Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

3.

THỰC TRẠNG HỌC TẬP, TU DƯỠNG RÈN LUYỆN ĐẠO ĐỨC CỦA
SINH VIÊN HIỆN NAY
3.1. Tích cực
Theo số liệu thống kê, đa số học sinh, sinh viên có lập trường tư tưởng, ý thức
chính trị vững vàng. Ý thức chính trị có thể được hiểu là một trong những hình thái ý
thức xã hội phản ánh các quan hệ chính trị, kinh tế, xã hội giữa các thành phần, các tầng
lớp, các dân tộc và các quốc gia, cũng như thái độ của thành phần, tầng lớp đối với quyền
lực nhà nước. Theo “thực trạng công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên hiện
nay và một số giải pháp mang tính định hướng” (Phan Thị Phương Anh và Trần Thị Như
Tuyến, 2017, 13-19), trả lời cho câu hỏi : “Niềm tin của bạn về đường lối lãnh đạo của
Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay?”, kết quả cho thấy trong số 886 sinh viên được hỏi
có tới 700 sinh viên trả lời “tin tưởng” (79,1%). Ngoài ra, khi trả lời câu hỏi: “Lý do bạn
tham gia tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam” có 62,4% sinh viên là đảng viên trả lời “Vì
lý tưởng cao đẹp của chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản”. Từ đó củng cố quan điểm
sinh viên vào Đảng vì giác ngộ lý tưởng trong sáng của chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng
sản.
Bên cạnh đó việc gìn giữ phẩm chất đạo đức tốt, lối sống lành mạnh và học tập,
đổi mới cũng được rất nhiều sinh viên chú trọng. Khi bước vào nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, một làn sóng mới đã ảnh hưởng đến
việc hình thành tư tưởng, đạo đức của con người Việt Nam. Đó là nền đạo đức đã phát
huy được những giá trị tốt đẹp truyền thống của dân tộc như: yêu nước, yêu thương con
người, thủy chung, đoàn kết,... cùng với đó là sự hội nhập, học hỏi những điều mới của
thế giới lúc bấy giờ. Nhờ đó mà đa số sinh viên, học sinh vẫn giữ được lối sống lành
mạnh, trong sáng, thân thiện, khiêm tốn, cần cù, chịu khó; dũng cảm, vượt khó không
ngừng vươn lên trong học tập và cuộc sống, dám đương đầu với khó khăn; dám thử sức
với những điều mới, và dám chịu trách nhiệm trước những lời nói và hành động của
mình; luôn cố gắng đấu tranh vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn
minh.
Hơn thế nữa sinh viên còn có ý thức thực hiện nghiêm túc chủ trương, chính sách
của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định của nhà trường. Cụ thể, sinh viên luôn
không ngừng rèn luyện theo chương trình, kế hoạch giáo dục, đào tạo của đơn vị; thực
hiện nghĩa vụ của sinh viên theo Quy chế đào tạo đại học và Quy chế công tác sinh viên;
chủ động, tích cực tự học, nghiên cứu, sáng tạo. Ngoài ra điều đó còn thể hiện ở các hành
động khác như tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học, các cuộc thi theo quy định
của ĐHQGHN; đeo Thẻ sinh viên khi đến trường và trong liên hệ công việc với các đơn
vị thành viên; thực hiện đầy đủ, nghiêm túc việc khám sức khỏe đầu khóa, khám sức
khỏe định kỳ trong thời gian học tập theo quy định; đóng học phí, bảo hiểm y tế và các
khoản lệ phí khác đầy đủ, đúng quy định, hoàn trả vốn vay quỹ tín dụng đào tạo đúng
thời hạn. Nhìn chung sinh viên có động cơ và nhận thức đúng đắn về mục tiêu đào tạo, từ
đó biến quá trình đào tạo của nhà trường thành quá trình tự đào tạo, tự rèn luyện của bản
thân.
3.2. Tiêu cực
Tuy nhiên, vẫn tồn tại một bộ phận sinh viên còn tỏ ra hoài nghi đối với sự lãnh
đạo của Đảng và Nhà nước. Hiện tượng trên có thể bắt nguồn từ việc tiếp xúc với những
hiện tượng tiêu cực liên quan đến vấn đề tham nhũng, vụ án mang tính hình sự hay công
tác quản lý của cơ quan điều hành có liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến một số cán bộ
hay cá nhân quan trọng.. Từ đó dẫn đến sự lung lay về niềm tin của một bộ phận sinh
viên đối sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. Ngoài ra, cơ chế thị trường có tác động tiêu
cực, ảnh hưởng đến tư tưởng sinh viên các trường đại học. Cụ thể hơn trong học tập sinh
viên bắt đầu ưu tiên các môn học liên quan hay có ích cho chuyên ngành hay công việc
mình theo học mà không chú trọng các môn học lý luận chính trị. Theo khảo sát đã nêu ở
trên, khi trả lời câu hỏi: “Thái độ của bạn khi học các môn lí luận chính trị?”, có đến
44,2% sinh viên trả lời là khó đánh giá (vì tuỳ giáo viên dạy các môn học trên), 28,3%
sinh viên trả lời học nửa vời, 13% sinh viên trả lời chán nản và chỉ có 14,3% sinh viên trả
lời hứng thú. Bên cạnh đó, điều kiện kinh tế cũng ảnh hưởng đến thứ tự ưu tiên cho các
hoạt động liên quan. Nói cách khác, sinh viên phải dành thời gian đi làm thêm nhằm đáp
ứng chi tiêu của bản thân thường không tham gia các phong trào, sự kiện chính trị của
trường lớp tổ chức. Thực trạng này rõ ràng không ủng hộ cho việc nâng cao ý thức học
tập, tu dưỡng theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong các trường đại học, vì vậy đòi hỏi bộ
phận chính trị của nhà trường phải kịp thời khắc phục nếu có.
Nếu đa số sinh viên luôn giữ gìn phẩm chất đạo đức tốt, tinh thần trách nhiệm cao
thì cũng tồn tại một bộ phận sinh viên thực dụng trong quan niệm đạo đức và hành vi ứng
xử, muốn thể hiện vai trò cá nhân và đề cao các giá trị vật chất hơn những giá trị tinh
thần; một số sinh viên có thái độ thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm đạo đức đến bản thân,
gia đình, xã hội; xa rời các giá trị đạo đức tốt đẹp của dân tộc, sống buông thả, tự đặt
mình ra khỏi những nguyên tắc, có lối hành xử bạo lực phi nhân tính, lười học tập, lười
lao động... Nhìn chung, các vấn đề đạo đức hay lối sống của sinh viên đặc biệt có liên
quan đến các tệ nạn xã hội vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay và còn đang tăng nhiều hơn
nữa.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/nghien-cu/-/2018/827457/nang-cao-
y-thuc-chinh-tri-cua-sinh-vien-viet-nam-hien-nay.aspx
https://dangcongsan.vn/xay-dung-dang/dao-duc-loi-song-sinh-vien-viet-nam-thoi-
dai-moi-225035.html
https://vnu.edu.vn/ttsk/?C2752/N31585/Quyen-va-Nghia-vu-cua-sinh-vien.htm
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ TƯ TƯỞNG CHO SINH
VIÊN HIỆN NAY VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP MANG TÍNH ĐỊNH HƯỚNG, Phan Thị
Phương Anh và Trần Thị Như Tuyến, 2017, 13-19

You might also like