Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 217

BỘ NỘI VỤ

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA


_____________________

TÀI LIỆU HỌC TẬP

PHƯƠNG NGHIÊN CỨU


KHOA HỌC XÃ HỘI HIỆN ĐẠI
(dành cho bậc đại học các chuyên ngành Khoa học xã hội và Nhân văn)

Chủ biên: TS. Phương Hữu Từng

HÀ NỘI - NĂM 2023

1
MỞ ĐẦU
1. Mục tiêu của khóa học
Về kiến thức: Khóa học được thực hiện nhằm trang bị cho học viên những
kiến thức về phương pháp nghiên cứu khoa học ứng dụng trong lĩnh vực khoa học
xã hội và nhân văn. Học viên có thể ứng dụng kiến thức được trang bị để triển
khai thực hiện công trình nghiên cứu khoa học như: Tiểu luận, Khóa luận tốt
nghiệp theo chuyên ngành được đào tạo và các đề tài nghiên cứu khoa học.
Về kỹ năng: Học viên được hình thành và phát triển các kỹ năng tự học và tự
nghiên cứu, kỹ năng thực hành thông qua việc áp dụng các phương pháp cụ thể để
thu thập, xử lý thông tin, triển khai thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học các cấp;
Khoá luận tốt nghiệp; Học viên cũng có thể tiến hành nghiên cứu khoa học một cách
độc lập, thực hiện một đề tài cụ thể và trình bày được kết quả nghiên cứu.
Về thái độ: Học viên hình thành thái độ khách quan, liêm chính trong nghiên
cứu khoa học; tự tin ở năng lực nghiên cứu của bản thân, qua đó họ sẽ đóng góp
tích cực cho hoạt động khoa học.
2. Giảng viên
2.1. TS. Phương Hữu Từng
- Đã thực hiện 15 cuốn sách tham khảo, chuyên khảo, giáo trình đã xuất bản
tại các nhà xuất bản uy tín trong nước và quốc tế.
- Đã thực hiện 5 đề tài các cấp, trong đó 3 chủ nhiệm đề tài.
- Đã công bố 40 bài báo khoa học quốc tế uy tín; trong đó 20 bài báo thuộc
danh mục Web of Sience, ISI, Scopus).
- Tham gia hướng dẫn sinh viên nghiên cứu Khoa học được giải nhất cấp
Khoa, cấp Trường năm 2019, 2020, năm 2021. Đã hướng dẫn nhóm sinh viên
tham gia xét giải thưởng cấp Bộ năm 2022.
- Tham gia phản biện tạp chí khoa học quốc tế trong danh mục ISI/Scopus:
(1). Thành viên ban biên tập của Tạp chí Scopus Q3: WSEAS Transactions
on Environment and Development; Print ISSN: 1790-5079, E-ISSN: 2224-349,
https://wseas.org/cms.action?id=4031.

2
(2). American Journal of Environmental and Resource Economics, ISSN
Print: 2578-7861; ISSN Online: 2578-787X, httpss://www.sciencepg.com/j/ajere.
- Lĩnh vực nghiên cứu chính: Kinh tế, tài chính; Chính sách công, Quản lý
công; Quản lý nguồn nhân lực.
2.2. PGS. TS. Nguyễn Nghị Thanh
- Đã xuất bản 13 cuốn sách tham khảo, chuyên khảo, giáo trình phục vụ đào
tạo đại học, sau đại học;
- Đã thực hiện 7 đề tài cấp Bộ, trong đó 3 chủ nhiệm đề tài cấp Bộ.
- Đã công bố 30 bài báo khoa học quốc tế uy tín; trong đó 15 bài báo thuộc
danh mục Web of Sience, ISI, Scopus).
- PGS.TS. Nguyễn Nghị Thanh, nguyên Phó Khoa Khoa học Chính trị; Phó
Tổng biên tập Tạp chí Khoa học Nội vụ.
- Đã tham gia phản biện tạp chí khoa học quốc tế trong danh mục
ISI/Scopus.
- Lĩnh vực nghiên cứu chính: Chính trị học, Chính sách công, Quản lý công;
Xã hội học; Tôn giáo học; Tâm lý và Giáo dục học.
3. Nội dung của khóa học
Module 1: Giới thiệu về nghiên cứu khoa học
- Bối cảnh nghiên cứu
- Tổng quan nghiên cứu
- Xây dựng khung lý thuyết nghiên cứu
- Thiết kế mô hình nghiên cứu
Module 2: Phương pháp nghiên cứu
- Thiết kế bảng hỏi
- Các phương pháp khảo sát, thu thập dữ liệu
- Phương pháp nghiên cứu định tính
- Phương pháp nghiên cứu định lượng
Module 3: Kỹ thuật phân tích dữ liệu nghiên cứu
- Kỹ thuật kiểm định độ tin cậy thang đo
- Kỹ thuật phân tích mô hình định lượng

3
+ Phân tích nhân tố khám phá (EFA).
+ Phân tích tương quan.
+ Phân tích hồi quy.
+ Kiểm định mô hình.
Module 4: Trình bày kết quả nghiên cứu
- Các phương pháp sử dụng thuật ngữ, văn phong khoa học;
- Trình bày thuyết minh nghiên cứu, phần mở đầu;
- Trình bày phần tổng quan và phương pháp nghiên cứu;
- Trình bày phần cơ sở lý luận;
- Trình bày nội dung kết quả nghiên cứu và thảo luận;
- Trình bày phần kết luận;
- Trình bày tài liệu tham khảo.
Module 5: Tư vấn chi tiết đề tài cho học viên
- Học viên cần chuẩn bị tên chủ đề nghiên cứu
- Học viên cần phải thiết kế những thông tin cần thiêt cho chủ đề nghiên
cứu của mình:
+ Mục tiêu nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu;
+ Câu hỏi nghiên cứu;
+ Đối tượng, khách thể nghiên cứu;
+ Phạm vi nghiên cứu;
+ Phương pháp nghiên cứu;
+ Mô hình nghiên cứu; Giả thuyết nghiên cứu;
+ Đóng góp mới của công trình nghiên cứu;
+ Nội dung nghiên cứu;
+ Kế hoạch triển khai đề tài.

4
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Nghĩa đầy đủ
BBKH Bài báo khoa học
CTNCKH Công trình nghiên cứu khoa học
ĐH Đại học
GV Giảng viên
QTNL Quản trị nhân lực
NCKH Nghiên cứu khoa học
PPNC Phương pháp nghiên cứu
SV Sinh viên
TP. HCM Thành phố Hồ Chí Minh

5
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ

Contents
Hình 1.1. Quy trình thực hiện một công trình nghiên cứu khoa học ................................. 16
Bảng 1.1. Nội dung cơ bản của đề cương nghiên cứu ........................................................... 19
Hình 1.2. Các nội dung thực hành nghiên cứu khoa học ...................................................... 22
Hình 1.3. Mô phỏng học vấn càng cao thì càng thành đạt .................................................... 26
Bảng 1.2. Nội dung của một thiết kế nghiên cứu .................................................................... 27
Bảng 2.1. Tổng hợp các cách chọn mẫu xác suất.................................................................... 44
Bảng 2.2. Tổng hợp các cách chọn mẫu phi xác suất ............................................................ 46
Bảng 2.3. Phân biệt chọn mẫu xác suất và mẫu phi xác suất ............................................... 47
Bảng 3.1. Khái quát một số phương pháp nghiên cứu định tính ......................................... 55
Bảng 4.1. So sánh nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng ................................... 69
Bảng 4.2. Thống kê lấy mẫu theo lớp. ....................................................................................... 73
Bảng 4.3. Mô hình thiết kế thử nghiệm “trước - sau”............................................................ 83

6
Chương 1: GIỚI THIỆU VỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

1.1. Một số khái niệm


1.1.1. Khái niệm nghiên cứu

Nghiên cứu là một thuật ngữ nói về quá trình khảo sát, học tập và khám phá
những kiến thức mới và trắc nghiệm kiến thức. Đây chính là một hệ thống gồm
nhiều quá trình có thể tự giải quyết vấn đề và nghiên cứ khoa học hay một lĩnh
vực nào đó. Vấn đề này được rất nhiều học giả trong nước và quốc tế quan tâm,
tiêu biểu gồm:
Theo Babbie (1986), nghiên cứu là quá trình thu thập dữ liệu và phân tích
thông tin một cách hệ thống nhằm tăng cường sự hiểu biết về một hiện tượng
(Babbie, 1986).
Theo Yang (2001), nghiên cứu là điều tra, thực nghiệm nhằm phát hiện và
giải thích các sự kiện, điều chỉnh lý thuyết hoặc ứng dụng thực tiễn của các lý
thuyết (Yang, J, n.d.).
Theo Kothari (2004): Nghiên cứu là quá trình thu thập, phân tích dữ liệu
một cách có hệ thống nhằm khám phá các vấn đề liên quan. Về cơ bản, thu thập
dữ liệu có nghĩa là lựa chọn thiết kế thích hợp để thu thập thông tin theo mục tiêu
nghiên cứu, có thể bằng cách quan sát trực tiếp, phỏng vấn, khảo sát và thử nghiệm
để nhận được thông tin (Kothari, 2004).
Kumar (2005), nghiên cứu là những cách trả lời cho câu hỏi đặt ra (Kumar
et al., 2005).
Shuttleworth (2008), nghiên cứu là mọi cách thức thu thập dữ liệu thông tin
và sự kiện cho phát triển kiến thức (M. Shuttleworth, L.T Wilson, 2008).
Khoa học là hệ thống tri thức về bản chất, quy luật tồn tại và phát triển của
sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy (Quốc hội Việt Nam, 2013).
Theo Shuttleworth, M.et al. (2019). Định nghĩa nghiên cứu là quá trình thu
thập và phân tích thông tin một cách có hệ thống nhằm tăng cường sự hiểu biết
về một hiện tượng hay một vấn đề nào đó (Shuttleworth & Wilson, 2019).
Theo tác giả Đinh Phi Hổ (2019), nghiên cứu là một hoạt động học thuật
gồm xác định vấn đề, hình thành giả thuyết, thu thập, đánh giá và phân tích dữ
7
liệu, đưa ra kết luận và cuối cùng là kiểm định giả thuyết (Đ. P. Đinh Phi Hổ,
2019).
Như vậy nghiên cứu là hoạt động có chủ đích, được con người thực hiện
một cách có hệ thống để gia tăng thêm tri thức hiện có, hoặc khám phá ra một vấn
đề gì đó trong tự nhiên và xã hội.

1.1.2. Khái niệm nghiên cứu khoa học

Theo Babbie (1986), nghiên cứu khoa học là cách thức: (i) con người tìm
hiểu các hiện tượng khoa học một cách có hệ thống; (ii) quá trình áp dụng các ý
tưởng, nguyên lý để tìm ra các kiến thức nhằm giải thích các sự vật hiện tượng
(Babbie, 1986).
Theo Armstrong và Sperry (1994), nghiên cứu khoa học dựa vào việc ứng
dụng các phương pháp khoa học để phát hiện ra những cái mới về bản chất sự vật
về thế giới tự nhiên và xã hội, để sáng tạo phương pháp và phương tiện kỹ thuật
mới cao hơn, giá trị hơn (Armstrong & Sperry, 1994).
Nghiên cứu khoa học là hành động tìm hiểu, quan sát, thí nghiệm… dựa
trên những số liệu, dữ liệu, tài liệu thu thập được để phát hiện ra bản chất, quy
luật chung của sự vật, hiện tượng, tìm ra những kiến thức mới hoặc tìm ra những
ứng dụng kỹ thuật mới, những mô hình mới có ý nghĩa thực tiễn.
Nghiên cứu khoa học là hoạt động khám phá, phát hiện, tìm hiểu bản chất,
quy luật của sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy; sáng tạo giải pháp nhằm
ứng dụng vào thực tiễn (Ary et al., 2010).
Theo tác giả Đinh Phi Hổ (2021), nghiên cứu khoa học là hoạt động tìm
hiểu, xem xét, điều tra, hoặc thử nghiệm. Dựa trên số liệu, tài liệu, kiến thức đạt
được từ thực nghiệm để phát hiện ra cái mới về bản chất sự vật, về thế giới tự
nhiên và xã hội (Đinh Phi Hổ, 2021).
Như vậy nghiên cứu khoa học là một hoạt động của con người được thực
hiện một cách có hệ thống để gia tăng thêm các tri thức khoa học, hoặc khám phá
ra một vấn đề mới trong tự nhiên và xã hội được luận giải một cách logic, chặt
chẽ, khoa học và đáng tin cậy.

8
1.2. Vai trò của nghiên cứu khoa học
Nghiên cứu khoa học trong sinh viên không đòi hỏi kết quả nghiên cứu phải
cao siêu, có tầm vóc. Mục tiêu chính của nghiên cứu khoa học ở bậc đại học là
trang bị cho người học các kiến thức, kỹ năng nghiên cứu khoa học độc lập để hỗ
trợ cho hoạt động học tập và chuẩn bị cho các dự án thật sau khi tốt nghiệp (Dam,
2006). Chính vì vậy, khi tiếp cận nghiên cứu khoa học trong sinh viên, mục tiêu
nên đặt nhiều trọng tâm vào hoạt động nghiên cứu hay quá trình tiến hành nghiên
cứu (phát hiện vấn đề, xây dựng đề cương, tổ chức thực hiện, phương pháp thực
hiện, tìm kiếm tài liệu, thu thập thông tin, thí nghiệm, quan sát, phân tích số liệu,
thử nghiệm kết quả, viết báo cáo, trình bày báo cáo) chứ không đặt nặng vào kết
quả nghiên cứu/ sản phẩm cuối cùng. Hoạt động nghiên cứu khoa học với nhiều
hình thức khác nhau như viết tiểu luận, báo cáo thực tập, làm khóa luận, làm đề
tài nghiên cứu, tham gia các cuộc thi khoa học công nghệ… mang lại những ý
nghĩa thiết thực cho sinh viên như: rèn khả năng tư duy sáng tạo, khả năng phê
phán, bác bỏ hay chứng minh một cách khoa học những quan điểm nào đó, rèn kỹ
năng, phân tích, tổng hợp kiến thức, khả năng tư duy logic, xây dựng tinh thần
hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau. Đồng thời, nghiên cứu khoa học còn mang lại nhiều lợi
ích tích cực cho sinh viên khi còn ngồi trên ghế nhà trường như:
Thứ nhất, NCKH giúp người học củng cố kiến thức và gia tăng kiến thức
mới: Khi thực hiện hoạt động nghiên cứu khoa học, sinh viên sẽ hiểu sâu hơn về
những kiến thức đã học trên giảng đường. Đồng thời, sinh viên được bổ sung thêm
những kiến thức ngoài sách vở khi nghiên cứu các đề tài khoa học. Trong quá
trình thực hiện sinh viên có thể nhận ra những bài học tưởng chừng như cằn cỗi
trong sách vở hóa ra lại sinh động ở trong đời sống thực tế. Quá trình đi khảo sát,
điều tra, phỏng vấn … sinh viên sẽ được làm những công việc của một cử nhân
thực thụ đang làm việc trong một công ty, cơ quan nào đó. Đây thực sự là một trải
nghiệm mới về những điều chúng ta quan tâm, yêu thích xung quanh nhằm khám
phá bản thân. Mỗi sinh viên thi tham gia NCKH đều đòi hỏi phải có nền tảng kiến
thức cơ bản, nhưng không chỉ dừng lại ở các kiến thức đó, trong quá trình nghiên
cứu còn đòi hỏi người nghiên cứu không ngừng bổ sung, hoàn thiện kiến thức của

9
mình. Do đó việc tìm kiếm và đọc thêm các tài liệu bổ trợ là cần thiết. Điều này
tạo cho sinh viên kỹ năng nghiên cứu và kiến thức phục vụ cho đề tài của mình sẽ
tăng lên. Đồng thời, các bạn có cơ hội được làm việc cùng với giảng viên hướng
dẫn nên sẽ được định hướng và chỉ dẫn thấu đáo hơn đối với các vấn đề nghiên
cứu.
Thứ hai, NCKH giúp người học biết cách thực hiện những công việc khoa
học: Người học biết cách lập kế hoạch, bố trí thời gian, phân công nhiệm vụ trong
nhóm… Điều này sẽ tạo cho chúng ta tư duy logic, biện chứng và cái nhìn bao
quát mọi việc - đó là tầm nhìn của người quản lý, của lãnh đạo - điều quan trọng
để gia tăng trải nghiệm, cơ sở nền tảng phát triển năng lực làm việc sau khi ra
trường. Đồng thời, NCKH cũng giúp sinh viên có tác phong làm việc tích cực, kỹ
năng làm việc nhóm hiệu quả, kết hợp nhuần nhuyễn giữa các thành viên trong
nhóm, cùng nhau giải quyết những khó khăn, rắc rối nảy sinh, nâng cao kỹ năng
thuyết trình và bảo vệ đề tài trước hội đồng… Đó là kinh nghiệm rất quý khi sinh
viên thực sự bắt tay vào làm việc tại các cơ quan, tổ chức khu vực công, hoặc làm
việc tại loại hình doanh nghiệp khác.
Thứ ba, NCKH giúp người học phát triển và rèn luyện các kỹ năng tư duy
sáng tạo, làm việc độc lập và làm việc theo nhóm: Khi tham gia nghiên cứu khoa
học, sinh viên sẽ được tiếp cận với những vấn đề cụ thể, có ý thức đào sâu suy
nghĩ và tập cách tư duy để tự nghiên cứu giải quyết một vấn đề. Trong quá trình
thực hiện đề tài sinh viên sẽ nảy sinh ra nhiều hướng giải quyết khác nhau. Quá
trình này sẽ giúp sinh viên rèn luyện tư duy độc lập, biết bảo vệ lập trường khoa
học của mình. Đối với đề tài khoa học do một nhóm từ hai sinh viên trở lên cùng
thực hiện thì việc cùng thực hiện một đề tài nghiên cứu cũng giúp sinh viên phát
triển các kỹ năng làm việc theo nhóm với sự chia sẻ ý thức và trách nhiệm, thêm
vào đó là biết phân công công việc phù hợp với khả năng và sở trường của từng
thành viên.
Thứ tư, NCKH giúp người học phát triển và rèn luyện các kỹ năng mềm
khác như: Khi tham gia dự án NCKH, các bạn sinh viên sẽ được cải thiện thêm
tiếng Anh chuyên ngành, có kinh nghiệm trong việc đọc, tìm tài liệu, cách trích

10
dẫn tài liệu, tổng hợp phân tích báo cáo. Những điểm thuận lợi này cũng giúp sinh
viên nâng cao kỹ năng viết chuyên đề, viết luận văn tốt nghiệp và những kỹ năng
viết báo cáo khi đi làm. Bên cạnh đó, việc thực hiện và bảo vệ một đề tài nghiên
cứu khoa học sẽ rèn giũa cho sinh viên kỹ năng diễn đạt, trình bày một vấn đề, kỹ
năng thuyết trình, tập cho sinh viên phong thái tự tin khi bảo vệ trước hội đồng
khoa học. Đây cũng là trải nghiệm rất quý báu và thú vị mà không phải bất kỳ
sinh viên nào cũng có được trong quãng đời sinh viên của mình. NCKH tạo môi
trường để mở rộng mối quan hệ với bạn bè, anh chị, thầy cô trong Khoa, Trường
và các tổ chức, cơ quan bên ngoài xã hội. Nắm trong tay những mối quan hệ tốt
đẹp đó cũng là một lợi thế, để sinh viên có thể học hỏi, mở mang tầm kiến thức
đa đạng và phong phú hơn… Điều đó sẽ tạo thuận lợi cho sinh viên khi xin việc
sau này. Bên cạnh những kiến thức và kinh nghiệm thu được thông qua việc
nghiên cứu khoa học, sinh viên còn tạo dựng được những thành tích tốt trong quá
trình học tập. Đồng thời, những đề tài đạt giải được Khoa, nhà trường và các tổ
chức trong xã hội khen thưởng. Đây cũng là cách thức giúp xây dựng hành trang
trước khi tốt nghiệp của mình. Với những thành tích đạt được trong quá trình học
tập, những sinh viên tích cực NCKH sẽ được các tổ chức, doanh nghiệp để ý đến
và tạo cơ hội việc làm.

1.3. Phân loại nghiên cứu khoa học


1.3.1. Căn cứ vào chức năng của nghiên cứu khoa học

- Nghiên cứu mô tả: nghiên cứu này nhằm đưa ra một hệ thống tri thức,
giúp con người phân biệt các hiện tượng, sự vật xung quanh bao gồm mô tả định
tính và mô tả định lượng, mô tả sự vật, hiện tượng riêng lẻ hoặc so sánh giữa nhiều
sự vật, hiện tượng với nhau. Ví dụ: Nghiên cứu sở thích của khách du lịch đến Tp.
Hồ Chí Minh 3 tháng đầu năm 2023.
- Nghiên cứu giải thích: nghiên cứu này nhằm làm rõ các quy luật chi phối
hiện tượng, các quá trình vận động của sự vật hiện tượng theo thời gian. Ví dụ:
Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định du lịch của khách du lịch đến với Tp. Hồ Chí
Minh lần thứ hai.

11
- Nghiên cứu dự báo: nghiên cứu này nhằm chỉ ra xu hướng vận động của
các sự vật, hiện tượng trong tương lai. Ví dụ: Nghiên cứu xu hướng của khách du
lịch đến Tp. Hồ Chí Minh trong 6 tháng cuối năm 2023.
- Nghiên cứu sáng tạo: nghiên cứu này nhằm tạo ra các quy luật của sự vật,
hiện tượng mới hoàn toàn. Ví dụ: Nghiên cứu hành vi du lịch xanh của khách du
lịch đến với Tp. Hồ Chí Minh.

1.3.2. Căn cứ vào tính chất của sản phẩm nghiên cứu khoa học

- Nghiên cứu cơ bản: nghiên cứu này nhằm phát hiện các thuộc tính, cấu trúc
bên trong của sự vật, hiện tượng. Ví dụ: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến chất
lượng NCKH của sinh viên các trường đại học công lập ở Tp. Hồ Chí Minh.
- Nghiên cứu ứng dụng: nghiên cứu này nhằm vận dụng các thành tựu của
nghiên cứu cơ bản để giải thích sự vật, hiện tượng hoặc tạo ra giải pháp, quy trình
công nghệ, sản phẩm để áp dụng vào thực tiễn. Ví dụ: Nghiên cứu giải pháp nâng
cao chất lượng NCKH của sinh viên các trường đại học công lập ở Tp. Hồ Chí
Minh.
- Nghiên cứu triển khai: nghiên cứu này nhằm vận dụng kết quả của nghiên
cứu cơ bản và ứng dụng để tổ chức triển khai, thực hiện trong thực tế. Ví dụ:
Nghiên cứu triển khai áp dụng quy định về thời gian tham gia NCKH hàng năm
của sinh viên.

1.3.3. Căn cứ vào phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu định tính: nghiên cứu định tính là một dạng
nghiên cứu thường hay sử dụng để tìm hiểu ý kiến, thăm do quan điểm để tìm ra
bản chất của các vấn đề. Bên cạnh đó việc nghiên cứu định tính còn giúp phát
hiện ra những xu hướng của sự vật, hiện tượng trong tương lai.
- Phương pháp nghiên cứu định lượng: nghiên cứu định lượng là việc thu
thập, phân tích các thông tin dựa trên các cơ sở dữ liệu đã thu thập được từ thị
trường. Mục đích của việc nghiên cứu theo cách này chính là đưa ra các kết luận
thị trường thông qua việc sử dụng phương pháp thống kê, xử lý số liệu cũng như
dữ liệu. Do vậy phương pháp định lượng sẽ phù hợp nhất với việc nghiên cứu thái

12
độ, hành vi, ý kiến của người khảo sát. Phần kết quả từ một nhóm mẫu sẽ được
tổng quát hóa lên một tổng thể mẫu lớn hơn.
- Phương pháp nghiên cứu hỗn hợp: nghiên cứu hỗn hợp là một quá trình
kết hợp cả phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng để giải quyết một vấn
đề nghiên cứu đặt ra.

1.4. Các chuẩn mực của một công trình nghiên cứu khoa học
Chuẩn mực là khái niệm của xã hội học. Đó là tập hợp những mong đợi,
yêu cầu, quy tắc đối với hành vi của các thành viên trong xã hội. Chuẩn mực quy
định cho mỗi thành viên những việc nào nên làm, không nên làm và cần xử sự
như thế nào cho đúng trong mỗi tình huống xã hội.
Ngoài những chuẩn mực chung mang tính toàn xã hội, mỗi nhóm xã hội có
những chuẩn mực riêng biệt. Cộng đồng những người làm khoa học, với tư cách
là một nhóm xã hội, cũng có những chuẩn mực riêng biệt. Robert K. Merton
(1942), Vũ Cao Đàm (2008), Nguyễn Văn Thắng (2022), các tác giả đã khái quát
hoá các chuẩn mực của công trình nghiên cứu khoa học và có các điểm chung sau
đây:

1.4.1. Hướng tới các vấn đề mang tính quy luật

Chuẩn mực này xem rằng đóng góp khoa học phải được phán xét theo
những tiêu chuẩn khách quan. Các thuộc tính xã hội của những người có công
đóng góp, bất kể họ là ai, bất kể thuộc chính kiến nào; thuộc sắc tộc hoặc tôn giáo
nào; có xuất thân giai cấp hoặc giới tính như thế nào đều không quyết định sự
phán xét khoa học của họ. Chuẩn mực về tính phổ biến đòi hỏi, chỉ những khám
phá đã được kiểm chứng bởi các luận cứ khoa học, có thể lặp lại trong quan sát
hoặc thực nghiệm, chứ không phải là những khám phá ngẫu nhiên, tuỳ hứng, mới
được xem là một kết quả khoa học.
Đề tài khoa học hướng vào những vấn đề mang tính phổ biến cho nhiều cơ
sở, vùng, miền, ngành nghề chứ không phải vấn đề mang tính cá biệt, đặc thù của
một đơn vị. Phạm vi nghiên cứu thực địa có thể được giới hạn do nguồn lực có

13
giới hạn, song vấn đề nghiên cứu cần có tính phổ quát và suy rộng tới cả các đơn
vị nằm ngoài mẫu nghiên cứu (Thắng, 2022; Thọ, 2014).
Đề tài khoa học cũng hướng tới những vấn đề có tính trường tồn theo thời
gian. Tất nhiên không có gì trường tồn mãi mãi, song những vấn đề mang tính
quy luật, lặp đi lặp lại trong một khoảng thời gian đủ dài. Thực trạng, nguyên
nhân, giải pháp cho một vấn đề nào đó hoàn toàn mang tính thời điểm. Ngược lại
mối quan hệ giữa các nhân tố thường trường tồn theo thời gian (Thắng, 2022).

1.4.2. Hướng tới tri thức mới

Chuẩn mực này quy định, khoa học phải có tính mới, không thể đi trên
những con đường mòn.
Tri thức mới là hiểu biết mới về các mối quan hệ giữa các nhân tố, đó có
thể là phát hiện nhân tố mới, quan hệ mới, khung cảnh mới. Muốn tìm ra các điểm
mới, phải nắm chắc các quan điểm trước đây trong lĩnh vực mình nghiên cứu.
Điều này phải đòi hỏi các nhà nghiên cứu phải có quá trình đọc và tổng quan rất
kỹ càng. Tính mới chỉ được luận giải trên cơ sở so sánh và kế thừa kết quả của
những nghiên cứu trước đây, với vai trò là “đứng trên vai người khổng lồ” trong
nghiên cứu khoa học (Thắng, 2022).
Tính mới có thể thể hiện bằng một trong các dạng sau đây: (i). Phát minh,
phát hiện ra quy luật mới; (ii). Sử dụng phương pháp nghiên cứu trước đó nhưng
trong bối cảnh, điều kiện mới; (iii). Sử dụng phương pháp nghiên cứu mới với sự
vật, hiện tượng, bối cảnh và điều kiện đã có.

1.4.3. Đảm bảo tính chặt chẽ, tin cậy

Một nghiên cứu thường được thực hiện với một mẫu nhỏ hơn tổng thể,
trong một bối cảnh thời gian và không gian nhất định. Tuy vậy, kết quả nghiên
cứu thường là các quy luật, bài học cho tổng thể lớn hơn và trong tương lai dài
(Thắng, 2022). Vì vậy kết quả nghiên cứu này chỉ có thể được công nhận nếu
phương pháp nghiên cứu đáp ứng được các chuẩn mực chặt chẽ. Toàn bộ quy
trình nghiên cứu, từ thiết kế nghiên cứu, thu thập số liệu, tổng hợp và phân tích
dữ liệu, tới việc trình bày kết quả đều cần đảm bảo các quy tắc cơ bản và tuân thủ

14
các thông lệ chung, chuẩn mực trong các công trình nghiên cứu khoa học của thế
giới.

1.5. Quy trình nghiên cứu khoa học


1.5.1. Khái niệm

Theo Kumar (2005), Quy trình nghiên cứu là một chuỗi các hành động diễn
ra theo trình tự và gắn liền với nền tảng kiến thức cũng như các bước tư duy logic.
Trong khái niệm này, quy trình nghiên cứu bao gồm một chuỗi các bước tư duy
và vận dụng kiến thức về phương pháp nghiên cứu, kiến thức chuyên ngành, khởi
đầu từ đặt vấn đề cho đến khi tìm ra câu trả lời. Các bước trong quy trình nghiên
cứu phải theo một trình tự nhất định (Kumar et al., 2005).
Nghiên cứu khoa học nhìn chung đòi hỏi sự chính xác, kiên trì và quyết
tâm, nên thường gây chán nản đối với các bạn sinh viên. Tuy nhiên, nghiên cứu
khoa học đem lại nhiều lợi ích cao cả cho người nghiên cứu. Nếu hiện tại bạn
đang muốn tiếp thu kinh nghiệm quý báu từ nghiên cứu khoa học, nội dung này
sẽ miêu tả sơ qua các bước cơ bản để bạn định hình được kết cấu quá trình nghiên
cứu.
Như vậy có thể thấy quy trình nghiên cứu là chuỗi các bước tư duy, vận
dụng kiến thức về phương pháp nghiên cứu và kiến thức chuyên ngành. Từ đó
xác định vấn đề nghiên cứu cho đến tìm ra câu trả lời cho vấn đề nghiên cứu đặt
ra ban đầu.

1.5.2. Các bước trong quy trình nghiên cứu

Quy trình nghiên cứu phụ thuộc vào mỗi nhà nghiên cứu, từng nhóm nghiên
cứu cụ thể mà các bước này có thể khác nhau đôi chút, nhưng về bản chất vẫn
gồm những bước cơ bản sau đây:

15
Hình 1.1. Quy trình thực hiện một công trình nghiên cứu khoa học
(Nguồn: Tác giả tổng hợp, năm 2023)
Bước 1. Xác định vấn đề nghiên cứu
a. Xác định vấn đề nghiên cứu
Đây là bước khá quan trọng trong quá trình nghiên cứu vì nếu không xác
định đúng đề tài nghiên cứu sẽ khó thực hiện được. Để xác định vấn đề nghiên
cứu ta cần làm rõ từng bước sau:
(1). Xác định rõ lĩnh vực nghiên cứu.
(2). Xác định loại vấn đề nghiên cứu.
(3). Xác định sự cần thiết của nghiên cứu.
(4). Đánh giá tính khả thi của nghiên cứu.
(5). Trao đổi với giáo viên hướng dẫn, bạn bè, chuyên gia trong lĩnh vực
này.
(6). Thỏa mãn sự ưu thích, đam mê và sở trường của người nghiên cứu.

16
Ví dụ 1. Xác định vấn đề nghiên cứu của đề tài: “Các yếu tố ảnh hưởng đến
thái độ học tập của sinh viên: Nghiên cứu tại Khoa Quản trị nguồn nhân lực,
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội”.
Để có thể có được kết quả học tập và các kỹ năng cần thiết cho nghề nghiệp
sau này thì chúng ta cần tìm hiểu và đánh giá xem yếu tố nào tác động đến thái độ
học tập của SV chính quy tại một cơ sở giáo dục đại học (GDĐH), từ đó tìm giải
pháp thu hút rèn luyện, nâng cao kết quả học tập, rèn luyện và kỹ năng, phẩm
chất, thái độ cho sinh viên chính quy: Khoa Quản trị nguồn nhân lực, Trường Đại
học Nội vụ Hà Nội.
b. Mô tả vấn đề nghiên cứu
Vấn đề nghiên cứu cần được mô tả làm rõ ràng các bước sau:
(1). Mục tiêu nghiên cứu
(2). Câu hỏi nghiên cứu
(3). Đối tượng nghiên cứu
(4). Phạm vi nghiên cứu
(5). Ý nghĩa và giới hạn của nghiên cứu.
Ví dụ 2. Xác định mục tiêu nghiên cứu của đề tài: “Các yếu tố ảnh hưởng
đến thái độ học tập của sinh viên: Nghiên cứu tại Khoa Quản trị nguồn nhân lực,
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội”.
Mục tiêu chung: Đề tài thực hiện nhằm lượng hoá các yếu tố ảnh hưởng
đến thái độ học tập từ đó nâng cao kết quả học tập của sinh viên sinh viên Khoa
Quản trị nguồn nhân lực, Trường Đại học Nội vụ Hà Nội.
Mục tiêu cụ thể:
Nhận dạng được các yếu tố có ảnh hưởng đến thái độ học tập của sinh viên
chính quy Khoa QTNL, Trường Đại học Nội vụ Hà Nội.
Đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố trên đến thái độ học tập của
sinh viên Khoa QTNL, Trường Đại học Nội vụ Hà Nội.
Đề xuất một số giải pháp cải thiện những yếu tố tác động tích cực tới thái
độ học tập của sinh viên nhằm nâng cao thái độ học tập tích cực, nâng cao niềm
say mê học hỏi và nghiên cứu khoa học của sinh viên để hướng tới việc giúp sinh
viên đạt được kết quả học tập tốt, tích lũy được kiến thức và kỹ năng cần thiết để
gặt hái nhiều thành công trong công việc sau khi tốt nghiệp.

17
Ví dụ 3. Xác định câu hỏi nghiên cứu của đề tài: “Các yếu tố ảnh hưởng
đến thái độ học tập của sinh viên: Nghiên cứu tại Khoa Quản trị nguồn nhân lực,
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội”.
Câu hỏi nghiên cứu:
Các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ học tập của sinh viên các trường đại học
dựa theo cơ sở lý luận, trường phái lý thuyết nào?
Thực trạng thái độ học tập của sinh viên Khoa Quản trị nguồn nhân lực,
Trường Đại học Nội Vụ Hà Nội giai đoạn 2017-2022 như thế nào?
Đề xuất phương hướng, giải pháp, đưa ra những kiến nghị cần thiết nào
nhằm rèn luyện và nâng cao thái độ học tập của sinh viên Khoa Quản trị nguồn
nhân lực, Trường Đại học Nội vụ Hà Nội?
Ví dụ 4. Xác định đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Lý thuyết và thực tiễn thái độ học tập của sinh viên
tại một số cơ sở giáo dục đại học, nghiên cứu tình huống điền hình tại Khoa Quản
trị nguồn nhân lực, Trường Đại học Nội vụ Hà Nội.
Phạm vi nghiên cứu:
Về nội dung: Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng thái độ học tập cho sinh viên
khoa Quản trị nguồn nhân lực, Trường Đại học Nội vụ Hà Nội giai đoạn 2017-
2022; từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc rèn luyện thái
độ học tập cho sinh viên Khoa Quản trị nguồn nhân lực, Trường Đại học Nội vụ
Hà Nội đến năm 2025.
Về không gian: SV khoa QTNL, Trường Đại học Nội vụ Hà Nội.
Về thời gian: Số liệu thứ cấp được thu thập trong giai đoạn 2017-2022, số
liệu sơ cấp được khảo sát từ tháng 10/2022 đến tháng 3/2023, giải pháp đến năm
2025.
Bước 2. Tổng quan tài liệu
a. Các lý thuyết liên quan
Cơ sở lý thuyết của nghiên cứu bao hàm các khái niệm, lý thuyết về môi
trường học tập, động lực học tập, thái độ học tập. Các công trình nghiên cứu thực
nghiệm trong và ngoài nước có liên quan:
Các khái niệm
Trong giai đoạn tìm hiểu về cơ sở lý thuyết, cần nêu rõ một số khái niệm
trực tiếp liên quan đến vấn đề nghiên cứu gồm: thái độ, thái độ học tập, môi trường
học tập, động lực học tập, thái độ học tập. Tất cả các khái niệm được đề cập phải

18
có nguồn gốc, trích dẫn rõ ràng để có giá trị tham khảo và phải có trong mục “tài
liệu tham khảo” của đề cương nghiên cứu.
Các lý thuyết thái độ học tập và các công trình nghiên cứu thực nghiệm
Các lý thuyết thái độ học tập là những kết quả nghiên cứu đã được công
nhận trong giới học thuật trên phạm vi toàn cầu, trong khi các công trình nghiên
cứu thực nghiệm chỉ cho kết quả nghiên cứu riêng lẻ trong từng quốc gia, hay
từng vùng, từng địa phương trong một quốc gia. Tất cả các lý thuyết được đề cập
phải có nguồn gốc, trích dẫn rõ ràng để có giá trị tham khảo và phải có trong mục
“tài liệu tham khảo” của báo cáo toàn văn đề tài nghiên cứu.
b. Xây dựng khung phân tích và giả thuyết nghiên cứu
Khung phân tích của nghiên cứu
Dựa trên lý thuyết, nghiên cứu thực nghiệm, thực tiễn địa phương, tác giả
hình thành khung phân tích cho đề tài nghiên cứu của mình. Khung phân tích này
cho thấy tác giả đã am tường các lý thuyết liên quan, kế thừa kết quả từ các nghiên
cứu liên quan trước đây và cũng thể hiện được điểm mới trong nghiên cứu của
mình.
Giả thuyết nghiên cứu
Giả thuyết nghiên cứu là những nhận định sơ bộ hay là một kết luận giả
định về kết quả nghiên cứu, bản chất của đối tượng nghiên cứu do người nghiên
cứu đề ra để chứng minh hoặc bác bỏ
Giả thuyết nghiên cứu là phát biểu về mối liên hệ giữa các biến, nhà nghiên
cứu sẽ kiểm định giả thuyết này trong quá trình nghiên cứu.

c. Viết đề cương nghiên cứu


Khái niệm
Đề cương nghiên cứu là một báo cáo trình bày toàn bộ các bước nghiên cứu
từ vấn đề đặt ra đến tiến độ thực nghiệm nghiên cứu.
Nội dung của đề cương nghiên cứu
Hiện nay trên thế giới cũng như ở Việt Nam chưa có một quy định thống
nhất nào về nội dung đề cương nghiên cứu. Tùy thuộc vào từng trường đại học,
từng quốc gia nước khác nhau có một vài điểm giống nhau như sau:
Bảng 1.1. Nội dung cơ bản của đề cương nghiên cứu
1. Giới thiệu nghiên cứu
1.1. Xác định vấn đề nghiên cứu

19
1.2. Tính cấp thiết của đề tài
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
1.4. Câu hỏi nghiên cứu
1.5. Phạm vi nghiên cứu
1.6. Ý nghĩa và giới hạn của nghiên cứu

2. Tổng quan tài liệu và cơ sở lý thuyết


2.1. Khái niệm
2.2. Lý thuyết liên quan
2.3. Các nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đề tài nghiên cứu

3. Khung phân tích và giả thuyết nghiên cứu


3.1. Khung phân tích của nghiên cứu
3.2. Các giả thuyết nghiên cứu

4. Phương pháp nghiên cứu


4.1. Phương pháp chọn mẫu
4.2. Dữ liệu thu thập
4.3. Công cụ phân tích dữ liệu

5. Kết cấu của đề tài


6. Tiến độ thực hiện
7. Nguồn kinh phí (nếu có)
8. Tài liệu tham khảo
(Nguồn: Tác giả tổng hợp, năm 2023)
Bước 3. Thu thập số liệu
a. Phương pháp chọn mẫu
Phương pháp chọn mẫu bao gồm các nội dung như sau:
+ Khái niệm mẫu
+ Lý do chọn mẫu
+ Một số định nghĩa về mẫu
+ Xác định quy mô mẫu
+ Phương pháp và hình thức chọn mẫu
b. Phương pháp thu thập dữ liệu
Có hai loại dữ liệu chính để thu thập

20
+ Dữ liệu thứ cấp: là dữ liệu do người khác thu thập, người nghiên cứu thu
thập dữ liệu và kế thừa trên cơ sở các nguồn thông tin có độ tin cậy cao.
+ Dữ liệu sơ cấp: là dữ liệu do người nghiên cứu trực tiếp thu thập.
Bước 4. Phân tích dữ liệu
a. Phân tích dữ liệu: Sau khi thu thập dữ liệu, ta cần tiến hành phân tích
dữ liệu theo các mục tiêu và các giả thuyết nghiên cứu đưa
+ Phân tích mô tả: Sử dụng thống kê mô tả để làm rõ các thuộc tính của
đối tượng khảo sát.
+ Kiểm định sự khác biệt giữa hai tham số trung bình: Sử dụng các kiểm
định như kiểm định t đối với mẫu đôc lập, kiểm định Chi - bình phương, kiểm
định phương sai một yếu tố để xác định sự khác biệt của các tham số trung bình
có ý nghĩa.
+ Kiểm định chất lượng thang đo: Sử dụng kiểm định Cronbach’s Alpha để
xác định chất lượng thang đo xây dựng.
+ Phân tích nhân tố khám phá: Sử dụng kiểm định KMO, Bartlett, và
phương sai trích để xác định hệ thống thang đo đại diện.
+ Phân tích hồi quy tuyến tính: Sử dụng các kiểm định các hệ số hồi quy,
mức độ phù hợp của mô hình, tự tương quan và phương sai phần dư để xác định
các yếu tố và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố.
b. Kiểm định giả thuyết: Sau khi có kết quả của việc phân tích dữ liệu, ta
cần tiến hành kiểm định các giả thuyết đưa ra ban đầu. Có thể kết quả phân tích
cho biết dữ liệu là phù hợp nhưng có thể khác với giả thuyết ban đầu. Trong trường
hợp khác với giả thuyết ban đầu, ta cần điều chỉnh lại giả thuyết.
7. Giải thích kết quả
+ Rút ra được những phát hiện nào, kết luận nào từ kết quả?
+ Kết quả phân tích có phù hợp với lý thuyết và thực tiễn hay không?
+ Kết quả có gì mới hay không?
+ Có thể đề xuất gì hay không?
1.6. Thực hành nội dung giới thiệu nghiên cứu khoa học
Nội dung này sẽ cung cấp cho học viên tiến trình và kỹ thuật cơ bản để thực
hiện một công trình khoa học

21
Hình 1.2. Các nội dung thực hành nghiên cứu khoa học
1.6.1. Ý tưởng nghiên cứu khoa học

Để lựa chọn được một đề tài nghiên cứu đáp ứng các tiêu chí phù hợp là
một việc không hề đơn giản đối với các nghiên cứu viên. Ngay cả đối với những
nhà nghiên cứu chuyên nghiệp, ý tưởng không đến với họ ngay trong giây lát. Do
vậy để có được một đề tài nghiên cứu khoa học tốt đó là cả quá trình từ ý tưởng
thiết kế đến thiết kế nghiên cứu, công cụ, nội dung nghiên cứu, phương pháp
nghiên cứu và cách trình bày.
Thực hành nghiên cứu khoa học là đi tìm câu trả lời cho một vài câu hỏi
nghiên cứu bằng cách sử dụng phương pháp nghiên cứu và bằng chứng khoa học,
đảm bảo tin cậy. Một công trình nghiên cứu chỉ tập trung vào một chủ đề nhất
định, do vậy người nghiên cứu làm sâu sắc về nội dung. Vì thế, mà khi hoàn thành
một công trình nghiên cứu, tác giả sẽ có những hiểu biết rõ ràng, mạch lạc về đề
tài mình thực hiện.
…..
Những vấn đề này là bước đầu, người nghiên cứu dành thời gian, công sức
và trí tuệ để tìm lĩnh vực là thế mạnh của riêng mình. Một vài gợi sau đây, giúp
người học có những ý tưởng nghiên cứu.
(1). Từ danh mục các đề tài nghiên cứu khoa học của Khoa, Nhà trường
tại cơ sở giáo dục đại học của người học
Đây là phương pháp tìm kiếm ý tưởng nghiên cứu khoa học theo phương
pháp truyền thống, người học cần tiếp cận danh mục các công trình khoa học, đề

22
tài, nhiệm vụ khoa học cấp cơ sở (cấp Khoa và cấp Trường/Viện/Học viện). Tiếp
cận theo hướng này, người đọc sẽ “an toàn” hơn vì đã có nhiều nghiên cứu trước
đây về đề tài/lĩnh vực mà người nghiên cứu quan tâm.
(2). Từ mọi lúc, mọi nơi trong môi trường học tập, nghiên cứu và trong mọi
hoàn cảnh đời sống, xã hội
Đối với các nghiên cứu viên đôi khi rơi vào tình trạng cạn nguồn ý tưởng
mới, thì trong mọi hoàn cảnh, sự vật, hiện tượng, góc nhìn đều có thể hình thành
ý tưởng khoa học đối với lĩnh vực mà mình quan tâm. Ý tưởng của nhà nghiên
cứu có thể xuất phát từ các buổi sinh hoạt khoa học, Xemina, hội thảo, hội nghị
khoa học. Đôi khi cũng xuất phát từ một đoạn quảng cáo trên truyền hình, hay
chia sẻ của cộng đồng mạng trên Zalo, Facebook, Instagram, Telegram…hay từ
các cuộc nói chuyện, trao đổi với giảng viên, bạn bè..Như vậy ý tưởng của nhà
nghiên cứu có thể xuất phát từ mọi lúc, mọi nơi, mọi hoàn cảnh, thêm vào đó
người nghiên cứu luôn phải dành thời gian, công sức và trí tuệ để tìm lĩnh vực là
thế mạnh của riêng mình.
(3). Từ những vấn đề nóng được giới học thuật và cả xã hội quan tâm
Nghiên cứu khoa học là một trong những hoạt động của con người, do vậy
cũng cần mang nhưng hơi thở của cuộc sống, hơn nữa những vấn đề được nhiều
học giả và cả xã hội quan tâm ở những thời điểm nhất định. Hiện nay, cách mạng
công nghiệp 4.0; AI; IoT, ChatGPT, hội nhập quốc tế…là những vấn đề, từ khóa
“hot” của giới khoa học, cũng như toàn xã hội.
Tùy từng thời điểm, từng lĩnh vực sẽ có những vấn đề xã hội quan tâm và
thường là chủ đề được nhiều nghiên cứu. Điều này đồng nghĩa với việc sau một
thời gian, chủ đề có thể bớt nóng, sau khi có nhiều nghiên cứu được công bố. Như
vậy nghiên cứu vấn đề nóng, được nhiều người quan tâm cần phải lựa chọn đúng
thời điểm, bên cạnh đó cũng ẩn chứa một số rủi ro như trùng lặp ý tưởng, vấn đề,
hiện tượng và chủ thể biến động liên tục là những điều có thể thể gây khó khăn
nhất định cho cả quá trình nghiên cứu.
(4). Những lĩnh vực nghiên cứu mới
Tính mới là một trong ba chuẩn mực cơ bản của công trình nghiên cứu khoa
học đã được trình bày ở trên. Do vậy nhà nghiên cứu luôn luôn hướng tới ý tưởng
nghiên cứu mới thể hiện thông qua vấn đề, lĩnh vực nghiên cứu mới ở thế giới
hoặc Việt Nam như AI, ChatGPI và ứng dụng trong các ngành, nghề, lĩnh vực,
địa phương. Phương pháp nghiên cứu mới và áp dụng trong bối cảnh, điều kiện

23
nghiên cứu cụ thể. Do vậy, việc tham khảo, nghiên cứu những đề tài đã được thực
hiện ở các quốc gia trên thế giới, thậm chí là ở những ngành, nghề, lĩnh vực, địa
phương khác trong cùng một quốc gia mà chưa được thực hiện ở đơn vị của mình
là một trong những hướng đi mà nghiên cứu viên có thể lựa chọn, đặc biệt là đối
với người mới bắt đầu thực hành nghiên cứu như sinh viên. Để có thể thực hiện
tốt ý tưởng theo hướng này, sinh viên cần chuẩn bị hành trang thật tốt là vốn ngoại
ngữ và kỹ năng đọc, sàng lọc, bình luận, đánh giá các bài viết trước đó.
(5). Những đề tài, dự án mà giảng viên hướng dẫn, bạn đồng nghiệp đang
thực hiện
Giảng dạy và nghiên cứu khoa học là hai nhiệm vụ chính trị quan trọng nhất
của một giảng viên đại học. Mỗi giảng viên đều phải thực hiện các hoạt động nghiên
cứu khoa học thông qua đề tài, dự án, bài báo, Xemina, hội thảo, phục vụ cộng
đồng hàng năm. Vì vậy, sinh viên cũng nên tiếp cận theo hướng này, thông qua hỗ
trợ giảng viên một phần công việc nào đó trong hoạt động nghiên cứu khoa học của
giảng viên, hoặc các bạn đồng nghiệp trong Nhà trường. Để thực hiện tốt, việc khai
thác ý tưởng từ nguồn này, sinh viên cũng cần lưu ý, hướng/lĩnh vực quan tâm, sở
trường của mình có phù hợp với chủ đề nghiên cứu của giảng viên hay không, đó
là yếu tố mà sinh viên cần cân nhắc rất kỹ trong cả quá trình thực hiện.
1.6.2. Thiết kế nghiên cứu khoa học

1.6.2.1. Khái niệm thiết kế nghiên cứu


a) Khái niệm
Thiết kế nghiên cứu là tầm nhìn của nhà nghiên cứu về kết quả nghiên cứu
với các chuẩn mực về độ chặt chẽ và tính phổ quát, cùng quy trình và nguồn lực
tương ứng nhằm đạt các chuẩn mực đó. Thiết kế nghiên cứu phải gắn chặt với câu
hỏi nghiên cứu và khung lý thuyết. Thiết kế nghiên cứu là trung tâm kết nối các
hoạt động cơ bản của dự án nghiên cứu: xác định mẫu, thước đo, quy trình thu
thập dữ liệu, phương pháp phân tích dữ liệu để trả lời cho câu hỏi nghiên cứu.
Thiết kế nghiên cứu có thể dưới dạng đơn lẻ hoặc kết hợp. Thiết kế nghiên
cứu đơn lẻ là việc sử dụng một phương pháp nghiên cứu cụ thể (ví dụ: khảo sát
hoặc thực nghiệm). Thiết kế kết hợp là việc sử dụng nhiều hơn một phương pháp.
b) Vai trò của thiết kế nghiên cứu
Vai trò đảm bảo chuẩn mực nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu giúp đảm bảo
các dữ liệu thu thập cho phép trả lời câu hỏi một cách rõ ràng và chặt chẽ nhất có
thể. Nói khác đi, thiết kế nghiên cứu chính là việc trả lời câu hỏi: Cần dữ liệu gì

24
để trả lời câu hỏi một cách thuyết phục nhất? Kết quả nghiên cứu có thể tổng quát
hóa, khái quát hóa cho nhiều bối cảnh, điều kiện và cho nhiều đối tượng nghiên
cứu hay không?
Vai trò kế hoạch: Thiết kế nghiên cứu có vai trò giúp nhà nghiên cứu chuẩn
bị nguồn lực và lên kế hoạch cho các hoạt động một cách phù hợp nhất. Khi lựa
chọn một thiết kế, các nhà nghiên cứu đã tính toán trước hạn chế của nghiên cứu
và xác định liệu hạn chế này chấp nhận được không (Thắng, 2022).
c) Phân biệt thiết kế nghiên cứu với đề cương báo cáo
Thiết kế nghiên cứu là việc hoạch định quy trình, phương pháp và nguồn
lực nhằm trả lời câu hỏi nghiên cứu một cách chặt chẽ, thuyết phục. Trong khi đó
đề cương báo cáo chỉ đơn thuần là việc dự kiến các mục trình bày trong báo cáo.
Thiết kế quan tâm tới quá trình thực hiện nghiên cứu, còn đề cương báo cáo quan
tâm tới trình bày kết quả nghiên cứu. Thiết kế là vấn đề tư duy vì nó phải thể hiện
sự gắn kết giữa mục tiêu nghiên cứu với quy trình, phương pháp, nguồn lực. Báo
cáo nghiên cứu thiên về vấn đề trình bày: Cùng một nghiên cứu nhưng báo cáo có
thể khác nhau tùy theo đối tượng. Trước khi tiến hành nghiên cứu, các nhà nghiên
cứu nên xây dựng và bảo vệ thiết kế nghiên cứu. Đề cương báo cáo chỉ nên dừng
ở mức độ tham khảo (Thắng, 2022).
d) Phân biệt kế hoạch và phương pháp thu thập dữ liệu
Thiết kế nghiên cứu là vấn đề tư duy logic chứ không phải quản lý hậu cần
(Yin, 1989: 29). Việc tổ chức nguồn lực, sắp xếp hoạt động nghiên cứu (lên kế
hoạch nghiên cứu) chỉ là một phần phụ trong thiết kế. Tương tự như hành vậy,
các vấn đề về phương pháp chọn mẫu, quy trình thu thập dữ liệu, ng phương pháp
phân tích, v.v cũng chỉ là những thành phần nhỏ trong thiết kế dàng nghiên cứu.
Câu hỏi lớn nhất của thiết kế nghiên cứu là “Cần dữ liệu gì và tiến hành thu thập,
phân tích như thế nào để đảm bảo trả lời câu hỏi nghiên cứu một cách chặt chẽ?”
Một thiết kế nghiên cứu có thể cân nhắc sử dụng bất cứ và/hoặc nhiều phương
pháp nghiên cứu khác nhau.
1.6.2.2. Các yêu cầu chính trong thiết kế nghiên cứu
a) Tính chặt chẽ
Một nghiên cứu không chỉ đơn giản là đi tìm dữ liệu và bằng chứng phù
hợp với giả thuyết hay luận điểm định trước. Tính chặt chẽ đòi hỏi nghiên cứu
phải tìm đủ bằng chứng/dữ liễu để bác bỏ hoặc kiểm soát các giả thuyết “cạnh
tranh” khác.

25
Ví dụ dưới đây minh họa điều này:
Một người nghiên cứu muốn kiểm định vai trò của vốn con người tới sự
thành đặt của các cá nhân. Tác giả thu thập dữ liệu và kết quả minh chứng rằng
học vấn càng cao (vốn con người cao) thì sự thăng tiến trong công việc càng cao
(sự thành đạt). Nghiên cứu này được mô phỏng như sau:

Hình 1.3. Mô phỏng học vấn càng cao thì càng thành đạt

Nếu nghiên cứu dừng ở đây sẽ chưa đảm bảo sự chặt chẽ vì chưa tính tới
các giả thuyết “cạnh tranh”. Một trong những giả thuyết cạnh tranh có thể là Học
vấn không hề ảnh hưởng tới Sự thành đạt. Chẳng qua người có học vấn cao là
người có quan hệ nhiều hơn với những người thành đạt hơn. Như vậy không phải
vốn con người (học vấn) mà là vốn xã hội (quan hệ) mang lại sự thành đạt. Giả
thuyết này có thể được mô phỏng như sau:

Hình 1.4. Sơ đồ mô phỏng quá trình học tập dẫn tới sự thành đạt
b) Tính khái quát
Một trong những chuẩn mực của nghiên cứu khoa học là tính phổ biến của
kết quả nghiên cứu. Tính khái quát hóa của nghiên cứu đòi hỏi kết quả nghiên cứu
phải có khả năng suy rộng. Có 3 loại tổng quát hóa cơ bản sau:
Khái quát cho tổng thể đối tượng nghiên cứu: Kết quả từ một mẫu nghiên
cứu liệu có thể suy rộng cho tổng thể nghiên cứu hay không?
Ví dụ 1. Kết quả nghiên cứu từ một mẫu gồm 200 sinh viên đại học liệu có
thể suy rộng cho tổng thể là sinh viên đại học được hay không? hoặc rộng hơn
nữa, liệu có thể suy rộng cho trí thức trẻ được không? Điều này phụ thuộc rất
nhiều tính đại diện của mẫu nghiên cứu, trong đó quy trình chọn mẫu và quy mô
mẫu có ý nghĩa quyết định.
Khái quát cho các bối cảnh nghiên cứu khác nhau: Kết quả nghiên cứu có
thể suy rộng cho các bối cảnh khác nhau được hay không?

26
Ví dụ 2. Một nghiên cứu cảm nhận và trải nghiệm của người dân về tham
nhũng ở 10 tỉnh, thành phố có thể suy rộng cho các tỉnh thành phố trong cả nước
hay không? Điều này phụ thuộc vào việc 10 tỉnh, thành phố được nghiên cứu có
thể đại diện cho 63 tỉnh thành phố về cảnh kinh tế, xã hội, văn hóa hay không?
Khái quát cho các thời điểm khác nhau: Liệu kết quả nghiên cứu có trường
tồn theo thời gian không? Điều này phụ thuộc rất nhiều liệu thời gian cho làm
thay đổi khung cảnh và làm thay đổi kết quả nghiên cứu hay không. Những nghiên
cứu mang tính mô tả (ví dụ: mô tả thực trạng nền kinh tế hay giá trị văn hóa)
không có tính trường tồn cao. Những nghiên cứu hướng vào mối quan hệ có tính
quy luật có tính trường tồn cao hơn. Tuy nhiên, khi bối cảnh thay đổi lớn thì kết
quả cũng có thể thay đổi.
c) Tính khả thi
Không có nghiên cứu nào có nguồn lực vô hạn. Ngoài ra, kết quả nghiên
cứu còn phụ thuộc vào dữ liệu sẵn có. Vì vậy, nếu thiết kế nghiên cứu vượt ra
ngoài khả năng về nguồn lực và tiếp cận dữ liệu thì cũng không có ý nghĩa thực
thi. Vì vậy, các nhà nghiên cứu cần cân đối giữa hai yêu cầu trên (tính chặt chẽ
và tính khái quát hóa) với nguồn lực và khả năng tiếp cận dữ liệu trong thiết kế
của mình.
1.6.2.3. Giới thiệu một số thiết kế nghiên cứu
Các bước thiết kế nghiên cứu
Bước 1. Chọn đề tài nghiên cứu
Bước 2. Xác định câu hỏi nghiên cứu
Bước 3. Mô tả thiết kế nghiên cứu để thực hiện
Cách thu thập số liệu.
Những thông tin cần thu thập để trả lời câu hỏi nghiên cứu.
Các phương pháp đề tài sử dụng để thu thập dữ liệu.
Ưu và nhược điểm của thiết kế nghiên cứu này.
Ví dụ về một thiết kế nghiên cứu cụ thể
Xét một thiết kế cụ thể được cho dưới bảng sau:

Bảng 1.2. Nội dung của một thiết kế nghiên cứu


Mục tiêu Giả thuyết Dữ liệu cần Phương pháp
Hạn chế
nghiên cứu nghiên cứu thiết thu thập

27
Đề tài: Các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ học tập của sinh viên: Nghiên cứu tại Khoa Quản
trị nguồn nhân lực, Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

Đề tài chỉ áp
dụng đối với
Số liệu thứ cấp
SV hệ chính
Lượng hoá các được cung cấp
quy học tại Hà
yếu tố ảnh Giả thuyết 1: Yếu Dữ liệu về từ Phòng Quản
Nội; trong bối
hưởng đến thái tố giảng viên có thống kê mô tả lý đào tạo;
cảnh dịch bệnh
độ học tập từ đó tác động tích cực Giới tính, quê Khoa QTNNL.
Covid. Đề tài
nâng cao kết đến thái độ của quán, SV năm Số liệu sơ cấp:
cũng áp dụng
quả học tập của sinh viên. thứ mấy, Nghề Khảo sát phiếu
chung cho các
sinh viên sinh Giả thuyết 2: Yếu nghiệp của Bố, hỏi, phỏng vấn
đối tượng SV,
viên Khoa Quản tố mạng xã hội có mẹ. Kết quả học đối với 220 SV
chưa áp dụng
trị nguồn nhân tác động tiêu cực tập của SV chính quy từ
cho từng đối
lực, Trường Đại đến thái độ học Khoa Quản trị năm nhất đến
tượng cụ thể về
học Nội vụ Hà tập của sinh viên. nhân lực. năm thứ tư
giới tính, quê
Nội. Khoa Quản trị
quán, nghề
nguồn nhân lực
nghiệp của phụ
huynh.

Đề tài: Nghiên cứu mối quan hệ học vấn và thu nhập: Một khảo sát tại TP Hà Nội

Giả thuyết nghiên


Dữ liệu ở cấp độ
cứu: Học vấn càng
từng cá nhân:
cao càng có thu
Thu nhập Học Dữ liệu khảo
nhập cao
vấn Mối quan sát không cho
Giả thuyết cạnh
hệ xã hội (số biết mối quan
tranh 1: Khảo sát ngẫu
Nghiên cứu mối lượng, hệ nhân quả:
Càng nhiều mối nhiên một mẫu
quan hệ học vấn nhóm,..) Sự trợ Vì học vấn cao,
quan hệ càng có người trưởng
và thu nhập giúp của bố mẹ có nhiều mối
thu nhập cao Giả thành.
(tài chính, định quan hệ nên
thuyết
hướng nghề thu nhập cao
cạnh tranh 2: Sự
nghiệp), hay ngược lại.
trợ giúp của bố mẹ
tuổi, giới
càng nhiều càng
tính, dân tộc.
có thu nhập cao.
(Nguồn: tác giả tổng hợp)
1.6.3. Tổng quan các công trình nghiên cứu khoa học

1.6.3.1. Định nghĩa tổng quan nghiên cứu


Tổng quan nghiên cứu là một bản miêu tả chi tiết để chỉ ra lý thuyết nào sẽ
được nói đến và sử dụng trong đề tài nghiên cứu của mình.

28
Mục đích của tổng quan nghiên cứu là tóm lược các kiến thức và sự hiểu
biết của cộng đồng khoa học trong và ngoài nước đã công bố liên quan đến vấn
đề nghiên cứu của mình.

1.6.3.2. Vai trò của tổng quan nghiên cứu


Cải thiện hiểu biết của người nghiên cứu về vấn đề nghiên cứu.

Chọn lọc những lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm liên quan hữu ích
để áp dụng cho nghiên cứu của mình.

Cung cấp nền tảng lý thuyết cho việc nghiên cứu.

Định lượng cho nghiên cứu, giúp người nghiên cứu xác định có nên theo
đuổi nghiên cứu này hay không.

Kết quả cụ thể của tổng quan tài liệu giúp người nghiên cứu có đủ thông tin
cần thiết để xây dựng khung khái niệm, khung phân tích cho các vấn đề nghiên
cứu và là sơ đồ liên kết các khía cạnh nghiên cứu như mục tiêu, phương pháp
nghiên cứu, điểm mới.

Lưu ý: Viết tổng quan tình hình nghiên cứu không phải liệt kê hay miêu tả
các nghiên cứu trước đây. Phải là một bảng tổng hợp khoa học theo vấn đề nghiên
cứu và đánh giá có mục đích.
Chất lượng tổng quan các công trình nghiên cứu phụ thuộc vào: Khả năng
tìm kiếm thông tin, dữ liệu. Khả năng tổng hợp, bình luận, phân tích, đánh giá về
chủ đề nghiên cứu.
1.6.3.3. Yêu cầu của tổng quan nghiên cứu
- Được viết theo một trình tự hợp lý: Khái niệm, định nghĩa; Mô hình lý
thuyết; Các mô hình nghiên cứu thực nghiệm; Kết quả đạt được của các nghiên
cứu; Các bài học kinh nghiệm rút ra cho vấn đề nghiên cứu.

- Chỉ ra được các thông tin, dữ liệu quan trọng cần phải thu thập để giải
quyết vấn đề nghiên cứu.

- Chỉ ra được phương thức thu thập dữ liệu, phương thức xử lý và phân tích
dữ liệu.

- Có đủ thông tin nền tảng giúp phát họa được phiếu điều tra cho nghiên
cứu.

- Tìm ra khoảng trống nghiên cứu và hướng đi mới.


