TTHCM - T 1

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

HỌC TTHCM NHẰM TRANG BỊ CHO THANH NIÊN NHỮNG BÀI HỌC GÌ TRƯỚC

TÁC ĐỘNG CỦA NỀN KINH TẾ HIỆN NAY?

I. Về kiến thức:

1. Tư tưởng Hồ Chí Minh đã soi đường cho Đảng và nhân dân Việt Nam trên con đường thực
hiện mục tiêu: dân giàu, nước mạnh và xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Qua việc làm sáng tỏ và phổ biến nội dung hệ thống quan điểm của Hồ Chí Minh về những vấn đề
cơ bản của cách mạng Việt Nam, các thế hệ sinh viên đã nâng cao nhận thức quan trọng về vai trò,
vị trí của Tư tưởng Hồ Chí Minh đối với đời sống cách mạng Việt Nam. Từ đó, những tư tưởng của
Người ngày càng đóng vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của thanh niên chúng ta, đặc biệt
là thế hệ sinh viên. Tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của
Đảng và cách mạng Việt Nam, là chỗ dựa vững chắc để Đảng ta vạch ra đường lối cách mạng đúng
đắn, là sợi chỉ đỏ dẫn đường cho toàn Đảng, để Đảng mãi mãi xứng đáng với vai trò đội tiền phong
của giai cấp và dân tộc.

Thông qua học tập, nghiên cứu Tư tưởng Hồ Chí Minh để củng cố cho sinh viên, thanh niên lập
trường, quan điểm cách mạng trên nền tảng của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh,
kiên định với mục tiêu độc lập dân tộc vốn gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Thấm nhuần được các tư
tưởng chủ đạo, ta sẽ có nền tảng vững chắc về mục đích lao động, mục tiêu đúng đắn để phát triển
đất nước đi lên xã hội chủ nghĩa và có bản sắc riêng. Từ đó, ta sẽ tìm ra đường hướng cụ thể để phát
triển năng lực của bản thân, xây dựng đất nước.

Tích cực, chủ động đấu tranh, phê phán, bài trừ những suy nghĩ lệch lạc, tiêu cực, phiến diện, phản
động, bảo vệ chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng và
Nhà nước ta. Sinh viên biết vận dụng tư tưởng HCM vào giải quyết các vấn đề thực tiễn trong cuộc
sống. Những tư tưởng của Hồ Chí Minh mặc dù có tính khái quát cao về các lĩnh vực có nội hàm
rộng lớn như dân tộc và cách mạng dân tộc, chủ nghĩa xã hội, Đảng Cộng sản, Nhà nước, tư tưởng
đại đoàn kết, quân sự, nhân văn, đạo đức, văn hóa… nhưng lại có tính thực tiễn và áp dụng rất cao,
có thể được vận dụng hiệu quả trong từng công việc nhỏ lẻ của mỗi người dân.

2. Qua đó có thể nắm được tầm quan trọng công nghiệp hóa. Từ đó, thanh niên ra sức học tập,
rèn luyện tri thức góp phần trở thành một nhân tố chủ chốt trong công cuộc công nghiệp hóa
đất nước.

Với sự tham gia và nỗ lực của thành phần kinh tế nhà nước và tư nhân, Việt Nam đang từng bước
hội nhập kinh tế thế giới. Thanh niên Việt Nam trẻ trung, có năng lực, kiên trì và cả sự nhiệt huyết.
Tất cả đều mang trong mình vai trò, trách nhiệm của thanh niên trong thời đại mới. Đặc biệt góp
phần vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Thanh niên mang đến tiềm năng sự
nghiệp to lớn và lý tưởng chung cho sự phát triển đất nước. Những người trẻ tuổi hiện nay chiếm
hơn 50% lực lượng lao động của đất nước.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định rằng: Nhiệm vụ quan trọng thứ nhất của chúng ta là phải
xây dựng nền tảng vật chất, kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội và khẳng định tính tất yếu phải công
nghiệp hoá: “Muốn đảm bảo đời sống sung sướng mãi mãi phải công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa”,
“công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa vẫn là mục tiêu phấn đấu chung, là con đường ấm no thực sự của
nhân dân ta”. Hiểu được ý nghĩa đó, thế hệ trẻ chúng ta phải ra sức học tập, rèn luyện, phấn đấu
không ngừng nghỉ theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, bồi đắp tư tưởng cách mạng trong sáng,
đồng thời luôn nỗ lực, cố gắng nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn của bản thân để có thể trở
thành một trong những nhân tố chủ chốt góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước; từng bước xây dựng một Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

