Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 53

DANH SÁCH NHÓM THUYẾT TRÌNH

Cha bảo trợ: Gioan Vũ Ngọc Khôi

1. Phêrô Nguyễn Huỳnh Quốc Bảo


2. Vincentê Phạm Văn Hòa
3. Antôn Lê Anh Khoa
4. Giuse Nguyễn Dương Linh
5. Phêrô Nguyễn Thanh Pha
6. Giacôbê Nguyễn Ngọc Huy Phúc
7. Giuse Nguyễn Thanh Thảo
8. Giuse Võ Thạch Thái
9. Phanxicô Xaviê Lý Trần Hữu Thành
10. Đa Minh Nguyễn Hoàng Thi
11. Bartôlômêô Nguyễn Trung Thoại
12. Giuse Đỗ Quang Tín
13. Micae Bùi Thành Trung
14. Giuse Nguyễn Minh Tú
15. Ignatiô Nguyễn Hoài Anh Tú
MỤC LỤC
DẪN NHẬP ................................................................................................. 1
CHƯƠNG I - SƠ LƯỢC VỀ NGÔN NGỮ CƠ THỂ.............................. 3
1. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VỀ NGÔN NGỮ CƠ THỂ ............................ 3
2. NGÔN NGỮ CƠ THỂ LÀ GÌ? ................................................................ 4
3. NGÔN NGỮ CƠ THỂ VÀ NHỮNG ĐIỀU LIÊN QUAN ...................... 4
3.1. Ngôn ngữ cơ thể và não bộ ............................................................... 4
3.2. Ngôn ngữ cơ thể và cảm xúc ............................................................. 5
3.3. Ngôn ngữ cơ thể và giao tiếp ............................................................ 5
3.4. Ngôn ngữ cơ thể và năng lực ngoại cảm ........................................... 6
4. MỤC ĐÍCH CỦA NGÔN NGỮ CƠ THỂ ............................................... 8
5. LÀM THẾ NÀO ĐỂ HIỂU NGÔN NGỮ CƠ THỂ? .............................. 8
5.1. Hãy bắt đầu với chính mình .............................................................. 8
5.2. Nguyên tắc ba chữ C ......................................................................... 9
CHƯƠNG II - NGÔN NGỮ CƠ THỂ .................................................... 10
1. NHỮNG NGÔN NGỮ CỦA ĐẦU ........................................................ 10
1.1. Cái nhìn ........................................................................................... 10
1.2. Nụ cười ............................................................................................ 16
1.3. Lắng nghe ........................................................................................ 19
1.4. Giọng nói ......................................................................................... 21
2. NHỮNG NGÔN NGỮ CỦA CƠ THỂ .................................................. 23
2.1. Tay................................................................................................... 23
2.2. Chân ................................................................................................ 27
2.3. Dáng đi ............................................................................................ 30
3. NHỮNG HÀNH VI TỔNG HỢP........................................................... 32
3.1. Tìm kiếm các sơ hở ......................................................................... 32
3.2. Sự đáng yêu ..................................................................................... 36
3.3. Nói dối ............................................................................................. 39
CHƯƠNG III - ÁP DỤNG ....................................................................... 46
1. LỢI ÍCH VÀ CÁCH CẢI THIỆN NGÔN NGỮ CƠ THỂ .................... 46
1.1. Lợi ích ............................................................................................. 46
1.2. Cách để cải thiện ngôn ngữ cơ thể .................................................. 46
2. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT ............................................................................... 47
TÓM KẾT ................................................................................................. 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 50
DẪN NHẬP 1

DẪN NHẬP

Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II nói rằng: “Con người là một hữu thể
độc nhất vô nhị, nhưng không vì thế con người đóng khung trong chính mình,
trái lại nó là hữu thể có xã hội tính, nghĩa là sống với, liên hệ với, đối thoại
với, thông hiệp với người khác”1. Trong đời sống hằng ngày, con người luôn
đón nhận cũng như truyền đạt ý muốn của mình đến người khác bằng nhiều
cách. Đứa trẻ sơ sinh sẽ khóc khi cảm thấy đói, bị đau hoặc đi vệ sinh… và
sẽ cười khi cảm thấy vui thích; có thể nói, cười và khóc là cách một đứa trẻ
sơ sinh giao tiếp với thế giới. Khi càng trưởng thành, con người càng có nhiều
cách thức để truyền đạt ý muốn của mình, không chỉ bằng lời nói nhưng còn
bằng những cử chỉ điệu bộ: gật đầu, nở một nụ cười hay có thể là một gương
mặt đỏ tía… Con người giao tiếp bằng toàn bộ cơ thể hay nói cách khác con
người dùng NGÔN NGỮ CƠ THỂ để truyền đạt và tiếp nhận thông tin.
Trong một nghiên cứu vào những năm 70 của thế kỉ XX đã đưa ra kết
luận rằng, hơn 90% ý nghĩa của bất kì cuộc giao tiếp nào đều dựa trên những
dấu hiệu không lời, và chỉ 7% đến từ câu chữ. Hằng ngày qua các cuộc gặp
gỡ, chúng ta không ngừng tiếp nhận những thông điệp mà người khác gửi
gắm thông qua ngôn ngữ cơ thể của họ, đồng thời cũng tạo ra những thông
điệp không lời của bản thân để truyền đạt ý muốn của mình. Vì thế, một mặt
chúng ta đọc ngôn ngữ cơ thể của người khác, mặt khác chúng ta thể hiện
ngôn ngữ cơ thể của mình sao cho phù hợp hơn với nội dung, đối tượng và
hoàn cảnh giao tiếp.
Ngôn ngữ cơ thể có thể được sử dụng một cách có ý thức hoặc vô thức.
Khi được sử dụng một cách có ý thức, ngôn ngữ cơ thể có thể truyền đạt
thông tin cụ thể hoặc để tạo ấn tượng nhất định. Ví dụ, một người có thể sử
dụng ngôn ngữ cơ thể để thể hiện sự tự tin khi trình bày một vấn đề hoặc để
thuyết phục ai đó. Khi được sử dụng một cách vô thức, ngôn ngữ cơ thể có

1
RM, Sứ vụ Đấng Cứu Thế, (Cần Thơ: ĐCV. Thánh Quý, 1990), số 14.
2 DẪN NHẬP

thể phản ánh cảm xúc hoặc suy nghĩ thực sự của một người. Ví dụ, nếu một
người đang cảm thấy lo lắng, họ có thể vô thức tránh nhìn vào mắt người
khác hoặc gãi cổ.
Hiểu ngôn ngữ cơ thể có thể giúp: Giao tiếp hiệu quả hơn, xây dựng mối
quan hệ tốt hơn và tạo ấn tượng tốt hơn đối với người khác. Vì vậy, cha
Gioan và nhóm chúng tôi chọn đề tài Ngôn Ngữ Cơ Thể để tìm hiểu và trình
bày. Với đề tài này, chúng tôi đặt ra 3 mục tiêu:
✓ Thứ nhất, mang đến những khái niệm và trình bày tổng quát về Ngôn
Ngữ Cơ Thể, những biểu hiện cũng như ý nghĩa của từng hành vi.
✓ Thứ hai, từ những điều đã tìm hiểu, chúng tôi áp dụng vào quá trình làm
việc cùng nhau và trong phần trình bày đề tài của nhóm.
✓ Thứ ba, qua nội dung trình bày hy vọng mỗi người sẽ có cho mình
những chất liệu để áp dụng cho bản thân, đồng thời gợi mở một góc nhìn
mới để làm phong phú cho bản thân mình hơn, đặc biệt là trong đời sống tu
học tại chủng viện và trong tương quan với mọi người mà chúng ta có dịp
tiếp xúc.
Với những mong ước trên, xin mời mọi người cùng với nhóm thuyết trình
tìm hiểu ngôn ngữ cơ thể của chính mình và của người khác.
SƠ LƯỢC VỀ NGÔN NGỮ CƠ THỂ 3

CHƯƠNG I

SƠ LƯỢC VỀ NGÔN NGỮ CƠ THỂ

1. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VỀ NGÔN NGỮ CƠ THỂ


Giao tiếp không lời hay ngôn ngữ cơ thể chỉ mới được nghiên cứu trong
khoảng 50 năm trở lại đây, dù các nhà nhân chủng học xã hội lưu ý rằng nó
khởi nguồn từ trước khi loài người biết nói. Năm 1872, Charles Darwin, cha
đẻ của thuyết tiến hóa, đã cho ra đời tác phẩm gây chấn động dư luận, cuốn
“Sự Thể Hiện Cảm Xúc Ở Con Người Và Động Vật”. Vậy mà mãi đến nửa
thế kỷ sau, người ta mới bắt tay nghiên cứu vấn đề này một cách khoa học
và nghiêm túc2.
Một trong những nhà nghiên cứu ngôn ngữ cơ thể tiên phong là nhà nhân
loại học Ray Birdwhistell, người Mỹ. Khoảng thập niên 50 của thế kỷ 20,
ông đã tập trung nghiên cứu phương thức truyền đạt thông điệp của các bộ
phận khác nhau của cơ thể hay toàn bộ cơ thể và đặt tên cho môn học này là
“Kinesics”, nghĩa là môn học nghiên cứu ý nghĩa của ngôn ngữ cơ thể.
Một cây đại thụ khác về ngôn ngữ cơ thể là nhà động vật học, tiến sĩ
Desmond Morris đã định nghĩa, điệu bộ là bất kỳ hành động nào gửi tín hiệu
trực quan và truyền đạt thông tin tới người xem. Chúng có thể là hành động
chủ ý hoặc vô tình. Chúng ta thực hiện nhiều điệu bộ mà lẽ ra nên che giấu và
thường thì ta không ý thức được việc đó. Tuy nhiên, chúng vẫn giữ vai trò
cung cấp thông tin về tâm trạng và gửi tới người xem tín hiệu để họ giải mã.
Vào năm 1970, mô hình nghiên cứu ý nghĩa của ngôn ngữ cơ thể đã được
Paul Ekman và Wallace Friesen (Đại học California) mở rộng. Hai nhà khoa
học này phân chia sự nghiên cứu của ngôn ngữ cơ thể thành năm nhóm lớn,
nhằm tạo điều kiện cho chúng ta nghiên cứu dễ dàng, đó là: Ngôn ngữ cơ thể

2
Allan and Barbara Pease, Cuốn sách hoàn hảo về ngôn ngữ cơ thể, dịch bởi Lê Huy Lâm
(Hồ Chí Minh: NXB. Tổng Hợp, 2008), trang 9-10.
4 SƠ LƯỢC VỀ NGÔN NGỮ CƠ THỂ

minh họa, ngôn ngữ cơ thể biểu tượng, ngôn ngữ cơ thể phô bày cảm xúc,
ngôn ngữ cơ thể chuyển đổi, và ngôn ngữ cơ thể điều chỉnh.
2. NGÔN NGỮ CƠ THỂ LÀ GÌ?
Ngôn ngữ cơ thể là một dạng của truyền thông phi ngôn ngữ, trong đó là
các hành vi của cơ thể, chứ không phải ngôn ngữ, được sử dụng để thể hiện
hoặc truyền đạt thông tin. Hành vi như vậy bao gồm các biểu hiện trên khuôn
mặt, tư thế cơ thể, cử chỉ, cử động của mắt, đụng chạm và sử dụng không
gian cá nhân. Ngôn ngữ cơ thể tồn tại ở cả động vật và con người.
Một cách tổng quát nhất, ngôn ngữ cơ thể là một cách thức giao tiếp mà
qua đó chúng ta dùng các cử chỉ của cơ thể như là đầu, mắt, cổ, tay chân, hay
những bộ phận khác trong cơ thể để diễn tả cảm xúc, thái độ, tình cảm và cả
suy nghĩ của chúng ta3.
3. NGÔN NGỮ CƠ THỂ VÀ NHỮNG ĐIỀU LIÊN QUAN
3.1. Ngôn ngữ cơ thể và não bộ
Tất cả những hành vi của cơ thể đều do não bộ điều khiển, vì thế, ngôn
ngữ cơ thể và não bộ có một mối liên hệ chặt chẽ. Bên cạnh những cử chỉ
hay hành động biểu lộ chính xác thông điệp mà ta muốn gửi gắm, cơ thể còn
gửi đi những dấu hiệu vượt ngoài ý thức của chúng ta, nói cách khác là không
được chúng ta cho phép.
Cuối thế kỷ XX, có một đóng góp rất giá trị về mặt khoa học cho ngôn
ngữ cơ thể, đó là phương pháp chụp hình cộng hưởng từ của não (fMRI -
functional Magnetic Resonance Imaging). Máy chụp hình cộng hưởng từ
(MRI) sử dụng các sóng vô tuyến và một từ trường mạnh để chụp những bức
hình rõ ràng và chi tiết của các bộ phận nội tạng và các mô. FMRI áp dụng
kỹ thuật này để xác định các vùng não ở đó các mạch máu trương nở, các
trao đổi hoá học đang xảy ra, hay lượng oxy thừa đang được chuyển giao.
FMRI đã được coi như một công nghệ đột phá, một kỹ thuật tiên tiến để hiểu

3
Wikipedia, Ngôn ngữ cơ thể, 2023, ngày truy cập 15/9/2023,
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ngôn_ngữ_cơ_thể.
SƠ LƯỢC VỀ NGÔN NGỮ CƠ THỂ 5

biết rõ hơn về não bộ, và nó đã làm tăng thêm uy tín đối với sự giao tiếp bằng
ngôn ngữ không lời4.
Vì thế, trong khi sử dụng ngôn ngữ cơ thể để chuyển tải một thông điệp
nào đó, chúng ta cần lưu ý hai điều cơ bản sau: (1) Một số cử chỉ là có chủ
đích, vì thế chúng là hành vi có ý thức; và (2) Vô số cử chỉ nằm ngoài tầm
kiểm soát của chúng ta và do cơ chế sinh lý của chúng ta gây ra, vì thế chúng
là những hành vi vô thức.
Thật vậy, loài người thích ứng đến kinh ngạc với những chuyển đổi cảm
xúc tinh tế của những người (và động vật) xung quanh họ. Những thay đổi
nhẹ trong cái nhíu mày, nếp nhăn xung quanh mắt, độ cong của môi và góc
xoay cổ của người khác giúp ta lập tức biết người đó đang cảm giác thoải
mái, nghi ngờ, thư giãn hoặc sợ hãi5.
3.2. Ngôn ngữ cơ thể và cảm xúc
Khả năng nhận biết cảm xúc hoặc tình cảm của con người là chìa khóa
giúp bạn đọc được tâm trí của họ. Cảm xúc bao giờ cũng được truyền đạt rõ
ràng thông qua ngôn ngữ cơ thể hơn là lời nói. Hẳn bạn đã từng nghe nhắc
đến thuật ngữ “trí thông minh cảm xúc” - khái niệm mà cách đây hơn hai
thập kỷ, từng khơi dậy sự nhận thức bên trong con người về tầm quan trọng
của cảm xúc và tình cảm trong các mối quan hệ xã hội.
Có năm năng lực hoặc kỹ năng cảm xúc được đánh giá cao, đó là: (1)
Nhận biết được cảm xúc của mình, (2) Học cách kiểm soát cảm xúc của
mình, (3) Đánh giá được cảm xúc của người khác, (4) Tìm kiếm những manh
mối dựa vào ngôn ngữ cơ thể, và (5) Giao tiếp thành công với người khác.
Điểm mấu chốt của các năng lực này là năng lực thứ năm; nó chỉ có được
khi bạn tích hợp thành công bốn năng lực đầu tiên.
3.3. Ngôn ngữ cơ thể và giao tiếp
Ngôn từ đóng vai trò quan trọng trong hoạt động giao tiếp hằng ngày của
chúng ta. Tuy vậy, ngôn ngữ cơ thể cũng có tầm quan trọng tương đương, nếu

