Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

Nguồn nhân lực đóng vai trò vô cùng quan trọng, nhất là nguồn nhân lực chất

lượng cao, qua những thực trạng về nguồn nhân lực và yêu cầu phát triển đất
nước trong thời kì đổi mới, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã
đưa ra chủ trương vô cùng đúng đắn, sáng tạo, nhằm đưa đất nước phát triển
nhanh và bền vững góp phần thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực nhất là nguồn
nhân lực chất lượng cao
Trong Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Đảng đã thực hiện một số chủ
trương tiêu biểu như sau:
-Cụ thể hóa quan điểm, đường lối của Đảng
-Quốc hội ban hành Bộ luật Lao động năm 2012
-Luật Giáo dục nghề nghiệp năm 2014
-Luật giáo dục năm 2019
-Luật cán bộ công chức
-Luật viên chức
Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011-2020 và Quy hoạch
phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011-2020 được thủ tướng chính phủ phê
duyệt. Bên cạnh việc xây dựng, tổ chức, thực hiện chiến lược, quy hoạch phát
triển nguồn nhân lực; nhà nước còn ban hành các chính sách nhằm tuyển dụng
và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Thế nên, nguồn nhân lực nước ta đã
cải thiện cả về quy mô và chất lượng. Điều này được thể hiện qua số liệu từ
Tổng cục thống kê: “Lực lượng lao động của nước ta đã tăng từ 50,4 triệu người
năm 2010 lên 56,2 triệu người năm 2020. Tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng từ
40% năm 2010 lên khoảng 65% năm 2020. Nguồn nhân lực chất lượng cao cũng
tăng đáng kể, trong đó có một số ngành đạt trình độ khu vực và quốc tế, như: y
tế, cơ khí, công nghệ, xây dựng, v.v.”
Tuy đã đạt được một số thành tựu đáng kể, nhưng vẫn còn những mặt hạn chế
trong công cuộc phát triển nguồn nhân lực nhất là nguồn nhân lực chất lượng
cao. Cụ thể là vẫn còn nhiều lao động chưa qua đào tạo, chất lượng đào tạo vẫn
còn thấp, có sự bất hợp lí trong cơ cấu ngành nghề, khan hiếm lao động có trình
độ chuyên môn cao, xuất hiện nhiều lao động thủ công, các đội ngũ chuyên gia
trong các ngành kinh tế, kĩ thuật vẫn còn ít, v.v. Chính vì vậy, Đại hội đại biểu
toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã đưa ra một số quan điểm cần phải nghiên
cứu để phát triển nguồn nhân lực nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao.

Một là: “Ra sức phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng
cao, ưu tiên phát triển nguồn nhân lực lãnh đạo, quản lý và các lĩnh vực then
chốt”. Trong chiến lược và kế hoạch phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2011-
2021 của Việt Nam chưa thể hiện rõ nhu cầu cụ thể của các bộ, ban, ngành, địa
phương và đất nước về nguồn nhân lực chất lượng cao. Về cơ bản chúng ta chưa
có chiến lược, kế hoạch phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao mà chỉ đưa ra
chiến lược, kế hoạch phát triển nguồn nhân lực tổng thể. Do đó, chúng ta chưa
thực sự xây dựng chính sách thống nhất, đồng bộ về phát triển nguồn nhân lực
chất lượng cao để thu hút, tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng, thuê
mướn một cách hiệu quả và hợp lý. Vì vậy, tại Đại hội lần này, Đảng bộ đã quyết
định đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Đảng hy vọng đến năm
2025, lao động qua đào tạo của nước ta đạt 70%, ưu tiên nguồn lực lãnh đạo,
quản lý trong các lĩnh vực then chốt. Đây là quan điểm mới trong Đại hội XIII
của Đảng. Để nâng tầm hiệu quả quản lí đất nước, quản trị doanh nghiệp, chúng
ta phải ưu tiên thúc đẩy nguồn nhân lực quản lí, lãnh đạo, các lĩnh vực then chốt
và hoàn toàn đúng đắn. Trên thực tế, nước ta đang thiếu nhân lực là lãnh đạo,
quản trị doanh nghiệp có trình độ thực lực cao, khan hiếm nguồn nhân lực có
chuyên môn cao trong lĩnh vực kinh tế, kỹ thuật.