29
1.6.3.4. Nội dung của tổng quan nghiên cứu
Tổng quan các công trình nghiên cứu trước có thể làm nền móng và định
hướng tốt cho các nghiên cứu mới, phần tổng quan thường có những nội dung sau:

a) Các trường phái lý thuyết là cơ sở lý luận cho nghiên cứu

Phần tổng quan cần nêu các nghiên cứu trước đã áp dụng những trường
phái lý thuyết nào khi nghiên cứu chủ đề này. Các tác giả cần tóm tắt luận điểm
chính của các trường phái và một số công trình tiêu biểu đã áp dụng từng trường
phái. Phần tổng quan về các trường phái lý thuyết có thể tóm tắt dưới dạng sau:

Cách tiếp cận hiệu quả;

Cách tiếp cận dựa vào năng lực;

Cách tiếp cận thể chế;

b) Bối cảnh nghiên cứu và các nhân tố chính

Các nghiên cứu trước đây đã thực hiện trong bối cảnh nào? Bối cảnh có thể
là vùng, ngành, quốc gia, nhóm đối tượng nghiên cứu: Bối cảnh là một yếu tố
quan trọng khi viết tổng quan vì bối cảnh khác nhau có thể đưa ra các kết quả rất
khác nhau.

Tương tự với từng bối cảnh, phần tổng quan cũng cần chỉ rõ những nhân tố
mục tiêu và nhân tố tác động nào đã được nghiên cứu. Những nhân tố nào được
nghiên cứu nhiều nhất? Những nhân tố nào ít được chú ý?

Tóm lại, mục này cần thể hiện rõ bối cảnh và những nhân tố (mô hình) đã
được các công trình trước nghiên cứu đề cập đến. Đó có thể là nhân tố mục tiêu,
nhân tố tác động, nhân tố kết quả, nhân tố điều tiết hay nhân tố trung gian. Định
nghĩa chi tiết về các loại nhân tố này sẽ được trình bày trong phần khung lý thuyết
và mô hình nghiên cứu.

c) Các phương pháp nghiên cứu chính

Các nghiên cứu trước đây đã sử dụng những phương pháp nghiên cứu nào?
Nghiên cứu hiện tại cần điểm lại các phương pháp nghiên cứu tương ứng với bối
cảnh và mô hình mà các nghiên cứu trước áp dụng. Điều này sẽ rất hữu ích cho
phần bình luận về hạn chế của nghiên cứu hiện tại cũng như thiết kế của nghiên
cứu của nó.

30
d) Các kết quả nghiên cứu chính

Các kết quả nghiên cứu chính thể hiện chủ yếu bằng mối quan hệ giữa các
nhân tố. Khi thực hiện tổng quan về kết quả nghiên cứu đã tiến hành trước đây
cần chú ý nhóm chúng theo các nhóm sau:

Các kết quả có nhất quán cao nhất giữa các nghiên cứu.

Các kết quả còn nhiều mâu thuẫn giữa các nghiên cứu.

Sự nhất quán hay mâu thuẫn của kết quả có liên quan tới bối cảnh hay
phương pháp nghiên cứu khác nhau hay không?

e) Hạn chế của những nghiên cứu trước và khoảng trống tri thức

Trong phần này đòi hỏi tác giả phải đánh giá được những đóng góp cũng
như những hạn chế của các nghiên cứu trước. Nếu làm tốt các nội dung trên thì
phần này sẽ dễ dàng hơn.

Trên cơ sở hạn chế của các nghiên cứu trước, các tác giả có thể đề xuất
hướng nghiên cứu mới. Các hướng nghiên cứu này có thể cần nhiều hơn một đề
tài để thực hiện. Các hướng nghiên cứu mới có thể đề xuất dưới dạng sau:

Chủ đề nghiên cứu mới;

Câu hỏi nghiên cứu mới;

Bối cảnh nghiên cứu mới;

Mô hình nghiên cứu mới;

Phương pháp nghiên cứu mới.

1.6.3.5. Một số kỹ năng tiến hành tổng quan


Các bước thực hiện tổng quan tài liệu

Bước 1. Thu thập tài liệu lý thuyết, các đề tài và bài báo liên quan đến vấn
đề nghiên cứu

Thu thập từ các nguồn có thể.

Đánh giá các nguồn.

31
Đọc các nguồn quan trọng, có chất lượng.

Bước 2. Quản lý tài liệu

Phát triển một cách thức ghi nhận tài liệu: tên tác giả, năm, tên bài báo,
sách, đề tài nghiên cứu khoa học các cấp, dự án, nhiệm vụ nghiên cứu khoa học.

Lập danh sách các tài liệu liên

Ghi chú, đánh dấu lại các nội dung quan trọng khi đọc

Bước 3. Đọc các lý thuyết, bài báo khoa học về chủ đề

Đọc, phát hiện, phân tích và tổng hợp các tranh luận khoa học.

Phân tích các tranh luận khoa học khi đọc và đánh giá các chỉ trích một
cách cẩn thận và có suy nghĩ.

Viết lại các chỉ trích đó.

Bước 4. Tổng quan

Viết tổng quan như một văn bản đánh giá, phê bình chứ không đơn giản là
liệt kê hay tóm lược.

Nên tổng quan các bài báo đăng các tạp chí có uy tín.

Tổng quan các vấn đề liên quan có tính đánh giá, phê phán, suy nghĩ, so
sánh.

Có thể tóm lược các thông

Tìm ra một khoảng trống nghiên cứu và hướng đi mới của đề tài.

1.6.4. Xây dựng khung lý thuyết

1.6.4.1. Khái niệm


Khung lý thuyết (framework) bao gồm tập hợp các khái niệm, sử dụng để
giải thích, mô tả cho một hiện tượng được nghiên cứu, được xây dựng dựa trên
các học thuyết. Nhà nghiên cứu sẽ giải thích mối quan hệ giữa các khái niệm.
Khung lý thuyết chính là cơ sở lý luận mà tác giả dựa vào để hình thành ý tưởng
và phương pháp nghiên cứu phù hợp (Hạnh, 2018).
Khung lý thuyết là sự thể hiện có logic các nhân tố, biến số và mối quan hệ
liên quan trong công trình nghiên cứu. Khung lý thuyết xác định rõ điều cần đo
lường, mô tả, khám phá, hoặc kiểm định (Thắng, 2022).

32
Khung lý thuyết là sự cụ thể hóa của lý thuyết cơ sở thành phần nhân tố,
biến số và mối quan hệ cần phát hiện, kiểm định. Mỗi khung lý thuyết thường là
sự áp dụng của lý thuyết hoặc sự kết hợp của một vài lý thuyết cơ sở. Vì vậy
không có khung lý thuyết đúng hoặc sai. Các tác giả cần luận giải liệu có khung
lý thuyết phù hợp với chủ đề và khung cảnh nghiên cứu này hay không.
1.6.4.2. Các cấu phần cơ bản của khung lý thuyết
a) Nhân tố mục tiêu (biến phụ thuộc)
Nhân tố mục tiêu chính là nhân tố trọng tâm của đề tài nghiên cứu.
Ví dụ: Một đề tài nghiên cứu về: Các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ học tập
của sinh viên: Nghiên cứu tại Khoa Quản trị nguồn nhân lực, Trường Đại học Nội
vụ Hà Nội. Biến phụ thuộc là thái độ học tập của SV khoa QTNNL.
Trong nghiên cứu định tính, nhân tố trọng tâm thường được nghiên cứu,
mô tả và phân tích dưới dạng:
Các hình thái khác nhau của nhân tố;
Các cấu phần khác nhau của nhân tố;
Sự thay đổi của nhân tố qua thời gian;
Trong nghiên cứu định lượng, nhân tố trọng tâm thường được thể hiện là
biến phụ thuộc (đôi khi là biến trung gian) trong mô hình.
b) Nhân tố tác động (biến độc lập) và các nhân tố khác
Các nhân tố có quan hệ tương quan trực tiếp với nhân tố mục tiêu gọi là
nhân tố tác động. Trong mô hình kinh tế lượng, nhân tố tác động thường được
gọi là biến độc lập. Ngoài ra, một khung lý thuyết (mô hình) còn có thể có các
nhân tố khác, như nhân tố điều kiện, nhân tố trung gian.
Ví dụ: Một đề tài nghiên cứu về: Các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ học tập
của sinh viên: Nghiên cứu tại Khoa Quản trị nguồn nhân lực, Trường Đại học Nội
vụ Hà Nội. Các biến độc lập có thể là: Giảng viên; Cơ sở vật chất; Học liệu; Động
cơ học tập; Hoàn cảnh gia đình.
c) Mối quan hệ giữa các nhân tố
Mối quan hệ tương quan: Đây là mối quan hệ giữa cặp hai nhân tố. Mối
quan hệ này có thể là đồng biến hoặc là nghịch biến.
Mối quan hệ nhân quả: Đây là trường hợp đặc biệt trong quan hệ tương
Sự thay đổi của A tác động hoặc gây nên sự thay đổi của B.

33
Mối quan hệ điều kiện: Đây là mối quan hệ “tay ba”, trong đó quan hệ giữa
hai nhân tố phụ thuộc vào nhân tố thứ ba. Sự thay đổi của A chỉ dẫn tới sự thay
đổi của B nếu có
Mối quan hệ trung gian: Đây là mối quan hệ giữa ba nhân tố, nhưng nhân
tố thứ ba lại là trung gian cho hai nhân tố ban đầu.
1.6.4.3. Các bước xây dựng khung lý thuyết
Bước 1. Lựa chọn cơ sở lý thuyết (trường phái) cơ bản cho nghiên cứu
Một vấn đề nghiên cứu từ các góc nhìn khác nhau. Mỗi trường phái lý
thuyết là một góc nhìn và nhà nghiên cứu thường phải lựa chọn cơ sở lý thuyết
phù hợp cho nghiên cứu của mình. Các tác giả phải hiểu được các trường phái lý
thuyết để có thể áp dụng giải thích cho vấn để nghiên cứu của mình quan tâm.
Bước 2. Trọng tâm hóa câu hỏi nghiên cứu dựa trên cơ sở lý thuyết
Các nhà nghiên cứu có thể lựa chọn một số câu hỏi trọng tâm phù hợp với
trường phái lý thuyết chính. Đây là quá trình tương tác hai chiều: câu hỏi nghiên
cứu ban đầu định hướng lựa chọn trường phái lý thuyết. Ngược lại, việc lựa chọn
trường phái lý thuyết lại giúp cụ thể và trọng tâm hóa câu hỏi nghiên cứu.
Bước 3. Định nghĩa rõ các nhân tố
Để xây dựng được khung lý thuyết, yêu cầu đầu tiên là phải định nghĩa rõ
nhân tố trọng tâm. Các nhân tố trọng tâm có các đặc điểm sau:
Nhân tố có nội dung, phạm vi rõ ràng, cụ thể;
Nhân tố có sự khác biệt giữa các đơn vị;
Sự khác biệt giữa các đơn vị đối với từng nhân tố là có thể đo lường hoặc
kiểm soát được.
Bước 4. Xác định mối quan hệ giả thuyết của các nhân tố
Dựa trên cơ sở lý thuyết các nhà nghiên cứu có thể đặt giả thuyết về mối
quan hệ giữa các nhân tố. Đặc biệt là nhân tố tác động/điều tiết đến nhân tố mục
tiêu.
1.6.5. Mô hình nghiên cứu

1.6.5.1. Khái niệm


Mô hình là công cụ kỹ thuật thể hiện mối quan hệ có tính hệ thống, mang
tính qui luật giữa các nhân tố (biến số) một cách đơn giản nhất. Mô hình có thể
được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau của cuộc sống, đặc biệt trong công
việc, giúp con người hình dung ra vấn đề đơn giản hơn.

34
Trong hoạt động nghiên cứu, vốn là một quá trình tìm đến những tri thức
mới, thì mô hình nghiên cứu là công cụ để thể hiện mối quan hệ của các nhân tố
cần được phát hiện và kiểm chứng trong phạm vi đề tài nghiên cứu.
Mô hình nghiên cứu có thể được diễn đạt dưới dạng phương trình hoặc
hình. Trong nghiên cứu tâm lý học, mô hình nghiên cứu có thể biểu diễn dưới
dạng hình như ví dụ dưới đây.

Hình 1.5. Sơ đồ mô hình nghiên cứu đơn giản


Đây là dạng mô hình đơn giản, với 3 biến độc lập (nhân tố 1, 2 và 3) và 1
biến phụ thuộc. Mô hình thể hiện mối quan hệ giữa từng biến độc lập với biến
phụ thuộc. Có những nghiên cứu có mô hình phức tạp hơn thể hiện các mối quan
hệ đa biến.
1.6.5.2. Vai trò của mô hình nghiên cứu
Mô hình nghiên cứu có tính định hướng. Ít nhất, nó có vai trò trong những
vấn đề sau.
Xác định các nhân tố/ lĩnh vực cần thu thập thông tin
Xác định mối quan hệ cần phân tích/ kiểm định giữa các biến số
Giúp hình dung những nội dung cơ bản của tổng quan tài liệu, khung lý
luận và khung phân tích của đề tài nghiên cứu

Ví dụ: Nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ học tập của sinh
viên: Nghiên cứu tại Khoa Quản trị nguồn nhân lực, Trường Đại học Nội vụ Hà
Nội, trong đó các biến độc lập gồm các nhân tố Giảng viên; Phương pháp giảng
dạy; Hệ thống cơ sở vật chất; Động lực học tập và các yếu tố khác như Giáo trình,
nội dung môn học; Các hoạt động thực hành, thực tập thực tế; yếu tố cá nhân như
của người học như Nhân khẩu học; Điều kiện ăn ở sinh hoạt đối với thái độ học tập
của sinh viên. Ta có mô hình nghiên cứu sau:

35
Giảng viên

Phương pháp giảng dạy

Hệ thống cơ sở vật chất

Giáo trình, nội dung môn THÁI ĐỘ HỌC TẬP

Thực hành, thực tế

Động lực học tập

Điều kiện sinh hoạt

Hình 1.6. Sơ đồ mô hình nghiên cứu thái độ học tập


Mô hình này định hướng cho việc xây dựng bộ công cụ nghiên cứu để thu
thập thông tin. Bộ công cụ đó phải bao gồm các biến số/thang đo lường yếu tố
liên quan đến học tập như kết quả học, thành tích học tập, nghiên cứu, rèn luyện,
giảng viên như trình độ chuyên môn, năng lực nghề, thái độ nghề, ứng xử đối với
người học; Bạn bè gồm sự hỗ trợ, tin tưởng, chân thành, thân thiết; Nhà trường
cơ sở vật chất; Điều kiện học tập tại trường và cá nhân sinh viên tự đánh giá, nhu
cầu thành tích, hoàn cảnh gia đình, điều kiện ăn ở/sinh hoạt. Thang đo thái độ học
tập như chăm chú trong học tập, nghiên cứu, tham gia hoạt động học tập, nghiên
cứu, rèn luyện, vận dụng các kiến thức được học vào thực tiễn, sự sáng tạo trong
học tập.
Mô hình cũng giúp xác định mối quan hệ nhân quả giữa các biến độc lập
và biến phụ thuộc.
Từ mô hình này, ta có thể hình dung phần tổng quan tài liệu phải bao gồm
nội dung ảnh hưởng của các nhân tố ở trên đến thái độ học tập đã được các tác giả
khác nghiên cứu và chỉ ra những kết quả gì, bằng phương pháp nào, theo các lý
thuyết nào. Bằng mô hình này, nhà nghiên cứu có thể giới thiệu một cách ngắn

36
gọn đơn giản nội dung, trọng tâm nghiên cứu của mình với người đọc mà mang
tính hiệu quả cao.
1.6.5.3. Các thành phần của mô hình nghiên cứu
a) Các loại biến số
* Phân loại theo chức năng của biến số trong mô hình
- Biến phụ thuộc: là biến số cần phải giải thích, chịu sự tác động của một
hay nhiều biến số khác.
- Biến độc lập: là biến số giải thích cho biến số phụ thuộc. Biến độc lập hay
còn gọi là biến tác động sử dụng để giải thích sự biến thiên của các biến khác, có
thể là biến trung gian hoặc biến phụ thuộc. Một mô hình nghiên cứu có thể có một
hay nhiều biến độc lập.

Hình 1.7. Các loại biến trong mô hình nghiên cứu


- Biến trung gian: Biến đóng vai trò trung gian, làm cầu nối giữa biến độc
lập và phụ thuộc. Một mô hình có thể có một hay nhiều biến trung gian và có thể
có một hay nhiều cấp trung gian (A→B → C → D).

- Biến điều tiết: Biến làm thay đổi tác động của biến độc lập và biến phụ
thuộc (biến làm thay đổi mối quan hệ giữa 2 biến khác). Một mô hình nghiên cứu
có thể có một hay nhiều biến điều tiết và một biến điều tiết có thể làm thay đổi
một hay nhiều tác động của các cặp biến. Biến điều tiết có thể là biến định tính
hay định lượng.

Ví dụ: Nhiều công trình nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng thu nhập là
một yếu tố điều tiết lên mối quan hệ từ sự hài lòng đến lòng trung thành. Thu nhập
cao hơn có xu hướng làm tăng mối quan hệ từ sự hài lòng lên lòng trung thành.
37
Như vậy, mối quan hệ giữa sự hài lòng và lòng trung thành không giống nhau ở
tất cả các khách hàng mà sẽ thay đổi tùy vào thu nhập của người đó.

Nếu biến điều tiết là biến định tính, muốn đánh giá sự tác động của nó
chúng ta sẽ sử dụng phân tích cấu trúc đa nhóm (multigroup analysis) trên AMOS,
SMARTPLS.

Nếu biến điều tiết là biến định lượng, muốn đánh giá sự tác động của nó
chúng ta sẽ sử dụng mô hình có biến tương tác Interaction.

Biến kiểm soát: Biến kiểm soát thể hiện mức độ giải thích của chúng thế
nào cho biến thiên của biến phụ thuộc. Một mô hình có thể xuất hiện một hay
nhiều biến kiểm soát. Biến kiểm soát có thể là biến định tính hoặc biến định lượng
nhưng đa phần là biến định tính. Biến kiểm soát phổ biến là các biến về đặc điểm
của cá nhân như giới tính, độ tuổi.

Nếu biến kiểm soát là biến định tính, muốn đánh giá sự tác động của nó lên
biến phụ thuộc, chúng ta có hai lựa chọn: hoặc sẽ mã hóa sang biến giả (dummy)
và chạy hồi quy đánh giá tác động hoặc sẽ phân tích One-way ANOVA.

Nếu biến kiểm soát là biến định lượng, nó lại trở thành một biến độc lập,
chúng ta sẽ đánh giá sự tác động của nó như là biến độc lập X thông qua hồi quy.
* Phân loại theo tính chất số của biến số

- Biến định tính (qualitative variable) còn gọi là biến phân loại (categorical
variable) giúp cho việc phân loại các đối tượng nghiên cứu thành các nhóm khác
nhau. Khi xử lý dữ liệu, nhà nghiên cứu sẽ mã hóa các giá trị của biến định tính
thành các con số 1, 2, 3,… nhưng các con số này hoàn toàn chỉ mang tính chất
quy ước chứ không phải là giá trị thực của biến.

Ví dụ: Biến độ tuổi chúng ta chia thành các nhóm tuổi: (1) dưới 22 tuổi, (2)
từ 22 đến 30 tuổi, (3) từ 31 đến 50 tuổi, (4) trên 50 tuổi. Đây là một biến định tính
bởi nó phân loại đối tượng thành các nhóm tuổi khác nhau. Bốn nhóm tuổi được
quy ước thành các con số 1-2-3-4 trong xử lý dữ liệu, nó đơn thuần là giá trị quy
ước chứ không phải là số tuổi chính xác của đáp viên. Đáp viên có tuổi là 25 được
mã hóa thành giá trị 2 (từ 22 đến 30 tuổi) của biến độ tuổi thì con số 25 là giá trị
thực (giá trị định lượng) còn số 2 trong dữ liệu là số quy ước (giá trị định tính).
- Biến định lượng (quantiative variable) những biến mà các giá trị của
chúng là các con số giá trị thực.

38
Ví dụ: Cũng là biến độ tuổi nhưng dữ liệu chúng ta thu thập là con số tuổi
chính xác của đáp viên thì biến này sẽ là biến định lượng. Chúng ta hỏi đáp viên
“Tuổi của anh chị là:…..”, đáp viên điền vào số tuổi của họ, đó là giá trị thực.

- Phân biệt biến định tính và biến định lượng:

+ Biến có hai giá trị vừa là biến định tính vừa là biến định lượng: Những
biến có hai giá trị như giới tính (nam/nữ), quyết định mua (mua/không mua),…
được xếp vào dạng vừa là định tính vừa là định lượng. Chính vì vậy, khi thực hiện
các kiểm định yêu cầu loại biến đầu vào thì hầu như đa số các trường hợp, dạng
biến hai giá trị đều có thể tham gia.

Ví dụ: Trong mô hình nghiên cứu, chúng ta xem xét sự tác động của biến
kiểm soát giới tính gồm hai giá trị nam/nữ lên biến phụ thuộc sự hài lòng. Lúc
này, chúng ta có thể:

Thực hiện phân tích Independent Sample T-test hoặc One-way ANOVA.
Đây là hai kiểm định yêu cầu hai biến tham gia: một biến định lượng và một biến
định tính. Lúc này biến định lượng là sự hài lòng, biến định tính là giới tính.

Thực hiện hồi quy tuyến tính hoặc SEM xem xét sự tác động từ giới tính
lên sự hài lòng. Đây là kiểm định yêu cầu các biến tham gia đều phải là định
lượng. Lúc này biến giới tính cũng là một biến định lượng nên hoàn toàn có thể
tham gia vào mô hình hồi quy, mô hình SEM.

+ Biến định tính/định lượng được quyết định bởi dữ liệu của nó chứ không
phải tên biến.

Để xác định một biến là định tính hay định lượng, chúng ta cần dựa vào đặc
điểm dữ liệu của biến đó. Như ví dụ về biến độ tuổi đã đề cập ở mục số 1 và số 2
của bài viết, biến này đều có tên là độ tuổi, nhưng dữ liệu một bên là định tính,
một bên là định lượng.

Hay một ví dụ khác về biến thu nhập. Nếu thu nhập chúng ta chia thành
từng nhóm như dưới 10 triệu, từ 10 đến 20 triệu, trên 20 triệu thì đây là biến định
tính. Nếu chúng ta để con số thu nhập chính xác của đáp viên thì đó là biến định
lượng.

39
Chương 2. MẪU KHẢO SÁT VÀ THU THẬP SỐ LIỆU

2.1. Mẫu khảo sát

2.1.1. Khái niệm


Tổng thể hay còn gọi là đám đông nghiên cứu là tập hợp tất cả phần tử được
định nghĩa là thuộc phạm vi nghiên cứu. Tổng thể nghiên cứu là tập hợp các phần
tử mà thực tế có thể nhận dạng và lấy mẫu. Mẫu nghiên cứu là một phần của tổng
thể được lựa chọn để thu thập dữ liệu.
Đơn vị lấy mẫu là một hay một nhóm các phần tử để từ đó thực hiện việc
lấy mẫu trong mỗi giai đoạn của quá trình chọn mẫu. Phần tử là đơn vị mà nhà
nghiên cứu cần quan sát và thu thập dữ liệu (cá nhân, hộ gia đình, tổ chức,…).
Theo Giáo trình Phân tích số liệu thống kê, mẫu là một phần trong danh
sách hay nhóm các thành viên đại diện cho một tổng thể, có được từ các phương
pháp lựa chọn khác nhau cho việc thu thập thông tin nghiên cứu (Tài, 2008).
Mẫu cần phải đảm bảo tính đại diện cho tổng thể. Tổng thể có thể là một
nhóm người, chi tiết hoặc đơn vị đối tượng của nghiên cứu sẽ được điều tra. Tổng
thể được phân chia thành 2 nhóm: tổng thể lý thuyết và tổng thể có thể tiếp cận
được.
Tổng thể lý thuyết: là những nhóm đối tượng phù hợp trong nghiên cứu (có
thể rộng hơn, bao trùm tổng thể có thể tiếp cận được). Ví dụ: Khi nghiên cứu liên
quan đến sinh viên, thì tất cả sinh viên là tổng thể lý thuyết.
Tổng thể có thể tiếp cận được: là nhóm đối tượng có thể cho phép tiếp cận
trong quá trình nghiên cứu và lựa chọn mẫu. Với ví dụ trên, chúng ta không thể
tiếp cận được tất cả sinh viên do việc phân bố rất rộng. Do vậy, chỉ những sinh
viên ở khu vực nghiên cứu ta mới có thể tiếp cận được. Đây là nhóm tổng thể có
thể tiếp cận được.
Khung chọn mẫu là danh sách từ “Tổng thể có thể tiếp cận được”, được
dùng để chọn mẫu điều tra. Danh sách này nên toàn diện, hoàn chỉnh và được cập
nhật. Ví dụ: danh sách đăng ký cử tri, danh sách địa chỉ theo mã bưu điện, niên
giám điện thoại, tổng điều tra công nghiệp, tổng điều tra dân số.

40
2.1.2. Lý do phải chọn mẫu khảo sát
Tiết kiệm thời gian, chi phí, nhân lực so với việc khảo sát/nghiên cứu trên
toàn bộ đối tượng
Chọn mẫu đúng cách để đạt được mức chính xác cần có của kết quả
Tốc độ thu thập dữ liệu nhanh hơn, đảm bảo tính kịp thời của số liệu thống
kê.
Tính sẵn có của các đơn vị tổng thể
Thu thập được nhiều chỉ tiêu thống kê, đặc biệt các chỉ tiêu có nội dung
phức tạp, không có điều kiện điều tra ở diện rộng.
Chọn mẫu trong nghiên cứu giúp giảm sai số khi chọn mẫu sai (do sai số
cân, đo, đếm, khai báo, ghi chép,..)
Khuyết điểm của việc chọn mẫu: tồn tại “sai số”.

2.1.3. Quy trình chọn mẫu khảo sát


Bước 1. Định nghĩa tổng thể và phần tử.
Bước 2. Xác định khung lấy mẫu.
Bước 3. Xác định kích thước mẫu.
Bước 4. Xác định phương pháp chọn mẫu.
Bước 5. Tiến hành lấy mẫu theo phương pháp đã chọn.

2.1.4. Một số phương pháp chọn mẫu cơ bản


a) Phương pháp chọn mẫu xác suất (probability sampling)
- Chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản (simple random)
Cách đơn giản nhất của việc chọn các cá thể của mẫu trong cách chọn mẫu
ngẫu nhiên là sử dụng xác suất. Việc lựa chọn n các cá thể từ một quần thể sao
cho các cá thể có cơ hội bằng nhau hay một xác suất bằng nhau trong phương
pháp nầy. Thí dụ: Một trường học có 1.000 sinh viên, người nghiên cứu muốn
chọn ra 100 sinh viên để nghiên cứu về tình trạng sức khỏe trong số 1.000 sinh
viên. Theo cách chọn mẫu đơn giản thì chỉ cần viết tên 1.000 sinh viên vào trong
mẫu giấy nhỏ, sau đó bỏ tất cả vào trong một cái thùng và rồi rút ngẫu nhiên ra
100 mẫu giấy. Như vậy, mỗi sinh viên có một cơ hội lựa chọn như nhau và xác

41
suất chọn ngẫu nhiên một sinh viên trên dễ dàng được tính. Thí dụ trên ta có quần
thể N = 1.000 sinh viên và cỡ mẫu n = 100 sinh viên. Như vậy, sinh viên của
trường được chọn trong cách lấy mẫu ngẫu nhiên sẽ có xác suất là n/(N x 100)
hay 100/(1000 x 100) = 10%.
Một cách chọn mẫu ngẫu nhiên khác là sử dụng bảng số ngẫu nhiên trong
sách thống kê phép thí nghiệm hoặc cách chọn số ngẫu nhiên bằng các chương
trình thống kê trên máy tính.
- Chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống (systematic random sampling)
Theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống, tất cả đối tượng trong
tổng thể được liệt kê theo thứ tự định trước. Sau đó tùy vào quy mô mẫu và tổng
thể mà quyết định khoảng cách các mẫu.
Cách chọn mẫu: Chia N (tổng thể) thành n nhóm, trong đó mỗi nhóm gồm
k đối tượng. Sau đó, khoảng lấy mẫu k = N/n được áp dụng để tạo thành nhóm
mẫu.
Ví dụ: Yêu cầu đặt ra là cần chọn 5 khách hàng từ nhóm 20 khách hàng.
Cách thức thực hiện như sau:
Tính khoảng cách mẫu: k = 20/5 = 4
Chọn ngẫu nhiên một giá trị r: 1 =< r =< 4. Ví dụ chọn r = 3
Những khách hàng được chọn vào mẫu nghiên cứu sẽ lần lượt có số thứ tự
trong khung mẫu là:
Khách hàng thứ nhất: số thứ tự là 3
Khách hàng thứ hai: số thứ tự là 3 + 1(4) = 7
Khách hàng thứ ba: số thứ tự là 3 + 2(4) = 11
Khách hàng thứ tư: số thứ tự là 3 + 3(4) = 15
Khách hàng thứ năm: số thứ tự là 3 + 4(4) = 19
- Chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng (stratified random sampling)
Là kỹ thuật chọn mẫu được thực hiện bởi việc chia tổng thể thành các nhóm
riêng lẻ được gọi là tầng (ví dụ: giới tính, độ tuổi, thu nhập, trình độ học vấn,…).
Đặc điểm của chọn mẫu kiểu này là tiêu chí nghiên cứu trong từng tầng tương đối
đồng nhất, còn giữa các tầng có sự khác biệt. Sau khi đã phân tầng xong ta vẫn có

42
thể áp dụng cách chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản hoặc ngẫu nhiên hệ thống để
chọn đối tượng của từng tầng vào nghiên cứu.
Ví dụ đơn giản, trong đó nhóm mẫu gồm 10 đáp viên được chọn bằng cách
chia thành các nhóm (tầng) nam và nữ để đại diện của cả hai giới được đồng đều
trong nhóm mẫu.
- Chọn mẫu ngẫu nhiên cụm (cluster sampling)
Là kỹ thuật chọn mẫu trong đó việc lựa chọn ngẫu nhiên các nhóm cá thể
(ví dụ trong cùng làng, xã, trường học, khoa phòng, bệnh viện,…) từ nhiều cụm
trong một quần thể nghiên cứu. Trong trường hợp này, đơn vị mẫu là các cụm chứ
không phải là các cá thể. Cách thực hiện:
Bước 1: Xác định các cụm thích hợp.
Bước 2: Lập danh sách tất cả các cụm, chọn ngẫu nhiên một số cụm vào
mẫu. Có hai cách chọn mẫu theo ý tưởng của người nghiên cứu:
Cách 1: Tất cả các cá thể trong các cụm đã chọn vào nghiên cứu.
Cách 2: Liệt kê danh sách các cá thể trong các cụm đã chọn, sau đó áp dụng
cách chọn mẫu ngẫu nhiên đơn hoặc ngẫu nhiên hệ thống trong mỗi cụm để chọn
các cá thể vào mẫu.
- Chọn mẫu nhiều bậc (Multistage sampling)
Chọn mẫu nhiều bậc là dạng lấy mẫu kết hợp nhiều phương pháp chọn mẫu
với nhau. Chọn mẫu nhiều bậc có tính ứng dụng cao, phù hợp trong điều kiện các
nghiên cứu với tổng thể phức tạp.
Ví dụ: để nghiên cứu 1.000 hộ nông dân trồng lúa trong tỉnh X, người ta đã
lựa chọn như sau:
Chọn 5 huyện trong tỉnh X
Trong mỗi huyện đã chọn, chọn 4 xã
Tại mỗi xã đã chọn, chọn 5 ấp
Với mỗi ấp, chọn 10 hộ nông dân
Sau đó, tiến hành nghiên cứu dựa trên số mẫu thu được.
- Tổng hợp các cách chọn mẫu xác suất

43
Bảng 2.1. Tổng hợp các cách chọn mẫu xác suất
Phương pháp
TT Ưu điểm Nhược điểm
chọn mẫu

Cần phải có một danh sách của các đơn vị


Dễ thực hiện, tính khách quan cao. mẫu. Không dùng được cho mẫu lớn hoặc
Ngẫu nhiên đơn Có thể lồng ghép vào tất cả các kỹ mẫu dao động.
1
giản thuật chọn mẫu xác suất phức tạp Mẫu được chọn có thể phân tán khó thu thập.
khác.
Có khả năng bỏ sót vài nhóm trong tổng thể.

Nhanh, dễ thực hiện. Độ chính xác


Chọn mẫu hệ Có thể bị trùng lặp, dẫn đến mẫu thiếu tính
2 cao, chọn đối tượng theo mục đích
thống đại diện
điều tra. Tính đại diện cao hơn.
Độ chính xác cao. Tính đại diện cao
Chọn mẫu phân Cần thiết lập khung mẫu cho từng tầng. Điều
3 hơn và dễ quản lý mẫu ngẫu nhiên
tầng này thường khó thực hiện trong thực tế.
đơn giản.
Áp dụng cho phạm vi rộng lớn, độ Tổng thể phải lớn. Nếu cùng cỡ mẫu tính đại
Chọn mẫu theo phân tán cao.
4 diện hoặc tính chính xác thấp hơn mẫu ngẫu
cụm
Dễ chọn và chi phí rẻ hơn. nhiên đơn giản.

Hiệu quả trong việc thu thập dữ liệu Mức độ chủ quan cao. Kết quả nghiên cứu
Chọn mẫu
5 sơ cấp. Hiệu quả về chi phí và thời không bao giờ có thể đại diện 100%. Sự hiện
nhiều bậc
gian. Mức độ linh hoạt cao. diện của thông tin cấp nhóm là bắt buộc.
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
b) Phương pháp chọn mẫu phi xác xuất (non-probability sampling)
- Chọn mẫu thuận tiện (convenience sampling)
Là kỹ thuật chọn mẫu, trong đó, tất cả cá thể trong quần thể có cùng cơ hội
(cùng xác suất) để được chọn vào mẫu.
Chọn mẫu thuận tiện là cách chọn mẫu mà người nghiên cứu chỉ cần chọn
một đặc điểm phù hợp với nghiên cứu và thực hiện phỏng vấn những người có
thể tiếp xúc được. Ví dụ: chọn mẫu nghiên cứu gần nhà, xung quanh người nghiên
cứu, hoặc chọn mẫu đi ngang qua trong khu vực mà nhà nghiên cứu muốn nghiên
cứu.
Đây là kỹ thuật lấy mẫu được sử dụng phổ biến nhất vì nó cực kỳ nhanh
chóng, không phức tạp và ít tốn kém.
- Chọn mẫu định mức (quota sampling)
Lấy mẫu định mức là cách lấy mẫu được thực hiện cho đến khi chọn được
một số lượng cần thiết nào đó (hạn ngạch) cho các quần thể con khác nhau. Gần
giống như chọn mẫu phân tầng là chia tổng thể thành các nhóm riêng lẻ, chọn mẫu

44
định mức sẽ lấy các mẫu thuận tiện, cho tới khi đủ số lượng (khác với chọn mẫu
phân tầng sẽ chọn các đối tượng một cách ngẫu nhiên).
Ví dụ: Cần chọn 100 sinh viên từ 1.000 sinh viên của đại học X, trong đó
có 50 nam, 50 nữ. Nhà nghiên cứu chọn các sinh viên nam và nữ theo phương
pháp chọn mẫu tiện lợi. cho đến khi có đủ 50 nam và 50 nữ.
- Chọn mẫu có mục đích (purposes sampling/judgement sampling)
Mẫu có mục đích là mẫu được nhà nghiên cứu chọn một cách chủ quan,
dựa trên phán đoán, khi xác định các nhóm đối tượng quan trọng trong quần thể.
Từ đó, xác định tỷ lệ chọn mẫu phù hợp cho các nhóm, với điều kiện các mẫu này
có tính đại diện cho tổng thể nghiên cứu. Chọn mẫu có mục đích thường được
dùng trong điều tra thăm dò và phỏng vấn sâu.
Ví dụ: phóng viên nghiên cứu đánh giá của người dân về việc ngập nước.
Khi đó người phóng viên phán đoán và chọn người cần hỏi.
- Chọn mẫu tuyết lăn (snowball sampling)
Lấy mẫu cầu tuyết thường được dùng để nghiên cứu các mẫu khó tiếp cận,
hiếm và khó tìm. Phương pháp này tìm mẫu từ nguồn giới thiệu của mẫu đầu tiên,
hoặc từ thông tín viên có mối liên hệ với đối tượng mẫu sẽ làm trung gian hỗ trợ
tiếp cận mẫu nghiên cứu.
- Lấy mẫu tự lựa chọn (self-selection (volunteer) sampling)
Lấy mẫu tự lựa chọn hay còn gọi là lấy mẫu tình nguyện viên. Bản thân
người được hỏi sẽ tự quyết định xem họ tham gia vào cuộc điều tra hay không.
Các tình nguyện viên phải được sàng lọc để có được một tập hợp các đặc điểm
phù hợp với mục đích của cuộc khảo sát.
Ví dụ: khảo sát đánh giá của người tiêu dùng sản phẩm kem đánh răng tại
siêu thị. Khi đó nhân viên khảo sát sẽ mời khách hàng đi siêu thị tham gia khảo
sát.
- Chọn mẫu chuyên gia
Chọn mẫu chuyên gia liên quan đến chọn một mẫu bao gồm những người
đã được biết là có kinh nghiệm và chuyên môn trong một lĩnh vực nào đó. Thường
chúng ta thu xếp một mẫu như vậy dưới danh nghĩa là “một nhóm chuyên gia”.

45
- Nhóm quan tâm
Phương pháp này thường hay được dùng trong nghiên cứu thị trường nhằm
tìm hiểu những mặt hàng cụ thể mà xã hội cần và sẽ tiêu dùng. Để nghiên cứu
chúng ta thường điều tra 10-20 người cùng mua một mặt hàng nào đó để đại diện
cho nhóm những người có cùng sở thích hoặc nhóm khách hàng tiềm năng.
- Tổng hợp các các cách chọn mẫu phi xác suất

Bảng 2.2. Tổng hợp các cách chọn mẫu phi xác suất
Phương pháp chọn
Ưu điểm Nhược điểm
mẫu
Bởi vì mẫu là một cơ hội và tình
Chọn mẫu tiện lợi Một phương pháp mang tính thực
nguyện do vậy mà nó đôi khi không
(convenience tế bởi vì việc lựa chọn mẫu luôn
giống như những cá thể khác trong
sampling) có sẵn.
tổng thể nghiên cứu.
Có thể hiện thực nếu như phần số
Chọn mẫu định mức Các số liệu đã có phải luôn được cập
liệu có sẵn mô tả tỷ lệ của các
(quota sampling) nhật để có tỷ lệ chính xác.
nhóm.
Tiết kiệm chi phí và thời gian nhất,
Chọn mẫu có mục Dễ bị sai sót trong đánh giá của nhà
có thể là phương pháp thích hợp
đích nghiên cứu. Mức độ tin cậy thấp và
duy nhất nếu chỉ có một số lượng
(purposes mức độ sai lệch cao. Không có khả
hạn chế các nguồn dữ liệu sơ cấp
sampling/judgement năng khái quát hóa kết quả nghiên
và có tính ứng dụng cao trong
sampling) cứu.
nghiên cứu nhân học.
Việc lựa chọn này có thể dẫn đến
Chon mẫu tuyết lăn Thích hợp trong điều kiện không những sai sót chọn mẫu. Không thể
(snowball sampling) có khung chọn mẫu kiểm tra được ai là người sẽ được
tham gia.
Lấy mẫu tự lựa chọn
Phù hợp với các nghiên cứu thuộc
(self-selection Có thể chứa đựng những sai sót chọn
dạng thị trường hay đối với những
(volunteer) mẫu và tính đại diện.
nhóm khó tiếp cận.
sampling)
Phù hợp cho các nghiên cứu Khó khăn trong tập hợp các chuyên
Chọn mẫu chuyên chuyên sâu hay việc tham khảo gia. Cần có lượng kiến thức vững
gia kinh nghiệm cho những vấn đề lý chắc và am hiểu để phân tích những
luận nhà nghiên cứu đưa ra. kết quả do chuyên gia đưa ra.
Phải là những nhóm tương đối nhỏ
Phù hợp trong việc định hướng
Nhóm quan tâm nhưng mang tính đại diện cho tổng
cho việc phát triển điều tra.
thể lớn hơn.
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
c) Vận dụng các phương pháp chọn mẫu

46
Để thực hiện tốt việc chọn mẫu, nhà nghiên cứu cần căn cứ vào những điểm
khác biệt chính của các phương pháp chọn mẫu để áp dụng, sao cho phù hợp với
nghiên cứu và năng lực.

Bảng 2.3. Phân biệt chọn mẫu xác suất và mẫu phi xác suất
Tiêu chí Mẫu xác xuất Mẫu phi xác suất
Nhận định chủ quan của người nghiên
Mẫu Mẫu được chọn ngẫu nhiên
cứu được sử dụng để chọn mẫu
Cơ hội được lựa chọn chia đều Không phải đối tượng nào cũng có cơ
Chọn mẫu
cho từng đối tượng hội được lựa chọn
Được sử dụng để giảm sai lệch Nhà nghiên cứu không quá quan tâm
Sai lệch mẫu
lấy mẫu đến sai lệch mẫu
Hiệu quả khi thu nhập dữ liệu từ Hữu ích trong môi trường cụ thể, với
Hiệu quả
tổng thể có tính đa dạng các thành tố lấy mẫu chung đặc điểm
Không giúp đại diện cho tổng thể một
Tính đại diện Có tính đại diện cho tổng thể
cách chính xác

Tìm đối tượng Khó tìm đúng đối tượng Dễ dàng tìm được đối tượng

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

- Khi nào sử dụng chọn mẫu xác suất?


Khi muốn giảm độ lệch lấy mẫu: phương pháp lấy mẫu này được sử dụng
khi cần độ sai lêch thấp nhất. Lấy mẫu xác suất cho kết quả chất lượng cao, vì nó
tạo ra nhóm đại diện của tổng thể mà không có sự thiên vị.
Khi tổng thể đa dạng: các nhà nghiên cứu sử dụng phương pháp này vì giúp
tạo ra các mẫu có tính đại diện cho tổng thể. Ví dụ, khi điều tra các nội dung liên
quan đến dân số, phương pháp chọn mẫu này sẽ giúp lấy mẫu từ nhiều tầng lớp
kinh tế - xã hội, hoàn cảnh khác nhau,... đại diện cho tổng thể.
Khi cần tạo mẫu chính xác: lấy mẫu xác suất giúp nhà nghiên cứu tạo mẫu
chính xác về tổng thể. Các nhà nghiên cứu sử dụng các phương pháp thống kê đã
được chứng minh để rút ra một cỡ mẫu chính xác để thu dữ liệu.
- Khi nào sử dụng chọn mẫu xác suất?
Sử dụng phương pháp chọn mẫu này trong các trường hợp sau:
Khi muốn tiến hành nghiên cứu định tính, nghiên cứu thử nghiệm hoặc
nghiên cứu khám phá.
Khi nhà nghiên cứu không có ý định sẽ tạo ra các kết quả mang tính khái
quát hóa tổng thể nghiên cứu.

47
Khi cần biết một đặc điểm hoặc đặc điểm cụ thể nào đó có tồn tại trong
tổng thể hay không.
Khi nhà nghiên cứu bị hạn chế về thời gian tiến hành nghiên cứu, hoặc có
những hạn chế về ngân sách.
Khi nhà nghiên cứu cần quan sát cụ thể một vấn đề nào đó, cần phân tích
sâu.

2.2. Các phương pháp khảo sát, thu thập số liệu


2.2.1. Khái niệm
Khảo sát là phương pháp sử dụng bảng hỏi (phiếu câu hỏi) để thu thập dữ
liệu phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu. Về mặt lý thuyết, phương pháp khảo sát có
thể sử dụng cả trong nghiên cứu định tính và định lượng. Trên thực tế, phương
pháp khảo sát thường được sử dụng nhằm thu thập dữ liệu trên diện rộng phục vụ
các phương pháp nghiên cứu định lượng. Đây là phương pháp thu thập dữ liệu sơ
cấp khá thông dụng trong nghiên cứu quản lý.
2.2.2. Yêu cầu khi sử dụng phương pháp khảo sát
Phương pháp khảo sát phù hợp nhất khi dữ liệu cần thu thập có những đặc
điểm như sau:
Dữ liệu cần thu thập nằm rải rác ở từng đối tượng.
Dữ liệu có sự khác biệt giữa các đối tượng.
Dữ liệu thu thập từ các đối tượng là đáng tin cậy.
Dữ liệu thu thập trên diện rộng.
Ngoài các vấn đề chung, trong nghiên cứu khảo sát, bốn vấn đề cơ bản cần
được chú ý là:
Xác định mẫu khảo sát (hỏi ai).
Xây dựng phiếu khảo sát (hỏi cái gì).
Quy trình khảo sát (hỏi như thế nào).
Quy trình chuẩn bị số liệu (chuẩn bị số liệu như thế nào).
2.2.3. Các bước chính khi thiết kế bảng khảo sát
Bảng khảo sát là tập hợp các câu hỏi được trình bày theo một trình tự nhất
định để người được hỏi trả lời dễ dàng và chính xác. Khi tiến hành thiết kế bảng
khảo sát, người nghiên cứu cần phải trải qua 7 bước chính sau:
Bước 1. Xác định thông tin cần thu thập

Làm thế nào để xác định đầy đủ và chi tiết các thông tin cần thu thập Khi
thiết kế bảng câu hỏi phải dựa vào:
48
Dựa vào vấn đề nghiên cứu.
Dựa vào nhu cầu thông
Dựa vào khung lý thuyết.
Bước 2. Xác định phương pháp phỏng vấn
Có ba phương pháp phỏng vấn chính: phỏng vấn trực diện, phỏng vấn qua
điện thoại, và phỏng vấn bằng cách gửi thư/email/câu hỏi điện tử. Đối với mỗi
phương pháp khác nhau người nghiên cứu sẽ xây dựng cấu trúc bảng câu hỏi khác
nhau.
Bước 3. Xác định nội dung câu hỏi
Nội dung các câu hỏi thường xoay quanh việc thu thập thông tin về:
Các sự kiện thực tế.
Kiến thức của đối tượng được hỏi.
Ý kiến thái độ của người đó.
Một số dữ liệu căn bản về cá nhân đối tượng nghiên cứu để phân lọai, thông
tin liên lạc, và tìm kiếm các biến số liên
Bước 4. Xác định hình thức câu trả lời
Trả lời cho các câu hỏi đóng, gồm các dạng:
Chọn một trong nhiều lựa chọn.
Chọn nhiều lựa chọn.
Xếp theo thứ tự.
Trả lời cho các câu hỏi mở
Câu hỏi trả lời tự
Câu hỏi có tính chất thăm dò.
Bước 5. Xác định cách sử dụng từ ngữ
Nên dùng từ ngữ quen thuộc, tránh dùng tiếng lóng hoặc từ chuyên môn.
Nên dùng từ ngữ dễ hiểu, để mọi người ở bất cứ trình độ nào cũng có thể
hiểuđược.
Tránh đưa ra câu hỏi dài quá.
Tránh đặt câu hỏi mơ hồ, không rõ ràng.
Bước 6. Xác định trình tự và hình thức bảng câu hỏi
Nguyên tắc để có bảng câu hỏi đẹp:
Mỗi phần nên được trình bày phân biệt (dùng màu giấy khác nhau).
Đánh số các câu hỏi theo thứ tự.
Mã hóa các phương án trả lời.

49
Sử dụng dạng chữ rộng, rõ ràng.
Đừng để các câu hỏi bị ngắt khi sang trang mới.
Đưa ra các hướng dẫn cụ thể cho bảng hỏi nếu cần, tiếp đó là câu hỏi.
Phân biệt giữa hướng dẫn với câu hỏi.
Bước 7. Phỏng vấn thử và hoàn thiện bảng câu hỏi
Câu hỏi đánh giá được nội dung theo mục đích đưa ra cho nó.
Tất cả đều hiểu được câu hỏi và hiểu theo nghĩa giống
Các hướng dẫn dễ hiểu hoặc dễ theo dõi.
Liệu đã đưa ra hết các câu trả lời cho vấn đề chưa?
Có thiếu câu hỏi nào một cách hệ thống/thường xuyên không?
Kiểm tra các lỗi kỹ thuật cơ bản.
2.2.4. Cách thiết kế bảng câu hỏi khảo sát
a) Cơ sở khi xây dựng câu hỏi khảo sát
Hai yếu tố cực kỳ quan trọng cần nắm rõ trước khi nghiên cứu:
Thứ nhất là đặc điểm của đối tượng, ví dụ trình độ học vấn, văn hóa, điều
kiện kinh tế, độ tuổi,… Câu hỏi cần phù hợp với đặc điểm của đối tượng để đối
tượng có thể và muốn trả lời.
Thứ hai là thông tin cần thu thập theo khung nghiên cứu. Thông tin cần thu
thập là gốc để đặt câu hỏi. Tuy nhiên, câu hỏi không nhất thiết hỏi thẳng vào thông
tin cần mà phải hỏi những thông tin mà đối tượng có thể trả lời.
b) Các loại câu hỏi khảo sát
b.1. Phân theo hình thức
Phân theo hình thức, có câu hỏi đóng, câu hỏi có nhiều lựa chọn và câu hỏi
mở
Câu hỏi đóng đơn giản: là dạng câu hỏi chỉ có hai thái cực trả lời như “Có”/
“Không”, “Đúng”/ “Sai”,…
Câu hỏi có lựa chọn định sẵn và đối tượng có thể chọn nhiều phương án
phù hợp: Đây là một dạng khác của câu hỏi đóng đơn giản khi bản thân mỗi
phương án là một câu hỏi đóng.
Câu hỏi có lựa chọn định sẵn nhưng chỉ chọn một phương án.
Câu hỏi mở: Dạng câu hỏi này không có các phương án để lựa chọn mà đối
tượng có thể điền câu trả lời theo ý của mình. Câu hỏi mở được sử dụng hạn chế
trong khảo sát định lượng vì sẽ mất công mã hóa.
b.2. Phân theo nội dung

50
Phân theo nội dung, câu hỏi có thể chia làm ba loại
Câu hỏi về thông tin khách
Câu hỏi về hành vi hoặc trải nghiệm cụ thể.
Câu hỏi về cảm nhận, thái độ và đánh giá của đối tượng.
c) Những chú ý khi thiết kế tổng thể bảng câu hỏi
Thiết kế tổng thể bảng câu hỏi cũng là một công đoạn quan trọng để đảm
bảo đối tượng muốn trả lời bảng câu hỏi. Có một số kinh nghiệm khi thiết kế
bảng câu hỏi như sau
c.1. Hình thức
Bảng câu hỏi cần được trình bày cẩn thận, dễ nhìn và nhất quán. Việc thiết
kế cũng đảm bảo thuận lợi cho đối tượng lựa chọn và điền câu trả lời.
c.2. Giới thiệu
Bảng câu hỏi nên có phần giới thiệu hoặc thư giới thiệu đính kèm. Phần giới
thiệu cần nêu mục đích cuộc khảo sát (không nhất thiết phải quá cụ thể - nên dừng
ở mức mà đối tượng quan tâm). Phần này cũng nên khẳng định việc bảo mật danh
tính người trả lời và cung cấp địa chỉ liên hệ của nhóm nghiên cứu.
c.3. Các câu hỏi cơ bản
Có thể phân chia câu hỏi theo các phần để đối tượng dễ trả lời. Nên bắt đầu
bằng những phần dễ trả lời, ít nhạy cảm.
Trong một số trường hợp đối tượng trả lời có thể bỏ qua một số câu hỏi.
Khi đó, việc hướng dẫn chuyển câu hỏi cần được ghi rõ ràng (ví dụ: Nếu trả lời
“Không”, chuyển sang câu 10).
Khi có các câu hỏi nhạy cảm, nên đan xen với những câu hỏi ít nhạy cảm
hơn.
Ưu tiên các câu hỏi về thông tin khách hàng, sau đó đến câu hỏi về trải
nghiệm và hành vi. Các câu hỏi về cảm nhận và đánh giá có ưu tiên thấp hơn, trừ
khi chính cảm nhận và đánh giá của đối tượng là mục tiêu cần nghiên cứu.
c.4. Các câu hỏi theo nhóm
Các câu hỏi phân nhóm thường là đặc điểm của đối tượng trả lời (Cá nhân,
hộ gia đình, doanh nghiệp,…). Các thông tin này dùng để phân nhóm, so sánh
nhóm và để kiểm soát khi sử dụng các mô hình kiểm định thống kê.
c.5. Độ dài bảng câu hỏi
Độ dài bảng câu hỏi phụ thuộc vào hai yếu tố cơ bản: thông tin cần thu thập
và nguồn lực của đề tài. Một bảng câu hỏi quá dài thường khó thuyết phục các đối

51
tượng trả lời. Ngược lại, một bảng câu hỏi quá ngắn có thể không thu thập đủ
thông tin cần thiết. Khi không có lợi ích đi kèm (ví dụ: quà tặng), một đối tượng
có thể chỉ sẵn sàng dành 20 - 25 phút để trả lời bảng câu hỏi.
2.2.5. Xây dựng và thực hiện quy trình khảo sát
Sau khi xác định mẫu khảo sát và xây dựng bảng khảo sát, bước tiếp theo
là xác định quy trình khảo sát để đảm bảo thu thập được thông tin với độ tin cậy
cao.
a) Quy trình khảo sát qua thư
Kiểm tra lại địa chỉ liên hệ của đối tượng.
Tiến hành gởi thư tới các đối tượng.
Gọi điện thông báo trước.
Gửi thư cảm ơn.
b) Quy trình khảo sát bằng phương pháp phỏng vấn
Tập huấn cho các bộ phỏng vấn: Phỏng vấn trực tiếp đòi hỏi có nhiều người
cùng tham gia cùng phỏng vấn. Các cán bộ phỏng vấn cần thực hiện đúng quy
trình phỏng vấn một cách nhất quán.
Gọi điện liên hệ và hẹn thời gian phỏng vấn.
Tiến hành phỏng vấn: Nhóm nghiên cứu cần đảm bảo địa điểm phỏng vấn
thuận lợi cho việc trả lời một cách khách
Giám sát và đảm bảo chất lượng.
2.2.6. Quy trình chuẩn bị số liệu khảo sát
a) Nhập liệu
Công đoạn này cần thiết đối với phương pháp thu thập qua thư hoặc phỏng
vấn trực tiếp bằng phiếu giấy. Cần lưu ý:
Mỗi dòng được dành cho một quan sát (thường là một phiếu).
Mỗi cột là một trường dữ liệu.
Mỗi phiếu câu hỏi gán một mã.
Nhập dữ liệu theo trình tự câu hỏi và trung thành với giá trị trong bảng câu
hỏi.
Không tiến hành điều chỉnh khi nhập số liệu trừ khi nhận rõ sai sót khi nhập
số liệu.
Nhập phiếu hai lần độc lập.

52
File dữ liệu có thể được kiểm tra bằng các lệnh tần suất đơn giản. Nếu có
các giá trị nằm ngoài khoảng cho phép hoặc đáng ngờ thì nhóm nghiên cứu có thể
đối chiếu lại với phiếu câu hỏi.
b) Kiểm định các thang đo
Các biến số về thái độ, hành vi, hay cảm nhận thường được đo lường bằng
một số câu hỏi hoặc mệnh đề. Kể cả khi những thước đo được kiểm định cẩn thận
ở những nghiên cứu trước đó, đối với mỗi cuộc khảo sát, những thước đo này vẫn
cần được kiểm tra về độ tin cậy.
Phân tích nhân tố (factor analysis): Phân tích nhân tố chính là việc kiểm tra
xem các mệnh đề/câu hỏi có thực sự nhóm lại với nhau thành thước đo như trong
lý thuyết hay không. Với các khảo sát khác nhau, có thể một số mệnh đề không
vào cùng nhóm với các mệnh đề khác. Khi đó nhóm nghiên cứu cần tiếp tục kiểm
tra độ tin cậy để ra quyết định.
Phân tích độ tin cậy (Reliability analysis): Phân tích độ tin cậy là xem các
mệnh đề có thực sự “thống nhất” với nhau để cùng đo lường biến số cần đo hay
không. Chỉ số đo lường sự thống nhất này là Cronbach’s alpha. Chỉ số này tốt là
từ 0,7 trở lên và tối thiểu cần đạt là 0,63 (D’Vellis, 1990).
Các phần mềm thống kê có thể giúp thực hiện hai phép phân tích này khá
nhanh chóng và dễ dàng. Bạn đọc có thể tìm hiểu kỹ thuật phân tích nhân tố ở các
sách vở viết về thống kê toán.

53
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH

3.1. Khái niệm


3.1.1. Khái niệm nghiên cứu định tính:
Theo Marshall và Rossman (1998): Nghiên cứu định tính là một phương
pháp điều tra được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khoa học kỹ thuật khác nhau,
không những trong khoa học xã hội mà còn trong nghiên cứu kinh tế. Mục đích
của nghiên cứu định tính nhằm tìm kiếm sự hiểu biết sâu sắc về hành vi của con
người và lý do chi phối hành vi như vậy. Nghiên cứu định tính điều tra lý do tại
sao và làm như thế nào của việc ra quyết định, không chỉ là những gì, mà còn ở
đâu, khi nào (Marshall, C. and Rossman, G.B, 1998).
Nghiên cứu định tính là nghiên cứu nhằm phát hiện hoặc đề xuất các luận
điểm khoa học mà không sử dụng các công cụ thống kê toán, kinh tế lượng, hay
công cụ có thể giúp lượng hóa các nhân tố (Thắng, 2022)
Nghiên cứu định tính hay tiếp cận đối tượng nghiên cứu một cách rất tự
nhiên để đảm bảo rằng những ý kiến, hành vi, quan điểm mà đối tượng đang
đượcnghiên cứu sẽ đưa ra một cách chính xác và khách quan nhất có thể.
Nghiên cứu định tính sẽ trả lời cho những câu hỏi về “tại sao”, ‘như thế
nào” của một hành vi, hiện tượng nào đó. Một trong những ví dụ điển hình cho
phương pháp phỏng vấn cá nhân là người phỏng vấn sẽ đặt ra những câu hỏi để
cho người trả lời có thể thoải mái đưa ra quan điểm cá nhân của mình. Sau đó
người phỏngvấn sẽ thu thập được các thông tin đa dạng, thậm chí họ chưa từng
nghĩ đến.
3.1.2. Phương pháp nghiên cứu định tính:
Phương pháp nghiên cứu định tính là một dạng nghiên cứu thường hay sử
dụng để tìm hiểu ý kiến, thăm do quan điểm để tìm ra bản chất của các vấn đề.
Bên cạnh đó việc nghiên cứu định tính còn giúp phát hiện ra những xu hướng của
khách hàng trong tương lai nữa. Hiện nay phương thức thu thập dữ liệu trong
nghiên cứu định tính rất đa dạng và hầu như không có một cấu trúc nào cụ thể.
Trong đó có một số phương pháp có thể kể đến như phỏng vấn cá nhân, quan sát
hay nhóm chọn lọc. Đặc biệt phần mẫu của phương pháp này thường nhỏ và được
chọn lọc kỹ lưỡng.

54
3.2. Đặc điểm của nghiên cứu định tính
Vấn đề nghiên cứu sẽ được nhìn nhận dưới góc độ của người trong cuộc:
Việc người nghiên cứu đóng vai trò quan trọng sẽ giúp cho chúng ta hiểu rõhơn
những vấn đề mà phương pháp định lượng dễ bỏ qua. Nghiên cứu định tính sẽ chỉ
giúp nghiên cứu được thái độ, hành vi của người nghiên cứu.
Nghiên cứu định tính có tính linh hoạt rất cao vì không sử dụng một cấu
trúc cố định.
Giúp cho người nghiên cứu phát hiện được ra những thông tin hữu ích một
cách nhanh chóng.
Thời gian nghiên cứu, thời gian tiến hành một dự án nghiên cứu định tính
thường khá ngắn, tiêu tốn ít chi phí

3.3. Các phương pháp thu thập dữ liệu định tính


3.3.1. Phương pháp quan sát:
Trong nghiên cứu/khảo sát, ngoài việc thực hiện các phương pháp thu thập
dữ liệu trực tiếp từ đối tượng khảo sát, người quan sát thường dùng phương pháp
quan sát để kết hợp thu thập thông tin đồng thời kiểm nghiệm lại những kết quả
trong quá trình tiếp xúc trực tiếp với đối tượng.

Bảng 3.1. Khái quát một số phương pháp nghiên cứu định tính
STT Phương pháp Diễn giải
Là quá trình nghiên cứu sử dụng các phương pháp luận
chủ quan để thu thậpthông tin hoặc dữ liệu có hệ thống.
1 Quan sát Trọng tâm của quan sát định tính là quá trình nghiên
cứu sử dụng các phương pháp luận chủ quan để thu thập
thông tin hoặc dữ liệu
Thực hiện phỏng vấn sâu là một trong những phương
pháp nghiên cứu địnhtính phổ biến nhất. Đây là một
2 Phỏng vấn sâu cuộc phỏng vấn cá nhân được thực hiện với một người
trả lời tại một thời điểm nhằm tạo cơ hội để có được
thông tin chi tiết từ người trả lời.

55
Đặt câu hỏi và thảo luận giữa một nhóm đối tượng mục
Thảo luận tiêu (6 – 10 người).Phương pháp này rất hữu ích khi
3
nhóm nghiên cứu thị trường về sản phẩm mới và thử nghiệm
các khái niệm mới.
Nghiên cứu Nghiên cứu sâu vấn đề ở một trường hợp điển hình, cụ
4
tình huống thể sau đó rút ra quy luật chung.
Thay đổi đáng kể nhất là phương pháp được được sử
dụng phổ biến trong lĩnh vực phát triển do hai tác giả
Rick Davies và Jessica Dart nghiên cứu và có những
Thay đổi đáng hướng dẫn chi tiết về cách thức thực hiện. Trong nghiên
kể nhất (Most cứu phát triển, MSC là phương pháp được dùng để theo
5 Significant dõi những thay đổi ở cộng đồng thông qua việc thu thập
Change - những thông tin dưới dạng câu chuyện về thay đổi đáng
MSC) kể. Từ đó phân tích có hệ thống những câu chuyện tiêu
biểu nhất từ cộng đồng và lựa chọn ra những câu chuyện
– theo nhận thức của các nhóm, các cộng đồng là có tính
chất thay đổi đáng kể nhất.
Đánh giá có sự
PRA là một bộ các công cụ hữu ích để trợ giúp các nhà
tham gia của
nghiên cứu thu thập thông tin và phân tích các vấn đề
cộng đồng
nghiên cứu trong cộng đồng. Công cụ này được sử dụng
6 (Participatory
nhiều trong việc theo dõi và đánh giá các kết quả/tác
Rural
động của những can thiệp phát triển, sử dụng nhiều
Appraisals-
trong công tác lập kế hoạch.
PRA)
(Nguồn: tác giả tổng hợp)
Đối tượng quan sát rất đa dạng, có thể là một cá nhân, một nhóm người,
một đơn vị/cơ sở, một sự kiện xã hội … Do vậy, khi thực hiện phương pháp quan
sát có thể lựa chọn các hình thức quan sát khác nhau như sau:
a) Quan sát có tham gia

56
Là hình thức quan sát đòi hỏi người quan sát cần có thời gian sống nhất
định cùng môi trường với đối tượng quan sát. Thông thường quan sát có tham gia
được tiến hành trong thời gian dài và liên tục. Ví dụ khi quan sát doanh nghiệp
hay cơ sở sản xuất/kinh doanh đòi hỏi người quan sát cần thâm nhập hẳn trong
môi trường doanh nghiệp hay cơ sở đó như là một thành viên cùng làm việc, cùng
tham gia các hoạt động. Hình thức quan sát này có ưu điểm lớn là mang lại hiểu
biết sâu sắc về mọi mặt của đối tượng quan sát, thu được những thông tin toàn
diện và hiệu quả.
b) Quan sát không tham gia
Là hình thức mà người quan sát không trực tiếp tham gia trong môi trường
quan sát hay nhóm đối tượng cần quan sát. Họ quan sát với tư cách người ngoài
cuộc. Với hình thức quan sát này, người quan sát có thể không nắm các chi tiết
đầy đủ như người ở trong cuộc nhưng lại có điều kiện quan sát hoàn cảnh/môi
trường/hành vi một cách toàn cảnh hơn, khách quan hơn mà không bị phụ thuộc
vào những tình huống xảy ra trong quá trình quan sát. Quan sát không tham gia
có ưu điểm lớn khi quan sát trong phạm vi rộng, lĩnh vực lớn hay nhóm người
đông hay cả một cộng đồng dân cư.
c) Quan sát công khai
Là hình thức quan sát mà nhà nghiên cứu thông báo rõ cho đối tượng được
quan sát biết về phương pháp mà nhà nghiên cứu đang cần tìm hiểu vấn đề gì, nội
dung để làm gì. Do vậy, với hình thức quan sát này, đối tượng được quan sát biết
rõ về mục đích và nội dung của hoạt động quan sát.
d) Quan sát bí mật
Là hình thức quan sát thường hay được sử dụng khi thấy các hình thức quan
sát công khai khó thu thập được những dữ liệu cần thiết. Với hình thức quan sát
này, đối tượng được quan sát không hề biết về người quan sát và các nội dung
quan sát. Do vậy, đối tượng được quan sát cũng không biết mình đang được quan
sát. Quan sát bí mật có khả năng đạt được hiệu quả lớn, thu thập được nhiều thông
tin khách quan nhưng lại rất khó khăn trong quá trình thực hiện. Vì thế, khi thực
hiện hình thức quan sát bí mật đòi hỏi người thực hiện nên là những nhà nghiên

57
cứu/chuyên viên khảo sát có kinh nghiệm và phải tuân thủ tuyệt đối nguyên tắc
cũng như đạo đức nghiên cứu.