4
Carol Kinsey Goman, Ngôn ngữ thầm lặng của người lãnh đạo, dịch bởi Nguyễn Quốc
Dũng (Thanh Hoá: NXB. Thanh Hoá, 2013), trang 13.
5
Bessel Van Der Kolk, M.D., Sang chấn tâm lý, dịch bởi Lâm Hiếu Minh (Hà Nội: NXB.
Thế Giới, 2019), trang 116.
6 SƠ LƯỢC VỀ NGÔN NGỮ CƠ THỂ

không muốn nói là quan trọng hơn. Quả vậy, ngoài ngôn từ, chúng ta còn giao
tiếp bằng: trang phục, dáng điệu, vẻ mặt, ánh mắt, bàn tay, bàn chân, sự căng
cơ hay thả lỏng toàn thân, khoảng cách không gian, sự va chạm, giọng nói…
Phần lớn việc giao tiếp là phi ngôn ngữ. Những tín hiệu phi ngôn ngữ,
như ngôn ngữ cơ thể, biểu cảm khuôn mặt, nhịp điệu và ngữ điệu của giọng
nói, nhịp thở, tư thế cơ thể. Họ học cách nhìn thấy và lắng nghe không chỉ
điều đang được nói mà cả những điều đang truyền tải vượt ngoài ngôn từ.
Nếu ai đó liên tục nhìn quanh khi bạn đang nói, thì tức là bạn đang không
thu hút sự chú ý của họ. Hãy nhìn cơ thể họ. Nếu chân họ hướng xa khỏi bạn,
họ chỉ đang chờ một cơ hội để chạy thoát. Họ có đang đổ người về phía bạn
(quan tâm), dựa ra sau (không chú ý), tay mở ra và linh hoạt (phấn khích),
tay khoanh lại (khép mình và phòng thủ)? Bạn có thể nghiên cứu rất nhiều
những dấu hiệu kiểu như vậy, nhưng sự thật là, chỉ cần chú ý thôi là bạn sẽ
thấy những tín hiệu cơ thể tinh vi của mọi người rất dễ diễn giải, và chúng
thường thể hiện nhiều hơn bất cứ điều gì mà người kia đang nói6.
Năm 1971, giáo sư Albert Mehrabian, một nhà tâm lý học xã hội thuộc
đại học Los Angeles, đã công bố công trình nghiên cứu kinh điển của mình
về ngôn ngữ cơ thể. Ông đã phát hiện ra ba thành tố trong bất kỳ thông điệp
giao tiếp nào của con người:
- 55 % ý nghĩa của bất kỳ thông điệp nào đều xuất phát từ ngôn ngữ cơ thể
trực quan (cử chỉ, điệu bộ và vẻ mặt).
- 38 % ý nghĩa tiếp theo bắt nguồn từ yếu tố phi ngôn ngữ của lời nói (âm thanh
ta nghe được), tức các lời nói được phát ra: thanh điệu, âm vực và tốc độ nói.
- 7 % ý nghĩa còn lại mới đến từ ngôn từ (nội dung).
3.4. Ngôn ngữ cơ thể và năng lực ngoại cảm
Năng lực ngoại cảm (giác quan thứ sáu) là khả năng siêu thường của con
người tiếp nhận không dựa vào năm giác quan thông thường mà bằng ý nghĩ.
Thuật ngữ này đã được nhà tâm lý học J. B. Rhine (Đại học Duke) áp dụng

6
Jonathan Fields, Làm thế nào để sống một đời tốt đẹp, dịch bởi Phương Hoa (Hà Nội:
NXB. Thanh Niên, 2021), trang 239-240.
SƠ LƯỢC VỀ NGÔN NGỮ CƠ THỂ 7

để biểu thị các khả năng tâm linh như trực giác, thần giao cách cảm, thấu
thị... và hoạt động xuyên thời gian của chúng như tiên tri và hậu tri7.
Thế nhưng trong mỗi người, chúng ta có một năng lực ngoại cảm tiềm
tàng mà mình cần đánh thức nó. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết ba yếu tố
trong năng lực ngoại cảm bẩm sinh của bạn: khả năng đồng cảm (Empathy),
sự nhạy cảm (Sensitivity), và khả năng nhận thức (Perceptivity).
Khả năng đồng cảm có vai trò quan trọng trong việc xây dựng mối quan
hệ và lòng tin. Đồng cảm là khả năng cảm nhận cảm xúc thực sự của người
khác mà không cần họ phải nói thành lời. Vì người ta ít khi tiết lộ cảm xúc
nên chúng ta nhận biết được cảm xúc thật của họ thông qua ba manh mối
chính: cử chỉ, vẻ mặt và lời nói. Các yếu tố này sẽ tiết lộ cảm xúc và tâm
trạng thực của con người. Đây là điều hết sức quan trọng trong việc giải mã
ngôn ngữ cơ thể.
Giai đoạn kế tiếp là phải tỏ ra nhạy cảm đối với những manh mối mà
chúng ta thu thập được nhờ vào khả năng đồng cảm để rồi quyết định hành
động sao cho thích hợp. Điều này rất quan trọng vì ngôn ngữ cơ thể là con
đường hai chiều. Những tín hiệu mà chúng ta gửi đi sẽ tác động trở lại hành
vi của người nhận và quyết định cách họ gửi thông điệp mới. Để trở thành
người nhạy cảm, chúng ta phải có khả năng tự nhận thức về bản thân mình.
Tất cả những thông tin vừa được giải mã giúp chúng ta trở nên mẫn cảm
hơn trong việc nhận thức trạng thái và cảm xúc của người khác. Kết quả là
chúng ta có được trực giác. Ban đầu, chúng ta tiếp thu trực tiếp lời nói và
ngôn ngữ cơ thể của người khác. Sau đó, chúng ta phản ánh lại thông điệp
nhận được bằng sự nhận thức của bản thân để đạt được những kết quả chính
xác hơn.
Như vậy, có thể thấy rằng sự kết hợp giữa khả năng đồng cảm, sự nhạy
cảm và khả năng nhận thức sẽ giúp chúng ta thấu hiểu cảm xúc thực của
người khác. Đây là cơ sở của năng lực mà chúng ta vẫn thường gọi là trực
giác, đó chính là việc đọc ý nghĩ của người khác.

7
Wikipedia, Ngoại cảm, 2023, ngày truy cập 10/11/2023,
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ngoại_cảm.
8 SƠ LƯỢC VỀ NGÔN NGỮ CƠ THỂ

4. MỤC ĐÍCH CỦA NGÔN NGỮ CƠ THỂ


Một cách tổng quát nhất, ngôn ngữ cơ thể mang đến cho chúng ta một
mục đích kép như sau:
- Giúp chúng ta phát triển khả năng tự nhận thức để kiểm soát ngôn ngữ cơ
thể của bản thân và truyền đạt thông điệp một cách chính xác.
- Giúp chúng ta rèn luyện các giác quan để đọc ngôn ngữ cơ thể của người
khác và đáp lại một cách phù hợp.
Hãy nhớ rằng, trong lúc bạn cố gắng thâm nhập vào tâm trí người khác
bằng cách quan sát những biểu hiện bên ngoài của họ thì họ cũng làm điều
tương tự đối với bạn. Do đó, bạn cần vận dụng chính xác ngôn ngữ cơ thể để
truyền đạt cảm xúc mà mình muốn thể hiện chứ không phải phó thác hoàn
toàn nhiệm vụ này cho tiềm thức như trước đây.
5. LÀM THẾ NÀO ĐỂ HIỂU NGÔN NGỮ CƠ THỂ?
5.1. Hãy bắt đầu với chính mình
Có một sự thật rất đơn giản: Ngôn ngữ cơ thể có thể tạo ra sự lôi cuốn
hoặc chán ghét đối với những người chung quanh bạn. Bạn đã bao giờ kiểm
tra ngôn ngữ cơ thể của mình bộc lộ điều gì trong lúc nói chuyện chưa? Bạn
có nhận thấy rằng mình vô ý làm người khác cụt hứng? Bạn có vô tình để lộ
các dấu hiệu tố cáo rằng mình không đáng tin? Bạn có cảm thấy khó thuyết
phục người khác thay đổi thái độ hoặc hành vi?... Nếu bạn không có khả
năng sử dụng thành thạo ngôn ngữ cơ thể và giải mã ngôn ngữ cơ thể của
người khác thì hoạt động giao tiếp của bạn sẽ gặp bất lợi, bởi ngôn ngữ cơ
thể là một phần thiết yếu của hoạt động này.
Do vậy, trước khi giao tiếp với người khác, bạn nên dành thời gian phân
tích trạng thái cảm xúc của bản thân. Đó có thể là tâm trạng lo lắng, tức giận,
phẫn uất hay sốt ruột. Bất cứ tâm trạng nào trong số những điều vừa nêu
cũng đều ảnh hưởng đến việc gửi thông điệp của bạn, khiến bạn để lộ “sơ
hở” của ngôn ngữ cơ thể và chuốc lấy rắc rối. Vì vậy, bạn cần kiểm soát các
tín hiệu này.
SƠ LƯỢC VỀ NGÔN NGỮ CƠ THỂ 9

5.2. Nguyên tắc ba chữ “C”


Bạn nhất thiết phải lưu ý đến ba chữ C này. Chúng ta không thể đọc bất
kỳ ngôn ngữ cơ thể thật sự nào mà không xét đến Context (bối cảnh),
Congruence (sự tương hợp) và Clusters (các nhóm cử chỉ).
• Context: Đây là yếu tố hiển nhiên khi bạn xem xét bất kỳ hành vi nào.
Ví dụ, sau buổi tập chạy buổi sáng, một người trở về nhà với cái đầu cúi thấp,
đôi mắt cụp xuống và thở hổn hển. Có phải anh ta chán nản, bất an hoặc thất
vọng? Không, đơn giản là anh ta vừa trở về sau cuộc tập chạy mà thôi.
• Congruence: Vì cử chỉ và âm thanh chiếm hơn 90% thông điệp nên
chúng ta cần cân nhắc xem lời nói và hành động có phù hợp với nhau hay
không. Chẳng hạn, hành động khoanh tay, chốc chốc lại quay đi và thở dài
liên tục rõ ràng không phù hợp nếu người thực hiện bảo rằng mình đang
thưởng thức vở kịch nào đó. Hẳn nhiên, chúng ta sẽ tin vào thông điệp thị giác.
• Clusters: Xem xét một cử chỉ riêng lẻ để suy đoán ý nghĩa của hành
động rõ ràng không phải là việc làm khôn ngoan. Vì vậy, chúng ta nên quan
sát các nhóm cử chỉ để giải mã ngôn ngữ cơ thể. Một cử chỉ riêng lẻ có thể
được ví như một từ trong câu. Câu trọn vẹn mới bao hàm ý nghĩa đầy đủ. Do
đó, hãy nhớ rằng nên tìm kiếm các nhóm cử chỉ.
10 NGÔN NGỮ CƠ THỂ

CHƯƠNG II

NGÔN NGỮ CƠ THỂ

1. NHỮNG NGÔN NGỮ CỦA ĐẦU


1.1. Cái nhìn
1.1.1. Vai trò của mắt
Chúng ta giao tiếp bằng mắt nhiều hơn bất cứ bộ phận nào khác trên cơ
thể. Tôi có thể nhìn thấy thái độ mất kiên nhẫn qua đôi mắt đờ đẫn của bạn.
Và tất nhiên, bạn cũng có thể nhận biết được cảm xúc thông qua đôi mắt của
tôi, bởi vì giao tiếp là con đường hai chiều. Giao tiếp bằng mắt là ngôn ngữ
không lời có những vai trò sau đây:
- Thể hiện sự quý mến/ thân thiết và mức độ tiến triển của mối quan hệ
(chúng ta thường nhìn vào người chúng ta quý mến hơn người ta không ưa).
- Thể hiện sự kiểm soát (người ta thường tăng cường giao tiếp bằng mắt
khi cố thuyết phục ai đó).
- Điều chỉnh mối tương tác (đôi mắt được dùng để định hướng cuộc nói
chuyện, sau khi câu chuyện đã được bắt đầu).
- Thể hiện tâm trạng và tiết lộ tính cách (sự chăm chú, uy lực, sự tin cậy,
quý mến hay sự thờ ơ).
Thật vậy, giao tiếp bằng mắt đóng vai trò thiết yếu trong việc trang bị cho
chúng ta khả năng đọc suy nghĩ của người khác, bởi nó là nét đặt trưng trong
hành vi ứng xử mà chúng ta dễ dàng nhận thấy. Khi ai đó thể hiện sự giao
tiếp bằng mắt một cách hợp lý thì chúng ta sẽ cảm thấy họ đáng tin, ít nhất
là lúc ban đầu. Chính vì thế mà Leonardo da Vinci đã ví đôi mắt như “chiếc
gương phản chiếu tâm hồn”.
NGÔN NGỮ CƠ THỂ 11

1.1.2. Cái nhìn cơ bản của mắt


Đôi mắt có tác dụng rõ ràng đến mức chỉ cần nhìn đăm đăm lâu hơn “mức
bình thường” vài giây cũng đủ truyền đi một tín hiệu đầy ý nghĩa. Vì thế,
chúng ta có thể liệt kê những cái nhìn cơ bản sau:
- Người nói thỉnh thoảng đưa mắt sang hướng khác nhưng nhanh chóng
nhìn trở lại vào người nghe, để đảm bảo người này vẫn đang nghe cũng
như thăm dò xem đối phương có còn hứng thú và hiểu ra vấn đề hay
không.
- Để bày tỏ sự thích thú với câu chuyện, người nghe sẽ nhìn vào người
nói chăm chú hơn.
- Nếu cảm thấy khó hiểu hoặc không đồng tình với điều được nói, khó chịu
hay chán nản với cuộc trò chuyện, người nghe sẽ hạn chế giao tiếp bằng
mắt.
- Nếu người nghe nhìn sang chỗ khác trong suốt cuộc nói chuyện thì điều
đó có nghĩa họ hoàn toàn không chú ý gì cả.
Trong một cuộc trò chuyện thông thường, người ta sẽ trao đổi ánh nhìn
qua lại như sau:
- Mở đầu cuộc trò chuyện, tôi nhìn về phía bạn.
- Khi lời nói của tôi thu hút sự chú ý nơi bạn, tôi nhìn sang chỗ khác.
- Nói đến phần kết luận, tôi lại nhìn bạn lần nữa để kiểm tra hiệu quả lời nói.
- Sau khi nghe tôi nói, bạn bắt đầu đảm nhận vị trí người nói bằng cách
mở đầu câu chuyện, nhìn đi chỗ khác, sau đó nhìn trở lại để kiểm tra
hiệu quả lời nói…
1.1.3. Vị trí nhìn
Nhiều người cảm thấy không thoải mái khi giao tiếp bằng mắt và cũng
không có kỹ năng giao tiếp bằng mắt tốt vì họ không biết rằng mình nên nhìn
vào vùng nào trên khuôn mặt (hoặc trên cơ thể) của người đối diện. Người
ta đã tiến hành thử nghiệm ở ba cấp độ giao tiếp và xét về khía cạnh văn hóa,
cả ba cấp độ trên đều được xếp vào loại hành vi bình thường:
12 NGÔN NGỮ CƠ THỂ

(1) Trong tình huống giao tiếp với người lạ (kể cả giao tiếp trong công
việc), khoảng nhìn lý tưởng là vùng hình tam giác có đỉnh là phần trán người
đối thoại với hai góc ở đáy tam giác trùng với hai mắt.
(2) Ở cấp độ xã giao, khoảng nhìn được hạ xuống dưới mắt người đối
thoại, lý tưởng nhất là vùng tam giác nằm giữa hai mắt và miệng.
(3) Ở cấp độ thân mật, khi cả nam giới và phụ nữ muốn thể hiện sự quan
tâm thì khoảng nhìn sẽ quét qua đôi mắt, đi xuống cằm và các bộ phận khác
của cơ thể. Nếu chủ nhân cái nhìn là nam giới thì cái nhìn còn kéo dài xuống
tận cổ người phụ nữ. Thông thường, cái nhìn ở cấp độ này sẽ lướt nhanh và
kín đáo xuống bên dưới rồi trở lại đôi mắt của người đối diện, tuy nhiên nó
đủ lâu để cho thấy chủ nhân của nó có sự quan tâm.
1.1.4. Thời gian nhìn
Trong một cuộc trò chuyện thông thường, người nói thường nhìn đi chỗ
khác nhiều hơn người nghe. Nếu nhìn đối phương trong khoảng thời gian
quá ngắn, bạn sẽ tạo ra ấn tượng là một kẻ nhút nhát hoặc không đáng tin
cậy. Nhưng nếu cứ nhìn chằm chằm vào đối phương, bạn sẽ trở thành kẻ
thích gây hấn hoặc “kỳ quặc” trong mắt họ. Dựa vào những con số dưới đây,
bạn sẽ nhận ra rằng những người khéo nói chuyện, với năng lực thông minh
cảm xúc cao (hay nói cách khác là có sự đồng cảm), sẽ dành khoảng một nửa
hoặc non nửa thời gian cho việc giao tiếp bằng mắt có sự ngắt quãng:
- Nghiên cứu chỉ ra rằng trong suốt cuộc nói chuyện điển hình, người nói ý tứ
thường nhìn vào người nghe trong khoảng 45 – 60% thời gian nói chuyện.
- Người nghe nhìn đăm đăm vào người nói trong khoảng 70 – 80 % thời
gian nói chuyện.
- Khoảng 31 % thời gian cuộc nói chuyện được dành để “nhìn nhau”.
- Thời gian mà một người đáp lại cái nhìn của chúng ta cũng đáng được
xem xét. Thời gian trung bình của một cái nhìn là 2,95 giây, còn thời
gian trung bình để “nhìn nhau” là 1,8 giây.
Giờ thì bạn đã hiểu ra rằng, khi thâm tâm chúng ta cảm thấy “bực bội”
trong cuộc nói chuyện thì ắt hẳn nguyên nhân xuất phát từ số lần giao tiếp
bằng mắt hoặc thời gian họ đáp lại cái nhìn của chúng ta trong khi nói.
NGÔN NGỮ CƠ THỂ 13

