Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 33

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

TRƯỜNG ĐH GIAO THÔNG VẬN TẢI TP.HCM


KHOA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ VIỄN THÔNG

BÁO CÁO ĐỒ ÁN MÔN HỌC


HỌC PHẦN: MÁY ĐIỆN 2
Mã học phần: 036206

Đề tài thực hiện: Dây quấn phần ứng động cơ


không đồng bộ ba pha.

Giảng viên hướng dẫn: Th.S. Nguyễn Minh Quyền.


Nhóm thực hiện: Nhóm 03

Dương Trọng Phúc –TD21 – 2151050034


Dương Minh Điền – TD21 – 2151050048
Đoàn Ngọc Phát – TD21 – 2151050031
Phạm Quốc Tiến – TD21 – 2151050066

1
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 16 tháng 04 năm 2023

MỤC LỤC
CHƯƠNG 1. Lý do chọn đề tài..........................................................................................................1
1.1. Lý do chọn đề tài......................................................................................................................1
1.2. Phân tích yêu cầu......................................................................................................................1
1.3. Cách tiến hành..........................................................................................................................1
CHƯƠNG 2. Cơ sở lý thuyết về động cơ không đồng bộ ba pha......................................................2
2.1. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động...............................................................................................2
2.1.1. Cấu tạo..............................................................................................................................2
2.1.2. Nguyên lý hoạt động.........................................................................................................4
2.2. Sơ đồ thay thế...........................................................................................................................5
2.2.1. Mô hình mạch stator.........................................................................................................6
2.2.2. Mô hình mạch rotor..........................................................................................................7
2.2.3. Quy đổi mạch rotor từ tần số f2 sang tần số f1...................................................................8
2.2.4. Quy đổi mạch rotor về stator............................................................................................8
2.3. Đặc tính cơ................................................................................................................................9
2.4. Biểu đồ năng lượng.................................................................................................................12
2.5. Các thông số khi khởi động động cơ......................................................................................13
2.5.1. Dòng điện mở máy.........................................................................................................13
2.5.2. Moment mở máy.............................................................................................................13
2.6. Một số loại động cơ................................................................................................................14
2.7. Ứng dụng của động cơ không đồng bộ 3 pha.........................................................................14
CHƯƠNG 3. KHẢO SÁT ĐỘNG CƠ KHÔNG ĐỒNG BỘ BA PHA...........................................15
3.1. các chi tiết cơ khí của máy......................................................................................................15
3.2. Chất lượng dây quấn stator.....................................................................................................15
CHƯƠNG 4. TÍNH TOÁN VÀ QUẤN LẠI STATOR ĐỘNG CƠ KHÔNG ĐỒNG BỘ BA PHA
THEO KIỂU ĐỒNG KHUÔN...............................................................................................................17
4.1. Tính toán thông số..................................................................................................................17
4.2. Sơ đồ dây quấn.......................................................................................................................22
4.3. Cấp điện và vận hành động cơ LÚC KHÔNG TẢI................................................................23
CHƯƠNG 5. TÍNH TOÁN VÀ QUẤN LẠI STATOR ĐỘNG CƠ KHÔNG ĐỒNG BỘ BA PHA
THEO KIỂU ĐỒNG TÂM.....................................................................................................................24
5.1. Tính toán thông số..................................................................................................................24
5.2. hình ảnh cấp điện và vận hành động cơ KHI KHÔNG TẢI...................................................28
Kết luận...................................................................................................................................................30
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................................................31
dsadsadasdsadsa

2
CHƯƠNG 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI


Động cơ điện không đồng bộ ba pha có chức năng chuyển đổi năng lượng điện thành
cơ, hoạt động theo định luật cảm ứng điện từ. Do tuổi thọ của lớp cách điện của dây và sự tỏa
nhiệt của quá trình từ hóa nên động cơ điện bị cháy trong quá trình sử dụng. Quy trình quấn
dây đòi hỏi người thợ phải có kinh nghiệm và sự hiểu biết về máy điện. Để áp dụng những
kiến thức đã học vào thực tế, nhóm 4 đã chọn đề tài quấn dây phần ứng động cơ không đồng
bộ ba pha rotor lồng sóc, giúp sinh viên hiểu sâu hơn về cách tính chọn dây quấn và kiểu quấn
dây cho máy điện.
1.2. PHÂN TÍCH YÊU CẦU
 Tính toán dây quấn động cơ theo hai kiểu đồng khuôn và đồng tâm.
 Động cơ chạy đúng công suất, điện áp như tính toán.
 Động cơ hoạt động ổn định, không gây ra các ảnh hưởng đến môi trường: khói, mùi khét,