3.3.2. Phương pháp phỏng vấn sâu


Phương pháp phỏng vấn sâu (PVS) là một trong những phương pháp thu
thập thông tin định tính được các nhà nghiên cứu sử dụng khá phổ biến trong các
lĩnh vực khác nhau. Đã xuất hiện từ rất lâu trong nghiên cứu khoa học nói chung,
cho đến nay phương pháp này vẫn được đánh giá là một trong những phương pháp
hiệu quả nhất để thu thập ý kiến cá nhân.
Điểm mạnh của phương pháp này là khi thu thập những ý kiến, quan điểm,
kinh nghiệm của người được phỏng vấn, nhà nghiên cứu sẽ khai thác một cách cụ
thể, đi sâu vào nhiều cạnh của vấn đề. Trước khi tiến hành phương pháp này cần
phác thảo bộ câu hỏi hướng dẫn cho người thực hiện với các câu hỏi “mở” đã
được thiết kế linh hoạt thu thập thông tin cần thiết từ người trả lời.
Dựa trên cách thức thực hiện, có thể chia PVS thành các hình thức như sau:
phỏng vấn có cấu trúc (structured in depth interview) và bán cấu trúc (semi -
structured in depth interview) hoặc phỏng vấn tự do (unstructured in depth
interview).
a) Phỏng vấn có cấu trúc
Phương pháp này được thực hiện theo đúng như công cụ hướng dẫn đã
được xây dựng từ trước. Vai trò của người thực hiện chỉ là giải thích sáng tỏ cho
người được phỏng vấn về chủ đề nghiên cứu/phỏng vấn đang tiến hành, và đặt
câu hỏi dưới dạng đúng như đã chuẩn bị.
Ưu điểm của dạng phỏng vấn này là thông tin thu thập có thể so sánh trực
tiếp với nhau giữa các đối tượng phỏng vấn, nhờ đó dễ tổng hợp với việc kiểm
định giả thuyết.
Nhược điểm của phỏng vấn loại này là người thực hiện phải tuân theo trình
tự gò bó nên khó khai thác thông tin “mở” từ đối tượng trong quá trình phỏng vấn.
Mặt khác, đòi hỏi việc xây dựng các câu hỏi, sắp xếp trật tự các câu hỏi, cũng như
cách thức tiến hành phải được quy định chặt chẽ.
b) Phỏng vấn bán cấu trúc
58
Phương pháp này được thực hiện dựa trên công cụ hướng dẫn có một số
câu hỏi có tính chất quyết định được chuẩn hóa, còn các câu hỏi khác có thể phát
biểu tùy tình hình cụ thể. Do vậy, người thực hiện có thể linh hoạt/tùy biến việc
khai thác thông tin ở cấp độ sâu/rộng đối với một số nội dung/chủ đề mà người
được phỏng vấn cung cấp thông tin.
Ưu điểm: người thực hiện có thể giải thích cho người được phỏng vấn về
mục đích cuộc phỏng vấn, nội dung các câu hỏi để khơi gợi/tạo động lực sẵn sàng
trả lời được chính xác của người được phỏng vấn. Người thực hiện có khả năng
linh hoạt tạo thêm hàng loạt những thông tin bổ sung quan trọng để đánh giá đối
tượng khảo sát bên cạnh những câu hỏi đã được thiết kế sẵn từ trước.
Nhược điểm: Trong một thời gian nhất định, người thực hiện chỉ có thể
phỏng vấn một số lượng hạn chế đối tượng được phỏng vấn và việc kiểm soát thời
gian cũng cần phải lưu ý khi thực hiện phương pháp này. Việc lượng hóa thông
tin và phân tích nhanh tại thời điểm phỏng vấn là yêu cầu cao đặt ra đối với người
thực hiện để có thể có cuộc phỏng vấn thành công. Do vậy để tiến hành phỏng
vấn bán cấu trúc, người thực hiện phải được đào tạo và làm chủ được kỹ thuật
phỏng vấn liên quan tới vấn đề chi phí để đào tạo nguồn lực cũng khá tốn kém.
Đồng thời cần phải có những kiến thức chuyên môn cơ bản để khai thác
thông tin từ những người được phỏng vấn. Trong một số trường hợp phỏng vấn
thiếu khéo léo đã dẫn đến thái độ mâu thuẫn, không đồng tình của người được
phỏng vấn, từ đó làm cho họ từ chối trả lời hoặc trả lời sai không chính xác. Ngược
lại, người thực hiện có thể có những tác động gợi ý mạnh mẽ làm cho người trả lời
bị chi phối không nói đúng được ý kiến của bản thân. Do vậy lưu ý người thực hiện
phải giữ thái đội khách quan/trung lập trong quá trình thực hiện. Một vấn đề cần đề
cập tới đối với phương pháp này là việc xử lý thông tin phức tạp hơn so với phương
pháp phỏng vấn có cấu trúc. Đòi hỏi người điều tra phải có trình độ học vấn cao,
biết nói chuyện và lái câu chuyện theo đúng phương hướng.
c) Phương pháp phỏng vấn không cấu trúc
Phương pháp phỏng vấn sâu ở dạng này được hiểu như là phương pháp
phỏng vấn tự do. Trong công cụ hướng dẫn chỉ các câu hỏi khung là cố định, còn

59
các câu hỏi thăm dò có thể thay đổi cho phù hợp với người được hỏi và ngữ cảnh
thực hiện.
Ưu điểm: Chất lượng thông tin thu thập được phong phú và đa dạng. Đồng
thời phương pháp phỏng vấn này tạo tâm lý thoải mái cho người thực hiện và
người được phỏng vấn.
Nhược điểm: Tương tự như phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc.
d) Một số quy tắc cho việc thực hiện phương pháp phỏng vấn sâu
Lựa chọn đối tượng cho việc thực hiện phỏng vấn: Đối với nghiên cứu định
lượng, số lượng mẫu rất quan trọng để đảm bảo tính đại diện và suy rộng. Đối với
phương pháp nghiên cứu định tính nói chung và phương pháp phỏng vấn sâu nói
riêng, số lượng mẫu không phải là vấn đề cần quan tâm mà chất lượng thông tin,
nguồn thông tin … đủ tin cậy và đủ chuyên sâu để lý giải nguyên nhân của vấn
đề nghiên cứu hay phản ánh bản chất của hiện tượng mới là điều quan trọng. Việc
lựa chọn mẫu trong phương pháp phỏng vấn sâu thường theo cách lựa chọn có
chủ đích, dựa trên các yếu tố về nhân khẩu học (giới tính, nghề nghiệp, trình độ
học vấn…) hay theo các yếu tố/đặc điểm riêng của chủ đề nghiên cứu.
Chọn các ngữ cảnh phỏng vấn phải tiêu chuẩn hóa: cố gắng sao cho môi
trường đảm bảo tương đối đồng đều, có một bầu không khí tin cậy, trung thực,
nghiêm túc, vui vẻ.
Cần nghiên cứu các đặc điểm ngôn ngữ giao tiếp, cách ứng xử khi gặp tình
huống phát sinh
Cần nghiên cứu nội dung phỏng vấn bao gồm: Lập các câu hỏi riêng biệt
hoặc viết các câu hỏi trả lời…cho đến sắp xếp và trình bày nội dung đó một cách
khoa học sao cho đạt hiệu quả thông tin cao nhất.

3.3.3. Phương pháp thảo luận nhóm


Thảo luận nhóm (phương pháp phỏng vấn nhóm) được coi là một trong
những phương pháp quan trọng trong nghiên cứu khoa học nói chung. Cùng với
phương pháp phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm (phương pháp phỏng vấn nhóm)
cũng là phương pháp phổ biến nhất được sử dụng trong nghiên cứu định tính.
Thảo luận nhóm (phương pháp phỏng vấn nhóm) cho phép người tham gia để thể
60
hiện ý kiến của họ và thảo luận một cách tích cực để đưa ra ý kiến thống nhất đối
với vấn đề đặt ra. Nếu như phương pháp phỏng vấn sâu là để thu thập thông tin/ý
kiến đánh giá từ cá nhân thì thảo luận nhóm (phương pháp phỏng vấn nhóm) có
thể thu được kết quả mang tính đa chiều dưới nhiều góc độ của tập thể/nhóm.
a) Một số lưu ý khi thực hiện thảo luận nhóm
Một số điểm cần lưu ý khi thực hiện phương pháp thảo luận nhóm (phương
pháp phỏng vấn nhóm) đó là (i) Chọn mẫu; (ii) Kỹ năng cần thiết đối với người
điều hành; (iii) Khâu chuẩn bị; (iv) Lưu ý tiến trình thực hiện. Cụ thể:
b) Chọn mẫu
Việc lựa chọn đối tượng đúng ngay từ ban đầu giúp rút ngắn quá trình
nghiên cứu một cách đáng kể. Việc chọn mẫu trong thảo luận nhóm (phương pháp
phỏng vấn nhóm) cũng tương tự như trong phương pháp phỏng vấn sâu đã đề cập.
Tuy nhiên, cần lưu ý một điểm đó là mỗi thảo luận nhóm (phương pháp phỏng
vấn nhóm) cần từ 4 đến 12 người [nhiều nghiên cứu đã cho thấy con số lý tưởng
là từ 6 đến 8 người]. Đối tượng thảo luận nhóm (phương pháp phỏng vấn nhóm)
có thể là đồng nhất ở một đặc điểm nào đó tùy theo tiêu chí mà nghiên cứu đề cập
tới [nhóm thanh niên, nhóm phụ nữ, nhóm đồng sở thích, nhóm khách hàng sử
dụng sản phẩm điện tử của hãng Samsung …] hoặc có thể là nhóm không đồng
nhất với nhiều đặc điểm đa dạng, khác nhau.
c) Kỹ năng cần thiết đối với người điều hành
Phương pháp thảo luận nhóm (phương pháp phỏng vấn nhóm) cần có người
điều hành có năng lực để đảm bảo buổi thảo luận theo đúng hướng. Người điều
hành cần động viên sự tương tác giữa các thành viên nhằm phát hiện cảm xúc của
họ. Những câu hỏi mở (tại sao, cái gì, như thế nào …) có thể được sử dụng để
khơi gợi nhiều thông tin hơn và giữ cho buổi thảo luận tiếp diễn.
Người điều hành cần được chuẩn bị để:
Giải thích rõ ràng mục đích của buổi thảo luận,
Bao quát tất cả những người tham gia trong buổi thảo luận,
Đảm bảo rằng tất cả mọi người đều nghe rõ,
Đảm bảo rằng không cá nhân nào chi phối buổi thảo luận,

61
Tạo sự tin tưởng lẫn nhau giữa các thành viên trong nhóm để đảm bảo có
kết quả thảo luận tốt.
Duy trì thứ tự rõ ràng, hợp lý và luôn hướng dẫn nhóm thảo luận trong suốt
buổi thảo luận,
Nhắc nhở mọi người tham gia thảo luận nếu họ có những nhận xét không
thích hợp với nội dung thảo luận và và định hướng lại buổi thảo luận.
d) Khâu chuẩn bị
Lập kế hoạch về thời gian, địa điểm
Thiết kế công cụ hướng dẫn thảo luận
Cần thiết có ít nhất hai người điều hành các nhóm thảo luận tập trung; một
người điều hành thảo luận, người còn lại ghi chép thông tin.
Hậu cần và thiết bị phục vụ cho thảo luận nhóm (phương pháp phỏng vấn
nhóm): phòng họp, giấy bút ghi chép, giấy khổ lớn để ghi kết quả thảo luận, bút
màu và các thẻ màu để minh họa các ý kiến, kết quả thảo luận, máy ghi âm và ghi
hình/chụp ảnh (nếu cần thiết).
Lưu ý việc ghi chép nội dung các cuộc thảo luận cần rất chính xác về quan
điểm, đánh giá, nhận xét của các thành viên tham gia thảo luận nhóm (phương
pháp phỏng vấn nhóm).
e) Tiến trình thực hiện thảo luận nhóm tập trung:
Bước 1. Giới thiệu [mục đích và nội dung buổi làm việc, giới thiệu các
thành viên tham dự].
Bước 2. Thảo luận: Thời gian tối ưu cho buổi thảo luận nhóm (phương pháp
phỏng vấn nhóm) là khoảng 60 phút – 90 phút. Nội dung tùy thuộc vào vấn đề
nghiên cứu đề cập tới. Hình thức thảo luận có thể là dưới dạng các câu hỏi hoặc
dưới dạng bài tập nhỏ để các thành viên tham gia thảo luận.
Bước 3: Kết thúc phần thảo luận bằng cách người điều hành tóm tắt lại
những ý kiến của người tham gia.

3.3.4. Phương pháp nghiên cứu tình huống


Nghiên cứu tình huống hay còn gọi là nghiên cứu điển hình. Phương pháp
nghiên cứu tình huống cho phép tìm hiểu, đánh giá một cách toàn diện và có chiều
62
sâu về đối tượng nghiên cứu. Đối tượng của nghiên cứu tình huống có thể là các
vấn đề xã hội, các sự kiện, một quá trình, một chương trình hay thậm chí là các
đối tượng cụ thể như những cá nhân, tổ chức … Hiện nay phương pháp này được
sử dụng rất phổ biến trong các ngành khoa học như giáo dục học, xã hội học, luật
học, y học, tâm lý, marketing, kinh doanh.
Để thực hiện nghiên cứu tình huống, có thể sử dụng kỹ thuật thu thập/khai
thác thông tin từ việc kết hợp các phương pháp khác nhau như phỏng vấn sâu,
thảo luận nhóm (phương pháp phỏng vấn nhóm), quan sát, phân tích tài liệu, các
công cụ PRA … để thu thập thông tin trong một khoảng thời gian đủ dài hay cả
một quá trình phát triển và ngay tại môi trường tự nhiên của đối tượng nghiên
cứu. Kết quả nghiên cứu tình huống cho phép nhà nghiên cứu đưa ra lời giải thích
tại sao mọi việc xảy ra như như vậy và thông qua đó xác định các vấn đề quan
trọng cần được tiếp tục nghiên cứu rộng rãi hơn trong tương lai.
a) 5 cách nghiên cứu tình huống
Có nhiều cách khác nhau để phân loại nghiên cứu tình huống trong đó dựa
vào kỹ thuật thu thập thông tin để chia nghiên cứu tình huống ra làm 5 loại như
sau:
Nghiên cứu tình huống nhất thời: tìm hiểu đối tượng nghiên cứu vào một
thời điểm nhất định (có thể lấy mốc thời điểm là trước và sau thời gian cụ thể nào
đó, tùy thuộc vào lĩnh vực nghiên cứu)
Phương pháp nghiên cứu tình huống trường kỳ: theo sát và tìm hiểu đối
tượng nghiên cứu trong thời gian dài tại nhiều thời điểm khác nhau.
Nghiên cứu tình huống trước – sau: tìm hiểu sự khác biệt của đối tượng
nghiên cứu tại hai thời điểm trước và sau một dấu mốc/biến cố quan trọng. Một
dấu mốc/biến cố được xem là quan trọng khi nhà nghiên cứu có cơ sở lý thuyết
để tin rằng thời điểm đó sẽ có tác động đến trường hợp nghiên cứu.
Phương pháp Nghiên cứu tình huống hỗn hợp: tìm hiểu các trường hợp điển
hình khác nhau thuộc cùng một phạm trù đang được nghiên cứu, sử dụng nhiều
cách nghiên cứu khác nhau.

63
Nghiên cứu tình huống so sánh: tìm hiểu nhiều trường hợp điển hình thuộc
các phạm trù khác nhau nhằm so sánh và tìm ra sự khác biệt giữa các trường hợp
thuộc các phạm trù khác nhau này. Thông thường nghiên cứu tình huống so sánh
có sử dụng cả so sánh định tính và định lượng.
b) Chọn mẫu trong nghiên cứu tình huống:
Cũng tương tự như các phương pháp nghiên cứu khác, chọn mẫu là một
bước quan trọng trong quá trình nghiên cứu vì nó quyết định giá trị của thông tin
thu thập được. Phương pháp chọn mẫu trong nghiên cứu tình huống luôn là
phương pháp chủ đích (purposive sampling) hoặc chọn mẫu theo định hướng
thông tin (information-oriented sampling), tức là theo những thông tin mà nhà
nghiên cứu cần thu thập.
Khi lấy thông tin làm cơ sở để chọn mẫu, chúng ta có thể có quyết định
chọn trong 3 loại tình huống sau:
Tình huống cá biệt (extreme case): phù hợp để nêu được ý tưởng của người
nghiên cứu bằng cách nhấn mạnh vấn đề.
Trường hợp đặc trưng (critical case) có thể định nghĩa là trường hợp có tầm
quan trọng chiến lược cho vấn đề đang được nghiên cứu.
Tình huống mẫu mực (paradigmatic) là một trường hợp điển hình theo đúng
nghĩa của từ này. Trường hợp mẫu mực mang những đặc điểm tổng quát của vấn
đề đang được tìm hiểu.

3.3.5. Thay đổi đáng kể nhất (Most Significant Change - MSC)


Thay đổi đáng kể nhất là phương pháp được được sử dụng phổ biến trong
lĩnh vực phát triển do hai tác giả Rick Davies và Jessica Dart nghiên cứu và có
những hướng dẫn chi tiết về cách thức thực hiện. Trong nghiên cứu phát triển,
MSC là phương pháp được dùng để theo dõi những thay đổi ở cộng đồng thông
qua việc thu thập những thông tin dưới dạng câu chuyện về thay đổi đáng kể. Từ
đó phân tích có hệ thống những câu chuyện tiêu biểu nhất từ cộng đồng và lựa
chọn ra những câu chuyện - theo nhận thức của các nhóm, các cộng đồng là có
tính chất thay đổi đáng kể nhất.

64
Hiện tại, ngoài nghiên cứu truyền thống, phương pháp này được sử dụng
rộng rãi trong việc đánh giá tác động trong việc triển khai các chương trình/dự án;
đánh giá hài lòng khách hàng/trải nghiệm của khách hàng sau khi sử dụng sản
phẩm/dịch vụ trong các lĩnh vực khác như marketing, kinh doanh …
a) Một số đặc điểm nổi bật của phương pháp MSC
Sử dụng phương pháp này không đòi hỏi phải có một hệ thống dữ liệu đầu
kỳ như các chỉ số/chỉ báo và không đòi hỏi phải thu thập thông tin định kỳ như
đầu kỳ, giữa kỳ và cuối kỳ;
Phương pháp này cho phép thu thập thông tin sơ cấp trực tiếp từ chủ thể
nghiên cứu; bên cạnh đó là những ý kiến đánh giá, nhận xét, phân tích của chính
đối tượng về vấn đề nghiên cứu đang đề cập tới;
Đặc biệt hữu ích để phát hiện những thay đổi ngoài kế hoạch và đặc biệt là
những thay đổi khó đo lường bằng các chỉ số/chỉ báo định lượng;
Phương pháp này giúp rút ngắn quá trình thu thập dữ liệu do không mất quá
trình khai mở mà các vấn đề cần tìm hiểu được xác định rõ ngay từ ban đầu theo
định hướng thông tin có chủ đích;
Giúp nhà nghiên cứu rút ra những bài học kinh nghiệm từ kinh nghiệm của
chính đối tượng trong vấn đề nghiên cứu đề cập tới.
b) Cách thức thực hiện phương pháp MSC:
Để thực hiện phương pháp MSC có thể kết các phương pháp như thảo luận
nhóm (phương pháp phỏng vấn nhóm), phỏng vấn sâu, các công cụ trong PRA…
trong quá trình thu thập thông tin. Dưới đây là một ví dụ về các bước thực hiện
phương pháp MSC.
- Thiết kế công cụ thu thập thông tin. Tùy thuộc vào mục đích nghiên cứu
để xây dựng các công cụ hướng dẫn như: hướng dẫn phỏng vấn sâu, hướng dẫn
thảo luận nhóm (phương pháp phỏng vấn nhóm), bảng kiểm quan sát, các công
cụ PRA như sơ đồ cộng đồng, sơ đồ Venn, phân tích SWOT.
- Chọn và phỏng vấn những người cung cấp thông tin chủ chốt (nên chọn
đại diện của các nhóm đối tượng khác nhau. Thu thập các câu chuyện về “những

65
thay đổi đáng kể”. Lặp lại việc trên với cá nhân khác, cho đến hết các đối tượng
đại diện cho các nhóm.
- Thẩm định lại các câu chuyện và thông tin được cung cấp bằng việc kiểm
tra chéo các nguồn tin qua thảo luận với đại diện các nhóm đối tượng hoặc toàn
cộng đồng; qua các nguồn tài liệu khác.
- Tài liệu hóa các thông tin thu thập được. Thông tin có thể được trình bày
theo nhóm đối tượng, theo nội dung câu chuyện về thay đổi tích cực hoặc theo
câu chuyện về thay đổi tiêu cực (dự kiến và ngoài dự kiến).

3.3.6. Đánh giá có sự tham gia của cộng đồng (Participatory Rural Appraisals-
PRA)
a) Khái niệm
PRA (Participatory Rural Appraisals): là một bộ các công cụ hữu ích để trợ
giúp các nhà nghiên cứu thu thập thông tin và phân tích các vấn đề nghiên cứu
trong cộng đồng. Công cụ này được sử dụng nhiều trong việc theo dõi và đánh
giá các kết quả/tác động của những can thiệp phát triển, sử dụng nhiều trong công
tác lập kế hoạch.
a) Các đặc điểm cơ bản của PRA
Sử dụng kiến thức và kinh nghiệm bản địa, cụ thể là của những người dân
tại cộng đồng địa phương [không có sự phân biệt về trình độ hiểu biết, nghề
nghiệp, giới tính, tuổi tác, tình trạng kinh tế, sự khác biệt về văn hóa …]
Chấp nhận những ý kiến/quan điểm khác nhau trong quá trình thảo luận/họp
nhóm;
Nội dung chính xuyên suốt quá trình thảo luận/đánh giá là bối cảnh thực tế
cụ thể của địa phương như văn hóa, xã hội, lịch sử, tự nhiên, kinh tế, tinh thần,
vật chất;
Tiến hành kiểm tra chéo để đảm bảo mức độ chính xác của thông tin;
Nhà nghiên cứu/người thực hiện đóng vai trò chủ động trong quá trình thực
hiện PRA: họ phải được trang bị những kỹ năng tốt khi làm việc với cộng đồng.
b) Một số công cụ thường được sử dụng trong PRA:

- Lược sử cộng đồng

66
Tìm hiểu về lịch sử hình thành và phát triển của địa phương [đơn vị phân
tích thường là xã, thôn/ấp/bản/sóc].
Xác định các mốc giai đoạn và xu hướng phát triển chính trong quá trình
lịch sử hình thành và phát triển của địa phương.
Thảo luận về hệ quả (ảnh hưởng/kết quả) của những mốc chính đó đến tình
hình phát triển và cuộc sống của người dân trong cộng đồng.
- Sơ đồ cộng đồng
Là sơ đồ trực quan thể hiện địa bàn với các công trình hạ tầng cơ sở, khu
vực dân cư và các loại tài nguyên khác nhau cùng với việc chúng đang sử
dụng/khai thác như thế nào.
Khi sử dụng công cụ này để mô tả về địa bàn trước và sau thời điểm nghiên
cứu, có thể giúp đánh giá về những thay đổi đã xảy ra với cộng đồng, nguyên nhân
của sự thay đổi, các tác nhân chính tác động đến những sự thay đổi đó.
- Lịch thời vụ
Xác định và thảo luận về các sự kiện cũng như các hoạt động mang tính
thời vụ của cộng đồng.
Lịch thời vụ có thể bao gồm lịch lao động, lịch cư trú, lịch nông nghiệp
trồng trọt, chăn nuôi… của cộng đồng địa phương.
- Phân tích SWOT
Công cụ này thường dùng để phân tích thực trạng của đối tượng nghiên cứu
một cách toàn diện bao gồm các điểm mạnh và điểm yếu, các yếu tố khách quan
và chủ quan tác động đến chủ thể nghiên cứu.
Đặc biệt, công cụ này rất hữu ích trong việc đưa ra các thông tin tổng thể
về địa phương để các nhà quản lý và cộng đồng có những hành động phát triển
phù hợp với điều kiện của địa phương. Do vậy công cụ này thường được sử dụng
nhiều trong việc lập kế hoạch.
- Bảng cho điểm và xếp hạng
Phân tích các lựa chọn ưu tiên của đối tượng về vấn đề nghiên cứu
Phân tích các thuận lợi/khó khăn và cho điểm xếp hạng chúng theo tầm
quan trọng [theo đánh giá của đối tượng nghiên cứu].
Công cụ này thường được sử dụng trong các trường hợp như lấy ý kiến của
người dân trong cộng đồng về lập kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội địa phương;
lựa chọn hoạt động ưu tiên trong các chương trình/dự án phát triển cộng đồng…
Sơ đồ Venn

67
Sơ đồ Venn rất hữu ích trong việc giúp người tham gia thảo luận về các tổ
chức (các bên liên quan - stakeholders) có tại địa phương và vai trò ảnh hưởng
của các tổ chức này tới chủ thể nghiên cứu;
Đưa ra các khuyến nghị
Sử dụng Sơ đồ Venn có thể đánh giá những thay đổi trước - sau của vấn đề
nghiên cứu.

3.4. Kỹ thuật khi phân tích dữ liệu định tính


Bản chất của kỹ thuật nghiên cứu định tính luôn đòi hỏi sự linh hoạt và sáng
tạo không ngừng nghỉ. Do vậy những nhà nghiên cứu không chỉ dựa vào những
dữ liệu thô mà mình vừa thu thập được để viết thành báo cáo hay đưa ra những
kết luận được mà cần sử dụng các kỹ thuật để phân tích. Trong đó nổi bật là một
số kỹ thuật như
Lý thuyết nội dung: Sử dụng để giải thích cho lý do tại sao nhu cầu của con
người lại thay đổi theo thời gian? Đâu sẽ là yếu tố để thúc đẩy hành vi của con
người? Và động lực để con người thực hiện một hành động là gì?
Lý thuyết nền tảng: Phương pháp quy nạp này cung cấp một quy trình thu
thập, tổng hợp, phân tích và khái niệm hóa dữ liệu định tính lại cho mục đích xây
dựng lý thuyết.
Phân tích theo chủ đề: Đây chính là một trong những hình thức phổ biến
nhất trong nghiên cứu định tính. Được đánh giá là khá linh hoạt do nó cho phép
lựa chọn khung lý thuyết. Do đó sẽ tùy thuộc vào từng phần hay từng chủ đề cụ
thể mà nhà nghiên cứu sẽ áp dụng bất kỳ dạng lý thuyết nào.
Phân tích biện luận: Phương pháp này sẽ bao gồm tương tác, nói chuyệntrực
tiếp hoặc thông qua biểu tượng, hình ảnh, tài liệu để giải thích cáchthức và ý nghĩa
của các hành vi thu thập được.

68
CHƯƠNG 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN ĐỊNH LƯỢNG

4.1. Khái niệm, đặc điểm, phân biệt nghiên cứu định tính và định lượng
4.1.1. Khái niệm
Theo Bernard (1994): Nghiên cứu định lượng thường được sử dụng để kiểm
định lý thuyết dựa vào cách tiếp cận suy diễn (Bernard, H. R., 1994).
Theo Daniel Muijs, (2004): Nghiên cứu định lượng là phương pháp giải
thích hiện tượng thông qua phân tích thống kê với dữ liệu định lượng thu thập
được (Muijs, 2004).
Nghiên cứu định lượng là loại hình nghiên cứu mà ta muốn lượng hóa sự
biến thiên của đối tượng nghiên cứu và công cụ thống kê, mô hình hóa được sử
dụng cho việc lượng hóa các thông tin của nghiên cứu định lượng.
Các phương pháp định lượng bao gồm các quy trình thu thập dữ liệu, phân
tích dữ liệu, giải thích và viết kết quả nghiên cứu.
Các phương pháp này liên quan đến sự xác định mẫu, chiến lược điều tra,
thu thập dữ liệu, phân tích dữ liệu, trình bày kết quả nghiên cứu, thảo luận kết quả
và viết công trình nghiên cứu.
Nghiên cứu định lượng phù hợp với các nghiên cứu xác định các yếu tố ảnh
hưởng một kết quả nào đó. Cách tiếp cận định lượng thực hiện khi cần kiểm định
các giả thuyết khác nhau và một lý thuyết nào đó.
4.1.2. Phân biệt nghiên cứu định tính với nghiên cứu định lượng
Bảng 4.1. So sánh nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng
STT Nội dung Định tính Định lượng
Mục tiêu Hiểu sâu sắc, xây dựng lý Mô tả hoặc dự báo, xây dựng hoặc
1
Nghiên cứu thuyết kiểm định lýthuyết
Có thể điều chỉnh trong quá Được quyết định trước khi bắt đầu
Thiết kế trình thực hiện. nghiên cứu.
2
nghiên Thường phối hợp nhiều Sử dụng một hay phối hợp nhiều
phương pháp phương pháp.
Chọn mẫu, Phi xác suất, có mục đích.
3 Xác suất, cỡ mẫu lớn
cỡ mẫu Cỡ mẫu nhỏ
Phân tích bằng máy. Cácphương pháp
Phân tích bằng con người và
toán và thống kê làm chủ đạo. Phân
4 Phân tíchdữ liệu thực hiện liêntục trong quá
tích có thể diễn ra suốt quá trình
trình nghiên cứu
nghiên cứu.
(Nguồn: tác giả tổng hợp)

4.1.3. Đặc điểm của nghiên cứu định lượng


Dữ liệu định lượng phản ánh mức độ, sự hơn kém và ta tính được giá trị
trung bình. Nó thể hiện bằng con số thu thập được ngay trong quá trình thu thập.

69
Các phương pháp thu thập dữ liệu có thể là cân, đo, sử dụng bảng câu hỏi
có cấu trúc đề khảo sát/phỏng vấn, quan sát và ghi chép dữ liệu, tập hợp lại dữ
liệu định lượng trong quá khứ.
Nghiên cứu định lượng liên quan đến lượng và số trong khi nghiên cứu định
tính liên quan đến chất và mô tả.
Mục đích của nghiên cứu định lượng là đo lường, kiểm tra sự liên quan giữa
các biển số dưới dạng số đo và thống kê.
Việc sử dụng các mô hình kinh tế lượng, mô hình toán là bắt buộc khi sử
dụng phương pháp nghiên cứu này.
Nghiên cứu định lượng được dùng để tổng quát hóa kết quả nghiên cứu
thông qua phân phối ngẫu nhiên và lấy mẫu đại diện.
Nghiên cứu định lượng liên quan đến lượng và số trong khi định tính liên
quan đến chất và mô tả.
Đối với các biến số có bản chất là định tính (không đo lường được), việc
lượng hóa biến số là yêu cầu bắt buộc để thực hiện nghiên cứu định lượng.

4.2. Một số phương pháp nghiên cứu định lượng


4.2.1. Phương pháp khảo sát
a) Giới thiệu khái niệm
- Phương pháp khảo sát là gì?
Khảo sát là phương pháp sử dụng bảng hỏi (phiếu câu hỏi) để thu thập dữ
liệu phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu. Về mặt lý thuyết, phương pháp khảo sát có
thể sử dụng cả trong nghiên cứu định tính và định lượng. Trên thực tế, phương
pháp khảo sát thường được sử dụng nhằm thu thập dữ liệu trên diện rộng phục vụ
các phương pháp nghiên cứu định lượng. Đây là phương pháp thu thập dữ liệu sơ
cấp khá thông dụng trong nghiên cứu quản lý.
- Khi nào dùng phương pháp khảo sát?
Phương pháp khảo sát phù hợp nhất khi dữ liệu cần thu thập có những đặc
điểm như sau:
Dữ liệu cần thu thập nằm rải rác ở từng đối tượng.
Dữ liệu có sự khác biệt giữa các đối tượng.
Dữ liệu thu thập từ các đối tượng là đáng tin cậy.
Dữ liệu thu thập trên diện rộng.
Ngoài các vấn đề chung, trong nghiên cứu khảo sát, bốn vấn đề cơ bản cần
được chú ý là:

70
Xác định mẫu khảo sát (hỏi ai).
Xây dựng phiếu khảo sát (hỏi cái gì).
Quy trình khảo sát (hỏi như thế nào).
Quy trình chuẩn bị số liệu (chuẩn bị số liệu như thế nào).
b) Xác định mẫu khảo sát
- Mẫu và tổng thể
Tổng thể hay còn gọi là đám đông nghiên cứu là tập hợp tất cả phần tử
được định nghĩa là thuộc phạm vi nghiên cứu.
Tổng thể nghiên cứu là tập hợp các phần tử mà thực tế có thể nhận dạng và
lấy mẫu. Mẫu nghiên cứu là một phần của tổng thể được lựa chọn để thu thập dữ
liệu.
Đơn vị lấy mẫu là một hay một nhóm các phần tử để từ đó thực hiện việc
lấy mẫu trong mỗi giai đoạn của quá trình chọn mẫu.
Phần tử là đơn vị mà nhà nghiên cứu cần quan sát và thu thập dữ liệu (cá
nhân, hộ gia đình, tổ chức,…).
Khung mẫu là danh sách các đơn vị lấy mẫu có sẵn để phục vụ cho việc
lấy mẫu.
- Quy trình chọn mẫu
Bước 1. Định nghĩa tổng thể và phần tử.
Bước 2. Xác định khung lấy mẫu.
Bước 3. Xác định kích thước mẫu.
Bước 4. Xác định phương pháp chọn mẫu.
Bước 5. Tiến hành lấy mẫu theo phương pháp đã chọn.
- Các phương pháp chọn mẫu cơ bản
+ Phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản
Đây là phương pháp mà mỗi đối tượng trong tổng thể được gán một con số,
sau đó các con số được lựa chọn một cách ngẫu nhiên. Thông thường các nhà
nghiên cứu có thể dùng bảng ngẫu nhiên để chọn phần tử cho mẫu.
Ưu điểm: Đơn giản nếu có một khung mẫu đầy đủ.
Nhược điểm: Khó khả thi khi tổng thể lớn.
Ví dụ 1. Chọn 100 sinh viên trong 1000 sinh viên.
+ Phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên có hệ thống
Theo phương pháp này, toàn thể đối tượng trong tổng thể được liệt kê theo
thứ tự định trước. Sau đó tùy vào quy mô mẫu và tổng thể mà quyết định khoảng

71
cách các đối được được lựa chọn. Đây là phương pháp sử dụng phổ biến hơn
phương pháp ngẫu nhiên đơn giản.
Ưu điểm: không cần khung mẫu hoàn chỉnh.
Nhược điểm: Mẫu sẽ bị lệch khi khung mẫu xếp theo chu kỳ và tần số bằng
với bước nhảy.
Ví dụ 2. Dựa vào danh sách bầu cử tại một thành phố, ta có danh sách theo
thứ tự vần của tên chủ hộ, bao gồm 240000 hộ. Ta muốn chọn ra một mẫu có 2000
hộ. Vậy khoảng cách chọn là: k= 240000/2000 = 120, có nghĩa là cứ cách 120 hộ
thì ta chọn một hộ vào mẫu.
+ Phương pháp chọn mẫu phân tầng
Khi mẫu tương đối nhỏ, việc lựa chọn ngẫu nhiên theo hai phương pháp
trên có thể dẫn tới một số đối tượng có tỷ lệ quá cao hoặc quá thấp trong mẫu.
Phương pháp chọn mẫu phân tầng giúp giải quyết vấn đề này. Theo phương pháp
này, các đối tượng được chia theo nhóm. Sau đó đối được được chọn ngẫu nhiên
trong từng nhóm theo tỷ tệ tương ứng với tổng thể.
Phân tầng ngẫu nhiên theo tỷ lệ: Số phần tử trong mỗi tầng tỷ lệ với quy
mô - của mỗi tầng trong tổng thể.
Phân tầng ngẫu nhiên không theo tỷ lệ: Sử dụng khi độ phân tán các phần
tử trong mỗi tầng khác nhau đáng kể. Số phần tử trong mỗi tầng được chọn phụ
thuộc vào độ phân tán của biến quan sát trong các tầng.
Ví dụ 3. Một tòa soạn báo muốn tiến hành nghiên cứu trên một mẫu 1000
doanh nghiệp trên cả nước về sự quan tâm của họ đối với tờ báo nhằm tiếp thị việc
đưa thông tin quảng cáo trên báo. Tòa soạn có thể căn cứ vào các tiêu thức: vùng
địa lý (miền Bắc, miền Trung, miền Nam); hình thức sở hữu (quốc doanh, ngoài
quốc doanh, công ty 100% vốn nước ngoài,…) để quyết định cơ cấu của mẫu
nghiên cứu.
+ Phương pháp chọn mẫu theo khu vực
Trong trường hợp mà các nhóm nghiên cứu không có khả năng di chuyển
quá nhiều để phỏng vấn đối tượng, họ có thể áp dụng phương pháp chọn mẫu
theo khu vực. Phương pháp này không lựa chọn các đối tượng mà lựa chọn một
cách ngẫu nhiên khu vực, sau đó phỏng vấn toàn bộ đối tượng trong khu vực.
Ví dụ 4. Tổng thể chung là sinh viên của một trường đại học. Khi đó ta
sẽ lập danh sách các lớp chứ không lập danh sách sinh viên, sau đó chọn ra các
lớp để điều tra.

72
+ Phương pháp chọn mẫu thuận tiện
Nhà nghiên cứu có thể chọn những phần tử nào mà họ có thể tiếp cận
được. Nói cách khác, hình thức chọn mẫu này dựa trên sự thuận tiện hay dựa
trên tính dễ tiếp cận của đối tượng khảo sát.
Ví dụ 5. Chọn mẫu n = 100 doanh nghiệp bất động sản ở Thành Phố Hồ
Chí Minh.
Bất kỳ doanh nghiệp nào ở Thành Phố Hồ Chí Minh thuộc bất động sản
và đồng ý tham gia vào mẫu đều có thể được chọn.
+ Phương pháp chọn mẫu phán đoán
Phương pháp chọn mẫu theo phán đoán là phương pháp mà người phỏng
vấn là người tự đưa ra phán đoán về đối tượng cần chọn vào mẫu. Như vậy tính
đại diện của mẫu phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm và sự hiểu biết của người tổ
chức việc điều tra và cả người đi thu thập dữ liệu.
Ví dụ 6. Nhân viên phỏng vấn được yêu cầu đến các trung tâm thương mại
chọn các phụ nữ ăn mặc sang trọng để phỏng vấn. Như vậy không có tiêu chuẩn
cụ thể “thế nào là sang trọng” mà hoàn toàn dựa vào phán đoán để chọn ra người
cần phỏng vấn.
+ Phương pháp chọn mẫu theo lớp
Dựa vào một số thuộc tính kiểm soát xác định một số phần tử sao cho chúng
đảm bảo tỷ lệ của tổng thể và các đặc trưng kiểm soát.
Sử dụng phổ biến nhất trong thực tiễn nghiên cứu.
Có thể dùng một hoặc nhiều thuộc tính kiểm soát như tuổi, giới tính, thu
nhập, loại hình doanh nghiệp,…
Ví dụ 7. Chọn 200 hộ trong 1000 hộ ở các huyện như sau
Bảng 4.2. Thống kê lấy mẫu theo lớp.
Huyện Số hộ trong mỗi lớp Cỡ mẫu
A 250 50
B 150 30
C 400 80
D 200 40
Tổng 1000 200
- Tính đại diện của mẫu
+ Quy mô mẫu
Quy mô mẫu càng lớn thì tính đại diện càng cao, nếu các điều kiện khác
không đổi. Quy mô mẫu quá nhỏ thì không thể đại diện cho tổng thể. Trong
nghiên cứu định lượng quy mô mẫu tối thiểu là 30 quan sát mới có thể áp dụng

73
các công cụ thống kê suy diễn hay kiểm định. Quy mô mẫu cho các kiểm định
thống kê hoặc hàm thống kê có nhiều biến số thường phải lớn hơn 100. Tuy
nhiên, quy mô mẫu là điều kiện cần, không phải là điều kiện quyết định nhất tới
tính đại diện của mẫu. Quy mô lấy mẫu nó phụ thuộc vào số lượng biến, nó phụ
thuộc vào phương pháp phân tích,…
+ Quy trình và phương pháp chọn mẫu
Khi quy mô mẫu đã đảm bảo tương đối phù hợp với các phân tích thống
kê (hơn 100 quan sát). Quy trình chọn mẫu trở thành yếu tố có tính chất quyết
định tới đại diện cho mẫu. Trong điều kiện có thể, nhóm nghiên cứu nên áp
dụng các phương pháp và quy trình chọn mẫu chuẩn mực ở trên.
+ Xác định cỡ mẫu
Một câu hỏi luôn đặt ra với nhà nghiên cứu là cần phải điều tra bao nhiêu
đơn vị mẫu để nó đại diện và có thể suy rộng cho tổng thể, để phân tích có ý
nghĩa và kết quả nghiên cứu có giá trị về mặt khoa học?
Một cách đơn giản và dễ nhất là dựa vào các nghiên cứu có cùng nội dung
đã được thực hiện trước đó để lấy mẫu.
Có thể hỏi ý kiến các chuyên gia, những người có kinh nghiệm thực hiện
các dự án điều tra khảo sát.
Có thể tính toán theo công thức tính mẫu.
Với trường hợp cỡ mẫu lớn và không biết tổng thể.
C2 . f. (1 − f)
n=
ε2
Trong đó:
n : là cỡ mẫu (quy mô mẫu),
C : Giá trị tới hạn tương ứng với độ tin cậy lựa chọn,
f : Tỷ lệ mẫu (là ước tính tỷ lệ % của tổng thể), thường là tỷ lệ ước tính là
50%,
ε : Sai số cho phép (±3%, ±4%, ±5%...).
Ví dụ 8. Tính cỡ mẫu của một cuộc bầu cử với độ tin cậy là 95%, sai số
cho phép là 5%, tỷ lệ ước lượng là 0,5
74
Với độ tin cậy 95% thì giá trị tới hạn là C 1,96 . Cỡ mẫu là
C2 .f.(1−f) 1,962 .0,5.0,5
n= = = 385
ε2 0,052

c) Thiết kế bảng khảo sát


- Những bước chính khi thiết kế bảng khảo sát
Bảng khảo sát là tập hợp các câu hỏi được trình bày theo một trình tự nhất
định để người được hỏi trả lời dễ dàng và chính xác. Khi tiến hành thiết kế bảng
khảo sát, người nghiên cứu cần phải trải qua 7 bước chính sau:
Bước 1. Xác định thông tin cần thu thập
Làm thế nào để xác định đầy đủ và chi tiết các thông tin cần thu thập Khi
thiết kế bảng câu hỏi phải dựa vào:
Dựa vào vấn đề nghiên cứu.
Dựa vào nhu cầu thông tin.
Dựa vào khung lý thuyết.
Bước 2. Xác định phương pháp phỏng vấn
Có ba phương pháp phỏng vấn chính: phỏng vấn trực diện, phỏng vấn qua
điện thoại, và phỏng vấn bằng cách gửi thư/email/câu hỏi điện tử. Đối với mỗi
phương pháp khác nhau người nghiên cứu sẽ xây dựng cấu trúc bảng câu hỏi
khác nhau.
Bước 3. Xác định nội dung câu hỏi
Nội dung các câu hỏi thường xoay quanh việc thu thập thông tin về:
Các sự kiện thực tế.
Kiến thức của đối tượng được hỏi.
Ý kiến thái độ của người đó.
Một số dữ liệu căn bản về cá nhân đối tượng nghiên cứu để phân lọai,
thông tin liên lạc, và tìm kiếm các biến số liên quan.
Bước 4. Xác định hình thức câu trả lời
Trả lời cho các câu hỏi đóng, gồm các dạng:
Chọn một trong nhiều lựa chọn.
Chọn nhiều lựa chọn.

75
Xếp theo thứ tự.
Trả lời cho các câu hỏi mở
Câu hỏi trả lời tự do.
Câu hỏi có tính chất thăm dò.
Bước 5. Xác định cách sử dụng từ ngữ
Nên dùng từ ngữ quen thuộc, tránh dùng tiếng lóng hoặc từ chuyên môn.
Nên dùng từ ngữ dễ hiểu, để mọi người ở bất cứ trình độ nào cũng có
thể hiểu
Bước 6. Xác định trình tự và hình thức bảng câu hỏi
Nguyên tắc để có bảng câu hỏi đẹp:
Mỗi phần nên được trình bày phân biệt (dùng màu giấy khác nhau).
Đánh số các câu hỏi theo thứ tự.
Mã hóa các phương án trả lời.
Sử dụng dạng chữ rộng, rõ ràng.
Đừng để các câu hỏi bị ngắt khi sang trang mới.
Đưa ra các hướng dẫn cụ thể cho bảng hỏi nếu cần, tiếp đó là câu hỏi.
Phân biệt giữa hướng dẫn với câu hỏi.
Bước 7. Phỏng vấn thử và hoàn thiện bảng câu hỏi
Câu hỏi đánh giá được nội dung theo mục đích đưa ra cho nó.
Tất cả đều hiểu được câu hỏi và hiểu theo nghĩa giống nhau.
Các hướng dẫn dễ hiểu hoặc dễ theo dõi.
Liệu đã đưa ra hết các câu trả lời cho vấn đề chưa?
Có thiếu câu hỏi nào một cách hệ thống/thường xuyên không?
Kiểm tra các lỗi kỹ thuật cơ bản.
- Những chú ý khi thiết kế từng câu hỏi
+ Cơ sở quan trọng khi xây dựng câu hỏi
Hai yếu tố cực kỳ quan trọng cần nắm rõ trước khi nghiên cứu:
Thứ nhất là đặc điểm của đối tượng, ví dụ trình độ học vấn, văn hóa, điều
kiện kinh tế, độ tuổi,… Câu hỏi cần phù hợp với đặc điểm của đối tượng để đối
tượng có thể và muốn trả lời.

76
Thứ hai là thông tin cần thu thập theo khung nghiên cứu. Thông tin cần
thu thập là gốc để đặt câu hỏi. Tuy nhiên, câu hỏi không nhất thiết hỏi thẳng
vào thông tin
cần mà phải hỏi những thông tin mà đối tượng có thể trả lời.
+ Các loại câu hỏi
Phân theo hình thức, có câu hỏi đóng, câu hỏi có nhiều lựa chọn và câu
hỏi mở
Câu hỏi đóng đơn giản: là dạng câu hỏi chỉ có hai thái cực trả lời như
“Có”/ “Không”, “Đúng”/“Sai”.
Câu hỏi có lựa chọn định sẵn và đối tượng có thể chọn nhiều phương án
phù hợp: Đây là một dạng khác của câu hỏi đóng đơn giản khi bản thân mỗi
phương án là một câu hỏi đóng.
Câu hỏi có lựa chọn định sẵn nhưng chỉ chọn một phương án.
Câu hỏi mở: Dạng câu hỏi này không có các phương án để lựa chọn mà
đối tượng có thể điền câu trả lời theo ý của mình. Câu hỏi mở được sử dụng hạn
chế trong khảo sát định lượng vì sẽ mất công mã hóa.
Phân theo nội dung, câu hỏi có thể chia làm ba loại
Câu hỏi về thông tin khách quan.
Câu hỏi về hành vi hoặc trải nghiệm cụ thể.
Câu hỏi về cảm nhận, thái độ và đánh giá của đối tượng.
- Những chú ý khi thiết kế tổng thể bảng câu hỏi
Thiết kế tổng thể bảng câu hỏi cũng là một công đoạn quan trọng để
đảm bảo đối tượng muốn trả lời bảng câu hỏi. Có một số kinh nghiệm khi thiết
kế bảng câu hỏi như sau
+ Hình thức
Bảng câu hỏi cần được trình bày cẩn thận, dễ nhìn và nhất quán. Việc thiết
kế cũng đảm bảo thuận lợi cho đối tượng lựa chọn và điền câu trả lời.
+ Giới thiệu
Bảng câu hỏi nên có phần giới thiệu hoặc thư giới thiệu đính kèm. Phần
giới thiệu cần nêu mục đích cuộc khảo sát (không nhất thiết phải quá cụ thể -

77
nên dừng ở mức mà đối tượng quan tâm). Phần này cũng nên khẳng định việc
bảo mật danh tính người trả lời và cung cấp địa chỉ liên hệ của nhóm nghiên
cứu.
+ Các câu hỏi cơ bản
Có thể phân chia câu hỏi theo các phần để đối tượng dễ trả lời. Nên bắt
đầu bằng những phần dễ trả lời, ít nhạy cảm.
Trong một số trường hợp đối tượng trả lời có thể bỏ qua một số câu hỏi.
Khi đó,
việc hướng dẫn chuyển câu hỏi cần được ghi rõ ràng (ví dụ: Nếu trả lời “Không”,
chuyển sang câu 10).
Khi có các câu hỏi nhạy cảm, nên đan xen với những câu hỏi ít nhạy cảm
hơn.
Ưu tiên các câu hỏi về thông tin khách hàng, sau đó đến câu hỏi về trải
nghiệm và hành vi. Các câu hỏi về cảm nhận và đánh giá có ưu tiên thấp hơn,
trừ khi chính cảm nhận và đánh giá của đối tượng là mục tiêu cần nghiên cứu.
+ Các câu hỏi theo nhóm
Các câu hỏi phân nhóm thường là đặc điểm của đối tượng trả lời (Cá nhân,
hộ gia đình, doanh nghiệp,…). Các thông tin này dùng để phân nhóm, so sánh
nhóm và để kiểm soát khi sử dụng các mô hình kiểm định thống kê.
+ Độ dài bảng câu hỏi
Độ dài bảng câu hỏi phụ thuộc vào hai yếu tố cơ bản: thông tin cần thu
thập và nguồn lực của đề tài. Một bảng câu hỏi quá dài thường khó thuyết phục
các đối tượng trả lời. Ngược lại, một bảng câu hỏi quá ngắn có thể không thu
thập đủ thông tin cần thiết. Khi không có lợi ích đi kèm (ví dụ : quà tặng), một
đối tượng có thể chỉ sẵn sàng dành 20 – 25 phút để trả lời bảng câu hỏi.
d) Xây dựng và thực hiện quy trình khảo sát
Sau khi xác định mẫu khảo sát và xây dựng bảng khảo sát, bước tiếp theo
là xác định quy trình khảo sát để đảm bảo thu thập được thông tin với độ tin cậy
cao.
Đối với khảo sát qua thư, quy trình như sau:

78
Kiểm tra lại địa chỉ liên hệ của đối tượng.
Tiến hành gởi thư tới các đối tượng.
Gọi điện thông báo trước.
Gửi thư cảm ơn.
Đối với khảo sát bằng phương pháp phỏng vấn, quy trình như sau:
Tập huấn cho các bộ phỏng vấn: Phỏng vấn trực tiếp đòi hỏi có nhiều
người cùng tham gia cùng phỏng vấn. Các cán bộ phỏng vấn cần thực hiện đúng
quy trình phỏng vấn một cách nhất quán.
Gọi điện liên hệ và hẹn thời gian phỏng vấn.
Tiến hành phỏng vấn: Nhóm nghiên cứu cần đảm bảo địa điểm phỏng vấn
thuận lợi cho việc trả lời một cách khách quan.
Giám sát và đảm bảo chất lượng.
e) Quy trình chuẩn bị số liệu
- Nhập liệu
Công đoạn này cần thiết đối với phương pháp thu thập qua thư hoặc
phỏng vấn trực tiếp bằng phiếu giấy. Cần lưu ý:
Mỗi dòng được dành cho một quan sát (thường là một phiếu).
Mỗi cột là một trường dữ liệu.
Mỗi phiếu câu hỏi gán một mã.
Nhập dữ liệu theo trình tự câu hỏi và trung thành với giá trị trong bảng
câu hỏi.
Không tiến hành điều chỉnh khi nhập số liệu trừ khi nhận rõ sai sót khi nhập số
liệu.
Nhập phiếu hai lần độc lập.
File dữ liệu có thể được kiểm tra bằng các lệnh tần suất đơn giản. Nếu có
các giá trị nằm ngoài khoảng cho phép hoặc đáng ngờ thì nhóm nghiên cứu có
thể đối chiếu lại với phiếu câu hỏi.
- Kiểm định các thang đo
Các biến số về thái độ, hành vi, hay cảm nhận thường được đo lường
bằng một số câu hỏi hoặc mệnh đề. Kể cả khi những thước đo được kiểm định

79
cẩn thận ở những nghiên cứu trước đó, đối với mỗi cuộc khảo sát, những thước
đo này vẫn cần được kiểm tra về độ tin cậy.
Phân tích nhân tố (factor analysis) : Phân tích nhân tố chính là việc kiểm
tra xem các mệnh đề/câu hỏi có thực sự nhóm lại với nhau thành thước đo như
trong lý thuyết hay không. Với các khảo sát khác nhau, có thể một số mệnh đề
không vào cùng nhóm với các mệnh đề khác. Khi đó nhóm nghiên cứu cần tiếp
tục kiểm tra độ tin cậy để ra quyết định.
Phân tích độ tin cậy (Reliability analysis) : Phân tích độ tin cậy là xem các
mệnh đề có thực sự “thống nhất” với nhau để cùng đo lường biến số cần đo hay
không. Chỉ số đo lường sự thống nhất này là Cronbach’s alpha. Chỉ số này tốt là
từ 0,7 trở lên và tối thiểu cần đạt là 0,63 (D’Vellis, 1990).
Các phần mềm thống kê có thể giúp thực hiện hai phép phân tích này khá
nhanh chóng và dễ dàng. Bạn đọc có thể tìm hiểu kỹ thuật phân tích nhân tố ở
các sách vở viết về thống kê toán.

4.2.2. Phương pháp thử nghiệm


a) Khái niệm
Thử nghiệm là phương pháp mà nhà nghiên cứu chủ động thay đổi giá trị
một biến số (biến độc lập) và quan sát xem sự thay đổi đó có ảnh hưởng tới biến
số khác (biến phụ thuộc) hay không. Ưu điểm của phương pháp này là khả năng
kiểm soát các biến khác, đảm bảo tính ngẫu nhiên trong việc chọn và phân nhóm
đối tượng nghiên cứu và chủ động điều chỉnh giá trị các biến độc lập để kiểm
định giả thuyết.
Phương pháp thử nghiệm là phương pháp tốt nhất để kiểm định mối quan
hệ nhân quả. Tuy nhiên, hạn chế của phương pháp này là tính tổng quát hóa. Các
phương pháp thử nghiệm thường được thực hiện trong điều kiện được kiểm soát
chặt chẽ (ví dụ: phòng thí nghiệm), với một số đối tượng nhất định. Vì vậy khả
năng áp dụng kết quả nghiên cứu trong điều kiện thực tiễn hoặc với đối tượng
khác luôn là một câu hỏi đáng chú ý.
Phương pháp này được sử dụng thông dụng ở các ngành khoa học kỹ thuật
như nông học, sinh học, y học,…Trong lĩnh vực kinh tế - quản lý, phương pháp

80
này cũng được nhiều nhà nghiên cứu tâm lý, marketing, hành vi tổ chức trên thế
giới áp dụng. Một dạng nghiên cứu thử nghiệm (cận thử nghiệm) cũng được áp
dụng rộng rãi trong lĩnh vực quản trị kinh doanh và kinh tế học. Tuy nhiên,
phương pháp này chưa thực sự thông dụng trong các nghiên cứu kinh tế và quản
lý ở Việt Nam.
b) Yêu cầu cơ bản của phương pháp thử nghiệm
- Đảm bảo phân nhóm ngẫu nhiên
Để đảm bảo loại bỏ tác động của biến ngoại lai, tính ngẫu nhiên trong lựa
chọn và phân nhóm đối tượng là hết sức quan trọng. Kỹ thuật để phân nhóm ngẫu
nhiên đối tượng vào nhóm đối chứng (không nhân sự can thiệp) và nhóm thử
nghiệm (nhận sự can thiệp) cũng có thể áp dụng như phần chọn mẫu ngẫu nhiên.
Ví dụ một công trình nghiên cứu của một tác giả là muốn nghiên cứu tác động của
phương pháp giảng dạy tới học tập của sinh viên. Các sinh viên đăng ký trước
được phân vào nhóm “đối chứng” (giảng dạy truyền thống), trong khi các sinh viên
đăng ký sau được phân vào nhóm “thực nghiệm” (giảng dạy theo phương pháp
mới). Việc phân nhóm như vậy không đảm bảo tính ngẫu nhiên mà tác giả phải
tập hợp danh sách tất cả sinh viên đăng ký
sau đó mới phân bổ ngẫu nhiên vào hai nhóm. Hiện giờ có rất nhiều phần
mềm có thể sử dụng để phân nhóm ngẫu nhiên.
- Sử dụng nhóm đối chứng
Sử dụng nhóm đối chứng là một yêu cầu hết sức quan trọng trong nghiên
cứu thử nghiệm. Nhóm đối chứng có vai trò chính là cơ sở để so sánh về kết quả
của “can thiệp thử nghiệm” và là cơ sở để kiểm định các giả thuyết khác (ngoài
giả thuyết của nghiên cứu). Cần lưu ý đối tượng tham gia nhóm đối chứng cần
tương đồng với đối tượng tham gia nhóm thử nghiệm.
- Biến độc lập (yếu tố can thiệp) đủ mạnh
Trong nghiên cứu thử nghiệm, biến độc lập được các nhà nghiên cứu chủ
động điều chỉnh “giá trị”. Nhà nghiên cứu chủ động “can thiệp” vào biến độc
lập và quan sát sự thay đổi của biến phụ thuộc. Sự can thiệp được chủ động tạo ra

81
này cần đủ mạnh để đối tượng tham gia nhóm thử nghiệm phải “cảm thấy” được
sự khác biệt, so với nhóm đối chứng.
c) Thiết kế thử nghiệm có đối chứng
- Chỉ đo lường sau thử nghiệm
Thiết kế này chỉ đo lường biến phụ thuộc sau khi đã tiến hành thử nghiệm.
Thiết kế này được sử dụng khá nhiều trong lĩnh vực Marketing.
Ví dụ 1. Một nhóm nghiên cứu muốn tìm hiểu tác động của chương trình
quảng cáo sử dụng sản phẩm mẫu. Họ có thể áp dụng thiết kế nghiên cứu này như
sau:
Bước 1. Phân nhóm ngẫu nhiên khách hàng tiềm năng vào hai nhóm: Nhóm
thử nghiệm và nhóm đối chứng. Các tác giả có thể kiểm tra mức độ tương đồng
của hai nhóm về các chỉ số cơ bản như tuổi, giới tính, thu nhập, trình độ học
vấn,…
Bước 2. Tiến hành thử nghiệm: Cho các thành viên trong nhóm thử nghiệm
được sử dụng sản phẩm mẫu, trong khi đó nhóm đối chứng không được sử dụng
sản phẩm mẫu.
Bước 3. Các thành viên tham gia nghiên cứu trong hai nhóm đều được gởi
phiếu giảm giá khi mua sản phẩm ở siêu thị. Phiếu giảm giá được mã hóa để phân
biệt, nhận dạng được cả hai nhóm.
Bước 4. Sau một khoảng thời gian (ví dụ: 1 tháng), số phiếu giảm giá của
mỗi nhóm thu lại từ siêu thị sẽ được đếm. So sánh kết quả hai nhóm để đánh giá
sự tác động của hoạt động quảng cáo sản phẩm mẫu.
- Đo lường trước - sau thử nghiệm
Thiết kế trước - sau thử nghiệm khác với thiết kế “chỉ đo lường sau khi thử
nghiệm” ở chỗ các biến phụ thuộc được đo lường trước và sau khi tiến hành thử
nghiệm. Thiết kế này giúp kiểm soát tốt các tác động ngoại lai và rất phù hợp với
việc đánh giá tác động ngắn hạn của thí nghiệm.
Ví dụ 2. Giả sử một nhóm tác giả muốn nghiên cứu tác động của chuyến
thăm và nói chuyện về bóng đá của danh thủ Messi tới niềm đam mê bóng đá

82
của trẻ em Việt Nam. Nhóm nghiên cứu có thể áp dụng thiết kế nghiên cứu thử
nghiệm “trước - sau” có đối chứng như sau:
Bước 1. Chọn một mẫu trẻ em. Phân ngẫu nhiên họ thành hai nhóm: Nhóm
đối chứng và nhóm thử nghiệm. Kiểm tra sự tương đồng của hai nhóm về các
chỉ số cơ bản như giới tính, tuổi, sở thích bóng đá.
Bước 2. Đo lường trước: cả hai nhóm đều được đo lường về sự đam mê
bóng đá và hiểu biết về bóng đá.
Bước 3. Khi danh thủ Messi đến thăm và chia sẻ về bóng đá, chỉ có nhóm
thử nghiệm được tham gia dự buổi nói chuyện và chia sẻ của danh thủ Messi.
Nhóm đối chứng không được tiếp xúc hoặc nghe bất kỳ bài nói chuyện nào của
danh thủ Messi.
Bước 4. Sau buổi nói chuyện của danh thủ Messi, nhóm nghiên cứu có thể
đo lường lại niềm đam mê bóng đá của hai nhóm (khoảng sau 1 tuần).
Bước 5. Nhóm nghiên cứu so sánh sự thay đổi về suy nghĩ, thái độ đối với
môn bóng đá của hai nhóm và sự khác biệt này là do được tham dự nghe buổi
nói chuyện của danh thủ Messi.
Khác với thử nghiệm đo lường sau, thử nghiệm trước – sau không chỉ cho
phép so sánh các kết quả cuối cùng mà so sánh sự khác biệt giữa kết quả đo
lường sau và trước. Thiết kế thử nghiệm trước - sau vì vậy cho phép đo lường
trực tiếp tác động của thử nghiệm và so sánh tác động của thử nghiệm so với
không có thử nghiệm.

Bảng 4.3. Mô hình thiết kế thử nghiệm “trước - sau”.