1.1.5. Hướng nhìn


Chúng ta có thể đoán được rất nhiều điều về suy nghĩ của người khác qua
đôi mắt của họ, “cửa sổ của tâm hồn”. Có rất nhiều nghiên cứu đã tìm hiểu
xem hướng chuyển động mắt có phải là manh mối chứng tỏ họ đang tiếp cận
và nảy sinh ý nghĩ dưới dạng âm thanh, hình ảnh hoặc cảm xúc hay không.
Người ta đã khám phá ra rằng:
- Nếu một người liếc mắt sang phải rồi cụp mắt xuống nghĩa là họ đang
cố gắng nắm bắt cảm xúc của chính mình.
- Nếu một người liếc mắt sang trái và cụp mắt xuống nghĩa là họ đang độc
thoại.
- Nếu một người đưa mắt nhìn lên rồi liếc mắt sang trái nghĩa là họ đang
cố gắng hồi tưởng lại sự việc đã xảy ra.
- Nếu người đó đưa mắt nhìn lên rồi liếc mắt sang phải nghĩa là họ đang
cố gắng tưởng tượng điều gì đó.
- Nếu người đó chỉ liếc ngang sang trái nghĩa là họ đang cố gắng ghi nhớ
âm thanh.
- Nếu người đó chỉ liếc ngang sang phải nghĩa là họ đang cố gắng nhớ lại
âm thanh.
1.1.6. Các hành vi khác của mắt
➢ Chớp mắt
Tốc độ chớp mắt trung bình của chúng ta là 8 -15 lần một phút (tần suất
này thay đổi tùy thuộc tình huống). Theo quan điểm sinh lý học thì từ khi
sinh ra, chúng ta được mặc định khả năng chớp mắt nhằm bôi trơn giác mạc.
Bởi vậy, về khía cạnh nào đó, hành vi chớp mắt không bình thường có liên
quan đến cảm giác không thoải mái.
Hãy để mắt quan sát khi ai đó thay đổi tốc độ chớp mắt từ mức bình
thường chuyển sang mức nhanh (khoảng 30 – 40 lần một phút). Điều này
phần nào đó nói lên sự lo lắng của họ. Những người đột ngột chịu áp lực
thường thể hiện cảm xúc bằng cách chớp mắt nhanh. Khi một người bình
tĩnh trở lại, tốc độ chớp mắt cũng chậm dần.
14 NGÔN NGỮ CƠ THỂ

Bạn sẽ thấy trên tivi, trong cuộc sống hàng ngày hoặc trong công việc,
mỗi khi ai đó tự cảm thấy mình ở địa vị cao hơn đối phương, họ sẽ chớp mắt
chậm hơn bình thường một chút.
Việc chớp mắt chậm hơn bình thường đồng nghĩa với việc nhắm mắt lâu
hơn thường lệ. Đây là cách tránh nhìn thấy hình ảnh trước mắt. Họ gạt bạn
ra khỏi tầm mắt bằng cách chớp mắt thật chậm, thậm chí còn ngả đầu về phía
sau. Bằng cách này, họ có thể nhìn bạn với vẻ trịch thượng (đó là điều bạn
nhận ra qua các nhóm cử chỉ).
Ngoài ra, bạn cần phải phân biệt tình huống mà trong đó, tốc độ chớp mắt
bình thường của một người giảm xuống, nghĩa là họ chớp mắt ít hơn bình
thường. Hành vi này là kết quả của thái độ chán nản, bất đồng với những
điều đã nghe, nói chung là thái độ thù địch. Đôi mắt đờ đẫn của những thính
giả “muốn chạy trốn” được biểu hiện qua hành động chớp mắt rất ít.
➢ Nhắm mắt
Một số người có thói quen nhắm mắt trong khi nói. Đây có thể là thói
quen bình thường hoặc chỉ xuất hiện ở những người đang trả lời chất vấn.
Trong nhiều trường hợp, nhắm mắt là phản ứng “đóng” của cơ thể để bày tỏ
thái độ chống đối trước cuộc trò chuyện không dễ chịu hoặc một tình huống
căng thẳng mà người thực hiện gặp phải.
Ngoài ra, hành vi nhắm mắt khi đang nói còn là cách tránh sự tác động
của ngoại cảnh khi người ta cần tập trung cao độ để suy nghĩ. Tuy nhiên, vấn
đề là đối với người nghe, hành vi này khiến họ cảm thấy bị xúc phạm và gửi
đi thông điệp sai lệch, cho dù nó có thể mang ý nghĩa tiêu cực hoặc chỉ đơn
thuần là phong cách cá nhân của người thực hiện.
➢ Cụp mắt (nhìn đăm đăm xuống đất)
Chúng ta thường nhìn đăm đăm xuống phía dưới để bộc lộ ý định thoát
khỏi cuộc nói chuyện không thoải mái hoặc bế tắc. Chúng ta thực hiện động
tác này nhằm gửi đi thông điệp rằng, ta cắt đứt giao tiếp bằng mắt để người
đối thoại có thể giành lại quyền kiểm soát tạm thời và cố gắng lôi kéo ta trở
lại cuộc nói chuyện. Đôi khi, bạn hỏi ai đó một câu mà họ không muốn trả
lời. Lúc này họ cứ cúi đầu và nhìn chằm chằm xuống sàn nhà. Hành vi đó
được gọi là cụp mắt.
NGÔN NGỮ CƠ THỂ 15

➢ Liếc mắt như đưa thoi


Một dạng cử động mắt khác và tương đối phổ biến là hành vi lia mắt từ
bên này sang bên kia. Đầu của họ vẫn giữ nguyên tư thế, duy chỉ có đôi mắt
là di chuyển. Hành vi này thường được gọi là liếc mắt đưa thoi và là một
phản ứng “muốn biến nhanh”. Có thể bạn đã từng bắt gặp hành vi này ở một
tay chủ thầu lúc dò hỏi ông ta xem liệu có một sự đảm bảo nào không khi
ông đã nhận tiền và chuẩn bị cáo từ, hoặc ở một người quen mà bạn tình cờ
gặp trong một hội nghị và muốn giữ họ lại để nói chuyện trong khi họ chỉ
muốn ra về càng nhanh càng tốt.
Đôi mắt lia như điện xẹt để tìm kiếm người quen hoặc cầu viện (cũng như
để thể hiện sự lo lắng hay bất an về một điều gì đó). Những người thực hiện
hành vi này muốn thoát khỏi tình huống hiện tại. Điều này tạo ra ấn tượng
không hay ở người chứng kiến nhưng lại là một dấu hiệu tiết lộ cho chúng ta
nhiều điều.
➢ Mở to mắt và nheo mắt
Một động tác khác của mắt mà thỉnh thoảng chúng ta thực hiện là nheo mắt.
Hành vì này thường biểu lộ thái độ bất đồng trước một vấn đề nào đó hoặc
chứng tỏ ưu thế. Nheo mắt còn đi kèm động tác nhíu mày nên hay bị hiểu lầm
là tín hiệu bày tỏ sự tức giận.
Một số người sử dụng vẻ mặt này trong lúc tập trung cao độ hoặc đọc một
bản báo cáo. Tuy nhiên, trước khi thể hiện vẻ mặt này thì ngôn ngữ cơ thể
của họ lại tương đối thân thiện. Vậy là bạn tưởng lầm rằng nội dung của bản
báo cáo là nguyên nhân gây nên sự bực bội, tức giận hoặc bất đồng ở người
đọc nó. Nhưng khi đọc xong, họ lại nhận xét rằng: “Ồ, nó tuyệt đấy! Anh
làm rất tốt!” Vậy rốt cuộc tất cả điều này có ý nghĩa gì?
Việc sử dụng vẻ mặt trầm ngâm hoặc cái nhìn đăm chiêu khi tập trung
chú ý vào vấn đề nào đó xuất phát từ phong cách cá nhân của người thực
hiện. Khuôn mặt họ trở nên nghiêm nghị thể hiện sự tập trung nghiên cứu.
Trong khi đó, người bộc lộ thái độ phản đối sẽ sử dụng các tín hiệu tinh
tế và khó nhận biết hơn khi tình cờ bắt gặp trong tài liệu những vấn đề khiến
mình lo lắng hoặc tức giận. Ở cả hai trường hợp, các tín hiệu biểu lộ ra bên
ngoài thoạt nhìn có vẻ giống nhau. Tuy nhiên, một bên xuất phát từ phong
16 NGÔN NGỮ CƠ THỂ

cách cá nhân và bộc lộ sự tập trung cao độ, còn một bên là phản ứng của cơ
thể dẫn đến sự biểu hiện của vẻ mặt quanh khu vực mắt. Do đó, bạn nên quan
sát “tổng thể” đối phương trước khi nhanh chóng đưa ra kết luận.
Bạn có nhận ra rằng khi muốn bày tỏ sự ngờ vực hoặc vô tội, hoặc khi
muốn thể hiện sự chú ý và thích thú thực sự (đặc biệt là phụ nữ), bạn thường
mở to mắt đồng thời nhướng mày không? Chúng ta biết rằng đôi mắt to luôn
có sức thu hút. Trong các cuộc khảo sát, nam giới cho biết đôi mắt của phụ
nữ là điểm khiến họ chú ý đầu tiên ở cô ấy. Do đó, động tác nhướng lông
mày và mí mắt góp phần đáng kể trong việc tạo dựng mối quan hệ.
1.2. Nụ cười
1.2.1. Vai trò của nụ cười
Nụ cười thường được xem là cử chỉ dễ thể hiện nhất trên khuôn mặt của
chúng ta. Cử chỉ này diễn ra gần như trong chớp mắt. Sở dĩ vấn đề này được
tập trung nghiên cứu vì chúng ta thường cười khi giao tiếp với người khác.
Lời khuyên: “Hãy mỉm cười và cả thế giới sẽ mỉm cười với bạn”. Hãy có
thái độ vui vẻ vì trong phần lớn trường hợp nó chỉ đơn thuần là “chất bôi
trơn” cho các mối quan hệ xã hội mà thôi.
Nụ cười ảnh hưởng đến thái độ của người khác đối với chúng ta và khuyến
khích mối tương quan tích cực. Các nhà khoa học chứng minh rằng có mối
liên hệ giữa vẻ mặt và cảm xúc cũng như tác động của chúng lên hệ thần
kinh thực vật (ANS): dù cười miễn cưỡng nhưng cũng trút bỏ được ưu phiền
phần nào.
1.2.2. Phân loại nụ cười
Người ta có nhiều cách phân loại nụ cười, ở đây chúng ta chỉ đề cập đến
một phân loại giúp ích cho việc nghiên cứu ngôn ngữ cơ thể, đó là cười chân
thành và cười giả tạo.
Cười chân thành (cười tự nhiên): thường thể hiện trên gương mặt khi tâm
trạng vui vẻ. Hai khóe miệng kéo lên về phía mắt, ở khóe mắt xuất hiện các
nếp nhăn và có xu hướng làm lộ răng.
Cười giả tạo (nụ cười xã giao, nụ cười nhếch mép, nụ cười không ăn
khớp): là nụ cười che giấu tâm trạng không vui. Hai khóe miệng bị kéo về
NGÔN NGỮ CƠ THỂ 17

hai bên tai (chứ không hướng lên trên) và không có hành vi hoặc cảm xúc
nào thể hiện quanh vùng mắt.
1.2.3. Những nghiên cứu tiêu biểu
Đầu tiên, chúng ta phải kể đến công trình nghiên cứu của nhà sinh lý học
thần kinh Guillaume Duchenne de Boulogne, người Pháp. Ông tiến hành
phân biệt nụ cười chân thật với nụ cười giả tạo dựa vào vốn kiến thức về hệ
thống cơ trên khuôn mặt con người. Duchenne thấy rằng:
- Các cơ chính gò má: Các cơ chạy từ khóe miệng đến xương gò má nằm
dưới sự kiểm soát có ý thức của chúng ta.
- Các xương vòng mắt: Không chịu sự kiểm soát của chúng ta, vì thế
chúng phản ảnh cảm xúc thật, được tạo ra bởi những cảm xúc ngọt ngào
trong tâm hồn. Ngoài ra, nụ cười chân thật thể hiện qua đôi mắt biết cười còn
có đặc điểm: Được bắt đầu và kết thúc cách từ tốn, thể hiện sự đối xứng
tương đồng trên khuôn mặt.
Kế thừa công trình của Duchenne, chuyên gia tâm lý học Paul Ekman,
người Mỹ, đã khám phá ra một khía cạnh khác của nụ cười chân thật: So với
nụ cười xã giao (giả tạo) thì nụ cười chân thật có cử động môi (do cơ gò má
gây ra) diễn ra trong khoảng thời gian rất nhanh.
Ngoài ra, những nghiên cứu về hệ thống mã hóa cử động của khuôn mặt
còn cho thấy có những biểu hiện tinh vi: Ekman nói rằng khuôn mặt chúng
ta có khả năng biểu lộ cảm xúc bên trong. Trong tích tắc, nó lưu lại một thông
điệp sau khi đã kích hoạt những cơ mặt thích hợp. Thông điệp này phát đi từ
não bộ để “ra lệnh” che giấu cảm xúc thật đến chậm hơn, kết quả là cảm xúc
ban đầu bị tiết lộ trong tích tắc trước khi bị vô hiệu hóa bởi “lệnh” của não.
1.2.4. Nụ cười và cảm xúc
Các nhà khoa học tin rằng, khuôn mặt là chiếc phong vũ biểu đo cảm xúc
và vẻ mặt, chỉ xuất hiện sau khi cảm xúc được hình thành. Do đó, người ta
giả định rằng ban đầu bạn cảm thấy hạnh phúc hoặc buồn bã, sau đó bạn mới
thể hiện bằng vẻ mặt tương ứng.
Nhà tâm lý học Paul Ekman đã đưa ra sáu cảm xúc phổ biến của con
người, đó là hạnh phúc, buồn bã, ngạc nhiên, ghê tởm, sợ hãi và tức giận.
18 NGÔN NGỮ CƠ THỂ

Các cảm xúc này được kiểm nghiệm dựa trên sự thay đổi của ANS bao gồm:
nhịp tim, nhịp thở, nhiệt độ cơ thể và các yếu tố khác.
- Những thay đổi đáng ngạc nhiên của cơ thể được theo dõi dựa trên sự
gia tăng của nhịp tim và nhiệt độ trên bề mặt da khi bạn có những cảm xúc
tiêu cực như buồn bã, ghê tởm hay sợ hãi. Hoạt động của ANS lên tới đỉnh
điểm khi bạn cảm thấy tức giận.
- Trong các cuộc thử nghiệm được tiến hành tại phòng thí nghiệm, những
thay đổi nêu trên của cơ thể không xuất hiện khi các cơ mặt chuyển sang vẻ
tươi cười. Những thử nghiệm này được tiến hành với mục đích hạn chế hoạt
động tiêu cực của ANS qua việc yêu cầu các đối tượng tham gia nghiên cứu
thay đổi vẻ mặt từ buồn rầu sang tươi cười.
1.2.5. Đôi môi
Chúng ta thấy rằng trong quá trình hình thành nụ cười, đôi môi được các
cơ chính trên khuôn mặt điều khiển ra sao. Hệ thống các cơ này có nhiều
chức năng, hoạt động độc lập hoặc phối hợp với nhau. Đó là lý do vì sao bạn
lại có một nụ cười không cân đối hay nụ cười nhếch mép. Một bên miệng
thể hiện cảm xúc khắc hẳn với bên còn lại – vui sướng và đau khổ. Đôi môi
cũng đóng vai trò quan trọng trong việc biểu lộ cảm xúc mà hoàn toàn không
phụ thuộc vào nụ cười. Nhìn vào đôi môi, người ta có thể đọc được cảm xúc
của người khác.
Người ta cũng đã nói nhiều về ngôn ngữ cơ thể cởi mở. Miệng bạn càng
rộng bao nhiêu thì trông bạn càng thoải mái bấy nhiêu. Ngược lại, đôi môi
căng thẳng hoặc mím chặt thể hiện thái độ kiềm chế khi bạn không muốn
bộc lộ một cảm xúc nào đó (thường là cảm xúc tiêu cực).
Đôi môi mím chặt là biểu hiện thường thấy ở nhiều người. Thường thì nó
cho thấy người thực hiện đang tập trung suy nghĩ điều gì đó nhưng chưa sẵn
sàng nói ra vì họ không thể xen vào cuộc nói chuyện hoặc không chắc chắn
lắm về lý lẽ của mình. Đây gần như là dấu hiệu của sự bất đồng ý kiến, do
đó, nếu bạn nhận ra điều này trong cuộc nói chuyện, hãy cố gắng tìm hiểu
xem sự bất đồng bắt nguồn từ đâu.
NGÔN NGỮ CƠ THỂ 19

