Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

[GIỚI THIỆU NGÀNH CÔNG NGHỆ VẬT LIỆU – TRƯỜNG ĐH BÁCH KHOA TP HCM]

- Mã trường: QSB
- Mã ngành: 129
- Khối xét tuyển: A00, D01 và D07
A. Giới thiệu tổng quan về khoa.
1. Lịch sử hình thành khoa:
- Khoa Công nghệ vật liệu được thành lập tháng 6 năm 2001.
- Mặc dù là khoa trẻ nhưng Khoa Công nghệ vật liệu đã chứng tỏ là đơn vị
nghiên cứu và đào tạo xuất sắc so với các khoa khác của trường. Khoa Công
nghệ vật liệu chuyên trách phát triển nguồn nhân lực và công nghệ trong
lĩnh vực khoa học và công nghệ vật liệu.
2. Bộ máy khoa:
- Trưởng khoa: + PGS.TS Huỳnh Đại Phú
- Phó khoa: + TS. Cao Xuan Viet
+ TS. Nguyễn Khánh Sơn
3. Quy mô khoa:
- Hiện nay, tổng số cán bộ chuyên môn của khoa là 47. Với sự nhiệt tình, sáng
tạo và năng động, đội ngũ cán bộ chuyên môn của khoa đang vươn tới mục
tiêu phát triển khoa Công nghệ vật liệu thành đơn vị đào tạo và nghiên cứu
hàng đầu đất nước về lĩnh vực công nghệ vật liệu.
- Khoa đã thành lập 5 phòng thí nghiệm trang bị hiện đại có khả năng thực
hiện các thí nghiệm và thử nghiệm với các lọai vật liệu và công nghệ tiên
4. Trang web của khoa: http://www.fmt.hcmut.edu.vn/
5. Fanpage của khoa: https://www.facebook.com/vatlieubachkhoa/

B. Giới thiệu tổng quan về ngành.


1. Tổng quan chương trình
- Kỹ sư CNVL được đào tạo theo hướng ngành rộng, được trang bị những
kiến thức cơ bản và cơ sở của ngành vật liệu để có thể hiểu biết nền tảng
chung của 4 nhóm vật liệu chính (Kim loại - Hợp kim, Vô cơ - Ceramic, Hữu
cơ - Polymer, Năng lượng và Ứng dụng) và nhóm thứ 5 kết hợp từ 3 nhóm
trên là vật liệu composit.
- Các lĩnh vực nghiên cứu:
+ Vật liệu tiên tiến: Vật liệu cấu trúc Nano, Vật liệu bán dẫn, Vật liệu áp
điện, Vật liệu siêu dẫn
+ Bột nano kim loại, Vật liệu chuyển hoá và hấp thu năng lượng sóng điện
từ, Vật liệu và Hợp kim độ bền cao, Các phương pháp gia công kim loại có
độ chính xác cao và giảm ô nhiễm môi trường.

+ Ăn mòn và bảo vệ vật liệu

+ Các phương pháp đúc đặc biệt có giá trị cao và giảm ô nhiễm môi trường.

+ Vật liệu sinh học, Polyme tính năng cao, Polyme bland, Polyme cảm
quang, Composite và Nano composite, Cao su và các sản phẩm từ cao su.

+ Gốm sứ, Vật liệu xốp, vật liệu chịu lửa, Phụ gia ximăng, Chất màu có cấu
trúc nano.

2.Điểm xét tuyển:


- Điểm trúng tuyển xét theo điểm THPT năm 2020: 23
- Điểm trúng tuyển xét theo điểm ĐGNL năm 2020: 700
3.Triển vọng nghề nghiệp:
- Sau khi ra trường, sinh viên có thể làm các công việc như là sản xuất, gia
công vật liệu, sản xuất vật liệu xây dựng, xuất nhập khẩu vật liệu,…
- Nghiên cứu vận hành và làm việc trong các công ty hoạt động trong lĩnh vực
vật liệuvề các thiết bị, cải tiến nguyên vật liệu điện, điện tử, vật liệu xây
dựng,…

You might also like