Đo lường Thực Đo lường
trước hành sau
Thử nghiệm Y0 X Y1 Y0 − Y1

Đối chứng Y0 Y1 Y0 − Y1

d) Áp dụng nghiên cứu thử nghiệm trên thực địa


Thiết kế thử nghiệm như đã trình bày ở trên là thiết kế đầy đủ với điều kiện
nhà nghiên cứu có thể kiểm soát toàn bộ quá trình, kể từ việc lựa chọn đối tượng,

83
loại bỏ ảnh hưởng ngoại lai, tới việc điều tiết các mức độ/giá trị của biến độc lập.
Điều này thường được đảm bảo với các thiết kế thử nghiệm ở phòng thí nghiệm.
Nghiên cứu thử nghiệm ngoài thực địa thường khó có thể đảm bảo điều
kiện trên. Vì vậy, thiết kế nghiên cứu cận thử nghiệm thường được áp dụng với
dạng thiết kế thử nghiệm này, các nhà nghiên cứu coi những biến động trên thực
địa (chính sách, thị trường, chính trị,…) là “sự can thiệp” giống như biến độc lập
được điều chỉnh trong thử nghiệm và tìm cách đánh giá tác động của những can
thiệp đó.
Một số dạng áp dụng thông dụng bao gồm:
- Đánh giá tác động của dự án hoặc chính sách
Mỗi một dự án hoặc chính sách mới có thể coi là một sự can thiệp, tương
đồng với điều tiết biến độc lập trong nghiên cứu thử nghiệm. Vì vậy đánh giá tác
động của của dự án hoặc chính sách, các nhà nghiên cứu có thể áp dụng phương
pháp thử nghiệm không đầy đủ. Trong đánh giá các nhà nghiên cứu có thể chọn
nhóm đối chứng (những cá thể tương đồng song không thuộc nhóm điều chỉnh
chính sách hoặc dự án) và nhóm thuộc diện chính /dự án. Chỉ số tác động (biến
phụ thuộc), ví dụ như chất lượng cuộc sống hay nhận thức về một vấn đề gì đó
được đo lường trước và sau dự án/chính sách. Các nhà nghiên cứu có thể so sánh
sự khác biệt trong thay đổi giữa trước – sau của hai nhóm để đánh giá sự tác động
của chính sách/dự án. Khó khăn thường là khó tìm nhóm đối chứng tương đồng,
đặc biệt khi đánh giá tác động của chính sách có tầm bao phủ toàn quốc và cho
mọi đối tượng. Một số kỹ thuật thống kê có thể giúp xác định nhóm đối chứng
tương đồng nhất trên thực địa, song không thể có độ tương đồng cao như trong
thiết kế thử nghiệm đầy đủ (ở phòng thí nghiệm).
- Đánh giá tác động của biến động trên thực địa (chính trị, thị trường, hoặc
tự nhiên)
Các nhà nghiên cứu cũng có thể đánh giá tác động của biến động chính trị,
biến động của thị trường hay tự nhiên tới hành vi của doanh nghiệp, người
dân,…Chỉ có điều khác là biến động này không có tính “chủ động” như chính
sách dự án. Vì vậy thường khó có những khảo sát cơ sở theo đúng mục tiêu và

84
các nhà nghiên cứu phải sáng tạo trong việc sử dụng các dữ liệu sẵn có trước
biến động để làm cơ sở so sánh.

85
CHƯƠNG 5. KỸ THUẬT PHÂN TÍCH DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU

5.1. Kiểm định độ tin cậy của thang đo

5.1.1. Khái niệm


Trong nghiên cứu định lượng, việc đo lường các nhân tố lớn sẽ rất khó khăn
và phức tạp, không thể chỉ sử dụng những thang đo đơn giản (chỉ dùng 1 câu hỏi
qua sát đo lường) mà phải sử dụng các thang đo chi tiết hơn (dùng nhiều câu hỏi
quan sát để đo lường nhân tố) để hiểu rõ được tính chất của nhân tố lớn.
Do vậy, khi lập bảng câu hỏi nghiên cứu, chúng ta thường tạo các biến quan sát
x1, x2, x3, x4, x5... là biến con của nhân tố A nhằm mục đích thay vì đi đo lường
cả một nhân tố A tương đối trừu tượng và khó đưa ra kết quả chính xác thì chúng
ta đi đo lường các biến quan sát nhỏ bên trong rồi suy ra tính chất của nhân tố.
Như vậy, khái niệm "thang đo" trong cụm kiểm định độ tin cậy thang đo ý muốn
nói đến một tập hợp các biến quan sát con có khả năng đo được, thể hiện được
tính chất của nhân tố mẹ. Các bạn không được hiểu lầm kiểm định thang đo ở đây
là thang đo Likert.
Tuy nhiên, không phải lúc nào tất cả các biến quan sát x1, x2, x3, x4, x5... chúng
ta đưa ra để đo lường cho nhân tố A đều hợp lý, đều phản ánh được khái niệm,
tính chất của A. Do vậy, cần phải có một công cụ giúp kiểm tra xem biến quan sát
nào phù hợp, biến quan sát nào không phù hợp để đưa vào thang đo.
Kiểm định độ tin cậy của thang đo là công cụ chúng ta cần. Công cụ này sẽ giúp
kiểm tra xem các biến quan sát của nhân tố mẹ (nhân tố A) có đáng tin cậy hay
không, có tốt không. Phép kiểm định này phản ánh mức độ tương quan chặt chẽ
giữa các biến quan sát trong cùng 1 nhân tố. Nó cho biết trong các biến quan sát
của một nhân tố, biến nào đã đóng góp vào việc đo lường khái niệm nhân tố, biến
nào không. Kết quả Cronbach Alpha của nhân tố tốt thể hiện rằng các biến quan
sát chúng ta liệt kê là rất tốt, thể hiện được đặc điểm của nhân tố mẹ, chúng ta đã
có được một thang đo tốt cho nhân tố mẹ này.

86
5.1.2. Đo lường độ tin cậy bằng hệ số Cronbach’s Alpha
Trước tiên, chúng ta cần hiểu được khái niệm tính nhất quán nội bộ của một
yếu tố. Tính nhất quán nội bộ nghĩa là các biến quan sát trong một thang đo phải
có sự tương quan thuận chặt chẽ nhau, cùng giải thích cho một khái niệm.
Cronbach' Alpha là một chỉ số đo lường tính nhất quán nội bộ này. Như vậy, nếu
một thang đo mà các biến quan sát có sự tương quan thuận càng chặt chẽ, thang
đo đó càng có tính nhất quán cao, hệ số Cronbach’s Alpha sẽ càng cao.
Hệ số Cronbach’s Alpha có giá trị biến thiên trong đoạn [0,1]. Mức 0 nghĩa là các
biến quan sát trong nhóm gần như không có một sự tương quan nào, mức 1 nghĩa
là các biến quan sát tương quan hoàn hảo với nhau, hai mức 0 và 1 hiếm khi xảy
ra trong phân tích dữ liệu. Một số trường hợp xuất hiện hệ số Cronbach’s Alpha
âm vượt ngoài đoạn giới hạn [0,1], lúc này thang đo hoàn toàn không có độ tin
cậy, không có tính đơn hướng, các biến quan sát trong thang đo đối lập, ngược
chiều nhau.

5.1.3. Các tiêu chuẩn trong kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach's Alpha
Theo Nunnally (1978) , một thang đo tốt nên có độ tin cậy Cronbach’s
Alpha từ 0.7 trở lên. Hair và cộng sự (2009) cũng cho rằng, một thang đo đảm
bảo tính đơn hướng và đạt độ tin cậy nên đạt ngưỡng Cronbach’s Alpha từ 0.7 trở
lên, tuy nhiên, với tính chất là một nghiên cứu khám phá sơ bộ, ngưỡng
Cronbach’s Alpha là 0.6 có thể chấp nhận được. Hệ số Cronbach's Alpha càng
cao thể hiện độ tin cậy của thang đo càng cao.
Một chỉ số quan trọng khác đó là Corrected Item – Total Correlation. Giá
trị này biểu thị mối tương quan giữa từng biến quan sát với các biến còn lại trong
thang đo. Nếu biến quan sát có sự tương quan thuận càng mạnh với các biến khác
trong thang đo, giá trị Corrected Item – Total Correlation càng cao, biến quan sát
đó càng tốt. Cristobal và cộng sự (2007) cho rằng, một thang đo tốt khi các biến
quan sát có giá trị Corrected Item – Total Correlation từ 0.3 trở lên. Như vậy, khi
thực hiện kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha, biến quan sát có hệ số Corrected
Item – Total Correlation nhỏ hơn 0.3, cần xem xét loại bỏ biến quan sát đó. Hệ số
Corrected Item – Total Correlation càng cao, biến quan sát đó càng chất lượng.

87
Chúng ta cũng cần chú ý đến giá trị của cột Cronbach's Alpha if Item
Deleted, cột này biểu diễn hệ số Cronbach's Alpha nếu loại biến đang xem xét.
Mặc dù đây không phải là một tiêu chuẩn phổ biến để đánh giá độ tin cậy thang
đo, tuy nhiên, nếu giá trị Cronbach's Alpha if Item Deleted lớn hơn hệ số
Cronbach Alpha của nhóm thì chúng ta nên cân nhắc xem xét biến quan sát này
tùy vào từng trường hợp. Hệ số Cronbach's Alpha if Item Deleted càng nhỏ, biến
quan sát càng chất lượng.
Không có khái niệm Cronbach's Alpha của từng biến quan sát. Các bạn cần
đọc kỹ lý thuyết ở trên để tránh hiểu sai lệch khái niệm. Một số bạn đang nhầm
lẫn giá trị Cronbach's Alpha if Item Deleted là giá trị Cronbach's Alpha của từng
biến quan sát nên so sánh với ngưỡng 0.6 và kết luận. Điều này là sai hoàn toàn.
Tóm lại khi đánh giá một kết quả Cronbach's Alpha chúng ta cần đánh giá
2 tiêu chí sau:
1. Hệ số Cronbach's Alpha của thang đo cần trên 0.6 (hoặc 0.7 nếu đánh giá
cao hơn).
2. Hệ số Corrected Item - Total Correlation của từng biến quan sát càng cao
càng tốt.

5.1.4. Hướng dẫn kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach Alpha trên SPSS
Để thực hiện kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha trong SPSS 20,
chúng ta vào Analyze > Scale > Reliability Analysis.

88
Lần lượt phân tích Cronbach's Alpha cho từng thang đo, không được đưa tất cả
các biến quan sát ở nhiều thang đo vào chạy một lần.
Trường hợp 1: Thang đo đạt độ tin cậy, biến quan sát có ý nghĩa
Thực hiện phân tích Cronbach's Alpha cho thang đo TN, đưa 5 biến quan
sát TN1-TN5 vào mục Items bên phải. Tiếp theo chọn vào Statistics…

Trong tùy chọn Statistics, các bạn tích vào các mục giống như hình. Sau đó
chọn Continue để cài đặt được áp dụng.
89
Sau khi nhấp Continue, SPSS sẽ quay về giao diện ban đầu, các bạn nhấp
chuột vào OK để xuất kết quả ra Output:

Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha của thang đo TN
như sau:

90
→ Kết quả kiểm định cho thấy: (1) hệ số độ tin cậy thang đo Cronbach's
Alpha của TN bằng 0.790 > 0.6 và (2) các biến quan sát đều có tương quan biến
- tổng (Corrected Item – Total Correlation) lớn hơn 0.3. Như vậy thang đo đạt độ
tin cậy, các biến quan sát đều có ý nghĩa giải thích tốt cho nhân tố TN.
Trường hợp 2: Thang đo đạt độ tin cậy, có biến quan sát không có ý nghĩa
Thực hiện phân tích Cronbach's Alpha cho thang đo DT tương tự như thang
đo TN, kết quả có được như sau:

→ Kết quả kiểm định cho thấy: (1) hệ số độ tin cậy thang đo Cronbach's
Alpha của DT bằng 0.684 > 0.6 và (2) biến quan sát DT1 có tương quan biến -
tổng (Corrected Item – Total Correlation) bằng 0.283 < 0.3. Biến quan sát DT1
giải thích ý nghĩa rất yếu cho nhân tố DT nên sẽ được loại bỏ khỏi thang đo. Phân
tích Cronbach's Alpha lần hai.
91
→ Kết quả kiểm định cho thấy: (1) hệ số độ tin cậy thang đo Cronbach's
Alpha của DT bằng 0.790 > 0.6 và (2) các biến quan sát đều có tương quan biến
- tổng (Corrected Item – Total Correlation) lớn hơn 0.3. Như vậy thang đo đạt độ
tin cậy, các biến quan sát đều có ý nghĩa giải thích tốt cho nhân tố TN.
Trường hợp 3: Thang đo đạt độ tin cậy, biến quan sát có ý nghĩa, có hệ số
Cronbach's Alpha if Item Deleted lớn hơn Cronbach's Alpha của thang đo
Thực hiện phân tích Cronbach's Alpha cho thang đo LD, kết quả có được
như sau:

→ Biến quan sát LD3 có hệ số Cronbach's Alpha if Item Deleted bằng


0.768 lớn hơn hệ số Cronbach's Alpha của thang đo LD là 0.749. Tuy nhiên, hệ
số tương quan biến tổng của biến là 0.342 > 0.3 và Cronbach's Alpha của thang
đo đã trên 0.6, thậm chí còn trên cả 0.7 rồi. Do vậy chúng ta không cần loại biến
LD3 trong trường hợp này.
Trường hợp 4: Thang đo đạt độ tin cậy, biến quan sát có ý nghĩa, có hệ số
Cronbach's Alpha if Item Deleted lớn hơn Cronbach's Alpha của thang đo
Thực hiện phân tích Cronbach's Alpha cho thang đo DK, kết quả có được
như sau:
92
→ Kết quả kiểm định cho thấy: (1) hệ số độ tin cậy thang đo Cronbach's
Alpha của DK bằng 0.435 < 0.6 và (2) hệ số Cronbach's Alpha if Item Deleted
của tất cả các biến quan sát đều nhỏ hơn 0.6. Thang đo DK không đạt được độ tin
cậy tối thiểu nên sẽ được loại bỏ khỏi các phân tích sau đó.
Trường hợp này chúng ta xét đến hệ số Cronbach's Alpha if Item Deleted
bởi vì độ tin cậy của thang đo chỉ là 0.435, dưới mức 0.6. Chúng ta không vội kết
luận là thang đo không đạt được độ tin cậy mà sẽ tiếp tục nhìn vào Cronbach's
Alpha if Item Deleted. Bởi Cronbach's Alpha if Item Deleted là giá trị Cronbach's
Alpha mới của thang đo nếu biến quan sát đó được loại bỏ đi. Giả sử trong tình
huống này biến quan sát DK3 có Cronbach's Alpha if Item Deleted lớn hơn 0.6,
chúng ta sẽ loại bỏ biến quan sát DK3 và phân tích lại Cronbach's Alpha lần hai.
Khi đó, hệ số Cronbach's Alpha của thang đo DK ở lần hai sẽ nhận giá trị mới đúng
bằng giá trị Cronbach's Alpha if Item Deleted của biến DK3 và đạt điều kiện trên
0.6, thang đo đảm bảo độ tin cậy. Nhưng trong ví dụ trên thì toàn bộ các biến quan
sát đều có Cronbach's Alpha if Item Deleted nhỏ hơn 0.6 nên dù có loại biến quan
sát đi thì thang đo vẫn không đảm bảo độ tin cậy.
5.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA

5.2.1. Khái niệm


- Phân tích nhân tố khám phá, gọi tắt là EFA, dùng để rút gọn một tập hợp k
biến quan sát thành một tập F (với F < k) các nhân tố có ý nghĩa hơn. Trong nghiên
cứu, chúng ta thường thu thập được một số lượng biến khá lớn và rất nhiều các biến
quan sát trong đó có liên hệ tương quan với nhau. Thay vì đi nghiên cứu 20 đặc

93
điểm nhỏ của một đối tượng, chúng ta có thể chỉ nghiên cứu 4 đặc điểm lớn, trong
mỗi đặc điểm lớn này gồm 5 đặc điểm nhỏ có sự tương quan với nhau. Điều này
giúp tiết kiệm thời gian và kinh phí nhiều hơn cho người nghiên cứu.
- Với kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach Alpha, chúng ta đang đánh
giá mối quan hệ giữa các biến trong cùng một nhóm, cùng một nhân tố, chứ không
xem xét mối quan hệ giữa tất cả các biến quan sát ở các nhân tố khác. Trong khi
đó, EFA xem xét mối quan hệ giữa các biến ở tất cả các nhóm (các nhân tố) khác
nhau nhằm phát hiện ra những biến quan sát tải lên nhiều nhân tố hoặc các biến
quan sát bị phân sai nhân tố từ ban đầu.
5.2.2. Các tiêu chí trong phân tích EFA
- Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) là một chỉ số dùng để xem xét sự thích
hợp của phân tích nhân tố. Trị số của KMO phải đạt giá trị 0.5 trở lên (0.5 ≤ KMO
≤ 1) là điều kiện đủ để phân tích nhân tố là phù hợp. Nếu trị số này nhỏ hơn 0.5, thì
phân tích nhân tố có khả năng không thích hợp với tập dữ liệu nghiên cứu.
- Kiểm định Bartlett (Bartlett’s test of sphericity) dùng để xem xét các biến
quan sát trong nhân tố có tương quan với nhau hay không. Chúng ta cần lưu ý, điều
kiện cần để áp dụng phân tích nhân tố là các biến quan sát phản ánh những khía
cạnh khác nhau của cùng một nhân tố phải có mối tương quan với nhau. Điểm này
liên quan đến giá trị hội tụ trong phân tích EFA được nhắc ở trên. Do đó, nếu kiểm
định cho thấy không có ý nghĩa thống kê thì không nên áp dụng phân tích nhân tố
cho các biến đang xem xét. Kiểm định Bartlett có ý nghĩa thống kê (sig Bartlett’s
Test < 0.05), chứng tỏ các biến quan sát có tương quan với nhau trong nhân tố.
- Trị số Eigenvalue là một tiêu chí sử dụng phổ biến để xác định số lượng
nhân tố trong phân tích EFA. Với tiêu chí này, chỉ có những nhân tố nào có
Eigenvalue ≥ 1 mới được giữ lại trong mô hình phân tích.
- Tổng phương sai trích (Total Variance Explained) ≥ 50% cho thấy mô hình
EFA là phù hợp. Coi biến thiên là 100% thì trị số này thể hiện các nhân tố được
trích cô đọng được bao nhiêu % và bị thất thoát bao nhiêu % của các biến quan sát.
- Hệ số tải nhân tố (Factor Loading) hay còn gọi là trọng số nhân tố, giá trị
này biểu thị mối quan hệ tương quan giữa biến quan sát với nhân tố. Hệ số tải nhân
tố càng cao, nghĩa là tương quan giữa biến quan sát đó với nhân tố càng lớn và
ngược lại. Theo Hair và cộng sự (2010), Multivariate Data Analysis hệ số tải từ 0.5
là biến quan sát đạt chất lượng tốt, tối thiểu nên là 0.3.

94
• Factor Loading ở mức ± 0.3: Điều kiện tối thiểu để biến quan sát được giữ
lại.
• Factor Loading ở mức ± 0.5: Biến quan sát có ý nghĩa thống kê tốt.
• Factor Loading ở mức ± 0.7: Biến quan sát có ý nghĩa thống kê rất tốt.
Hair và cộng sự cũng cho rằng, giá trị tiêu chuẩn của hệ số tải Factor Loading
nên được xem xét cùng kích thước mẫu. Với từng khoảng kích thước mẫu khác
nhau, mức trọng số nhân tố để biến quan sát có ý nghĩa thống kê là hoàn toàn khác
nhau. Cụ thể, chúng ta sẽ xem bảng dưới đây:

5.2.3. Cách phân tích nhân tố khám phá EFA trên SPSS
a) Chạy EFA cho biến độc lập
Lần lượt chạy phân tích nhân tố khám phá cho biến độc lập và biến phụ
thuộc. Lưu ý, các biến quan sát bị loại ở bước Cronbach Alpha trước đó sẽ không
được đưa vào để kiểm định EFA.
Để thực hiện phân tích nhân tố khám phá EFA trong SPSS 20, chúng ta vào
Analyze > Dimension Reduction > Factor…

95
Đưa biến quan sát của các biến độc lập cần thực hiện phân tích EFA vào
mục Variables, nếu có biến quan sát nào bị loại ở bước trước đó, chúng ta sẽ không
đưa vào phân tích EFA. Chú ý 4 tùy chọn được đánh số ở ảnh bên dưới.

- Descriptives: Tích vào mục KMO and Barlett’s test of sphericity để xuất
bảng giá trị KMO và giá trị sig của kiểm định Barlett. Nhấp Continue để quay lại
cửa sổ ban đầu.

96
- Extraction: Ở đây, chúng ta sẽ sử dụng phép trích PCA (Principal
Components Analysis). Với SPSS 20 và các phiên bản 21, 22, 23, 24, PCA sẽ được
viết gọn lại là Principal Components như hình ảnh bên dưới, đây cũng là tùy chọn
mặc định của SPSS. Bên cạnh PCA, chúng ta cũng thường sử dụng PAF, cách dùng
hai phép quay phổ biến này, các bạn có thể xem tại bài viết Phép trích Principal
Components Analysis (PCA) và Principal Axis Factoring (PAF).

Khi các bạn nhấp chuột vào nút mũi tên hướng xuống sẽ có nhiều tùy chọn
phép trích khác nhau. Số lượng nhân tố được trích ra ở ma trận xoay phụ thuộc khá
nhiều vào việc lựa chọn phép trích, tuy nhiên, tài liệu này sẽ chỉ tập trung vào phần
PCA.
- Rotation: Ở đây có các phép quay, thường chúng ta hay sử dụng Varimax và
Promax. Riêng với dạng đề tài đã xác định được biến độc lập và biến phụ thuộc,

97
chúng ta sử dụng phép quay Varimax. Bạn có thể tìm hiểu sự khác nhau cũng như
khi nào dùng phép xoay nào tại bài viết Phép quay vuông góc Varimax và phép quay
không vuông góc Promax. Nhấp Continue để quay lại cửa sổ ban đầu.

- Options: Tích vào Sorted by size để ma trận xoay sắp xếp thành từng cột
dạng bậc thang để dễ đọc kết quả hơn, chúng ta có thể tích hoặc không tích, việc
này không ảnh hưởng đến kết quả. Cần nhớ rằng, thứ tự các nhân tố trong kết quả
ma trận xoay không phản ánh mức độ quan trọng của nhân tố đó. Với mục Suppress
small coefficients, nếu không tích chọn, ma trận xoay sẽ hiển thị toàn bộ hệ số tải
của mỗi biến quan sát ở từng nhân tố.

98
Trường hợp chỉ muốn ma trận xoay hiện lên những ô có hệ số tải từ 0.3, 0.4
hay 0.5 … trở lên, chúng ta sẽ tích vào Suppress small coefficients. Lúc này hàng
Absolute value below sẽ sáng lên và cho phép nhập vào ngưỡng hệ số tải mà nếu
hệ số tải dưới ngưỡng đó sẽ không hiển thị trong bảng ma trận xoay. Trong ví dụ
thực hành này, để tiện cho việc theo dõi kết quả, tác giả muốn ma trận xoay chỉ
hiển thị các ô có hệ số tải từ 0.3 trở lên nên sẽ nhập vào 0.3. Sau đó nhấp vào
Continue để đóng cửa sổ.

99
Tại cửa sổ tiếp theo, chọn OK để xuất kết quả ra output.

Có khá nhiều bảng ở output, tất cả các bảng này đều đóng góp vào việc đánh
giá kết quả phân tích EFA là tốt hay tệ. Tuy nhiên, ở đây tác giả tập trung vào ba
bảng kết quả chính: KMO and Barlett’s Test, Total Variance Explained và Rotated
Component Matrix, bởi sử dụng ba bảng này chúng ta đã có thể đánh giá được kết
quả phân tích EFA phù hợp hay không phù hợp.

100
101
Kết quả lần EFA đầu tiên: KMO = 0.887 > 0.5, sig Bartlett’s Test = 0.000 <
0.05, như vậy phân tích nhân tố khám phá EFA là phù hợp. Có 6 nhân tố được trích
với tiêu chí eigenvalue lớn hơn 1 với tổng phương sai tích lũy là 63.109%. Tác giả
mong muốn chọn ra các biến quan sát chất lượng nên sẽ sử dụng ngưỡng hệ số tải
là 0.5 thay vì chọn hệ số tải tương ứng theo cỡ mẫu. So sánh ngưỡng này với kết
quả ở ma trận xoay, có hai biến xấu là DN4 và LD5 cần xem xét loại bỏ:

102
Biến DN4 tải lên ở cả hai nhân tố là Component 4 và Component 6 với hệ
số tải lần lượt là 0.612 và 0.530, mức chênh lệch hệ số tải bằng 0.612 – 0.530 =
0.082 < 0.2.
Biến LD5 có hệ số tải ở tất cả các nhân tố đều nhỏ 0.5.
Tác giả sử dụng phương thức loại một lượt các biến xấu trong một lần phân
tích EFA. Từ 28 biến quan sát ở lần phân tích EFA thứ nhất, loại bỏ DN4 và LD5
và đưa 26 biến quan sát còn lại vào phân tích EFA lần thứ hai.
Hệ số KMO = 0.879 > 0.5, sig Barlett’s Test = 0.000 < 0.05, như vậy phân
tích nhân tố là phù hợp.

Có 6 nhân tố được trích dựa vào tiêu chí eigenvalue lớn hơn 1, như vậy 6
nhân tố này tóm tắt thông tin của 26 biến quan sát đưa vào EFA một cách tốt nhất.

103
Tổng phương sai mà 6 nhân tố này trích được là 63.357% > 50%, như vậy, 6 nhân
tố được trích giải thích được 63.357% biến thiên dữ liệu của 26 biến quan sát tham
gia vào EFA.
Kết quả ma trận xoay cho thấy, 26 biến quan sát được phân thành 6 nhân tố,
tất cả các biến quan sát đều có hệ số tải nhân tố Factor Loading lớn hơn 0.5 và
không còn các biến xấu.
Như vậy, phân tích nhân tố khám phá EFA cho các biến độc lập được thực
hiện hai lần. Lần thứ nhất, 28 biến quan sát được đưa vào phân tích, có 2 biến quan
sát không đạt điều kiện là DN4 và LD5 được loại bỏ để thực hiện phân tích lại. Lần
phân tích thứ hai (lần cuối cùng), 26 biến quan sát hội tụ và phân biệt thành 6 nhân
tố.
b) Chạy EFA cho biến phụ thuộc
Thực hiện tương tự các bước như cách làm với biến độc lập. Thay vì đưa
biến quan sát của các biến độc lập vào mục Variables, chúng ta sẽ đưa các biến
quan sát của biến phụ thuộc vào. Cụ thể trong ví dụ này, biến phụ thuộc Sự hài lòng
gồm 3 biến quan sát là HL1, HL2, HL3.
Kết quả output, chúng ta cũng sẽ có các bảng KMO and Barlett’s Test, Total
Variance Explained, Rotated Component Matrix. Bảng KMO and Barlett’s Test
giống hoàn toàn như biến độc lập, cách đọc kết quả cũng vậy.

Bảng Total Variance Explained khi chỉ có một nhân tố được trích sẽ hiển thị
như bên dưới (không có cột Rotation Sums of Squared Loadings). Trường hợp nếu
có từ hai nhân tố được trích, sẽ xuất hiện thêm cột Rotation Sums of Squared
Loadings.

104
Kết quả phân tích cho thấy có một nhân tố được trích tại eigenvalue bằng
2.170 > 1. Nhân tố này giải thích được 72.339% biến thiên dữ liệu của 3 biến quan
sát tham gia vào EFA.
Riêng bảng Rotated Component Matrix sẽ không xuất hiện mà thay vào đó
là dòng thông báo: Only one component was extracted. The solution cannot be
rotated.

Điều này xảy ra khi EFA chỉ trích được một nhân tố duy nhất từ các biến
quan sát đưa vào. Dòng thông báo này tạm dịch là: Chỉ có một nhân tố được trích.
Ma trận không thể xoay. Chúng ta luôn kỳ vọng đưa vào 1 biến phụ thuộc thì EFA
cũng sẽ chỉ trích ra một nhân tố. Việc trích được chỉ một nhân tố là điều tốt, nghĩa
là thang đo đó đảm bảo được tính đơn hướng, các biến quan sát của biến phụ thuộc
hội tụ khá tốt. Lúc này, việc đọc kết quả sẽ dựa vào bảng ma trận chưa xoay
Component Matrix thay vì bảng ma trận xoay Rotated Component Matrix.
Không phải lúc nào ma trận xoay có được từ kết quả phân tích EFA cũng
tách biệt các nhóm một cách hoàn toàn, việc xuất hiện các biến xấu sẽ làm ma trận
xoay bị xáo trộn so với các thang đo lý thuyết. Vậy cách nhận diện biến xấu và quy
tắc loại biến xấu trong EFA như thế nào.

105
5.3. Phân tích hồi quy trong SPSS

5.3.1. Phân tích hồi quy tuyến tính


Trong nghiên cứu, chúng ta thường phải kiểm định các giả thuyết về mối
quan hệ giữa hai hay nhiều biến, trong đó có một biến phụ thuộc và một hay nhiều
biến độc lập. Nếu chỉ có một biến độc lập, mô hình được gọi là mô hình hồi quy
đơn biến SLR (Simple Linear Regression). Trường hợp có từ hai biến độc lập trở
lên, mô hình được gọi là hồi quy bội MLR (Multiple Linear Regression). Những
nội dung tiếp theo ở tài liệu này chỉ đề cập đến hồi quy bội, hồi quy đơn biến tính
chất tương tự với hồi quy bội
- Phương trình hồi quy đơn biến: Y = β0 + β1X + e
- Phương trình hồi quy bội: Y = β0 + β1X1 + β2X2 + … + βnXn + e
Trong đó:
Y: biến phụ thuộc, là biến chịu tác động của biến khác.
X, X1, X2, Xn: biến độc lập, là biến tác động lên biến khác.
β0: hằng số hồi quy, hay còn được gọi là hệ số chặn. Đây là chỉ số nói lên giá
trị của Y sẽ là bao nhiêu nếu tất cả X cùng bằng 0. Nói cách khác, chỉ số này cho
chúng ta biết giá trị của Y là bao nhiêu nếu không có các X. Khi biểu diễn trên đồ
thị Oxy, β0 là điểm trên trục Oy mà đường hồi quy cắt qua.
β1, β2, βn: hệ số hồi quy, hay còn được gọi là hệ số góc. Chỉ số này cho chúng
ta biết về mức thay đổi của Y gây ra bởi X tương ứng. Nói cách khác, chỉ số này nói
lên có bao nhiêu đơn vị Y sẽ thay đổi nếu X tăng hoặc giảm một đơn vị.
e: sai số. Chỉ số này càng lớn càng khiến cho khả năng dự đoán của hồi quy
trở nên kém chính xác hơn hoặc sai lệch nhiều hơn so với thực tế. Sai số trong hồi
quy tổng thể hay phần dư trong hồi quy mẫu đại diện cho hai giá trị, một là các biến
độc lập ngoài mô hình, hai là các sai số ngẫu nhiên.
Trong thống kê, vấn đề chúng ta muốn đánh giá là các thông tin của tổng thể.
Tuy nhiên vì tổng thể quá lớn, chúng ta không thể có được các thông tin này. Vì
vậy, chúng ta dùng thông tin của mẫu nghiên cứu để ước lượng hoặc kiểm định
thông tin của tổng thể. Với hồi quy tuyến tính cũng như vậy, các hệ số hồi quy tổng
thể như β1, β2 … hay hằng số hồi quy β0 là những tham số chúng ta muốn biết
nhưng không thể đo lường được. Do đó, chúng ta sẽ sử dụng tham số tương ứng từ
mẫu để ước lượng và từ đó suy diễn ra tổng thể. Phương trình hồi quy trên mẫu
nghiên cứu:
Y = B0 + B1X1 + B2X2 + … + BnXn + ε

106
Trong đó:
Y: biến phụ thuộc
X, X1, X2, Xn: biến độc lập
B0: hằng số hồi quy
B1, B2, Bn: hệ số hồi quy
ε: phần dư
Tất cả các nội dung hồi quy tiếp sau đây chỉ nói về hồi quy trên tập dữ liệu
mẫu. Do vậy, thuật ngữ sai số sẽ không được đề cập mà chỉ nói về phần dư.

5.3.2. Ước lượng hồi quy tuyến tính bằng OLS


Một trong các phương pháp ước lượng hồi quy tuyến tính phổ biến là bình
phương nhỏ nhất OLS (Ordinary Least Squares).
Với tổng thể, sai số (error) ký hiệu là e, còn trong mẫu nghiên cứu sai số
lúc này được gọi là phần dư (residual) và được ký hiệu là ε. Biến thiên phần dư
được tính bằng tổng bình phương tất cả các phần dư cộng lại.
Nguyên tắc của phương pháp hồi quy OLS là làm cho biến thiên phần dư
này trong phép hồi quy là nhỏ nhất. Khi biểu diễn trên mặt phẳng Oxy, đường hồi
quy OLS là một đường thẳng đi qua đám đông các điểm dữ liệu mà ở đó, khoảng
cách từ các điểm dữ liệu (trị tuyệt đối của ε) đến đường hồi quy là ngắn nhất.
Từ đồ thị scatter biểu diễn mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến phụ
thuộc, các điểm dữ liệu sẽ nằm phân tán nhưng có xu hướng chung tạo thành dạng
một đường thẳng. Chúng ta có thể có rất nhiều đường đường thẳng hồi quy đi qua
đám đông các điểm dữ liệu này chứ không phải chỉ một đường duy nhất, vấn đề
là ta phải chọn ra đường thẳng nào mô tả sát nhất xu hướng dữ liệu. Bình phương
nhỏ nhất OLS sẽ tìm ra đường thẳng đó dựa trên nguyên tắc cực tiểu hóa khoảng
cách từ các điểm dữ liệu đến đường thẳng. Trong hình ở trên đường màu đỏ là
đường hồi quy OLS.

5.4. Phân tích hồi quy tuyến tính bội trên SPSS
Thực hiện phân tích hồi quy tuyến tính bội để đánh giá sự tác động của các
biến độc lập này lên biến phụ thuộc. Chúng ta vào Analyze > Regression > Linear.

107
Đưa biến phụ thuộc vào ô Dependent, các biến độc lập vào ô Independents.

Vào mục Statistics, tích chọn các mục như trong ảnh và chọn Continue.

108
Vào mục Plots, tích chọn vào Histogram và Normal probability plot, kéo biến
ZRESID thả vào ô Y, kéo biến ZPRED thả vào ô X như hình bên dưới. Tiếp tục
chọn Continue.

Các mục còn lại chúng ta sẽ để mặc định. Quay lại giao diện ban đầu, mục Method
là các phương pháp đưa biến vào, tùy vào dạng nghiên cứu mà chúng ta sẽ
chọn Enter hoặc Stepwise. Tính chất đề tài thực hành là nghiên cứu khẳng định, do vậy
tác giả sẽ chọn phương pháp Enter đưa biến vào một lượt. Tiếp tục nhấp vào OK.

109
SPSS sẽ xuất ra rất nhiều bảng, chúng ta sẽ tập trung vào các bảng ANOVA, Model
Summary, Coefficients và ba biểu đồ Histogram, Normal P-P Plot, Scatter Plot.
a) Bảng ANOVA
Chúng ta cần đánh giá độ phù hợp mô hình một cách chính xác qua kiểm định giả
thuyết. Để kiểm định độ phù hợp mô hình hồi quy, chúng ta đặt giả thuyết H0: R2 = 0.
Phép kiểm định F được sử dụng để kiểm định giả thuyết này. Kết quả kiểm định:
Sig < 0.05: Bác bỏ giả thuyết H0, nghĩa là R2 ≠ 0 một cách có ý nghĩa thống kê,
mô hình hồi quy là phù hợp.
Sig > 0.05: Chấp nhận giả thuyết H0, nghĩa là R2 = 0 một cách có ý nghĩa thống
kê, mô hình hồi quy không phù hợp.
Trong SPSS, các số liệu của kiểm định F được lấy từ bảng phân tích phương sai
ANOVA.

110
Bảng ANOVA cho chúng ta kết quả kiểm định F để đánh giá giả thuyết sự phù
hợp của mô hình hồi quy. Giá trị sig kiểm định F bằng 0.000 < 0.05, do đó, mô hình hồi
quy là phù hợp.
b) Bảng Model Summary
Các điểm dữ liệu luôn phân tán và có xu hướng tạo thành dạng một đường thẳng
chứ không phải là một đường thẳng hoàn toàn. Do đó, hầu như không có đường thẳng
nào có thể đi qua toàn bộ tất cả các điểm dữ liệu, luôn có sự sai lệch giữa các giá trị ước
tính và các giá trị thực tế. Chúng ta sẽ cần tính toán được mức độ sai lệch đó cũng như
mức độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính với tập dữ liệu.

(Bên trái là độ phù hợp mô hình cao, bên phải là độ phù hợp mô hình thấp)
Một thước đo sự phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính thường dùng là hệ số
xác định R2 (R square). Khi phần lớn các điểm dữ liệu tập trung sát vào đường hồi quy,
giá trị R2 sẽ cao, ngược lại, nếu các điểm dữ liệu phân bố rải rác cách xa đường hồi quy,
R2 sẽ thấp. Chỉ số R2 nằm trong bảng Model Summary.

Khi chúng ta đưa thêm biến độc lập vào phân tích hồi quy, R2 có xu hướng tăng
lên. Điều này dẫn đến một số trường hợp mức độ phù hợp của mô hình hồi quy bị thổi
phồng khi chúng ta đưa vào các biến độc lập giải thích rất yếu hoặc không giải thích cho
biến phụ thuộc. Trong SPSS, bên cạnh chỉ số R2, chúng ta còn có thêm chỉ
số R2 Adjusted (R2 hiệu chỉnh). Chỉ số R2 hiệu chỉnh không nhất thiết tăng lên khi nhiều
biến độc lập được thêm vào hồi quy, do đó R2 hiệu chỉnh phản ánh độ phù hợp của mô
hình chính xác hơn hệ số R2.

111
R2 hay R2 hiệu chỉnh đều có mức dao động trong đoạn từ 0 đến 1. Nếu R2 càng
tiến về 1, các biến độc lập giải thích càng nhiều cho biến phụ thuộc, và ngược
lại, R2 càng tiến về 0, các biến độc lập giải thích càng ít cho biến phụ thuộc.
Không có tiêu chuẩn chính xác R2 ở mức bao nhiêu thì mô hình mới đạt yêu cầu.
Cần lưu ý rằng, không phải luôn luôn một mô hình hồi quy có R2 cao thì nghiên cứu có
giá trị cao, mô hình có R2 thấp thì nghiên cứu đó có giá trị thấp, độ phù hợp mô hình hồi
quy không có mối quan hệ nhân quả với giá trị của bài nghiên cứu. Trong nghiên cứu lặp
lại, chúng ta thường chọn mức trung gian là 0.5 để phân ra 2 nhánh ý nghĩa mạnh/ý nghĩa
yếu và kỳ vọng từ 0.5 đến 1 thì mô hình là tốt, bé hơn 0.5 là mô hình chưa tốt. Tuy nhiên,
điều này không thực sự chính xác bởi việc đánh giá giá trị R2 sẽ phụ thuộc rất nhiều vào
các yếu tố như lĩnh vực nghiên cứu, tính chất nghiên cứu, cỡ mẫu, số lượng biến tham gia
hồi quy, kết quả các chỉ số khác của phép hồi quy.
Trong ví dụ ở trên, bảng Model Summary cho chúng ta kết quả R bình phương (R
Square) và R bình phương hiệu chỉnh (Adjusted R Square) để đánh giá mức độ phù hợp
của mô hình. Giá trị R bình phương hiệu chỉnh bằng 0.695 cho thấy các biến độc lập
đưa vào phân tích hồi quy ảnh hưởng 69.5% sự biến thiên của biến phụ thuộc, còn lại
31.4% là do các biến ngoài mô hình và sai số ngẫu nhiên.
Kết quả bảng này cũng đưa ra giá trị Durbin-Watson để đánh giá hiện tượng tự
tương quan chuỗi bậc nhất. Giá trị DW = 1.849, nằm trong khoảng 1.5 đến 2.5 nên kết
quả không vi phạm giả định tự tương quan chuỗi bậc nhất (Yahua Qiao, 2011).
c) Bảng Coefficients
Chúng ta sẽ đánh giá hệ số hồi quy của mỗi biến độc lập có ý nghĩa trong mô hình
hay không dựa vào kiểm định t (student) với giả thuyết H0: Hệ số hồi quy của biến độc
lập Xi bằng 0. Mô hình hồi quy có bao nhiêu biến độc lập, chúng ta sẽ đi kiểm tra bấy
nhiêu giả thuyết H0. Kết quả kiểm định:
Sig < 0.05: Bác bỏ giả thuyết H0, nghĩa là hệ số hồi quy của biến Xi khác 0 một
cách có ý nghĩa thống kê, biến X1 có tác động lên biến phụ thuộc.
Sig > 0.05: Chấp nhận giả thuyết H0, nghĩa là hệ số hồi quy của biến Xi bằng 0
một cách có ý nghĩa thống kê, biến Xi không tác động lên biến phụ thuộc.
Trong hồi quy, thường chúng ta sẽ có hai hệ số hồi quy: chưa chuẩn hóa (trong
SPSS gọi là B) và đã chuẩn hóa (trong SPSS gọi là Beta). Mỗi hệ số hồi quy này có vai

112
trò khác nhau trong việc diễn giải hàm ý quản trị của mô hình hồi quy. Để hiểu khi nào
dùng phương trình hồi quy nào.
Nếu hệ số hồi quy (B hoặc Beta) mang dấu âm, nghĩa là biến độc lập đó tác động
nghịch chiều lên biến phụ thuộc. Ngược lại nếu B hoặc Beta không có dấu (dấu dương),
nghĩa là biến độc lập tác động thuận chiều lên biến phụ thuộc. Khi xem xét mức độ tác
động giữa các biến độc lập lên biến phụ thuộc, chúng ta sẽ dựa vào trị tuyệt đối hệ số
Beta, trị tuyệt đối Beta càng lớn, biến độc lập tác động càng mạnh lên biến phụ thuộc.
Trong SPSS, các số liệu của kiểm định t được lấy từ bảng hệ số hồi quy
Coefficients. Cũng lưu ý rằng, nếu một biến độc lập không có ý nghĩa thống kê trong
kết quả hồi quy, chúng ta sẽ kết luận biến độc lập đó không có sự tác động lên biến phụ
thuộc mà không cần thực hiện loại biến và phân tích lại hồi quy.

Trong ví dụ ở trên, bảng Coefficients cho chúng ta kết quả kiểm định t để đánh
giá giả thuyết ý nghĩa hệ số hồi quy, chỉ số VIF đánh giá đa cộng tuyến và các hệ số hồi
quy.
Biến F_DN có giá trị sig kiểm định t bằng 0.777 > 0.05 , do đó biến này không
có ý nghĩa trong mô hình hồi quy, hay nói cách khác, biến này không có sự tác động lên
biến phụ thuộc F_HL. Các biến còn lại gồm F_LD, F_CV, F_TL, F_DT, F_DK đều có
sig kiểm định t nhỏ hơn 0.05, do đó các biến này đều có ý nghĩa thống kê, đều tác động
lên biến phụ thuộc F_HL. Hệ số hồi quy các biến độc lập này đều mang dấu dương, như
vậy các biến độc lập có tác động thuận chiều lên biến phụ thuộc.
Lưu ý rằng, biến không có ý nghĩa trong hồi quy thì không loại biến đó và chạy
lại phân tích.
Kết luận giả thuyết:

113
H1: Tiền lương (F_TN)tác động đến sự hài lòng của nhân viên trong công
việc (Chấp nhận)
H2: Đào tạo và thăng tiến (F_DT) tác động đến sự hài lòng của nhân viên trong
công việc (Chấp nhận)
H3: Lãnh đạo (F_LD) tác động đến sự hài lòng của nhân viên trong công
việc (Chấp nhận)
H4: Đồng nghiệp (F_DN) tác động đến sự hài lòng của nhân viên trong công
việc (Bác bỏ)
H5: Bản chất công việc (F_DN) đến sự hài lòng của nhân viên trong công
việc (Chấp nhận)
H6: Điều kiện làm việc (F_DK) tác động đến sự hài lòng của nhân viên trong
công việc (Chấp nhận)
Hệ số phóng đại phương sai (VIF) là một chỉ số đánh giá hiện tượng cộng tuyến
trong mô hình hồi quy. VIF càng nhỏ, càng ít khả năng xảy ra đa cộng tuyến. Hair và
cộng sự (2009) cho rằng, ngưỡng VIF từ 10 trở lên sẽ xảy ra đa cộng tuyến mạnh. Nhà
nghiên cứu nên cố gắng để VIF ở mức thấp nhất có thể, bởi thậm chí ở mức VIF bằng
5, bằng 3 đã có thể xảy ra đa cộng tuyến nghiêm trọng. Theo Nguyễn Đình Thọ (2010)
, trên thực tế, nếu VIF > 2, chúng ta cần cẩn thận bởi vì đã có thể xảy ra sự đa cộng
tuyến gây sai lệch các ước lượng hồi quy.
Cụ thể trong ví dụ ở bảng trên, Hệ số VIF của các biến độc lập đều nhỏ hơn 10,
trong trường hợp này thậm chí nhỏ hơn 2, do vậy dữ liệu không vi phạm giả định đa
cộng tuyến.
Từ các hệ số hồi quy, chúng ta xây dựng được hai phương trình hồi quy chuẩn
hóa và chưa chuẩn hóa theo thứ tự như sau:
Y = 0.322*F_LD + 0.288*F_CV + 0.096*F_TL + 0.076*F_DT + 0.421*F_DK

Y= -0.475 + 0.267*F_LD + 0.259*F_CV + 0.084*F_TL + 0.066*F_DT +
0.393*F_DK + ε
Khi viết phương trình hồi quy, lưu ý rằng:
Không đưa biến độc lập không có ý nghĩa thống kê vào phương trình.
Nếu biến độc lập có hệ số hồi quy âm, chúng ta sẽ viết dấu trừ trước hệ số hồi
quy trong phương trình.

114
Nhìn vào phương trình chúng ta sẽ có thể xác định ngay được biến độc lập nào
tác động mạnh nhất, mạnh thứ hai,…, yếu nhất lên biến phụ thuộc.
Luôn có phần dư ε cuối phương trình hồi quy dù là phương trình chuẩn hóa hay
chưa chuẩn hóa.

115
CHƯƠNG 6. TRÌNH BÀY KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

6.1. Giới thiệu về nghiên cứu khoa học

6.1.1. Khái niệm về nghiên cứu khoa học


NCKH là quá trình tìm hiểu, điều tra cẩn thận dựa trên mối quan hệ logic về
thông tin hay sự kiện để tìm ra thông tin mới, nâng cao hiểu biết của con người về các
sự vật, hiện tượng.

6.1.2. Mục tiêu nghiên cứu khoa học


Xem xét tổng hợp kiến thức về sự vật, hiện tượng;
Điều tra về một sự vật, hiện tượng đang diễn ra;
Cung cấp giải pháp cho những vấn đề đang tồn tại;
Khám phá và phân tích những vấn đề mới;
Tìm ra những cách tiếp cận mới;
Giải thích sự vật, hiện tượng mới;
Tạo ra kiến thức mới;
Dự báo về những vấn đề có thể xảy ra trong tương lai;
Tổng hợp tất cả những điều trên.

6.2. Giới thiệu cấu trúc bài nghiên cứu khoa học

6.2.1. Cấu trúc bài nghiên cứu chung


Tên đề tài
Tóm tắt
Nội dung (có thể theo kết cấu 3 chương hoặc 5 chương)
Tài liệu tham khảo
Phụ lục

6.2.2. Kết cấu 3 chương và 5 chương trong phần nội dung:


Giới thiệu và so sánh tổng quát 2 kiểu kết cấu:

Kết cấu 3 chương Kết cấu 5 chương

· Lời nói đầu · C1: Giới thiệu vấn đề nghiên cứu (Khái
· C1: Cơ sở lí luận về vấn đề nghiên quát nội dung nghiên cứu, thực trạng vấn
cứu đề)
· C2: Phân tích thực trạng của vấn đề · C2: Tổng quan tình hình nghiên cứu (Các
được nghiên cứu kết quả nghiên cứu đã đạt được, mô hình lý

116
· C3: Nêu quan điểm, phương hướng, thuyết và mô hình thực nghiệm đã được áp
đề xuất giải pháp… dụng)
· Kết luận · C3: Phương pháp nghiên cứu (thu thập số
liệu, xây dựng mô hình…)
· C4: Báo cáo kết quả; nhận xét đánh giá
· C5: Kết luận, khuyến nghị, định hướng
nghiên cứu trong tương lai

Nhận xét: Tùy vào mục tiêu nghiên cứu mà người viết lựa chọn bố cục kết cấu phù
hợp. Có thể thay đổi bố cục bài nghiên cứu, nhưng phải có các nội dung cần thiết sau:
• Mở đầu: Tính cấp thiết của đề tài; Tổng quan nghiên cứu; Mục tiêu nghiên cứu;
Đối tượng, phạm vi nghiên cứu; Phương pháp nghiên cứu.
• Nội dung: Cơ sở lý luận; Thực trạng và giải pháp của vấn đề; Kết quả nghiên
cứu; Đề xuất giải pháp, khuyến nghị.

6.2.3. Xây dựng đề cương nghiên cứu chi tiết


a) Cách viết các nội dung chính trong đề cương kết cấu đề tài 5 chương:

TÊN ĐỀ TÀI
TÓM TẮT
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
- Vấn đề được nghiên cứu là gì?
- Đối tượng, phạm vi nghiên cứu; sơ lược lịch sử nghiên cứu
- Vị trí, vai trò, tầm quan trọng của vấn đề được nghiên cứu (Lí do nghiên cứu)
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1. Cơ sở lý luận: Các khái niệm, định nghĩa, kiến thức nền tảng về vấn đề được nghiên
cứu
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu: Khái quát các kết quả nghiên cứu đã đạt được
- Mô hình lí thuyết của các nhà khoa học trên thế giới
- Mô hình thực nghiệm đã được áp dụng (trên thế giới và Việt Nam)
3. Phát triển giả thuyết nghiên cứu (có thể chuyển xuống chương 3)
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Mô tả bạn đã nghiên cứu như thế nào, trình bày các phương pháp nghiên cứu
- Bối cảnh nghiên cứu
- Tổng thể nghiên cứu và chọn mẫu
- Phương pháp thu thập số liệu (báo cáo, khảo sát, bảng hỏi, phỏng vấn…)

117
- Phương pháp xử lí thông tin
- Xây dựng mô hình (dựa trên phân tích Kinh tế lượng, hay dựa trên việc phân tích case
study,…).
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ ĐÁNH GIÁ
- Báo cáo kết quả: sau khi phân tích, xử lí dữ liệu thu được kết quả gì? (có thể được
trình bày bằng các bảng biểu, số liệu, …).
- Đánh giá, nhận xét: Kết quả có phù hợp với giả thuyết, dự kiến không? Giải thích vì
sao lại có kết quả như vậy.
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận:
Đưa ra tóm tắt tổng hợp nội dung và kết quả nghiên cứu
2. Khuyến nghị:
- Đề xuất biện pháp áp dụng
- Nghiên cứu đã giải quyết vấn đề gì, chưa giải quyết vấn đề gì (hoặc có vấn đề mới
nào nảy sinh)? Từ đó đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

b) Cách viết các nội dung chính trong kết cấu đề tài 3 chương
TÊN ĐỀ TÀI
A. MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
- Câu hỏi: Vì sao lại nghiên cứu đề tài đó?
+ Lí do khách quan: Ý nghĩa trên lý luận và thực tiễn chung
+ Lí do chủ quan: Thực trạng nơi tác giả nghiên cứu, nhu cầu, trách nhiệm, sự hứng
thú của người nghiên cứu đối với vấn đề
- Các nghiên cứu đã được thực hiện trước đó từ đó chỉ ra điểm mới của đề tài, vấn
đề mà nhóm lựa chọn.
• Trọng số trong bài nghiên cứu: Luận giải rõ ràng tính cấp thiết của vấn đề nghiên
cứu: 10%
2. Tổng quan nghiên cứu
Tóm tắt, nhận xét những công trình có liên quan (trong và ngoài nước) trong mối
tương quan với đề tài đang nghiên cứu:
• Những hướng nghiên cứu chính về vấn đề của đề tài đã được thực hiện.

118
• Những trường phái lý thuyết đã được sử dụng để nghiên cứu vấn đề này;
• Những phương pháp nghiên cứu đã được áp dụng
• Những kết quả nghiên cứu chính
• Hạn chế của các nghiên cứu trước - những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu;
3. Mục tiêu nghiên cứu
- Mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể: Trả lời câu hỏi “Bạn muốn làm được gì
khi thực hiện đề tài?”
• Trọng số:
+ Mục tiêu nghiên cứu rõ ràng, bám sát tên đề tài: 10%
+ Sự phù hợp giữa tên đề tài, mục đích nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và
nội dung công trình: 5%
4. Đối tượng nghiên cứu
- Là vấn đề được đặt ra nghiên cứu.
• Lưu ý: phân biệt đối tượng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu:
+ Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu cái gì? - Những hiện tượng thuộc phạm vi
NC
+ Khách thể nghiên cứu: Nghiên cứu ai? - Cá nhân/nhóm xã hội chứa đựng vấn đề
nghiên cứu
5. Phạm vi nghiên cứu
- Không gian, thời gian, lĩnh vực thực hiện nghiên cứu.
• Lưu ý: tránh trường hợp đề tài thực hiện trên phạm vi quá rộng hoặc quá hẹp.
6. Phương pháp nghiên cứu
- Trình bày các PPNC được sử dụng (Chỉ rõ PP chủ đạo, PP bổ trợ).
+ Phương pháp thu thập thông tin: khảo sát, lập bảng hỏi, đọc tài liệu.
+ Phương pháp xử lí thông tin: định lượng, định tính.
• Trọng số: Phần này thường được quan tâm vì là hướng đi chính của đề tài.
+ PPNC khoa học, hợp lí, đáng tin cậy, phù hợp đề tài: 5%
+ Sự phù hợp giữa tên đề tài, mục đích nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và
nội dung công trình: 5%
7. Cấu trúc đề tài: Trình bày vắn tắt các chương của đề tài (có thể không trình bày)
Công trình nghiên cứu gồm …. trang, … bảng, …. hình và …. biểu đồ cùng ……
phụ lục. Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục từ viết tắt, danh mục bảng và
biểu đồ, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, đề tài được kết cấu thành 3 mục
như sau:
Chương 1:

119
Chương 2:
Chương 3:
B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Chương 1: Cơ sở lý luận
- Khái niệm: Nêu định nghĩa, ý nghĩa của các khái niệm có liên quan đến vấn đề
NC.
- Vị trí, vai trò, ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu.
• Lỗi thường gặp: SV viết y nguyên các lý thuyết, khái niệm… trong giáo trình, tài
liệu mà không có sự điều chỉnh phù hợp với đề tài và sử dụng lời văn của mình
• Trọng số: Phần Lý luận có logic, phù hợp với tên đề tài đã chọn: 10%
Chương 2: Thực trạng, nguyên nhân của vấn đề nghiên cứu
- Phân tích mô hình, đánh giá số liệu: Bao gồm mẫu nghiên cứu, phương pháp thu
thập, đặc điểm, dữ liệu, phần mềm sử dụng, đối chiếu cơ sở lý thuyết
• Trọng số: Số liệu minh chứng có cơ sở khoa học và đảm bảo tính cập nhật: 5%
- Giải thích: Chỉ ra nguyên nhân của vấn đề
• Trọng số: Nội dung phần thực trạng có gắn kết với phần lý luận, mô tả rõ thực
trạng của vấn đề nghiên cứu, những đánh giá thực trạng bao quát và có tính khoa
học: 10%
Chương 3: Giải pháp
- Dự báo tình hình;
- Đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề;
• Trọng số:
+ Kết quả của đề tài thể hiện rõ tính sáng tạo và có đóng góp mới của tác giả: 10%
+ Khả năng ứng dụng của kết quả nghiên cứu: 10% (các đề tài đạt giải thường được
đánh giá cao ở tính ứng dụng)
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
- Tóm tắt nội dung, tổng hợp các kết quả nghiên cứu
- Biện pháp triển khai áp dụng vào thực tiễn
2. Đề nghị
- Đề nghị ứng dụng trong thực tiễn và đề nghị với tổ chức, cơ quan, cá nhân riêng.
- Khuyến nghị, đề xuất hướng phát triển đề tài, nêu rõ vấn đề nào đã được giải
quyết, chưa được giải quyết, vấn đề mới nảy sinh cần được NC.
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO

120
- Nguồn tài liệu mà nhóm có sử dụng, bao gồm tất cả các tác giả và các công trình
có liên quan đã được trích dẫn trong đề tài.
- Sắp xếp tài liệu tham khảo tiếng Việt riêng, tiếng nước ngoài riêng;
- Yêu cầu trong Giải thưởng SVNCKH: trích dẫn theo quy định của Tạp chí Phát
triển KH&CN.
E. PHỤ LỤC
- Lưu trữ thông tin và liệt kê những bảng số liệu liên quan, phiếu điều tra, bảng
điều tra (Nếu thực hiện phiếu điều tra, bảng điều tra phải được trình bày trong phụ
lục theo đúng hình thức đã được sử dụng, không nên kết cấu hay hiệu đính lại).
- Vị trí của phụ lục có thể ở đầu hoặc cuối công trình nghiên cứu.

6.3. Thực hành viết báo cáo nghiên cứu khoa học

6.3.1. Trước khi viết báo cáo


Cần xác định rõ: Mục đích của báo cáo là gì?; Ai là người đọc? Có những
yêu cầu gì về nội dung/ hình thức?
Thiết kế dàn ý chi tiết : Dàn ý các đề mục, dàn ý các nội dung.
Chuẩn bị tài liệu tham khảo/ hỗ trợ.

6.3.2. Trong khi viết báo cáo


a) Trình bày rõ mục tiêu và nhu cầu thông tin
Báo cáo có tác dụng truyền đạt thông tin đến người ra quyết định.
Trình bày rõ ràng các mục tiêu, nhu cầu thông tin, kết quả, các vấn đề quản
lý, đề xuất.
b) Tính khách quan
Báo cáo phải trung thực với các kết quả đã tìm được.
Các trường hợp liên quan đến nhận định, phán đoán chủ quan của người trả
lời thì cần nêu rõ.
c) Văn phong
Câu ngắn gọn, từ thông dụng, khách quan
Chặt chẽ, logic, nhất quán về cấu trúc
Tránh viết tắt
Dùng thì hiện tại đối với nội dung, quá khứ đối với cách thực hiện
121
Tận dụng bảng, hình, đồ thị để minh họa
Thống nhất các ghi chú, tài liệu tham khảo

6.3.3. Sau khi viết


Hiệu đính về nội dung.
Chú ý về hình thức trình bày.
Đọc kỹ nhiều lần (bởi nhiều người) để kiểm tra sai sót về nội dung và hình
thức.
In ấn, đóng bìa, tạo soft – copy
Thuyết trình kết quả

Cần xác định trước: Thời gian trình bày, mục đích của buổi thuyết trình,
đối tượng người nghe.
Thiết kế dàn ý và nội dung: Phần mở đầu, kết quả và kết luận, kiến nghị.
Phương tiện hỗ trợ: Bảng, Bút, Flip charts, Handouts, Slides, Powerpoints,
Minh họa, v.v...

6.3.4. Danh mục tài liệu tham khảo


Tôn trọng và đề cao giá trị sản phẩm trí tuệ của học giả hoặc nguồn được
nêu trong trích dẫn.
Chứng minh tác giả đã tham khảo và xem xét vấn đề nghiên cứu một cách
nghiêm túc.
Cho phép người đọc xác nhận tính đúng đắn của thông tin được trích dẫn.
Tác giả chịu trách nhiệm về tính chính xác của các trích dẫn trong luận văn.
Việc trích dẫn đầy đủ tài liệu tham khảo giúp tác giả tránh được lỗi đạo văn.
a) Ghi và sử dụng trích dẫn từ sách
Quy chuẩn chung danh mục tài liệu tham khảo
Cách viết: Họ tên tác giả (năm xuất bản), tên sách, nhà xuất bản, nơi xuất
bản
Ví dụ 1. Danh mục tài liệu tham khảo
Đào Hữu Hồ (2001), Xác suất thống kê, NXB Đại học quốc gia Hà Nội.

122
Trần Ngọc Phát, Trần Thị Kim Thu (2006), Giáo trình Lý thuyết thống kê,
NXB Thống kê.
Ví dụ 2: Trích dẫn tương ứng trong bài viết
Ví dụ trích dẫn gián tiếp: Định nghĩa biến cố (Đào Hữu Hồ, 2001)
Ví dụ trích dẫn trực tiếp: Đào Hữu Hồ (2001, 8) nêu rõ định nghĩa biến cố.
Đối với tài liệu ngoài Việt Nam, nên ghi rõ tên thành phố, bang (nếu có) và
tên quốc gia.

Ví dụ 1. Danh mục tài liệu tham khảo

Krugman, P. (1995), Development, Geography, and Economic Theory,


MIT Press, Cambridge, Massachusetts,USA.

Ví dụ 2. Trích dẫn tương ứng trong bài viết

Krugman (2009,19) nêu rõ yếu tố X có ảnh hưởng tới sản lượng quốc dân.

b) Trích dẫn bài báo đăng trên tạp chí khoa học

Quy chuẩn chung danh mục tài liệu tham khảo

Họ tên tác giả (năm xuất bản), ‘tên bài báo’, tên tạp chí, số…, tập phát hành,
trang chứa nội dung bài báo trên tạp chí.

Ví dụ 1. Danh mục tài liệu tham khảo

Lê Xuân X (2009), ‘Tổng quan kinh tế Việt Nam năm 2010’, Tạp chí Y, 15
(4), 7– 13.

Ví dụ 2: Trích dẫn tương ứng trong bài viết

Lê Xuân X (2009) tin rằng…

c) Tài liệu tham khảo là sách

Tên của tác giả hoặc nơi phát hành, năm xuất bản (đặt trong ngoặc đơn).
Tên sách (viết in nghiêng, có dấu phẩy cuối tên sách), lần xuất bản (lần xuất bản
thứ hai trở đi mới ghi), nhà xuất bản (có dấu phẩy cuối tên), nơi xuất bản (Tên
thành phố, có dấu chấm cuối tên).
123
6.4. Ví dụ về đề cương chi tiết
Ví dụ 1: Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua sắm trực tuyến của thế hệ
Z địa bàn thành phồ Hồ Chí Minh.