II. Về kĩ năng

1. Thế hệ thanh niên hiện nay nên rèn luyện khả năng học tập và tiếp thu nhanh. Từ đó, góp
phần tạo ra những công trình khoa học - kỹ thuật nhằm cải thiện cho nhân dân xây dựng một
đất nước phồn vinh

Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan trọng trong công tác nghiên cứu và phổ biến khoa học kỹ thuật phục
vụ sản xuất. Người chỉ rõ “ Khoa học là từ sản xuất mà ra, và phải trở lại phục vụ sản xuất, phục vụ
quần chúng, nhằm nâng cao năng suất lao động và không ngừng cải thiện đời sống nhân
dân,...nhiệm vụ của khoa học kỹ thuật là cực kỳ quan trọng cho nên mọi ngành, mọi người đều phải
tham gia vào công tác khoa học kỹ thuật.

2. Tăng khả năng thích nghi nhanh, ứng biến linh hoạt với đa dạng tình huống bất lợi và sự
tác động của nền kinh tế dưới những tình huống này.

Trong những năm vừa qua, nền kinh tế Việt Nam và chịu nhiều tác động tiêu cực của dịch bệnh,
thiên tai điển hình là COVID-19 hay thiên tai, lũ lụt do ảnh hưởng của bão Noru. Điều này cần được
ứng biến, đưa ra những hoạch định, chính sách giải thích những vướng mắt trong nền kinh tế. Đưa
ra chủ trương, định hướng về phát triển kinh tế. Kết hợp phát triển kinh tế với kinh tế xã hội một
cách hợp lý, chặt chẽ để bảo vệ phát triển kinh tế-xã hội. Hồ Chí Minh từng dạy rằng:

Coi trọng vấn đề quản lý, hoạt toán kinh tế, là chìa khóa phát triển kinh tế quốc dân. Người nói:”
Quản lý một nước cũng như quản lý một doanh nghiệp, phải có lãi” Ở những xí nghiệp, doanh
nghiệp phải có quản lý, chỉ có quản lý mới biết thu vào và tiêu ra, mới biết lỗ lãi, mới biết ai làm tốt,
làm không tốt, ai vượt qua, ai không vượt qua.

3. Góp phần nâng cao năng lực tư duy lý luận, phương pháp công tác

Thông qua học tập, nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh để bồi dưỡng củng cố cho sinh viên,, thanh
niên lập trường, quan điểm cách mạng, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã
hội; tích cực, chủ động đấu tranh phê phán những quan điểm sai trái, bảo vệ chủ nghĩa Mác – Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước ta; biết
vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào giải quyết các vấn đề đặt ra trong cuộc sống.
4. Nâng cao tinh thần độc lập, tự chủ, đổi mới, sáng tạo theo tư tưởng Hồ Chí Minh

