Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 5

Bài tập nhóm và các yêu cầu đối với việc viết BÁO CÁO KẾT

QUẢ LÀM VIỆC NHÓM của sinh viên!


YÊU CẦU: Các nhóm tiến hành thảo luận và mỗi thành viên cùng triển khai việc làm
bài tập với nhóm nhằm mục đích giúp nhau hệ thống lại kiến thức ôn thi cho tất cả
(không giao riêng từng câu hỏi cho từng người) ! Mong các thành viên trong nhóm
thực sự nghiêm túc chuẩn bị (Điều này rất có ý nghĩa cho kỳ thi hết môn).
Báo cáo phải đính kèm Biên bản làm việc nhóm , có sự đánh giá mức độ điểm A, B,
C, D (cả đánh giá của nhóm + đánh giá của cá nhân).

Thời gian nộp báo cáo hoàn thành bài tập nhóm: Trước 15h00, Thứ 6
ngày 03/5/2019.

Địa điểm: Bộ môn Luật TMQT, tầng 5 Tòa nhà F (tòa nhà 6 tầng mới).

BÀI TẬP:

Bài 1
A và B là bạn bè. Nhân lúc đang ngồi uống cà phê A rủ B cùng đi ăn trộm ở nhà bà Q. B từ chối
vì bà Q là người cùng xóm và là người thân của B. Theo yêu cầu của A, B đã vẽ sơ đồ của nhà
bà Q, chỉ vị trí tài sản trong nhà. Không rủ được B cùng tham gia, A tự thực hiện một mình. Lợi
dụng gia đình bà Q đi vắng A lẻn vào nhà lấy được một chiếc xe gắn máy và một số đồ đạc vật
dụng, bán lấy tiền chi xài, không chia cho B. Hành vi trên của A thuộc trường hợp được quy định
tại Khoản 1 Điều 173 Bộ luật hình sự)
Anh chị hãy:
1/ Nêu rõ các dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm cơ bản của tội trộm cắp tài sản.
2/ Xác định B có đồng phạm với A về tội trộm cắp tài sản hay không? Tại sao? Nếu có hãy xác
định rõ vai trò của mỗi cá nhân trong vụ việc.
3/ Xác định hành vi phạm tội trong vụ việc trên thuộc loại tội gì? Giả sử khi vụ việc xảy ra
B mới 15 tuổi thì có phải chịu trách nhiệm hình sự trong vụ việc này không?

Bài 2
A là một thanh niên lêu lổng, không có nghề nghiệp. Hết tiền tiêu xài, A nghĩ cách kiếm tiền.
Khoảng gần 4 giờ chiều, A lảng vảng ở một ngã tư đường phố và đứng tại bên lề đường chờ cơ
hội chiếm đoạt tài sản của người khác. Khi đèn xanh trên hệ thống đường báo giao thông bật
sáng, A nhanh chóng giật chiếc dây chuyền trên cổ của 01 phụ nữ và bỏ chạy. B là người chứng
kiến được sự việc, liền bỏ xe đạp của mình trên lề đường và chạy đuổi theo để bắt A. Chạy vào
con hẻm cụt, A hết đường nên quay mặt đối diện với B, một tay bỏ dây chuyền vào miệng, tay
kia rút dao đâm vào bụng của B và bỏ chạy. B bị thương với tỷ lệ thương tật qua giám định 27%.
Hãy xác định:
1/ Hành vi đâm B bị thương của A có phải là thực hiện quyền phòng vệ chính đáng hay hành
động trong tình thế cấp thiết hay không? Vì sao?
2/ Các tội danh mà A phạm tội trong vụ việc nêu trên? Các loại tội này có cấu thành hình
thức hay cấu thành vật chất? Giải thích rõ vì sao?
Bài 3
Vì mâu thuẫn cá nhân, X lên kế hoạch giết Y sau khi nghiên cứu lịch sinh hoạt của Y. Lựa chọn
địa điểm và thời gian thích hợp, X quyết định ra tay. Y trên đường trở về nhà sau khi đi chơi với
bạn gái về vào lúc 22 giờ thì X canh sẵn ở vị trí lựa chọn và bắn vào Y. Do trời tối, ánh sáng đèn
phố không đủ sáng nên Y không trúng đạn. Sau phát bắn không thành đó, X mang súng về không
muốn giết Y nữa.

Hãy lập luận và xác định:


1. Hành vi của X có đủ điều kiện về tự ý nữa chừng chấm dứt việc phạm tội giết người không?
2. Giai đoạn phạm tội của X?
3. X có phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người không?

