Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 9

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.

HCM
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
- ---
-o0o-----

BÀI THI CUỐI KỲ


Môn: TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN

PHÂN TÍCH LÝ LUẬN CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT VỀ CÁCH
THỨC VẬN ĐỘNG, PHÁT TRIỂN CỦA CÁC SỰ VẬT, HIỆN TƯỢNG
TRONG THẾ GIỚI.
ANH (CHỊ) HÃY VẬN DỤNG LÝ LUẬN NÀY VÀO HOẠT ĐỘNG
NHẬN THỨC VÀ THỰC TIỄN CỦA BẢN THÂN

Họ tên: HOÀNG HUỆ NHI


Số thứ tự: 63
MSSV: 31221024255
Lớp: FB003
Thứ: Chiều thứ 7
Tiết: 8-12
Nhóm: 12

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2022

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU…………………………………………………………………..
1. CÁC KHÁI NIỆM VÀ NỘI DUNG QUY LUẬT LƯỢNG - CHẤT
THEO TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN…………………………………………1
1.1. Khái niệm “Chất”…………………………………………………….1
1.2. Khái niệm “Lượng”………………………………………….……….1
1.3. Mối quan hệ biện chứng giữa chất và lượng …………………………2
2. Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN RÚT RA KHI NGHIÊN CỨU QUY
LUẬT LƯỢNG CHẤT………………………………………………………..3
3. VẬN DỤNG QUY LUẬT LƯỢNG - CHẤT VÀO HOẠT ĐỘNG NHẬN
THỨC VÀ THỰC TIỄN CỦA BẢN THÂN…………………………………4
3.1. Tích lũy về lượng để biến đổi chất…………………………………...4
3.2. Biện pháp tích lũy về lượng để biến đổi chất………………………...5
LỜI MỞ ĐẦU

Trong cuộc sống hằng ngày, đằng sau các hiện tượng muôn hình vạn
trạng, con người dần dần nhận thức được tính trật tự và mối liên hệ
có tính lặp lại của sự vật hiện tượng, từ đó hình thành khái niệm “quy
luật”. “Quy luật” là những mối liên hệ có tính phổ biến, khách quan,
bản chất bền vững, tất yếu giữa các đối tượng và quyết định sự vận
động, phát triển của đối tượng khi có các điều kiện phù hợp. Quy luật
lượng - chất hay còn gọi là quy luật từ những thay đổi về lượng dẫn
đến những thay đổi về chất và ngược lại là một trong ba quy luật cơ
bản của phép biện chứng duy vật trong triết học Mác - Lênin, chỉ ra
cách thức chung nhất của sự vận động, phát triển của các sự vật trong
lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy.
1. CÁC KHÁI NIỆM VÀ NỘI DUNG QUY LUẬT LƯỢNG - CHẤT
THEO TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN:
1.1. Khái niệm “Chất”:
Chất dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật, hiện tượng; là sự
thống nhất hữu cơ của các thuộc tính, yếu tố tạo nên sự vật, hiện tượng giúp
phân biệt nó với sự vật, hiện tượng khác.
Ví dụ: Nhôm là một nguyên tố hóa học, ký hiệu là Al, có khối lượng nguyên tử
là 26,98 đvC, khối lượng riêng D = 2,7g/cm³, nóng chảy ở nhiệt độ 660 oC,...
Những thuộc tính (tính chất) này nói lên chất riêng của nhôm, giúp phân
biệt nó với các kim loại khác. Hay khi ta nói đến muối ăn là nói đến chất của
muối (NaCl) và thuộc tính của muối là có vị mặn.
Cần lưu ý rằng mỗi sự vật, hiện tượng không phải có một chất mà có rất nhiều
chất. Chất của sự vật được biểu hiện qua những thuộc tính của nó. Chỉ những
thuộc tính cơ bản mới tạo thành chất của sự vật. Tuy nhiên, sự phân chia thuộc
tính thành thuộc tính cơ bản và thuộc tính không cơ bản cũng chỉ mang tính chất
tương đối.
Ngoài ra, chất của sự vật không chỉ được xác định bởi chất của các yếu tố tạo
nên sự vật mà còn bởi cấu trúc của sự vật, bởi cách thức liên kết giữa các yếu tố
cấu thành sự vật đó. Ví dụ: Photpho trắng và photpho đỏ đều là các dạng đơn
chất của nguyên tố photpho nhưng do photpho trắng có cấu trúc mạng tinh thể
phân tử, còn photpho đỏ có cấu trúc polime nên dẫn đến sự khác nhau về tính
chất vật lý.
1.2. Khái niệm “Lượng”:
Lượng dùng để chỉ tính quy định vốn có của sự vật, hiện tượng về mặt quy mô,
trình độ phát triển, tốc độ và nhịp điệu vận động, phát triển của sự vật, hiện
tượng.
Trong thực tế, lượng của sự vật thường được xác định bởi những đơn vị đo
lường cụ thể. Ví dụ: Vũ cao 1m75, cân nặng 60kg; vận tốc của ánh sáng là
3.108m/s hay đối với mỗi phân tử cacbon đioxit (CO2), lượng là số nguyên tử tạo
thành nó, tức là 1 nguyên tử cacbon và 2 nguyên tử oxi,... Bên cạnh đó, có