1. Lý do nghiên cứu
Có thể thấy rằng, internet đã phát triển và trở thành phương tiện phổ biến cho các hoạt
động trong cuộc sống và mang lại hiệu quả rất lớn, và việc tiếp cận với internet không
còn quá khó khăn như trước.Ở Việt Nam, tính tới năm 2021, đã có 73% người dân sử
dụng internet(Bộ Công Thương,2022) .Sự phát triển bùng nổ của Internet đã tạo điều
kiện thuận lợi cho sự phát triển của thương mại điện tử và mua sắm trực tuyến trong
nhiều năm. Người tiêu dùng có được những gì họ muốn khi mua sắm trực tuyến trực
tuyến và người bán có thể mở rộng các kênh phân phối và truyền thông của họ. Chính
vì thế việc các công ty thương mại điện tử bán hàng trực tuyến mở rộng phát triển tại thị
trường Việt Nam đã cho thấy tiềm năng to lớn của Việt Nam. Do có nhũng ưu điểm về
tính tương tác với khách hàng, hiệu quả của hoạt động cung ứng dịch vụ cũng như chi
phi bỏ ra tiết kiệm hơn so với các phương pháp cung ứng dịch vụ truyền thống, kinh
doanh và mua sắm trực tuyến đã và đang là một xu hướng thu hút sự quan tâm của người
tiêu dùng và đơn vị cung ứng sản phẩm. Trong năm 2021, mặc dù chịu ảnh hưởng của
dịch bệnh Covid-19, thương mại điện tử Việt Nam vẫn giữ tốc độ tăng trưởng ổn định
ở mức 16%, doanh thu bán lẻ đạt 13, 7 tỷ USD năm 2021; tỷ trọng doanh thu bán lẻ
thương mại điện tử trong tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng cả nước đạt
7%, tăng 27% so với cùng kỳ năm 2020. (Bộ Công Thương, 2022). Đồng thời, số lượng
người tiêu dùng mua sắm trực tuyến, giá trị mua sắm trực tuyến của Việt Nam vẫn đang
liên tục tăng.(Bộ Công Thương, 2022).
Bảng 1. Ước tính số lượng người tiêu dùng mua sắm trực tuyến, giá trị mua sắm trực
tuyến, tỷ trọng doanh thu TMĐT, tỷ lệ người dân sử dụng Internet ở Việt Nam, giai đoạn
2017-2022.
2017 2018 2019 2020 2021 Dự báo
2022
Ước tính số lượng người tiêu 33,6 39,9 44,8 49,3 54,6 57-60
dùng mua sắm trực tuyến(triệu
người)
Ước tính giá trị mua sắm trực 186 202 225 240 251 260-285
tuyến của một người(USD)
Tỷ trọng doanh thu TMĐT B2C 3,6% 4,2% 4,9% 5,5% 7% 7,2%-
so với tổng mức bán lẻ hàng hóa 7,8%
và dịch vụ tiêu dùng cả nước

124
Tỷ lệ người dân sử dùng internet 58,1% 60% 66% 70% 73% 75%
Nguồn: Bộ Công Thương (2022).
Thế hệ Z là những người sinh từ năm 1995 trở về sau (Bassiouni và Hackley, 2014;
Gale, 2015) và có trình độ học vấn cao, hiểu biết về công nghệ, đổi mới và sáng tạo
(Priporas, et al., 2017). Đó là thế hệ đầu tiên được sinh ra trong thế giới nơi mà kỹ thuật
số hầu như được tích hợp và họ có thể dễ dàng tương tác với các thương hiệu yêu thích
của mình (Bernstein, 2015). Người tiêu dùng (NTD) Thế hệ Z đã và đang trở thành một
nhóm đối tượng khách hàng tiềm năng hấp dẫn đối với các nhà bán lẻ truyền thống và
trực tuyến trên toàn thế giới vì số lượng ngày càng tăng và sự thống trị của họ trên các
thị trường toàn cầu (Tunsakul, 2018).
Ở Việt Nam, hiện có khoảng 13 triệu người ở độ tuổi của thế hệ Z, đối tượng này chiếm
khoảng 19% trong tổng dân số (PWC, 2020).Sinh ra và lớn lên trong thời đại của công
nghệ thông tin, những thứ được cho là không thể thiếu trong cuộc sống của những người
trẻ Thế hệ Z là điện thoại di động (45%) và internet (21%)(Thành và Ơn, 2021). Khi các
phương tiện truyền thông xã hội trở thành một phần thiết yếu trong cuộc sống thì họ sử
dụng các công cụ này cho các mục đích khác nhau như kết nối với bạn bè và gia đình
(93%), cập nhật những gì đang xảy ra xung quanh (73%). Đáng chú ý hơn, họ còn sử
dụng các kênh truyền thông xã hội để bày tỏ ý kiến, niềm tin của mình (55%) và tường
thuật các hoạt động hằng ngày (42%) (VECOM, 2021). Có thể thấy rằng, vì dành nhiều
thời gian cho các hoạt động trực tuyến, nên việc chọn lựa và quyết định mua sản phẩm
trực tuyến hay việc chấp nhận mua sắm trực tuyến của nhóm đối tượng này sẽ kỹ lưỡng
hơn, tốn nhiều thời gian hơn và khắt khe hơn. Chính điều này sẽ gây ra một số khó khăn
cho các doanh nghiệp trong việc thu hút nhóm khách hàng tiềm năng này (Tuyết, 2021).
Thực tế ở Việt Nam hiện nay, đã có nhiều nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến ý
định mua sắm trực tuyến, tuy nhiên nhóm đối tượng là thế Z vẫn chưa được nghiên cứu
sâu mặc dù đây là nhóm đối tượng mà các nhà bán lẻ trực tuyến cần nhắm tới. Xuất phát
từ những lý do đó, nhóm tiến hành thực hiện nghiên cứu đề tài: “Các nhân tố ảnh hưởng
đến ý định mua sắm trực tuyến của thế hệ Z địa bàn thành phồ Hồ Chí Minh.”
2. Tổng quan các nghiên cứu trước đây
2.1. Những nghiên cứu về chủ đề các nhân tố tác động đến ý định mua sắm trực
tuyến
Chủ đề về các nhân tố tác động tới ý định mua sắm trực tuyến đã được nghiên cứu
tại nhiều quốc gia khác nhau và ở cả Việt Nam. Các nghiên cứu thông qua việc áp dụng
nhiều mô hình lý thuyết đã chỉ ra nhiều nhân tố tác động đến ý định mua sắm trực tuyến.
Shaouf, et al. (2016) trong nghiên cứu “The effect of web advertising visual design
on online purchase intention: An examination across gender” thông qua việc khảo sát
316 khách hàng mua sắm trực tuyến tại Anh và sử dụng kết quả mô hình hồi quy tuyến

125
tính bội để kết luận các kết quả phân tích. Nhóm tác giả chỉ ra rằng thái độ đối với
quảng cáo, danh tiếng nhãn hàng có tác động đến ý định mua sắm trực tuyến, thiết kế
website không có tác động trực tiếp tới ý định mua sắm trực tuyến. Tuy nhiên, nghiên
cứu chưa xét đến yếu tố giới tính sẽ tác động như thế nào đến mô hình nghiên cứu của
mình.
Thắng và Độ(2016) trong nghiên cứu” Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua sắm
trực tuyến của người tiêu dùng Việt Nam: Nghiên cứu mở rộng thuyết hành vi có hoạch
định”. Tác giả đã nghiên cứu thảo luận các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua trực tuyến
của người tiêu dùng Việt Nam dựa trên lý thuyết hành vi có hoạch định. Thông qua 423
phiếu trả lời hợp lệ và sử dụng kết quả của mô hình hồi quy để kết luận các kết quả phân
tích. Kết quả cho thấy thái độ và nhận thức kiểm soát hành vi, nhóm tham khảo của
người tiêu dùng có ảnh hưởng tích cực đến ý định mua trực tuyến. Trong khi đó, rủi ro
cảm nhận có ảnh hưởng tiêu cực đến ý định mua trực tuyến của người tiêu dùng. Tuy
nhiên, yếu tố rủi ro cảm nhận vẫn chưa được nghiên cứu nhiều trường hợp.
Driediger và Bhatiasevi (2019) trong nghiên cứu: “Online grocery shopping in
Thailand: Consumer acceptance and usage behavior” đã nghiên cứu về hành vi chấp
nhận và sử dụng hình thức mua hàng trực tuyến ở Thái Lan dựa trên mô hình chấp nhận
công nghệ (TAM). Thông qua việc khảo sát 263 người dân ở Bangkok và sử dụng kết
quả của mô hình cấu trúc bình phương nhỏ nhất từng phần (PLS-SEM) để kết luận các
kết quả phân tích. Kết quả cho thấy nhận thức tính dễ sử dụng, nhận thức tính hữu ích,
chuẩn chủ quan, ý định sử dụng, nhận thức sự thích thú có tác động đáng kể đối với việc
chấp nhận mua hàng trực tuyến của người dân Thái Lan. Ngược lại, khả năng hiển thị
và nhận thức rủi ro không có mối quan hệ đáng kể đến nhận thức về tính hữu ích của
việc mua sắm trực tuyến. Tuy nhiên, nghiên cứu này có điểm hạn chế là nghiên cứu
chưa chỉ ra được kết quả của các giả thuyết nghiên cứu sẽ thay đổi thế nào khi nhắm tới
từng nhóm đối tượng cụ thể.
Dat, et al. (2020) trong nghiên cứu: “The Relationship among Product Risk,
Perceived Satisfaction and Purchase Intentions for Online Shopping” đã nghiên cứu mối
quan hệ giữa rủi ro sản phẩm, rủi ro tài chính, rủi ro bảo mật, rủi ro quyền riêng tư, sự
hài lòng nhận thức và ý định mua hàng trực tuyến của khách hàng ở Việt Nam. Thông
qua kết quả phân tích định lượng của 306 khách hàng, kết quả cho thấy rủi ro bảo mật,
rủi ro quyền riêng tư, sự hài lòng nhận thức có ảnh hưởng đến ý định mua hàng trực
tuyến. Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ mới nghiên cứu chủ yếu ở đối tượng sinh viên, chưa
mở rộng nghiên cứu cho các đối tượng khác.

126
Bảng 2. Tổng hợp một số nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua sắm trực tuyến đã được
nghiên cứu
Nguồn: Nhóm tác giả tự tổng hợp
Nhậ Nhậ Thái Thái Nhậ Rủi Chuẩ Sự Dan Nhậ
n n độ độ n ro n chủ hài h n
thức thức đối đối thức cảm quan lòng tiếng thức
tính tính với với kiểm nhậ nhậ nhãn sự
dễ sử hữu mua quản soát n n hàng thích
dụng ích sắm g cáo hành thức thú
trực vi
tuyế
n
Shaouf, et x x
al. (2016)
Thắng và x x x x
Độ (2016)
Bhatiasev x x x x
i và
Driediger
(2019)
Dat, et al. x x
(2020)
2.2. Các nghiên cứu liên quan đến ý định mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng
thế hệ Z
Về chủ đề các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua sắm trực tuyến của thế hệ gen Z,
một số nghiên cứu đã được tiến hành và đã thu được một số kết quả nhất định.
Datta và Acharjee (2018) đã nghiên cứu về ý định mua sắm trực tuyến của người trẻ
tại Dhaka, Bangladesh. Thông qua khảo sát 166 sinh viên và sử dụng kết quả của mô
hình hồi quy tuyến tính bội để kết luận các kết quả phân tích. Nhóm tác giả đã chỉ ra
rằng có 08 yếu tố tác động đến ý định mua sắm trực tuyến của người trẻ đó là: tính bảo
mật, dịch vụ hậu mãi, tiết kiệm thời gian, chính sách hoàn trả, thiết kế website, trải
nghiệm mua hàng, chất lượng sản phẩm. Trong đó, thiết kế website tác động mạnh nhất
đến ý định mua sắm trực tuyến. Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ khảo sát sinh viên ở một
trường đại học duy nhất.
Tunsakul (2020) đã nghiên cứu về người tiêu dùng Gen Z, động cơ, thái độ và ý định
mua sắm trực tuyến dựa trên mô hình chấp nhận công nghệ TAM. Thông qua kết quả
khảo sát trực tuyến 584 khách hàng ở thế hệ gen Z ở Thái Lan. Kết quả cho thấy nhận

127
thức tính hữu ích và động cơ tiêu khiển có tác động đến thái độ mua sắm trực tuyến.
Tuy nhiên, nhận thức tính dễ sử dụng không có tác động trực tiếp đến ý định mua sắm
trực tuyến. Tuy nhiên, nghiên cứu vẫn còn hạn chế do đối tượng khảo sát chỉ ở trong
một trường đại học.
Isa, et al. (2020) đã nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua hàng của thế
hệ millennials và thế hệ Z trong mua sắm trực tuyến ở Malaysia. Tác giả đã phân tích
dựa trên mô hình nghiên cứu gồm 5 yếu tố: định hướng chất lượng, định hướng thương
hiệu, định hướng mua hàng trực tuyến, trải nghiệm mua hàng trực tuyến và niềm tin trực
tuyến nhằm đánh giá tác động của từng yếu tố trên đến ý định mua sắm trực tuyến của
hai thế hệ trong nghiên cứu. Thông qua việc khảo sát 584 sinh viên đại học ở Malaysia
và sử dụng kết quả của mô hình cấu trúc bình phương nhỏ nhất từng phần (PLS-SEM)
để kết luận các kết quả phân tích. Kết quả cho thấy, các yếu tố đó là chất lượng, sự tin
tưởng, trải nghiệm và xu hướng mua hàng trực tuyến có ảnh hưởng tích cực đến ý định
mua sắm trực tuyến của Gen Y và Gen Z tại Malaysia. Tuy nhiên, hạn chế của đề tài
này là một số yếu tố của nhân khẩu học vẫn chưa được xem xét.
Thành và Ơn (2021) trong nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua sắm
trực tuyến của người tiêu dùng Thế hệ Z tại Việt Nam”. Nhóm tác giả đã xác định, đánh
giá tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua sắm trực tuyến của nguời tiêu
dùng Thế hệ Z. Thông qua việc khảo sát 448 sinh viên và đối tượng đi làm và sử dụng
kết quả của mô hình hồi quy để kết luận kết quả phân tích. Kết quả cho thấy có 4 nhân
tố (1) nhận thức tính hữu ích, (2) niềm tin, (3) cảm nhận rủi ro, và (4) tâm lý an toàn có
ảnh hưởng đến ý định mua sắm trực tuyến của Thế hệ Z. Tuy nhiên nghiên cứu được
thực hiện trong khoảng thời gian ngắn, số lượng mẫu điều tra còn thấp so với kỳ vọng,
khả năng đại diện của mẫu chưa cao nên có thể tồn tại sai sót trong quá trình phản ánh
ý định hành vi của người tiêu dùng Thế hệ Z tại Việt Nam. Đồng thời, Vẫn còn tới 37,
1% sự biến thiên của ý định mua sắm trực tuyến của Thế hệ Z được giải thích bởi các
biến khác ngoài mô hình chưa được xem xét tới.
Tuyết (2021) trong nghiên cứu: “CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT
ĐỊNH MUA SẮM TRỰC TUYẾN CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG THẾ HỆ Z THÀNH
PHỐ HÀ NỘI” đã xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua sắm trực tuyến
của thế hệ Z và thành phố Hà Nội. Bằng các phương pháp phân tích định tính và định
lượng trên 136 phiếu khảo sát cho kết quả có bốn yếu tố ảnh hưởng tích cực đó là: tính
dễ sử dụng, trải nghiệm mua sắm trực tuyến, chất lượng và tính hữu ích. Tuy nhiên,
nghiên cứu này có số lượng mẫu khảo sát khá thấp.
Hạnh, et al. (2021) trong nghiên cứu: “CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH
VI MUA SẮM TRỰC TUYẾN CỦA SINH VIÊN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ
NỘI TRONG BỐI CẢNH COVID-19” đã phân tích ảnh hưởng của 7 yếu tố gồm: thái
độ, chuẩn mực chủ quan, nhận thức kiểm soát hành vi, rủi ro cảm nhận, niềm tin, chất
lượng của trang web và giá cả đến hành vi mua sắm trực tuyến của giới trẻ. Số liệu

128
nghiên cứu được thu thập qua mạng Internet từ 270 sinh viên đang học tại các trường
đại học của Hà Nội trong tháng 1 năm 2021. Kết quả nghiên cứu cho thấy ngoài yếu tố
rủi ro cảm nhận, 6 yếu tố còn lại có tác động cùng chiều tới hành vi mua sắm trực tuyến
của người tiêu dùng. Tuy nhiên, nghiên cứu này không tìm thấy mối quan hệ trực tiếp
nào giữa rủi ro cảm nhận và hành vi mua sắm trực tuyến của đối tượng khảo sát.
Bảng 3. Bảng tổng hợp một số yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua sắm trực tuyến của
người tiêu dùng thế hệ Z đã được nghiên cứu
TT Datta và Tunsakul Isa, et Thành Tuyết Hạnh, et
Acharjrr (2020) al. và Ơn (2021) al.
(2018) (2020) (2021) (2021)
1 Nhận thức tính dễ x
sử dụng
2 Nhận thức tính x x x
hữu ích
3 Ảnh hưởng xã hội x
4 Nhận thức kiểm x
soát hành vi
5 Nhận thức rủi ro x
6 Thái độ x
7 Tính bảo mật x
8 Dịch vụ hậu mãi x
9 Tiết kiệm thời gian x
10 Chính sách hoàn x
trả
11 Thiết kế website x x
12 Chất lượng sản x x x
phẩm
13 Động cơ tiêu khiển x
14 Trải nghiệm mua x x x
hàng
15 Tâm lý an toàn x
16 Niềm tin x x x
17 Giá cả x
Nguồn : Nhóm tác giả tự tổng hợp
2.3. Khoảng trống nghiên cứu
Có thể thấy rằng, mặc dù đã có nhiều nghiên cứu liên quan được tiến hành, nhưng
các nghiên cứu này vẫn chưa đáp ứng được hết sự phát triển của thị trường TMĐT tại
Việt Nam. Bên cạnh đó, các nghiên cứu ở nước ngoài về lĩnh vực này tuy nhiều nhưng
chủ yếu ở các thành phố lớn và các nước đã phát triển, chưa có nhiều nghiên cứu cụ thể
hóa ở thị trường mới nổi, đầy tiềm năng như Việt Nam. Đồng thời, vẫn còn một số mâu
thuẫn trong kết quả nghiên cứu của các nghiên cứu về ý định mua sắm của người tiêu
dùng thế hệ Z ở Việt Nam giữa Thành và Ơn(2021) với Hạnh, et al.(2021) ở nhân tố
“cảm nhận rủi ro”, giữa Tunsakul(2020) và Tuyết(2021) ở nhân tố “cảm nhận dễ sử

129
dụng”. Chính vì vậy, nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua sắm trực tuyến
của người tiêu dùng Thế hệ Z tại thành phồ Hồ Chí Minh vẫn là một đề tài tương đối
mới với khoảng trống nghiên cứu khá lớn.
3. Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu:
3.1. Cơ sở lý thuyết
3.1.1. Thuyết hành vi có kế hoạch - Theory of Planned Behavior(TBP)
Mô hình TPB khắc phục nhược điểm của TRA bằng cách thêm vào một biến nữa là
hành vi kiểm soát cảm nhận. Nó đại diện cho các nguồn lực cần thiết của một người
để thực hiện một công việc bất kỳ. Mô hình TPB được xem như là tối ưu hơn đối
với TRA trong việc dự đoán và giải thích hành vi của người tiêu dùng trong cùng
một nội dung và hoàn cảnh nghiên cứu.

Hình 1. Thuyết hành vi có kế hoạch


3.1.2. Mô hình chấp nhận công nghệ (TAM-Technology Acceptance Model)
Một công cụ hữu ích trong việc giải thích ý định chấp nhận sản phẩm mới là mô hình
chấp nhận công nghệ (TAM). Theo Legris, et al. (2003), mô hình chấp nhận công nghệ
đã dự đoán thành công khoảng 40% việc sử dụng một hệ thống mới. Lý thuyết về mô
hình chấp nhận công nghệ được trình bày ở hình sau:

Hình 2. Mô hình chấp nhận công nghệ

130
Nguồn: Legris, et al. (2003).
Hai yếu tố của mô hình là sự hữu ích cảm nhận và sự dễ sử dụng cảm nhận. Cảm nhận
về sự hữu ích là cấp độ mà cá nhân tin rằng sử dụng một hệ thống đặc thù sẽ nâng cao
kết quả thực hiện của họ. Cảm nhận về sự dễ sử dụng là cấp độ mà một người tin rằng
sử dụng một hệ thống đặc thù sẽ không cần nỗ lực. Hai yếu tố đó sẽ tác động đến thái
độ sử dụng, từ đó hình thành ý định sử dụng và quyết định sử dụng thực tế.
3.1.3. Mô hình nhận thức rủi ro – Theory of Perceived Risk (TPR)
Trong mô hình nhận thức rủi ro TPR, Bauer (1960) cho rằng hành vi tiêu dùng
sản phẩm công nghệ thông tin có sự ảnh hưởng của nhận thức rủi ro, bao gồm hai yếu
tố: nhận thức rủi ro liên quan đến sản phẩm dịch vụ và nhận thức rủi ro liên quan đến
giao dịch trực tuyến.

Hình 3. Mô hình nhận thức rủi ro


3.2. Mô hình và giả thuyết nghiên cứu:
Thông qua việc tìm hiểu các mô hình (mô hình chấp nhận công nghệ TAM, thuyết
hành vi có kế hoạch TPB, ,...) và các công trình nghiên cứu tiêu biểu đi trước, nhóm
đã lựa chọn những yếu tố phù hợp với mục tiêu nghiên cứu của đề tài, mô hình
nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua sắm trực tuyến
thông qua của khách hàng thế hệ gen Z trên địa bàn thành phồ Hồ Chí Minh” để đưa
vào mô hình nghiên cứu đề xuất dưới đây:

131
3.2.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất

Hình 4. Mô hình nghiên cứu đề xuất


Nguồn: Nhóm tác giả đề xuất
3.2.2. Giả thuyết nghiên cứu
Nhận thức tính hữu ích của mua sắm trực tuyến bao hàm sự tiện lợi, sự lựa chọn sản
phẩm và dịch vụ, thông tin phong phú. Phần lớn các nghiên cứu đã chỉ ra sự tiện lợi và
tiết kiệm thời gian là những lý do chính thúc đẩy người tiêu dùng mua sắm trực tuyến.
Thực tế đã chứng minh, việc tìm kiếm sản phẩm, dịch vụ qua Internet nói chung và các
trang TMĐT nói riêng sẽ nhanh chóng, tiện lợi và giảm nhiều công sức cũng như chi
phí(Thành và Ơn, 2021). Cùng một thời gian, có thể khám phá ra nhiều loại hàng hóa,
nhiều thương hiệu khác nhau, đây là điểm khác biệt so với mua sắm truyền thống
(Tunsakul, 2020). Từ đó, nhóm đề xuất giả thuyết:
H1: Nhận thức tính hữu ích có tác động tích cực đến quyết định mua sắm trực
tuyến của thế hệ Z.
Nhận thức tính dễ sử dụng là “Mức độ mà một người tin rằng sử dụng hệ thống đặc
thù mà không cần sự nỗ lực” (Davis, 1986). Những nghiên cứu trước đây đã chỉ ra
rằng sự dễ sử dụng sẽ làm tăng nhận thức về sự hữu ích và ảnh hưởng lên ý định mua
sắm của khách hàng (Davis, 1989). Cũng giống như khi thế hệ Z họ truy cập vào một
trang web mua sắm, nếu trang web đó không mang đến sự thuận tiện, làm cho họ cảm
thấy nhận thức tiêu cực đang cao hơn so với lợi ích họ đang nhìn thấy thì họ sẽ trở lại
với hình thức mua hàng truyền thống.(Tuyết, 2021). Từ đó, nhóm đề xuất giả thuyết:
H2: Nhận thức tính dễ sử dụng có tác động tích cực đến ý định mua sắm trực tuyến
của thế hệ Z.
Ajzen (1991) định nghĩa chuẩn chủ quan (Subjective Norms) hay còn gọi là ảnh hưởng
xã hội là nhận thức của những người ảnh hưởng sẽ nghĩ rằng cá nhân đó nên thực hiện
hay không thực hiện hành vi. Venkatesh và Davis (2000) đã chỉ ra mối quan hệ giữa

132
chuẩn chủ quan với ý định hành vi. Giao và Trà (2021) đã chứng minh rằng, ý kiến của
nhóm tham khảo có ảnh hưởng tích cực đến ý định mua sắm trực tuyến của người tiêu
dùng. Đặc biệt là với người tiêu dùng thế hệ Z, khi họ có nhiều mối quan hệ với bạn bè,
người thân, gia đình. Vì vậy, giả thuyết nghiên cứu được đề xuất là:
H4: Chuẩn chủ quan có tác động tích cực đến ý định mua sắm trực tuyến của thế
hệ Z.
Trong thuyết nhận thức rủi ro (TPR), nhận thức rủi ro bao gồm nhận thức rủi ro liên
quan đến sản phẩm/dịch vụ và rủi ro liên quan đến giao dịch trực tuyến. Bhatnagar, et
al. (2000) cho rằng xu hướng mua sắm qua mạng sẽ giảm khi rủi ro cảm nhận tăng lên.
Thành và Ơn(2021) đã chỉ ra có sự liên hệ giữa cảm nhận rủi ro và ý định mua hàng trực
tuyến của người tiêu dùng thế hệ Z. Từ đó, nhóm đề xuất giả thuyết:
H4: Nhận thức rủi ro có tác động tiêu cực đến ý định mua sắm trực tuyến của thế
hệ Z.
Giá cả là vấn đề mà hầu hết người tiêu dùng sẽ quan tâm khi mua sắm trực tuyến, đặc
biệt là với các bạn Gen Z bởi họ đa số là những người chưa có thu nhập hoặc mức thu
nhập hàng tháng không cao. Đồng thời, khách hàng thường dựa vào giá để quyết định
chất lượng sản phẩm vì họ không thể thấy được sản phẩm thật khi mua hàng trực tuyến.
Hasslinger, et al. (2008) đã đề cập đến việc người tiêu dùng tin rằng mua hàng qua mạng
sẽ giúp tiết kiệm tiền bạc và có thể so sánh về giá. Từ đó, nhóm đề xuất giả thuyết:
H5: Giá cả có tác động tích cực đến ý định mua sắm trực tuyến của thế hệ Z.
4. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
4.1. Mục tiêu nghiên cứu
- Nghiên cứu được thực hiện với các mục tiêu sau:
Một là, nghiên cứu và xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua sắm trực tuyến
của người tiêu dùng thế hệ Z trên địa bàn thành phồ Hồ Chí Minh.
Hai là, đo lường mức độ tác động của các yếu tố đến quyết định mua sắm trực tuyến của
người tiêu dùng thế hệ Z trên địa bàn thành phồ Hồ Chí Minh.
Ba là, đề xuất một số chính sách cho các doanh nghiệp bán lẻ trực tuyến để thu hút người
tiêu dùng thế hệ Z mua sắm trực tuyến nhiều hơn.
4.2. Câu hỏi nghiên cứu
Nghiên cứu cần trả lời được các câu hỏi là (1) các yếu tố nào ảnh hưởng đến quyết định
mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng thế hệ Z trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh ,
(2) mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đó đến quyết định mua sắm trực tuyến của người
tiêu dùng thế hệ Z trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh là như thế nào, (3)Ba là, làm thế
nào để thu hút người tiêu dùng thế hệ Z mua sắm trực tuyến nhiều hơn.

133
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng thế hệ Z
trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
5.2. Phạm vi nghiên cứu
Về thời gian: Khảo sát các học sinh, sinh viên, người đi làm trong độ tuổi từ 15-25 tuổi
từ tháng 04/2022 đến tháng 06/2023.
Về không gian: Nghiên cứu được thực hiện trong phạm vi địa bàn thành phố Hồ Chí
Minh.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Qui trình nghiên cứu
Quá trình nghiên cứu của nhóm đề xuất gồm những bước sau:
Bảng 4. Qui trình nghiên cứu đề xuất
Bước Loại nghiên cứu Phương pháp Kỹ thuật
nghiên cứu
1 Sơ bộ Định tính Phỏng vấn
2 Chính thức Định lượng Khảo sát
Nguồn: Nhóm tác giả tự đề xuất

Bảng 5. Thang đo sơ bộ
Mã biến Các biến quan sát Nguồn
HI Nhận thức tính hữu ích
HI1 Tôi có thể mua được hàng hóa với giá rẻ hơn khi mua sắm Thành và Ơn
trực tuyến (2021)
HI2 Tôi có thể so sánh được các sản phẩm dễ dàng hơn khi
mua sắm trực tuyến
HI3 Tôi mua được tất cả các loại sản phẩm thông qua mua sắm
trực tuyến
HI4 Mua sắm trực tuyến giúp tôi tiết kiệm thời gian
HI5 Mua sắm trực tuyến giúp tôi tiếp cận những thông tin mua
sắm hữu ích
HI6 Mua sắm trực tuyến giúp tôi nhận được nhiều ưu đãi và
dịch vụ khuyến mãi hấp dẫn hơn
SD Nhận thức tính dễ sử dụng
SD1 Tôi dễ dàng tìm được thông tin và sản phẩm khi mua sắm Venkatesh
trực tuyến và
SD2 Cách thức mua sắm và thanh toán của dịch vụ mua sắm Davis(2001),
trực tuyến khá đơn giản
134
SD3 Các chức năng khi mua sắm trực tuyến là rõ ràng và dễ Giao và
hiểu Trà(2021)
SD4 Tôi thấy khi mua sắm trực tuyến không đòi hỏi nhiều kỹ
năng tin học.
SD5 Thực hiện việc mua sắm trực tuyến trên các nền tảng tôi
thấy đơn giản và dễ dàng
RR Nhận thức rủi ro
RR1 Mua sắm trực tuyến có rủi ro khi hệ thống CNTT thường Thành và Ơn
bị lỗi và ngừng bảo trì, ảnh hưởng đến quá trình mua sắm. (2021).
RR2 Mua sắm trực tuyến có thể gây tổn thất về tài chính(do có
rủi ro khi thanh toán thẻ tín dụng, ví điện tử, ngân hàng
trực tuyến, …)
RR3 Khi mua sắm trực tuyến, tôi ít khi được kiểm tra sản phẩm
trước khi thanh toán
RR4 Sản phẩm khi mua sắm trực tuyến có thể không đáp ứng
được mong đợi của tôi về chất lượng
RR5 Mua sắm trực tuyến nhiều rủi ro vì có thể giao sai mã
hàng, không được chủ động thời gian nhận hàng và có thể
không nhận được hàng.
RR6 Sử dụng dịch vụ mua sắm trực tuyến làm mất thời gian,
tiền bạc nhưng không mang lại hiệu quả
YK Chuẩn chủ quan
YK1 Gia đình, bạn bè, người quen giới thiệu và khuyến khích Thành và
tôi mua sắm trực tuyến Ơn(2021)
YK2 Tôi đã đọc nhiều thông tin, đánh giá trên trang thương mại
điện tử, trên các diễn đàn, mạng xã hội trước khi tham gia
mua sắm trực tuyến.
YK3 Thông tin trên các phương tiện truyền thông đại chúng có
ảnh hưởng đến ý định mua sắm của tôi
YK4 Thái độ phản hồi của các nhà bán hàng và những ý kiến
bình luận của khách hàng khác ảnh hưởng đến quyết định
mua sắm của tôi.
MD Giá cả
MD1 Giá cả sản phẩm thì quan trọng khi sử dụng dịch vụ mua Hasslinger,
sắm trực tuyến. et al. (2007),
MD2 Giá cả của các sản phẩm khi mua trực tuyến rẻ hơn so với Eliasson
giá cả ở cửa hàng. Malin, et
MD3 Tôi dễ dàng so sánh về giá cả khi mua sắm trực tuyến. al.(2009).
MD4 Sử dụng các dịch vụ mua sắm trực tuyến giúp tôi tiết kiệm
chi phí đi lại để xem hàng.
YD Ý định mua sắm trực tuyến
YD1 Tôi có ý định tham gia mua sắm trực tuyến trong tương Thành và Ơn
lai gần (2021)
YD2 Tôi có kế hoạch mua hàng trực tuyến trong tương lai
YD3 Tôi sẽ giới thiệu gia đình, bạn bè và đưa thông tin về việc
tham mua sắm trực tuyến lên các tài khoản mạng xã hội
của tôi

135
YD4 Để bảo đảm an toàn cho bản thân trong đại dịch Covid,
tôi sẽ sử dụng phương thức mua sắm trực tuyến thay cho
hình thức mua sắm truyền thống.
Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp
6.2. Nghiên cứu định tính sơ bộ
Phỏng vấn sơ bộ sẽ được thực hiện trực tiếp với 5 sinh viên sinh sống tại các quận Bình
Thạnh, 1, Thủ Đức đã từng mua sắm trực tuyến. Phỏng vấn điều tra sơ bộ nhằm mục
đích loại bỏ các câu hỏi không chuẩn xác và bổ sung các chỉ số đo lường tốt hơn. Các
đối tượng được phỏng vấn có độ tuổi trải đều và đăng ký các ngành học khác nhau.
6.3. Nghiên cứu định lượng chính thức
6.3.1. Đối tượng khảo sát
Đối tượng khảo sát là khách hàng không phân biệt giới tính, trình độ, công việc, …
tuy nhiên có độ tuổi từ 15-25 tuổi đã mua sắm trực tuyến trên địa bàn thành phố Hồ
Chí Minh. Lý do đối tượng này được chọn vì nhóm đối tượng này phù hợp với mục
tiêu nghiên cứu của đề tài.
6.3.2. Phương pháp và thời gian khảo sát
Để nhận được sự hồi đáp cao nhất thì quá trình khảo sát phải thông qua mối quan hệ
của bản thân như bạn bè, anh chị em trong gia đình, tiến hành liên hệ trước và gửi
phiếu khảo sát sau đó theo sát để thu lại phiếu, kiểm tra lại kết quả khảo sát nếu có
sai sót sẽ liên hệ khảo sát lại. Ngoài ra, để gia tăng mẫu, nhóm cũng sẽ gửi đường
dẫn khảo sát trực tuyến cho các nhóm trên mạng xã hội. Dữ liệu dự kiến được thu
thập từ 04/2023 đến 05/2023. Tổng số bảng câu hỏi gửi đi là 300.
Để đo lường các biến quan sát, đề tài sử dụng thang đo Likert 5 bậc mức độ từ rất
không đồng ý đến rất đồng ý, được biểu thị từ 1 đến 5. Trong đó, 1 tương ứng với
lựa chọn rất không đồng ý và 5 tương ứng với lựa chọn rất đồng ý.
6.3.3. Phương pháp xử lí số liệu
Đề tài sẽ sử dụng phần mềm thống kê SPSS 25.0 để phân tích dữ liệu. Các phương
pháp cụ thể sẽ được sử dụng là: Kiểm định độ tin cậy thang đo bằng hệ số Cronbach’s
Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA và sử dụng mô hình hồi quy đa biến.
7. Đóng góp của đề tài
- Nghiên cứu này đề xuất mô hình lý thuyết và thang đo để xác định các yếu tố tác
động đến ý định mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng thế hệ Z tại thành phố Hồ Chí
Minh cũng như cung cấp một số kết quả kiểm định khách quan để làm sáng tỏ các giả
thuyết từ mô hình.
- Kết quả nghiên cứu sẽ gợi mở các nhân tố chính ảnh hưởng đến ý định mua sắm
trực tuyến của người tiêu dùng thế hệ Z. Các nhân tố này sẽ là cơ sở giúp cho các nhà
quản lí định hướng cách tiếp cận đối tượng khách hàng này.

136
8. Kết cấu của đề tài
Đề tài gồm 05 chương:
- Chương 1: Giới thiệu nghiên cứu.
- Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu.
- Chương 3: Phương pháp nghiên cứu.
- Chương 4: Kết quả nghiên cứu.
- Chương 5: Kết luận và hàm ý chính sách.
9. Lịch trình dự kiến
Bảng 6. Lịch trình dự kiến
Thời gian Công việc dự kiến
10/2022-02/2023 Hoàn thiện đề xuất nghiên cứu
02/2023-03/2023 Xây dựng bản thảo khảo sát
03/2023-04/2023 Nghiên cứu định tính sơ bộ
04/2023-06/2023 Nghiên cứu định lượng chính thức
08/2023-10/2023 Trình bày kết quả nghiên cứu
Nguồn: Nhóm tác giả tự đề xuất
10. Các nguồn lực
Nhân lực: 05 thành viên của nhóm.
Tài chính: Chi phí để thực hiện khảo sát trên giấy và các chi phí vận hành trực tuyến
khác. Dự kiến khoảng 500-600.000 đồng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


Ajzen, I. (1991) “The theory of planned behavior, ” Organizational Behavior and
Human Decision Processes, 50(2), pp. 179–211. Available at:
https://doi.org/10.1016/0749-5978(91)90020-t.
Al-Debei, M.M., Akroush, M.N. and Ashouri, M.I. (2015) “Consumer attitudes towards
online shopping, ” Internet Research, 25(5), pp. 707–733. Available at:
https://doi.org/10.1108/intr-05-2014-0146.
Bassiouni, D.H. and Hackley, C. (2014) “'generation Z' children's adaptation to Digital
Consumer Culture: A Critical Literature Review, ” Journal of Customer
Behaviour, 13(2), pp. 113–133. Available at:
https://doi.org/10.1362/147539214x14024779483591.

137
Bauer, R.A. (1960) Consumer Behavior as Risk Taking. In: Hancock, R.S., Ed.,
Dynamic Marketing for a Changing World, Proceedings of the 43rd. Conference of the
American Marketing Association,pp 389-398.
Bernstein, R. (2015) Move over millennials -- Here comes gen z, Ad Age. Available at:
https://adage.com/article/cmo-strategy/move-millennials-gen-z/296577
(Accessed: January 30, 202 3).
Bhatnagar, A., Misra, S. and Rao, H.R. (2000) “On risk, convenience, and internet
shopping behavior,” Communications of the ACM, 43(11), pp. 98–105. Available
at: https://doi.org/10.1145/353360.353371.
Bộ Công Thương (2022) Báo cáo Thương Mại điện tử Việt Nam 2022.
Dat, T.V. (2020) “The relationship among product risk, perceived satisfaction and
purchase intentions for online shopping, ” The Journal of Asian Finance,
Economics and Business, 7(6), pp. 221–231. Available at:
https://doi.org/10.13106/jafeb.2020.vol7.no6.221.
Datta, A. and Acharjee, M.K. (2018) “Consumers attitude towards online shopping:
Factors influencing young consumers to shop online in Dhaka, Bangladesh, ”
International Journal of Management Studies, V(3(4), pp. 01–13. Available at:
https://doi.org/10.18843/ijms/v5i3(4)/01.
Davis, F.D. (1986) A Technology Acceptance Model for Empirically Testing New End-
User Information Systems: Theory and Results. Sloan School of Management,
Massachusetts Institute of Technology.
Davis, F.D. (1989) “Perceived usefulness, perceived ease of use, and user acceptance
of Information Technology,” MIS Quarterly, 13(3), p. 319. Available at:
https://doi.org/10.2307/249008.
Driediger, F. and Bhatiasevi, V. (2019) “Online grocery shopping in Thailand:
Consumer acceptance and usage behavior, ” Journal of Retailing and Consumer
Services, 48, pp. 224–237. Available at:
https://doi.org/10.1016/j.jretconser.2019.02.005.
Eliasson M, et al.(2009) " E-commerce: A study on women's online purchasing
behavior”.
Fishbein, M. and Ajzen, I. (1975) Belief, attitude, intention, and behavior: An
introduction to theory and research.
Gale, S.F. (2015) Forget gen Y: Are you ready for gen Z?, Chief Learning Officer - CLO
Media. Available at: https://www.chieflearningofficer.com/2015/07/07/forget-
gen-y-are-you-ready-for-gen-z/ (Accessed: January 30, 2023).
Giao, H.N.K. and Trà, B.T. (2018) “QUYẾT ĐỊNH MUA VÉ MÁY BAY TRỰC
TUYẾN CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH,” Tạp chí

138
Kinh tế - Kỹ Thuật, Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Bình Dương, 23, pp. 47–
64.
Hạnh, V.T. et al. (2021) “Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua sắm trực tuyến của
sinh viên trên địa bàn thành phố Hà Nội trong bối cảnh covid-19, ” Tạp chí quản
lí và kinh tế quốc tế, (141), pp. 110–120.
Hasslinger, et al.(2008) “Consumer Behaviour in Online Shopping.” .
Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam VECOM (2021) Báo Cáo Chỉ số Thương Mại
điện TỬ Việt Nam 2021, HIỆP HỘI THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM.
Available at: https://vecom.vn/bao-cao-chi-so-thuong-mai-dien-tu-viet-nam-2021
(Accessed: January 30, 2023).
Isa, N.F. et al. (2020) “Factors influencing online purchase intention of millennials and
gen Z consumers, ” Journal of Applied Structural Equation Modeling, 4(2), pp.
21–43. Available at: https://doi.org/10.47263/jasem.4(2)03.
Legris, P., Ingham, J. and Collerette, P. (2003) “Why do people use information
technology? A critical review of the Technology Acceptance Model, ” Information
& Management, 40(3), pp. 191–204. Available at: https://doi.org/10.1016/s0378-
7206(01)00143-4.
Priporas, C.-V., Stylos, N. and Fotiadis, A.K. (2017) “Generation Z consumers'
expectations of interactions in smart retailing: A future agenda, ” Computers in
Human Behavior, 77, pp. 374–381. Available at:
https://doi.org/10.1016/j.chb.2017.01.058.
PWC (2021) How digital ready is generation Z?, Pwc Viet Nam. Available at:
https://www.pwc.com/vn/en/publications/vietnam-publications/digital-readiness-
gen-z.html (Accessed: February 1, 2023).
Shaouf, A., Lü, K. and Li, X. (2016) “The effect of Web Advertising Visual Design on
Online Purchase Intention: An examination across gender, ” Computers in Human
Behavior, 60, pp. 622–634. Available at:
https://doi.org/10.1016/j.chb.2016.02.090.
Tunsakul, K. (2018) “Generation Z’s Perception of Servicescape, Their Satisfaction
And Their Retail Shopping Behavioral Outcomes, ” Human Behavior,
Development and Society, 19, pp. 123–133.
Tunsakul, K. (2020) “GenZ Consumers’Online Shopping Motives, Attitude, and
Shopping Intention,” Human Behavior, Development and Society, 21.
Tuyết , L.T. (2021) Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua sắm trực tuyến của người
tiêu dùng thế hệ Z hành phố Hà Nội, FTU Working Papers Series. Trường Đại học
Ngoại Thương. Available at: https://fwps.ftu.edu.vn/2021/10/13/cac-yeu-to-anh-

139
huong-den-quyet-dinh-mua-sam-truc-tuyen-cua-nguoi-tieu-dung-the-he-z-thanh-
pho-ha-noi/ (Accessed: January 30, 2023).
Thành, T.V. and Ơn, Đ.X. (2021) “Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua sắm trực
tuyến của người tiêu dùng Thế hệ Z tại Việt Nam, ” JOURNAL OF ECONOMIC
& BANKING STUDIES, (229), pp. 27–35.
Thắng, H.N. (2016) Các Yếu TỐ Ảnh Hưởng đến ý định mua Sắm Trực Tuyến Của
Người Tiêu Dùng Việt Nam: Nghiên Cứu mở Rộng Thuyết Hành VI CÓ Hoạch
định, VNU JOURNAL OF ECONOMICS AND BUSINESS. Available at:
https://js.vnu.edu.vn/EAB/article/view/3877 (Accessed: January 31, 2023).
Venkatesh, V. and Davis, F.D. (2000) “A theoretical extension of the technology
acceptance model: Four longitudinal field studies,” Management Science, 46(2),
pp. 186–204. Available at: https://doi.org/10.1287/mnsc.46.2.186.11926.

140
Ví dụ 2: Đề tài: “Ảnh hưởng của hình ảnh điểm đến tới lòng trung thành
của khách du lịch: Nghiên cứu trường hợp điểm đến du lịch TP. HCM”.
1. Lý do chọn đề tài nghiên cứu

Du lịch là ngành công nghiệp không khói mang lại những lợi ích vô cùng
to lớn cho mỗi quốc gia. Du lịch đóng góp phần lớn vào doanh thu của đất nước,
mang lại hàng triệu việc làm cho người dân. Đặc biệt, du lịch còn là một phương
tiện quảng bá hình ảnh đất nước mạnh mẽ nhất.
Từ năm 2001, Du lịch Việt Nam đã được chính phủ quy họach, định hướng
đầu tư và phát triển để trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Với tiềm năng sẵn có và
sự hỗ trợ tích cực của chính phủ trong hơn 10 năm qua, Việt Nam ngày nay đã trở
thành tâm điểm thu hút nhiều khách du lịch trong và ngòai nước đến tham quan
và khám phá. Theo hội đồng lữ hành và du lịch thế giới (WTTC), trong 181 quốc
gia, vùng lãnh thổ thì du lịch Việt Nam đứng thứ 47 trên thế giới về phát triển
tổng thể, đứng thứ 54 vì những đóng góp cho nền kinh tế quốc gia và đứng thứ 12
về sự tăng trưởng dài hạn trong vòng 10 năm tới (CafeF, 2010). Riêng trong khu
vực Đông Nam Á, du lịch Việt Nam đứng thứ 2 về tốc độ tăng trưởng, đứng thứ
4 về tỷ trọng đóng góp vào nền kinh tế quốc dân và thứ 5 về kết quả tuyệt đối.
Điều này khẳng định sức hấp dẫn, vị thế của du lịch Việt Nam trên bản đồ du lịch
khu vực và thế giới (Nguyễn Hằng, 2011).
Do đó, ngành du lịch Việt Nam đang đứng trước sự cạnh tranh quyết liệt về
thu hút du khách hơn bao giờ hết. Không chỉ cạnh tranh trong nội bộ ngành hay
giữa các địa phương du lịch, sự cạnh tranh còn diễn ra gay gắt giữa các công ty
du lịch lữ hành quốc tế và trong nước. Vì vậy, việc quan trọng nhất của các công
ty du lịch trong nước là làm thế nào để thu hút khách đến và quan trọng hơn là
quay lại điểm đến, đồng nghĩa với việc nâng cao lòng trung thành của khách du
lịch đối với điểm đến du lịch trong giai đọan hiện nay.
Đặc biệt, điểm đến Thành phố Hồ Chí Minh (TP. HCM) đang ngày càng
phát triển, thu hút ngày càng nhiều lượt khách du lịch trong và ngoài nước. Theo
báo cáo của UBND TP. HCM trong 6 tháng đầu năm 2014, lượng khách quốc tế
đến Thành phố ước đạt 2,1 triệu lượt, tăng 10% so cùng kỳ năm trước, đạt 48%
141
kế hoạch năm 2014 (4,4 triệu lượt khách). Tổng doanh thu du lịch (khách sạn, nhà
hàng và du lịch lữ hành) ước đạt 44.299 tỷ đồng, tăng 8,5% so cùng kỳ năm 2013,
đạt 45% kế hoạch năm 2014 (99.000 tỷ đồng).
Tuy nhiên so với tiềm năng vốn có thì du lịch TP. HCM vẫn chưa phát triển
đúng mức và hình ảnh TP. HCM trong mắt du khách đang ngày càng xấu đi.
Nguyên nhân một phần là do những người làm du lịch vẫn chỉ quan tâm đến lợi
ích ngắn hạn và chưa thật sự hiểu cảm nhận của khách làm ảnh hưởng không tốt
đến đánh giá của khách đối với điểm đến TP. HCM cũng như du lịch Việt Nam.
Tình trạng chặt chém vẫn xảy ra. Một số họat động du lịch còn do tự phát, chưa
chú trọng đến chất lượng dịch vụ, chưa định hướng phát triển bền vững, nên khách
thường có xu hướng “một đi không trở lại”.
Bên cạnh đó, một số nghiên cứu nước ngòai cũng đã có đề cập rằng hình
ảnh điểm đến có liên quan đến lòng trung thành của khách du lịch. Trong khi đó,
TP Hồ Chí Minh cùng với thủ đô Hà Nội, phố cổ Hội An và vịnh Hạ Long được
đánh giá là những địa chỉ du lịch hấp dẫn nhất châu Á năm 2013 do du khách bình
chọn trên website Trip Advisor. Nhưng với thực trạng hình ảnh TP.HCM không
mấy đẹp đẽ trong mắt khách du lịch như hiện nay. Vậy cơ sở nào để nâng cao
hình ảnh điểm đến TP. HCM? Mức độ ảnh hưởng của hình ảnh điểm đến tới lòng
trung thành khách du lịch như thế nào? Nguồn lực chung là hạn chế, phải ưu tiên
giải quyết thành phần nào của hình ảnh điểm đến nhằm gia tăng lòng trung thành
du khách?
Từ những lý do trên, tác giả đã chọn đề tài:
“Ảnh hưởng của hình ảnh điểm đến tới lòng trung thành của khách du lịch:
Nghiên cứu trường hợp điểm đến du lịch TP. HCM”.
Bài nghiên cứu này sử dụng mô hình định lượng để khám phá và khẳng
định những yếu tố quan trọng của hình ảnh điểm đến tác động tới lòng trung thành
của khách du lịch, từ đó đưa ra các giải pháp thu hút khách du lịch và nâng cao
lòng trung thành của du khách đối với điểm đến Thành phố Hồ Chí Minh.
Đồng thời, tác giả hy vọng những thông tin về các yếu tố hình ảnh điểm đến
tác động đến lòng trung thành của khách du lịch sẽ góp phần là tài liệu tham khảo

142
cho các nhà lãnh đạo, các tổ chức du lịch và người làm du lịch tại TP.HCM.
Hơn thế nữa, người nghiên cứu hy vọng có thể tổng hợp về phương diện lý
luận trong mảng du lịch TP.HCM từ đó làm cơ sở tham khảo cho các doanh nghiệp
mong muốn gia nhập lĩnh vực du lịch hoặc muốn khai thác tiềm năng du lịch tại
đây.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Trên thế giới, hình ảnh điểm đến được nghiên cứu bắt đầu từ những năm
1970 và sau đó trở thành chủ đề được quan tâm phổ biến trong lĩnh vực du lịch.
Những bài viết nghiên cứu về hình ảnh điểm đến ở nước ngoài khá nhiều nhưng
nghiên cứu về mối quan hệ giữa hình ảnh điểm đến và lòng trung thành của khách
du lịch hầu như rất hiếm.
Các nghiên cứu nước ngòai có đề cập đến mối quan hệ giữa hình ảnh điểm
đến và lòng trung thành của khách du lịch có thể kể đến như:
+) Nghiên cứu của Girish Prayag và Chris Ryan (2011): Tiền đề lòng trung
thành du khách đối với đảo Mauritius – Vai trò và ảnh hưởng của hình ảnh điểm
đến, gắn kết địa điểm, sự tham gia cá nhân và sự hài lòng của khách du lịch.
+) Và nghiên cứu gần đây: Nghiên cứu của R. Rajesh (2013) về tác động
của nhận thức du khách, hình ảnh điểm đến và sự hài lòng khách du lịch đối với
lòng trung thành điểm đến.
Trong nước: Nghiên cứu của Hồ Huy Tựu và Nguyễn Xuân Thọ: Ảnh
hưởng của hình ảnh điểm đến và cảm nhận rủi ro đến ý định quay lại và truyền
miệng tích cực của du khách đối với khu du lịch biển Cửa Lò, tỉnh Nghệ An.
Nhìn chung, các công trình thường đề cập đến khái niệm hình ảnh điểm đến,
khái niệm lòng trung thành mà chưa thể hiện rõ nét mối quan hệ giữa hình ảnh
điểm đến và lòng trung thành của khách du lịch. Cụ thể là hiện tại ở Việt Nam
chưa có công trình nào nghiên cứu trực tiếp đề tài này.
Chính vì thế mà đề tài này không trùng lặp và mang tính cấp thiết. Người
nghiên cứu cho rằng cần thiết phải nghiên cứu về vấn đề này.
3. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu
3.1. Mục tiêu nghiên cứu

143
+ Xác định các thành phần của hình ảnh điểm đến tác động tới lòng trung
thành của khách du lịch và phát triển thang đo những yếu tố này.
+ Xây dựng và kiểm định mô hình lý thuyết về mối quan hệ giữa thành phần
của hình ảnh điểm đến với lòng trung thành của khách du lịch – áp dụng cho
trường hợp điểm đến TP.HCM, từ đó xác định cường độ tác động của các yếu tố
này.
+ Đề xuất một số hàm ý rút ra từ kết quả nghiên cứu để xây dựng hình ảnh
điểm đến TP. HCM tốt đẹp trong mắt du khách, trên cơ sở đó gia tăng lòng trung
thành của khách du lịch đến với TP.HCM.
3.2. Câu hỏi nghiên cứu:
Từ mục tiêu nghiên cứu trên, người nghiên cứu đặt ra câu hỏi nghiên cứu
sau:
+ Hình ảnh điểm đến du lịch là gì? Gồm những thành phần nào? Áp dụng
cho trường hợp TP.HCM thì những thành phần đó là gì?
+ Quan hệ giữa các thành phần của hình ảnh điểm đến với lòng trung thành
của khách du lịch tại TP. HCM như thế nào?
+ Giải pháp nào giúp xây dựng và cải thiện hình ảnh điểm đến TP.HCM
nhằm nâng cao lòng trung thành du khách đối với điểm đến này? (Cần làm gì để
nâng cao tính hấp dẫn của hình ảnh điểm đến, từ đó gia tăng lòng trung thành của
khách du lịch?)
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Hình ảnh điểm đến, các thành phần của hình ảnh điểm đến, lòng trung thành
của khách du lịch và mối quan hệ giữa chúng: lý thuyết và thực tiễn áp dụng tại
TP.HCM.
4.2. Đối tượng khảo sát
Khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế đã và đang du lịch TP.HCM.
4.3. Phạm vi nghiên cứu
+ Về không gian: Nghiên cứu được thực hiện tập trung tại TP.HCM. Cụ thể
khảo sát tại các điểm du lịch, địa điểm ăn uống thường được khách du lịch lui tới.

144
+ Về thời gian: Các tài liệu được sử dụng trong bài là các tài liệu trong và
ngoài nước trong khoảng thời gian 1900 – 2014. Thời gian thực hiện bài nghiên
cứu từ tháng 01/2014 – 09/2014.
+ Về nội dung: Từ dữ liệu thứ cấp, bài nghiên cứu tổng hợp lý thuyết Hình
ảnh điểm đến và Lòng trung thành của khách du lịch, tổng hợp tình hình ngành
du lịch từ những báo cáo của Tổng cục du lịch, báo cáo của Ủy ban nhân dân
TP.HCM. Dữ liệu sơ cấp được thu thập từ bảng khảo sát thực tế 300 khách du lịch
tại TP.HCM.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu định tính
Nghiên cứu định tính được sử dụng trong nghiên cứu này là phương pháp
thảo luận và phỏng vấn sâu. Phỏng vấn hai đối tượng, đối tượng thứ nhất là các
chuyên gia du lịch, doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực du lịch. Đối tượng
thứ hai là một số khách du lịch đã và đang tham quan và sử dụng dịch vụ du lịch
tại TP.HCM.
5.2. Nghiên cứu định lượng
Thu thập dữ liệu nghiên cứu bằng bảng câu hỏi phỏng vấn trực tiếp và bảng
câu hỏi qua thư điện tử đến các đối tượng mục tiêu.
Kiểm định độ tin cậy và giá trị của thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach
alpha. Sử dụng phân tích nhân tố khám phá (EFA) thông qua phần mềm SPSS
20.0 để xây dựng mô hình và các giả thuyết về các yếu tố hình ảnh điểm đến tác
động đến lòng trung thành của khách du lịch đối với TP.HCM.
Dùng phương pháp phân tích hồi quy với các quan hệ tuyến tính để kiểm
định các nhân tố hình ảnh điểm đến có ảnh hưởng quan trọng lòng trung thành
của khách du lịch đối với TP.HCM, dựa vào đó tính mức độ quan trọng của từng
yếu tố.
6. Ý nghĩa và những đóng góp mới của nghiên cứu
6.1. Ý nghĩa của nghiên cứu
Về phương diện học thuật:
+ Hệ thống hóa lý thuyết về hình ảnh điểm đến và lòng trung thành của

145
khách du lịch đối với điểm đến.
+ Kiểm nghiệm mô hình của nghiên cứu trước, hoàn thiện mô hình các yếu
tố hình ảnh điểm đến tác động đến lòng trung thành của khách du lịch đối với
điểm đến TP.HCM.
Về phương diện thực tiễn:
+ Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các doanh nghiệp du
lịch, hình ảnh điểm đến đối với khách du lịch nói riêng được coi là nhân tố đóng
vai trò quyết định trong việc thu hút và giữ chân du khách. Do vậy, kết quả nghiên
cứu này là cơ sở khoa học cho việc hoạch định các chiến lược nâng cao hình ảnh
điểm đến và các giải pháp nhằm thu hút và giữ chân khách du lịch tại TP.HCM.
+ Tổng hợp kết quả nghiên cứu nhằm cung cấp những thông tin giá trị cho
việc ra quyết định của các nhà lãnh đạo góp phần giúp phát triển ngành du lịch
thành phố mang tên Bác.
+ Làm cơ sở tham khảo cho các doanh nghiệp mong muốn gia nhập lĩnh
vực du
lịch.
Đặc biệt là các doanh nghiệp muốn phát triển dịch vụ du lịch đối với
TP.HCM.
6.2. Đóng góp mới của nghiên cứu
+ Nghiên cứu lòng trung thành của nhân viên, của khách hàng là đề tài rất
phổ biến nhưng trong lĩnh vực du lịch, nghiên cứu về ảnh hưởng của hình ảnh điểm
đến tới lòng trung thành của khách du lịch còn rất ít và chưa cụ thể; đặc biệt ở Việt
Nam, qua trá trình người nghiên cứu tìm tòi, hiện tại chưa có đề tài nào nghiên cứu
về vấn đề này.
+ Đề tài tổng hợp một số lý thuyết về hình ảnh điểm đến và lòng trung
thành của khách du lịch, đồng thời xây dựng mô hình các yếu tố hình ảnh điểm
đến tác động đến lòng trung thành của khách du lịch từ đó phát triển mô hình tại
điểm đến TP.HCM.
7. Kết cấu của báo cáo nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu như trên, nội dung đề tài được thiết kế

146
thành Phần mở đầu và 4 chương với nội dung chính của các chương được mô tả
dưới đây: Phần mở đầu: Trình bày lý do chọn đề tài, đối tượng và phạm vi nghiên
cứu, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa nghiên cứu và bố cục của đề tài nghiên
cứu.
Chương 1: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu: Trình bày cơ sở lý thuyết
về khách du lịch, hình ảnh điểm đến và lòng trung thành của khách du lịch. Đặc
điểm của điểm đến du lịch TP. HCM. Khám phá và giải thích các yếu tố hình ảnh
điểm đến tác động đến lòng trung thành của khách du lịch từ những bài báo,
nghiên cứu trước. Đề xuất thêm những yếu tố hình ảnh điểm đến tác động đến
lòng trung thành của khách du lịch. Từ đó đặt ra giả thuyết nghiên cứu và đề xuất
mô hình nghiên cứu.
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu: Trình bày qui trình nghiên cứu,
phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng, đưa ra mô hình nghiên cứu điều
chỉnh và xây dựng thang đo.
Chương 3: Phân tích dữ liệu và kết quả nghiên cứu: Trình bày kết quả
nghiên cứu gồm kiểm định độ tin cậy của các thang đo các biến, phân tích nhân
tố EFA, mô hình hồi qui đa biến và kiểm định các giả thuyết nghiên cứu.
Chương 4: Kết luận và hàm ý: Trình bày kết luận và giới hạn nghiên cứu.
Đưa ra các hàm ý cho các nhà quản trị du lịch, doanh nghiệp, tổ chức du lịch và
đề xuất hướng nghiên cứu sắp tới.
8. Tài liệu tham khảo
Tài liệu tham khảo Tiếng Việt
1. Cục thống kê TP.HCM, 2014. Báo cáo Tình hình kinh tế - xã hội tháng 6 và
6 tháng năm 2014.
2. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008. Phân tích dữ liệu nghiên cứu
với SPSS (tập 1, 2). HCM: NXB Hồng Đức.
3. Hồ Huy Tựu và Nguyễn Xuân Thọ, 2012. Ảnh hưởng của hình ảnh điểm đến
và cảm nhận rủi ro đến ý định quay lại và truyền miệng tích cực của du khách
đối với khu du lịch biển cửa lò, tỉnh Nghệ An. Trường Đại học Nha Trang.
4. Luật du lịch Việt Nam, 2005. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

147
5. Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2011. Nghiên cứu thị trường.
HCM: NXB Lao động.
6. Nguyễn Văn Đính và Trần Thị Minh Hòa, 2008. Giáo trình kinh tế du lịch.
NXB Đại học Kinh tế quốc dân.
Tài liệu tham khảo Tiếng Anh
7. Assael, H., 1987. Consumer behaviour and marketing action. Boston: PWS
Kent.
8. Baloglu, S., 2001. Image variations of Turkey by familiarity index:
informational and experiential dimensions. Tourism Management, Vol. 22
No. 2, pp. 127-133.
9. Baloglu, S. and McCleary, K.W., 1999. A model of destination image
formation. Annals of Tourism Research, Vol. 26 No. 4, pp. 868-897.
10. Beerli, A. and Martin, J.D., 2004. Tourists' characteristics and the perceived
image of tourist destinations: a quantitative analysis - a case study of
Lanzarote, Spain. Tourism Management, Vol. 25, pp. 623-636.
11. Bhatia. A. K., 2005. Tourism development – Principles and Practices. Sterling
Publishers Pvt. Ltd. New Delhi.
12. Boulding, K. E., 1956. The Image: Knowledge in Life and Society. The
University of Michigan Press.
13. Bowen, John T. & Chen, Shiang‐Lih, 2001. The relationship between
customer loyalty and customer satisfaction. International Journal of
Contemporary Hospitality Management, Vol. 13 No. 5, pp. 213 – 217.
14. Burkart, A. J. and Medlik, S., 1974. Tourism: past, present and future.
Business and Economics.
15. Crompton, J.L., 1977. A systems model of the tourist's destination selection
decision process with particular reference to the role of image and perceived
constraints. College Station: Texas A & M University. Unpublished Ph.D.
Dissertation

148
Chương 7. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN MỘT BÀI BÁO KHOA HỌC
Nghiên cứu khoa học là một hoạt động có tổ chức và logic, do vậy viết báo cáo
cũng phải có tổ chức và logic.
Bài viết nầy cung cấp các tiến trình và kỹ thuật cơ bản để thực hiện một bài báo
về kết quả nghiên cứu. Hy vọng rằng các nội dung được giải thích trong bài viết có thể
giúp bạn cải thiện kỹ năng trong việc viết một bài báo khoa học.

7.1. Viết bài báo khoa học


Một câu hỏi thông thường là tại sao các nhà khoa học phải viết bài báo khoa
học? Có nhiều lý do, có thể là để đóng góp kiến thức trong một lĩnh vực chuyên môn,
hỗ trợ phát triển nghề nghiệp, báo cáo cho nhà tài trợ đã cung cấp tiền nghiên cứu,
hoặc để trở nên nổi tiếng,… Trong nhiều lý do, lý do quan trọng nhất để viết bài báo
khoa học là thông tin vì thông tin hiệu quả là sức sống cho khoa học phát triển.

7.2. Các câu hỏi đầu tiên


Trước khi viết bài báo khoa học bạn cần tự hỏi mình các câu hỏi sau:
- Nghiên cứu của bạn đã đủ sâu chưa để viết bài báo?
- Đây là bài báo để trình cho nhà tài trợ hay một tổ chức giảng dạy để nhận bằng
cấp hoặc đây là một bài báo để báo cáo định kỳ cho một tổ chức?
- Đây là bài báo cần xuất bản để thông tin kết quả nghiên cứu cho mọi người?

7.3. Các đặc điểm của một bài báo khoa học tốt
- Trình bày chính xác về kết quả nghiên cứu.
- Viết rõ ràng và dễ hiểu.
- Tuân theo kiểu trình bày chuyên biệt về kiến thức khoa học.
- Không sử dụng từ ngữ khó hiểu hay thông tục.
- Tài liệu chứng minh đầy đủ và thích hợp, có liên hệ với chủ đề của bài báo.
- Không sử dụng kết quả nghiên cứu (chưa xuất bản) của người khác khi chưa
được sự đồng ý (đây là một lỗi lầm rất nghiêm trọng).

7.4. Các phần của một bài báo


Một bài báo khoa học mẫu bao gồm các thành phần sau đây, được liệt kê theo
thứ tự xuất hiện trong bài viết:

149
- Tựa đề (Title): Đây là tên của bài báo, cần ngắn gọn và phù hợp để chú dẫn
(indexing).
- Tác giả (Authors): Liệt kê tên người thực hiện nghiên cứu và viết bài báo.
- Địa chỉ thư tín (Postal address): Địa chỉ đầy đủ của tác giả để người đọc có
thể liên hệ được.
- Tóm lược (Abstract): Mô tả vắn tắt vấn đề và kết quả.
- Giới thiệu (Introduction): Cho biết vấn đề nghiên cứu là vấn đề gì và giới
thiệu các thông số nghiên cứu.
- Vật liệu và phương pháp (Materials and methods): Bạn đã nghiên cứu vấn đề
như thế nào, phải trình bày như thế nào để người khác có khả năng lập lại nghiên cứu
của bạn.
- Kết quả (Results): Bạn đã tìm được kết quả gì, trình bày số liệu.
- Thảo luận (Discussion): Các kết quả tìm được có ý nghĩa gì? thảo luận và giải
thích kết quả.
- Cảm tạ (Ackowledgements): Cảm tạ người tài trợ kinh phí nghiên cứu, những
người quan trọng đã giúp bạn nghiên cứu (không phải các tác giả viết chung bài báo).
- Tài liệu tham khảo (References): Liệt kê các tác giả, năm xuất bản và tên tài
liệu,… mà bạn đã tham khảo để phát biểu trong bài báo.