1.3. CÁCH TIẾN HÀNH
 Khảo sát thị trường để mua động cơ.
 Lên danh sách thiết bị trong quá trình tháo lắp vệ sinh.
 Tính toán và vẽ sơ đồ dây quấn động cơ theo hai cách đồng khuôn và đồng tâm.
 Tiến hành quấn dây cho động cơ theo hai cách đồng khuôn và đồng tâm.
 Cấp điện, vận hành và kiểm tra các thông số.

3
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ ĐỘNG CƠ KHÔNG ĐỒNG BỘ BA PHA

2.1. CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG


2.1.1. Cấu tạo

Hình 2.1. Stator và Rotor của động cơ không đồng bộ 3 pha

 Stator: gồm vỏ máy, lõi sắt và dây quấn


 Vỏ máy: để cố định lõi sắt và dây quấn chứ không dẫn từ. Vỏ máy thường làm
bằng gang. Đối với máy công suất lớn (>1000 KW) dùng thép tấm hàn lại.

Hình 2.2. Vỏ máy

 Lõi sắt: dùng để dẫn từ, vì từ trường đi qua lõi thép là từ trường quay nên để giảm
tổn hao lõi thép được ghép từ các lá thép kĩ thuật điện dày 0,35 mm hoặc 0,5 mm.
Khi đường kính ngoài > 990 mm thì phải dùng những tấm hình rẻ quạt ghép.
 Để giảm tổn hao do dòng điện xoáy, mỗi lá thép kĩ thuật điện đều phủ sơn cách
điện.

4
Hình 2.3. Stator
+ Dây quấn: Dây quấn Stator được đặt vào các rãnh của lõi sắt và cách điện với lõi
này.

Hình 2.4. Dây quấn Stator

 Rotor: là phần quay gồm lõi thép, trục và dây quấn.


 Lõi thép rotor: gồm các lá thép kĩ thuật điện ghép lại. Mặt ngoài lõi thép rotor có
các rãnh để đặt dây quấn, ở giữa có lỗ để lắp trục, có khi còn có các lỗ thông gió.
Trục máy gắn với lõi thép rotor và làm bằng thép tốt.
 Dây quấn: Tùy theo cấu tạo dây quấn phần quay, máy điện không đồ bộ chia ra
làm hai loại: máy không đồng bộ rotor dây quấn và máy không đồng bộ rotor lồng
sóc.

5
Hình 2.5. Rotor lồng sóc

Hình 2.6. Rotor dây quấn


2.1.2. Nguyên lý hoạt động
Khi dòng điện ba pha trong dây quấn stator → trong khe hở không khí xuất hiện từ

trường quay với tốc độ . Từ trường này quét qua dây quấn nhiều pha tự ngắn mạch
đặt trên lõi sắt rôto, cảm ứng trong dây quấn rôto suất điện động E 2. Do rôto kín mạch nên
trong dây quấn có dòng điện I2. Từ thông do dòng điện I2 hợp với từ thông của stato tạo thành
từ thông tổng ở khe hở. Dòng điện trong dây quấn rôto tác dụng với từ thông khe hở sinh ra
mômen. Tác dụng đó có quan hệ mật thiết với tốc độ quay n của rôto. Trong những phạm vi
tốc độ khác nhau thì chế độ làm việc của máy cũng khác nhau. Sau đây ta sẽ nghiên cứu tác
dụng của chúng trong ba phạm vi tốc độ.
2.1.2.1. Roto quay cùng chiều từ trường quay, tốc độ ( n<n1 , 0<s< 1)
Giả thiết về chiều quay n1 của từ trường khe hở F và của rôto n như hình bên. Theo qui
tắc bàn tay phải, xác định được chiều sđđ E2 và I2, theo qui tắc bàn tay trái, xác định được lực
Fđt và mômen M. Ta thấy F cùng chiều quay của rôto, điện 5 năng đưa tới stato, thông qua từ

6
trường đã biến đổi thành cơ năng trên trục làm quay rôto theo chiều từ trường quay n1 → máy
làm việc ở chế độ động cơ.