1
những lượng chỉ có thể được biểu thị dưới dạng trừu tượng và khái quát hóa.
Chẳng hạn như: Trình độ tri thức khoa học của một con người, ý thức chấp
hành luật khi tham gia giao thông của mỗi cá nhân là cao hay thấp,... Các thông
số về lượng không ổn định mà thường xuyên biến đổi cùng với sự vận động
biến đổi của sự vật, đó là mặt không ổn định của sự vật.
Sự phân biệt giữa chất và lượng chỉ có ý nghĩa tương đối, trong mối quan hệ này
là lượng nhưng trong mối quan hệ khác lại là chất. Ví dụ: Trong mối quan hệ
của một lớp học có học viên là đảng viên và học viên là đoàn viên thì ta đang
nói đến lượng của một lớp học. Nhưng trong mối quan hệ lãnh đạo thì học viên
là đảng viên và học viên là đoàn viên sẽ khác nhau về chất.
1.3. Mối quan hệ biện chứng giữa chất và lượng:
Bất kỳ sự vật, hiện tượng nào cũng là một thể thống nhất giữa hai mặt chất và
lượng. Hai mặt đó không tách rời nhau mà tác động lẫn nhau một cách biện
chứng.
1.3.1. Lượng đổi sẽ dẫn đến chất đổi:
Sự thay đổi về lượng tất yếu sẽ dẫn đến sự chuyển hóa về chất của sự vật, hiện
tượng. Tuy nhiên, không phải bất cứ sự thay đổi nào về lượng cũng sẽ dẫn đến
sự thay đổi về chất.
a. Độ: Ở một giới hạn nhất định, sự thay đổi về lượng chưa dẫn đến sự
thay đổi về chất; sự vật, hiện tượng vẫn là nó, chưa chuyển hóa thành sự vật,
hiện tượng khác - giới hạn đó được gọi là “độ”.
b. Điểm nút: Là điểm giới hạn mà tại đó, sự thay đổi về lượng đủ để làm
thay đổi về chất của sự vật; làm cho chất của sự vật, hiện tượng thay đổi, chuyển
thành chất mới.
c. Bước nhảy: Là khái niệm dùng để chỉ giai đoạn chuyển hóa về chất của
sự vật, hiện tượng do những thay đổi về lượng trước đó gây ra, là bước ngoặt cơ
bản trong sự biến đổi về lượng.
Để hiểu rõ hơn về các khái niệm trên, ta cùng xét một ví dụ: Sinh viên khi học
tập 4 năm ở đại học cần phải tích lũy một lượng kiến thức đủ mới có thể trở
thành cử nhân. Khoảng thời gian học tập và tích lũy lượng kiến thức từ năm
1 đến năm 4 được gọi là “độ” vì trong 4 năm này có sự thay đổi về lượng

