điện thoại 8.610.000.
6. Tiền lương phải trả cho công chức trong năm là 74.000.000. Trích các khoản phải nộp
theo lương theo tỷ lệ quy định
7. Rút kinh phí trong dự toán thanh toán tiền lương cho công chức bằng tiền mặt và nộp các
khoản phải nộp theo lương cho cơ quan quản lý.
8. Chi khác bằng tiền mặt cho hoạt động thường xuyên 20.000.000, cho hoạt động thu phí
50.000.000.
9. Cuối năm xác định giá trị hao mòn tài sản cố định dùng cho hoạt động thường xuyên
165.000.000, cho hoạt động thu phí 38.000.000.
Yêu cầu: 1. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
2. Xác định và kết chuyển số tiết kiệm chi từ hoạt động thu phí.
3. Xác định kết quả hoạt động hành chính sự nghiệp năm N.

You might also like