1.3. Lắng nghe


1.3.1. Vai trò của lắng nghe
Chúng ta dành hầu hết thời gian trong cuộc sống để lắng nghe. Phần lớn
các mối quan hệ và mức độ thân thiết của chúng ta quyết định dựa vào kỹ
năng lắng nghe. Trên thực tế, chính các kỹ năng của bạn trong vai trò người
nghe quyết định tín hiệu của cả quá trình giao tiếp với người khác.
Trong bất cứ cuộc nói chuyện nào, bạn đảm nhiệm cùng lúc hai vai trò:
(1) người nghe và (2) người nói. Nhưng hầu hết mọi người sẽ thích nói hơn
lắng nghe. Trong cuộc sống hằng ngày, đa số chúng ta thích nghe chính mình
nói và chẳng màng đến việc lắng nghe người khác, trừ khi nó liên quan đến
chúng ta.
1.3.2. Nghe và lắng nghe
Nghe là quy trình sinh lý của cơ thể: Nghe là hành vi thính giác, trong đó
các cơ quan này xử lý âm thanh và truyền tín hiệu về bộ não, là một quá trình
sinh học.
Lắng nghe là quy trình tâm lý của cơ thể: lắng nghe là khả năng giải mã
và thấu hiểu thông điệp sau khi nó được xử lý thông tin qua quy trình nghe.
Đây là một hành vi tâm lý giúp chúng ta hiểu được ý nghĩa của những nội
dung được nghe. Trong thực tế, việc hướng tập trung vào từ ngữ người khác
nói không phải là việc dễ dàng. Tuy nhiên, như chúng ta đã biết, không chỉ
việc lắng nghe lời nói mà cả việc lắng nghe cách chúng được nói ra, tức lắng
nghe các manh mối ngôn ngữ cơ thể, cũng quan trọng không kém.
1.3.3. Chủ động lắng nghe
Những người chú tâm lắng nghe tất cả những điều đối phương trình bày
được coi là người có khả năng “chủ động lắng nghe”. Bất cứ thông điệp nào
của người nói cũng được cấu thành bởi các yếu tố sau: (1) Từ ngữ, (2) Ngôn
ngữ cơ thể, và (3) Giọng nói.
Chủ động lắng nghe còn nắm bắt ẩn ý của lời nói trên phương diện ngôn
ngữ cơ thể như: âm thanh, cụ thể là âm vực, âm sắc, âm lượng; nhịp điệu;
tốc độ nói và tất cả các yếu tố khác của giọng nói. Chúng tiết lộ cho chúng
ta nhiều thông tin hơn là bản thân lời nói.
20 NGÔN NGỮ CƠ THỂ

Tất cả nghiên cứu đều cho thấy, hầu hết những người có sức hút cá nhân,
những người thành công hay đơn giản là người được yêu mến chính là những
người nghe tuyệt vời. Những người này họ thường tập trung vào yếu tố thứ
hai của ngôn ngữ không lời, yếu tố cùng với hình ảnh trực quan tạo hơn 90%
ý nghĩa của bất kỳ thông điệp nào. Ta thường nghe những từ ngữ nhưng lại
không để tâm vào khía cạnh cảm xúc của những từ ngữ đó. Nếu bạn lắng
nghe bằng tất cả các giác quan của mình thì hẳn bạn đã sử dụng “giác quan
thứ sáu”. Từ đó, giúp trực giác hoặc cảm giác tinh tế của bạn một cách hài
hòa hơn.
1.3.4. Động tác gật đầu
Các động tác gật đầu có tác dụng khuyến khích người khác nói và xây dựng
mối quan hệ. Nó được thể hiện chủ yếu bằng động tác gật đầu. Người ta đã
tổng kết được năm kiểu “vâng” khác nhau thông qua động tác gật đầu như
sau: gật đầu khích lệ (vâng, hay đấy), gật đầu thể hiện sự chăm chú (vâng, tôi
vẫn lắng nghe đây), gật đầu thể hiện sự đồng cảm (vâng, tôi hiểu ý anh), gật
đầu thừa nhận (vâng, điều đó đúng), và gật đầu đồng ý (vâng, tôi sẽ làm).
Sở dĩ nhiều người thất bại trong việc phát triển mối quan hệ là vì họ không
sử dụng điệu bộ của cơ thể để thể hiện rằng mình tham gia hết mình vào cuộc
nói chuyện. Thiếu đi cái gật đầu, không khí cuộc nói chuyện trở nên ngột
ngạt bởi người nói sẽ nghĩ đến một trong hai trường hợp: Bạn không chú ý
đến những điều họ nói hoặc bạn không hứng thú.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng những người thường xuyên thực hiện hành
động gật đầu trong lúc lắng nghe có xu hướng khai thác được thông tin từ
người nói chuyện nhiều gấp 4 lần so với khi không thực hiện động tác này.
Bên cạnh đó, tốc độ gật đầu cũng góp phần tiết lộ điều mà người nghe
đang truyền đạt:
- Gật đầu chậm rãi: thường thể hiện sự khích lệ nhằm giúp người nói tiếp
tục trình bày.
- Gật đầu hơi nhanh: bạn muốn chứng tỏ rằng bạn hiểu điều họ nói.
- Gật đầu rất nhanh: thể hiện rằng bạn hoàn toàn đồng ý hoặc bạn muốn
ngắt lời họ để giành quyền nói.
NGÔN NGỮ CƠ THỂ 21

1.3.5. Động tác nghiêng đầu


Một động tác khác của đầu khi người ta lắng nghe và quan tâm đến vấn đề
của bạn nói, đó là nghiêng đầu. Nếu chịu khó trở về thời của Darwin một chút,
bạn sẽ biết rằng ông lý giải động tác đó ở con người cũng như ở các loài động
vật khác là cử chỉ “không gây hấn”, biểu lộ sự quan tâm đến điều gì đó.
Đúng vậy, chúng ta có xu hướng nghiêng đầu một cách vô thức khi đang
chăm chú lắng nghe để bày tỏ sự quan tâm. Bạn sẽ gặp động tác này ở rạp
chiếu phim, nhà hát, trong các cuộc họp bàn công việc, các khóa tập huấn,
các cuộc nói chuyện và nhiều tình huống khác. Tương tự động tác gật đầu,
nghiêng đầu là cử chỉ thể hiện sự phục tùng. Một số quan điểm còn cho rằng,
đối với một số người trong chúng ta, nó làm sống lại cảm xúc chúng ta đã
từng có khi còn bé, giây phút ta dụi đầu vào người cha mẹ để tìm kiếm cảm
giác dễ chịu hoặc yên bình.
1.4. Giọng nói
1.4.1. Các yếu tố của giọng nói
Điều quan trọng không phải là những gì bạn nói – mà là giọng nói của
bạn. Yếu tố âm thanh trong ngôn ngữ cơ thể chính là yếu tố chiếm 38% mà
chúng ta nhắc đến ở phần trước. Âm thanh được phân tích theo các khía cạnh
sau: âm vực, tốc độ, cường độ và nhịp điệu.
Chúng ta bàn đến âm vực là khả năng diễn đạt ý nghĩa khác nhau trên một
phạm vi rộng của giọng nói. Chúng ta có thể chuyển từ tông cao xuống tông
thấp hoặc ở mức trung bình. Chẳng hạn ta dễ dàng nhận ra âm vực trong
giọng nói có thể biểu hiện sự khác biệt giữa câu trần thuật và câu hỏi: “họ
đã quay lại rồi” và “họ đã quay lại chưa?” Chúng ta cũng có thể biểu hiện
tâm trạng chán nản bằng cách sử dụng giọng đều đều hoặc thái độ ngạc nhiên
bằng cách tăng độ cao của giọng nói.
Tốc độ, đôi khi còn được gọi là nhịp độ, là việc chúng ta nói nhanh hoặc
chậm cũng có thể tiết lộ nhiều ý nghĩa khác nhau. Nói với tốc độ nhanh
chứng tỏ sự khẩn cấp, ngược lại tốc độ chậm hay được cân nhắc kĩ thì bộc
lộ tâm trạng hốt hoảng hoặc lo lắng. Tuỳ thuộc vào cá tính mà có xu hướng
nói năng nóng vội, được thể hiện qua tốc độ nói nhanh. Đối lập là những
người “hướng nội” với phong cách nói năng thận trọng hơn.
22 NGÔN NGỮ CƠ THỂ

Cường độ, nhỏ nhẹ hay chát chúa, là khía cạnh khác của giọng nói và góp
phần bộc lộ nhiều ý nghĩa khác nhau trong lời nói. Nói to thể hiện sự tức giận.
Ba khía cạnh âm vực, tốc độ và cường độ kết hợp tạo ra nhịp điệu của
giọng nói. Thật đáng buồn là trừ khi chúng ta thu được lợi ích nào đó từ việc
rèn luyện để nâng cao hiệu quả giọng nói, điều mà các diễn viên chắc chắn
phải trải qua, còn không thì chúng ta chẳng bao giờ có ý định đầu tư nghiêm
túc vào cách nói năng của mình cũng như cách người khác đánh giá chúng ta.
1.4.2. Hơi thở và điệu bộ
Cùng với hơi thở, tất cả các yếu tố mà chúng ta vừa thảo luận đều góp
phần giúp bạn diễn đạt một cách mạch lạc và trôi chảy. Chẳng hạn, nếu bạn
không bao giờ ngừng lại để thở, điều này sẽ khiến người nghe bực mình và
căng thẳng. Vì thế, hít thở sâu bằng bụng sẽ khiến cho giọng nói của bạn
nghe thoải mái và tự nhiên hơn. Nếu bạn hít thở nông với những hơi thở
ngắn, nghĩa là bạn đang bực tức hoặc lo sợ.
Hãy nhớ rằng điệu bộ phù hợp là yếu tố cần thiết giúp bạn nói tốt hơn.
Khom vai hoặc ngồi thụp xuống ảnh hưởng đến giọng nói của bạn, đồng thời
làm căng cổ họng hoặc bụng bạn. Vì thế, trước khi phỏng vấn hay có một
cuộc gặp gỡ quan trọng, bạn hãy hít vào thật chậm và sâu bằng mũi (phải
đảm bảo giữ được hơi trong vài giây), sau đó thở ra nhẹ nhàng bằng miệng.
1.4.3. Công thức cho giọng nói hoàn hảo
Các nhà nghiên cứu của khoa Ngôn ngữ thuộc Đại học Sheffield cho ra
đời một công thức làm nên một giọng nói hoàn hảo cho cả nam và nữ. Công
thức này là kết quả của sự kết hợp tinh tế giữa âm sắc, tốc độ, lối nói, số từ
được phát ra trong một phút và ngữ điệu. Sau khi nghiên cứu những giọng
nói đạt số điểm cao nhất, các kỹ sư và nghiên cứu viên về âm thanh đã công
bố công thức làm nên giọng nói lý tưởng như sau: Một giọng nói lý tưởng
chỉ nên chứa không quá 164 từ mỗi phút và ngừng khoảng 0,48 giây giữa
các câu để chuyển ngữ điệu.
NGÔN NGỮ CƠ THỂ 23

2. NHỮNG NGÔN NGỮ CỦA CƠ THỂ


2.1. Tay
2.1.1. Vai trò của tay
Tay là một công cụ quan trọng nhất trong quá trình tiến hóa của loài
người. Tuy vậy, rất ít người quan tâm đến bàn tay của mình hoạt động như
thế nào trong cuộc sống thường ngày hay trong công việc.
Tay là một bộ phận tự do nhất trong tất cả các bộ phận của cơ thể. Chúng
ta sử dụng bàn tay để vẫy chào, minh họa cho ý kiến mình trình bày hoặc thể
hiện cảm xúc mà mình cảm nhận được. Chúng ta được lập trình để sử dụng
đôi bàn tay trong lúc nói. Trên thực tế, số lượng dây thần kinh kết nối với
não và đôi tay nhiều hơn số lượng dây thần kinh kết nối giữa não với bất kỳ
bộ phận nào khác của cơ thể. Cụ thể, số dây thần kinh nối não với đôi tay
chiếm 25%, với cánh tay chiếm 15 % trên tổng số. Chúng ta hoàn toàn có
thể truyền đi thông điệp nhờ sự phối hợp của các động tác tay.
2.1.2. Lòng bàn tay
Lòng bàn tay có bốn điệu bộ chính khi được dùng, đôi khi cách vô thức, mà
qua đó chúng ta có thể phần nào hiểu được đối tượng mình đang giao tiếp.
➢ Lòng bàn tay ngửa lên: nhằm diễn tả một sự mời gọi, khuyên nhủ với
người khác làm một việc gì đó mà không mang tính áp đặt và ra lệnh cho họ.
Hoặc là, để diễn tả một sự chân thật, trung thành và phục tùng trước một
người nào đó.
➢ Lòng bàn tay úp xuống: nhằm muốn diễn tả và thể hiện quyền lực trực tiếp
trên một người nào đó về một sự việc. Hoặc như là một sự ra lệnh, bắt buộc.
➢ Lòng bàn tay khép lại trong lúc ngón trỏ chĩa ra: Đây là một trong
những điệu bộ gây khó chịu nhất mà nhiều người sử dụng nó khi nói chuyện;
hay là muốn diễn tả sự ép buộc với một ai đó về một việc nào đó phải làm
mà không được từ chối; hay là chỉ trích người khác, coi thường người khác;
hay là diễn tả sự hung hăng, thô lỗ và hiếu thắng.
➢ Lòng bàn tay bỏ vào bên trong túi quần hay chắp tay sau mông: Muốn
diễn tả sự dối trá, ít chân thật, đóng kín lòng mình và không muốn tham gia
vào mọi việc.
24 NGÔN NGỮ CƠ THỂ

2.1.3. Điệu bộ bàn tay


➢ Những cách bắt tay
- Bắt tay kiểu thống trị: Dấu hiệu nhận biết việc bắt tay kiểu thống trị là:
khi bắt tay, lòng bàn tay của họ hướng xuống đất, nhằm diễn tả một điệu bộ
mạnh mẽ, tự tin (cử chỉ hành động để nhận biết: họ giơ tay phải và bước chân
trái lên).
- Bắt tay kiểu phục tùng: Dấu hiệu nhận biết việc bắt tay kiểu phục tùng
là: khi bắt tay, lòng bàn tay của họ hướng lên, muốn nói lên sự nhường thế
thượng phong cho đối phương. Có vài trường hợp ngoại lệ, chẳng hạn: đối
với người viêm khớp tay, hay họa sĩ, bác sĩ, họ muốn bảo vệ bàn tay họ thì
đôi khi họ bắt tay nhẹ nhàng, cử chỉ hành động để nhận biết: họ giơ tay phải
và bước chân phải lên.
- Bắt tay thể hiện sự bình đẳng: Dấu hiệu nhận biết việc bắt tay thể hiện
sự bình đẳng: cả hai lòng bàn tay giữ ở tư thế thẳng đứng tạo thành cái bắt
tay gọng kìm, ngang nhau, nhằm bày tỏ sự bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau.
Mục đích của bất kỳ cái bắt tay bằng cả hai tay là để cố chứng tỏ sự nhiệt
thành, niềm tin tưởng hoặc tình cảm sâu đậm của người chủ động bắt tay đối
với người nhận.
Hãy nhớ rằng những cái bắt tay là cử chỉ chào hỏi, tạm biệt hay đánh dấu
một sự thỏa thuận, vì vậy luôn cần phải bắt tay nhiệt tình, hữu nghị và đáng
tin cậy.
➢ Chĩa ngón tay trỏ vào người khác
Cử chỉ chĩa ngón tay trỏ vào người khác trong khi giao tiếp dễ khiến người
đối thoại tức giận. Ở tư thế này, lòng bàn tay khén kín, các ngón tay co cụm
như nắm đấm với một ngón tay chĩa ra ngoài. Bạn phản ứng như thế nào nếu
gặp phải tư thế này? Tôi đoán là bạn chẳng hề cảm thấy dễ chịu. Có thể nó
gợi cho bạn những ký ức về tuổi thơ, về tính cách nóng nảy của cha mẹ, thầy
cô hay những người bạn từng gặp trong cuộc sống. Tuy đây là cử chỉ gây hấn
nhưng điều đáng ngạc nhiên là rất ít người ý thức được rằng mình đang thực
hiện cử chỉ này hoặc hiểu được tác động của nó đối với người tiếp nhận. Hầu
như trên khắp thế giới, nó được nhìn nhận theo quan điểm tiêu cực như vậy.
NGÔN NGỮ CƠ THỂ 25