Bài 4
A và B làm cùng công trường. A là nhân viên bảo vệ đã có lần lập biên bản B vi phạm lấy trộm
vật liệu của công trường đem bán lấy tiền tiêu vặt. Vì việc đó B đã bị xử lý kỷ luật cảnh cáo và
điều chuyển tới làm việc ở bộ phận khác không vừa ý với B. Sau vài lần khác có xảy ra mâu
thuẫn xích mích, B nung nấu ý định giết A trả thù. Lợi dụng đêm tối, vào một đêm mưa bão B
lẻn vào lán nơi A nằm ngủ, vén màn và đâm liên tiếp nhiều nhát vào ngực người đang nằm ngủ
trên giường. Thấy nạn nhân không còn cựa quậy nữa B mới bỏ đi. Tuy nhiên người bị đâm hôm
đó là C (Vì C mệt nên đến nhờ A đi trực thay ca và ngủ luôn tại lán của A). May mắn C được
cấp cứu kịp thời nên không chết.
Anh chị hãy lập luận và xác định:
a. Giai đoạn phạm tội của B?
b. Hình thức lỗi của B khi phạm tội?
c. Mức hình phạt cao nhất tòa án có thể áp dụng đối với B?

Bài 5
Hiếu rủ Hùng về nhà Hiếu bằng xe máy của Hùng. Do đường xấu nên Hiếu vấp phải ổ gà làm
cho xe bị đổ, Hùng ngồi sau bị ngã. Cùng lúc đó Mạnh là người cùng xóm với Hiếu đi xe đạp
máy từ phía sau đâm vào xe của Hiếu. Hùng ở phía sau túm tóc và đánh Mạnh, Hiếu thấy vậy
cũng lao vào đấm đá Mạnh làm Mạnh ngã lăn xuống bờ ruộng. Mặc cho Mạnh luôn miệng xin
lỗi, Hiếu và Hùng vẫn lao theo đấm đá túi bụi và dùng tay bóp cổ Mạnh. Mạnh chống cự quyết
liệt và hô: “Cướp ! Cướp !”. Hiếu thấy xe của Mạnh để trên đường nên đã lấy phóng đi luôn, còn
Hùng ở lại vẫn đánh nhau với Mạnh và bị Mạnh dùng gạch đập vào đầu làm Hùng bị choáng.
Nhân dân trong làng nghe tiếng hô cướp liền chạy ra đưa cả hai đi cấp cứu. Sau khi điều trị, kết
quả giám định pháp y kết luận anh Mạnh bị giảm sức khoẻ 12%. Vụ việc đã được cơ quan công
an xử lý ngay. Về phần Hiếu, sau khi lấy được xe đạp máy của anh Mạnh, Hiếu đem đến chòi cá
cách nơi xảy ra sự việc khoảng 1 km cất giấu và ngủ luôn ở chòi cá, sáng hôm sau nghe tin Hùng
bị bắt, Hiếu đã ra tự thú và nộp lại chiếc xe đạp máy để trả lại cho anh Mạnh; gia đình Hiếu đã
bồi thường cho anh Mạnh 5.000.000 đồng tiền thuốc điều trị vết thương.
Hãy xác định:
1/ Xác định đối tượng tác động và khách thể của các hành vi phạm tội trong vụ việc trên?
2/ Hiếu và Hùng có đồng phạm với nhau về tội cố ý gây thương tích cho người khác không? Tại
sao? Nếu có hãy xác định rõ vai trò của mỗi cá nhân trong đồng phạm
3/ Hiếu và Hùng có đồng phạm với nhau về tội công nhiên chiếm đoạt tài sản không? Tại sao?
Bài 6
Khoảng 18 giờ ngày 25/11/2008, C (19 tuổi) đi xe máy của gia đình chở H (17 tuổi) đi chơi rồi
rủ nhau đi trộm cắp tài sản. Đến một quán bán đồ điện, C mua 01 chiếc tuốc nơ vít dài khoảng
30cm và 01 chiếc cà lê dài khoảng 17cm đưa cho H để phá khoá xe máy. C chở H đi lòng vòng
một hồi thì thấy có hai chiếc xe máy dựng trước cửa nhà anh D. C dừng xe đợi ở ngoài, H vào
dùng tuốc nơ vít phá khoá chiếc xe Jupiter. Thấy có người lại gần, C sợ bị phát hiện bắt giữ nên
phóng xe đi trước. Sau khi lấy được xe, H tháo gương, thay bằng biển số giả rồi đem chiếc xe
trên đến gửi tại phòng trọ của T. Chiếc xe trị giá 19.000.000 đồng.

Câu hỏi:
1. Hãy xác định rõ đối tượng tác động và khách thể bị xâm hại trong vụ việc nêu trên.
2. Hãy cho biết C có được coi là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội không? Tại sao?
3. Giả sử khi đến gửi xe tại phòng trọ của T, H có nói cho T biết đây là xe vừa trộm cắp được, T
cho H gửi xe cho đến khi vụ việc được khởi tố. T có phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi
che giấu tội phạm hay không tố giác tội phạm?