7.5. Các hướng dẫn cho các phần của một bài báo

7.5.1 Tên đề tài (Title)


Tên đề tài là phần được đọc nhiều nhất vì các lý do: các nhà nghiên cứu khác
đọc nó khi lướt qua nội dung của một tạp chí và thông qua việc tìm kiếm tài liệu từ các
nguồn thông tin thứ cấp thường ghi tên đề tài và tên tác giả. Tên đề tài có thể được lưu
trữ trong thư mục về cơ sở dữ liệu, chú dẫn và được trích dẫn trong các bài báo khác.
Tên đề tài có thể giúp các nhà nghiên cứu tìm kiếm các thông tin quan trọng. Một tên
đề tài tốt cần:
- Chứa ít từ ngữ nếu có thể được. Bỏ các từ không cần thiết, thí dụ: Một số chú
ý trên…., Các quan sát trên…. để làm tên đề tài được cô đọng. Nhiều tạp chí yêu cầu
tối đa 25 từ.
- Mô tả chủ đề một cách chuyên biệt trong một không gian giới hạn. Không
được hứa hẹn nhiều hơn nội dung của bài viết. Thông thường tên đề tài nêu rõ chủ đề
nghiên cứu hơn là kết quả nghiên cứu.
150
- Tên đề tài phản ánh chính xác về nội dung bài viết và dễ hiểu, tránh dùng chữ
viết tắt, công thức và từ ngữ khó hiểu. Sử dụng những từ ngữ quan trọng nhất, đặt
chúng trước tiên trong tên đề tài.
- Hạn chế sử dụng động từ (verb).
- Bao gồm các từ khóa (keywords) quan trọng nếu có thể được vì chúng sẽ được
sử dụng cho chú dẫn và tìm kiếm qua mạng.
- Tuân theo kiểu định dạng bài báo của nơi bạn định xuất bản.

7.5.2. Tác giả (Authors)


- Tên tác giả cần ghi đầy đủ, không sử dụng tên viết tắt.
- Chỉ ghi tên người thật sự là tác giả có tham gia viết bài.
- Ghi theo thứ tự tên tác giả đóng góp quan trọng trong bài báo.
- Ghi chú địa chỉ của tác giả theo định dạng của nhà xuất bản.
- Tên tác giả ghi đầu tiên là tác giả chính (senior author), thứ tự các tên tác giả
tiếp theo được ghi tùy theo mức độ đóng góp quan trọng cho nghiên cứu. Người
hướng dẫn, cố vấn cho nghiên cứu, và đôi khi một trưởng phòng thí nghiệm hay
trưởng cơ quan nghiên cứu muốn được ghi vào nhóm tên tác giả thì vị trí thích hợp
nhất là tên tác giả cuối cùng.
- Những người chỉ tiếp thu thập số liệu hoặc giúp đỡ thực hiện thí nghiệm thì
ghi trong phần cảm tạ.

7.5.3 Tóm tắt (Abstract)


Tóm tắt cần được viết theo kiểu khẳng định hơn là kiểu mô tả, do vậy nó trình
bày sự thật hơn là viết chung chung. Một tóm lược tốt cần phải:
- Ngắn gọn, khoảng 200-250 từ (tiếng Anh), khoảng 350-400 từ (tiếng Việt,
khoảng 1/2 trang A4), thông thường là một đoạn văn (paragraph).
- Tóm tắt mục đích nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, phương pháp sử dụng, các
kết quả chính bao gồm bất kỳ phát hiện mới nào, các kết luận chủ yếu và ý nghĩa của
chúng.
- Không ghi lược khảo theo tên bảng, hình vì bảng và hình chỉ xuất hiện trong
nội dung bài viết mà thôi.
- Không sử dụng các chữ viết tắt ngoại trừ chúng là những thuật ngữ tiêu chuẩn
hoặc đã được giải thích.
- Không ghi tên tác giả và tài liệu tham khảo.
151
- Không ghi bất kỳ thông tin hoặc kết luận nào nằm ngoài nội dung bài viết.
- Không ghi các phát biểu tổng quát hoặc tóm tắt, phải ghi các kết quả tìm được
một cách rõ ràng.
- Từ khóa (keywords): Các từ khóa được liệt kê độc lập bên dưới tóm tắt,
khoảng 3-5 từ. Tất cả các từ khóa phải hiện diện trong phần tóm tắt.

7.5.4 Giới thiệu (Introduction)


Một giới thiệu tốt cần tương đối ngắn gọn, để nói tại sao người đọc cần chú ý
đến bài báo, tại sao tác giả thực hiện nghiên cứu và cung cấp kiến thức cần thiết cho
người đọc để hiểu và nhận xét bài báo.
- Trình bày các tính chất và phạm vi của các vấn đề đã được nghiên cứu.
- Liên hệ đến các nghiên cứu trước đây, có thể sơ lược ngắn gọn tài liệu tham
khảo nhưng phải có liên quan rõ ràng đến vấn đã nghiên cứu.
- Giải thích các mục tiêu và các phương pháp nghiên cứu, khảo sát được bao
gồm.
- Định nghĩa bất kỳ các thuật ngữ chuyên biệt hoặc chữ viết tắt sẽ được sử dụng
sau đó trong bài viết.
- Cần phát biểu một cách logic và rõ ràng về giả thiết hoặc nguyên lý nghiên
cứu.
- Phần giới thiệu không nên viết quá hai trang đánh máy.

7.5.5 Vật liệu và phương pháp (Materials and Methods)


Cách đơn giản nhất để viết phần nầy là trình bày theo trình tự. Bạn cần cung cấp
tất cả thông tin cần thiết để những người nghiên cứu khác nhận xét được nghiên cứu
của bạn hoặc có thể lập lại thí nghiệm của bạn. Các nội dung gồm có:
- Thời gian và địa điểm thực hiện nghiên cứu.
- Mô tả đầy đủ chi tiết bố trí thí nghiệm (kiểu bố trí, nghiệm thức, lập lại,…).
- Mô tả chính xác các đối tượng đã được sử dụng trong nghiên cứu (thí dụ:
giống, dòng, tuổi cây,…).
- Nêu chi tiết kỹ thuật, khối lượng, nguồn gốc và phương pháp chuẩn bị các vật
liệu đã được sử dụng. Nên sử dụng tên Latin, tên hóa học, khô;.
Chú ý:
- Không được mơ hồ về tên, chữ viết tắt.
- Tất cả khối lượng sử dụng phải ghi theo đơn vị tiêu chuẩn.
152
- Tất cả hóa chất phải được nhận biết rõ ràng để những người nghiên cứu khác
có thể sử dụng lập lại thí nghiệm của bạn.
- Mỗi bước thí nghiệm phải được nêu rõ, cho biết số lần lập lại.
- Không được đưa vào bất kỳ điều gì không liên hệ đến kết quả nghiên cứu.
- Không trình bày các chi tiết không cần thiết vì có thể làm người đọc nhầm lẫn.

7.5.6 Kết quả (Results)


Đây là phần cốt lỏi của bài báo. Cách dễ nhất là trình bày các kết quả tương ứng
theo trình tự của các mục tiêu đã được nêu trong phần giới thiệu (Introduction).
- Phát biểu đơn giản và rõ ràng.
- Báo cáo số liệu trung bình cùng với sai số chuẩn (standard error) hoặc độ lệch
chuẩn (standard deviation) hay kết quả từ phân tích thống kê.
- Trình bày số liệu trong bảng hoặc hình, không trình bày lập lại số liệu trong
phần viết. Chỉ nhắc lại số liệu đã được trình bày trong bảng hoặc hình đối với các số
liệu quan trọng nhất. Cùng một nội dung số liệu thì chọn trình bày bằng hình hoặc
bảng, không trình bày cả hai.
- Có thể trình bày số liệu không có ý nghĩa thống kê nếu như chúng có ảnh
hưởng đến việc giải thích kết quả.
- Chỉ trình bày số liệu có liên quan đến chủ đề bài báo như đã định nghĩa trong
phần giới thiệu.
- Đánh số tất cả bảng và hình theo thứ tự.
- Chỉ nên trình bày những bảng và hình cần thiết, rõ ràng và có giá trị.
- Cần tránh: Số liệu lập đi lập lại; số liệu không có ý nghĩa thống kê không cần
thiết; các bảng và hình không cần thiết; các từ ngữ không cần thiết.
– Phần kết quả cũng có thể viết chung với thảo luận nhưng phải phân biệt rõ nội
dung nào là kết quả, nội dung nào là thảo luận.

7.5.7 Thảo luận (Discussion)


Đây là phần khó nhất của bài báo. Trong phần nầy bạn giải thích ý nghĩa của kết
quả và gợi ý cho nghiên cứu trong tương lai. Một thảo luận tốt bao gồm:
- Không lập lại những gì đã đề cập trong phần lược khảo tài liệu.
- Liên hệ các kết quả với các câu hỏi được đặt ra trong phần giới thiệu.
- Cho thấy kết quả và giải thích phù hợp với nhau như thế nào hoặc không đồng
ý như thế nào với kết quả trong các tài liệu đã công bố trước đó.
153
- Thảo luận các hàm ý lý thuyết của công việc nghiên cứu.
- Chỉ ra ý nghĩa của kết quả nghiên cứu.
Chú ý:
- Bám sát các mục tiêu nghiên cứu.
- Tuân theo trình tự của các mục tiêu nghiên cứu.
- Tránh các chi tiết không cần thiết hoặc lập lại thông tin từ những phần trước
đó.
- Không đưa vào thảo luận các phương pháp, quan sát hay kết quả khác với
phần đã trình bày.
- Giải thích kết quả và đề nghị hàm ý hoặc ý nghĩa của chúng.

7.5.8 Kết luận và đề nghị (Conclusions and recommendation)


- Chọn phát biểu các kết luận quan trọng nhất với các luận cứ rõ ràng cho từng
kết luận.
- Không trình bày lập lại các số liệu của kết quả.
- Phải bám sát các chủ đề đã trình bày trong phần giới thiệu, không đưa vào các
kết luận gây ngạc nhiên, khác với chủ đề.
- Đề xuất nghiên cứu trong tương lai tiếp theo kết quả đã đạt được hoặc đề nghị
áp dụng kết quả nếu nghiên cứu có kết quả thật thuyết phục.

7.5.9 Cảm ơn (Acknowledgements)


Trong bài báo có thể có hay không có phần cảm tạ. Nếu có, trong phần nầy bạn
có thể ghi lời cám ơn cơ quan hoặc cá nhân đã giúp bạn một cách có ý nghĩa trong việc
thực hiện thí nghiệm. Đó có thể là nơi cung cấp kinh phí, phòng thí nghiệm cung cấp
vật liệu, phương tiện nghiên cứu; có thể là người cho các lời khuyên khi thực hiện thí
nghiệm, người giúp đọc và góp ý cho bài báo.

7.5.10. Tài liệu tham khảo (References)


Liệt kê đầy đủ các tài liệu tham khảo mà các nội dung của chúng đã được trích
dẫn trong bài viết. Không ghi dư các tài liệu không được trích dẫn.

7.6. Một số bài báo khoa học mẫu

154
Nguyen Cong Uyen et al (2022), Factors Affecting the Studying Attitude of
Universal Students: A Research in the Faculty of Human Resource Management,
Hanoi University of Home Affairs, International Journal of Advances in
Engineering and Management (IJAEM), ISSN: 2395-5252, Volume 4, Issue 4
Apr 2022, pp: 1333-1348 www.ijaem.net (Uyen et al., 2022).

Factors Affecting the Studying Attitude of Universal Students:


A Research in the Faculty of Human Resource Management,
Hanoi University of Home Affairs

Nguyen Cong Uyen1, Nguyen Nghi Thanh2, Hoang Tien Luong1, Hoang Thi Phuong
Thuy1
1
Student, Faculty of Human Resource Management, Hanoi University of Home Affairs, Vietnam
2Dr. Nguyen Nghi Thanh, Hanoi University of Home Affairs, Vietnam

ABSTRACT: Modern educational science has also identified the basic goal of education
which is the formation of personality for learners, in order to meet the increasing requirements of
society. Teaching, in addition to providing knowledge and equipping learners with skills and
techniques, also has the task of forming learners' positive attitudes towards life. It can be seen that
learning attitude is one of the subjective factors determining the effectiveness of learning activities,
it is both the purpose and the condition of learning activities. The article Understanding the factors
affecting learning attitudes for students of the Faculty of Human Resource Management, Hanoi
University of Home Affairs in the period of 2021-2022; thereby proposing some solutions to
improve the effectiveness of training learning attitudes for students of the Faculty of Human
Resource Management, Hanoi University of Home Affairs until 2025. The authors conducted a
survey by History of questionnaires and interviews with 200 full-time students from the first to the
fourth year of the Faculty of Human Resource Management, Hanoi University of Home Affairs,
from October 2021 to April 2022. The authors use SPSS software to process qualitative
information and process quantitative information, and chart the data tables when comparing and
contrasting. Research results show that there are 7 factors including: Lecturers; Teaching methods;
System of facilities; Syllabus, course content; Practice, practice practice; Learning motivation;
Living and accommodation conditions these factors have a positive impact on students' learning
attitude.
Keywords: Learning attitude; Lecturers; Student; Faculty of Human Resource Management;
Hanoi University of Home Affairs.
1. INTRODUCTION
Recognizing the role of education and training in the new era, in order to meet the
requirements of people and human resources, is a decisive factor in the development of the country
in the period of industrialization - modernization. The Resolution of the Central Committee of the
Communist Party of Vietnam at the 13th National Congress of the Communist Party of Vietnam
clearly shows great solutions to renew the cause of education and training. Among the solutions,
our Party emphasizes the development of teachers, attaches importance to pedagogical quality and
ethics, and at the same time, students take care of perfecting their personality, enthusiastically,
diligently studying and absorbing knowledge. knowledge, promoting creative thinking and self-

155
training capacity in learners, so that they become useful citizens for society. In other words, the
current problem is to find motivation for teachers and learners. The article is designed to identify
the factors that affect the learning attitude of students, full-time faculty members, Faculty of
Human Resources Hanoi University of Science and Technology. Measuring the influence of
the above factors on the learning attitude of students of Faculty of Human Resource
Management, Hanoi Department of Home Affairs. Suggest some ways to improve the factors
that have a positive impact on learning attitude of students in order to improve positive learning
attitude, improve passion for learning and scientific research student learning to help students
achieve study results good practice, accumulate knowledge and necessary skills to achieve more
success in work job after graduation.
2. THEORETICAL BASIS AND RESEARCH MODEL
The concept of attitude
In psychology, the concept of attitude was first used in 1918 with the definition by two
American psychologists WIThomas and F.Znaniecki: "Attitude is the mental state of an
individual. multiplied by a value". From that, along with many other studies on attitudes over
time, there are also different definitions of ( by psychologists ) about attitude [26].
In the Vietnamese dictionary , attitude is defined as: "The way of seeing, acting, the whole
person's action in a certain direction before a problem, a situation needs to be solved. It is the sum
of the outward expressions of the individual 's thoughts and feelings towards the child, person or
thing" [14]. Also in the English - Vietnamese dictionary, "attitude" written is "Attitude" and is
defined as " an individual 's behavior or opinion" [15].
According to Ajzen and Fishbein ( 1980), the scientific study of attitude has always been
one of the important researches of behavioral researchers microorganization, management
science... in predicting the responses of subjects studies [2]. Although the concept of attitude is
presented in different words, behavior and behavior (Rosenberg and Hovland, 1960) [22].
Scientists have different nuances, but researchers all agree that attitudes are the thoughts that
are inside each individual, affecting the behavior that manifests outside. of that individual in
each specific situation and condition.
The concept of learning attitude
Attitude to learn is one of the top purposes of teaching besides providing knowledge,
training skills and techniques. Attitudes to study are the expressions that appear to the outside
by positive or negative activities towards the subjects studied.
As early as 1960, UNESCO has clearly outlined three elements of learning: knowledge,
skills, skills and attitudes, in which attitudes and skills play a key role. Thus, how effective the
learning process is depends a lot on whether the learning attitude is serious, dedicated or not.
The goal of higher education is to form a learners who have full knowledge, skills, skills,
culture, have a attitude to behave in harmony with the environment live, study and with myself
myself.
In addition, learning attitude is also defined as the thoughts expressed that appear
externally by the activities of the subjects. Attitudes learning levels of different subjects are
motivated by different motivation sets. Attitudes to study play an important role in improving
the learning efficiency of learners, especially for university students when learners have to learn
mainly by themselves [4] .
Attitude to study active learning, self-discipline, passion in learning is reflected in all
stages of the training process: from learning stage in class (listening to lectures, taking notes,
doing homework) fully, speak and argue enthusiastically in the discussions to the next stage
lecture (search for information) related to the subject in the library, online, group study, actively
participate in and carry out scientific research...[3] .
The concept of learning motivation

156
Psychologists define dynamism as an Home process that promotes, directs, and sustains
action continuously [19, tr3-35] [21] [25]. Simply put, motivation is what keeps you going,
keeps going and decides where you should try arrive.
Motivation to learn is one of the most critical components in learning. Motivation learning
creates learners needs needs and wants to learn questions. Voluntary effort in learning is a
product of many different factors, which are arranged in order from personality and ability of
learners to to special characteristics of the subjects, learning motivation, situation, behavior of
teachers teachers [24].
Thus, through the above domestic and foreign studies, especially those in the Vietnamese
educational environment with a large number of students of the surveyed subjects, it can be
seen that the learning motivation factor has positive impact on the learning attitude of students.
Motivation to learn is most evident in the interest in learning, interest in learning, the need to
improve knowledge and skills and techniques of learners. In addition, studying in a university
environment also serves another important purpose, which is the need to learn to be able to
integrate into society, to find a suitable job to support themselves, their family as well as their
families. strive for the future. These are the basic needs that come from the inner motivation of
every student. Thereby, it is possible to put the learning motivation factor to use for research
on the factors affecting the learning attitude of students in the field of energy management,
Hanoi University of Home Affairs in the proposed research model.
3. RESEARCH MODEL
Proposed research model
In general, the above studies have shown the relationship between the learning
environment including including : Lecturers; Methods teaching; System facilities substance;
Learning motivation and other factors such as curriculum, content subject content; Practical
activities, practice ; individual factors such as learners such as Demographics; Article living
conditions with the student 's learning attitude. Through reference to the theoretical bases and
previous studies, the research in this topic determined to conduct experiments to verify the
tested factors that have a positive correlation with the learning attitude of students. Learners in
previous studies with survey subjects and scope are students of Hanoi University of Home
Affairs of many different fields and professions are being trained in the University. The research
direction will focus on the learning attitude of learners throughout the training process,
regardless of specific subjects or disciplines or factors such as learning outcomes, quality of
the born tablets good Karma… or pine via one variable central time any. Item The objective
of the study is to determine the factors that have a positive correlation to the learning attitude of
students in the University, which can serve as a basis of reference for management and teaching
activities, teaching and improving the quality of training at the University of Hanoi School of
Home Affairs.
Therefore, the author chooses direction of empirical research in the educational
environment of Hanoi University of Home Affairs, a long-standing university in Vietnam with
the specific characteristics of being a multi-disciplinary and multi-disciplinary university with
a large number of students. quite large from all regions of Vietnam.
Through the analysis of the above studies, the research topic "Factors affecting students'
learning attitude: Research at the Faculty of Human Resource Management, Hanoi University of
Home Affairs" are recommended as follows:

157
Figure 1. Research model

Lecturers

Teachingmethods

Infrastructure system

LEARNING
Curruculum and cuorse content ATTITUDE
H5

Practice, Practical practice

H6
Motivation to learn

H7 Demographic
Accommodation /living
conditions
Research hypotheses
H1 : Teachers School teachers have a positive influence on students' learning attitude
pellets.
H2 : The teaching method of the lecturer has a positive influence on the learning attitude
of the students.
H3 : The school 's physical system has a positive effect on students' learning attitude .
H4 : Factors curriculum, subject content have a positive influence on students' learning
attitude pellets.
H5 : Practical activities and internships have a positive effect on students' learning attitude.
H6 : Dynamic factors learning force in each student has a positive effect on learning
attitude of students .
H7 : Student's accommodation/living conditions have a positive effect on students '
learning attitude.
H8 : Demographic factors of students make the difference in learning attitude among
students of the University.
4. RESEARCH METHODOLOGY
Research Design
The main research phase uses quantitative research methods to answer the objectives
that the subject has set. Through qualitative research results, the author will adjust the
research model and scale to suit reality, then proceed to build quantitative questionnaires.
The above quantitative questionnaire will go through a thorough examination, consult with
experts and thesis instructors to become a complete questionnaire for mass interviews. How
to distribute questionnaires to students in five major disciplines within the Faculty of
Human Resources Management, Hanoi University of Home Affairs

158
Collected data will be through the process of analysis and processing with the
support of software SPSS 11.5 .

Theoretical basis & Research model


results evious studies of and expected scale
previous studies

Check scale:
Research model Reliability
and official Cronbach Alpha
Questionnaire
scale Factor analysis

Figure 2. Steps to carry out the research


Building a scale
Scale construction for concepts in the research topic Research on Factors affecting
student's learning attitude: Research at Faculty of Human Resources Management, Hanoi
University of Home Affairs Noi was consulted and planned redundant and corrected from the
theoretical basis and the studies referenced in the theoretical basis.
Except for the variable the classification includes demographic variables demographics
such as residence origin, gender calculation, parent's occupation, school year..., other variables
) are measured by a scale Likert - 5 levels .
Scale of learning attitude
The student's learning attitude scale was developed based on the research results of
Nguyen Thi Chi et al. (2010) including three observed variables 01, 02, 03. In addition, the
author added three observed variables. 04, 05, 06 were developed from the assessment of
positivity in learning attitudes in university pedagogical psychology [4].
Quantitative research
The quantitative research process was conducted after adjusting the scale from the results
obtained from the qualitative research through the official survey questionnaire. Questionnaires
are distributed to each student object to collect necessary data for assessing the reliability and
validity of the scale, performing the scale test, and testing the suitability of the research model.
propose.
Sample design and data collection
In quantitative research, determining the sample size for the study is a decisive step to the
quality of the research results. The purpose of research is to find out the characteristics of the
population under study, that is, we must collect data of the population. However, for many reasons
of cost, time, etc., we only choose a small sample of the population to study [5].
The study sample was taken by class sampling method (Quota). All students of the
University from year 1 onwards are divided into 4 academic years with the control attribute
being the fifth year including first year, second year, third year, fourth year. Each floor will
randomly select 01- 03 classes to answer the survey.
Data analysis techniques
The data analysis process is carried out in the following sequence of steps:

159
Step 1: Collect the published questionnaire, encrypt the data, enter the data into the
computer for analysis with SPSS 11.5 software, and need to clean the data after input.
Step 2: Perform statistical procedures describing the collected data set.
Step 3: Assess the reliability of the scale by the reliability evaluation method with
Cronbach Alpha coefficient.
Step 4: Exploratory factor analysis to calibrate the scale of conceptual factors.
Step 5: Perform multivariate regression analysis and test statistical hypotheses with an
acceptable significance level of 5%.
Step 6: Perform ANOVA analysis to test the difference between the mean of groups based
on demographic and academic factors for the concept of learning attitude as well as each observed
variable on the student's learning attitude. students to test hypothesis H8.
Evaluate the reliability of the scale
To history use ladder measure for the feces volume system list in research assist, ta
need check tra degree believe trust of the ladder measure. Degree believe trust of the ladder
measure Okay check tra equal direction France best Homely consistent with the Cronbach
Alpha coefficient. The larger the Cronbach Alpha coefficient, the more closely the observed
variables in the scale correlate with each other. However, the analysis results for the Cronbach
Alpha coefficient do not tell us which observed variables are suitable and which are not suitable,
so it is necessary to consider adding "Alpha coefficient if the observed variable is omitted" to
check. check and remove the observed variables that do not match the factor to be measured
[2]. Many researchers think that when Cronbach Alpha is from 0.8 to close to 1, the scale in
question is good, from 0.7 to close to 0.8, the scale can be used. Some researchers have also
suggested that 0.6 or higher can be used in cases where the concept being measured is new or
new to respondents in the research context (Nunnally, 1978; Peterson, 1994, Slater, 1995): cited
by Hoang Trong and Chu Nguyen Mong Ngoc, 2008). In this study, the author chooses a scale
with a larger Cronbach Alpha coefficient 0.7 [2]. In addition, with the Alpha coefficient, if we
remove each observed variable in turn, all of which are smaller than the general Cronbach Alpha
coefficient, we should not remove the observed variable that has been removed [2].
Exploratory factor analysis
Exploratory factor analysis is a group of statistical analysis procedures and methods used
to reduce and reduce a data set of many interdependent observed variables into a set of variables
(also known as variables). factors less so that they are more meaningful but still contain most
of the information content of the original set of variables [11].
Implementation method: The research model here includes 42 observed variables
measuring 7 component concepts and one learning attitude concept which are unidirectional
scales, so the Principal Components factor extraction method should be used with the rotate
Varimax to produce a rotated factor matrix, thereby determining the number of extracted factors
as well as the number of initially observed variables belonging to the factors. Simultaneously
calculate the multiplier for the factors with the Regression method to perform the next analysis.
Multivariate regression analysis
Analysis correlation: perform analysis Pearson correlation (data collected in the form of a
quantitative scale) between variables independent of the dependent variable to confirm has a
linear relationship between dependent variables and independent variables, which proves that the
use of multivariable regression analysis is consistent among variables. The value of the absolute
value of the coefficient Pearson's closer to 1, the closer the two variables are linearly correlated.
Here we use two-tail significance level test (test) with significance level less than 0.01 to
determine the linear relationship between independent variable and dependent variable first when
carry out regression analysis [2].
Regression analysis multivariable regression: Modeling linear relationship between
variables equals linear regression model. This model will describe the form of the relationship
and thereby help us predict the degree of of the dependent variable (with precision within a

160
limited range) when the value of the variable is known in advance. independent (Truong and
Ngoc, 2008) [2] . In this study, multivariable regression will be performed by Enter method to
build the regression equation and test the original hypotheses .
The process performed includes:
+ Build regression model: Y = β 0+ β 1X 1+ β 2X 2+ … + β nX n+ e i
+ Hypothesis test on the fit of the regression model regression to the data set through the
coefficient determining R squared adjusted, especially is required to test the value of F to
determine the fit of the model the regression model to the population.
+ Hypothesis test on the significance of the regression coefficient each component part
to confirm or disprove the original hypothesis .
+ Hypothesis test theory of the normal distribution of residuals based on the histogram
of the normalized residuals; see price mean is 0 and standard deviation is 1.
+ Determine the degree of the influence of the factors affecting the attitude the degree of
learning: the higher the coefficient β of which factor the larger it can be said that the factor has
a greater influence on the learning attitude. Volume than other factors in the research model.
+ Bartlett test: consider hypothesis that variables are not correlated in the population, if
tested for statistical significance (sig < 0.05), then can conclude that variables are correlated
with each other in the overall, factor analysis is appropriate for the data set is review.
+ Eigenvalue: great represents the variability explained by each factor.
Only factors with an eigenvalue greater than 1 are kept in the analytical model.
+ Coefficient of variance extracted: percentage of total variance is explained by the factors.
The extracted variance needs to reach the standard level of 50% or more so that the percentage
variation of the factors can explain the percentage variation of the observed variables .
+ Factor loading (factor loading factor): is single correlation coefficient between variables
and factors. The coefficient factor load must be greater than or equal to 0.5 to ensure the
practical significance level of the analysis factor examined break.
+ Multiply the number: we actually now take the Factor Score of the factors by how to
take the average of the variables close to the factor to carry out ANOVA analysis.
Analysis of Variance ANOVA
Method analysis ANOVA error helps to compare the mean of the groups of subjects.
Technology Analysis of variance was performed to test for hypothesize that group populations
have a mean equal average. This technique is based on calculate intragroup variability and
intergroup mean. Based on these two estimates of the degree of variation we can draw the
conclusion about the degree of difference between the group mean (Truong and Ngoc, 2008)
[2].
The study will use the technique of one-way analysis of variance (One-way-ANOVA) to
determine the difference in learning attitudes between groups according to the variables of
gender classification, field of study, origin of residence, parental occupation with the following
statistical hypothesis test:
Hypothesis H0: there is no difference between groups in terms of learning attitude.
The variance in testing the homogeneity of the quantitative variables must be greater than 5%
to conclude that the variance of the quantitative variable between the groups is not statistically
significant, demonstrating the agreement. ANOVA analysis event. In addition, if <5%, the
conclusion does not meet the analysis conditions and stops.
Hypothesis test hypothesis H0 is equal to the sig of the quantitative variables with the
reliability of the test being 95% (sig < 0.05) can say there is a difference statistically significant.
Also if sig of the quantitative variable > 0.05, the conclusion is not enough basis to reject the
hypothesis H0.

161
Continue to perform analysis Deeply analyze ANOVA to determine the difference
differentiate between groups by the test Post Hoc at 5% significance level.
5. RESEARCH RESULTS
Descriptive statistics
Samples were collected using the method of class sampling (Quota). Each floor
randomly selected representative classes to distribute the questionnaire. A total of 42
questionnaires were released for investigation.
In which, the demographic factors can be enumerated as follows:
Table 3. Statistics by sex sample
Sex Quantity Ratio (%) Valid rate (%)
male 80 38.1 38.1
Female 140 61.9 61.9
total 220 100.0 100.0
Table 4. Statistics by school year
School year Quantity Ratio (%) Valid rate (%)
First year 30 12.6 12.6
Second year 70 53.7 53.7
The third year 60 33.7 33.7
Fourth year 60 33.7 33.7
total 220 100.0 100.0
Table 5. Sample statistics by residence origin
Origin of residence Quantity Ratio (%) Valid rate (%)
Countryside 120 68.3 68.3
Town/Town 60 16.4 16.4
City 40 15.4 15.4
Valid summary 220 100.0 100.0
Table 6. Statistics by occupation of parents
Occupation of Quantity Ratio (%) Valid rate (%)
father/mother
Farmer 115 65.1 65.1
Worker 6 4.0 4.0
Public servants 50 15.3 15.3
Business 45 13.3 13.3
General Labor 4 2.3 2.3
Valid summary 220 100.0 100.0
total 220 100.0
Check the scale
Evaluation criteria
Cronbach Alpha analysis is a statistical test that checks the rigor of the items (observed
variables) in the scale of concepts, it is used to remove inappropriate observed variables before
conducting the analysis. discovery factor. The research will assess the reliability of the scale of
the research concepts including Lecturers; Teaching methods; System of facilities; Syllabus,
course content; Practice, practice practice; Learning motivation; Eating and living conditions;
Learning attitude is equal to Cronbach Alpha coefficient with the coefficient's standard must
be greater than 0.7 (can be used).
In addition, it is necessary to pay attention to the Alpha coefficient of the scale when
omitting each observed variable in turn, the requirement of this coefficient is to be smaller than
the general Cronbach Alpha coefficient of the scale (Truong and Ngoc, 2008) [2].

162
Analysis results
For Instructor concepts; Teaching methods; Practice, practice practice; Eating and living
conditions; Learning attitude, analysis results for Cronbach's Alpha coefficient are all greater
than 0.7. This means that the observed variables of the above concepts are reliable enough to
describe the content of the concepts, showing different aspects of the concepts that the observed
variables are used to measure. measure.
Table 7. Cronbach Alpha analysis results
Alpha if
Observed Standard Correlate
Element Medium variable is
variables deviation total variable
eliminated
Facili13 3.0026 1.0406 0.5825 0.7685
Facili14 2.9586 0.9662 0.6665 0.7478
Facili15 2.7374 0.9328 0.6431 0.7542
Mechanical Facili16 3.5640 0.9604 0.4317 0.8021
system Facili17 3.2096 0.8831 0.6312 0.7583
facilities Facili18 3.1345 0.8831 0.4236 0.8017
Cronbach Alpha coefficient of the factor: 0.8036
Subjec21 3.5082 0.7421 0.5367 0.7429
Subjec22 3.1677 0.7627 0.6127 0.7050
Syllabus,
Subjec23 3.3115 0.8379 0.5845 0.7192
course content
Subjec24 3.3657 0.8333 0.5860 0.7182
Cronbach Alpha coefficient of the factor: 0.7757
Motiva29 4.2312 0.6854 0.5148 0.7129
Motiva30 4.0930 0.8065 0.5583 0.6950
Motiva31 3.8668 0.8943 0.4509 0.7419
Motivation to Motiva32 4.2224 0.7453 0.5560 0.6969
learn Motiva33 4.3304 0.7112 0.5429 0.7027
Cronbach Alpha coefficient of the factor: 0.7535
Comment: After the second analysis, the remaining concepts all have a reliability scale
(Cronbach Alpha greater than 0.7). Thus, we have removed three inappropriate variables from
the scale of component concepts before entering exploratory factor analysis. These three
variables do not guarantee the reliability of the scale. So finally research next customary history
use 39 variable with 8 concept thought to real presently feces volume core element examination
break.
Exploratory factor analysis
Evaluation criteria
This study performed exploratory factor analysis with the Principal component extraction
method, performed Varimax rotation with the following statistical parameters:
+ KMO index greater than 0.5
+ Bartlett test has significance less than 0.05
+ EigenValue is greater than 1
+ The extracted variance of the factors is more than 50%
+ Use observed variables with Factor loading greater than 0.5
Analysis results
Perform factor analysis with 7 independent variables (including 33 important variables).
close):
Results of the first factor analysis: The results have 8 factors drawn with all statistical
parameters meeting the standards, however, there are some observed variables with factor
loading coefficients less than 0.5. Which includes:

163
+ Instru06 (Teachers with good scientific research skills and methods) has the smallest
Factor loading (0.437).
+ Facili18 (dorm, gymnasium that meets the needs of students) has a Factor loading of
less than 0.5 (0.464).
+ Instru05 (Teachers have a lot of practical experience to apply in teaching subjects) with
Factor loading less than 0.5 (0.479).
In addition, there are three variables in the same group with the concept of the component
"Textbook, subject content" including the variable Teach07 (Teachers explain the content of
subjects easily to understand); Teach08 (Teachers explain the content of the subjects in a clear
structure); Teach12 (Teachers have teaching methods suitable to students' cognitive levels).
This is not appropriate in terms of meaning, so proceed with elimination out.
Thus, there are a total of 6 observed variables that do not meet the requirements,
continue the second factor analysis with 27 remaining variables again.
The results of the second factor analysis:
The second result gives the final result including 7 factors representing 27 observed
variables with statistical parameters all satisfying the set criteria. out:
factor analysis method is necessary for the research data set. assist.
+ Inspection Bartlett:
Hypothesis H 0 : The observed variables are not correlated with each other in the
population.
0.000 < 0.05, thus rejecting the null hypothesis . Conclusion observed variables are
correlated with each other in the population.
+ Eigenvalues of all observed variables are larger than 1, meet the set requirements.
+ Value of variance extracted = 60.47% > 50%, so factor analysis is satisfactory. We
can say that the 7 factors drawn can explain 60.47% of the variation of the data set Whether.
Table 8. List of factor loading coefficients at the second factor analysis
Factor
Variable name Encode
first 2 3 4 5 6 7
CSVC-Beautiful website for
Facili14 ,818
TH, TN
CSVC-Phong TN is showing its
strength for the next study Facili15 ,754
CSVC-Strength of the road ,703
Facili13
CSVC-Summary of improving
the school's main page Facili17 ,703
CSVC-Receiving members
with a book, TLTK Facili16 ,597
Dong luc - The results are so
good, the results are high Motiva30 ,757
Dong luc-Ren prepares for the
future Motiva33 ,703
Dong luc-Mon learns to design
for the future Motiva32 ,682
Dong luc - High knowledge,
understanding Motiva29 ,681
Dong luc-Kings are happy with
all people Motiva31 ,644
Lessons-Speaking content
attracts students to listen Subjec22 ,721
Education-Huu ich, theory, love
of social life Subjec23 ,702

164
The most popular lesson-
Knowledge of the day Subjec24 ,677
Lessons-Speaking of exacting,
day-by-day Subjec21 ,634
Teacher-practice, master
Instru03 ,757
Teacher-Teaching class, school
lesson Instru02 ,756
Teacher-Happy for the help
Instru01 ,746
from students
Teacher-Knowledge of
Instru04
knowledge, understanding ,614
DK song-Dependant, born Living35
,882
DK song-Muc income, family
Living36
business ,813
DK song-Speaking of the past Living34
,751
TH_TTap-Lots of people to
Practi26
visit and enjoy ,764
TH_TTap-High level of
knowledge and skills Practi27 ,742
TH_TTap-Congratulations to
many people Practi25 ,716
PPGD-Advice to exercise, do
good work Teach10 ,828
PPGD-Advice to study and
study Teach11 ,770
PPGD-Student's difficult period Teach09
,660
Perform factor analysis for the auxiliary variable belong
The dependent variable of the study is the concept of learning attitude with six different
observed variables to measure aspects of students' learning attitudes. The analysis results
show that all six observed variables above belong to one factor with all statistical parameters
satisfying the requirements.
Comment: The exploratory factor analysis results showed that a total of 7 factors were
extracted for the independent variables and 1 factor for the dependent variable. These factors
include including:
Core element 1: Infrastructure system (5 important variables close)
Core element 2: Learning motivation (5 important variables close)
Core element 3: Syllabus, course content (4 important variables close)
Core element 4: Lecturer (4 important variables close)
Core element 5: Accommodation and living conditions (3 .) variable)
Core element 6: Practice, practice practice (3 .) variable)
Core element 7: Teaching methods (3 .) variable)
Factor extra belonging: Attitude to study (6 .) variable)
To ensure that the results of factor analysis are appropriate and to ensure the reliability of the
new scale, from 8 factors are drawn with the remaining 33 observed variables after
exploratory factor analysis, continue to perform once again the method of testing the scale by
Cronbach's alpha coefficient. The results show that the statistical parameters are consistent
with the scale of the new model . Thus, the adjusted research model will include 33 observed
variables belonging to 8 component concepts similar to 8 influencing factors of the research
model proposed at the beginning. head.

165
Multivariate regression analysis
Correlation analysis
The process of correlation analysis was carried out to examine the correlation between the
dependent variable, which is the learning attitude of the university 's students, and the
independent variables, including Lecturer (Giang Vien), Teaching Methodology (PPGD). ,
System of facilities (CSVC), Textbooks, course content (Transfer, content of the course),
Practice, practical practice (Experimental, practical), Learning motivation (Due to),
Accommodation and living conditions (DK song) to quantify the closeness of the linear
relationship between variables. The closer the value of Pearson's coefficient is to 1, the closer
the correlation between the independent variables can be. tight with variable extra belong.
Conclude fruit feces volume soy sauce mandarin Okay can presently via board after :
Table 9. Pearson correlation analysis results
Communicatio
Motivatio TH, Thuc
CSVC n, content of Giang Vien DK song PPGD
n Tap
MH

Thai due to Pearson


,141(**) ,258(**) ,241(**) ,189(**) ,170(**) ,162(**) ,131(**)
studying Correlation

Sig. (2-tailed) , 000 , 000 , 000 , 000 , 000 , 000 , 000

WOMEN 712 712 712 712 712 712 712

Comment:
All the independent variables have a fairly close correlation with the dependent variable, the
correlation coefficients are statistically significant: Sig.(2-tailed) = 0.000 < 0.01
The above analysis results confirm that continuing to perform multiple regression analysis
variable is appropriate for the data set under consideration.
Multivariate regression analysis
When considering the model showing the linear correlation relationship between the
dependent variable and seven variable poison create above, ta build build direction submit
anise rules line count as after:
Y = β 0 + β 1X 1+ β 2X 2+ β 3X 3+ β 4X 4+ β 5X 5+ β 6X 6+ β 7X 7+ e
Y: Attitude to study ; X 1 : CSVC ; X 2 : Dong luc ; X 3 : Transmit the process, the content of
the MH ; X 4 : Jiang vien ; X 5 : DK song ; X 6 : TH, Thu tap ; X 7 : PPGD
The results of the multivariate regression analysis are as follows:
Table 10. Results of multivariable regression analysis
Variables Entered/Removed(b)

Variables
Model Variables Entered Method
Removed
First PPGD, TH, method, CSVC, Communication, Enter
content of MH, Dong luc, Giang vien, DK .
song(a)
All requested variables enter.
Dependent Variable: Thai doc tap
Model Summary(b)
Model CHEAP R Square Adjusted R Square Std. Error of Durbin- Watson
the Estimate

166
First ,501(a) ,251 ,244 ,86766 1.829
a Predictors: (Constant), PPGD, TH, Thuc Tap, CSVC, Transaction, Content MH, Dong luc, Giang Vien, DK
song b Dependent Variable: Thai do hoc tap

ANOVA(b)

Model Sum of Squares DF Mean Square F Sig.

First Regression 177,699 7 25,386 33,72 ,000(a)

Residual 529,997 704 ,753

Total 707,695 711

a Predictors: (Constant), PPGD, TH, Thuc Tap, CSVC, Transaction, Content MH, Dong luc, Giang Vien, DK
song b Dependent Variable: Thai do hoc tap

Coefficients(a)

Unstandardized Standardized
Collinearity Statistics
Coefficients Coefficients t Sig.
Model
REMOVE Std. Error Beta Tolerance

First (Constant) -,016 ,033 -,479 ,632

CSVC ,139 ,032 ,139 4.274 , 000 1,000

Motivation ,256 ,033 ,256 7.855 , 000 1,000

Communicatio
n, content of
MH ,242 ,033 ,242 7,410 , 000 1,000

Giang Vien ,184 ,033 ,183 5.609 , 000 1,000

DK song ,172 ,033 ,171 5.237 , 000 1,000

TH, Thuc Tap ,163 ,033 ,163 5,002 , 000 1,000

PPGD ,130 ,033 ,130 3.984 , 000 1,000

a Dependent Variable: Thai doc tap

Comment:

The correlation level between factors affecting students' learning attitude: R squared adjusted
is 0.244, this means that 24.4% of the variation of learning attitude can be explained by the
variation of the components. Thus, the remaining 75.6% is influenced by other factors that the
study has not considered. This result is quite similar to the research results of Tai et al (2003)
when studying the influence of educational factors at schools (R = 0.274 with 1787 samples)
because both studies have surveyed with a small number of students. The sample size is
relatively large, covering many students of all years of study and industry learn other together
in together one each school spear sex special enemy of the Vietnamese Male. Outside out, for
referenced studies such as Huang and Hsu (2005) R 2 = 0.58; Curran & Rosen (2006) has R 2 =
0.77; Maat and Zakaria (2010) have R 2 = 0.432 and 0.421…, the adjusted R-squared study has
a rather low value. This can be explained by the research scale used to measure students'
positive learning attitude which is a fairly new scale, reflected in the students' active learning

167
behavior, not stopping at the perception of students. their consciousness or feelings. Therefore,
the impact of influencing factors can only be explained to a certain extent. Besides, the study
was conducted with a rather large number of samples (812 samples compared with 235 samples
of Huang and Hsu (2005); 258 samples of Curran & Rosen (2006) and 102 samples of Maat
and Zakaria (2010) and survey monitor the level of students' perception of the overall
educational environment during their study at school, not encapsulated in a specific subject or
course, this has created a certain gap of research opposite to with special enemy each school
spear sex Vietnamese male so with the research assist above.

6. CONCLUSIONS AND RECOMMENDATIONS


Conclude
The process of studying the factors affecting the learning attitudes of students at Hanoi
University of Home Affairs is conducted through two main steps, namely qualitative
preliminary research and formal research by quantitative method. Quantitative research results
have confirmed the hypotheses of the research model to a certain extent determined.
The preliminary research process is carried out through the study of previous theoretical
bases, learning and inheriting from domestic and foreign studies and investigations to propose
a preliminary research model for the study. assist. Preliminary model includes 7 elements
Lecturer; Teaching methods; System of facilities; Syllabus, course content; Practice, practice
practice; Learning motivation; Accommodation and living conditions with the hypothesis that
these factors have a positive impact on students' learning attitude. In addition, the study also
hypothesized that student demographic factors create the difference in learning attitudes
between different groups of students. A total of 8 factors with 42 observed variables were
included to conduct in-depth interviews.. At the end of the in-depth interview process, in
general, the surveyed subjects agreed with the proposed scale, only changed Change some
statements to be more concise. Thus, the revised research model through qualitative research
still retains the 8 factors affecting students' learning attitude, corresponding to the 8 original
hypotheses. head.
Too submit research assist determined quantity Okay catch head equal job play onion
board survey close with 42 observed variables and categorical variables about Demographics,
school year… give birth tablets main rules from five best return Go are learn practice in
Hanoi University of Home Affairs . Total add yes 220 questionnaires were issued to random
classes from year 1 to year 4 . The response results of 220 samples with 220 valid samples were
included in data analysis using the statistical software SPSS 11.5. The data analysis methods
used include: checking the reliability of the scale by Cronbach Alpha coefficient, exploratory
factor analysis to calibrate the model, multivariate regression analysis to test the hypotheses
Statistical analysis, ANOVA analysis of variance to determine the difference between other
groups of students together.
The sample is collected through randomly distributing questionnaires to each class of
different disciplines by a convenient method, so the data set has a fairly large number of female
students (a total of 130 samples, accounting for 61, 9%). The survey subjects of the study
focused mainly on second -year university students (accounting for 53.7%) . In addition, in the

168
survey sample, the number of students coming from rural areas accounted for a large proportion
(6 8.3 % ) with their parents working as farmers (6 5.1 % ).
Through the process of testing the scale of the component concept elements by
Cronbach's alpha coefficient and exploratory factor analysis have eliminated 9 observed
variables that do not meet the requirements. The final exploratory factor analysis results include
7 factors with observed variables corresponding to 7 component concepts of the initial influencing
factors, a total of 27 observed variables belonging to 7 independent variables and 7 independent
variables. 6 observed variables belonging to the dependent variable are students' learning
attitudes. Thus, the adjusted research model retains the original conceptual factors, the statistical
parameters of reliability, extracted variance, eigenvalues, Bartlett test, factor loading... all meet
the set requirements.
The process of multivariable regression analysis was performed on a modified research
model consisting of 7 independent variables affecting 1 dependent variable. The correlation
between the dependent variable and the independent variables is tested through Pearson's
coefficient with the results that the variables have a linear relationship with each other, which
is eligible for multivariable regression analysis. Regression analysis multi variable for
conclude fruit affirmation determined the fake theory system list you head with termites soy
sauce mandarin The difference between the independent variables and the dependent variable
is statistically significant through the F test (F(7,704) = 33.72; sig = 0.000). In which, the factor
of learning motivation has the most positive impact on learning attitude ( β = 0.256), followed
by the element of curriculum and subject content ( β = 0.242). These are the two factors that
give the most positive results, which shows that in order to have a positive learning attitude,
each student needs to have the right and positive learning motivation; at the same time, the
curriculum system and subject content need to be accurate and practical, useful and suitable to
social requirements. Besides, the analysis results also show that other factors also have a certain
positive influence on learning attitudes such as: Lecturers ( β = 0.183); Living and
accommodation conditions ( β = 0.171); Practice, practice practice ( β = 0.163); System of
facilities ( β = 0.139); and the lowest positive impact is the teaching method factor ( β = 0.130).
In general, the hypotheses about the factors that positively affect the learning attitude of the
research model have been tested with statistical significance for the population (test F).
The ANOVA test of variance among different groups of students also shows that There
are differences in general learning attitudes or specific attitudes between groups in some factors
such as origin of residence, occupation of parents. Thus, students with different backgrounds
and studying in different disciplines will have different learning attitudes. This shows that it is
necessary to pay more attention to the student's circumstances and to pay attention to different
disciplines for the training characteristics of Hanoi University of Home Affairs , a multi -
disciplinary and multi-disciplinary university. with students from many different regions in
order to improve positive learning attitude for students at home school.
Contribution of research topic
Theoretical contributions
Research on students' attitudes, especially positive learning attitudes in the country , is
still a new form of research, there are not many similar practical studies. In particular, in the

169
higher education environment of Hanoi University of Home Affairs , there is no scientific
research model to discuss students' learning attitudes. Thus, the research has contributed to a
more scientific literature in the field of education by building a theoretical model with the aim
of being able to detect and explain the factors of the educational environment that have an
impact on education. Positive learning attitude of students pellets.
Based on the theoretical basis of many domestic and foreign studies on the attitude of
university students, the research model of the factors affecting the learning attitude of students
at Hanoi University of Home Affairs has been developed . Gives a relatively complete view of
the effects of factors surrounding students' learning environment on positive learning attitude,
a type of attitude and behavior that has not been thoroughly and comprehensively studied in
this study. education. On the other hand, the scale of the study has been built based on many
studies and evaluation practices on the quality of higher education, and has been adjusted to
suit the Vietnamese educational environment in general and the educational environment in
Vietnam. of Hanoi University of Home Affairs in particular will contribute to supplementing
the theoretical framework for assessing training quality, helping managers have a better
overview of the factors that shape training quality. of the higher education environment learn.
Contribution in practice
The results of the study are a valuable reference source for all levels of management,
leaders, training quality assurance units of Hanoi University of Home Affairs as well as the
school's teaching staff in the field of education and training. the assessment and recognition of
the training status based on the students' feelings about the factors that affect their learning
attitude. The information and research results are based on actual and objective surveys with a
relatively large number of students and spanning many fields; Therefore, the results of the study
can be used assist for labour works plan determined war comb head private play develop,
elevate high matter quantity dig Training aims to meet the learning needs of learners, to train
quality human resources for the society association .
Limitations of the study
The research model built has the adjusted R-squared value of 0.244, which means that
the variation of the influencing factors proposed by the study can only explain 24.4% of the
variation. of learning attitudes. Thus, the remaining 75.6% is not affected by the above 7 factors;
Students' learning attitude can also be influenced by many other factors that the model cannot
mention next.
With the conditions of research time, cost and limited capacity, the study only carried out
convenient sampling in certain disciplines, the number of samples was still quite modest
compared to the large number of students of the university. In addition, the sample rate is quite
different between men and women . This has had a little influence on the results obtained .
The new study stops at students' learning attitudes, but has not specifically delved into
their learning outcomes to show the real effectiveness of these influencing factors. In addition,
the scope of research is relatively wide, the survey issues refer to many subjects, not to mention
a specific subject or discipline. This may cause the student survey to stop at the general
perception level, not accurately assessing the current situation of the University.

170
REFERENCES
Vietnamese
1. Bach Phuong Lan, Hoang Thi Sam, Nguyen Thi Bich Lien, (2001). "Testing some methods
of teaching professional pedagogical subjects according to the active teaching model".
Scientific Announcement 2001, University of Danang Lat.
2. King Weight and Chu Nguyen Dream Gem, (2008), feces volume evil Whether research
assist with SPSS, Volumes 1 & 2 , Hong Duc Publishing House
3. Nguyen Thi Chi, Nguyen Thi Lien Huong, Nguyen Thi Phuong Hoa, (2010), "Attitudes to
study common subjects of students at University of Foreign Languages - VNU", Journal of
Education , term 2
4. Nguyen Dinh Tho & Nguyen Thi Mai Trang, (2009), Market Research , Labor Publishing
House
5. Nguyen Van Tai et al., (2003). “Study on some socio-economic factors affecting learning
activities and job orientation after graduation of National University students Ho Chi Minh
City”.
6. Pham Hong Quang, (2006), Educational environment , Education Publishing House sex.
7. Dao Lan Huong (1998), Self-Assessment of Student's Attitude to Study Mathematics, Journal
of Educational Research, No. 3-1998.
8. Prof. Hoang Duc Nhuan and Assoc. Le Duc Phuc (1996), Assessment of student learning
quality, Education Publishing House, Hanoi, pp. 135.
9. Nguyen Cong Thanh (2009), Studying the learning styles of students at the University of
Social Sciences and Humanities and the University of Natural Sciences , Education
Publishing House, Hanoi, p.48.
10. Phan Huu Tin (2011), Factors affecting the learning attitude of students at Da Lat
University, Hanoi Publishing House, pp. 68.
11. Vietnamese Dictionary (2005), Hanoi Publishing House ; p 698.
12. English - Vietnamese Dictionary (2005), Hanoi Publishing House; p 576.
13. Ali, N., & Jusoff, K., Ali, S., Mokhtar N. & Salamat ASA (2009). The Factors Influencing
Students' Performance at Universiti Teknologi MARA Kedah, Malaysia. Management
Science and Engineering, Vol.3 No.4, 81-90
14. Ajzen, I. & Fishbein, M. (1980), Understanding Attitudes and Predicting Social Behavior,
Englewood Cliff, NJ: Prentice-Hall
15. Baker, WP & Leyva, K. (2003). What variables affect solubility? Science Activities , 40,
23–26.
16. Chapin, SH & Eastman, KE (1996). External and Home Characteristics of Learning
Environments . Mathematics Teacher v89: p112-15.
17. Curran, JM & Rosen, DE (2006). Students Attiudes towards college courses: An
examination of influences and intentions. Journal of Physics of Marketing Education.
pg135.
18. Ellis, R., (1995). The study of second language acquisition . Oxford University Press. NY.
19. Fraser BJ & Fisher, DL (1982). Effects of classroom psychosocial environment on student
learning. British Journal of Psychology , 52, 374–377.

171
20. Fisher, DL & Fraser, BJ (1991). School climate and teacher professional development.
South Pacific Journal of Teacher Education , 19, 15–30.
21. Felder, RM & Brent, R., (2003). Learning by doing. Chemical Engineering Education,
37(4).
22. Goodykoontz, E. (2009). Factors that Affect College Students' Attitudes towards
Mathematics, West Virginia University, eniemiec@math.wvu.edu
23. Hair, Anderson, Tatham, Black, (1998). Multivariate Data Analysis , Prentical-Hall
International, Inc
24. Hannula, MS, (2002). Attitude Towards Mathematics: Emotions, Expectations and Values,
Educational Studies in Mathematics 49: 25–46
25. Hake, R., (1998). Interactive-engagement vs. traditional engagement “A six -thousand-
student survey of mechanics test data for Introductory Physics courses”. American Journal
of Physics. v.66 no.1 .
26. Huang, HS & Hsu, WK, (2005). Factors that Influence Students' Learning Attitudes
towards Computer Courses-An Empirical Study for Technology and Vocational Institute
Students in Taiwan . Shu-Te University, Taiwan, ROC
27. Lee, C., Zeleke, A. &Meletiou-Mavrotheris, M., (2004). A study of affective and
metacognitive factors for learning statistics and implications for develop an active
learning environment . http://www.cst.cmich.edu/users/lee1c/carllee/papers/ Study-of-
Affective-factors-04.pdf. Accessed January 1, 2011
28. Maat, SMB & Zakaria, E., (2010). The learning environment, teacher's factor and Students
attitude towards Mathematics amongst engineering Technology students, International
journal of academic research , Vol. 2. No. 2.
29. Majeed, A., Fraser, BJ, & Aldridge, JM, (2002). Learning Environment and Its Association
with Student Satisfaction Among Mathematics Students in Brunei Darussalam. Learning
Environments Research 5: 203–226, 2002.
30. McLeod, D., (1992). Research on affect in mathematics education:A reconceptualization.
In D. Grouws (Ed.), Handbook of research on mathematics teaching and learning (pp. 575–
593), new York: Macmillan Publishing Company.
31. Murphy, PK, & Alexander, P., (2000). A motivated exploration of motivational
terminology. Contemporary Educational Psychology, 25, 3–53.
32. Özden, M., (2007). An Investigation of Some Factors Affecting Attitudes toward
Chemistry in University Education. Essays in Education : p96
33. Pintrich, PR, & Schunk, DH (2002). Motivation in education: Theory, research, and
applications (2nd ed.). Upper Saddle River, NJ: Prentice Hall.
34. Rosenberg, MJ & Hovland, CI, (1960), ' Cognitive, affective, and behavioral components
of attitude ', in Hovland, CI & Rosenberg, MJ (Ed.). Attitude Organization and Change:
An Analysis of Consistency Among Attitude Components (pp.1-14) , New Haven, CT:
Yale University Press.
35. Schunk, DH (1996). Learning theories: An educational perspective. Prentice- Hall, Inc. ,
Engleweed Cliffs, New Jersey.