➢ Xoa lòng bàn tay lại với nhau


Xoa lòng bàn tay lại với nhau, là một cách biểu lộ niềm hy vọng lạc quan.
Tốc độ xoa tay của một người báo hiệu cho chúng ta biết họ đang nghĩ ai sẽ
là người được lợi. Tuy nhiên, điệu bộ này cũng phải được xem xét trong ngữ
cảnh xuất hiện. Một người xoa mạnh hai lòng bàn tay lại với nhau khi đang
đứng đợi ở trạm xe buýt vào một ngày lạnh giá, thì chưa chắc anh ta đang
mong xe buýt đến mà có thể anh ta đang tê cóng.
➢ Xoa ngón cái và các ngón tay
Điệu bộ này đặc trưng cho cử chỉ xoa một đồng xu giữa ngón cái và các
đầu ngón tay với hàm ý mong có tiền. Những người chuyên giao dịch với
khách hàng nên tránh sử dụng điệu bộ này, bởi vì nó gợi các liên tưởng tiêu
cực về tiền bạc.
➢ Hai bàn tay siết chặt vào nhau
Cuộc nghiên cứu về tư thế hai bàn tay siết chặt vào nhau được thực hiện
bởi các chuyên gia đàm phán Nierenberg và Calero cũng cho thấy, đây là
điệu bộ bộc lộ tâm lý thất vọng khi nó được dùng trong đàm phán. Nó cho
biết người thực hiện đang kìm nén thái độ tiêu cực hay tâm trạng lo lắng khi
họ ngờ rằng mình không thuyết phục được đối phương hoặc đã đàm phán
thất bại.
➢ Chắp tay hình tháp chuông
Đây là điệu bộ bộc lộ thái độ tự tin, chắc chắn. Cấp trên thường sử dụng
điệu bộ này khi chỉ dẫn hoặc khuyên bảo cấp dưới, và nó được các nhân viên
kế toán, luật sư hay giám đốc đặc biệt ưa dùng.
Đôi khi những người sử dụng điệu bộ chắp tay hình tháp chuông lại biến
thành điệu bộ cầu nguyện để làm ra vẻ thánh thiện. Thông thường, bạn nên
tránh điệu bộ này khi muốn thuyết phục hoặc tạo lòng tin với người khác, vì
có lúc điệu bộ này được hiểu là tự mãn và ngạo mạn.
➢ Kiểu gương mặt tì trên tay
Đây là điệu bộ tích cực thường được sử dụng trong thời gian đôi lứa tìm
hiểu nhau. Phụ nữ và cả những người đàn ông đồng tính đều dùng điệu bộ
này, chủ yếu để thu hút sự chú ý của đàn ông.
26 NGÔN NGỮ CƠ THỂ

➢ Chắp tay sau lưng


Chắp tay sau lưng có hai điệu bộ phổ biến. (1) Hai lòng bàn tay nắm lại đặt
ở sau lưng. Đây là điệu bộ thể hiện sức mạnh, sự tự tin và quyền lực. Người
làm điệu bộ này để lộ những chỗ yếu như bụng, tim, hạ bộ và cổ họng một
cách vô thức cho thấy họ không sợ sệt điều gì. (2) Bàn tay này nắm lấy cổ
tay kia. Đây là điệu bộ bộc lộ sự thất vọng và cố gắng tự chủ. Bàn tay này
nắm lấy cánh tay kia càng cao thì người đó càng thất vọng hoặc tức giận.
➢ Ngón tay cái thò ra khỏi túi áo khoác
Điệu bộ ngón tay cái thò ra khỏi túi áo khoác thường được sử dụng ở những
người nhận thức được rằng họ có địa vị cao hơn người khác. Việc để lộ ngón
tay cái có thể tiết lộ sự thật khi lời nói của một người nào đó mâu thuẫn với
điệu bộ của họ. Đôi khi người nào đó thò ngón cái ra khỏi túi quần sau, như
thể cố che giấu thái độ kẻ cả.
2.1.4. Các kiểu khoanh tay
Trên phương diện ngôn ngữ cơ thể, cánh tay là bộ phận đặc biệt thú vị, bởi
khi ta khoanh tay thì hai cánh tay có khả năng tạo thành một lá chắn bảo vệ
và hạn chế hoạt động giao tiếp. Các nghiên cứu đã chứng minh rằng những
người nhìn thấy điệu bộ khoanh tay ở người khác sẽ diễn giải đây là điệu bộ
phòng thủ hoặc tiêu cực. Đặc điểm quan trọng của cử chỉ khoanh tay chính
là cách hành xử và tâm trạng của người thực hiện gắn liền với tư thế khoanh
tay trong suốt thời gian họ tiếp tục giữ nguyên điệu bộ này. Chúng ta cùng
khảo sát một vài kiểu khoanh tay đặc biệt:
- Tư thế khoanh tay với hai cánh tay ôm lấy nhau. Hai bàn tay ôm chặt hai
bắp tay như muốn giữ cho cánh tay ép xuống và không bị tuột ra. Có lẽ người
thực hiện đang cảm thấy vô cùng lo lắng, đã lường trước một sự việc không
vui hoặc tỏ ra rất cố chấp trước một vấn đề nào đó.
- Tư thế khoanh tay với bàn tay thu lại thành nắm đấm. Qua cách hai nắm
đấm được đặt dưới cánh tay, chúng ta không chỉ nhận thấy thái độ đề phòng
mà còn cảm nhận cả sự thù địch ngấm ngầm.
- Tư thế khoanh tay với hai ngón cái hướng lên trên; tư thế này ngày càng
xuất hiện phổ biến hơn. Tuy tư thế khoanh tay thể hiện cảm giác khó chịu
hoặc lo sợ nhưng ngón cái hướng lên trên lại bộc lộ sự tự tin nhất.
NGÔN NGỮ CƠ THỂ 27

- Tư thế khoanh một cánh tay: Cánh tay này với sang ngang bám lấy cánh
tay kia và tạo thành lá chắn phòng thủ. Hành vi này gợi chúng ta nhớ đến ký
ức tuổi thơ, thuở chúng ta được một cánh tay hoặc bàn tay ôm lấy mỗi khi
sợ hãi. Đôi khi, tư thế khoanh một cánh tay còn có một biến tấu khác. Những
khi không có điều kiện ôm lấy cánh tay còn lại và xoa dịu chính mình, chúng
ta thực hiện một động tác ngụy trang. Một mặt, chúng ta không muốn người
khác biết cảm xúc của mình. Mặt khác, chúng ta vẫn cần xua đi cảm giác lo
lắng và tạo ra một lá chắn để cảm thấy yên tâm hơn, dù chỉ trong chốc lát.
2.2. Chân
2.2.1. Vai trò của chân
Bộ phận cơ thể nào cách bộ não càng xa thì chúng ta càng ít nhận biết nó
đang làm gì. Sau gương mặt, chúng ta nhận biết tới hoạt động của cánh tay
và bàn tay, rồi sau đó là ngực và bụng. Chúng ta ít nhận biết đôi chân của
mình nhất và gần như quên bẵng đôi chân.
Thực ra, đôi chân và bàn chân là một nguồn thông tin quan trọng tiết lộ
thái độ của người nào đó, bởi đa số mọi người đều không nhận thức được
chân của họ đang làm gì cũng như không bao giờ đóng những điệu bộ giả
tạo như cách họ làm với khuôn mặt. Một người trông có thể bình tĩnh và tự
chủ nhưng bàn chân của họ lại đang nhịp liên tục hoặc đá từng nhát ngắn vào
không trung cho thấy rõ ràng là họ đang bực bội.
2.2.2. Hướng của bàn chân
Bản tính của con người là hướng về nơi khiến mình cảm thấy hài lòng.
Đó có thể là sự vật hoặc con người. Biểu hiện này được quan sát khi chúng
ta đứng hoặc ngồi. Trong lúc trò chuyện, bạn hoặc người đối thoại có thể dần
dịch chuyển bàn chân về phía đối phương mà mình không hề hay biết. Hành
động này diễn ra rất tự nhiên. Lúc này, nếu bàn chân vẫn hướng về phía lối
ra nghĩa là bạn không muốn ở lại hoặc mối quan hệ vẫn chưa được thiết lập
vì lý do nào đó. Trong suốt cuộc nói chuyện, đôi khi bàn chân quay ra hướng
khác. Có lẽ họ có việc phải đi, cảm thấy khó chịu và muốn cáo lui. Bạn cần
phải biết vì sao họ thực hiện động tác này (do họ có một cuộc hẹn gấp hoặc
do bất đồng với bạn).
28 NGÔN NGỮ CƠ THỂ

Chúng ta có thể dễ dàng nhận biết hướng bàn chân khi người thực hiện ở
tư thế ngồi và không bắt chéo chân. Khi bàn chân đối phương đang đặt trên
sàn, nếu một hoặc hai bàn chân không hướng về bạn nghĩa là bạn vẫn chưa
hoàn toàn đạt được mục tiêu của cuộc nói chuyện, đó là làm cho mọi người
cảm thấy dễ chịu. Bạn phải tìm hiểu xem điều này phát xuất từ tư thế ngồi
hay trạng thái tinh thần của họ. Ngoài ra, bạn còn bắt gặp trường hợp người
đối thoại ngồi bắt chéo chân trên ghế nhưng bàn chân không hướng về phía
bạn mà hướng ra chỗ khác. Lúc này, đôi chân của họ đóng vai trò như một
rào chắn ngăn cách với bạn.
Có một cử chỉ khá phổ biến mà tất cả chúng ta thường xuyên sử dụng khi
đang ở tư thế ngồi và muốn báo hiệu rằng mình định cáo từ. Đó là một hành
động trong tiềm thức. Lúc này, bàn chân của chúng ta được điều chỉnh hướng
về phía lối ra, bàn tay đặt lên tay ghế (hoặc đặt lên đầu gối nếu ghế không có
tay) và chúng ta cố gắng cáo từ. Trường hợp người đối thoại không nhận ra
tín hiệu này và tiếp tục huyên thuyên, chúng ta sẽ phải lặp lại hành động trên
nhiều lần và quả thực, ta rất bực mình nếu họ vẫn không nhận ra các tín hiệu.
Ngoài biểu hiện bàn chân hướng về phía khác, nếu chúng ta để ý thấy bàn
chân của ai đó đang cựa quậy, cho dù anh ta đang đứng hoặc ngồi, thì động
tác này cũng là dấu hiệu mách bảo với chúng ta rằng người thực hiện không
thể chờ đợi thêm nữa và muốn ra về ngay. Tương tự, động tác giậm nhẹ bàn
chân (giống động tác nhịp ngón tay) chứng tỏ họ đã mất hết kiên nhẫn.
2.2.3. Cẳng chân
Nếu bàn chân có khả năng cung cấp manh mối về ý định của chúng ta
hoặc nơi chúng ta thực sự muốn đến thì cẳng chân cũng tiết lộ rất nhiều điều,
nhất là khi chúng được đặt trong nhóm cử chỉ. Động tác bắt chéo chân kết
hợp với động tác của cánh tay tạo thành nhóm cử chỉ thể hiện thái độ tiêu
cực hoặc phòng thủ. Nhìn chung, khi cả đàn ông lẫn phụ nữ sử dụng động
tác khoanh tay và bắt chéo chân nghĩa là họ có vấn đề.
Đôi khi, người ta hay bắt chéo phần mắt cá chân thay vì cẳng chân. Phụ
nữ thường thực hiện động tác này cùng với cử chỉ khép đầu gối lại và đặt
bàn tay lên vạt áo. Trong khi đó, nam giới lại duỗi cẳng chân và đặt bàn tay
NGÔN NGỮ CƠ THỂ 29

lên tay ghế. Điều quan trọng ở đây là ấn tượng mà một động tác nào đó sẽ
tạo ra cho người khác.
Xin nói thêm một chút về tư thế bắt chéo chân khá chướng mắt của đàn
ông. Hẳn bạn đã từng nhìn thấy điệu bộ này và dại dột sử dụng nó (chỉ vì bạn
là đàn ông). Ở động tác này, bàn tay đưa ra sau đầu đầy tự phụ, một chân bắt
chéo với mắt cá chân gác lên đầu gối của chân còn lại. Tứ thế này ngụ ý:
“Một ngày nào đó anh sẽ trở thành người tuyệt vời như tôi”. Một số người
chuyên nghiệp thường thể hiện điệu bộ này trước mặt cấp dưới. Tuy nhiên,
lưu ý là phụ nữ dễ cảm thấy bực mình khi nhìn thấy điệu bộ này, dù nó không
nhằm vào họ.
2.2.4. Điệu bộ của chân
➢ Xoắn chân
Điệu bộ này hầu như chỉ được phụ nữ sử dụng và là dấu ấn riêng biệt của
các phụ nữ e lệ, nhút nhát hay những người đôi lúc thích uốn éo. Trong tư thế
này, một mũi bàn chân bên này vòng quanh chân bên kia để tạo cảm giác an
toàn và cho thấy người thực hiện muốn thu mình vào trong vỏ bọc như một con
rùa, tuy có thể là phần phía trên cơ thể cô ta trông thoải mái thế nào đi nữa.
➢ Hai chân xếp song song
Do đặc điểm của xương chân và hông đàn ông khác với phụ nữ nên đa số
đàn ông không thể ngồi tư thế này, do vậy nó trở thành một dấu hiệu đầy nữ
tính. Không có gì đáng ngạc nhiên khi hơn 86% nam giới tham gia vào các
cuộc điều tra đánh giá về tư thế xếp chân đã bầu chọn đây là tư thế ngồi quyến
rũ nhất của phụ nữ. Một chân ép vào chân kia làm cho đôi chân trông có vẻ
cứng cáp, trẻ trung hơn và điều này hấp dẫn đàn ông xét về góc độ tình dục.
➢ Đưa bàn chân ra hoặc rút bàn chân vào cho đúng
Khi quan tâm đến câu chuyện hoặc người nào đó, chúng ta đưa một bàn
chân lên phía trước để rút ngắn khoảng cách giữa chúng ta và người đó. Còn
nếu thờ ơ hoặc không quan tâm, chúng ta rút bàn chân ra sau hoặc đưa chân
vào gầm ghế nếu đang ngồi.
30 NGÔN NGỮ CƠ THỂ

2.3. Dáng đi
2.3.1. Các dáng đứng cơ bản
➢ Đứng nghiêm
Đây là tư thế nghiêm trang thể hiện thái độ trung lập, không tỏ ý muốn đi
hay ở lại. Trong các buổi gặp gỡ, phụ nữ dùng tư thế này nhiều hơn đàn ông
vì nó giữ hai chân chụm vào nhau như là dấu hiệu “miễn bàn” (no comment).
Học sinh đứng ở tư thế này khi nói chuyện với giáo viên, cấp dưới nói chuyện
với cấp trên và người dân diện kiến các thành viên của hoàng gia cũng đứng
như thế.
➢ Đứng dang hai chân
Người đứng tư thế này trụ vững hai chân trên mặt đất, cho thấy rõ rằng
anh ta không có ý định bỏ đi. Nó được đàn ông sử dụng làm dấu hiệu thống
trị bởi nhìn bên ngoài, nó làm nổi bật các cơ quan sinh dục của họ và mang
lại dáng vẻ nam tính.
➢ Tư thế đứng một mũi bàn chân chĩa về phía trước
Điệu bộ này là manh mối quan trọng tiết lộ những ý định tức thời của một
người nào đó, vì thông thường chúng ta hay chĩa mũi bàn chân về hướng
định đi, mà tư thế này trông như thể là đang bắt đầu di chuyển.
➢ Bắt chéo chân
Trong khi hai chân dang rộng biểu thị sự cởi mở hoặc thống trị thì hai chân
bắt chéo nhau cho thấy thái độ khép kín, phục tùng hoặc phòng thủ, bởi vì chúng
tượng trưng cho việc từ chối bất kỳ sự tiếp xúc nào đến các cơ quan sinh dục.
Các cuộc nghiên cứu cho thấy những người thiếu tự tin cũng thường đứng
ở tư thế bắt chéo chân.
➢ Phòng thủ, đang lạnh, hay “chỉ là thoải mái”?
Những người có thói quen khoanh tay bắt chéo chân hay biện minh là họ
cảm thấy lạnh hơn là thừa nhận sự sợ hãi, lo lắng hoặc phòng thủ. Những
người khác chỉ nói là họ cảm thấy “thoải mái”. Điều đó có thể đúng! Khi ai
đó bị chỉ trích hoặc cảm thấy không an toàn thì khoanh tay và bắt chéo chân
sẽ giúp họ cảm thấy thoải mái, bởi điệu bộ đó tương hợp với tình trạng cảm
xúc của họ.
NGÔN NGỮ CƠ THỂ 31