7/ K bị tòa án xử phạt 12 năm tù về tội cướp tài sản (theo Điểm a, Khoản 2, Điều 168 Bộ luật
hình sự). Sau khi đã chấp hành án tù được 4 năm, do có nhiều tiến bộ trong quá trình chấp hành
án, K được giảm mức hình phạt đã tuyên xuống còn 8 năm. Tuy nhiên trong thời gian tiếp tục
chấp hành án, do những mâu thuẫn cá nhân, K đã có hành vi cố ý gây thương tích cho một phạm
nhân khác cùng trại với tỷ lệ thương tật trên 31%. Với hành vi này, K đã bị Tòa án xử phạt 5
năm tù (theo Khoản 2, Điều 134, Bộ luật Hình sự). Được biết tại thời điểm thực hiện hành vi gây
thương tích cho phạm nhân khác, K đã chấp hành án được 6 năm.
Hỏi:
a/ Anh (chị) hãy cho biết trường hợp phạm tội này của K được coi là tái phạm hay tái phạm nguy
hiểm? Giải thích rõ tại sao? (Biết rằng khi phạm tội cướp tài sản, K chưa bị kết án về tội nào)
b/ Hãy cho biết với việc bị Tòa án tuyên phạm tội cố ý gây thương tích nêu trên, K có được tiếp
tục xét giảm mức hình phạt không? Nếu được xét giảm mức hình phạt thì thời gian tối thiểu mà
K sau đó đã phải chấp hành hình phạt là bao nhiêu?

8/ A, B, C và D là những người không nghề nghiệp và đều đã thành niên. Vào một ngày A rủ B,
C và D cùng tham gia cướp giật bằng xe gắn máy để lấy tiền tiêu xài. A phân công: A lái xe; B
ngồi sau giật tài sản; C và D có nhiệm vụ ngăn cản sự truy đuổi của người bị hại hoặc người đi
đường. Theo kế hoạch và thủ đoạn nêu trên, cả bọn đã 3 lần giật được tài sản gồm 3 điện thoại di
động tổng trị giá là 25 triệu đồng (tính theo giá trị tại thời điểm phạm tội).
Anh chị hãy xác định:
a. Đối tượng tác động và khách thể của hành vi phạm tội mà các đối tượng nêu trên thực hiện?
b. Vai trò của từng người trong vụ án nêu trên?
c. Đây có được coi là trường hợp phạm tội có tổ chức không? Tại sao?

Bài 9
9a/ Giả sử Hoàng Văn B bị tòa án xử phạt 2 năm tù nhưng được hưởng án treo về tội vi phạm
quy định về tham gia giao thông đường bộ (Điều 260 Khoản 1, Bộ luật hình sự), thời gian thử
thách là 4 năm. Khi chỉ còn 1 năm thời gian thử thách B lại bị tòa án xét xử về tội trộm cắp tài
sản mà B đã thực hiện (trước khi có bản án cho hưởng án treo). Hình phạt đối với B về tội trộm
cắp tài sản là 2 năm tù. Hỏi:
a/ Khi xét xử lần này, tòa án có thể tổng hợp hình phạt đối với B không? Tại sao?
b/ Trong trường hợp nêu trên, hành vi trộm cắp tài sản của B có bị coi là tái phạm? Tại
sao?
c/ Tòa án có thể cho B được hưởng án treo một lần nữa không? Tại sao?

9b/ Giả sử Hoàng Văn K bị tòa án xử phạt 3 năm tù về tội cướp giật tài sản. Sau khi mãn hạn tù
mặc dù chưa được xóa án tích, K lại phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản với số tiền chiếm đoạt
là trên 200 triệu đồng. Anh (chị) hãy cho biết: Hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của K trong
tình huống nêu trên thuộc loại tội phạm gì? Trường hợp phạm tội này của K được coi là tái phạm
hay tái phạm nguy hiểm? Giải thích rõ tại sao? (Biết rằng khi phạm tội cướp giật tài sản, K chưa
bị kết án về tội nào)

9c/ Giả sử X bị tòa án xử phạt 15 năm tù về tội cướp tài sản, đã thi hành án được 5 năm X lại bị
tòa án xét xử về tội cố ý gây thương tích cho người khác mà X thực hiện trước khi có bản án
đang thi hành. Đối với tội bị xét xử lần này tòa tuyên phạt 16 năm tù đối với X. Hãy tổng hợp
hình phạt đối với X và cho biết hình phạt chung mà X còn phải chấp hành là bao nhiêu? Giải
thích vì sao?

10/ Trần Tuấn K. bị tòa án xử phạt 5 năm tù về tội cướp giật tài sản (theo Điểm a, Khoản 2, Điều
171 Bộ luật hình sự). K được giảm mức hình phạt đã tuyên và được ra tù trước thời hạn sau khi
đã chấp hành án được 3 năm. Hơn 4 năm sau kể từ khi ra tù K lại phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài
sản của một doanh nghiệp H với số tiền chiếm đoạt là 400 triệu đồng.
Hỏi:
a/ Anh (chị) hãy cho biết trường hợp phạm tội này của K được coi là tái phạm hay tái phạm nguy
hiểm? Giải thích rõ tại sao? (Biết rằng khi phạm tội cướp giật tài sản, K chưa bị kết án về tội
nào)
b/ Hãy cho biết sau khi phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và bị Tòa án xử phạt 15 năm tù (theo
Khoản 3, Điều 174 Bộ luật Hình sự), K có thể tiếp tục được xét giảm mức hình phạt đã tuyên
không? Nếu được xét giảm mức hình phạt thì thời gian tối thiểu mà K sau đó phải chấp hành
hình phạt là bao nhiêu?

You might also like