Trong xu thế khu vực hóa và toàn cầu hóa, các thế lực phản động thù địch không từ bỏ âm mưu
nhằm xóa bỏ chủ nghĩa xã hội đối với nước ta thông qua cơ chế thị trường và trao đổi, giao lưu văn
hóa. Trong điều kiện đó, chúng ta có thể làm gì để vừa mở cửa, hợp tác phát triển kinh tế mà vẫn giữ
được độc lập, chủ quyền dân tộc. Muốn vậy chúng ta phải tạo ra nguồn sức mạnh nội lực làm cơ sở
cho sự phát triển. Một trong những sức mạnh nội lực đó chính là tư tưởng Hồ Chí Minh. Người có
căn dặn: học tập chủ nghĩa Mác – Lênin là học tập cái tinh thần cách mạng và khoa học, cái tinh
thần biện chứng của chủ nghĩa Mác – Lênin, để giải quyết tốt những vấn đề đang đặt ra trong thực
tiễn đổi mới hiện nay, tức là phải luôn biết gắn lý luận với thực tiễn, từ tổng kết thực tiễn mà bổ
sung làm phong phú thêm lý luận. Do vậy, việc học tập tư tưởng Hồ Chí Minh cũng chính là việc
học tập có ý nghĩa về mặt định hướng giá trị, tạo nên sức mạnh đồng thời là kim chỉ nam, là nền
tảng tư tưởng cho mọi hành động của cả dân tộc.

5. Nâng cao và phát triển trình độ văn hóa, kỹ thuật và nghề nghiệp cho thanh niên

Điểm nổi bật trong tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục, bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là
chăm lo xây dựng các thế hệ người Việt Nam phát triển toàn diện. Do đó, cùng với việc giáo dục lý
tưởng, đạo đức cách mạng là chăm lo đào tạo, dạy nghề, nâng cao trình độ văn hóa, khoa học, kỹ
thuật cho thanh niên. Theo Hồ Chí Minh, trình độ năng lực của đội ngũ cán bộ và người lao động,
đặc biệt là thế hệ trẻ, những người kế tục sự nghiệp cách mạng của Đảng là nguyên nhân cơ bản
quyết định sự phát triển đất nước. Vì vậy, Người yêu cầu thanh niên phải “ra sức học tập nâng cao
trình độ chính trị, văn hóa, khoa học, kỹ thuật và quân sự để cống hiến ngày càng nhiều cho Tổ
quốc, cho nhân dân” . Đồng thời, Người còn chỉ rõ, làm nghề gì cũng phải học, mục đích của việc
(9)

học không gì khác hơn là để nâng cao năng lực, làm cho kinh tế phát triển, chiến đấu thắng lợi, đời
sống của nhân dân ngày càng no ấm, tươi vui. Có như vậy, thế hệ trẻ mới có thể tích lũy được những
tri thức cần thiết, tạo tiền đề phát huy năng lực sáng tạo, góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN.

III. Về phẩm chất

1. Giúp sinh viên khơi dậy lòng biết ơn, tình yêu tổ quốc, tu dưỡng và rèn luyện bản thân noi
theo những phẩm chất đạo đức đáng quý và nâng cao tinh thần trách nhiệm đối với nhân dân
và đất nước:

Việc học môn Tư tưởng Hồ Chí Minh tạo điều kiện cho sinh viên được tiếp cận và hiểu rõ về con
người vĩ đại Hồ Chí Minh. Thông qua việc tìm hiểu và nghiên cứu về cuộc đời của Người, sinh viên
sẽ được cung cấp nhiều kiến thức và thấm thía về công lao to lớn của Người trong sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ Quốc, cùng với đó sẽ khơi dậy lòng biết ơn đối với Bác, đối với những người có
công trong việc bảo vệ nhân dân và đất nước Việt Nam ta.

Bên cạnh đó, việc nghiên cứu môn học tư tưởng Hồ Chí Minh còn thúc đẩy, nâng cao tinh thần trách
nhiệm, bản lĩnh chính trị, kiên định và giữ vững ý chí của sinh viên, với tư cách là một công dân của
đất nước CHXHCNVN, đối với việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, bảo vệ và xây dựng Tổ quốc
phát triển. Đồng thời, thông qua những điều được học và tìm hiểu kĩ, sinh viên sẽ chủ động trong
việc rèn luyện, tu dưỡng bản thân theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

