Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

[GIỚI THIỆU NGÀNH QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP – TRƯỜNG ĐH BÁCH KHOA TP

HCM]
- Mã trường: QSB
- Mã ngành: Đại trà: 123 và CLC: 223
- Khối xét tuyển: A00, A01, D01 và D07
A. Giới thiệu tổng quan về khoa.
1. Lịch sử hình thành khoa:
- Khoa Quản Lý Công Nghiệp (QLCN) Trường Đại Học Bách Khoa được thành
lập từ năm 1990 nhằm góp phần đáp ứng nhu cầu ngày càng cao trong lãnh
vực đào tạo và nghiên cứu về quản lý ở Việt Nam.
- Khoa QLCN cam kết tạo ra giá trị về tri thức cho xã hội thông qua sự kết
hợp các hoạt động Sáng tạo tri thức (Nghiên cứu khoa học), Chuyển giao tri
thức (Đào tạo) và Sử dụng tri thức (Tư vấn & Ứng dụng) trong lĩnh vực quản
lý.
2. Bộ máy khoa:
- Trưởng khoa: + TS. Dương Như Hùng
- Phó khoa: + TS.GVC. Nguyễn Vũ Quang
+ Ths. Trần Duy Thanh
+ TS. Trương Minh Chương
3. Quy mô khoa:
- Về đội ngũ giảng dạy, với số lượng gần 60 giảng viên, hầu hết đều tốt
nghiệp sau đại học từ các Trường và Viện Đại học nước ngoài (Hoa Kỳ, Úc,
Thái Lan, Thụy Sĩ, Pháp, …), đội ngũ giảng dạy là thế mạnh của Khoa QLCN
với các đặc điểm chính là đề cao nghiên cứu khoa học, hướng đến chất
lượng và luôn chủ động trong việc đổi mới để đáp ứng với những nhu cầu
mới của xã hội về giáo dục và học thuật.
4. Trang web của khoa: http://www.sim.edu.vn/
5. Các CLB của khoa: + Đoàn – Hội khoa quản lý công nghiệp
B. Giới thiệu tổng quan về ngành.
1. Tổng quan chương trình
- Chương trình đào tạo Cử nhân ngành Quản lý Công nghiệp nhằm cung ứng
cho xã hội đội ngũ lao động có tiềm năng làm các nhà quản trị trong các
công ty và tổ chức thuộc các ngành khác nhau, bao gồm cả sản xuất và dịch
vụ. Sinh viên tốt nghiệp ngành Quản lý Công nghiệp được mong đợi là:
+ Các công dân đủ tri thức để lao động trí óc, có ý thức đạo đức nghề
nghiệp và trách nhiệm xã hội
+ Các nhân viên làm việc chuyên môn trong các tổ chức sản xuất, dịch vụ,
thương mại đa dạng
+ Các nhà quản lý đáp ứng được nhu cầu cạnh tranh của các tổ chức khác
nhau trong bối cảnh hội nhập quốc tế
+ Các nghiên cứu viên và học viên tiếp tục học các bậc học cao hơn
2. Điểm xét tuyển
- Điểm trúng tuyển xét theo điểm THPT năm 2020:
+ Đại trà: 26.5
+ CLC: 23.75
- Điểm trúng tuyển xét theo điểm ĐGNL năm 2020:
+ Đại trà: 820
+ CLC: 707
3. Triển vọng nghề nghiệp
- Các cử nhân ngành Quản lý Công nghiệp sẽ có cơ hội làm việc tại các tổ
chức sản xuất, dịch vụ, thương mại với các quy mô khác nhau (vừa hay lớn)
cũng như hình thái hoạt động đa dạng (nội địa hoặc đa quốc gia) với các vị
trí làm việc sau khi tốt nghiệp có thể là: Nhân viên hoặc quản lý tại các tổ
chức kinh doanh và phi kinh doanh, Nhân viên hoặc quản lý tại các tổ chức
thuộc mọi lĩnh vực kinh tế-xã hội, Nhân viên hoặc quản lý tại các tổ chức
thuộc các thành phần tư nhân và công cộng
- Các cơ hội việc làm cụ thể như:
+ Quản lý nhà máy: hoạch định sản xuất, quản lý mua hàng và tồn kho,
quản lý nhân viên
+ Quản lý mua hàng: đánh giá các chương trình mua hàng, thiếp lập cấp độ
vận hành và phối hợp các công tác trong vận hành, định hướng các điểm
mấu chốt trong vận hành.
+ Quản lý chất lượng: phân tích chi tiết cơ sở dữ liệu và các bảng tính, kiểm
định quá trình để xác định các khu vực cần cải tiến, quản lý việc thực hiện
những thay đổi.
+ Lập kế hoạch và quản lý chuổi cung ứng: thương lượng các hợp đồng,
thiết lập mối quan hệ lâu dài với các nhà cung cấp, duy trì sự chính xác của
hệ thống mua hàng, hoá đơn và hàng hoá trả lại.
+ Tư vấn cải tiến quá trình: thiết kế và triển khai kế hoạch sản xuất tinh gọn
và giảm thời gian sản xuất trong cả lĩnh vực sản xuất và dịch vụ.
+ Quản lý tài chính kế toán: theo dõi và quản lý các hoạt động tài chính kế
toán của công ty, phân tích chứng khoán: phân tích, xử lý số liệu chứng
khoán…
+ Quản lý nhân sự: hoạch định nhân sự, khảo sát nhu cầu đào tạo và lên kế
hoạch đào tạo, định biên, kế hoạch lương và thưởng, kế hoạch động viên
và quan hệ lao động…
+Quản lý kinh doanh: nghiên cứu thị trường, hoạch định chiến lược, kế
hoạch kinh doanh, khai thác luật lệ và phương thức kinh doanh theo từng
bối cảnh khác nhau …
4. Các điểm đặc biệt
- Khoa Quản lý Công nghiệp tạo ra giá trị về tri thức cho cộng đồng/xã hội
thông qua sự kết hợp các hoạt động sáng tạo tri thức (nghiên cứu khoa
học), chuyển giao tri thức (đào tạo) và sử dụng tri thức (tư vấn & ứng dụng)
trong lĩnh vực quản lý.
- Trong phạm vi trường Đại học Bách Khoa tp.HCM, Khoa Quản lý Công
nghiệp là đơn vị cầu nối giữa các khối kiến thức-năng lực kỹ thuật và khối
kiến thức-năng lực quản lý, tạo nên một chỉnh thể trong xu thế đào tạo liên
ngành và đa lĩnh vực ngày nay.
- Trong tầm nhìn dài hạn, Khoa Quản lý Công nghiệp phấn đấu xây dựng một
môi trường làm việc sao cho các mức chất lượng về giảng dạy, nghiên cứu
và học tập có thể so sánh với mặt bằng chung các nước trong khu vực.

You might also like