Hình 2.7. Rotor quay cùng chiều từ trường quay n<n1


2.1.2.2. Rotor quay cùng chiều từ trường quay, tốc độ (n>n1, s<0)
Dùng động cơ sơ cấp quay rôto của máy điện không đồng bộ vượt tốc độ đồng bộ n >
n1. Chiều của từ trường quay quét qua dây quấn rôto ngược lại, sđđ và dòng điện trong dây
quấn rôto đổi chiều nên mômen M ngược chiều của n1, nghĩa là ngược chiều của rôto, nên đó
là mômen hãm. Máy đã biến cơ năng tác dụng lên trục động cơ điện, do động cơ sơ cấp kéo
thành điện năng cung cấp cho lưới điện, nghĩa là máy điện làm việc ở chế độ máy phát điện.

Hình 2.8. Rotor quay cùng chiều từ trường n>n1


2.1.2.3. Roto quay ngược chiều từ trường quay, tốc độ (n<0, s>1)
Vì nguyên nhân nào đó mà rôto của máy điện quay ngược chiều từ trường quay, lúc này
chiều sđđ, dòng điện và mômen giống như ở chế độ động cơ điện. Vì mômen sinh ra ngược
chiều quay với rôto nên có tác dụng hãm rôto lại. Trong trường hợp này, máy vừa lấy điện
năng ở lưới điện vào, vừa lấy cơ năng từ động cơ sơ cấp. Chế độ làm việc như vậy gọi là chế
độ hãm điện từ.
2.2. SƠ ĐỒ THAY THẾ
 Mạch tương đương của động cơ cảm ứng cho phép ta đánh giá được các đặc tính trong
điều kiện trạng thái ổn định. Một động cơ cảm ứng hoạt động dựa trên nguyên tắc cảm ứng
điện áp và dòng điện. Điện áp và dòng điện được cảm ứng trong mạch rotor từ hoạt động
của mạch stator. Mạch tương đương của động cơ cảm ứng tương tự như máy biến áp.

7
Hình 2.9. Mạch tương đương động cơ cảm ứng khi roto quay

 Mạch tương đương khi động cơ đang quay thỏa phương trình cân bằng áp:

Hình 2.10. Mạch tương đương của động cơ cảm ứng khi roto đứng yên.

 Hình 2.10 trình bày mạch tương đương của động cơ khi roto đứng yên. Tại trạng thái này
tần số phía rotor và stator mang tải có momen tải quá lớn so với momen ra trên trục động
cơ làm rotor bị ghìm đứng yên không quay.
 Muốn qui đổi mạch rotor về phía stator để đơn giản đi các tác động của từ trường quay lên
rotor tương tự như mạch qui đổi đã thực hiện cho máy biến áp, ta cần thực hiện quy đổi:
 Quy đổi mạch rotor từ tần số f 2 sang tần số f1 ( nói cách khác là quy đổi các thông
số mạch rotor lúc này đang quay thành các thông số khác tương tự như lúc rotor
đứng yên).
 Khi đã qui đổi mạch rotor sang tần số f1, chúng ta quy đổi rotor về stator.
2.2.1. Mô hình mạch stator.
Mô hình mạch stator của động cơ cảm ứng bao gồm điện trở cuộn dây stator R 1, cuộn
kháng stator X1, như trong sơ đồ mạch sau:
8
Hình 2.11. Mô hình mạch stator

 Trong đó, dòng điện không tải được tính bằng:

 Tổng dòng điện từ hóa I0 trong động cơ cảm ứng lớn hơn nhiều so với máy biến áp. Điều
này là do sự cưỡng bức cao hơn gây ra bởi khe hở không khí của động cơ cảm ứng.
2.2.2. Mô hình mạch rotor

Hình 2.12. Mô hình mạch rotor

 Khi cấp nguồn ba pha cho cuộn dây stator, điện áp được tạo ra trong cuộn dây rotor của
máy.
 Chuyển động tương đối của rotor và từ trường của stator càng lớn thì điện áp rotor sẽ càng
lớn.