Trong số những phẩm chất được nêu trong quan điểm về những chuẩn mực đạo đức cách mạng, thì
phẩm chất quan trọng nhất và bao trùm tất cả các phẩm chất là: “Trung với nước, hiếu với dân”.
Trung với nước là luôn yêu Tổ quốc, tuyệt đối trung thành với đất nước, luôn phấn đấn để xây dựng
một đất nước giàu mạnh, còn Hiếu với dân là luôn lấy nhân dân làm gốc, “hết lòng hết sức phục vụ
dân”. Ngoài ra còn có “Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”, đó là nội dung cốt lõi của đạo đức
cách mạng. Cần, kiệm, liêm, chính là nền tảng của đời sống, Bác Hồ quan niệm rằng để trở thành
người có đạo đức tốt thì phải hội tụ đủ cả bốn phẩm chất trên, “Thiếu một đức, thì không thành
người”.

2. Bồi dưỡng và giúp thanh niên rèn luyện đạo đức, tư cách, phẩm chất cách mạng và bản
lĩnh chính trị.

Thông qua việc học tư tưởng Hồ Chí Minh, sinh viên có sự hiểu biết cũng như thấm nhuần được tư
tưởng, phong cách cũng như đường lối cách mạng của Bác. Từ đó, sinh viên tìm được con đường
phát triển bản thân đúng đắn, có ích cho cộng đồng và xã hội. Qua tấm gương Chủ tịch Hồ Chí
Minh, sinh viên càng có ý thức tu dưỡng đạo đức, giữ gìn những phẩm chất đạo đức tốt đẹp của
công dân Việt Nam như lòng thương người, yêu nước, tương thân tương ái, sống có nghĩa có tình.

Tư tưởng Hồ Chí Minh cũng tạo điều kiện cho sinh viên rèn luyện tác phong, phẩm chất cách mạng,
hướng bản thân tới lý tưởng vì nước, vì dân, “trung với nước, hiếu với dân”. Mỗi người Việt Nam
nói chung và thanh niên – tương lai của đất nước nói riêng đề phải ý thức bản thân là công dân của
một nước, có nghĩa vụ đóng góp sức mình vào công cuộc phát triển đất nước; tự hào với lịch sử, văn
hóa và con người của nước mình; bài trừ những thành phần phảns động chống lại đường lối của
Đảng và Nhà nước. Sinh viên có ý thức thực hiện tốt “Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”.
Trong thực trạng hiện nay, mặt trái của cơ chế thị trường, sự phân hóa giàu nghèo, sự suy đồi về mặt
đạo đức của bộ phận cán bộ, công chức, viên chức đã phần nào làm lung lay niềm tin của nhân dân
vào đường lối của Đảng và Nhà Nước. Vì thế nên việc mỗi thanh niên – những người sẽ trở thành
lực lượng nòng cốt trong việc xây dựng và quản lý đất nước phải thực hiện tốt các phẩm chất đáng
quý đó.

Tư tưởng Hồ Chí Minh nuôi dưỡng bản lĩnh chính trị trong mỗi thanh niên, rèn luyện tinh thần yêu
nước thương dân; ý chí độc lập, tự lực tự cường. Bên cạnh đó hình thành nên nghị lực, tinh thần bất
khuất vượt qua khó khăn, cám dỗ; kiên định giữ vững độc lập, chủ quyền dân tộc và mục tiêu xã hội
chủ nghĩa. Thanh niên học tập và làm theo lời Bác, nhằm xây dựng một nước Việt Nam dân giàu,
nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, chí công vô tư.

Từ những lời dạy của Bác mà sinh viên được học thông qua môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh, thì
mỗi sinh viên đều có định hướng riêng cho bản thân nhưng đều hướng đến xây dựng bản thân theo
những phẩm chất đáng quý, noi theo tấm gương sáng của Người và đều rèn luyện bản thân để cống
hiến, góp công xây dựng đất nước ngày càng phát triển và giàu mạnh.

You might also like