Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 8

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Khoa Kinh tế và Quản lý nguồn nhân lực

BÀI TẬP NHÓM MÔN PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG


Đề tài 7: So sánh giữa hành vi vi phạm pháp luật và
hành vi trái pháp luật. Cho ví dụ minh họa? Phân tích
các yếu tố cấu thành của vi phạm pháp luật? Mỗi loại vi
phạm pháp luật lấy một ví dụ cụ thể để minh hoạ?
BÀI TẬP NHÓM MÔN PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
Đề tài 7: So sánh giữa hành vi vi phạm pháp luật và hành vi trái pháp luật. Cho ví dụ
minh họa? Phân tích các yếu tố cấu thành của vi phạm pháp luật? Mỗi loại vi phạm
pháp luật lấy một ví dụ cụ thể để minh hoạ?
Stt Tên thành viên Nhiệm vụ Tỷ lệ phần Ghi
trăm tham gia chú
1 Trịnh Như Quỳnh So sánh giữa hành vi vi phạm Nhóm
pháp luật và hành vi trái pháp trưởng
luật. 50%
Quách Thị Hương Ví dụ minh họa hành vi vi
Giang phạm pháp luật và hành vi trái
pháp luật
2 Phan Hà Nhung Phân tích các yếu tố cấu thành
của vi phạm pháp luật? 50%
Vũ Thị Thu Hà Lấy một ví dụ cụ thể để minh
hoạ mỗi loại vi phạm pháp luật?

SO SÁNH HÀNH VI TRÁI PHÁP LUẬT VÀ HÀNH VI VI PHẠM PHÁP LUẬT:


Đặc điểm Hành vi trái pháp luật Hành vi vi phạm pháp luật
Giống Tính chất Đều là những hành vi không tuân thủ pháp luật.
Yếu tố lỗi Có thể có hoặc không có yếu Là hành vi có lỗi của chủ thể
tố lỗi. thực hiện hành vi.
Năng lực pháp lý Có thể là bất kỳ ai Chỉ có thể là những người đạt
Khác tới một độ tuổi nhất định,
không bị tâm thần và những
bệnh thần kinh khác.
Hậu quả Không nhất thiết có xâm Xâm phạm tới những quan hệ
phạm đến những quan hệ xã xã hội được pháp luật bảo vệ
hội được pháp luật bảo vệ
Nhận Hành vi trái pháp luật chỉ đóng vai trò là một trong những điều kiện cần để cấu thành
xét hành vi vi phạm pháp luật. Hành vi vi phạm pháp luật trước hết phải là hành vi trái
pháp luật, nhưng hành vi trái pháp luật chưa chắc đã là hành vi vi phạm pháp luật.
Ví dụ Hành vi trái pháp luật nhưng không phải Hành vi vi phạm pháp luật
là vi phạm pháp luật
Một người đi bộ băng qua đường không Một người trộm cắp tài sản. Hành vi này
đúng nơi quy định. Hành vi này là trái là vi phạm pháp luật vì trái quy định của
pháp luật vì không tuân thủ quy định của Luật Hình sự, xâm hại đến quan hệ sở hữu
Luật Giao thông đường bộ. Tuy nhiên, tài sản
hành vi này chưa là vi phạm pháp luật nếu
không gây ra hậu quả nào.
CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH CỦA VI PHẠM PHÁP LUẬT
- Vi phạ m pháp luậ t là mộ t loạ i sự kiện pháp lý đặ c biệt
- Là hành vi trái pháp luậ t xâm hạ i các quan hệ xã hộ i đượ c pháp luậ t bả o vệ , do chủ thể có năng lự c
trách nhiệm pháp lý thự c hiện mộ t cách cố ý hoặ c vô ý gây hậ u quả thiệt hại cho xã hộ i .
1. Mặt khách quan của vi phạm pháp luật:
Mặt khách quan của vi phạm pháp luật là toàn bộ những biểu hiện ra bên ngoài
của vi phạm pháp luật, bao gồm:
- Hành vi vi phạm: thể hiện dưới dạng những hành động. Có thể là thể hiện
dưới dạng những hành động như đâm, chém người, trộm cắp tài sản, đi vào đường
cấm, lạm quyền khi thi hành công vụ. Có thể được thể hiện dưới dạng không hành
động như không tố giác tội phạm, trốn tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự...
- Hậu quả: là kết quả trực tiếp của hành vi vi phạm pháp luật. Đó là những thiệt
hại về người và của hoặc những thiệt hại phi vật chất khác gây ra cho xã hội. Hậu quả
của vi phạm là cơ sở quan trọng để đánh giá mức độ nguy hiểm cho xã hội của vi
phạm pháp luật.
- Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và hậu quả thực tế: là giữa chúng
phải có mối quan hệ nội tại và tất yếu với nhau. Hành vi đã chứa đựng mầm gây ra
hậu quả hoặc là nguyên nhân trực tiếp của hậu quả nên nó phải xảy ra trước hậu quả
về mặt thời gian; còn hậu quả phải là kết quả tất yếu của chính hành vi đó mà không
phải là của một nguyên nhân khác.
- Điều kiện, hoàn cảnh, công cụ, phương tiện thực hiện hành vi:
 Thời gian vi phạm pháp luật là giờ, ngày, tháng, năm xảy ra vi phạm pháp luật.
 Địa điểm vi phạm pháp luật là nơi xảy ra vi phạm pháp luật.
 Phương tiện vi phạm pháp luật là công cụ mà chủ thể sử dụng để thực hiện
hành vi trái pháp luật của mình, chẳng hạn như dao để chém người, xe máy để
đi cướp giật...

2. Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật:


Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật là toàn bộ diễn biến tâm lí của chủ thể khi
vi phạm pháp luật bao gồm lỗi, động cơ và mục đích.
Lỗi phản ảnh thái độ tâm lí bên trong của chủ thể đổi với hành vỉ vi phạm pháp
luật và hậu quả của hành vi đó, cho nên lỗi là yếu tố quan trọng phản ánh mức độ
nguy hiểm của vi phạm pháp luật. Có hai loại lỗi cơ bản là cố ý và vô ý:

- Lỗi vô ý gồm vô ý do quá tự tin và - Lỗi cố ý gồm cố ý trực tiếp và cố ý


vô ý do cẩu thả: gián tiếp:
+ Lỗi vô ý vì quá tự tin có đặc trưng + Lỗi cố ý trực tiếp có đặc trưng là
là chủ thể vi phạm gây ra hậu quả chủ thể vi phạm nhận thức rõ hành vi
nguy hại cho xã hội trong trường hợp của mình là nguy hiểm cho xã hội,
nhận thấy trước hậu quả đó nhưng tin thấy trước hậu quả do hành vi của
tưởng hậu quả đó không xảy ra hoặc mình gây ra và mong muốn hậu quả
có thể ngăn ngừa được. đó xảy ra.
A điều khiển xe máy vượ t đèn đỏ và đụ ng A dùng dao đâm B liên tụ c đến khi B chết
phả i B băng qua đườ ng khiến B ngã vàbị +Lỗi cố ý gián tiếp có đặc trưng là
thương
chủ thể vi phạm nhận thức rõ hành vi
+ Lỗi vô ý do cẩu thả có đặc trưng là của mình là nguy hiểm cho xã hội,
chủ thể vi phạm đã gây ra hậu quả thấy trước hậu quả do hành vi của
nguy hại cho xã hội trong trường hợp mình gây ra, nhưng có ý thức để mặc
không nhận thấy trước được hậu quả cho hậu quả đó xảy ra.
đó mặc dù càn phải thấy trước và có A biết mình tiếp xúc vói F0 nhưng không
thể thấy trước hậu quả đó. tự cách ly theo dõi mã vẫ n tiếp xúc vớ imọ i
sử dụ ng hình ả nh mà không tìm hiểu và ngườ i và làm mọ i ngườ i bị mắ c Covid-19
mua bả n quyền củ a tác giả khiến chocông
ty bị kiện về việc vi phạ m bả n quyền và
mấ t 1 khoả n tiền bồ i thườ ng lớ n.