172
36. Slavin, RE (2009). Educational Psychology: Theory and Practice , 9th, Chapter 10
:Motivation
37. Stipek, D. (2002). At what age should children enter kindergarten? A question for policy
makers and parents. Social Policy Report, Society for Research in Child Development .
38. Thomas, WI, Znaniecki, F. (1918-1920), The Polish Peasant in Europe and America, 2
vols, Boston, Richard G. Badger.
39. Wolf, SJ & Fraser, BJ (2007). Learning Environment, Attitudes and Achievement among
Middle-school Science Students Using Inquiry-based Laboratory Activities.
40. Res Sci Educ (2008), pp321–341.
41. Wilke, R. Russell. (2003). The effect of active learning on student characteristics in a
Human Physiology course for nonmajors. Advances in Physiology Education v.27(4)
42. Wigfield, A. & Eccles, J. (2000). Expectancy-value theory of achievement motivation.
Contemporary Educational Psychology, 25, 68-81
43. Terry, WS (2006). Learning and memory: Basic principles, processes, and procedures,
Boston: Pearson Education, Inc.
44. G.Witzlack (2011), Attitudes of teachers and students' sense of learning in teaching and
learning, pp.128
45. NPLevitov (2019), Educational measurement and learning psychology, pp.157
46. S.Francs and partner (2017), Status file review for international students, pp. 167

173
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH MUA SẢN PHẨM ỐNG HÚT GIẤY
THÂN THIỆN VỚI MÔI TRƯỜNG CỦA CÁC NHÀ HÀNG VÀ QUÁN CÀ PHÊ:MỘT
KHẢO SÁT Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI (Huong & Huong, 2023)
Lê Thùy Hương

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Email: lethuyhuongmkt@neu.edu.vnNguyễn Thu Hương
Trường Đại học Kinh tế Quốc dânEmail: nthuong0404@hmail.com
Ngày nhận: 23/11/2022 Ngày nhận lại: 13/01/2023 Ngày duyệt đăng: 08/02/2023
u hướng tiêu dùng sản phẩm ống hút giấy thân thiện với môi trường ngày càng phổ biến ở các nhà hàng
X
và quán cà phê. Do đó, ngành sản xuất và kinh doanh lĩnh vực này cũng phát triển mạnh mẽ.
Để hoạt động tốt trên thị trường, các doanh nghiệp cần nắm được hành vi tiêu dùng của khách hàng. Nghiên
cứu này tập trung vào việc tìm ra tác động của các yếu tố liên quan đến: thái độ, nhóm tham khảo, giá cả,
sự quan tâm đến sức khỏe, sự quan tâm đến môi trường, sự tương đồng tới ý định mua sản phẩm ống hút
giấy thân thiện với môi trường của các nhà hàng, quán cà phê ở Hà Nội. Bằng phương pháp định lượng
vàphân tích hồi quy bội, nghiên cứu đã thu thập dữ liệu từ 215 người đang kinh doanh nhà hàng và quán
cà phê ở Hà Nội rồi xử lý bằng phần mềm SPSS 25.0. Kết quả nghiên cứu chỉ ra có 5 yếu tố ảnh hưởng
đến ý định mua ống hút giấy của các nhà hàng và quán cà phê ở Hà Nội, trong đó tác động mạnh nhất là
yếu tố nhóm tham khảo, sau đó lần lượt là yếu tố thái độ, giá bán, sự quan tâm đến môi trường và cuối
cùng là yếu tố sự tương đồng. Sự quan tâm đến sức khỏe không ảnh hưởng đến ý định mua ống hút giấy
thân thiện với môi trường của các nhà hàng và quán cà phê ở Hà Nội.
Từ khóa: Ống hút giấy; sản phẩm thân thiện; nhà hàng; cà phê.
JEL Classifications: D12; L83; Q56.
1. Giới thiệu Trong mô hình lý thuyết hành vi hợp lý, Ajzen và
Fishbein (1975) đã đưa vào 2 yếu tố là Thái độ và
Ô nhiễm rác thải nhựa đang là vấn đề được quantâm Chuẩn chủ quan có tác động tới ý định hành vi. Và
của toàn xã hội. Nhiều nhà hàng và quán cà phêđang trong nghiên cứu này, tác giả cũng mong muốn đưa2
dần đưa các yếu tố “xanh” - “sạch” - “an toàn”trở thành yếu tố này vào nghiên cứu, tuy nhiên với chuẩn chủ
tiêu chí hàng đầu trong chiến lược phát triển thương quan được xem xét và đánh giá dưới góc độ là áp lực
hiệu, thay thế ống hút nhựa thành ống hút giấy, hòa của những nhóm tham khảo ảnh hưởng đến các quán
chung với phong trào nói không với các sảnphẩm làm từ cà phê, nhà hàng tại Hà Nội như các cửa hàng khác
nhựa và phát triển lối sống xanh trong cộng đồng. Do cùng mô hình kinh doanh và định vị thương hiệu…
đó, nhiều doanh nghiệp tham gia hoạtđộng sản xuất và nên sẽ thay yếu tố chuẩn chủ quan thành nhóm tham
kinh doanh ống hút giấy thân thiệnvới môi trường cũng khảo. Theo Afzaal Ali & Israr Ahmad (2012), giá và
đang tăng lên và mở rộng hơn.Ngoài việc đảm bảo chất sự quan tâm đến môi trường là những nhân tố được
lượng sản phẩm và tiêu chuẩn sản xuất, các doanh xác định để dự báo hành vi mua. Sức khỏe là một yếu
nghiệp này cũng cần hiểurõ mong muốn và nhu cầu của tố quan trọng trong quá trình thông qua quyết định
khách hàng. Do đó, hoạt động nghiên cứu hành vi của mua (Magnusson vàcộng sự 2001). Sự tương đồng của
khách hàng trở nên rất quan trọng và cần thiết. Theo thương hiệu có thể dẫn đến sự hài lòng. Jamal và
Ajzen (1975), ý địnhmua là dự báo tốt nhất về hành vi Goode (2001) chỉra rằng sự hài lòng của người tiêu
mua nên nghiên cứu về ý định mua có thể giúp các nhà dùng có thể là kếtquả của sự đồng nhất về thương
sản xuất và kinh doanh dự đoán được hành vi của khách hiệu. Do đó, sự
hàng.
🖙
80
Số
Số 175/2023
175/2023

174
tương đồng giữa hình ảnh của khách hàng với việc sử Ống hút giấy thân thiện với môi trường
dụng ống hút giấy thân thiện với môi trường có thể tác Trên trang wikipedia, ống hút được biết đến là một
động tích cực đến ý định mua ống hút giấy thân thiện dạng đồ dùng có hình ống. Chúng thường đượcsử dụng
với môi trường của các nhà hàng và quán cà phê để để di chuyển những thức uống dạng lỏng (sữa lắc, nước
nâng cao hình ảnh thương hiệu và sự hài lòng của ngọt, nước ép trái cây,…) từ ly, cốc đến miệng. Ống
khách hàng. Như vậy, tác giả lựa chọn 6 yếu tố: Thái hút giấy thân thiện với môi trường là ống hút được làm
độ, nhóm tham khảo, giá, sự quan tâm đến sức khỏe, từ chất liệu giấy không gây hạiđến môi trường và có
sự quan tâm đến môi trường, sự tươngđồng tới ý định thể dễ dàng phân hủy sau khi sử dụng, không chứa chất
mua sản phẩm ống hút giấy thân thiện với môi trường độc hại hay tiềm tàng những nguy hại đến sức khỏe
của các nhà hàng, quán cà phêở Hà Nội. của người dùng.
Về ý định mua các sản phẩm thân thiện với môi trường, Ý định mua hàng
trên thế giới và tại Việt Nam cũng đã có rất nhiều The Elbeck (2018), ý định mua được mô tả là sựsẵn
nghiên cứu được thực hiện. Tuy nhiên, nghiêncứu cụ sàng của khách hàng tiềm năng trong việc mua sản
thể liên quan đến các nhà hàng và quán cà phêở Hà Nội phẩm. Việc bán hàng của doanh nghiệp có thể được
chưa có nhiều. Do đó, bài báo này được thực hiện nhằm khảo sát dựa trên ý định mua của khách hàng. Dự đoán
cung cấp những kết luận giúp các nhàsản xuất và kinh ý định mua là bước khởi đầu để dự đoán được hành vi
doanh lĩnh vực ống hút giấy thân thiên với môi trường mua thực tế của khách hàng (Howard và Sheth, 1967).
hiểu được một phần ý định muaống hút giấy các nhà Thêm vào đó dựa vào một số học thuyết, ý định mua
hàng và quán cà phê ở Hà Nội.Bài báo tập trung vào được xem là cơ sở để dự đoán cầu trong tương lai
các mục tiêu sau: Xác định cácnhân tố thái độ, nhóm (Fishbein và Ajzen, 1975).
tham khảo, giá, sự quan tâm đến sức khỏe, sự quan tâm 2.2. Một số lý thuyết nghiên cứu
đến môi trường, sự tươngđồng có tác động tới ý định
mua sản phẩm ống hút giấy thân thiện với môi trường Học thuyết hành vi hợp lý
của các nhà hàng, quán cà phê ở Hà Nội không. Nếu có, Theo TRA, ý định hành vi là yếu tố quan trọng để dự
xác định chiềuhướng và mức độ tác động của các nhân đoán hành vi tiêu dùng. Ý định hành vi sẽ bị ảnh hưởng
tố này. Đề xuất một số khuyến nghị với các doanh bởi 2 yếu tố chính: thái độ (attitudes) và chuẩn chủ
nghiệp sản xuất và kinh doanh nhằm nâng cao ý định quan (subjective norms). Trong đó, thái độ sẽ chịu sự
mua sản phẩm ống hút giấy thân thiện với môi trường tác động của sức mạnh niềm tin và những đánh giá dựa
của cácnhà hàng và quán cà phê ở Hà Nội. trên kết quả hành động của hànhvi đó có thể xảy ra hay
2. Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu không hoặc có khả quan haykhông. Thái độ đối với
hành vi có thể là tích cực, tiêu cực hoặc trung tính.
2.1. Một số khái niệm liên quan Thuyết TRA cho rằng tồn tại một mối tương quan trực
tiếp giữa thái độ và kếtquả. Nếu bạn tin rằng một
Sản phẩm thân thiện với môi trường hành vi nào đó sẽ dẫnđến được kết quả thuận lợi hoặc
Theo nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 như mong muốn của bạn thì bạn có nhiều khả năng
được quy định chi tiết trong việc thi hànhmột số điều sẽ có thái độtích cực đối với hành vi đó và ngược
của Luật bảo vệ môi trường 2014 (Nghị định số lại.
19/2015/NĐ-CP), tại Điều 3, khoản 9 có đưa ra định Yếu tố chuẩn chủ quan được hiểu là nhận thức của
nghĩa sản phẩm thân thiện với môi trường. Theo đó, những người ảnh hưởng như thành viên gia đình, bạn
“sản phẩm thân thiện với môi trường là sảnphẩm đáp bè, đồng nghiệp,… sẽ nghĩ rằng cá nhân đó nên hay
ứng các tiêu chí nhãn sinh thái và được chứng nhận không nên thực hiện hành vi đó. Như vậy, chuẩn chủ
nhãn sinh thái”. quan có thể được đo lường thông qua những người có
Daniel Holzer (2018) cho rằng thân thiện với môi liên quan với cá nhân, đượcxác định bằng niềm tin
trường theo nghĩa đen có nghĩa là không gây hại cho chuẩn mực cho việc mong đợi thực hiện hành vi
môi trường. Như vậy, một sản phẩm thực sự thân thiện (Fishbein & Ajzen, 1975, tr 16). Họ sẽ thích hay không
với môi trường là khi sản phẩm đó chú ý đến sự an toàn thích bạn sử dụng sản phẩm, dịch vụ nào đó. Từ đó sẽ
của môi trường và sự sống của con người. Ở mức tối phản ảnh việc hình thành thái độ chủ quan của họ đối
thiểu nhất, sản phẩm đó không cóchất độc hại, không với hành vi sử dụng của bạn. Để đánh giá được mức
gây ảnh hưởng đến các nguồn tài nguyên, không làm ô độ tác động của yếu tố chuẩn chủ quan đến xu hướng
nhiễm nguồn nước, đất và không khí. sử dụng của cá nhân sẽ phụ thuộc vào: (1) mức độ ủng
hộ/phản đối đối với việc sử dụng của các nhà hàng và
quán cà phê, (2) động cơ của các nhà hàng và

khoa học 🖙
81 Số 175/2023

175
quán cà phê làm theo mong muốn của những người rằng sử dụng một hệ thống đặc thù sẽ không cần nỗlực.
có ảnh hưởng. Mức độ thân thiết của những người có Hai yếu tố đó sẽ tác động đến thái độ sử dụng, từ đó
liên quan càng mạnh đối với các nhàhàng và quán hình thành ý định sử dụng và quyết định sử dụng thực
cà phê thì sự ảnh hưởng tới quyếtđịnh sử dụng của tế.
các chủ quán này càng lớn. Niềm tin của chủ quán Mô hình hành vi mua hàng - Theory of PerceivedRisk
đối với những người cóliên quan càng cao thì xu (TPR)
hướng chọn mua của họsẽ bị ảnh hưởng càng lớn. Trong mô hình nhận thức rủi ro TPR, Bauer (1960)
cho rằng hành vi tiêu dùng sản phẩm công

(Nguồn: Ajzen và Fishbein, 1975)


Hình 1: Mô hình Lý thuyết hành vi hợp lý (TRA)
Mô hình chấp nhận công nghệ (TAM-Technology nghệ thông tin có sự ảnh hưởng của nhận thức rủi ro,
Acceptance Model) bao gồm hai yếu tố: nhận thức rủi ro liên quan đến sản
Một công cụ hữu ích trong việc giải thích ý địnhchấp phẩm dịch vụ và nhận thức rủi ro liên quan đến giao
nhận sản phẩm mới là mô hình chấp nhận công nghệ dịch trực tuyến.
(TAM). Theo Legris, et al. (2003), mô hình chấp nhận Thông qua việc tìm hiểu các mô hình (mô hình chấp
công nghệ đã dự đoán thành công khoảng 40% việc sử nhận công nghệ TAM, thuyết hành vi có kế hoạch
dụng một hệ thống mới. Lý thuyết về mô hình chấp TPB, ,...) và các công trình nghiên cứu tiêu biểu đi
nhận công nghệ được trình bày ở hình sau: trước, nhóm đã lựa chọn những yếu tố phù hợp với
mục tiêu nghiên cứu của bài báo về ý định

(Nguồn: Legris, et al. 2003)


Hình 2: Mô hình chấp nhận công nghệ
Hai yếu tố của mô hình là sự hữu ích cảm nhận và sự mua ống hút giấy thân thiện với môi trường của các
dễ sử dụng cảm nhận. Cảm nhận về sự hữu íchlà cấp độ nhà hàng và quán cà phê ở thành phố Hà Nội.
mà cá nhân tin rằng sử dụng một hệ thốngđặc thù sẽ 1.1. Mô hình nghiên cứu
nâng cao kết quả thực hiện của họ. Cảm nhận về sự dễ Mô hình nghiên cứu của mình liên quan đến yếutố
sử dụng là cấp độ mà một người tin ảnh hưởng đến ý định sử dụng ống hút giấy thân

82 🖙
Số 175/2023
176
(Nguồn: Bauer,1960)
Hình 3: Mô hình nhận thức rủi ro
thiện với môi trường của các nhà hàng và quán cà phê độ tốt với sản phẩm này, yếu tố thái độ sẽ làm tăng hay
ở Hà Nội bao gồm 6 biến: (1) Thái độ đối với ống hút giảm sự thúc đẩy ý định thực hiện hành vi.
giấy, (2) Nhóm tham khảo, (3) Giá, (4) Sự quan tâm Từ đó, mối quan hệ giữa thái độ và ý định mua ống hút
đến sức khỏe, (5) Sự quan tâm đến môi trường, (6) Sự giấy thân thiện với môi trường được tác giả đề xuất
tương đồng. trong giả thuyết sau:

(Nguồn: Tác giả đề xuất, 2023)


Hình 4: Mô hình nghiên cứu

Thái độ với ống hút giấy H1: Các nhà hàng, quán cà phê ở Hà Nội càng có thái
độ tích cực với ống hút giấy thân thiện với môi trường
Thái độ là niềm tin tích cực hay tiêu cực của mộtngười
thì ý định mua ống hút giấy càng cao.
về việc thực hiện một hành vi nào đó (Azen và Nhóm tham khảo
Fishbein, 1991). Như vậy, đặt trong bối cảnh nghiên
cứu liên quan đến sản phẩm ống hút giấy thân thiện với Chuẩn mực chủ quan được định nghĩa là nhận thức của
con người về việc phải ứng xử thế nào chophù hợp với
môi trường, thái độ sẽ được hình thành từ niềm tin của
yêu cầu của xã hội (Ajzen, 2002). Trong đó, các cá
các nhà hàng và quán cà phê về phẩm chất tốt của sản
nhân thường có xu hướng hành động theo những
phẩm, được thể hiện ở hìnhdáng, màu sắc, kích cỡ hoặc
nguyên tắc mà họ cho rằng nhữngngười họ thân thiết,
những giá trị biểu hiệnbên ngoài như giá, thương hiệu,
ngưỡng mộ hoặc các nhóm tham khảo khác mong
nguồn gốc (Olson, 1977). Các nghiên cứu của Phan
muốn (McClelland’s, 1987). Như vậy, trong nghiên
Hoàng Bảo và cộng sự (2020), Phạm Trần Hạnh Thi
cứu này, chuẩn chủ quan được xem xét và đánh giá
(2013), Trần Thị Bạch Yến (2020) đều cho thấy mối
dưới góc độ là áp lực củanhững nhóm tham khảo ảnh
quan hệ tích cựcgiữa thái độ đến ý định sử dụng sản
hưởng đến các quán càphê, nhà hàng tại Hà Nội như
phẩm thân thiệnvới môi trường. Như vậy, những người
các cửa hàng khác cùng mô hình kinh doanh và định
có ý định sửdụng sản phẩm thân thiện với môi trường
vị thương hiệu…
sẽ có thái

Số 175/2023
177
. tới việc sử dụng ống hút giấy thân thiện với môi đã chỉ ra sự quan tâm đến sức khỏe tác động tích cực
trường. Nếu những yêu cầu, lời khuyên hay việc làm đến ý định và hành vi tiêu dùng.
của họ có tầm quan trọng và sự ảnh hưởng lớn đối Từ đó, mối quan hệ giữa sự quan tâm đến sức khỏe và
với chủ quán thì sự quan tâm của họ đối với việc sử ý định mua ống hút giấy thân thiện với môi trường
dụng ống hút giấy thân thiện với môi trường sẽ tăng được tác giả đề xuất trong giả thuyết sau:
lên. Các nghiên cứu của Juliana Mohd Abdul Kadir H4: Các nhà hàng, quán cà phê ở Hà Nội càng tự quan
(2020), Trần Thị Bạch Yến (2020) cho thấy chuẩn tâm đến sức khỏe thì ý định sử dụng ống hútgiấy thân
chủ quan tác động tích cực đến ý định sử dụng các thiện với môi trường càng cao
sản phẩm thân thiện với môi trường. Như vậy, cùng Sự quan tâm đến môi trường
với thái độ, nhóm tham khảo cũng được coi là yếutố Sự quan tâm tới môi trường là sự thức tỉnh và nhận
quan trọng dẫn đến động cơ sử dụng ống hút giấy.Từ thức của người tiêu dùng về việc môi trường đang bị
đó, mối quan hệ giữa nhóm tham khảo và ý định đe dọa và tài nguyên thiên nhiên đang ngàycàng cạn
mua ống hút giấy thân thiện với môi trường kiệt. Nó được xem là một nhân tố hữu ích để dự đoán
được tác giả đề xuất trong giả thuyết sau: các hành vi có nhận thức về môi trường,trong đó có
H2: Các nhà hàng, quán cà phê ở Hà Nội có nhóm mua sắm xanh (Kim và Choi, 2005). Trong nghiên cứu
tham khảo ủng hộ ống hút giấy thân thiện với môi này, khi các nhà hàng và quán càphê nhận thức rõ việc
trường càng cao thì ý định mua ống hút càng lớn sử dụng sản phẩm nhựa đang gây hại trực tiếp đến môi
Nhận thức về giá trường và sức khỏe con người thì ý định chuyển sang
Thông thường giá là yếu tố cản trở việc mua vì giá của mua ống hút thân thiện với môi trường sẽ càng lớn.
ống hút giấy thân thiện với môi trườngthường cao Nghiên cứu của Afzaal Ali & Israr Ahmad (2012),
hơn giá của sản phẩm tiêu dùng thường (Boccaletti và Pandey và Sunaina (2012) đều cho thấy mối quan hệ
Nardella, 2000; Magnusson, 2001; Fotopoulos và tích cực giữa sự quan tâm đến các vấn đề môi trường
Krytallis, 2002; Zanoli và Naspetti, 2002; Padel, 2005; đến ý định và hành vi mua sắm xanh.
Hughner, 2007). Tuy nhiên khi đặt cạnh những sản Từ đó, mối quan hệ giữa sự quan tâm đến môi trường
phẩm ống thân thiện làm bằng chất liệu khác như gạo, và ý định mua ống hút giấy thân thiện với môitrường
inox, tre,… thì giá của ống hút giấy lại là lựa chọn tốt được tác giả đề xuất trong giả thuyết sau:
nhất. Do đó, giá cũng có thể là yếu tố thúc đẩy ý định H5: Các nhà hàng, quán cà phê ở Hà Nội càng tự quan
mua sản phẩm này củacác nhà hàng và quán cà phê ở tâm đến môi trường thì ý định mua ống hút thân thiện
Hà Nội. Các nghiên cứu của Hồ Mỹ Dung và cộng sự với môi trường càng cao.
(2018), Afzaal Ali& Israr Ahmad (2012) đã cho thấy Sự tương đồng
giá là yếu tố có tác động đến ý định hành vi tiêu dùng Sự tương đồng của thương hiệu có thể dẫn đến sự hài
Từ đó, mối quan hệ giữa nhận thức về giá và ý định lòng. Jamal và Goode (2001) chỉ ra rằng sự hài lòng
mua ống hút giấy thân thiện với môi trường được tác của người tiêu dùng có thể là kết quả của sựđồng nhất
giả đề xuất trong giả thuyết sau: về thương hiệu. Sự tương đồng tích cực giữa hình ảnh
H3: Nhận thức về giá ống hút giấy thân thiện vớimôi bản thân khách hàng và hình ảnh thương hiệu sẽ tác
trường ở các nhà hàng, quán cà phê ở Hà Nội sẽảnh động tích cực đến mức độ hài lòng khách hàng, Aries
hưởng thuận chiều đến ý định mua ống hút giấy Susanty (2015).
Sự quan tâm đến sức khỏe Do đó, sự tương đồng giữa hình ảnh của khách hàng
Sức khỏe là một yếu tố quan trọng trong quá trình với việc sử dụng ống hút giấy thân thiện với môi
thông qua quyết định mua (Magnusson và cộng sự trường có thể tác động tích cực đến ý định muaống hút
2001). Họ sẵn sàng làm những việc để duy trì sức khỏe giấy thân thiện với môi trường của các nhà hàng và
tốt và nâng cao sức khỏe và chất lượng cuộc sống. quán cà phê để nâng cao hình ảnh thương hiệu và sự
(Kraft và Goodell, 1993). Những người này có xu hài lòng của khách hàng.
hướng phòng chống bệnh tật bằng cách tham gia vào Từ đó, mối quan hệ giữa sự tương đồng và ý địnhmua
các hoạt động lành mạnh. Như vậy, đặttrong bối cảnh ống hút giấy thân thiện với môi trường được tácgiả đề
nghiên cứu, tự các nhà hàng và quáncà phê quan tâm xuất trong giả thuyết sau:
tới sức khỏe của bạn thân thì họ sẽcó ý thức tham gia H6: Sự tương đồng giữa ống hút giấy thân thiệncủa
vào các hoạt động lành mạnh nhằm nâng cao chất các nhà hàng, quán cà phê ở Hà Nội với hình ảnh của
lượng cuộc sống. Và việc bắt đầu sử dụng ống hút giấy khách hàng càng cao thì ý định mua ống hút giấy thân
là việc làm thể hiện điều đó. Nghiên cứu của Hồ Mỹ thiện càng lớn
Dung và cộng sự (2018)

84 🖙
Số 175/2023

178
3. Phương pháp nghiên cứu được trích từ nghiên cứu của Anssi Tarkiainen và
Sanna Sundqvist (2005).
3.1. Mẫu nghiên cứu
Phần 3 bao gồm bốn (4) câu hỏi dùng để đo lường
Tác giả lựa chọn phương pháp định lượng với mô hình Nhận thức về giá bán dựa trên thang đo Likert
hồi quy tuyến tính bội để sử dụng trong nghiên cứu 5 bậc (Rất không đồng ý, không đồng ý, bình thường,
này. Bằng việc sử dụng bảng câu hỏi khảo sát theo đồng ý, rất đồng ý). Thang đo được trích từnghiên cứu
phương pháp thuận tiện, kết quả thu được 203 bảng trả của Victoria Kulikovski và Manjola Agolli (2010).
lời phù hợp trên tổng số phiếu phát ra là 215 phiếu Phần 4 bao gồm bảy (7) câu hỏi dùng để đo lường Sự
(chiếm tỷ lệ 90,8%). Trong tổngsố 203 bảng hỏi thu quan tâm đến sức khỏe dựa trên thang đo Likert 5 bậc
thập được, sau khi kiểm tra, tácgiả đã loại bỏ 9 bản (Rất không đồng ý, không đồng ý, bìnhthường, đồng
không sử dụng được, 194 bản còn lại được đưa vào xử ý, rất đồng ý). Thang đo được trích từnghiên cứu của
lý (chiếm 90,2%). 9 bản trảlời bị loại do thiếu thông tin Oude Ophuis (1989).
ở một số câu hỏi hay docác câu trả lời mâu thuẫn nhau. Phần 5 bao gồm bốn (4) câu hỏi dùng để đo lường Sự
Dữ liệu sau khi đượckhảo sát sẽ tiến hành dùng phương quan tâm đến môi trường dựa trên thang đo Likert 5
pháp hồi quy bộivới sự hỗ trợ của phần mềm SPSS. bậc (Rất không đồng ý, không đồng ý,
Thống kê mô tả mẫu được thể hiện trong Bảng 1 như
sau:

Bảng 1: Thống kê mô tả mẫu

Nguồn: Tổng hợp của tác giả


3.2. Bảng hỏi và thang đo
bình thường, đồng ý, rất đồng ý). Thang đo được trích
Bảng hỏi bao gồm sáu (6) phần: từ nghiên cứu của Gi l J. M., Gracia A. và Sanchez M.
Phần 1 bao gồm bốn (4) câu hỏi dùng để đo lường Thái (2000).
độ với sản phẩm dựa trên thang đoLikert 5 bậc (Rất Phần 6 bao gồm ba (3) câu hỏi dùng để đo lườngSự
không đồng ý, không đồng ý, bìnhthường, đồng ý, rất tương đồng với sản phẩm dựa trên thang đo Likert5 bậc
đồng ý). Thang đo được trích từnghiên cứu của Azen (Rất không đồng ý, không đồng ý, bình thường,đồng ý,
và Fishbein (1991). rất đồng ý). Thang đo được trích từ nghiên cứu của
Phần 2 bao gồm sáu (6) câu hỏi dùng để đo lường Aries Susanty và Eirene Kenny (2015)
Nhóm tham khảo của sản phẩm dựa trên thang đo Phần 7 bao gồm năm (5) câu hỏi dùng để đo lường Ý
Likert 5 bậc (Rất không đồng ý, không đồng ý, bình định mua sản phẩm ống hút giấy thân thiện với môi
thường, đồng ý, rất đồng ý). Thang đo trường của các nhà hàng và quán cà phê dựa

179
trên thang đo Likert 5 bậc (Rất không đồng ý, không Thang đo “Ý định sử dụng” (YD) có hệ sốCronbach’s
đồng ý, bình thường, đồng ý, rất đồng ý). Thang đo alpha tổng thể là 0.924>0.6 hệ số thang đo này có ý
được trích từ nghiên cứu của Susan L. Holak và nghĩa, hệ số tương quan biến tổng ở mức cho phép
Donald R. Lehmann (1990). 0.754 - 0.868 (>0.3) cho thấy các biến thành phần có
Phần 8 là những câu hỏi liên quan đến thông tin về mặt mối quan hệ rất chặt chẽ.
nhân khẩu như giới tính, độ tuổi, trình độ họcvấn, thu Kết quả Cronbach’s alpha của các thang đo về các
nhập. thành phần thái độ, nhóm tham khảo, giá bán, quan tâm
3.3. Xử lý dữ liệu đến sức khỏe, quan tâm đến môi trường, sự tương
đồng, ý định sử dụng được thể hiện trong bảng dưới.
Trước khi thang đo được sử dụng cần được đánhgiá độ Các thang đo được thể hiện bằng biến quan sát. Các
tin cậy. Độ tin cậy của thang đo được đánh giá qua giá thang đo này đều có hệ số tin cậy Cronbach’s alpha đạt
trị Cronbach alpha, kiểm định hệ số tin cậy Cronbach’s yêu cầu (>0.6).
alpha để kiểm tra hệ số tương quan và mối quan hệ Sau khi kiểm định độ tin cậy của các thang đo, phân
giữa các biến, thông qua phân tích nhân tố khám phá tích nhân tố khám phá được tiến hành. Phươngpháp rút
EFA để kiểm tra sự tương tác giữabiến đo lường trong trích nhân tố được lựa chọn là phương phápPrincipal
từng nhân tố. Thang đo được đánh giá có thể sử dụng components với phép quay Varimax.
được khi giá trị Cronbach alpha của cả thang đó phải Thang đo trong nghiên cứu có 6 thang đo với 28biến
≥0.6, giá trị Cronbach alpha biến - tổng phải ≥ 0.3 (J. quan sát của 6 nhân tố độc lập và 5 biến quan sát của
F. Hair và cộng sự,1998). Các giá trị của thang đo nằm 1 nhân tố phụ thuộc đạt yêu cầu về mức độ tin cậy để
ngoài giá trị trên đều được coi là không đạt yêu cầu và đưa vào phân tích nhân tố khám phá.
cần loại khỏi thang đó. Kết quả đánh giá độ tin cậy của Trong phân tích EFA, các biến có hệ số tải nhântrên
thangđo của nghiên cứu như sau: 0.5 sẽ được giữ lại (Hair and ctg, 1998) và tổngphương
Thang đo “Thái độ” (TD) có hệ số Cronbach’s alpha sai trích phải lớn hơn 50% (Gerbing %Anderson,
tổng thể là 0.889>0.6, hệ số thang đo này có ýnghĩa. 1988). Chỉ số KMO (Kaiser - Meyer - Olkin Measure
Hệ số tương quan biến tổng ở mức cho phép 0.690 - of Simping Adequacy) cần phải thỏa mãn điều kiện
0.791 (>0.3) cho thấy các biến thành phần cómối quan 0.5≤KMO≤1 và kiểm định Barllett cóý nghĩa sig <0.05
hệ rất chặt chẽ. (Hoàng Trọng và Chu MộngNgọc, 2008).
Thang đo “Nhóm tham khảo” (TK) có hệ số Kết quả phân tích EFA cho các biến độc lập củama trận
Cronbach’s alpha tổng thể là 0.866>0.6, hệ số thangđo xoay nhân tố trên cho thấy, hệ số tải nhân tốcủa các
này có ý nghĩa, hệ số tương quan biến tổng ở mứccho biến quan sát đều thỏa mãn điều kiện khi phân tích
phép 0.590 - 0.720 (>0.3) cho thấy các biến thành phần nhân tố là hệ số Factor loading ≥0.5 và sốnhân tố tạo
có mối quan hệ rất chặt chẽ. ra khi phân tích nhân tố là 6 nhân tố với33 biến quan
Thang đo “Giá bán” (GB) có hệ số Cronbach’salpha sát.
tổng thể là 0.834>0.6, hệ số thang đo này có ýnghĩa. 4. Kết quả nghiên cứu
Hệ số thang đo này có ý nghĩa, hệ số tương quanbiến
tổng ở mức cho phép 0.614 - 0.792 (>0.3) chothấy 4.1. Kiểm định hệ số tương quan
các biến thành phần có mối quan hệ rất chặt chẽ.
Thang đo “Quan tâm đến sức khỏe” (SK) có hệ số Sau khi kiểm định độ tin cậy và giá trị của thangđo,
Cronbach’s alpha tổng thể là 0.901>0.6, hệ số thang đo các nhân tố được đưa vào kiểm định mô hình. Giá trị
này có ý nghĩa, hệ số tương quan biến tổngở mức cho nhân tố được kiểm định là trung bình của cácbiến quan
phép 0.611 - 0.843 (>0.3) cho thấy các biến thành phần sát thành phần thuộc nhân tố đó.
có mối quan hệ rất chặt chẽ. Trước khi kiểm định mô hình, kiểm định hệ sốtương
Thang đo “Quan tâm đến môi trường” (MT) có hệ số quan Pearson được sử dụng để kiểm tra mối liênhệ tuyến
Cronbach’s alpha tổng thể là 0.865>0.6 hệ số thang đo tính giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc.Các biến
này có ý nghĩa, hệ số tương quan biến tổngở mức cho độc lập TD, TK, GB, MT, TĐ và biến phụ thuộc ý
phép 0.647 - 0.816 (>0.3) cho thấy các biến thành phần định mua đều có ý nghĩa ở mức 99%(sig<0.001).
có mối quan hệ rất chặt chẽ. Giá trị r giữa biến phụ thuộc ý địnhmua với các
Thang đo “Sự tương đồng” (TĐ) có hệ số Cronbach’s biến độc lập chạy từ 0.286 đến 0.655.Các biến độc
alpha tổng thể là 0.812>0.6, hệ số thangđo này có ý lập phù hợp để đưa vào mô hình giảithích cho biến
nghĩa, hệ số tương quan biến tổng ở mứccho phép 0.602 phụ thuộc ý định mua. Biến độc lậpSK và biến phụ
- 0.737 (>0.3) cho thấy các biến thành phần có mối thuộc không có ý nghĩa do sig =0.324>0.05, như
quan hệ rất chặt chẽ. vậy biến SK không phù hợp để đưavào mô hình giải
thích cho biến phụ thuộc ý định sử

86
Số 175/2023

180
Bảng 2: Kết quả phân tích nhân tố EFA

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)


87
khoa học 🖙
Số 175/2023

181
Bảng 3: Ma trận tương quan giữa các nhân tố

**. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed).


*. Correlation is significant at the 0.05 level (2-tailed).
(Nguồn: Tác giả tổng hợp) ý nghĩa thống kê với độ tin cậy 99% (sig ≤0.001),
dụng. Vì vậy, có 5 biến độc lập TD, TK, GB, MT, TĐ
chứng tỏ mô hình lý thuyết phù hợp với thực tế. Các
phù hợp để đưa vào mô hình giải thích cho biếnphụ
biến độc lập có tương quan tuyến tính với biến phụ
thuộc ý định mua.
thuộc trong mô hình.
4.2. Kiểm định giả thuyết và phân tích hồi quy Kết quả tóm tắt mô hình bằng lệnh Enter được thể hiện
2 tại cho thấy mô hình với các biến độc lập: TD, TK,
Ý nghĩa của R hiệu chỉnh = 0.602 (sig <0.001) GB, MT, TĐ có mức ý nghĩa sig ≤0.05 vớibiến phụ
có nghĩa là 60.2% sự thay đổi của biến phụ thuộc ý thuộc nên 5 biến độc lập tương quan và cóý nghĩa với
định mua có thể được giải thích bởi mô hình hồi quyvới biến phụ thuộc (YD) ý định mua với độtin cậy trên
5 biến độc lập (bảng 4) 95%.
Kết quả phân tích ANOVA trên bảng 5 cho thấykiểm
định F của mô hình được lựa chọn là 59.365 có
🖙
88
Số 175/2023

182
Bảng 4: Đánh giá độ phù hợp của mô hình

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)


Bảng 5: Kết quả kiểm định F

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)


Bảng 6: Kết quả phân tích hồi quy

a. Dependent Variable: YD
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
TD, TK, GB, MT, TĐ có mức ý nghĩa sig ≤0.05nên 5 ΒTD = 0.413 thể hiện quan hệ cùng chiều. Khi
biến độc lập tương quan và có ý nghĩa với biến phụ đánh giá về thái độ tăng thêm 1 điểm, ý định mua sẽ
thuộc ý định mua, với độ tin cậy trên 95%. tăng thêm 0.413 điểm.
Qua bảng 6. Kết quả phân tích hồi quy, phương trình ΒTK = 0.467 thể hiện quan hệ cùng chiều. Khi
hồi quy thể hiện mối liên hệ giữa các nhân hìnhthành đánh giá về nhóm tham khảo thêm 1 điểm, ý định
nên ý định sử dụng như sau (với hệ số beta chưa chuẩn mua sẽ tăng thêm 0.467 điểm.
hóa): ΒGB = 0.338 thể hiện quan hệ cùng chiều. Khi
YD = -2.141 + 0.413*TD + 0.467*TK + 0.338*GB + đánh giá về Giá bán tăng thêm 1 điểm, ý định mua
0.269*MT + 0.158*TĐ sẽ tăng thêm 0.338 điểm.

khoa học 🖙
Số 175/2023
89

183
ΒMT = 0.269 thể hiện quan hệ cùng chiều. Khi inox,... thì chất liệu làm bằng giấy có giá thành tốt nhất
đánh giá về quan tâm đến môi trường thêm 1 điểm, nên thúc đẩy ý định mua ống hút giấy của các nhà
ý định mua sẽ tăng thêm 0.269 điểm. hàng, quán cà phê ở Hà Nội.
ΒTĐ = 0.158 thể hiện quan hệ cùng chiều. Khi Giả thuyết nghiên cứu 4 (H4) khẳng định rằng: Các
đánh giá về sự tương đồng tăng thêm 1 điểm, ý định nhà hàng, quán cà phê ở Hà Nội càng quan tâmđến sức
mua sẽ tăng thêm 0.158 điểm. khỏe thì ý định mua ống hút giấy thân thiệnvới môi
5. Thảo luận trường càng cao. Thông qua số liệu điều tracho thấy Sự
quan tâm đến sức khỏe có sig4 = 0.324>
Giả thuyết nghiên cứu 1 (H1) với giá trị Beta củamô 0.05. Như vậy, giả thuyết H4 chưa đủ cơ sở để khẳng
hình hồi quy > 0 cho thấy các nhà hàng, quán càphê ở định. Hay có thể đánh giá rằng chưa xuất hiện mối liên
Hà Nội càng có thái độ tốt với ống hút giấy thân thiện hệ giữa sự quan tâm đến sức khỏe với ý định muaống hút
với môi trường thì ý định mua sản phẩm ống hút giấy giấy thân thiện với môi trường của các nhà hàng, quán
thân thiện với môi trường càng cao. Giải thích cho kết cà phê ở Hà Nội. Việc mà những người kinh doanh ở
quả nghiên cứu này thấy rằng tháiđộ với các sản phẩm nhà hàng, quán cà phê có quan tâm đến sức khỏe thì
thân thiện môi trường gồm haikhía cạnh là sự liên quan cũng chưa chắc là tạo ra ý định mua.
đến nhận thức (cognitive) và xúc cảm (affective) Giả thuyết nghiên cứu 5 (H5) với giá trị Beta củamô
(Axelrod & Lehman 1993; Hartmann et al., 2005). hình hồi quy > 0 cho thấy các nhà hàng, quán càphê ở
Như vậy, đối với sản phẩm ống hút giấy thân thiện với Hà Nội càng tự quan tâm đến môi trường thìý định
môi trường, khi thái độ của các nhà hàng và quán cà mua ống hút giấy thân thiện với môi trường càng cao.
phê ở Hà Nội là sự đánh giá tốt của họ về hình dáng, Kết quả nghiên cứu này có thể được giải thích như sau
độ bền, mức độ antoàn và khả năng gây ô nhiễm môi khi các nhà hàng, quán cà phê ở Hà Nội có niềm tin,
trường,… thì họ sẽ có niềm tin về việc sử dụng ống hút thái độ quan tâm và sự bận tâm củacá nhân với môi
giấy sẽ đem lại hình ảnh tốt cho nhà hàng, quán cà phê trường ở mức độ cao thì sẽ là độnglực để khiến họ nảy
mà họ đang kinh doanh cũng như tạo được thiện cảm sinh ý định mua ống hút giấy thân thiện với môi
với khách hàng khi trải nghiệm dịch vụ. Từ đó, họ sẽ trường. Họ nhận thức được hànhđộng và những việc
nảy sinh ý định mua sản phẩm ống hút giấy thân thiện làm của họ sẽ ảnh hưởng lớn đến môi trường nên việc
với môi trường. thay đổi và điều chỉnh sản phẩm kinh doanh sao cho
Giả thuyết nghiên cứu 2 (H2) với giá trị Beta củamô phù hợp là cần thiết. Đó như là triết lý kinh doanh bền
hình hồi quy > 0 cho thấy các nhà hàng, quán càphê ở vững với mong muốn truyền tải thông điệp vì môi
Hà Nội càng có nhóm tham khảo (tập trung lànhững trường sống cho tương lai, thay đổi lối sống để thế giới
nhà hàng, quán cà phê cùng định vị hoặc đối tượng ngày càng xanh, sạch, đẹp hơn.
khách hàng mục tiêu của quán) ủng hộ mạnh mẽ việc Giả thuyết nghiên cứu 6 (H6) với giá trị Beta củamô
sử dụng ống hút giấy thân thiện với môi trường thì ý hình hồi quy > 0 cho thấy sự tương đồng giữa ống hút
định mua ống hút giấy của các nhà hàng, quán cà phê giấy thân thiện của các nhà hàng, quán cà phê ở Hà Nội
ở Hà Nội càng cao. Giải thích kếtquả nghiên cứu này với khách hàng càng cao thì ý định mua ống hút giấy
thấy rằng khi những người kinhdoanh nhà hàng, quán thân thiện càng lớn. Kết quảnghiên cứu này có thể được
cà phê ở Hà Nội là những người có ý thức, họ luôn giải thích như sau: trongquá trình mua hoặc tiêu thụ sản
mong muốn và lắng nghe theo nhu cầu của thị trường, phẩm thì những người kinh doanh trong nhà hàng,
khách hàng cũng như nắm bắt được xu thế phát triển quán cà phê ở HàNội nhận thấy hình ảnh của ống hút
của xã hội thì họ sẽ tự nhìn nhận được việc sử dụng giấy thân thiện với môi trường tương đồng hoặc bổ
ống hút giấy thân thiện với môi trường là một hành sung cho hình ảnh mà quán đang nắm giữ, phù hợp với
động cần thiết, phùhợp với yêu cầu của xã hội và thị thương hiệu của mình. Để đáp ứng mong đợi và nhu
hiếu của khách hàng. Đó là động lực để họ nảy sinh ý cầu củakhách hàng thì sẽ thúc đẩy ý định mua ống hút
định mua ốnghút giấy thân thiện với môi trường. của các nhà hàng và quán cà phê ở Hà Nội cao hơn.
Giả thuyết nghiên cứu 3 (H3) với giá trị Beta củamô 6. Một số đề xuất và khuyến nghị
hình hồi quy > 0 cho thấy nhận thức về giá ống hút
giấy thân thiện với môi trường ở các nhà hàng, quán cà Nghiên cứu chỉ ra những yếu tố tác động tới ý định
phê ở Hà Nội càng tốt thì ý định mua càng cao. Giải mua ống hút giấy của các nhà hàng và quán càphê ở
thích kết quả nghiên cứu này thấy rằng khithị trường Hà Nội cùng chiều hướng và mức độ tác độngcủa các
có rất nhiều loại ống hút thân thiện được làm bằng yếu tố đó. Nhờ vậy, tác giả đưa ra một số gợiý cho các
nhiều loại chất liệu khác nhau gạo, tre, doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh ống

90 🖙
Số 175/2023

184
hút giấy thân thiện với môi trường nhằm nâng cao ý mạnh ý định mua ống hút giấy thì việc tận dụng vaitrò
định mua sản phẩm này ở các nhà hàng và quán cà phê của khách hàng hay những người đi đầu phong trào
ở Hà Nội. kinh doanh xanh là rất cần thiết. Tác giả đề xuấtmột số
Với yếu tố thái độ với ống hút giấy hoạt động như sau:
Đây là yếu tố tác động mạnh thứ 2 trong mô hìnhnghiên Tạo ra một cộng đồng gắn kết giữa các nhà hàng,quán
cứu với hệ số β1 = 0.301. Nhận thấy, thái độ cà phê ở Hà Nội để cùng chia sẻ và chung tay hướng
là sự đánh giá về ống hút giấy thân thiện đẹp hay đến một môi trường dịch vụ xanh. Trong cộng đồng
xấu, bền hay không bền, an toàn hay độc hại đến sức đó, mọi người sẽ chia sẻ về sự thành công của quán
khỏe, giá đắt hay rẻ, có gây ô nhiễm môi trường hay mình khi chuyển đổi từ việc dùng ống hútnhựa sang
không hoặc là sự đánh giá sau khi so sánh với ống hút ống hút giấy đã thu hút thêm được bao nhiêu khách
thường. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra các nhà hàng, hàng, tạo ra được bao nhiêu lợi nhuận, tăng được bao
quán cà phê ở Hà Nội càng có thái độ tích cựcvới ống nhiêu thị phần và tạo được dấu ấn thương hiệu như nào.
hút giấy thân thiện với môi trường thì ý địnhmua ống Bài chia sẻ đó sẽ được tổng hợp trên báo mạng hoặc
hút giấy càng cao. Do đó, tác giả đưa ra một số hoạt cộng đồng hội những ngườiđang kinh doanh để các nhà
động phù hợp với yếu tố này để nâng cao thái độ của hàng và quán cà phê ở Hà Nội tiếp cận và nắm được
các nhà hàng, quán cà phê ở Hà Nộivới ống hút giấy thông tin nhanh trên quy mô rộng. Nhờ đó mà sẽ đẩy
thân thiện với môi trường, cụ thể như sau: mạnh ý định mua ống hút giấy thân thiện với môi
Xây dựng các sự kiện nói về thực trạng ô nhiễm môi trường của các nhà hàng và quán cà phê ở Hà Nội.
trường đến từ việc sử dụng ống hút nhựa đang làm ảnh Chia sẻ xu thế mới trong thời đại 4.0 khi hành vicủa
hưởng xấu đến sức khỏe người dùng và giátrị thương khách hàng đang dịch chuyển theo nhu cầu mớicủa thị
hiệu trên các kênh truyền thông online (Fanpage, trường là sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi
Website, Diễn đàn,...) và offline (Buổi hội thảo) với trường. Do đó, các doanh nghiệp kinh doanh nhà hàng,
hình ảnh minh họa cùng số liệu cụ thể. quán cà phê cũng cần dịch chuyển để thay đổi phù hợp
Tăng cường các nội dung và hình ảnh để giới thiệu ưu với khách hàng, từ đó tạo dấu ấn riêng cho thương hiệu
điểm nổi trội của sản phẩm ống hút giấy như kiểu dáng, của mình.
màu sắc, độ bền, tính an toàn,... để có thể đánh giá trực Sử dụng hình ảnh của những KOLs, Influencers,... là
tiếp được công năng sản phẩm khi so sánh trực tiếp với những người đang tạo ra xu hướngvà dẫn dắt hành vi
ống hút nhựa. mua để tuyên truyền và thay đổi hành vi của các nhà
Triển khai các hoạt động chung tay bảo vệ môi trường hàng và quán cà phê.
như kêu gọi các nhà hàng, quán cà phê hạn chế sử dụng Với yếu tố giá
đồ nhựa, phân loại rác thải,... để nâng cao ý thức và Giá bán là yếu tố tác động mạnh thứ 3 trong mô hình
trách nhiệm của cơ sở kinh doanh vớimôi trường. nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua sản
Với yếu tố nhóm tham khảo phẩm ống hút giấy thân thiện với môitrường. Giá
Đây là yếu tố có tác động mạnh nhất đến ý định mua là số tiền mà người mua phải trả để có được sản phẩm
sản phẩm ống hút giấy thân thiện với môitrường hay dịch vụ. Trong tâm lý mua hàng,người tiêu dùng
của các nhà hàng và quán cà phê ở Hà Nôi với hệ số thường mong muốn mua sản phẩm với giá rẻ mà chất
β2 = 0.380. Chuẩn chủ quan được xem xét lượng, kèm theo các chương trìnhhậu mãi về sau. Giá
và đánh giá dưới góc độ là áp lực của những nhóm của sản phẩm thân thiện với môitrường đóng một vai
tham khảo ảnh hưởng đến các quán cà phê, nhà hàngtại trò chính trong việc phát sinh ýđịnh mua và hành vi
Hà Nội như các cửa hàng khác cùng mô hình kinh mua của người tiêu dùng.Trong đó, kết quả nghiên
doanh và định vị thương hiệu, khách hàng… tới việc cứu đã chỉ ra nhận thức vềgiá ống hút giấy thân thiện
sử dụng ống hút giấy thân thiện với môi trường. Khi với môi trường ở các nhàhàng, quán cà phê ở Hà Nội
những yêu cầu, lời khuyên hay việc làmcủa họ có tầm ảnh hưởng thuận chiều đến ý định mua ống hút giấy.
quan trọng và sự ảnh hưởng lớn đối với chủ quán thì Như vậy, để đẩy mạnhý định mua ống hút giấy sẽ cần
sự quan tâm của họ đối với việc sửdụng ống hút giấy tăng nhận thức về giá cho các nhà hàng, quán cà phê
thân thiện với môi trường sẽ tănglên. Cụ thể, kết quả bằng cách:
nghiên cứu cũng đã chỉ ra các nhà hàng, quán cà phê ở So sánh giá giữa các chất liệu để làm ra ống hút thân
Hà Nội có nhóm tham khảoủng hộ ống hút giấy thân thiện như giấy, gạo, tre, inox,... để các nhà hàng, quán
thiện với môi trường càngcao thì ý định mua ống hút cà phê nhận thức được việc sử dụng ốnghút thân thiện
càng lớn. Từ đó, để đẩy bằng chất liệu giấy có mức giá tốt nhất và tối ưu được
lợi nhuận kinh doanh.
khoa học 🖙
Số 175/2023 91

185
Đưa ra những chính sách hậu mãi cùng các chương 1. Afzaal Ali & Israr Ahmad (2012),
trình đồng hành dài hạn với các nhà hàng, quán cà phê Environment Friendly Products: Factors that
để thúc đẩy ý định mua của họ hơn. Influence the Green Purchase Intentions of Pakistani
Với yếu tố sự tương đồng Consumers, Pakistan Journal of Engineering and
Mặc dù sự tương đồng là yếu tố tác động ít nhất đến ý Technology, Volume 2, No 1, 2012, 84-117.
định mua sản phẩm ống hút giấy thân thiện với môi 2. Ajzen, I. (1985), From intentions to actions: A
trường, tuy nhiên yếu tố này cũng chỉ ra sự tương đồng theory of planned behavior, In J. Kuhl & J. Beckman
giữa ống hút giấy thân thiện của các nhàhàng, quán cà (Eds.), Action-control: From cognition to behavior,
phê ở Hà Nội với hình ảnh của kháchhàng càng cao thì Heidelberg: Springe (pp. 11-39).
ý định mua ống hút giấy thân thiện càng lớn. Do đó 3. Ajzen, I. (1991), The theory of planned beha-
việc chỉ ra được sự tương đồng giữa hình ảnh của ống vior. Organizational Behavior and Human Decision
hút giấy với khách hàngsẽ làm nâng cao sự hài lòng Processes, 50(1), pp. 179-211.
khách hàng, khiến cho khách hàng có nhận thức và 4. Ajzen, I. (2002). Constructing a TPB
cảm xúc tốt với quán, nâng cao giá trị thương hiệu của Questionnaire: Conceptual and Methodological
quán. Nhờ đó mà tác giả đề xuất một số hoạt động sau: Considerations. Working Paper, University of
Xây dựng chân dung khách hàng (hình ảnh và quan Massachusetts, Amherst.
điểm) của thời đại 4.0 để thể hiện nét tương đồng của 5. Aries Susanty and Eirene Kenny (2015). The
khách hàng đó với những nhà hàng, quán cà phê sử relationship between brand equity, customer satis-
dụng ống hút giấy thân thiện. faction, and brand loyalty on coffee shop: Study of
Chia sẻ những phản hồi tích cực của khách hàngvề việc Excelso and Starbucks, ASEAN Marketing Journal,
sử dụng ống hút giấy đang làm nâng cao hình ảnh 7(1), pp. 15-20.
thương hiệu và khách hàng thấy hài lòng khi được trải 6. Phan Hoàng Bảo, Trịnh Quốc Bảo, Đỗ Hồng
nghiệm dịch vụ tốt và phù hợp với hìnhảnh của họ. Minh Huyên (2020), Các yếu tố ảnh hưởng đến ý
7. Kết luận định sử dụng ống hút thân thiên với môi trường
của người tiêu dùng thành phố Hồ Chí Minh, Đề
Tiêu dùng sản phẩm ống hút giấy thân thiện với môi tài thực hành nghề nghiệp, Trường Đại học Tài
trường đang trở thành xu hướng của nhiều nhà hàng và Chính - Marketing.
quán cà phê không chỉ ở Hà Nội mà cả trênthế giới. 7. Chan, R. (2001). Determinants of Chinese
Tuy nhiên, xu hướng này chưa thực sự phổ biến và consumers’ green purchase behavior, Psychology &
được áp dụng rộng rãi. Nhiều nhà hàng và quán cà phê Marketing, 18(4), pp. 389-413.
ở các khu vực khác nhau chưa được tiếpcận nhiều với 8. Christian Haposan Pangaribuan (2020).
ống hút giấy cũng như nắm được các lợi ích mà ống Investigation into Millennials’ Perceived Environmental
hút giấy đem lại. Các doanh nghiệp sản xuất và kinh Knowledge towards Intention to Use Environmental-
doanh ống hút giấy cần có thêm nhiều biện pháp để tiếp Friendly Drinking Straws, Sustainability, 13, 7946.
cận tốt hơn tới các đối tượnglà nhà hàng và quán cà phê https://doi.org/10.3390/su13147946.
để phát triển ngành hàngnày. Do đó, nghiên cứu này 9. Daniel Holzer (2018). What Does Eco-
giúp những nhà quản lýtrong lĩnh vực này có thêm một Friendly Mean?, Sustainability, 18, 2018,
số kết luận để hiểu hơn về ý định mua ống hút giấy của https://doi.org/13.1350/su26435527.
các nhà hàng vàquán cà phê. Kết quả nghiên cứu chỉ ra 10. Hồ Mỹ Dung, Nguyễn Thanh Tùng, Nguyễn
có 5 yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua ống hút giấy của Thị Phương Uyên, Nguyễn Phi Phụng (2019), Các
các nhàhàng và quán cà phê ở Hà Nội, trong đó tác nhân tố ảnh hưởng đến ý định tiêu dùng xanh của
động mạnh nhất là yếu tố nhóm tham khảo, sau đó lần người dân tại thành phố Trà Vinh, Tạp chí Khoa học
lượt là yếu tố thái độ, giá bán, sự quan tâm đến môi Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng,
trường và cuối cùng là yếu tố sự tương đồng. Sự quan số 7 (03), 46-50.
tâm đến sức khỏe không ảnh hưởng đến ý địnhmua ống 11. Nguyễn Tiến Dũng (2017). Nghiên cứu về
hút giấy thân thiện với môi trường của cácnhà hàng và một số vấn đề tiêu dùng xanh và những khuyến nghị.
quán cà phê ở Hà Nội.◆ Tạp chí Công thương số 6, tháng 5/2017, 30-34.
12. Gi l J. M., Gracia A. và Sanchez M. (2000).
Tài liệu tham khảo: Market segmentation and willingness to pay for
organic products in Spain, 3 (2), pp. 207-226.
13. Võ Thị Bạch Hoa (2014), Phân tích các yếu
tố ảnh hưởng đến ý định mua sản phẩm thân thiện

92 🖙
Số 175/2023

186
với môi trường. Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Trường ảnh hưởng đến hành vi mua sản phẩm xanh của người
Đại Học Nha Trang. tiêu dùng Thành phố Hồ Chí Minh, Luận vănThạc sĩ
kinh tế, Trường Đại Học Kinh tế Tp. HCM.
14. Joel Espejel, Carmina Fandos (2008),
16. Phạm Trần Hạnh Thi (2013). “Các yếu tố ảnh
Consumer satisfaction: A key factor of consumer
hưởng đến ý định sử dụng túi sinh thái (Eco-Bags) của
loyalty and buying intention of a PDO food product.
người tiêu dùng tại Thành phố Hồ Chí Minh”, Luận
British Food Journal; Bradford Vol. 110, Iss. 9,
văn Thạc sĩ kinh tế, Trường Đại Học Kinh tế Tp. HCM.
(2008): 865-881. DOI:10.1108/00070700810900585
17. Vũ Huy Thông, Giáo trình Hành vi người tiêu
15. Juliana Mohd Abdul Kadir (2020),
dùng, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội (2010).
Examining a TPB model towards intention to use
18. Victoria Kulikovski and Manjola Agolli
biodegradable drinking straw using PLS-SEM,
(2010), Drivers of organic food consumption in
AMEABRA International Virtual Conference on
Greece, pp. 10-20.
Environment-Behaviour Studies,15 (5), pp. 13-18.
19. Tran Thi Bach Yen, Huynh Thi Cam Ly and
16. Nguyễn Thế Khải, Nguyễn Thị Lan Anh
Nhung Hoang (2020), Determinants trigger
(2016), Nghiên cứu ý định tiêu dùng xanh của người
Vietnamese young consumers to purchase eco-frien-
tiêu dùng tại thành phố Hồ Chí Minh, Tạp chí Khoa
dly products, Management Science Letters, 10
học Trường Đại học Mở - TP. Hồ Chí Minh, 11(1),
(2020), 3701-3706, doi: 10.5267/j.msl.2020.6.023.
128-130.
17. Kim and Choi (2005), Antecedents of green
Summary
purchase behavior: An examination of collectivism,
environmental concern, and PCE, Advances in
Consumer Research, Volume 32(1), pp. 592-599. The trend of consuming eco-friendly paper straws is
18. Kotler, P., & Keller, K.L. (2013). Marketing increasingly popular in restaurants and cafes.
Management. Prentice Hall. Authorized adaptation Therefore, the manufacturing and trading industry in
from the United States edition, entitled Marketing this field also developed strongly. To do well in the
Management, 15th edition, ISBN 978-0-13-385646-0,. market, businesses need to understand behavior of
19. Lawrence J.Axelrod and Darrin R.Lehman their customers. This study focuses on finding out the
(1993). Responding to environmental concerns: impact of factors related to: Attitude,Reference Group,
What factors guide individual action?, Journal of Price, Health concern, Environmental concern,
Environmental Psychology, Volume 13, Issue 2, Similarity to purchase intention to buy eco-friendly
June 1993, Pages 149-159. paper straw of restau- rants and coffeeshops in Hanoi.
10. Madalla A. Alibeli, Ph.D. Neil R. White By quantitative method and multiple regression
(2011). The Structure of Environmental Concern, analysis, the study collected data from 215 people who
International Journal of Business and Social are operating restaurants and cafes in Hanoi and
Science, Vol. 2 No. 4;pp. 5-10. processed it using SPSS 18 software. Research results
11. Madara, D.S., Namango, S.S., & Wetaka, C. show that5 factors affecting the intention to buy paper
(2016). Consumer-Perception on Polyethylene- straws of restaurants and cafes in Hanoi, of which the
Shopping -Bag. Journal of Environment and Earth strongest impact is the reference group factor, then the
Science, 6 (11), 12-36. attitude factor, selling price, environmental con-cerns
12. Oude Ophuis (1989). Health-related determi- and finally the similarity factor. Health con- cerns did
nants of organic food consumption in The not affect the intention to buy eco-friendlypaper straws
Netherlands, Marketing and Consumer Behaviour, of restaurants and cafes in Hanoi.
9 (3), pp. 119-133.
13. Stefano Boccaletti and Michele Nardellab
(2000), Consumer willingness to pay for pesticide-
free fresh fruit and vegetables in Italy, International
Food and Agribusiness Management Review, 3
(2000) 297-310.
14. Susan L. Holak, Donald R. Lehmann (1990),
Purchase Intentions and the Dimensions of
Innovation: An Exp loratory Model, Journal of
Product Innovation Management, 8 (2), pp. 35-50.
15. Hoàng Thị Hương Thảo (2013). Các yếu tố
93 khoa học
Số 175/2023

187
Relationship Between Migration Characteristics, Attitude to
Money, Financial Anxious and Intentions to Work Unlawful in
Foreign Country: Case in Vietnam (Tung & Huong, 2021)
TUNG PHUONG HUU1, HUONG NGUYEN THI MAI2*

1
Faculty of Human Resource Management, Ha Noi University of Home Affairs, Vietnam
371 Nguyen Hoang Ton Street, Bac Tu Liem, Hanoi city, VIETNAM
2
University of Economics and Business, Vietnam National University, Hanoi, Vietnam
144 Xuan Thuy Street, Cau Giay, Hanoi city, VIETNAM
Corresponding author: Nguyen Thi Mai Huong;
Email: nguyenthimaihuong21081985@gmail.com; Mobile: +84 976468828

Abstract: - Vietnamese people involved in illegal work abroad have received worldwide
attention in recent times. Studies that explore the causes of this fact are mainly qualitative. This
study applies a quantitative research method to clarify the relationship between emigration
personality, Attitude towards money, financial anxiety, and intention to engage in illegal labour
to fill that overseas gap law of Vietnamese people. This study was conducted through a cross-
sectional survey using a targeted sampling technique of 400 study participants. The SEM model
is used to test the hypotheses posed, and the research results through the model show that: (i)
Migration personality has a positive and significant impact on attitudes about money; (ii)
Financial anxiety and intention to engage in illegal work abroad; (iii) Attitudes towards money
positively and significantly affect intention to engage in illegal work abroad; (iv) Financial
anxiety has a positive and significant impact on intention to engage in illegal work in the
country; (v) There exists a positive and significant relationship between emigration personality
and attitudes towards money; Attitude towards money with financial anxiety; Financial anxiety
about the intention to engage in illegal work abroad. The conclusions of this study provide
valuable data for government policymakers.
Keywords: - Migration personality; Attitude towards money; Financial anxiety; Intent; Labour
abroad; Unlawful; Vietnam.

1. Introduction
According to ILO research, Vietnam living standards of a part of the population
recently recorded an increase in people and reducing hunger poverty, social
going abroad to work. In 2019 alone, more stability and building a skilled workforce
than 142,000 migrant workers (of which and industrial style [26]. Currently, about
about 50,000 are women) worked under 6 million Vietnamese people are living
contracts [66]. According to the and working in all continents of the world.
Government of Vietnam estimates, The number of Vietnamese going abroad
migrant workers send home $2.5-3 billion is increasing day by day for different
per year. Sending workers to work abroad purposes, posing new requirements and
is a policy of the Party and the State in the tasks for the protection of Vietnamese
trend of integration and opening up, in line migrants abroad [53]. There are four
with the current international migration
trend. This activity is increasingly

194
expanding to many countries and forms of sending Vietnamese workers to
territories, creating more job opportunities work abroad legally:
with higher incomes for Vietnamese
Service enterprises or non-business
workers, besides improving the
organizations are allowed to send
Enterprises send workers to work as Vietnamese workers to work abroad.
trainees to improve their skills.
Enterprises winning bids, accepting
Going to work under an individual contracts, investing abroad.
contract.
were sentenced to prison were given
The majority of workers go to work abroad suspended sentences. Government
through service enterprises and non- agencies continue to report inconsistent,
business units that have functions and are overlapping, or incomplete data on anti-
licensed to send Vietnamese workers to trafficking law enforcement and victim
work abroad [26]. identification, and authorities often fail to
separate cases-human trafficking with
However, due to various reasons, many
migrant smuggling cases [94].
Vietnamese workers have broken their
contracts to become illegal workers. For Article 17 of the 2013 Constitution of the
example, they want to have a higher Socialist Republic of Vietnam states that:
income, longer working time. The fraud in “Vietnamese citizens abroad are protected
labour export in Vietnam has caused some by the State”. Implementing the above
labourers to break their contracts and provisions of the Constitution, the State of
reside illegally. Many brokerage Vietnam has promulgated a system of
organizations have scammed people who legal documents regulating social
do not know; when they go abroad, they relations related to the migration of
realize that they have been cheated, so they Vietnamese citizens abroad. There are
evade the police and accept illegal about 53 legal and sub-law documents
residence to find another job to earn money related to migration [53]. In general, the
return invested capital [91]. According to current law of Vietnam has relatively
the United Nations Economic and Social specific provisions to protect the rights to
Council, human trafficking networks health, life, honour, dignity and other
smuggle about 18,000 Vietnamese to legitimate interests of citizens while living
Europe every year. Studies show that work, study, marry and adopt children
Vietnamese people working illegally in abroad. Vietnam actively cooperates in
Europe often come from rural and human trafficking prevention and combat
impoverished areas of the country, where with countries with shared borders and
they have few economic opportunities countries with many Vietnamese people
[55]. Workers in Eastern Europe are often living through the signing of bilateral
promised princely wages of up to £3,000 cooperation agreements with
($3,800 a month), about three times the neighbouring countries, such as China,
annual income in Vietnam's most Laos, Thailand, Malaysia [53]. As
impoverished provinces [1]. assessed by studies, the Vietnamese
government has not yet fully met the
In 2019, according to Vietnam's Ministry
minimum standards for the elimination of
of Foreign Affairs, Vietnam's Ministry of
human trafficking but is making
Public Security, and Vietnam's Border
significant efforts to do so [94]. These
Guard, they identified 211 cases of human
efforts include disseminating guidelines
trafficking (the corresponding figure in
for the implementation of Articles 150 and

195
2017 was 350 cases and in 2016 was 234 151 of the Penal Code, and conducting
cases). large-scale awareness
More than 276 people are accused of Moreover, it organizes government-
human trafficking (more than 500 people supported training courses for consular
in 2017 and 308 in 2016, respectively) officers, police and other relevant agencies
[94]. The People's Procuratorate at all to combat human trafficking [94]. The delay
levels reported that 194 defendants had hampered law enforcement efforts in
been prosecuted for human trafficking issuing official documents guiding Articles
(245 defendants in 2017, 295 defendants in 150 and 151 of the Vietnamese Penal Code.
2016, 442 defendants in 2015 and 472 The absence of an interagency coordination
defendants in 2014), and the court system mechanism and the lack of understanding
sentenced 213 defendants by provincial officials about anti-trafficking
(thecorresponding figure in 2017 was 244 laws and victim protection issues hinder
defendants, in 2016 it was 275 efforts to combat human trafficking [94].
defendants); sentence from under three
This fact requires quantitative studies to
years to 20 years in prison; however, some
explore the factors affecting illegal
defendants who campaigns in
immigration and illegal labour of overseas
communities at high risk of trafficking.
Vietnamese.
The objective of this study was to explore There is a negative association between
the Vietnamese people's intention to join conscientiousness and intention to migrate
illegal work abroad concerning their [88]. In contrast, there is a positive
emigration personality, attitudes towards association between conscientiousness
money, and financial anxiety. and intention to migrate [44]. There is no
positive association between migration
2. Literature Reviews intention and affable personality [64]. In
2.1. Migration personality: contrast, there is a positive association
between migration intention and pleasant
The decision to migrate is a complex personality [44]. Notable are the following
process also influenced by non-economic studies:
factors such as cultural differences [6] and
an individual's perception of migration's Extraversion migrants have increased
potential costs and benefits. Published mobility intentions and are more likely to
studies have found that perceptions of seek out new experiences in their
migration are shaped by factors such as destination [80], [81]. Open personality
preferences [5], [22], [36]; psychological intends to migrate [62], [44]. Migrants with
predispositions [27], the attractiveness of a thirst for adventure have the persistence
regions, prosperous and developed needed to undertake migration [81], [33]
countries [8], [56], [65]. In addition, successfully. There is a relationship
studies have found that culture is one of the between the calculation of migration
non-economic aspects affecting the decisions and economic prospects. The
attractiveness of alternative destinations purpose of migration is to open up the
for potential migrants [5], [6], [96], possibility of making much money [4],
However, there is still a lack of [14]. Open-mindedness is positively
understanding of different personality associated with high migration propensity
differences in individual intentions to (Ayhan et al., 2017). People with migratory
migrate. Personality traits can be and open personalities have adaptive skills
introduced into individual decision and substantially impact migration [14].