Hai là: “Phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao trên cơ
sở nâng cao, tạo bước chuyển biến căn bản, mạnh mẽ, toàn diện về chất lượng
giáo dục và đào tạo gắn với cơ chế tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ nhân tài”. Đại
hội cho rằng: “Tạo đột phá trong đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo,
phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, thu hút và trọng dụng nhân tài” dựa
trên quan điểm giáo dục và đào tạo là cốt sách hàng đầu trong sự thúc đẩy nguồn
nhân lực chất lượng cao ở nước ta. Nhà nước mong muốn thay đổi dứt khoát quá
trình giáo dục từ lĩnh hội kiến thức sang khai thác năng lực và phẩm chất một
cách toàn diện, từ hình thức học trên lớp theo kiểu truyền thống sang nhiều hình
thức học tập mới như học trực tuyến, tham gia các hoạt động ngoại khóa và
nghiên cứu khoa học. Tu dưỡng con người theo hướng đạo đức, kỷ cương, kỷ
luật, công dân và trách nhiệm xã hội; có kỹ năng sống, kỹ năng làm việc, ngoại
ngữ, tin học, công nghệ số, tư duy sáng tạo và năng lực hội nhập quốc tế. Cập
nhật đồng bộ các mục tiêu, nội dung, đề án, phương pháp giáo dục và đào tạo
nhằm hiện đại hóa, hội nhập quốc tế và phát triển toàn diện con người. Quan tâm
phát triển các cơ sở giáo dục nghề nghiệp chất lượng cao; gắn giáo dục và đào
tạo với nghiên cứu khoa học và công nghệ; thành lập các trung tâm nghiên cứu
và nhóm đổi mới sáng tạo. Đồng thời, việc nâng cao chất lượng giáo dục và đào
tạo cần gắn với cơ chế giới thiệu, sử dụng và đãi ngộ nhân tài. Thực tế cho thấy,
nếu có nguồn nhân lực chất lượng cao nhưng không có cơ chế tuyển dụng, sử
dụng, đãi ngộ hợp lý thì sẽ không thu hút được lực lượng này, dễ dẫn đến “chảy
máu chất xám”. Trên thực tế cho thấy sự khan hiếm nhân tài bởi tài năng và thực
lực không thể tự nhiên có được mà phải trãi qua sự trau dồi kiến thức liên tục,
lâu dài thế nên cần phải triển khai các chính sách tuyển dụng thiết thực, đúng
đắn, tạo môi trường thuận lợi để thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao về làm
việc.
Ba là: “Gắn phát triển nguồn nhân lực với đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao,
ứng dụng và phát triển khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo”.Để đẩy mạnh
phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, ngoài việc chuyên cần đào tạo chúng
ta còn phải chú tâm tới nghiên cứu khoa học, sản xuất, kinh doanh của thị trường
lao động. Trong những năm vừa qua “thị trường khoa học và công nghệ phát
triển còn chậm, còn ít các tổ chức trung gian có uy tín, kinh nghiệm trong hoạt
động kết nối cung - cầu. Chưa khuyến khích, nuôi dưỡng và phát triển được
nhiều phát minh, sáng chế trở thành sản phẩm cuối cùng và thương mại hóa”. Vì
vậy nhà nước ta đã đưa ra chủ trương “Tiếp tục thực hiện nhất quán chủ trương
khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là động lực then chốt để phát triển
lực lượng sản xuất hiện đại. Có chiến lược phát triển khoa học và công nghệ phù
hợp với xu thế chung của thế giới và điều kiện đất nước... Chú trọng phát triển
đồng bộ khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật và công nghệ, khoa học xã hội và
nhân văn, khoa học lý luận chính trị”. Bên cạnh đó, cần có sự kết nối chặt chẽ
giữa phát triển nguồn nhân lực với ngiên cứu, ứng dụng khoa học -công nghệ và
đổi mới sáng tạo. Hơn nữa chúng ta phải “Nâng cao năng lực hệ thống đổi mới
sáng tạo quốc gia, cơ cấu lại các chương trình nghiên cứu khoa học và công nghệ
theo hướng lấy doanh nghiệp làm trung tâm, lấy phục vụ hiệu quả sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc làm mục tiêu”. Tạo cơ hội cho các nhà đầu tư trong và
ngoài nước đầu tư xây dựng các trường đại học, viện nghiên cứu để đáp ứng nhu
cầu đẩy mạnh nguồn nhân lực nước ta.
Bốn là: “ Khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, ý chí
phấn đấu vươn lên, phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam trong
sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Đây là một quan điểm mới mẻ, thể hiện
tầm nhìn và sự mạng của con người Việt Nam trong công cuộc đẩy mạnh phát
triển nguồn nhân lực. Không chỉ các yếu tố sức khỏe,trí tuệ, thực lực mà còn
phải kể đến các yếu tố cốt lõi như văn hóa, tư tưởng đã góp phần tạo nên chất
lượng nguồn nhân lực. Trong đại hội Đảng thứ XIII có đề cập đến việc trong quá
trình thúc đẩy phát triển nguồn nhấn lực nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao
phải song hành với việc “Khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh,
hạnh phúc, ý chí phấn đấu vươn lên, phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con
người Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Để thực thi tốt,
trong văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII có nhấn mạnh: “Tập trung
nghiên cứu, xác định và triển khai xây dựng hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa
và chuẩn mực con người Việt Nam gắn với giữ gìn, phát triển hệ giá trị gia đình
Việt Nam trong thời kỳ mới... Từng bước vươn lên khắc phục các hạn chế của
con người Việt Nam, xây dựng con người Việt Nam thời đại mới, gắn kết chặt
chẽ, hài hòa giữa giá trị truyền thống và giá trị hiện đại”. Chú trọng “Xây dựng
và thực hiện các chuẩn mực văn hóa trong lãnh đạo, quản lý. Chú trọng xây dựng
môi trường văn hóa công sở lành mạnh, dân chủ, đoàn kết, nhân văn; đẩy lùi
quan liêu, bè phái, mất đoàn kết, chủ nghĩa cơ hội và thực dụng. Xây dựng văn
hóa doanh nghiệp, doanh nhân và kinh doanh”. Khơi dậy những mãnh liệt, khát
vọng phát triển đất nước hưng thịnh và hạnh phúc trong lòng người Việt Nam.
Có lẽ đây chính là động lực thôi thúc mỗi người chúng ta nỗ lực tiến lên để nắm
bắt mọi cơ hội và sẵn sàng vượt qua mọi thách thức để không ngừng phát triển.
Trên thực tế, con người là yếu tố hàng đầu của lực lượng sản xuất, đầu tư cho
con người cũng chính là đầu tư cho sự phát triển bền vững.
Đột phá chiến lược về phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất
lượng cao hiện nay(18/10/2021)http://tapchiqptd.vn/vi/quan-triet-thuc-hien-nghi-
quyet/dot-pha-chien-luoc-ve-phat-trien-nguon-nhan-luc-nhat-la-nguon-nhan-luc-
chat-luong-cao-hien-nay/17823.html

You might also like