9
 Chuyển động tương đối lớn nhất xảy ra khi rotor bị khóa (khóa rotor). Nếu điện áp cảm
ứng ở điều kiện này là E2 thì điện áp cảm ứng tại bất kì độ trượt nào được đưa ra theo

phương trình:

 Tương tự thế ta được:


 Điện trở của roto không đổi và không phụ thuộc vào độ trượt. Cảm kháng của động cơ cảm
ứng phụ thuộc vào độ tự cảm của rotor, tần số của điện áp và dòng điện trong rotor.
2.2.3. Quy đổi mạch rotor từ tần số f2 sang tần số f1.
 Phương trình cân bằng áp phía rotor lúc đang quay ứng với tần số f2:

 Mà và nên ta suy ra:

Hình 2.13. Mạch tương đương lúc rotor quay và tần số đã qui về f1
2.2.4. Quy đổi mạch rotor về stator
 Sau khi quy đổi rotor từ tần số f2 sang tần số f1, muốn qui đổi mạch rotor về phía stator, ta
căn cứ vào các biểu thức sức điện động hiệu dụng của mỗi pha dây quấn phía stator và
rotor suy ra tỉ số biến đổi Kbd như sau:

10
 Ta có một số mối quan hệ:

 Ta suy ra các phương trình :

Hình 2.14. Mạch tương đương chính xác quy đổi rotor về stator
2.3. ĐẶC TÍNH CƠ
 Động cơ cảm ứng được dùng để thực hiện công việc hoàn thành một nhiệm vụ mang tính
cơ học nào đó. Khi động cơ cảm ứng hoạt động nó sẽ sử dụng năng lượng điện để tạo ra
momen xoắn cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ đó.
 Đường cong tốc đọ của momen xoắn sẽ cho chúng ta thấy momen xoắn được tạo ra như
thế nào khi một động cơ cảm ứng thay đổi cách hoạt động trong các giai đoạn khác nhau.

11
Hình 2.15. Đường cong tốc độ của momen xoắn của động cơ cảm ứng

 Moment khởi động là lượng momen mà động cơ cảm ứng tạo ra khi nó tăng tốc từ vị trí
đứng yên .
 Nhìn vào hình bên dưới , đường công momen khởi động đạt 150% momen định mức.

Hình 2.16. Đường cong momen khởi động

 Pull up torque ( tạm gọi là momen kéo tải) là lượng momen dùng để tăng tốc động cơ về
tốc độ định mức của nó
 Nếu momen của động cơ nhỏ hơn momen cần thiết kế để tăng tốc kéo tải thì tốc độ động
cơ không thể nào đạt đến tốc độ định mức.
 Khi động cơ tiếp tục tăng tốc về tốc độ định mức thì nó sẽ đạt đến một giá trị gọi là momen
tới hạn.

12
Hình 2.17. Momen tới hạn của động cơ

 Momen tới hạn là lượng momen lớn nhất mà động cơ có thể tạo ra. Hay nói cách khác, tại
đây sẽ sinh ra một lực xoắn lớn nhất và động cơ điện tạo ra với điện áp tương đương được
dùng ở tần số tương ứng mà không có sự suy giảm bất thường trong tốc độ.
 Khi động cơ tăng tốc đến tốc độ định mức của nó, momen động cơ lúc này bằng khoảng
80% đến 100% momen định mức của nó. Đó là điều tất nhiên nếu như động cơ được thiết
kế đúng.

Hình 2.18. Momen động cơ khi tăng tốc đến tốc độ định mức

13
2.4. BIỂU ĐỒ NĂNG LƯỢNG

Hình 2.18. Biểu đồ năng lượng của động cơ không đồng bộ 3 pha
Trong đó :
 P1,Cu: công suất tổn hao đồng trên dây quấn stator
 Pcore : công suất tổn hao lõi thép
 P2,Cu :công suất tổn hao đồng trên rotor.
 PFW :công suất tổn hao ma sát.
 Pstray :công suất tổn hao phụ.
 Công suất cấp vào động cơ dây quấn:

 Công suất tổn hao đồng trên dây quấn stator:

 Công suất tổn hao thép:

 Công suất điện từ:

 Hoặc:

14
 Công suất tổn hao đồng của dây quấn rotor:

 Công suất cơ:

 Công suất trên trục động cơ:

 Momen trên trục động cơ:

 Hiệu suất của một động cơ cảm ứng:

Với Ploss là tổn hao của máy.