2.3.2. Các không gian giao tiếp


Trong hoạt động giao tiếp thường ngày có xét đến nhu cầu không gian
của con người, các nhà nghiên cứu cho rằng có nhiều khoảng cách vô hình
ứng với từng tình huống cụ thể. Dựa vào mối quan hệ của bạn với người đối
thoại mà mỗi khoảng cách lại chứng tỏ bạn cho phép người đó đến gần mình
như thế nào.
Đã bao nhiêu lần bạn cự tuyệt một người chỉ vì khoảng cách của họ làm
bạn cảm thấy bất an? Tất cả mọi thứ đều ổn ngoại trừ việc họ không tôn trọng
“quả bong bóng” không gian riêng của bạn (vì họ không biết đâu là khoảng
cách phù hợp). Vì thế, để đạt được mục đích giao tiếp tốt nhất, các nhà nghiên
cứu đưa ra số liệu về khoảng cách thích hợp như sau:
- Cực kỳ thân thiết: 0 - 15 cm. Đây là khoảng cách chỉ dành cho người
yêu hoặc những người mà bạn không thấy phiền khi bị chạm vào (chẳng hạn
con cái bạn). Tất cả những cử chỉ thân mật nhất đều được chấp nhận trong
khoảng cách này.
- Thân mật: 15 - 45 cm. Chỉ có những người quan trọng nhất như người
yêu, họ hàng thân thiết hay bạn thân mới được phép đứng ở khoảng cách
này. Nếu người lạ, những người mà bạn không biết rõ hoặc không thích xâm
phạm khoảng không gian này, bạn sẽ cảm thấy khó chịu.
- Cá nhân: 45 cm - 1,2 m, bằng độ dài của cánh tay. Bạn có thể bắt tay
trong khoảng cách này. Đây là khoảng cách lý tưởng trong hầu hết các cuộc
giao tiếp cá nhân ở các nước phương Tây. Bạn sẽ thấy khoảng cách này tại
các sự kiện xã hội, những bữa tiệc của công ty hoặc những buổi giao lưu.
Lưu ý rằng nếu bạn đứng ngoài không gian này thì nó có thể gây ra những
cảm xúc tiêu cực ở người khác.
- Xã giao: 1,2 - 3,6 m. Đây là khoảng cách đối với những người chúng ta
không thân quen nhưng buộc phải giao tiếp như chủ cửa hàng hoặc nhân viên
bán hàng trong cửa hiệu.
- Công cộng: trên 3,6 m. Khi nói chuyện với một nhóm người trong một
ngữ cảnh quan trọng thì đây là khoảng cách có thể chấp nhận được nếu tính
từ hàng ghế phía trước. Thường thì hoạt động xã giao không diễn ra trong
khoảng cách này.
32 NGÔN NGỮ CƠ THỂ

Chúng ta có thể đánh giá hoặc phán đoán mức độ các mối quan hệ của
mọi người nhờ vào khoảng cách giữa họ. Thậm chí, đôi khi chúng ta còn
đoán được cảm nhận của họ về nhau.
3. NHỮNG HÀNH VI TỔNG HỢP
3.1. Tìm kiếm các sơ hở
3.1.1. Mối liên hệ giữa tinh thần và thể chất
Tinh thần và thể chất không thể tách rời. Vì thế, mỗi ý nghĩ sẽ tạo ra
một phản ứng trên cơ thể. Ngôn ngữ cơ thể chính là yếu tố quyết định mức
độ hiệu quả của bức thông điệp mà bạn chuyền tải đến người nhận.
Những gì chúng ta thường che giấu không phải là những ý nghĩ tích cực,
mà là tâm trạng khó chịu hoặc lo lắng. Dù chúng ta có kiềm chế đến thế nào
thì trong một số tình huống nhất định, ngôn ngữ cơ thể vẫn phản bội chúng
ta. Lúc này, “sơ hở” đồng nghĩa với việc bức thông điệp có thể thiếu “sự ăn
khớp” giữa điều được nói ra với biểu hiện trên cơ thể.
Theo các nhà tâm lý học, sự lo lắng được biểu lộ dưới hai dạng chính: Sự
lo lắng thuộc về bản tính, và sự lo lắng mang tính tâm trạng.
Tâm trạng lo lắng là phản ứng của một người đối với tác nhân kích thích
từ bên ngoài. Vì thế, trong một tình huống cụ thể nào đó, một người sẽ cảm
thấy lo lắng; nhưng vào những thời điểm khác nhau, trong hoàn cảnh không
có mối đe dọa nào xuất hiện thì mọi việc lại trở lại ở trạng thái cân bằng.
Chẳng hạn, chúng ta thường trải qua tâm trạng lo lắng hoặc bồn chồn khi
được yêu cầu phát biểu. Điều này hoàn toàn bình thường. Thậm chí, những
diễn viên điện ảnh kỳ cựu vẫn cảm thấy cực kỳ lo lắng khi đối thoại trực tiếp
với khán giả. Vì thế, mỗi khi chúng ta cảm thấy lo lắng, các hành động giải
tỏa căng thẳng và cử chỉ xoa dịu sẽ xuất hiện. Chức năng sinh lý của cơ thể
không hề nhân nhượng chúng ta.
Để hiểu rõ hơn về sơ hở tiêu cực, chúng ta hãy quan sát các ý nghĩ tiêu
cực hoặc tâm trạng lo lắng và những thay đổi tinh vi xuất hiên trong tâm trí
lẫn trên cơ thể bạn. Chúng ảnh hưởng đến: (1) suy nghĩ, (2) cảm xúc, (3) cảm
giác của cơ thể và (4) hành vi của bạn.
NGÔN NGỮ CƠ THỂ 33

3.1.2. Biểu hiện của căng thẳng


Vì tâm trạng căng thẳng và lo lắng xuất hiện theo trình tự hành động (từ
số 1 đến số 4) nên nếu chúng ta nhận thức về trình tự hành vi tiêu cực, yếu
tố được phản ảnh qua ngôn ngữ cơ thể, thì chúng ta sẽ ngăn chặn được sự
xuất hiện của nó. Nhưng thông thường, khi bạn nhận ra thì đã quá muộn, bạn
đã thực hiện đến hành vi thứ 3. Chẳng hạn, bạn đang chờ phỏng vấn xin việc.
Đầu óc bạn bấn loạn với những ý nghĩ: “Cạnh tranh khốc liệt quá! Mình sẽ
không lọt qua phỏng vấn. Mình thực sự muốn có công việc này…”. Các biểu
hiện sinh học của cơ thể: tim đập thình thịch, các cơ căng lên… chính là
những “sơ hở” bộc lộ nỗi lo lắng. Chúng ta hoàn toàn đối lập với hình ảnh
điềm đạm, sẵn sàng đối đầu trước khó khăn mà chúng ta muốn thể hiện. Vì
thế, việc thay đổi ý nghĩ sẽ kéo theo sự thay đổi của ngôn ngữ cơ thể. Nó chỉ
là ý nghĩ. Nó không thể làm tổn thương bạn.
Nên nhớ rằng nguyên nhân khiến chúng ta lo lắng không phải xuất phát
từ bản thân vấn đề xảy ra với chúng ta mà nằm ở cách nhìn nhận của chúng
ta đối với vấn đề ấy. Vì vậy, điều chúng ta cần làm là kiểm soát và thay đổi
những nhận thức đó. Chúng ta biết rằng ý nghĩ tiêu cực sẽ kích thích sự lo
lắng và tức giận. Nếu bạn không suy nghĩ như vậy thì bạn sẽ không có cảm
xúc tương ứng.
Trong cuộc chiến của hai đấu sĩ, đại diện cho ý nghĩ tiêu cực và ý nghĩ
tích cực, bên nào có khả năng giành chiến thắng dễ dàng hơn? Thường thì
đó là ý nghĩ tiêu cực, bởi khi toàn bộ chu kỳ stress bắt đầu thì các chất gây
căng thẳng sẽ tạo sự ức chế, làm nảy sinh những ý nghĩ buồn bực phong tỏa
bộ não. Điều này sẽ khiến bạn cảm thấy tồi tệ hơn.
3.1.3. Quá trình sinh hóa: điều gì đang diễn ra?
- Hãy theo dõi quá trình sinh hóa, tức những phản ứng hóa học xảy ra
trong bộ não và cơ thể bạn:
• Xuất phát từ vùng vỏ não, ý nghĩ của bạn kích hoạt một số tế bào thần
kinh khác khi di chuyển theo đường dây thần kinh đến khu vực não
giữa, nơi đây chính là hệ não rìa (limbic system) – “đại bản doanh”
của những cảm xúc.
34 NGÔN NGỮ CƠ THỂ

• Sau đó, những tế bào này sẽ truyền thông điệp tới tuyến thượng thận
nằm gần thận – bộ phận đóng vai trò thúc đẩy hoạt động của nhiều
bộ phận khác và giải phóng một số chất hóa học vào trong máu.
• Những chất này lan khắp hệ thống cơ thể trên đường tới tuyến yên
nằm trong não, ngay phía dưới vùng hạ thalam (hypothalamus) – nơi
lần lượt giải phóng thêm những chất gây căng thẳng từ tuyến thượng
thận. Toàn bộ hoạt động này cùng với việc giải phóng chất hóa học
đã kích thích cơ thể vận động nhanh hơn, đặc biệt trong lúc bạn đang
sợ hãi hoặc tức giận; tuy nhiên, ngay cả khi bạn chỉ hơi lo lắng thì
quá trình tương tự vẫn diễn ra.
- Biểu hiện bên ngoài bộc lộ sự khó chịu của chúng ta:
• Dạ dày không xử lý tốt các chất gây căng thẳng. Nó sản sinh ra acid
hydrochloric để tiêu hóa thức ăn, nhưng chẳng có chút thức ăn nào
trong trường hợp này. Căng thẳng khiến acid trào ra ngoài, làm bạn
có cảm giác buồn bực và bồn chồn.
• Các cơ trong cơ thể co lại. Trong những tình huống đặc biệt khó khăn,
các cơ sẽ hoàn toàn mất đi sự phối hợp khiến bạn mất bình tĩnh và
run lên bần bật.
• Phổi có thể co lại và hơi thở có thể ngắt quãng.
• Tuyến mồ hôi cũng bị kích thích nhằm cố duy trì nhiệt độ bình thường
trong máu dù quá trình lưu thông máu đang diễn ra nhanh hơn. Bạn
có thể ra mồ hôi tay hoặc vã mồ hôi trán và vùng dưới cánh tay.
• Sự tiết nước bọt bị hạn chế, cổ họng và miệng trở nên khô.
• Căng thẳng làm tăng lượng máu lưu thông đến da. Hiện tượng này
được biểu hiện ra bên ngoài với dấu hiệu da ửng đỏ hoặc xuất hiện
các nốt đỏ trên da (thấy rõ nhất ở những người đang xấu hổ).
3.1.4. Các ảnh hưởng đến não
Các chất hóa học nói trên gây căng thẳng và tổn thương đáng kể đến não
bộ. Thể hiện qua ngôn ngữ cơ thể và giọng nói bất thường mà thông thường
bạn cố tránh: Khi bạn bối rối hoặc mất kiên nhẫn trong lúc nói chuyện với
người khác. Ngoài ra, bạn không thể nhớ ra điều gì đó hoặc suy nghĩ một
cách sáng suốt.
NGÔN NGỮ CƠ THỂ 35

Những chất hóa học đó gây cản trở và ngăn chặn sự dẫn truyền thần kinh
bình thường, tức đường dẫn thông tin chạy qua não.
Kết quả là bạn không thể suy nghĩ sáng suốt và thấy khó ghi nhớ. Việc
não không kịp xử lý các thông điệp nhận được tại một thời điểm đã ảnh
hưởng đến khả năng nhớ lại của bạn.
Ở mức độ nào đó, cả hai chức năng suy nghĩ và ghi nhớ đều là quy trình
hóa học. Các tế bào thần kinh giải phóng các chất dẫn truyền thần kinh. Khi
những chất này chống lại những chất gây căng thẳng, quá trình truyền dẫn
thông tin bị gián đoạn, kết quả là cả khả năng suy nghĩ lẫn ghi nhớ đều bị
ảnh hưởng.
Tương tự, sự co lại của phổi đồng nghĩa với việc bạn không hít đủ lượng
oxy (yếu tố tối cần thiết đối với chức năng suy nghĩ và ghi nhớ); và sự sụt
giảm hoặc hạn chế lượng oxy lên não cũng ảnh hưởng đến việc thực hiện các
chức năng trong cơ thể.
Vì vậy, tôi hy vọng rằng tất cả các bạn giờ đây có thể hình dung được việc
thiếu lượng oxy lên não và việc các chất dẫn truyền thần kinh bị ngăn chặn
sẽ gây ra những sai lệch nhất định trong hành vi của bạn đối mặt với những
tình huống lo lắng và căng thẳng trong cuộc sống lẫn công việc. Những lúc
ấy bạn không thể đưa ra quyết định, suy nghĩ hay hoàn toàn tập trung hay
ghi nhớ công việc gì. Vì thế, nếu bạn thắc mắc rằng tại sao mình đã chuẩn bị
kỹ lưỡng cho buổi thuyết trình, buổi chia sẻ hay bài giảng, nhưng cuối cùng
bạn vẫn đứng đờ mặt ra thì tốt nhất bạn hãy cố gắng đừng tự dằn vặt bản thân
quá nhiều. Nguyên nhân gây ra do những chất hóa học độc ác gây căng thẳng
đã đánh bại các chất dẫn truyền thần kinh và điều này tác động đến trí nhớ
của bạn.
3.1.5. Ngôn ngữ cởi mở hay khép kín?
Các manh mối chứng tỏ đối phương có thoải mái hay không được khẳng
định qua ngôn ngữ cơ thể cởi mở. Ngược lại, các cảm giác tiêu cực như lo
lắng, sợ hãi, bồn chồn hoặc thù hằn sẽ được thể hiện bằng ngôn ngữ cơ thể
khép kín. Điều quan trọng mà bạn cần làm trong tất cả các cuộc tiếp xúc với
người khác là phải quan sát các nhóm cử chỉ để xem họ đang có thái độ cởi
mở hay khép kín.
36 NGÔN NGỮ CƠ THỂ

Ngôn ngữ cơ thể cởi mở thể hiện sự chào đón, thoải mái và ân cần. Nó
cho thấy bạn không hề có một thứ rào cản nào dù là hữu hình hay vô hình.
Bạn chứng tỏ rằng mình không hề phòng thủ dù điều này khiến bạn dễ bị
người khác làm tổn thương. Bàn tay để lộ, lòng bàn tay mở ra thể hiện sự
phục tùng, các điệu bộ của chân thể hiện sự thoải mái; đồng thời, sự giao tiếp
bằng mắt tốt. Tất cả những dấu hiệu trên hé lộ tâm trạng tích cực.
Ngược lại, ngôn ngữ cơ thể khép kín là nhóm cử chỉ, động tác và điệu bộ
thể hiện sự tự vệ của cơ thể. Thử hình dung bạn lâm vào tình huống bị đe dọa
và buộc phải “chiến đấu hoặc bỏ chạy”, bạn có xu hướng thu mình khiến cơ
thể trở nên nhỏ bé và tìm kiếm một lá chắn để bảo vệ mình khỏi sự đe dọa đó.
Bằng cách khép chân và tay sát vào cơ thể, bạn sẽ đạt được hiệu quả khép
kín. Cánh tay của bạn được khoanh trước ngực nhằm tạo ra một lá chắn. Bạn
thường sử dụng tư thế khép kín này khi muốn thể hiện rằng mình không phải
là mối đe dọa đối với người khác (một số người có bản chất hướng nội cũng
sử dụng tư thế này), khi cảm thấy không thoải mái với một tình huống hoặc
một người cụ thể nào đó. Các biểu hiện như hạn chế giao tiếp bằng mắt, vai
căng ra và chân tay khoanh lại là ví dụ tiêu biểu bộc lộ tâm trạng tiêu cực.
Bạn hãy dành thời gian xem lại những vấn đề mà chúng ta vừa thảo luận.
Đâu là tư thế đặc trưng của bạn? Có phải bạn cũng đã từng thể hiện hai kiểu
tư thế trên trong những tình huống khác nhau. Bạn hãy thử thực hiện một tư
thế cơ thể khép kín rồi để ý xem tâm trạng của bạn thay đổi như thế nào.
Tâm trạng ảnh hưởng đến cơ thể nhưng cơ thể cũng ảnh hưởng tới tâm trạng.
Sau đó hãy thử tư thế cởi mở và nhận thức xem bạn thay đổi tâm trạng như
thế nào.
3.2. Sự đáng yêu
3.2.1. Sự đáng yêu quan trọng thế nào?
Các nghiên cứu khoa học, cũng như những nghiên cứu do rất nhiều tạp
chí chuyên về phong cách sống của con người thực hiện, đã chỉ ra rằng có
một số chung bộc lộ sự đáng yêu. Sự đáng yêu quyết định thành công của
bạn trong công việc và cuộc sống. Thực tế chứng minh rằng nó tạo nền tảng
cho những mối quan hệ lâu dài và tốt đẹp trong mọi phương diện của cuộc
sống: Tình yêu và tình bạn lâu bền, một công việc tốt và được thăng tiến
NGÔN NGỮ CƠ THỂ 37