+ Động cơ vi phạm: là động lực thúc đẩy chủ thể thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.
Có các động cơ như động cơ đê hèn, động cơ vụ lợi, động cơ báo thù…

+ Mục đích vi phạm: là kết quả cuối cùng mà trong suy nghĩ chủ thể mong muốn đạt
được khi thực hiện hành vi vi phạm pháp luật là yếu tố thê hiện rõ tính chất nguy hiểm
của hành vi. Tuy nhiên, không phải lúc nào kết quả đạt được trong thực tế cũng trùng
với mục đích chủ thể vi phạm muốn đạt được.
VD: Công ty X xả nướ c thả i chưa qua xử lí ra sông nhằ m mụ c đích tiết kiệm chi phíxử lí nướ c thả i.

3. Chủ thể của vi phạm pháp luật:


Chủ thể của vi phạm pháp luật là những cá nhân hay tổ chức có năng lực trách
nhiệm pháp lí đã có hành vi vi phạm pháp luật. Mỗi loại vi phạm pháp luật đều có cơ
cấu chủ thể riêng tùy thuộc vào mức độ xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật
bảo vệ.
Ví dụ chủ thể vi phạm pháp luật: Người lái xe máy thực hiện hành vi đi vào
đường ngược chiều.

4. Khách thể của vi phạm pháp luật


Khách thể của vi phạm pháp luật là những quan hệ xã hội được pháp luật bảo
vệ nhưng đã bị hành vi vi phạm pháp luật xâm hại. Khách thể là yếu tố quan trọng
phản ánh tính chất nguy hiểm của hành vi vi phạm pháp luật. Là một trong những căn
cứ để phân loại hành vi vi phạm pháp luật.
Ví dụ: hành vi cướp vừa xâm hại sức khoẻ, tính mạng con người, vừa xâm hại
quyền sở hữu.

* Ví dụ cấu thành vi phạm pháp luật


Tình huống
– Tháng 9/2008, Bộ tài nguyên môi trường đã phát hiện ra vụ việc sai phạm của công
ty Bột ngọt Vedan (Công ty TNHH Vedan Việt Nam).
– Theo đó thì công ty Vedan đã hằng ngày sả nước thải bẩn (chưa qua xử lý) trực tiếp
ra sông Thị Vải (Đồng Nai) suốt 14 năm qua kể từ khi đi vào hoạt động (1994):
khoảng 45000m3/1tháng.
– Hành động này gây ô nhiễm nặng cho dòng sông Thị Vải, gây chết các sinh vật sống
ở sông này và ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe người dân ven sông…
Cấu thành vi phạm pháp luật
– Chủ thể vi phạm:
+ Công ty Vedan (thuộc Công ty TNHH Vedan Việt Nam) là một công ty thực phẩm
với 100% vốn đầu tư Đài Loan.
+ Được xây dựng từ năm 1991.
+ Có giấy phép hoạt động từ năm 1994. Dẫn đến, là một tổ chức có đầy đủ trách
nhiệm pháp lý khi thực hiện hành vi trái pháp luật này.
– Mặt chủ quan:
+ Lỗi: là lỗi cố ý gián tiếp. Vì, Công ty Vedan khi thực hiện hành vi này thì nhận thấy
trước hậu quả, tuy không mong muốn nhưng vẫn để hậu quả xảy ra.
+ Mục đích: nhằm giảm bớt chi phí xử lý nước thải. Theo quy định thì công ty Vedan
phải đầu tư khoảng 1 chục triệu để xử lý 1m3 dịch thải đậm đặc. Đáng ra phải chi từ
15%-20% vốn đầu tư cho việc xử lý nước thải thì Công ty Vedan chỉ dành 1,5% vốn
cho việc đó.
– Khách thể:
Việc làm của công ty Vedan đã xâm hại đến các quy tắc quản lý nhà nước: vi phạm
trật tự quản lý nhà nước, làm tổn hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
– Mặt khách quan:
+ Hành vi nguy hiểm: sả nước thải bẩn chưa qua xử lý ra sông Thi
Vải: 45000m3/1tháng. Đây là hành vi trái pháp luật hành chính

CÁC LOẠI VI PHẠM PHÁP LUẬT:

Vi phạm pháp luật là hành vi làm trái luật, có lỗi và do chủ thể có năng lực trách
nhiệm pháp lý thực hiện, xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
Dựa theo tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi vi phạm, vi phạm
pháp luật được chia thành các loại sau đây:
- Vi phạm hình sự là hành vi trái pháp luật được quy định trong pháp luật hình
sự, có lỗi, do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại những quan
hệ xã hội quan trọng nhất, theo quy định của pháp luật phải bị xử lí hình sự.
Ví dụ, anh A phạm tội giết người bị tòa án nhân dân huyện B xử tử hình. Vậy,
A vi phạm pháp luật hình sự.
- Vi phạm hành chính là hành vi trải pháp luật, có lỗi, do cá nhân, tổ chức có
năng lực pháp lí thực hiện, xâm phạm các quy tắc quản lí nhà nước mà không bị coi là
tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử lí hành chính.
Ví dụ: A vượt đèn đỏ, vi phạm luật giao thông đường bộ. A bị cảnh sát giao
thông xử phạt 300.000 đồng theo quy định của nghị định 100/2019/NĐ-CP. Như vậy,
A vi phạm pháp luật hành chính.
- Vi phạm kỉ luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do chủ thể có năng lực trách
nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại các quan hệ xã hội được xác lập trong nội bộ cơ
quan, tổ chức thuộc phạm vi quản lí nhà nước.
Ví dụ: A là lãnh đạo một cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương. Trong
quá trình tiếp dân A có lời lẽ, cử chỉ xúc phạm B. A bị kỷ luật với hình thức cảnh cáo.
Như vậy hành vi của A là dạng vi phạm kỉ luật nhà nước.
- Vi phạm dân sự là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do chủ thể có năng lực trách
nhiệm pháp lí thực hiện, xâm phạm quan hệ tài sản, quan hệ nhân thân gắn với tài sản,
quan hệ nhân thân phi tài sản.
Ví dụ: A ký hợp đồng bán cho B toàn bộ sản lượng vải thiều của mùa vụ chính.
Đến mua vụ chính, A không bán cho B (vì giá vải thiều tăng cao). A vi phạm dân sự và
phải bồi thường theo thỏa thuận trong hợp đồng đã ký hoặc theo pháp luật.
KẾT LUẬN
Như vậy, hành vi vi phạm pháp luật trước hết phải là hành vi trái pháp lu ật,

nhưng hành vi trái pháp luật chưa chắc đã là hành vi vi phạm pháp luật.

Hành vi trái pháp luật chỉ là một trong những điều kiện cần để cấu thành hành vi vi
phạm pháp luật. Ngoài yếu tố đó, một hành vi được xác định là vi phạm pháp luật khi
hành vi đó do người có năng lực hành vi dân sự thực hiện vàcó khả năng chịu trách
nhiệm pháp lý theo quy định của pháp luật. Đó có thể là trách nhiệm dân sự, trách
nhiệm hình sự, trách nhiệm hành chính tùy thuộc vào mối quan hệ xã hội mà chủ thể
thực hiện hành vi trái pháp luật xâm phạm.

Từ việc phân tích những vấn đề lý luận về vi phạm pháp luật và các yếu tố cấu thành
vi phạm pháp luật thông qua ví dụ cụ thể trên, có thể thấy rằng không phải bất kì hành
vi trái pháp luật nào cũng bị xem là hành vi vi phạm pháp luật. Một hành vi được xem
là vi phạm pháp luật khi và chỉ khi hành vi đó đảm bảo đầy đủ các yếu tố cấu thành
của vi phạm pháp luật và các yếu tố khác theo quy định của pháp luật. Trong quá trình
điều tra các vụ án, các cơ quan nhà nước và người có thẩm quyền áp dụng luật cần
phân tích chính xác tránh trường hợp bỏ sót tội phạm hoặc xử phạt sai, áp dụng chế tài
sai đối với người vô tội.
Tài liệu tham khảo:
 Giáo trình Đại cương về Nhà nước và Pháp luật, NXB Đại học Kinh tế Quốc
dân, 2020.
 ThS. Tào Thị Quyên, “Bàn về lập hiến, Cổng Thông tin điện tử Quốc hội Nước
Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

You might also like