2.5. CÁC THÔNG SỐ KHI KHỞI ĐỘNG ĐỘNG CƠ
2.5.1. Dòng điện mở máy

Trong đó:
 U1: điện áp dây
 R1: điện trở stator
 R2’: điện trở rotor quy về stator
 X1: điện kháng stator
 X2’: điện kháng rotor quy về stator
Thông thường Imm=(4-7).Idm ứng với điện áp định mức Udm.
2.5.2. Moment mở máy

Trong đó:
 U1: điện áp
 R1: điện trở stator
 R2’: điện trở rotor quy về stator

15
 X1: điện kháng stator
 X2’: điện kháng rotor quy về stator
Thông thường Mmm = (1-1,7) Mdm.
2.6. MỘT SỐ LOẠI ĐỘNG CƠ
 Về rotor có hai loại:
 Động cơ loại rôto lồng sóc.
 Động cơ loại roto dây quấn.
 Về kết cấu vỏ máy: kiểu kín, kiểu hở, kiểu bảo vệ, kiểu chống nổ, kiểu chống rung…
2.7. ỨNG DỤNG CỦA ĐỘNG CƠ KHÔNG ĐỒNG BỘ 3 PHA
Các ngành công nghiệp quy mô nhỏ, quy mô trung bình hay quy mô lớn đều sử dụng
các động cơ không đồng bộ ba pha này trong các hệ thống sản xuất của họ như:
 Dùng trong vận hành thang máy.
 Sử dụng trên các cẩu trục, cần cẩu.
 Là động cơ chính của các loại máy mài, máy tiện, máy cắt.
 Nhà máy chiết xuất dầu.
 Cánh tay robot.
 Hệ thống băng tải.
 Dùng trong các hệ thống máy nghiền công suất lớn.

16
CHƯƠNG 3. KHẢO SÁT ĐỘNG CƠ KHÔNG ĐỒNG BỘ BA PHA

3.1. CÁC CHI TIẾT CƠ KHÍ CỦA MÁY


Động cơ được mua ở bãi phế liệu, trong tình trạng hư hỏng nặng và không còn sử dụng
được nữa.
 Vỏ: lớp sơn cách điện bị bong tróc, gỉ sét, không an toàn.
 Stator: khe hở giữa các lá thép lớn, một vài lá thép bị gãy răng.
 Rotor: có hiện tượng bị lệch trục do ổ bi bị hỏng.

Hình 3.1. Động cơ không đồng bộ 3 pha

3.2. CHẤT LƯỢNG DÂY QUẤN STATOR


Nội dung kiểm tra, đo đạc Kết quả thu được
Chỉ có hai pha thông với nhau một pha không
Kiểm tra thông mạch
không với hai pha còn lại.
Kiểm tra cách điện giữa dây quấn stato và Hai pha cách điện với lõi thép một pha có hiện
lõi thép tượng dẫn điện với lõi thép.
Điện trở từng pha : một pha có điện trở là 16,5Ω,
một pha có điện trở là 18,3Ω, một pha có điện trở là
56,4Ω.
Kiểm tra cách điện giữa các pha
Điện trở giữa các pha : giữa hai pha thông nhau có
kết quả 34,8Ω, giữa pha không thông với hai pha
còn lại được kết quả đo là vô cùng (điện trở rất lớn).
Điện trở giữa stator với rotor là 60Ω.
Kiểm tra độ rò điện ra vỏ động cơ
Điện trở giữa stator với vỏ là 0,8Ω.
 Điện trở cách điện:
RAB = 34,8 Ω; RBC = ∞; RCA = ∞

17
 Điện trở cuộn dây:
RAX = 16,5 Ω; RBY = 18,3 Ω; RCZ = 56,4 Ω
Kết luận: dây quấn stator pha A và pha B đã bị hỏng cách điện.

18
CHƯƠNG 4. TÍNH TOÁN VÀ QUẤN LẠI STATOR ĐỘNG CƠ KHÔNG ĐỒNG
BỘ BA PHA THEO KIỂU ĐỒNG KHUÔN

4.1. TÍNH TOÁN THÔNG SỐ


 Bước 1: Xác định các thông số của động cơ
 Đường kính trong lõi thép stator: Dt = 80mm
 Chiều dài lõi thép stator: L = 120mm
 Bề dày gông: bg = 12mm
 Bề dày răng: br = 5mm
 Tổng số rãnh: Z = 24
 Bước 2: Phỏng định số cực nhỏ nhất

 Chọn 2p = 4 (cực)
 Bước 3: Lập biểu thức quan hệ từ thông giữa một cực từ và mật độ từ thông qua khe hở

không khí
 Bước cực từ:

 Từ thông 1 cực từ:

với là hệ số cung cực từ.