2
nhưng chưa dẫn đến sự thay đổi về chất (vẫn là sinh viên, chưa trở thành cử
nhân). Tại thời điểm làm lễ tốt nghiệp để nhận quyết định ra trường (năm
4) gọi là “điểm nút”. Còn “bước nhảy” chính là từ sinh viên trở thành cử
nhân.
1.3.2. Chất mới ra đời tác động trở lại lượng của sự vật:
Khi chất mới ra đời, nó không tồn tại một cách thụ động mà có sự tác động trở
lại đối với lượng, được biểu hiện ở chỗ: chất mới sẽ tạo ra một lượng mới phù
hợp với nó để có sự thống nhất mới giữa chất và lượng. Sự tác động ấy thể hiện:
Chất mới có thể làm thay đổi kết cấu, quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận
động và phát triển của sự vật, hiện tượng.
Chẳng hạn như: Khi học sinh lớp 12 vượt qua “điểm nút” là kỳ thi tốt nghiệp
THPT, tức là thực hiện “bước nhảy” để trở thành sinh viên thì lúc này, lượng
kiến thức cũng như trình độ văn hoá của học sinh đã cao hơn trước, tạo điều
kiện cho họ thay đổi kết cấu, quy mô, trình độ tri thức, giúp họ tiến lên một trình
độ cao hơn.
Tóm lại, sự phát triển của bất cứ sự vật, hiện tượng nào cũng bắt đầu từ sự
tích luỹ về lượng trong “độ” nhất định cho đến khi đạt tới “điểm nút” để thực
hiện “bước nhảy” làm cho chất cũ mất đi, chất mới ra đời. Chất mới sẽ tác động
trở lại, tạo ra những biến đổi mới về lượng. Quá trình này diễn ra liên tục, tạo
thành phương thức phổ biến của các quá trình vận động, phát triển của sự vật,
hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy.
2. Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN RÚT RA KHI NGHIÊN CỨU QUY
LUẬT LƯỢNG - CHẤT:
Thứ nhất, trong hoạt động nhận thức và thực tiễn, muốn tạo ra “bước nhảy” thì
phải thực hiện quá trình tích lũy về lượng để có biến đổi về chất theo quy luật;
tránh tư tưởng chủ quan duy ý chí, không được nóng vội, đốt cháy giai đoạn.
Thứ hai, khi lượng đã đạt đến “điểm nút” thì phải có thái độ khách quan, khoa
học, quyết tâm và chủ động thực hiện “bước nhảy”; tránh sự thụ động, bảo thủ,
trì trệ.
Thứ ba, khi thực hiện “bước nhảy” trong lĩnh vực xã hội, phải tuân theo điều
kiện khách quan cũng như chú ý đến nhân tố chủ quan của con người. Từ đó,

3
cần phải nâng cao tính tích cực chủ động của các chủ thể để thúc đẩy quá trình
chuyển hóa từ lượng đến chất một cách hiệu quả nhất.
3. VẬN DỤNG QUY LUẬT LƯỢNG - CHẤT VÀO HOẠT ĐỘNG NHẬN
THỨC VÀ THỰC TIỄN CỦA BẢN THÂN:
3.1. Tích lũy về lượng để biến đổi chất:
Tri thức là hành trang không thể thiếu của mỗi con người. Bản thân em trong
quá trình học tập cần phải nỗ lực và rèn luyện rất nhiều để tích lũy thêm kiến
thức, kinh nghiệm (lượng) bởi các môn học ở bậc Đại học rất đa dạng và mới
mẻ, ngoài việc đến lớp thường xuyên để tiếp thu bài giảng từ thầy cô, đọc sách
giáo trình thì sinh viên còn phải tự tìm tòi, nghiên cứu thêm nhiều nguồn thông
tin từ trong sách báo, trên internet hay các tài liệu liên quan. Hệ thống kiến thức
của mỗi môn học có thể dài đến một, hai thậm chí là ba chương trong một buổi
học. Do đó, em nghĩ chúng ta nên dành thời gian để ôn tập lại bài một cách đều
đặn, nắm các ý chính quan trọng để tránh quên kiến thức. Bên cạnh những kiến
thức mà sách vở mang lại, chúng ta còn có thể tích lũy những kiến thức xã hội
từ các công việc làm thêm hay từ các hoạt động trong câu lạc bộ của trường.
Tích lũy cho mình các kỹ năng mềm cũng là việc rất quan trọng và cần thiết.
Cải thiện kỹ năng giao tiếp, thuyết trình trước đám đông, học cách đưa những
câu hỏi và rèn luyện tư duy phản biện, xử lý tình huống. Khi làm việc nhóm thì
phải đặc biệt nâng cao tinh thần trách nhiệm bởi một cá nhân có thể ảnh hưởng
đến cả tập thể. Biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của người khác, đồng thời
cũng phải đưa ra quan điểm, ý kiến cá nhân của mình, tránh sự thụ động trong
học tập. Khả năng linh hoạt, thích nghi nhanh với cái mới cũng là một trong
những yếu tố quyết định đến sự thành công của chúng ta sau này.
Tích lũy các mối quan hệ xã hội cho bản thân là một điều không thể thiếu ở
môi trường đại học. Tạo dựng, mở rộng và phát triển mối quan hệ tốt đẹp với
giảng viên hướng dẫn học tập, với các anh/chị khóa trước, với bạn bè trong lớp
học cũng như ngoài lớp học. Từ đó, em có thể nâng cao hiểu biết, trình độ của
bản thân thông qua việc học hỏi, tiếp thu kinh nghiệm của những người đi trước
và những người giỏi hơn. Quan trọng hơn cả là giúp em có được sự tự tin để
bước vào đời.