196
mechanisms through constraints, There is a positive association between
preferences, and expectations [3], [9], migratory personality, openness and
Different individuals in their personality intention to migrate [16], [17], [44], [45].
traits can lead to different constraints [9]. Highly social individuals (i.e., extroverts)
Preferences and expectations are two are more likely to travel longer distances
factors through which personality traits and prefer urban areas, while highly
can influence migration decisions. emotional individuals tend to travel longer
Personality traits influence expectations distances. shorter way [45].
based on how individuals perceive and
In summary, the extraversion personality
process information in different ways [3].
is characterized by being talkative,
For example, people who are more open to
sociable, enterprising, adventurous, and
new experiences can gather more
optimistic [34]. People with this
information [3]. Depending on their
personality trait are more likely to be
personalities and how they construct their
willing to move into new social groups
information sets, individuals may also
[71]. The open personality is characterized
predict, inflate, or deflate the benefits
by creativity, curiosity and connection
expected to be gained in alternative
[34]. This personality is highly likely to
locations, influencing their decisions.
migrate because it wants to experience
Few studies have found a relationship novelty about location, social networks
between personality and migration and culture [17], [44], [64]. Therefore, we
intention and behaviour [88]. hope to find a positive association
between emigration personality and
2.2. Attitude towards money:
attitudes towards money, financial
Attitudes towards money relate to anxiety, and intention to engage in illegal
individual behavioural intentions. The work abroad.
theory of monetary intelligence (MI) asserts
In poverty and limited prospects, many
that individuals apply their attitudes to
individuals are willing to take risks to
frame significant concerns in context and
seize opportunities abroad to earn more
strategically choose confident choices to
money. The prevailing notions of charm
achieve financial goals and ultimate
and opportunity in wealthy countries of
happiness [86]. Attitude towards infringes
stable employment, better living
upon an individual's actions and his way of
conditions, and access to hard currency
thinking [74]. Individuals seek to increase
seem to offer a way out of endless
wealth and maximize the utility generated
difficulty [30]. It sets the stage for human
from money [28]. However, since
trafficking and illegal immigration, as
individuals also have other important goals
people without legal immigration
(getting power, enjoying life) besides
conditions depend on illegal
accumulating wealth, these goals entirely
intermediaries for passport purchases and
influence an individual's attitude towards
transportation [30]. It involves human
their decisions and behaviour. Thus, the
trafficking, forced labour, and slavery
symbolic meaning of money becomes a
[30].
necessary aspect and may even exceed its
economic value [57]. Individuals with solid Money-focused people believe that using
beliefs will use the money to impress others the money for social comparison, power-
and gain social recognition [100]. seeking, ostentatiousness and overcoming
Individuals use the money to plan and self-doubt leads to low subjective well-
prepare for the future [100]. being [24], [77]. Does emigration affect
attitudes about money? We use MI to test

197
Studies show that different aspects of an the impact of money attitudes on intention
individual's attitude towards money can be to become an illegal worker abroad based
influenced by age, sex, education, income on theoretical guidance [25], [32], [60],
and ethnicity [29], [35]. People who [70], [83], [85], [84], [98], [78].
emphasize money as a sign of their
In most developing countries, poor
achievement may have low satisfaction with
economic, political and social
their current job, promotion, supervision, co-
infrastructure contributes to poverty,
workers, and overall life satisfaction [32].
conflict, and bad governance, forcing
Money lovers see money as helping them some people to leave and seek
improve their self-esteem [82], [101], opportunities elsewhere [30]. These poor
[102], helping themselves be recognized people traverse irregular channels and
(respected) by others. In the context of dangerous, dangerous and circuitous
materialism, money is power [54]. Salary- routes, becoming victims of human
minded people wanting more are widely trafficking [30]. Income poverty,
recognized as an essential motivator for unemployment, hunger, disease and
work. People who value money have a illiteracy are widespread, leading to illegal
stronger desire than others for wealth and overseas migration and human trafficking
can therefore be expected to work more or [10], [92]. There are long-term shortages
strive for higher-paying jobs [72]. People of jobs, education, vocational training and
who focus on money work hard for high economic opportunities. As a result,
income, and thus they are satisfied with unemployed youth and school dropouts
their job, salary and promotion [82]. are less able to work and thus become easy
People appreciate what they own and targets for traffickers [10], [92].
create a celebrity possessive effect [49].
More vulnerable are those who migrate
from rural areas, where opportunities are
even rarer, to urban areas searching for
work and other opportunities. At their
point of vulnerability, young people, both
men and women, are seduced by ruthless
traffickers for reasons such as the promise
of marriage, employment, educational
opportunities, or a life to live better [10],
[92].
To date, no studies have investigated the Test migratory personality, the Big-Five
link between financial satisfaction and the trait taxonomy scale [34] was used. This
intention to engage in illegal work abroad. scale includes 44 items in 5 factors. Each
Whether there is a link between engaging item is measured on a 5-point Likert scale
in illegal work abroad to satisfy the (Disagree strongly = 1; Disagree a little =
financial need, the article will examine the 2; Neither agree nor disagree =3; Agree a
relationship between financial anxiety and little = 4; Agree Strongly =5). This scale
intention to join illegal work abroad. is also translated into Vietnamese by
language experts and adjusted to suit
Based on the above studies, the article sets
Vietnamese people. In order to test the
forth the following research hypotheses:
intention to join illegal labour abroad, we
built a scale consisting of 6 items
(Appendix, Chart 12). Each item is
measured on a 5-point Likert scale

198
H1. Migration personality has a positive (Disagree strongly = 1; Disagree a little = 2;
and significant impact on attitudes about Neither agree nor disagree =3; Agree a little
money. = 4; Agree Strongly =5). A self-assessment
questionnaire was developed after
H2. Migration personality has a positive
consulting experts in the fields of
and significant impact on intention to
immigration, labour, and law. After
engage in illegal work abroad.
completing the questionnaire, we conducted
H3. Migration has a positive and a survey and analyzed the trial with
significant effect on financial anxiety. adjustment. Items with a Cronbach alpha of
less than 0.5 were included in the
H4. Attitudes towards money have a questionnaire. The questionnaire consists of
positive and significant effect on the three parts:
intention to engage in illegal work abroad.
A survey of population information
H5. Financial anxiety has a positive and including age, education, employment
significant effect on the intention to engage status;
in illegal work abroad.
Attitude section towards money;
H6. There exists a positive and significant
association between emigration Immigrant personality and intention to
personality, attitude towards money, engage in illegal work abroad.
financial anxiety and intention to engage
The personality test with the symbol R is
in illegal work abroad.
people questions-details of items in chart 1.
3. Materials and methods 3.2. Data collection
3.1. Variables and measures The design used for the study was a cross-
Examine attitudes towards money, and the sectional survey design that aimed to
study uses the Money Ethic Scale measure the independent variables
developed by Tang, Thomas Li-Ping in considered as factors of emigration
1998 [87]. Money Ethic Scale includes 27 personality, attitudes towards money,
items in 6 factors, including financial anxiety, and Vietnamese people's
Achievement/Obsession (Achievement); intention to join illegal labour.
Good; Power; Expression; Evil; The study participants included farmers,
Management of Money. Each item is workers. The study was conducted in the
measured on a 5-point Likert scale central provinces of Vietnam in November
(Disagree strongly =1; Disagree a little = 2019. Data collection through a
2; Neither agree nor disagree =3; Agree a questionnaire survey. The number of votes
little = 4; Agree Strongly =5). Scale is is (n=) 400. Respondents mark the correct
translated into Vietnamese by the linguist. options with a pencil. Collected data were
It has been adjusted in terms of grammar analyzed using SPSS 2.0 and SPSS AMOS
to suit Vietnamese people. 2.0 software. One hundred faulty
questionnaires should be discarded, and
only 300 remained included in the analysis.
Demographic information, including
gender, education, employment status and
personality, is described in Appendix. As
for the data of the personality section, we

199
swapped the items in reverse, detailed in
chart 1.

Chart 1. Frequency analysis


Factors Items Male Female Total Percent
High school or less 81 111 192 64.0
Education Bachelor or technical degree 25 34 59 19.7
Honours or higher 19 30 49 16.3
From 20 to 30 years old 19 30 49 16.3
Age From 31 to 40 years old 81 111 192 64.0
Over 40 years old 25 34 59 19.7
Unemployed 19 30 49 16.3
Employment status Employed 94 125 219 73.0
Student 12 30 42 14.0
4. Results Items in chart 3 have total confidence > 0.8.
Thus, all items meet the requirements to
4.1. Reliability analys perform the analysis of the next steps. The
Cronbach's Alpha coefficient is a average Variance Extracted acceptance
coefficient that allows assessing if it is threshold of entries is more significant than
appropriate to include certain observed 0.50 [39]. Chart 2 shows items with Average
variables that belong to a research variable Variance Extracted greater than 0.50,
(latent variables, factors). The items in including extraversion, achievement, power,
table 3 have Cronbach's Alpha coefficient sound, expression and worry. Therefore, these
greater than 0.8. All items have Cronbach items are accepted for analysis to proceed
Alpha coefficient > eight and corrected with the following steps. However, openness
item-total correlation > 0.3, so they are and intent entries with an Average Variance
accepted as reliable [40], [61], [20] Extracted index of approximately 0.5 but
.Reasonable composite confidence for a composite reliability greater than 0.8 are still
construct was defined with five to eight acceptable. Because if the average is less than
entries to meet the minimum threshold of 0.5 but composite reliability is higher than 0.6,
0.80 [68], [12]. the convergent validity of the construct is still
adequate [39].
Chart 2. Reliability Analysis
Average Variance
Factors Cronbach’s alpha Composite Reliability
Extracted
Openness 0.473 0.899 0.899
Extraversion 0.562 0.884 0.885
Achievement 0.602 0.900 0.901
Power 0.748 0.937 0.937
Good 0.580 0.873 0.873
Expression 0.773 0.931 0.932
Worry 0.727 0.930 0.942
Intent 0.470 0.840 0.841
4.2. Factor analysis Chart 5 shows that the Bartlett test has
statistical significance (Sig.=0.00),

200
The condition for exploratory factor coefficient KMO=0.946 is valid for factor
analysis is to satisfy the following analysis. Chart 3 shows that Total
Variance Explained =66.748% is valid
requirements: Factor loading > 0.5. 0.5 ≤
[39]. Initial Eigenvalues of 6 factors =
KMO ≤ 1: KMO coefficient (Kaiser- 1.636 (greater than 1.40) are valid [75].
Meyer-Olkin) is an index used to consider
the appropriateness of factor analysis [18],
[50].

Chart 3. Total Variance Explained


Extraction Sums of Squared
Initial Eigenvalues Rotation Sums of Squared Loadings
Loadings
Com
% of Cumulative % of Cumulative % of
Total Total Total Cumulative %
Variance % Variance % Variance
1 16.027 34.100 34.100 16.027 34.100 34.100 5.656 12.035 12.035
2 3.107 6.611 40.711 3.107 6.611 40.711 4.151 8.831 20.866
3 2.426 5.162 45.873 2.426 5.162 45.873 4.052 8.622 29.487
4 2.228 4.741 50.614 2.228 4.741 50.614 3.865 8.224 37.712
5 2.155 4.584 55.198 2.155 4.584 55.198 3.827 8.143 45.854
6 2.012 4.282 59.479 2.012 4.282 59.479 3.485 7.415 53.269
7 1.781 3.789 63.268 1.781 3.789 63.268 3.370 7.171 60.440
8 1.636 3.480 66.748 1.636 3.480 66.748 2.965 6.308 66.748
Extraction Method: Principal Component Analysis.
The significant KMO coefficient means Factor loading > 0.3 is considered to be the
that factor analysis is appropriate. minimum level; Factor loading > 0.4 is
Bartlett test has statistical significance considered necessary; Factor loading > 0.5 is
(Sig. < 0.05): This is a statistical considered to be of practical significance.
quantity used to consider the hypothesis Chart 6 shows that the factor loading of all
that variables do not correlate in the variables is more significant than 0.6, which
population. If this test is statistically means that the factor analysis is valid [38].
significant (Sig. < 0.05), the observed Chart 4. KMO and Bartlett's Test
variables are correlated in the Kaiser-Meyer-Olkin Measure
.943
population. Thus, the variables are valid of Sampling Adequacy.
for factor analysis [76]. Approx. Chi-
9042.288
Factor loading (factor loading factor or Bartlett's Test Square
factor weight) is the criterion to ensure of Sphericity df 1081
Sig. .000
the practical significance of factor
analysis:
Chart 5. Rotated Component Matrix
Rotated Component Matrix
Component
1 2 3 4 5 6 7 8
Openness3 .719
Openness6 .706
Openness1 .697
Openness8 .694
Openness9 .693
Openness2 .688
Openness5 .665
Openness4 .644
Openness10 .611
Openness7 .599

201
Achievement1 .759
Achievement5 .759
Achievement6 .749
Achievement3 .746
Achievement4 .737
Achievement2 .724
Extraversion6 .761
Extraversion3 .760
Extraversion2 .734
Extraversion5 .733
Extraversion4 .682
Extraversion1 .675
Worry4 .808
Worry3 .806
Worry2 .803
Worry5 .785
Worry1 .760
Power3 .812
Power2 .802
Power4 .802
Power1 .780
Power5 .771
Intent5 .711
Intent1 .692
Intent3 .683
Intent6 .659
Intent4 .648
Intent2 .647
Good5 .786
Good2 .755
Good4 .739
Good1 .704
Good3 .690
Expression4 .789
Expression3 .780
Expression1 .778
Expression2 .774
Extraction Method: Principal Component Analysis.
Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization.
a. Rotation converged in 7 iterations.
4.3. Structural Equation Modeling ) positively and significantly affects
(SEM) attitudes towards money (money is a
success, money is power, money is good).
With the confirmatory factor analysis (CFA)
Money is alluring). It is worth noting that
technique, the SEM model allows the
openness affects the attitude that money is
flexibility to find the most suitable model in good with Regression Weights = 0.421
the proposed models [21], [51], [58], [69], with confidence p-value = 0.000.
[95]. Openness affects the attitude that money is
Evaluate the fit of the SEM model, Chi- attractive with Regression Weights =
Square (χ2) testing, Root-Mean-Square 0.441 with confidence p-value = 0.000
Error of Approximation (RMSEA) (Chart 6). Similarly, extraversion
personality positively and significantly
procedures [10] together with confidence
affects the attitude that money is power
intervals, standardized-root are required. -
with Regression Weights = 0.503 with
mean square residual (SRMR), Tucker- confidence p-value = 0.000. Extraversion

202
Lewis Index (TLI) [93] and Comparative Fit personality affects the attitude that money
Index (CFI) [7] were reported. It is is attractive with Regression Weights =
0.499 with confidence p-value = 0.000.
suggested that a good fitting model should
Extraversion personality affects the
have values of CFI and TLI ≥ .90, RMSEA
attitude that money is successful with
and SRMR ≤ .08 [10], [15], [42], [51]. The Regression Weights = 0.411 with
SEM model is used to test the hypotheses confidence p-value = 0.000.
posed in this article:
4.4. SEM model of the relationship
between emigration personality and
attitude towards money
Figure 1. SEM model of the relationship between emigration personality and attitude towards
money

Chart 6. Regression Weights relationship between personality and attitude towards money
Estimate S.E. C.R. P
Achievement <--- Openness .295 .065 4.515 *** accept
Power <--- Openness .281 .068 4.105 *** accept
Good <--- Openness .421 .077 5.442 *** accept
Express <--- Openness .441 .073 6.026 *** accept
Achievement <--- Extraversion .411 .070 5.852 *** accept
Power <--- Extraversion .503 .075 6.732 *** accept
Good <--- Extraversion .379 .079 4.820 *** accept
Express <--- Extraversion .499 .076 6.581 *** accept
About model fit: The analysis results 4.5. SEM model of the relationship
(Figure 1) show that Chi-square=1.147; between emigration personality and
Df=583; P-value=0.08; Chi- intention to join illegal labour abroad
square/df=1.258; GFI=0.899; TLI=0.986;
CFI=0.987; RMSEA=0.022. Thus, all The results of the SEM analysis (Figure 2)
coefficients meet the requirements. show that migration personality (openness
Particularly for GFI coefficients and extraversion) positively and
approximately 0.9 is acceptable [10], [93], significantly affects the intention to
[7], [15], [42], [51].
engage in illegal labour abroad. It is

203
With the above analysis results, noteworthy that openness affects the
hypothesis H1 has been accepted. It means intention to join illegal labour abroad with
that emigration personality has a positive the coefficient of Regression Weights =
and significant impact on attitudes towards
0.490 with the confidence p-value = 0.000
money.
(Chart 8).
Figue 2. SEM model of the relationship between personality and intention to join illegal
labor abroad

Chart 7 . Regression Weights: Relationship between emigration personality and intention to


participate illegal workers abroad
Estimate S.E. C.R. P
Intent <--- Openness .409 .068 6.025 *** accept
Intent <--- Extraversion .267 .066 4.056 *** accept
About model fit: Analysis results (Figure 4.6. SEM model of the relationship
2) for Chi-square=238,589; Df=206; P- between personality and financial
value=0.059;Chi-square/df=1.158; anxiety
GFI=0.935; TLI=0.987; CFI=0.989;
RMSEA=0.023. Thus, the coefficients are The results of the SEM analysis (Figure 3)
satisfactory [10], [93], [7], [15], [42], [51]. show that migration personality (openness
With the above analysis results, hypothesis and extraversion) has a positive and
H2 has been accepted. It means that significant impact on financial anxiety.
migrant personality has a positive and Openness affects financial anxiety with
significant impact on engaging in illegal Regression Weights = 0.382 with
work abroad. confidence P-value = 0.000. Extraversion
personality affects financial anxiety with
Regression Weights = 0.397 with
confidence P-value = 0.000 (chart 8).
Figue 3. SEM model of the relationship between emigration personality and financial
anxiety

204
Chart 8 . Regression Weights on the relationship between emigration personality and financial
anxiety
Estimate S.E. C.R. P
Worry <--- Openness .382 .073 5.219 *** Accept
Worry <--- Extraversion .397 .076 5.210 *** Accept
About model fit. Analysis results (Figure With the above analysis results,
3) for Chi-square=207,469; Df=186; P- hypothesis H3 has been accepted. It means
value=0.134; Chi-square/df=1.115; that emigration has a positive and
GFI=0.939; TLI=0.993; CFI=0.994; significant effect on financial anxiety.
RMSEA=0.020. Thus, the coefficients are 4.7. SEM model of the relationship
satisfactory [10], [93], [7], [15], [42], [51]. between attitude towards money and
The results of the SEM analysis (Figure 4) intention to engage in illegal labour
show that the degree to money has a abroad
positive and significant effect on the
intention to engage in illegal work abroad. It is worth noting that the attitude that
money is power affects the intention to
join illegal labour abroad with the
coefficient of Regression Weights = 0.229
with the reliability p-value = 0.000 (chart
10).
Figue 4. SEM model of the relationship between attitude towards money and intention
to engage in illegal labor abroad

205
Chart 9. Regression Weights on the relationship between attitude towards money and
intention to engage in illegal work abroad
Estimate S.E. C.R. P
Intent <--- Achievement .159 .068 2.317 .020 Accept
Intent <--- Power .229 .061 3.771 *** Accept
Intent <--- Good .129 .061 2.111 .035 Accept
Intent <--- Express .171 .057 3.021 .003 Accept
About model fit. Analysis results (Figure 4) 4.8. SEM model of the relationship
for Chi-square=297.293; Df=289; P- between financial anxiety and intention
value=0.356; Chi-square/df=1.029; to engage in illegal work abroad
GFI=0.932; TLI=0.998; CFI=0.998;
RMSEA=0.010. Thus, the coefficients are The results of SEM analysis (Figure 5)
satisfactory [10], [93], [7], [15], [42], [51]. show that financial anxiety has a positive
With the above analysis results, hypothesis and significant impact on the intention to
H4 was accepted. The attitude towards join illegal labour abroad with Regression
money positively and significantly affects Weights = 0.401 with confidence. P-
the intention to engage in illegal work value= 0.000 (Chart 10).
abroad.
Figue 5. SEM model of the relationship between financial anxiety and intention to
engage in illegal work abroad

206
Chart 10. Regression Weights on the relationship between financial anxiety and
intention to engage in illegal work abroad
Estimate S.E. C.R. P
Intent <--- Worry .401 .055 7.295 *** Accept
About model fit. Analysis results (Figure The high impact including openness
5) for Chi-square= 47,207; Df=43; P- personality affects the degree that money is
value=0.305; Chi-square/df=1.098; good with Regression Weights = 0.423 and
GFI=0.973; TLI=0.997; CFI=0.998; reliability p-value = 0.000; Money is
RMSEA=0.018. Thus, the coefficients are impressive with Regression Weights =
satisfactory[10], [93], [7], [15], [42], [51]. 0.443 and reliability p-value = 0.000,
extraversion personality affects the attitude
With the above analysis results,
of money as power with Regression
hypothesis H5 was accepted. It means that
Weights = 0.503 and confidence p-value =
financial anxiety has a positive and
0.000 ; money is successful with coefficient
significant effect on engaging in illegal
Regression Weights = 0.412 and reliability
work abroad.
p-value = 0.000; Money is impressive with
4.9. SEM model of the relationship coefficient of Regression Weights = 0.499
between personality, money and reliability p-value = 0.000, financial
consciousness, financial anxiety and anxiety affects intention to join illegal work
intention to join illegal work abroad abroad with Regression Weights = 0.421
and reliability p-value = 0.000 (Chart 11).
After performing the testing procedures
for different SEM models, we choose the About model fit: The analysis results
overall model based on the model fit- (Figure 6) show that Chi-
testing indicators (Figure 6). square=1201,715; Df=1020; P-value=000;
Chi-square/df=1.178; GFI=0.861;
The results of the SEM analysis (Figure 6) TLI=0.977; CFI=0.979; RMSEA=0.024.
show that personality, attitude towards Thus, the coefficients are satisfactory [10],
money, and financial anxiety have a [93], [7], [15], [42], [51].
positive and significant impact on the
intention to engage in illegal work abroad.
Figure 6. Overall SEM model of the relationship between personality, money
consciousness, financial anxiety and intention to join illegal labor abroad

207
Chart 11 . Regression Weights on the relationship between personality, money sense,
financial anxiety and intention to join illegal work abroad
Estimate S.E. C.R. P
Achievement <--- Openness .297 .065 4.546 *** accept
Power <--- Openness .283 .068 4.147 *** accept
Good <--- Openness .423 .077 5.507 *** accept
Express <--- Openness .443 .073 6.071 *** accept
Achievement <--- Extraversion .412 .070 5.867 *** accept
Power <--- Extraversion .503 .074 6.749 *** accept
Good <--- Extraversion .377 .078 4.837 *** accept
Express <--- Extraversion .499 .076 6.599 *** accept
Worry <--- Achievement .162 .068 2.388 .017 accept
Worry <--- Power .261 .060 4.325 *** accept
Worry <--- Good .201 .061 3.295 *** accept
worry <--- express .220 .058 3.796 *** accept
intent <--- worry .424 .057 7.498 *** accept
5. Discussion Second, the study found a positive and significant
5.1. Key findings association between emigration personality and
intention to engage in illegal work abroad. It
First, the study found a positive and means that people with a migrant personality are
significant association between emigration likely to engage in illegal work abroad to a high
(extraversion and openness) and attitudes degree. People with a highly persistent migrant
towards money. Migrants want money, personality tend to seek out new experiences and
they want success, they want power, and are likely to join the illegal labour force abroad
they want to be charismatic. Migrants will without opportunities. It is similar to the findings
use money as a means to impress others and of [80], [81], [62], [44] that people with a
gain social recognition. Migrants love migratory personality have a solid intention to
money, want to use the money to show

208
power, improve self-esteem, and expect to migrate and tend to migrate, and they are seeking
be recognized by others. This finding is new experiences in their destination.
similar to that of [100], [82], [102]. Fourth, the study found a positive and
It is similar to [81], [33] that people with a significant association between attitudes
migratory personality and a thirst for towards money and intention to engage in
adventure have the necessary persistence to illegal work abroad. It means that money-
undertake migration successfully. loving, money-focused people are more likely
Moreover, this also coincides with the to engage in illegal labour abroad. It is similar
finding of [14] that people with an open and to the finding of [100] that money-loving
migratory personality have strong adaptive individuals use money as a means to impress
skills and influence on migration, so they are others and gain social recognition. Money-
more likely to participate in the migration centres argue that using the money for social
process illegal workers abroad. comparison, power-seeking, ostentatiousness,
Third, the study found a positive and and overcoming self-doubt leads to low
significant association between emigration subjective happiness [24], [77]. People who
personality and financial anxiety. It means love money, focus on money are often not
that people with a migratory personality are satisfied or less satisfied with their current job,
likely to have high financial aspirations. current compensation and salary. They aspire to
They are more likely to join illegal labour migrate to look for a new job and position to get
abroad to relieve their current financial more money. It is similar to [82] finding that
worries. It is similar to the finding of [4], people who emphasize money as an indicator
[14] that there exists a relationship between of their performance may have low satisfaction
accounting for migration decisions and with their current job, promotion, supervision.
economic prospects. That is, the purpose of Co-workers and overall life satisfaction. The
migration is to open up the possibility of ability to engage in illegal labour of money-
making more money. The Vietnamese loving, money-centred people is highly likely
people involved in illegal work abroad are to engage in illegal labour because they have a
primarily young and middle-aged. This age strong desire for money. They have
group is in the group that worries about expectations of having the opportunity to earn
finances to cover family expenses and much money when their current position and
personal future. It is similar to the finding by job prevent them from getting this. It is similar
[99] that financial anxiety is mentioned to the finding of [72] that people who value
more often by young and middle-aged money have a stronger desire than others for
people. It is similar to the findings of [41] wealth and can therefore be expected to work
that ability to: handle financial emergencies, more or strive for higher jobs with higher-
ability to meet basic needs, debt level, paying jobs.
savings and money for future financial Fifth, the study discovered a positive and
needs and life goals Many Vietnamese significant relationship between financial
people want to settle abroad because they anxiety and intention to engage in illegal work
are not satisfied with their current life, the abroad. It means that people with financial
focus is on financial issues. Similar to worries are more likely to engage in illegal
Yamauchi, Templer's (1982) finding that work abroad. It is similar to [67] findings that
individuals use money as a means to plan financial satisfaction is an integral component
and prepare for the future. In Vietnam, there of overall life satisfaction and happiness.
is a fact, as found by [89], [30] that poverty Similar to [89] finding that many Vietnamese
remains high, and the land falls into state people want to settle abroad because they are
hands in rural Vietnam. The interviewees not satisfied with their current life, the focus is
explained that their intentions stem from the on financial issues. Similar to [30] finding that
fact that the quality of life in Vietnam is not in the context of poverty and limited prospects,
good enough. It is similar to [90] finding that

209
some interviewees implied they were many individuals are willing to take risks to
dissatisfied with political issues and social seize opportunities abroad to earn more.
injustices in Vietnam, so immigration Future studies should also assess the impact of
through the pursuit of International additional factors not included in our analysis,
education is a viable option. such as current living conditions, information
factors, poverty factors, and unemployment.
In poverty and limited prospects, many Our research was done in a Vietnamese
individuals are willing to take risks to seize cultural context. Studying in other cultural
opportunities abroad to earn more money. contexts and drawing generalized conclusions
The prevailing notions of charm and by research develops a different research
opportunity in wealthy countries of stable paradigm [79].
employment, better living conditions, and 6. Conclusions
access to hard currency seem to offer a way In recent years, the number of Vietnamese
out of endless difficulty [30]. It sets the people joining the illegal labour force abroad
stage for human trafficking and illegal has been increasing. However, some studies
immigration, as people without legal have only found the factors affecting the
immigration conditions depend on illegal intention to join illegal work abroad by
intermediaries for passport purchases and qualitative research. In order to fill the research
transportation [30]. It involves human gap on Vietnamese people's intention to join
trafficking, forced labour, and slavery [30]. illegal work abroad, this study used
Sixth, the study explored a reliable and quantitative research methods. It used theories
significant causal relationship between of personality, attitudes about money, financial
emigration personality, attitude towards anxiety as a framework for understanding
money, financial anxiety and intention to standard views on intentions to engage in illegal
engage in illegal labour in the country. It work abroad detail: About model fit: Analysis
means that migration personality has a results (Figure 2) for Chi-square=238,589;
positive and significant impact on attitude Df=206; P-value=0.059;Chi-square/df =1.158;
towards money, attitude towards money GFI=0.935; TLI=0.987; CFI = 0.989;
has a positive and significant impact on RMSEA=0.023. Figure 3 for Chi-
financial anxiety, financial anxiety. have a square=207,469; Df=186; P-value=0.134; Chi-
positive and significant effect on the square/df=1.115; GFI=0.939; TLI= 0.993;
intention to engage in illegal labour. CFI=0.994; RMSEA=0.020. Figure 4 for Chi-
5.2. Limitations square=297.293; Df=289; P-value=0.356; Chi-
square/ df=1.029; GFI = 0.932; TLI=0.998;
As with other empirical studies, there are CFI=0.998; RMSEA = 0.010. Figure 5 for Chi-
limitations to this study that should be square= 47,207; Df=43; P-value=0.305; Chi-
considered when discussing the results. square/ df = 1.098; GFI=0.973; TLI = 0.997;
Firstly, the paper and pencil survey CFI = 0.998; RMSEA = 0.018. Figure 6 show
method was used in our study. It reflects that Chi - square =1201,715; Df=1020; P-
the subjective perception of the value=000; Chi-square/df=1.178; GFI = 0.861;
respondents towards the investigated TLI=0.977; CFI = 0.979; RMSEA = 0.024.
questions. Therefore, the data is still Research results show that emigration
subjective of the respondents [63]. personality has a positive and significant impact
Furthermore, our data is collected over a on attitude towards money, attitude towards
single period. money has a positive and significant impact on
Second, this study explores the financial anxiety. Financial anxiety has a positive
relationship between personality, attitude and significant effect on the intention to engage
towards money, financial anxiety and in illegal work abroad. These findings have
intention to engage in illegal work contributed to enriching the research literature on
abroad. Some other factors have been intentions to engage in illegal labour. The
ignored, such as differences in conclusions of this study provide helpful
demographic factors such as gender, information for Vietnamese government it this

210
income. It is also possible to evaluate the study using a larger sample group from a more
influencing factors for the intention to diverse population.
engage in illegal labour law abroad
through the theory of planned behaviour,
reasoned action [63].
policymakers. It should be recalled that
the sample size in this study was small;
therefore, would be beneficial to repeat
References [12] Brunner, M. & Süß, H. (2005). Analyzing
the Reliability of Multidimensional Measures:
[1] AFP. (2019). Bored and broke, Vietnam migrants An Example from Intelligence Research.
risk lives for riches in Europe. Bored and broke, Retrieved May 16, 2019 from: Error! Hyperlink
Vietnam migrants risk lives for riches in Europe. reference not valid. viewdoc/ download?
https://www.bangkokpost.com/world/1780894/bored- doi=10.1.1.856.4612&rep=rep1&type=pdf
and-broke-vietnam-migrants-risk-lives-for-riches-in-
europe [13] Burchell, B. J. (2003). Identifying, describing
and understanding financial aversion: Financial
[2] Ajzen, I. (1987). Attitudes, traits, and actions: phobes. Report for EGG. Retrieved from http://
dispositional prediction of behavior in personality people.pwf.cam.ac.uk/ bb101/ Financial Aversion
and social psychology. Adv Exp Soc Psychol 20(1); Report Burchell.pdf.
pp1-63
[14] Butikofer, A., & Peri, G. (2017). Cognitive
[3] Almlund, M., Duckworth, A. L., Heckman, J., & and noncognitive skills and the selection and
Kautz, T. (2011). Personality psychology and sorting of migrants. National Bureau of
economics. In E. A. Hanushek, S. Machin, & L. Economic Research Working Paper Series, No.
Woessmann (Eds.), Handbook of the Economics of 23877.
Education, (Vol. 4, pp. 1-181): Elsevier.
[15] Byrne, B. M. (1989). A primer of LISREL:
[4] Ayhan, S., Gatskova, K., & Lehmann, H. (2017). Basic applications and programming for
The impact of non-cognitive skills and risk confirmatory factor analytic models. New York:
preferences on rural-to-urban migration: Evidence Springer. https://doi.org/10.1007/978-1-4613-
from Ukraine. IZA Discussion Paper Series 8885-2
No.10982.
[16] Camperio Ciani, A. S., Capiluppi, C.,
[5] Bauernschuster, S., Falck, O., Heblich, S., Veronese, A., & Sartori, G. (2007). The
Suedekum, J., & Lameli, A. (2014). Why are adaptive value of personality differences
educated and risk loving persons more mobile across revealed by small island population dynamics.
regions? Journal of Economic Behavior & European Journal of Personality, 21(1), 3-22.
Organization, 98, 56-69.
[17] Canache, D., Hayes, M., Mondak, J. J., &
[6] Belot, M., & Ederveen, S. (2012). Cultural Wals, S. C. (2013). Openness, extraversion and
barriers in migration between OECD countries. the intention to emigrate. Journal of Research in
Journal of Population Economics, 25(3), 1077-1105. Personality, 47(4), 351-355.
[7] Bentler, P. M. (1990). Comparative fit indexes in [18] Cerny, C.A., & Kaiser, H.F. (1977). A
structural models. Psychological Bulletin,107, 238– study of a measure of sampling adequacy for
246. https://doi.org/10.1037/0033-295X.86.5.452 factor-analytic correlation matrices.
[8] Bertoli, S., Fernández-Huertas Moraga, J., & Multivariate Behavioral Research, 12(1), 43-47.
Ortega, F. (2013). Crossing the border: Self- [19] Claes Fornell and David F. Larcker.
selection, earnings and individual migration Evaluating Structural Equation Models with
Unobservable Variables and Measurement

211
decisions. Journal of Development Economics, 101, Error. Journal of Marketing Research, Vol. 18,
75-91. No. 1 (Feb., 1981), pp. 39-50
[9] Borghans, L., Duckworth, A. L., Heckman, J. J., [20] Cortina, J. M. (1993). What is coefficient
& Weel, B. t. (2008). The economics and psychology alpha? An examination of theory and
of personality traits. Journal of Human Resources, applications. Journal of applied psychology,
43(4), 972-1059. 78(1), 98.
[10] Brown, L. (2002). Sex Slaves: The trafficking of
women in Asia. London: Virago Press.
[34] Goldberg, L. R. (1990). An alternative
[11] Browne, M. W., & Cudeck, R. (1993). "description of personality": the big-five factor
Alternative ways of assessing model fit. In K. structure. Journal of Personality and Social
A.Bollen & J. S. Long (Eds.). Testing structural Psychology, 59(6), 1216-1229.
equation models (pp. 136–162). Newbury Park,CA:
[35] Gresham, A. and Fontenot, G. (1989),
Sage.
‘‘The differing attitudes of the sexes toward
money: an application of the money attitudes
scale”, in Gordon, P.J. and Kellerman, B.J.
(Eds), Advances in Marketing, Southwestern
[21] Crowley, S. L., & Fan, X. (1997). Structural Marketing Association, Charleston, SC, pp.
equation modeling: Basic concepts and applications 380-4.
in personality assessment research. Journal of
[36] Groenewold, G., Bruijn, B., & Bilsborrow,
Personality Assessment, 68(3), 508–531.
R. (2012). Psychosocial factors of migration:
https://doi.org/10.1207/ s15327752jpa6803_4
Adaptation and application of the health belief
[22] Czaika, M. (2012). Migration in times of model. International Migration, 50(6), 211-231.
uncertainty: on the role of economic prospects.
[37] Ha Thanh. (2019). 5.6% of Vietnamese
DEMIG project paper no. 11. International Migration
children show signs of being trafficked.
Institute.
https://tuoitre.vn/5-6-tre-em-viet-nam-co-dau-
[23] David Nguyen.(2019). The number of hieu-la-nan-nhan-buon-nguoi-
Vietnamese who want to live abroad is still very high. 20190813125244917.htm
[Vietnamese version].
[38] Hair, J., Anderson, R., Tatham, R. and
https://www.bbc.com/vietnamese/forum-46736513
Black, W. (1998). Multivariate data analysis.
[24] Diener, E. Suh, E. M., Lucas, R. E., & Smith, H. 5th Edition, Prentice Hall, New Jersey.
L. (1999). Subjective well-being: Three decades of
[39] Hair, J., Black, W., Babin, B., and
progress. Psychological Bulletin, 125(2), 276-302.
Anderson, R. (2010). Multivariate data analysis
[25] Erdener, C., & Garkavenko, V. (7th ed.): Prentice-Hall, Inc. Upper Saddle
(2012). Money attitudes in River, NJ, USA.
Kazakhstan. Journal of International Business and
[40] Hair.J., J. F., Black., W. C., Babin., B. J.,
Economics, 12(3), 87-94.
Anderson.,R. E., & L.Tatham., R. (2006).
[26] European Union, Consular Department - Multivariant Data Analysis. New Jersey:
Ministry of Foreign Affairs, International Pearson International Edition.
Organization for Migration (2011). An overview of
[41] Hira, T. K., & Mugenda, O. M. (1998).
the migration of Vietnamese citizens abroad.
Predictors of finan-cial satisfaction: Differences
[Vietnamese version]. Hanoi: DNA Company
between retirees and non-retirees. Financial
Counseling and Planning, 9(2), 75-83.

212
[27] Fawcett, J. T. (1985). Migration psychology: [42] Hu, L. T., & Bentler, P. M. (1999). Cutoff
New behavioral models. Population and criteria for fit indexes in covariance structure
Environment, 8(1), 5-14. analysis: Conventional criteria versus new
alternatives. Structural Equation Modeling: A
[28] Finn, D.R. (1992), ‘‘The meaning of money - a
Multidisciplinary Journal, 6(1), 1-55.
view from economists”. American Behavioral
https://doi.org/10.1080/10705519909540118
Scientist, Vol. 35 No. 6, pp. 658-68.
[43] John, O. P., & Srivastava, S. (1999). The
[29] Furnham, A. (1984), ‘‘Many sides of the coin:
Big-Five trait taxonomy: History, measurement,
the psychology of money usage''. Personality and
and theoretical perspectives. In L. A. Pervin &
Individual Differences, Vol. 5 No. 5, pp. 501-9.
O. P. John (Eds.), Handbook of personality:
[30] Gabriel Temesgen. Root Causes and Solutions to Theory and research (Vol. 2, pp. 102–138). New
Human Trafficking in Ethiopia. International Journal York: Guilford Press.
of Science and Research (IJSR), August 2014.ISSN
[44] Jokela, M. (2009). Personality predicts
(Online): 2319-7064
migration within and between U.S. states.
[31] Garman, E. T., Leech, I. E., & Grable, J. E. Journal of Research in Personality, 43(1), 79-83.
(1996). The negative impact of employee poor doi: 10.1016/j.jrp.2008.09.005
personal financial behaviors on employers. Financial
[45] Jokela, M., Elovainio, M., Kivimăki, M., &
Counseling and Planning, 7, 157-168.
Keltikangas-Jarvinen, L. (2008). Temperament
[32] Gbadamosi, G., & Joubert, P. (2005). Money and migration patterns in Finland. Psychological
ethic, moral conduct and work related attitudes: Field Science, 19(9), 831-837.
study from the public sector in Swaziland. Journal of
Management Development, 24(8), 754-763.
[33] Gibson, J., & McKenzie, D. (2011). The
microeconomic determinants of emigration and [59] Ngoc Le. (2010). BPSOS: Human
return migration of the best and brightest: Evidence trafficking lines are very 'sophisticated' and
from the Pacific. Journal of Development Economics, 'cruel'. [Vietnamese version].
95(1), 18-29. doi: 10.1016/j. jdeveco.2009.11.002 https://www.voatiengviet.com/a/bpsos
[46] Joo, S., & Grable, J. (2004). An exploratory [60] Nkundabanyanga, S. K., Omagor, C.,
framework of the determinants of financial Mpamizo, B., & Ntayi, J. M. (2011). The Love
satisfaction. Journal of Family and Economic Issues, of Money, pressure to Perform and Unethical
25(1), 25-50. Marketing Behavior in the Cosmetic Industry in
Uganda. International Journal of Marketing
[47] Joo, S., & Grable, J. E. (2000). Improving
Studies, 3(4), 40-49.
employee productivity: The role of financial
counseling and education. Journal of Employment [61] Nunnally, J.C. and Bernstein, I.H. (1994)
Counseling, 37, 2-15. The Assessment of Reliability. Psychometric
Theory, 3, 248-292.
[48] Joseph F. Hair Jr. William C. Black Barry J.
Babin Rolph E. (2014). Anderson. Multivariate Data [62] Otto, K., & Dalbert, C. (2012). Individual
Analysis Seventh Edition. Pearson Education Limited differences in job-related relocation readiness:
The impact of personality dispositions and
[49] Kahneman, D. (2011). Thinking, fast and slow.
social orientations. Career Development
New York: Farrar, Strass and Giroux.
International, 17(2), 168-186. doi:
[50] Kaiser, H. (1974). An index of factor simplicity. 10.1108/13620431211225340
Psychometrika 39: 31–36.
[63] Pakpour AH, Gellert P, Asefzadeh S,
Updegraff JA, Molloy GJ, Sniehotta FF.

213
[51] Kline, R.B. (2011). Principles and Practice of Intention and planning predicting medication
Structural Equation Modeling. Guilford Press, New adherence following coronary artery bypass
York graft surgery. Journal of Psychosomatic
Research. 2014; 77(4):287–95.
[52] Lange, C., & Byrd, M. (1998). The relationship
https://doi.org/10.1016/j.jpsychores.2014.07.001
be-tween perceptions of financial distress and
PMID: 25280826
feelings of psychological wellbeing in New Zealand
university students. International Journal of [64] Paulauskaite, E., Seibokaite, L., &
Adolescence and Youth, 7, 193-209. Endriulaitiene, A. (2010). Big five personality
traits linked with migratory intentions in
[53] Le Thi Minh Phuong. (2018). The legal
Lithuanian student sample. International Journal
mechanism for the protection of Vietnamese citizens
of Psychology: A Biopsychosocial Approach, 7,
migrating abroad. Journal of Industry and Trade
41-58.
online. [Vietnamese version].
http://www.tapchicongthuong.vn/bai-viet/co-che- [65] Pedersen, P. J., Pytlikova, M., & Smith, N.
phap-ly-ve-bao-ho-cong-dan-viet-nam-di-cu-ra-nuoc- (2008). Selection and network effects-Migration
ngoai-53994.htm flows into OECD countries 1990-2000.
European Economic Review, 52(7), 1160-1186.
[54] Lemrová, S., Reiterová, E., Fatěnová, R., Lemr,
K., & Tang, T. L. P. (2014). Money is power: [66] Pham Hoat (2019). Illegal labor abroad:
Monetary intelligence-love of money and temptation Do not gamble with fate. [Vietnamese version].
of materialism among Czech university students. 30/10/2019. http://cand.com.vn/doi-song/Lao-
Journal of Business Ethics, 125(2), 329-348. dong-ra-nuoc-ngoai-bat-hop-phap-Khong-nen-
danh-bac-voi-so-phan-567647/
[55] Mara Bierbach. People smuggling from Vietnam to
Europe: The facts. https://www.infomigrants.net/ [67] Plagnol, A. C. (2011). Financial
en/post/ 20423/ people-smuggling-from-vietnam-to- satisfaction over the life course: The influence
europe-the-facts of assets and liabilities. Journal of Economic
Psychology, 32(1), 45-64.
[56] Mayda, A. M. (2010). International migration: a
panel data analysis of the determinants of bilateral [68] Raykov, T. (1997). Estimation of
flows. Journal of Population Economics, 23(4), composite reliability for congeneric measures.
1249-1274. Applied Psychological Measurement, 21(2),
173-184.
[57] Medina, J.F., Saegert, J. and Gresham, A.
(1996), ‘‘Comparison of Mexican-American and [69] Raykov, T., & Marcoulides, G. (2006). A
Anglo-American attitudes toward money''. The first course in structural equation modeling
Journal of Consumer Affairs, Vol. 30 No. 1, pp. 124- (2nd Ed.). Mahwah, NJ: Lawrence Erlbaum.
45.
[58] Nachtigall, C., Kroehne, U., Funke, F., & Steyer,
[83] Tang, T. L. P., Sutarso, T., Akande, A.,
R. (2003). (Why) should we use SEM? Pros and cons
Allen, M. W., Alzubaidi (2006). The love of
of structural equation modeling. Methods of
money and pay level satisfaction: Measurement
Psychological Research Online, 8(2),1-22.
and functional equivalence in 29 geopolitical
entities around the world. Management and
Organization Review, 2(3), 423-452.
[70] Sardžoska, E., & Tang, T. L. P. (2009). Testing
a model of behavioral intentions in the Republic of [84] Tang, T. L. P., Sutarso, T., Ansari, M. A.,
Macedonia: Differences between the private and the Lim, V. K. G., Teo, T. S. H., Arias-Galicai, F.,
public sectors. Journal of Business Ethics, 87(4), Manganelli, A. M. (2011). The love of money is
495-517. the root of all evil: Pay satisfaction and CPI as
moderators. In Leslie A. Toombs (Ed.), Best

214
[71] Schaefer, P. S., Williams, C. C., Goodie, A. S., paper proceedings of the 2011 Annual Meeting
& Campbell, W. K. (2004). Overconfidence and the of the Academy of Management.
Big Five. Journal of Research in Personality, 38(5),
[85] Tang, T. L. P., Sutarso, T., Davis, G. M. T.,
473-480.
Dolinski, D., Ibrahim, A. H. S., & Wagner, S. L.
[72] Schor, J.B. (1991). The Overworked American: (2008). To help or not to help? The Good
The Unexpected Decline of Leisure. New York: Basic Samaritan Effect and the love of money on
Books. helping behavior. Journal of Business Ethics,
82(4), 865-887.
[73] Silventoinen, K., Hammar, N., Hedlund, E.,
Koskenvuo, M., Ronnemaa, T., & Kaprio, J. (2008). [86] Tang, Thomas Li-Ping et al.(2015).
Selective international migration by social position, Monetary Intelligence and Behavioral
health behaviour and personality. European Journal Economics across 32 Cultures: Good Apples
of Public Health, 18(2), 150-155. Enjoy Good Quality of Life in Good Barrels.
Journal of Business Ethics. DOI:
[74] Simmel, G. (1997). The Philosophy of Money.
10.1007/s10551-015-2980-y
Routledge & Kegan Paul, London, (originally
published in 1900). [87] Tang, Thomas Li-Ping. 1998. The Meaning
of Money Revisited: The Development of the
[75] Smith, R. M and Miao, C. Y. (1994). Assessing
Money Ethic Scale. Paper presented at the
unidimensionality for Rasch measurement. In M.
Annual Meeting of the Southwestern
Wilson (Ed.): Objective Measurement: Theory into
Psychological Association (34th, Tulsa, OK,
Practice. Volume 2. Greenwich: Ablex.
April 21-23, 1988).
[76] Snedecor, George W. and Cochran, William G.
[88] Tellegen,A., & Waller, N. G. (2008).
(1989), Statistical Methods, Eighth Edition, Iowa
Exploring personality through test construction:
State University Press.
Development of the multidimensional
[77] Srivastava, A., Locke, E. A., & Bartol, K. M. personality questionnaire. In G. J. Boyle, G.
(2001). Money and subjective well-being: It’s not the Matthews & D. H. Saklofske (Eds.), The sage
money, it’s the motives. Journal of Personality and handbook of personality theory and assessment
Social Psychology, 80(6), 959-971. (Vol. 2 Personality measurement and testing).
Thousand Oaks, CA: Sage.
[78] Srivastava, A., Locke, E. A., & Bartol, K. M.
(2001). Money and subjective well-being: It’s not the [89] Tra Mi (2015). Poverty is still high, land in
money, it’s the motives. Journal of Personality and the hands of the state in rural Vietnam.
Social Psychology, 80(6), 959-971. [Vietnamese version]
https://www.voatiengviet.com/a/ngheo-doi-van-
[79] Sun Y, Fang Y, Lim KH, Straub D. User cao-dat-dai-roi-vao-tay-nha-nuoc-tai-nong-thon-
satisfaction with information technology services: A vietnam/2934583.html
social capi- tal perspective. Information Systems
Research. 2012; 23(4):1195–211. [90] Tran Le Huu Nghia. Motivations for
Studying Abroad and Immigration Intentions:
[80] Tabor, A. S. (2010). A framework for voluntary The Case of Vietnamese Students. Journal of
migration: Understanding modern British migration International Students , Volume 9, Issue 3
to New Zealand. Masters Thesis, Victoria University (2019), pp. 758-776. ISSN: 2162-3104 (Print),
of Wellington, Wellington, New Zealand. 2166-3750 (Online) doi:
[81] Tabor, A. S., & Milfont, T. L. (2011). Migration 10.32674/jis.v0i0.731ojed.org/jis
change model: Exploring the process of migration on [98] Wong, H. M. (2008). Religiousness, love of
a psychological level. International Journal of money, and ethical attitudes of Malaysian
Intercultural Relations, 35 (6), 818-832. doi:
10.1016/j.ijintrel.2010.11.013

215
[82] Tang, T. L. P. (1992). The meaning of money evangelical Christians in business. Journal of
revisited. Journal of Organizational Behavior, 13, Business Ethics, 81(1), 169-191.
197-202.
[99] Wrosch, C., Heckhausen, J., & Lachman,
[91] Tran Van Thien, Nguyen Sinh Cong (2011). M. E. (2000). Primary and secondary control
Solutions to prevent escaping export labor. strategies for man-aging health and financial
http://molisa.gov.vn/Pages/tintuc/ stress across adulthood. Psychology and Aging,
chitiet.aspx?tintucID=20918 15(3), 387-399.
[92] Truong, T. and Angeles, B. (2005). Searching [100] Yamauchi, K.T. and Templer, D.I. (1982),
for Best ractices to Counter Human Trafficking in ‘‘The development of a money attitude scale''.
Africa: A focus on women and children. Report Journal of Personality Assessment, Vol. 46,
commissionedby United Nations Educational, May, pp. 522-8.
Scientific and Cultural Organization (UNESCO)
[101] Zhang, L. Q. (2009). An exchange theory
[93] Tucker, L. R., & Lewis, C. (1973). A reliability of money and self-esteem in decision making.
coefficient for maximum likelihood factor analysis. Review of General Psychology, 13(1), 66-76.
Psychometrika, 38, 1-10.
[102] Zhang, L. Q., & Baumeister, R. F. (2006).
https://doi.org/10.1007/BF02291170
Your money or your self-esteem: Threatened
[94] U.S. Embassy in Vietnam. (2019). 2019 report egotism promotes costly entrapment in losing
of Human trafficking situation. [Vietnamese version]. endeavors. Personality and Social Psychology
https://vn.usembassy.gov/vi/2018-tipreport/ Bulletin, 32(7), 881-893.
[95] Ullman, J. B. (2006). Structural equation [103] Zhou, X. Y., Vohs, K. D., & Baumeister,
modeling: Reviewing the basics and moving forward. R. F. (2009). The symbolic power of money:
Journal of Personality Assessment, 87(1), 35- Reminders of money alter social distress and
50.https:// doi.org/10.1207/ s15327752 jpa870103 physical pain. Psychological Science, 20(6).
[96] Wang, Z., De Graaff, T., & Nijkamp, P. (2016).
Cultural diversity and cultural distance as choice
determinants of migration destination. Spatial
Economic Analysis, 11(2), 176-200.
[97] Widaman. F., & Reise, S. P. (1997). Exploring the
measurement invariance of psychological instruments:
Applications in the substance use domain. In K. J. Bryant,
M. Windle, & S. G.West (Eds.).

216
Appendix
Chart 12 . Items in the questionnaire
Disagree strongly =1 ; Disagree
a little = 2 ; Neither agree nor
Code My attitude about money disagree =3 ; Agree a little = 4 ;
Agree Strongly =5
1 2 3 4 5
Achievement Achievement
Achievement1 Money represents one's achievement.
Achievement2 Money in the bank is a sign of security
Achievement3 Money is a symbol of success.
Achievement4 Money is the most important thing (goal) in my life.
Achievement5 Money gives you autonomy and freedom.
Achievement6 Money, the more you have, the better.
Good Good
Good 1 Money is attractive.
Good 2 I value money very highly.
Good 3 Mongy is good.
Good 4 Money is important.
Good 5 Money is valuable.
Power Power
Power 1 Money talks.
Power 2 Money becomes a symbol of status in the
Power 3 modern society.
Power 4 Money can buy you luxuries.
Power 5 Money means power.
Expression Expression
Expression 1 Money makes people respect you in your community.
Expression 2 Money can bring you many friends.
Money will help you to exprpss your competence and
Expression 3
ability.
Money can give you the opportunity to be what you want
Expression 4
to be.
I see Myself as Someone Who
Extraversion Extraversion
Extraversion 1 Is talkative
Extraversion 2 Is reserved (R)
Extraversion 3 Is full of energy
Extraversion 4 Generates a lot of enthusiasm
Extraversion 5 Tends to be quiet (R)
Extraversion 6 Has an assertive personality
Openness Openness
Openness 1 Is original, comes up with new ideas
Openness 2 Is curious about many different things
Openness 3 Is ingenious, a deep thinker
Openness 4 Has an active imagination

217
Disagree strongly =1 ; Disagree
a little = 2 ; Neither agree nor
Code My attitude about money disagree =3 ; Agree a little = 4 ;
Agree Strongly =5
1 2 3 4 5
Openness 5 Is inventive
Openness 6 Values artistic, aesthetic experiences
Openness 7 Prefers work that is routine (R)
Openness 8 Likes to reflect, play with ideas
Openness 9 Has few artistic interests (R)
Openness 10 Is sophisticated in art, music, or literature
Worry My worry about finances
Worry 1 I feel anxious about my financial situation.
I have difficulty sleeping because of my financial
Worry 2
situation.
I have difficulty concentrating on my school/or work
Worry 3
because of my financial situation.
Worry 4 I am irritable because of my financial situation.
I have difficulty controlling worrying about my financial
Worry 5
situation.
My muscles feel tense because of worries about my
Worry 6
financial situation.
I feel fatigued because I worry about my financial
Worry 7
situation.
Intent Intention to become illegal workers
Attitude1 I have considered illegal labor
Attitude2 I am very interested in getting illegal work abroad
Attitude3 I expected to going abroad illegally
Attitude4 Illegal immigration is very good to earn more money
Attitude5 I will go abroad if someone helps
My family agree whith my intention of illegal
Attitude6
immigration
(“R” denotes reverse-scored items)

218
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Armstrong, J. S., & Sperry, T. (1994). Business School Prestige—Research versus


Teaching. Revista Organizações Em Contexto, 2(3), 13–43. https://doi.org/10.15603/1982-
8756/roc.v2n3p83-101

2. Ary, D., Jacobs, L. C., Razavieh, A., & Ary, D. (2010). Introduction to research in
education (8th ed). Wadsworth.

3. Babbie, E. R. (1986). The practice of social research (4th ed). Wadsworth Pub. Co.
http://www.gbv.de/dms/bowker/toc/9780534056582.pdf

4. Bernard, H. R. (1994). Research Methods in Anthropology: Qualitative and Quantitative


Approaches (2nd ed.). Thousand Oaks, CA: Sage., 03(08), 1–9.
https://doi.org/10.4236/oalib.1102910

5. Dam, V. C. (2006). Vũ Cao Đàm (2006 ) Phương pháp luận Nghiên cứu Khoa học—
Phương pháp nghiên cứu khoa học—Studocu.
https://www.studocu.com/vn/document/truong-dai-hoc-thu-dau-mot/phuong-phap-
nghien-cuu-khoa-hoc/vu-cao-dam-2006-phuong-phap-luan-nghien-cuu-khoa-
hoc/34910916

6. Đinh Phi Hổ, Đ. P. (2019). Nghiên cứu định lượng trong kinh tế và viết bài báo khoa học.
NXB Tài chính.

7. Đinh Phi Hổ, H. (2021). Phương pháp nghiên cứu kinh tế và viết luận văn thạc sĩ & luận
án tiến sĩ.
https://scholar.google.com.vn/citations?view_op=view_citation&hl=vi&user=Itgn-
T4AAAAJ&cstart=20&pagesize=80&sortby=pubdate&citation_for_view=Itgn-
T4AAAAJ:W5xh706n7nkC

8. Hạnh, N. T. H. (2018, December 1). Khung nghiên cứu (research framework).


https://kdieuduong.duytan.edu.vn/nghien-cuu-khoa-hoc/khung-nghien-cuu-research-
framework.aspx?lang=vn

9. Huong, L. T., & Huong, N. T. (2023). Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua sản phẩm ống
hút giấy thân thiện với môi trường của các nhà hàng và quán cà phê: Một khảo sát ở thành
phố Hà Nội. Tạp Chí Khoa Học Thương Mại, 175, 80–93.

10. Kothari, C. R. (2004). Research Methodology: Methods and Techniques. New Age
International.

11. Kumar, B. V. K. V., Mahalanobis, A., & Juday, R. D. (2005, November 24). Correlation
Pattern Recognition. https://doi.org/10.1017/CBO9780511541087

219
12. Marshall, C. and Rossman, G.B. (1998). Designing qualitative research.
https://www.academia.edu/893425/Designing_qualitative_research

13. Martyn Shuttleworth, Lyndsay T Wilson. (2008, October 3). Definition of Research.
https://explorable.com/definition-of-research

14. Muijs, D. (2004). Doing Quantitative Research in Education with SPSS. SAGE
Publications, Ltd. https://doi.org/10.4135/9781849209014

15. Quốc hội Việt Nam. (2013, June 18). Luật khoa học và công nghệ năm 2013 số
29/2013/QH13 mới nhất. https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Cong-nghe-thong-tin/Luat-
khoa-hoc-va-cong-nghe-nam-2013-197387.aspx

16. Shuttleworth, M., & Wilson, L. T. (2019). Definition of Research.


https://www.semanticscholar.org/paper/Definition-of-Research-Shuttleworth-
Wilson/254288d36bc1677d2709eed2d915be266bfcdf69

17. Tài Đ. A. (2008). Giáo trình Phân tích số liệu thống kê. Trường ĐH Kinh tế. ĐH Thái
Nguyên. http://thuvienso.bvu.edu.vn/handle/TVDHBRVT/4401

18. Thắng, N. V. (2022). Giáo Trình Thực Hành Nghiên Cứu Trong Kinh Tế Và Quản Trị Kinh
Doanh-Nguyễn Văn Thắng, 283 Trang. Sách Việt Nam.
https://vietbooks.info//threads/giao-trinh-thuc-hanh-nghien-cuu-trong-kinh-te-va-quan-
tri-kinh-doanh-nguyen-van-thang-283-trang.96134/

19. Thọ, N. Đ. (2014). Giáo Trình Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học Trong Kinh Doanh
(NXB Tài Chính 2014)-Nguyễn Đình Thọ. Sách Việt Nam.
https://vietbooks.info//threads/giao-trinh-phuong-phap-nghien-cuu-khoa-hoc-trong-kinh-
doanh-nxb-tai-chinh-2014-nguyen-dinh-tho.85493/

20. Tung, H. P., & Huong, N. T. M. (2021). Relationship Between Migration Characteristics,
Attitude to Money, Financial Anxious and Intentions to Work Unlawful in Foreign
Country: Case in Vietnam. WSEAS Transactions on Environment and Development, 17,
1252–1273. https://doi.org/10.37394/232015.2021.17.115

21. Uyen, N. C., Thanh, N. N., Luong, H. T., & Thuy, H. T. P. (2022). Factors Affecting the
Studying Attitude of Universal Students: A Research in the Faculty of Human Resource
Management, Hanoi University of Home Affairs. International Journal of Advances in
Engineering and Management, 4(4), 1333–1348.

22. Yang, J. (n.d.). Chapter 1. Retrieved March 17, 2023, from


https://www.csus.edu/indiv/y/yangy/145ch1.htm

220
MỤC LỤC

Contents
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
1. Mục tiêu của khóa học ..........................................................................................2
2. Giảng viên .............................................................................................................2
3. Nội dung của khóa học .........................................................................................3
Chương 1: GIỚI THIỆU VỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC .....................................7
1.1. Một số khái niệm ....................................................................................................7
1.1.1. Khái niệm nghiên cứu .....................................................................................7
1.1.2. Khái niệm nghiên cứu khoa học .....................................................................8
1.2. Vai trò của nghiên cứu khoa học...........................................................................9
1.3. Phân loại nghiên cứu khoa học............................................................................11
1.3.1. Căn cứ vào chức năng của nghiên cứu khoa học .........................................11
1.3.2. Căn cứ vào tính chất của sản phẩm nghiên cứu khoa học ...........................12
1.3.3. Căn cứ vào phương pháp nghiên cứu ...........................................................12
1.4. Các chuẩn mực của một công trình nghiên cứu khoa học................................13
1.4.1. Hướng tới các vấn đề mang tính quy luật ....................................................13
1.4.2. Hướng tới tri thức mới ..................................................................................14
1.4.3. Đảm bảo tính chặt chẽ, tin cậy .....................................................................14
1.5. Quy trình nghiên cứu khoa học ...........................................................................15
1.5.1. Khái niệm ......................................................................................................15
1.5.2. Các bước trong quy trình nghiên cứu ...........................................................15
1.6. Thực hành nội dung giới thiệu nghiên cứu khoa học ........................................21
1.6.1. Ý tưởng nghiên cứu khoa học .......................................................................22
1.6.2. Thiết kế nghiên cứu khoa học .......................................................................24
1.6.3. Tổng quan các công trình nghiên cứu khoa học ..........................................28
1.6.4. Xây dựng khung lý thuyết .............................................................................32
1.6.5. Mô hình nghiên cứu ......................................................................................34
Chương 2. MẪU KHẢO SÁT VÀ THU THẬP SỐ LIỆU .......................................40
2.1. Mẫu khảo sát .........................................................................................................40
2.1.1. Khái niệm ......................................................................................................40
2.1.2. Lý do phải chọn mẫu khảo sát ......................................................................41
2.1.3. Quy trình chọn mẫu khảo sát ........................................................................41
2.1.4. Một số phương pháp chọn mẫu cơ bản ........................................................41
2.2. Các phương pháp khảo sát, thu thập số liệu ......................................................48
2.2.1. Khái niệm ......................................................................................................48
2.2.2. Yêu cầu khi sử dụng phương pháp khảo sát .................................................48

221
2.2.3. Các bước chính khi thiết kế bảng khảo sát ...................................................48
2.2.4. Cách thiết kế bảng câu hỏi khảo sát .............................................................50
2.2.5. Xây dựng và thực hiện quy trình khảo sát ....................................................52
2.2.6. Quy trình chuẩn bị số liệu khảo sát ..............................................................52
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH ................................54
3.1. Khái niệm ..............................................................................................................54
3.1.1. Khái niệm nghiên cứu định tính: ..................................................................54
3.1.2. Phương pháp nghiên cứu định tính: .............................................................54
3.2. Đặc điểm của nghiên cứu định tính ....................................................................55
3.3. Các phương pháp thu thập dữ liệu định tính ....................................................55
3.3.2. Phương pháp phỏng vấn sâu ........................................................................58
3.3.3. Phương pháp thảo luận nhóm ......................................................................60
3.3.4. Phương pháp nghiên cứu tình huống ...........................................................62
3.3.5. Thay đổi đáng kể nhất (MSC) .......................................................................64
3.3.6. Đánh giá có sự tham gia của cộng đồng (PRA) ..............................................66
3.4. Kỹ thuật khi phân tích dữ liệu định tính............................................................68
CHƯƠNG 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN ĐỊNH LƯỢNG .....................................69
4.1. Khái niệm, đặc điểm, phân biệt nghiên cứu định tính và định lượng .............69
4.1.1. Khái niệm ......................................................................................................69
4.1.2. Phân biệt nghiên cứu định tính với nghiên cứu định lượng .........................69
4.1.3. Đặc điểm của nghiên cứu định lượng ...........................................................69
4.2. Một số phương pháp nghiên cứu định lượng .....................................................70
4.2.1. Phương pháp khảo sát ..................................................................................70
4.2.2. Phương pháp thử nghiệm .............................................................................80
CHƯƠNG 5. KỸ THUẬT PHÂN TÍCH DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU ......................86
5.1. Kiểm định độ tin cậy của thang đo .....................................................................86
5.1.1. Khái niệm ......................................................................................................86
5.1.2. Đo lường độ tin cậy bằng hệ số Cronbach’s Alpha .....................................87
5.1.3. Các tiêu chuẩn trong kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach's Alpha ......87
5.1.4. Hướng dẫn kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach Alpha trên SPSS .......88
5.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA ......................................................................93
5.2.1. Khái niệm ......................................................................................................93
5.2.2. Các tiêu chí trong phân tích EFA ..................................................................94
5.2.3. Cách phân tích nhân tố khám phá EFA trên SPSS ........................................95
5.3. Phân tích hồi quy trong SPSS............................................................................106
5.3.1. Phân tích hồi quy tuyến tính ........................................................................106
5.3.2. Ước lượng hồi quy tuyến tính bằng OLS .....................................................107
5.4. Phân tích hồi quy tuyến tính bội trên SPSS .....................................................107

222
CHƯƠNG 6. TRÌNH BÀY KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC .................116
6.1. Giới thiệu về nghiên cứu khoa học ...................................................................116
6.1.1. Khái niệm về nghiên cứu khoa học .............................................................116
6.1.2. Mục tiêu nghiên cứu khoa học ....................................................................116
6.2. Giới thiệu cấu trúc bài nghiên cứu khoa học ...................................................116
6.2.1. Cấu trúc bài nghiên cứu chung ..................................................................116
6.2.2. Kết cấu 3 chương và 5 chương trong phần nội dung: ...............................116
6.2.3. Xây dựng đề cương nghiên cứu chi tiết ......................................................117
6.3. Thực hành viết báo cáo nghiên cứu khoa học ..................................................121
6.3.1. Trước khi viết báo cáo ................................................................................121
6.3.2. Trong khi viết báo cáo ................................................................................121
6.3.3. Sau khi viết ..................................................................................................122
6.3.4. Danh mục tài liệu tham khảo ......................................................................122
6.4. Ví dụ về đề cương chi tiết...................................................................................124
Chương 7. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN MỘT BÀI BÁO KHOA HỌC ........149
7.1. Viết bài báo khoa học .........................................................................................149
7.2. Các câu hỏi đầu tiên ...........................................................................................149
7.3. Các đặc điểm của một bài báo khoa học tốt.....................................................149
7.4. Các phần của một bài báo..................................................................................149
7.5. Các hướng dẫn cho các phần của một bài báo ................................................150
7.5.1 Tên đề tài (Title) ..........................................................................................150
7.5.2. Tác giả (Authors) ........................................................................................151
7.5.3 Tóm tắt (Abstract) .......................................................................................151
7.5.4 Giới thiệu (Introduction) ............................................................................152
7.5.5 Vật liệu và phương pháp (Materials and Methods)....................................152
7.5.6 Kết quả (Results).........................................................................................153
7.5.7 Thảo luận (Discussion) ...............................................................................153
7.5.8 Kết luận và đề nghị (Conclusions and recommendation)...........................154
7.5.9 Cảm ơn (Acknowledgements) .....................................................................154
7.5.10. Tài liệu tham khảo (References) ...............................................................154
7.6. Một số bài báo khoa học mẫu ............................................................................154
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................219
MỤC LỤC ..................................................................................................................221

223

You might also like