nhanh. Chúng ta có thể nói rằng nếu không có các mối quan hệ, thì chúng ta
chẳng có gì trong cuộc sống, xã hội hay công việc của mình.
Quá trình này sẽ diễn ra như thế nào? Khi bạn khiến người khác cảm thấy
dễ chịu và họ có cảm xúc tích cực trong lúc nói chuyện với bạn, họ sẽ yêu
mến bạn và vì vậy, “trải nghiệm tâm lý” của họ là trải nghiệm tích cực.
Trong công việc, các đồng nghiệp sẽ có mối quan hệ gắn bó hơn với bạn.
Đối với khách hàng hoặc thân chủ của bạn sẽ muốn chọn bạn thay vì người
khác. Trong kinh doanh, mọi người luôn có xu hướng hợp tác với những
người mình yêu mến. Chúng ta cũng nên tự hỏi mình rằng: Người ta vui khi
tôi bước vào nơi của họ hay người ta vui khi tôi bước ra?
Đó là về phía bạn, còn những người bạn tiếp xúc thì sao? Khi mọi người
tiếp xúc với bạn và trải nghiệm những cảm xúc tiêu cực, họ sẽ tránh nói
chuyện với bạn, ở bên bạn, mua hàng của bạn, lắng nghe và giúp đỡ bạn.
Vậy nhiệm vụ của chúng ta là gì? Chúng ta phải trang bị khả năng tự nhận
thức và thường xuyên thực hành nó. Mục đích cuối cùng mà chúng ta hướng đến
là làm cho người khác cảm thấy thoải mái, có như vậy họ mới yêu mến chúng ta.
Vậy còn bí quyết quan trọng khác là gì? Đó chính là “ngôn ngữ cơ thể”.
3.2.2. Cách thể hiện sự dáng yêu
➢ Diện mạo
Mọi người luôn cho rằng trang phục của đối phương là yếu tố đầu tiên mà
họ chú ý đến, sau đó, theo tiềm thức, họ mới đánh giá đến sự hấp dẫn về
ngoại hình. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, không nghi ngờ gì nữa, sức lôi
cuốn về ngoại hình và diện mạo ảnh hưởng đến nhận định của mọi người về
đối tượng, ít nhất vào lúc đầu của sự gặp gỡ.
Trong cuộc sống thường ngày, những người có nhan sắc có khả năng ảnh
hưởng đến đối tượng tiếp xúc nhiều hơn so với người có hình thức trung
bình. Tuy nhiên, qua một khoảng thời gian dài, nhìn chung, sự đáng yêu của
một người thường phụ thuộc vào tính cách của họ, và vẻ đẹp “lý tưởng” của
ngoại hình sẽ dần phôi phai trước sức lôi cuốn của ngôn ngữ cơ thể.
38 NGÔN NGỮ CƠ THỂ

➢ Nụ cười
Khi mỉm cười, bạn sẽ khiến người khác cảm thấy dễ chịu. Bạn không nhất
thiết lúc nào cũng phải cười toe toét, chỉ cần đó là nụ cười chân thành. Chỉ
có nụ cười đúng lúc, đúng chỗ mới làm nên điều kỳ diệu.
➢ Sự bộc lộ cảm xúc qua đôi mắt
Yếu tố này chiếm thứ hạng rất cao trên thước đo của sự đáng yêu. Giao
tiếp bằng mắt thể hiện sự quan tâm của bạn đối với ai đó, cả trong tình huống
xã giao lẫn tình huống lãng mạn. Sự bộc lộ cảm xúc qua đôi mắt cũng chuyển
tải rất nhiều điều giúp mọi người nhận ra sự ấm áp, đồng cảm và quan tâm
ẩn chứa trong đôi mắt của bạn.
➢ Giọng nói
Nhìn chung, khi âm vực, nhịp độ và cường độ trong giọng nói “đồng điệu”
với mức mà người nghe cảm thấy thoải mái, mối quan hệ giữa đôi bên sẽ trở
nên sâu đậm.
➢ Lắng nghe
Đóng vai trò quan trọng không kém việc giao tiếp bằng mắt hiệu quả, lắng
nghe được đánh giá là yếu tố có sức cuốn hút và được xếp thứ hạng rất cao
trong thước đo của sự đáng yêu. Bạn cảm thấy thế nào khi nói chuyện với
một người mà cứ nhìn qua vai bạn? Đôi mắt họ hướng về bạn mà như “chẳng
có ai trước mặt”. Rõ ràng là họ không lắng nghe bằng “toàn bộ cơ thể”.
Tất cả các nghiên cứu đều chỉ ra rằng, phụ nữ bị lôi cuốn nhiều khi tiếp
xúc với một người đàn ông biết lắng nghe, lắng nghe thật sự. Khi phụ nữ gặp
gỡ nhau, họ có xu hướng trò chuyện sôi nổi hơn và thể hiện rằng họ thực sự
lắng nghe, họ lắng nghe với toàn bộ cơ thể. Trong khi đó, nam giới thường
không có khả năng tập trung, vì vậy, chủ đề nói chuyện bị lệch hướng và câu
chuyện sẽ dần xa trọng tâm ban đầu. Hơn nữa, cuộc nói chuyện thường
không có quá nhiều manh mối trực quan cho thấy họ đang thực sự lắng nghe.
Phụ nữ thường giỏi lắng nghe nên họ thấy việc nói chuyện với những người
đồng giới khá dễ dàng.
NGÔN NGỮ CƠ THỂ 39

Hành động lắng nghe khích lệ sự đồng cảm giữa đôi bên và là yếu tố quan
trọng tạo nên sự đáng yêu của bạn. Nó giúp bạn đồng cảm với cảm xúc của
người khác và đọc được suy nghĩ của họ.
3.3. Nói dối
3.3.1. Sự dối trá là vấn đề nhận thức
Nói dối hay lừa dối là vấn đề thu hút sự quan tâm đặc biệt của nhiều người
và trở thành đề tài nghiên cứu của các nhà tâm lý học cũng như những ai
quan tâm đến vấn đề này. Hiệu quả và thành công của bất kỳ cuộc giao tiếp
nào đều được quyết định dựa trên việc người nghe nhận thức như thế nào về
thông điệp (và về bạn), chứ không phải điều mà bạn chủ ý truyền đạt. Vì vậy,
đây là vấn đề nhận thức - xét ở góc độ của người đối thoại.
Họ sẽ căn cứ vào ngôn ngữ cơ thể và lời nói của bạn làm cơ sở cho sự
nhận thức của mình. Tuy nhiên, như chúng ta đã biết, chúng ta có thể phát đi
các tín hiệu tiêu cực không phản ánh đúng suy nghĩ của bản thân và để lại ấn
tượng rằng chúng ta dối trá dù sự thực không phải vậy. Tương tự, chúng ta
có thể giải mã các tín hiệu ngôn ngữ cơ thể của người khác và kết luận họ
không hoàn toàn trung thực, trong khi điều này có thể không đúng. Thông
thường, sự dối trá chỉ là vấn đề nhận thức.
Rất nhiều người trả lời phỏng vấn cho rằng hai kỹ năng mà họ muốn trở
nên thuần thục, xét trên phương diện ngôn ngữ cơ thể là: (1) Thiện cảm (Làm
sao tôi biết được anh/cô ấy có thích tôi không?), và (2) Nói dối (Làm thế nào
tôi biết được người này có đang nói thật với tôi hay không?). Tác giả của
cuốn sách “The Day America Told the Truth” (Ngày Nước Mỹ Nói Sự Thật),
James Patterson, cũng đã phỏng vấn hơn 2.000 người Mỹ và phát hiện 91%
số người này thường xuyên nói dối cả ở nhà lẫn cơ quan.
3.3.2. Các kiểu nói dối
Phạm vi nói dối rất rộng. Chúng ta nói dối từ việc không làm bài tập về
nhà đến việc nói những lời xã giao; từ những lời lẽ khoa trương của các
doanh nhân khi thương lượng đến lời khai của cựu tổng thống Mỹ Bill
Clinton trước Bồi thẩm đoàn. Tuy nhiên, ngay cả những bậc thầy về điều tra
cũng đồng ý với nhau về điều này: không bao giờ có một manh mối duy nhất
tiết lộ với bạn rằng: “À, đó chính là lời nói dối”.
40 NGÔN NGỮ CƠ THỂ

Thật may là hầu hết những lời nói dối của chúng ta hay người khác thường
là kiểu nói dối xã giao hơn là nói dối ác ý. Rõ ràng là cất lời ngợi khen món
bánh kem tự làm của bà chủ bữa tiệc ngon hơn nhiều so với loại mua ở cửa
hàng sẽ tốt hơn là phá vỡ mối quan hệ đôi bên, dù về sau bạn tình cờ phát
hiện ra rằng bà chủ đã mua ở cửa hàng chứ không phải đã tự tay làm món
ấy. Theo một phản xạ rất tự nhiên, đôi khi chúng ta không muốn mọi người
cảm thấy họ kém cỏi hay khiến họ xấu hổ.
Duy có một trường hợp ngoại lệ. Đôi khi chúng ta được nghe một điều
sai rành rành nhưng người nói nhất mực tin nó đúng. Trong tình huống này,
bạn cần hết sức khéo léo. Điều mà họ đang nói với bạn (họ được ai đó thuật
lại) rõ ràng là một lời nói dối, nhưng họ lại cho rằng đó là sự thật. Lúc này,
bạn hãy kiểm tra nhóm hành vi, bởi có thể điều mà bạn cho là dối trá chỉ là
sự nhầm lẫn của họ hoặc họ thực sự tin như thế. Sự vắng mặt các tín hiệu
tiêu cực (chúng ta sẽ bàn đến sau đây) sẽ giúp bạn xác nhận điều này. Đôi
khi, nếu ai đó nói với bạn rằng trái đất phẳng và họ thực sự tin như vậy thì
có lẽ bạn cũng phải chấp nhận.
Chúng ta dành phần lớn cuộc đời để giao tiếp với mọi người trong các mối
quan hệ xã hội. Nếu chúng ta luôn luôn nói ra chính xác những điều mình suy
nghĩ thì xã hội sẽ tan rã. Chỉ với những điều hệ trọng trong cuộc sống thì chúng
ta mới đòi hỏi người khác phải chân thật, bởi niềm tin (điều quan trọng nhất
trong mọi mối quan hệ) một khi đã đổ vỡ thì khó có thể gây dựng lại.
3.3.3. Việc khám phá nói dối khó đến đâu?
Các manh mối đáng tin cậy nhất chứng tỏ người khác đang nói dối chính
là những điệu bộ mà họ thực hiện một cách vô thức, ít kiểm soát hoặc không
thể kiểm soát được. Vậy làm thế nào để biết được ai đang nói dối, nói quanh
co hoặc đơn giản là đang suy nghĩ kỹ càng? Bạn có thể học một số kỹ năng quan
sát cơ bản để nhận biết các điệu bộ dối trá, câu giờ, chán nản hay đánh giá của
người khác. Những dấu hiệu ngôn ngữ cơ thể mà người ta vô tình để lộ.
Việc khám phá là rất khó cho những người không có chuyên môn như các
bậc phụ huynh và cho đến những ngành nghề cảnh sát, chính trị gia, và ông
Ekman tiến hành thử nghiệm năm 1900 đã được kết quả thu về nó như là
việc may rủi 50/50.
NGÔN NGỮ CƠ THỂ 41

Vì thế, hành vi chuẩn mực thường thấy nằm trong nhóm cử chỉ khi có
người đối diện là người quen, còn khi gặp một người lạ hãy để ý cách ứng
xử nói năng khi họ cảm thấy thoải mái và dễ chịu. Khi đó bạn hãy nhìn về
vẻ mặt, hoạt động và hướng nhìn đôi mắt, các động tác bàn tay cánh tay, và
các cử chỉ xoa dịu, hành động của bàn chân cẳng chân và các yếu tố cận ngôn
ngữ. Vì thế, hãy kiểm soát hành vi ngôn ngữ và che giấu cảm xúc vì khi sử
dụng ngôn ngữ cơ thể người ta tin rằng bạn vừa ra quân bài xấu trong khi nó
tốt và ngược lại.
3.3.4. Các dấu hiệu nói dối
➢ Nụ cười lộ tẩy
Chúng ta có thể biết khi nào một người đang nói dối bởi họ có xu hướng
nở một nụ cười để che giấu sự thật, lý do vì nụ cười sẽ ẩn đi sắc diện đặc
trưng và xóa tan nghi ngờ mà còn khơi dậy cảm xúc tích cực ở người khác.
Tuy nhiên, các nghiên cứu đều chỉ ra ngược lại những người nói dối
thường hạn chế cười, nghĩa là họ ít cười chứ không phải không cười, với
nụ cười giả tạo, cười với nửa dưới khuôn mặt hay chúng ta hay nói sao bạn
cười sượng khi bị quê... nụ cười giả tạo xuất hiện nhanh được duy trì lâu
hơn với nụ cười chân thật và biến mất một cách nhanh chóng. Nụ cười chân
thật thường biến mất một cách từ từ, khi nụ cười giả tạo xuất hiện nó không
chân thật, không đối xứng, khóe miệng bị kéo xuống thay vì nhếch lên trên.
Đối với chúng ta nụ cười không đối xứng chẳng bày tỏ niềm vui thực sự vì
nó chỉ là tình huống giao tiếp không mấy quan tâm, vì chúng ta đã quen
nhìn nhận nụ cười là tích cực.
➢ Chạm tay lên mặt
Chạm tay lên mặt là hành vi giải tỏa căng thẳng, hầu như mọi người đều
ít nhiều chạm tay lên mặt khi nói chuyện. Nhưng một nghiên cứu khác cho
biết chúng sẽ xuất hiện nhiều hơn khi chúng ta nói dối. Kết hợp nó với các
manh mối khác để tìm ra nhóm cử chỉ.
➢ Che miệng
Trẻ con khi đặt tay lên miệng phụ huynh sẽ biết chúng định nói dối. Còn
người lớn biểu hiện hành vi đó tinh vi hơn. Khi ngạc nhiên về một điều gì
đó chúng ta sẽ đưa tay lên che miệng. Ở điệu bộ này, não điều khiển bàn tay
42 NGÔN NGỮ CƠ THỂ

hay chỉ bằng vài ngón tay che miệng lại một cách vô thức nhằm ngăn chặn
những lời nói dối đang được thốt ra. Một số người cố ngụy trang điệu bộ che
miệng bằng cách giả vờ ho. Nếu một người che miệng khi đang nói, rất có
thể họ đang nói dối nhưng điều này phải được hiểu theo ngữ cảnh.
➢ Đút ngón tay vào miệng
Đây là hành động vô thức ở những người muốn tìm lại cảm giác an toàn
như đứa trẻ đang bú vú mẹ khi họ cảm thấy căng thẳng. Trẻ con ngậm ngón
cái hay mép chăn thay cho vú mẹ, còn người lớn thì đút tay vào miệng, ngậm
điếu thuốc, tẩu thuốc, cây viết, mắt kính hoặc nhai kẹo cao su. Người ta làm
động tác trên vì cần cảm giác an toàn. Hầu hết các động tác của tay và miệng
đều có liên quan đến hành vi nói dối hay lừa dối, nhưng điệu bộ đút ngón tay
vào miệng là biểu hiện bên ngoài của nhu cầu trấn tĩnh bên trong. Vì vậy,
động thái tích cực với một người đang làm điệu bộ này là đem lại sự tin cậy
và cảm giác an toàn.
➢ Đôi môi
Hành vi đôi môi xuất hiện một cách độc lập, vì hệ thống xung quanh miệng
là cả một hệ thống phức tạp hoạt động riêng rẻ với nhau, và thể hiện vẻ mặt
khác nhau, hơn nữa chúng có thể tiết lộ hoặc che đậy cảm xúc cho chúng ta.
Mím môi trên là hành vi che đậy cảm xúc cụ thể thường là cảm xúc tiêu cực,
và bởi nó biểu lộ một sự giấu giếm nào đó. Khi căng thẳng động tác đưa tay
lên miệng nhiều hơn và cũng có thể nhai thứ gì đó để bớt căng thẳng.
➢ Giọng nói
Hành vi không lời sẽ cung cấp cho chúng ta manh mối quan trọng hành vi
nói dối hoặc giấu giếm sự thật cuối cùng đều bị phanh phui, khi lời nói được
thốt ra cách chậm rãi không giống như tốc độ bình thường bởi người nói dựa
vào trí nhớ thay vì sự thật, nói chậm hơn hay im lặng để có thể thấy đối phương
giải thích vấn đề, đôi khi họ ngưng để suy nghĩ sau đó chuỗi im lặng và người
đó sẽ không trở lại điểm khởi đầu mà chuyển sang một vấn đề mới.
➢ Sờ mũi
Điệu bộ sờ mũi đôi khi chỉ là động tác xoa nhanh bên dưới mũi vài lần
hoặc chỉ một lần và nhanh đến mức gần như không thể nhìn thấy. Động tác
sờ mũi phải được hiểu theo ngữ cảnh, bởi những người bị dị ứng hay bị cảm.
NGÔN NGỮ CƠ THỂ 43