4
3.2. Biện pháp tích lũy về lượng để biến đổi chất:
Trong quá trình học tập, phải biết kiên trì, bền bỉ, từng bước tích lũy kiến thức
một cách chính xác, đầy đủ. Rèn luyện tính tự giác học tập, tìm hiểu, nghiên
cứu, không ngừng cố gắng trau dồi bản thân mỗi ngày; tích cực, sáng tạo và chủ
động hơn trong việc tích lũy tri thức cũng như các kỹ năng cần thiết cho công
việc của chúng ta sau này. Khi đã vận dụng quy luật lượng - chất thì chúng ta
cần tránh hai khuynh hướng sai lệch là “tả khuynh” và “hữu khuynh”.
“Tả khuynh” là khuynh hướng muốn thực hiện liên tiếp bước nhảy để thay đổi
về chất mà lại chưa tích lũy đủ về lượng. Nếu sinh viên chưa tích lũy đủ về
lượng thì việc thực hiện “bước nhảy” sẽ không có cơ sở đảm bảo để thành công
và dẫn đến hậu quả tất yếu là sự thất bại. Chẳng hạn như: Nhiều sinh viên có
lực học trung bình nhưng lại muốn đăng ký nhiều môn học trong cùng một năm
hay một học kỳ để được ra trường sớm hơn những người khác. Do không đủ khả
năng để theo kịp nên dẫn đến hậu quả là không có môn học nào được hoàn
thiện, mất thêm thời gian và tiền bạc để học lại, thi lại. Vì vậy, trong học tập và
nghiên cứu cần tiến hành từ dễ đến khó, từ cơ bản đến chuyên sâu; tránh tư
tưởng chủ quan, nóng vội, đốt cháy giai đoạn.
Còn “Hữu khuynh” là tuyệt đối hóa sự tích lũy về lượng, đã tích lũy đủ về lượng
rồi nhưng không dám thực hiện “bước nhảy” để biến đổi về chất. Đó là những
người bảo thủ, trì trệ, do dự, thiếu quyết đoán,… Điều này cũng sẽ dẫn tới thất
bại. Ví dụ như: Có một số sinh viên lập ra cho mình lộ trình thi TOEIC rõ ràng,
đã tích lũy đủ kiến thức (lượng) để đi thi nhưng lại thiếu sự tự tin, cứ chần chừ
không dám thực hiện “bước nhảy”, dẫn đến hậu quả là không thể ra trường đúng
hạn vì không có bằng tiếng anh đáp ứng đầu ra của trường. Do đó, khi đã tích
lũy đủ về lượng, phải có quyết tâm thực hiện “bước nhảy” và cần vận dụng linh
hoạt các hình thức của “bước nhảy” sao cho phù hợp.
Nói tóm lại, việc vận dụng nội dung quy luật lượng - chất có vai trò đặc biệt
quan trọng và to lớn trong việc học tập cũng như rèn luyện của sinh viên Đại
học hiện nay. Đối với bản thân em nói riêng và toàn thể sinh viên nói chung cần
phải nhận thức rõ quy luật và biết vận dụng linh hoạt vào các hoạt động thực
tiễn nhằm đem lại kết quả như mong đợi.

5
TÀI LIỆU THAM KHẢO

CÁC TÀI LIỆU:


[1]. Bộ giáo dục và đào tạo (2021), Giáo trình triết học Mác-Lênin,
Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[2]. Khoa Lý luận chính trị, UEH (2022, LHNB), Tài liệu HDHT
Triết học Mác-Lênin,TP.HCM.

CÁC WEBSITE:
[3]. https://luatminhkhue.vn/noi-dung-quy-luat-luong-chat.aspx
[4]. https://www.studocu.com/vn/document/hoc-vien-ngan-hang/triet-
hoc-mac-lenin/quy-luat-luong-chat-va-lien-he-thuc-te-qua-qua-trinh-
hoc-tap-cua-hoc-sinh-sinh-vien/20084691
[5]. https://vi.wikipedia.org/wiki/Quy_lu%E1%BA%ADt_l%C6%B
0%E1%BB%A3ng_-_ch%E1%BA%A5t

You might also like