 Bước 4: Lập biểu thức quan hệ mật độ từ thông qua gông lõi thép stator và mật độ từ

thông qua khe hở không khí

với là hệ số ép chặt lõi thép.

 Bước 5: Lập biểu thức quan hệ mật độ từ thông qua răng lõi thép stator và mật độ từ

thông qua khe hở không khí

 Bước 6: Lập bảng quan hệ giữa , ,


19
Pdm(KW) >100 10100 110 <1
1,31,5 1,21,5 1,11,5 11,4
(T)
1,82 1,41,8 1,41,6 1,31,5
(T)

 Chọn sao cho các giá trị và không vượt các giá trị tối đa:

 Chọn
 Suy ra từ thông một cực từ:

 Bước 7: Chọn kết cấu dây quấn và tính hệ số dây quấn


 Số rãnh của mỗi pha trên một bước cực từ:

 Xác định tổ bối dây trong cả máy: dây quấn 1 lớp

Suy ra số tổ bối trong 1 pha: n1=2


 Bước cực từ:

 Bước bối dây (bước đủ):

 Góc lệch sức điện động giữa 2 rãnh liên tiếp:

 Hệ số dây quấn:

20
 Bước 8: Xác định tổng số vòng dây cho mỗi pha dây quấn
 Diện tích mặt cực từ:

 Dựa vào bảng ta chọn hệ số :


15-50 50-100 100-150 150-400 >400

0,75-0,86 0,86-0,9 0,9-0,93 0,93-0,95 0,96-0,97

Suy ra:
 Tổng số vòng dây cho mỗi pha dây quấn:

 Bước 9: Xác định tiết diện rãnh stator, chọn hệ số lấp đầy, đường kính dây quấn không kể
cách điện

Động cơ rãnh hình quả lê có:

Hình 4.1. Rãnh quả lê

 Tiết diện rãnh stator:

21
 Dựa vào bảng chọn hệ số lấp đầy :
Hình dạng rãnh Loại dây quấn
2 lớp 0,33-0,4
Hình thang
1 lớp 0,36-0,43
2 lớp 0,36-0,43
Hình quả lê
1 lớp 0,33-0,48

Chọn sơ bộ:
 Số vòng trên 1 bối dây:

 Tiết diện dây kể cả vỏ bọc cách điện:

với n là số sợi chập, ur là số cạnh tác dụng trong 1 rãnh.


 Đường kính dây có cách điện:

 Đường kính dây trần:

 Tính chọn lại:


 Tiết diện mới:

 Hệ số lấp đầy mới:

(thỏa)

 Bước 10: Chọn mật độ dòng điện J và dòng điện định mức qua mỗi pha dây quấn

 Chọn cách điện cấp A:

22
 Dòng điện định mức qua mỗi pha dây quấn:

 Bước 11: Xác định công suất định mức cho động cơ

 Dựa vào bảng bên dưới, ta chọn , .


 Công suất định mức:

Hình 4.2. Bảng lựa chọn hiệu suất và hệ số công suất

 Bước 12: Xác định chu vi khuôn và khối lượng dây quấn
23
 Dựa vào bảng chọn hệ số dãn dài đầu nối :
Số cực 2p 2 4 6 ≥8
1,27 - 1,3 1,33 - 1,35 1,5 1,7

Ta chọn:
 Hệ số chiều dài phần đầu nối bối dây, tính giữa 2 rãnh liên tiếp:

24
 Chu vi khuôn:

 Tổng chiều dài mỗi pha dây quấn:

 Khối lượng dây quấn (trừ hao 10%, khối lượng riêng của đồng 8,9kg/dm3):

Từ các tính toán như trên ta rút ra được vài thông số cơ bản của động cơ như sau:
 Số cực: 2p=4 (cực)
 Công suất: Pđm=1 (KW)
 Tốc độ: n1=1500 (vòng/phút)
 Đường kính dây có cách điện: dcd=0,85 (mm)
 Khối lượng dây quấn: m = 1,5 (kg)
 Sơ đồ:
 Dây quấn đồng khuôn tập trung, 1 lớp: q=2, τ =6
 Cách đấu: cực giả
4.2. SƠ ĐỒ DÂY QUẤN
 Bước cực:

 Số rãnh mỗi pha trên một bước cực từ:

(rãnh)

 Góc lệch sức điện động:

 Khoảng cách giữa các pha:

(rãnh)

25
Hình 4.3. Sơ đồ dây quấn đồng khuôn tập trung
4.3. CẤP ĐIỆN VÀ VẬN HÀNH ĐỘNG CƠ LÚC KHÔNG TẢI
 Điện trở cách điện: RAB = ∞; RBC = ∞; RCA = ∞
RA0 = ∞; RB0 = ∞; RC0 = ∞
 Điện trở cuộn dây: RAX = 17 Ω; RBY = 17,5 Ω; RCZ = 17,3 Ω
Kết luận: dây quấn cách điện tốt, không bị chạm pha và vỏ.

26
CHƯƠNG 5. TÍNH TOÁN VÀ QUẤN LẠI STATOR ĐỘNG CƠ KHÔNG ĐỒNG
BỘ BA PHA THEO KIỂU ĐỒNG TÂM

5.1. TÍNH TOÁN THÔNG SỐ


 Bước 1: Xác định các thông số của động cơ
 Đường kính trong lõi thép stator: Dt = 65mm
 Chiều dài lõi thép stator: L = 46mm
 Bề dày gông: bg = 16mm
 Bề dày răng: br =6mm
 Tổng số rãnh: Z = 24
 Bước 2: Phỏng định số cực nhỏ nhất
Dt
2 p min ( 0 , 4 ÷ 0 , 5 ) ≈2
b g min
 Chọn 2p = 4 (cực)
 Bước 3: Lập biểu thức quan hệ từ thông giữa một cực từ và mật độ từ thông qua khe hở

không khí
 Bước cực từ:
π D t π .65
τ= = =51,025 mm
2p 4
 Từ thông 1 cực từ:
Φ=α δ . τL. B δ

với là hệ số cung cực từ.

 Bước 4: Lập biểu thức quan hệ mật độ từ thông qua gông lõi thép stator và mật độ từ

thông qua khe hở không khí


D t . Bδ 65. Bδ
Bg = = =1,0156 B δ ( 2 )
2 p . K c . b g 4.1.16
với K c =1 là hệ số ép chặt lõi thép.

 Bước 5: Lập biểu thức quan hệ mật độ từ thông qua răng lõi thép stator và mật độ từ

thông qua khe hở không khí


π . D t . Bδ π .65 . Bδ
Br= = =1,4173 B δ ( 3 )
Z .b r 24.6

27
 Bước 6: Lập bảng quan hệ giữa , ,

 Chọn sao cho các giá trị và không vượt các giá trị tối đa:

Bảng quan hệ giữa , , :


Bδ (T ) 0,62 0,63 0,64

Bg (T ) 0,63 0,64 0,65

Br (T ) 0.88 0,89 0.9

 Chọn Bδ =0 ,64 T

 Suy ra từ thông một cực từ:


−6 −3
⇒Φ=0 , 7.2347 , 15.1 0 .0 ,64=1 , 05.1 0 ( Wb )
 Bước 7: Chọn kết cấu dây quấn và tính hệ số dây quấn
 Bước cực từ:

 Bước bối dây (bước đủ):

 Góc lệch sức điện động giữa 2 rãnh liên tiếp:

 Hệ số dây quấn:

[ ] ( ) sin y . 90 =0,967
αd
sin q .
K dq=
q . sin ( )
α (τ )
2
d
0

 Bước 8: Xác định tổng số vòng dây cho mỗi pha dây quấn
 Diện tích mặt cực từ:
τ . L=51,025.46=2347 , 15 ( mm2 )=23 ,5 ( c m2 )

28
 Dựa vào bảng ta chọn hệ số :

2
τ . L(c m ) 15 ~ 50 50 ~ 100 100 ~ 150 150 ~ 400

KE 0,75 – 0,86 0,86 – 0,9 0,9 – 0,93 0,95 – 0,97


Suy ra:
τL−τ L min 23 , 5−15
x=
τ Lmax −τ Lmin
( K Emax −K Emin )=
50−15
( 0 , 86−0 ,75 ) =0,027

K E=K E + x=0 , 75+0,027=0,777


min

 Tổng số vòng dây cho mỗi pha dây quấn:


0,777.220
⇒ N pha= −3
=758 , 4 vòng
4 , 44.50 .1 , 05.1 0 .0,967
 Bước 9: Xác định tiết diện rãnh stator, chọn hệ số lấp đầy, đường kính dây quấn không kể
cách điện
 Động cơ rãnh hình quả lê có d1= 3 mm, d2=5 mm , hr=13 mm , h= 10 mm