Những nhà khoa học thuộc Cơ sở Nghiên cứu, Điều trị Thính giác và Vị giác
ở Chicago phát hiện ra rằng khi bạn nói dối, một chất hóa học có tên là
catecholamin sẽ được tiết ra, làm cho các mô bên trong mũi sưng lên. Kết
quả cho thấy, việc cố ý nói dối còn làm tăng huyết áp, được gọi là “Hiệu ứng
Pinocchio”. Huyết áp tăng làm mũi bị căng phồng lên khiến cho các đầu dây
thần kinh trong mũi ngứa ran và dẫn đến hành động xoa mũi thật mạnh để
đỡ “ngứa”, và không thể nhìn thấy bằng mắt thường nhưng có vẻ đây là
nguyên nhân gây ra điệu bộ sờ mũi. Triệu chứng này cũng xảy ra khi ai đó
đau khổ, lo lắng hoặc tức giận.
➢ Dụi mắt
Khi trẻ em không muốn thấy điều gì đó, chúng sẽ dùng một hoặc cả hai
tay để che mắt lại. Còn người lớn khi tránh nhìn một điều không vừa ý, rất
có thể họ sẽ giụi mắt, nhằm cố ngăn việc nhìn thấy điều dối trá, đáng nghi,
không hài lòng hoặc để tránh nhìn vào mặt của người đang bị lừa dối. Đàn
ông thường dụi mắt rất mạnh và quay mặt đi còn về phụ nữ họ tránh cái nhìn
chằm chằm của người nghe bằng cách quay mặt đi.
Nói dối một cách trơ trẽn là cụm từ thường được dùng để ám chỉ cụm điệu
bộ nghiến răng và mỉm cười giả tạo, kết hợp với dụi mắt. Đây là điệu bộ hay
được các diễn viên điện ảnh sử dụng để diễn tả sự không thành thật và xuất
hiện khá phổ biến ở những nền văn hóa “lịch sự” như văn hóa Anh.
➢ Nắm lấy tai
Điệu bộ đặt tay ở đâu đó xung quanh tai, bên trên tai hay giật mạnh dái
tai khi ai đó nói về một món đồ đắt tiền mà mình đã biết rõ. Đây là phiên bản
của điệu bộ đặt tay lên che cả hai tai mà trẻ con sử dụng khi không muốn
nghe những lời khiển trách của cha mẹ. Các biến thể khác của điệu bộ này
gồm có: xoa phía sau tai, ngoáy tai, kéo dái tai hoặc bẻ cong vành tai về phía
trước để che lỗ tai. Ngoài ra, điệu bộ nắm lấy tai cũng có thể hàm ý người
nào đó đã nghe đủ hoặc đang muốn nói. Và điệu bộ này cũng hay được những
người đang lo lắng sử dụng. Tuy nhiên ở Ý, điệu bộ nắm lấy tai dùng để chỉ
một người không nam tính hoặc đồng tính nam.
44 NGÔN NGỮ CƠ THỂ

➢ Gãi cổ
Trong điệu bộ gãi cổ, ngón trỏ - thông thường ở bàn tay thuận – gãi một
bên cổ ở dưới dái tai. Theo quan sát của nhóm nghiên cứu, trung bình một
người gãi cổ 5 lần. Đây là dấu hiệu chỉ sự nghi ngờ, không chắc chắn và là
điệu bộ đặc trưng của những người hay nói “Tôi không chắc là tôi đồng ý”.
Ví dụ, nếu ai đó gãi cổ khi nói các câu đại loại như: “Tôi có thể hiểu cảm
giác của anh” thì thực chất anh ta không hiểu gì cả!
➢ Kéo cổ áo
Desmond Morris là một trong những người đầu tiên phát hiện ra rằng lời
nói dối gây cảm giác ngứa ran tại một số mô nhạy cảm trên mặt và cổ. Do
đó, người ta thường phải cọ hoặc gãi để bớt ngứa. Điều này giải thích tại sao
những người cảm thấy không chắc chắn thường gãi cổ hay khi một người
nói dối nào đó cảm thấy bạn đang nghi ngờ anh ta thì huyết áp của anh ta
tăng lên, gây đổ mồ hôi ở cổ.
➢ Cẳng chân
Khi nói dối, người ta thường “giấu” đi cơ thể của mình, chính là nữa dưới
cơ thể. Đó là lí do tại sao trong các buổi thẩm vấn, người ngồi xét hỏi phải
ngồi vào một cái ghế không bị che khuất hoặc ngồi trước ánh đèn, sao cho
người phỏng vấn có thể nhìn thấy toàn bộ cơ thể của người bị thẩm vấn, lúc
này những lời nói dối của họ sẽ dễ bị phát hiện hơn. Việc nói dối cũng suôn
sẻ hơn nếu bạn ngồi tại bàn, ngó qua hàng rào hoặc nhìn từ phía sau cánh
cửa khép kín vì lúc đó cơ thể bạn được che khuất một phần. Phía từ thắt lưng
trở xuống nó cũng chịu sự kiểm soát có ý thức, đặc biệt là bàn chân, nên khi
chúng ta nói dối chúng cũng ít bị kiểm soát nhất vì chúng xa cách não nhất.
Mắt cá chân, mỗi khi chúng ta cảm thấy căng thẳng thì chân không cử động
nhiều mà thường kết hợp với các động tác bị giới hạn khác của bàn tay và
cánh tay để biểu lộ ngôn ngữ cơ thể khép kín.
➢ Sự cử động
Hành vi chuẩn mực của một số người khi ngồi là tật đung đưa chân khi
ngồi bắt chéo chân đó cho thấy tâm trạng thoải mái, một vấn đề nào đó khiến
họ không thoải mái họ sẽ ngừng cử động, chuyển từ trạng thái cử động sang
không cử động hay động tác đá chân lên xuống đó là biểu lộ tâm trạng lo
NGÔN NGỮ CƠ THỂ 45

lắng hay bực mình, động tác này cũng được kết hợp trong tư thế thỉnh thoảng
bắt chéo buông chân. Chính vì thế mà khiến cho các động tác này mất tự
nhiên và đối lập chính là người nói dối lo lắng điều gì đó, và những điệu bộ
tiêu cực của anh ta, về các điệu bộ giả tạo.
46 ÁP DỤNG

CHƯƠNG III

ÁP DỤNG

1. LỢI ÍCH VÀ CÁCH CẢI THIỆN NGÔN NGỮ CƠ THỂ


Những điều vừa trình bày và nội dung trong tập tài liệu gửi đến mọi người,
tất cả như một sự gợi mở mà qua đó nhóm thuyết trình mong muốn mang
đến một góc nhìn mới, góc nhìn của sự cởi mở để cảm thông hơn với người
khác qua đó mọi người sẽ dễ đón nhận những khác biệt của người khác hầu
làm phong phú hơn cho chính bản thân và xây dựng tình liên đới hiệp thông.
1.1. Lợi ích
Việc hiểu ngôn ngữ cơ thể có thể mang lại nhiều lợi ích, bao gồm:
- Giao tiếp hiệu quả hơn: Bằng cách hiểu ngôn ngữ cơ thể, bạn có thể giao
tiếp rõ ràng và chính xác hơn với người khác. Bạn có thể hiểu rõ hơn về cảm
xúc và suy nghĩ của họ, và bạn có thể truyền đạt thông tin của mình một cách
hiệu quả hơn.
- Xây dựng mối quan hệ tốt hơn: Bằng cách sử dụng ngôn ngữ cơ thể tích
cực, bạn có thể thể hiện sự quan tâm và đồng cảm, điều này có thể giúp bạn
xây dựng mối quan hệ tốt hơn với người khác.
- Tạo ấn tượng tốt hơn: Bằng cách sử dụng ngôn ngữ cơ thể phù hợp, bạn
có thể thể hiện sự tự tin, chuyên nghiệp và đáng tin cậy.
1.2. Cách để cải thiện ngôn ngữ cơ thể
Một số gợi ý để cải thiện khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ cơ thể:
- Tập trung vào các cử chỉ cơ thể: Ý thức rằng bạn không chỉ giao tiếp
bằng lời nói mà còn bằng toàn bộ cơ thể, từ đó điều chỉnh những điệu bộ và
cử chỉ phù hợp với lời nói, tránh “ngôn hành bất nhất”. Trong khi bạn giao
tiếp với người khác, hãy chú ý đến các cử chỉ cơ thể của họ, như biểu hiện
khuôn mặt, tư thế, cử chỉ và cử động mắt…
- Tìm hiểu thêm về ý nghĩa của ngôn ngữ cơ thể: Như đã nói, những điều
nhóm thuyết trình mang đến chỉ như một sự khơi mở, có nhiều tài nguyên có
ÁP DỤNG 47

sẵn để giúp mọi người học về ý nghĩa của ngôn ngữ cơ thể. Bạn có thể đọc
sách, xem video hoặc tham gia các khóa học. Đặc biệt là học bằng chính kinh
nghiệm từ những lần giao tiếp thất bại và thành công của bản thân.
- Luyện tập: Càng luyện tập nhiều, bạn càng giỏi hơn trong việc “đọc” và
sử dụng ngôn ngữ cơ thể. Chú ý đến ngôn ngữ cơ thể của người khác trong
các tình huống khác nhau, từ đó trau dồi thêm cho bản thân – học cái hay
tránh cái dở. Tận dụng cơ hội thực tập như khi chia sẻ Lời Chúa, sinh hoạt
và điều hành công việc, đặc biệt là trong sinh hoạt, giao tiếp hằng ngày.
2. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT
Con người là một hữu thể tương quan, để các mối tương quan trở nên tốt
hơn, tránh “ngôn hành bất nhất”, nhóm thuyết trình xin đưa ra một số đề xuất
cho đời sống chủng sinh tại chủng viện:
- Sống một cuộc sống đơn thành đừng làm cho mọi chuyện trở nên phức
tạp, đừng suy diễn và tưởng tượng ra những câu chuyện đằng sau những sự
kiện, sự việc xảy ra. Một đời sống đơn giản và thành thật là điều không thể
thiếu đối với người môn đệ của Chúa, nhờ đó cuộc sống của người chủng
sinh cũng trở nên nhẹ nhàng và thanh thoát hơn.
- Tập luyện lối sống thẳng thắn không quanh co. “Nghĩ thẳng nói thật”
nghĩa là luôn suy nghĩ một cách khách quan, không thiên vị, và luôn nói ra
những gì mình nghĩ, ngay cả khi đó là những điều khó nghe. Nó là một kỹ
năng quan trọng cần có trong cuộc sống, giúp mỗi người đưa ra quyết định
sáng suốt và giải quyết vấn đề hiệu quả. Từ đó có thể “Tạo ra sự tin
tưởng”: Người khác sẽ tin tưởng bạn hơn nếu họ biết rằng bạn luôn nói thật,
ngay cả khi đó là những điều không thuận lợi cho bạn. Đồng thời “Giúp giải
quyết vấn đề”: Khi bạn nghĩ thẳng nói thật, bạn có thể giúp người khác nhìn
nhận vấn đề một cách khách quan hơn, từ đó tìm ra giải pháp phù hợp. “Tạo
ra sự hài hòa”: Sự trung thực và thẳng thắn có thể giúp bạn giải quyết xung
đột và xây dựng mối quan hệ hài hoà và tốt đẹp với người khác.
- Thẳng thắn với anh em và mọi người để chính bản thân cũng trở nên
thẳng thắn và đơn thành với Chúa. Đến với Chúa trong những giờ cầu
nguyện một cách chân thành không câu nệ hình thức và không đến với Chúa
chỉ vì sự đánh giá của bề trên và người khác. Gặp gỡ Chúa bằng chính con
48 ÁP DỤNG

người thật của bản thân, với những yếu đuối bất toàn và lỗi lầm của bản thân
để xin ơn Chúa trợ giúp. Chính nhờ sự thẳng thắn và đơn thành mới mong
những giờ cầu nguyện mang đến ích lợi thiêng liêng để bản thân được biến
đổi tốt hơn đồng thời sinh ích lợi cho người khác.
ÁP DỤNG 49

TÓM KẾT

Nhóm thuyết trình ước mong mang đến một góc nhìn mới về những gì xem
ra là rất đỗi bình thường mà mỗi ngày mọi người vẫn thấy. Từ góc nhìn mới
này mỗi người sẽ rút tỉa cho mình những gì là cần thiết cũng như nhận ra
những điều phải thay đổi để các mối tương quan của mình trở nên tốt đẹp
hơn, tránh những hiểu lầm đáng tiếc trong quá trình giao tiếp. Nhờ đó quá
trình giao tiếp của mỗi người sẽ hiệu quả hơn và đạt được mục đích tốt nhất
như ý muốn của chính bạn.
Nền tảng của giao tiếp là sự chân thành, đó là điều mà nhóm muốn gửi đến
mọi người. Vậy lời khuyên của nhóm thuyết trình đó là: hãy cứ chân thành
một cách vụng về còn hơn là khéo léo một cách miễn cưỡng! Hãy nhìn và
đón nhận mọi chuyện dưới góc nhìn tích cực và đánh giá mọi vấn đề cách
cởi mở để có một cuộc đời vui tươi và hạnh phúc hơn.
Với mỗi Kitô hữu chúng ta, lời mời gọi cụ thể là “Nhìn với ánh mắt của
Chúa”8! Nhìn mọi sự dưới cái nhìn của Thiên Chúa: đó chính là đức tin.
Trong đức tin, mọi biến cố xảy ra, mọi người tôi gặp gỡ đều là thánh ý Thiên
Chúa muốn về tôi, là sứ giả cứu độ khả ái của tình yêu Thiên Chúa dành cho
tôi, là công cụ giúp tôi vươn lên trong ơn thánh. Nhờ đức tin, chúng ta đặt
mình trong góc nhìn của thánh ý Thiên Chúa. Và nhờ đó, chúng ta đi vào
lãnh giới của bình an, khôn ngoan đang trải rộng trước mắt chúng ta. Thánh
ý Thiên Chúa là những gì đang thực sự diễn ra, chấp nhận những gì đang
thực sự diễn ra là đang chấp nhận thánh ý Thiên Chúa, từ đó bạn sẽ dễ cảm
thông và đón nhận người khác hơn.

8
Calos G. Valies, S.J., Những mô phạm của đức tin (Hà Nội: NXB. Tôn Giáo, 2012), trang 23.
50 TÀI LIỆU THAM KHẢO

TÀI LIỆU THAM KHẢO

* Sách tham khảo chính:


James Borg. 2017. Ngôn ngữ cơ thể. Được dịch bởi Lê Huy Lâm. Hồ
Chí Minh: NXB. Tổng Hợp.

* Các tài liệu khác:


Allan and Barbara Pease. 2008. Cuốn sách hoàn hảo về ngôn ngữ cơ
thể. Được dịch bởi Lê Huy Lâm. Hồ Chí Minh: NXB. Tổng Hợp.
Bessel Van Der Kolk, M.D. 2019. Sang chấn tâm lý. Được dịch bởi
Lâm Hiếu Minh. Hà Nội: NXB. Thế Giới.
Calos G. Valies, S.J. 2012. Những mô phạm của đức tin. Hà Nội: NXB.
Tôn Giáo.
Carol Kinsey Goman. 2013. Ngôn ngữ thầm lặng của người lãnh đạo.
Được dịch bởi Nguyễn Quốc Dũng Thanh Hoá: NXB. Thanh Hoá.
Jonathan Fields. 2021. Làm thế nào để sống một đời tốt đẹp. Được dịch
bởi Phương Hoa. Hà Nội: NXB. Thanh Niên.
RM. 1990. Sứ vụ Đấng Cứu Thế. Cần Thơ: ĐCV. Thánh Quý.

* Website:
Wikipedia. 24/10/2023. Ngoại cảm. Ngày truy cập 10/11/2023.
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ngoại_cảm.
Wikipedia. 26/8/2023. Ngôn ngữ cơ thể. Ngày truy cập 15/9/2023.
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ngôn_ngữ_cơ_thể.
Nhóm Thuyết Trình 2 – Khóa XXI

You might also like