Hình
Hình5.1.
5.1.Rãnh
Rãnhquả
quảlêlê

Z 24
 Số bối dây 1 pha : = =4 (bối/pha)
2 m 2.3
N p h a 758 , 4
 Số vòng mỗi bối dây N b = = ≈ 189 ,6 ≈190 (vòng/bối)
4 4
 Với rãnh quả lê ta chọn K lđ =0 , 43
K ld . S r 0 , 43.39 , 82
=0,091 ( mm )
2
Scd = =
Ur . Nb 1.188
 Đường kính dây quấn tính cả lớp cách điện

29
d cd =1,128. √ S cd =1,128. √ 0,091=0 , 34 ( mm )

 Đường kính dây quấn không tính cách điện


d=d cd −0 , 05=0 , 41−0 , 05=0 ,36 ( mm )
Chọn J= 6 A/mm2

( ) ( )
2
π d2 π . ( 0 , 24 )
 ⇒ I dmp h a=n . . J =1. .6=0 , 40 A
4 4

 Công suất định mức cho động cơ:


Pdm=3 U dmph a I dmph a . η . cos φ
 Dò bảng ta được Pđm = 1 HP
π . γ . ( D t +h r ) π .1 , 27. ( 65+ 13 )
K L= = =12 ,56 mm=12 cm
Z 24
30
γ =1,27 là hệ số giãn dài đầu nối
CV =2 ( K L . y+ L' ) =2 ( 12 ,96 +50 )=411, 04 mm=4 ,1 dm

 Với y=τ =6, L' = L + (5 ÷ 10 mm) = 45 + 5 = 50 mm


 Tổng chiều dài cho mỗi pha dây quấn: L p h a=CV . N p h a=4 ,1.565=2316 dm
 Khối lượng dây quấn:

( )
2
8 ,9 kg πd −4
W dq=1.1. 3
.3 . L p h a . n . .10
dm 4
2 −4
π ( 29 ) .1 0
¿ 1.1 .8 ,9.3 .9 .2316 .1 . =0 , 45 kg
4

5.2. HÌNH ẢNH CẤP ĐIỆN VÀ VẬN HÀNH ĐỘNG CƠ KHI KHÔNG TẢI

31
KẾT LUẬN

Thông qua đồ án môn học, sinh viên đã biết được cách tháo lắp, bảo dưỡng động cơ
không đồng bộ 3 pha rotor lồng sóc, thay vòng bi mới cho động cơ. Hiểu và nắm vững bộ dây
quấn động cơ không đồng bộ 3 pha, biết cách xác định tính toán các thông số của động cơ, vẽ
sơ đồ trải dây quấn cho động cơ. Kỹ năng lồng dây vào rãnh và nối dây đảm bảo yêu cầu kỹ
thuật và tính thẩm mỹ.
Động cơ không đồng bộ 3 pha được sử dụng rất nhiều trong công nghiệp, tại các nhà
máy, xí nghiệp, … Vì thế với một người kỹ sư cần phải hiểu rõ được cấu tạo, nguyên lý hoạt
động, ứng dụng của nó để vận hành, khai thác hiệu quả hơn.

32
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. ThS. Nguyễn Trọng Thắng, Lý thuyết và bài tập tính toán sửa chữa máy điện, NXB
Đại học Quốc gia TP.HCM, 2008.
2. Bùi Văn Hồng, Giáo trình thực hành máy điện, NXB Đại học Quốc gia TP.HCM,
2010.
3. Bài viết “Xây dựng sơ đồ trải dây quấn stator”, http://hocthatlamthat.edu.vn/xay-dung-
so-do-trai-day-quan-stator/
4. Bài viết “Quy trình quấn dây động cơ 3 pha”, http://hocthatlamthat.edu.vn/quy-trinh-
quan-day-dong-co-3-pha/
5. Trần Duy Phụng, Kỹ Thật Quấn Dây, https://ebook.realteq.edu.vn/2021/09/ky-thuat-
quan-day-tran-duy-phung.html
6. Đặng Văn Đào,Giáo trình Máy Điện, https://ebook.realteq.edu.vn/2021/02/giao-trinh-
may-dien-dang-van-dao.html

33

You might also like