ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP ĐỊA LÍ HỌC KÌ II KHỐI 8

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II

Môn: Lịch sử và Địa lí 8 (Phân môn Địa lí)


I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Quần đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh thành
A. Thừa Thiên Huế B. Đà Nẵng C. Quảng Nam D. Quảng Ngãi
Câu 2: Vịnh của nước ta đã được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế
giới là
A. Vịnh Hạ Long B. Vịnh Dung Quất
C. Vịnh Cam Ranh D. Vịnh Thái Lan
Câu 3. Nguyên nhân chủ yếu làm suy giảm tài nguyên động vật của nước ta là
A. Các loài động vật tự triệt tiêu nhau.
B. Do các loài sinh vật tự chết.
C. Do con người săn bắt quá mức, thu hẹp môi trường sống của sinh vật.
D. Do các loài di cư sang các khu vực khác trên thế giới.
Câu 4. Việt Nam là một trong 16 quốc gia sở hữu sự đa dạng sinh học cao nhất
thế giới với số loài đã được xác định là
A. 60.000 loài B. 40.000 loài C. Hơn 50.000 loài D. 55.000 loài
Câu 5. Vùng biển Việt Nam là một phần của
A. Biển Xu – lu B. Biển Xu – la – vê – di
C. Bắc Băng Dương C. Biển Đông
Câu 6. Nước không chung biển Đông với Việt Nam là
A. Cam – pu – chia B. Ma – lay – xi – a.
C. Hàn Quốc D. Thái Lan.
Câu 7. Lãnh hải là
A. Đáy biển và lòng đất dưới đáy biển.
B. Vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, có chiều rộng 12 hải lí
tính từ ranh giới ngoài của lãnh hải.
C. Vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, hợp với lãnh hải thành
một vùng biển có chiều rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở.
D. Vùng biển có chiều rộng 12 hải lí tính từ đường cơ sở ra phía biển. Ranh giới
ngoài của lãnh hải là biên giới quốc gia trên biển của Việt Nam.
Câu 8. Nhiệt độ bề mặt nước biển trung bình năm là
A. Dưới 230C B. Trên 230C C. Trên 240C D.
0
Dưới 25 C
Câu 9. Biển Đông có diện tích khoảng
A. 3,43 triệu km2 B. 3,45 triệu km2 C. 3,54 triệu km2 D. 3,44 triệu km2
Câu 10. Đặc điểm không phải của biển Đông là
A. Biển Đông là một biển nửa kín. B. Nằm ở rìa Tây Thái Bình Dương.
C. Biển lớn thứ 3 thế giới. D. Lớn thứ nhất Thái Bình
Dương.
Câu 11. Bờ biển Việt Nam dài
A. 3.220 km B. 3.360 km C. 3.620 km D.
3.260 km
Câu 12. Vùng biển Việt Nam có số loài cá có giá trị kinh tế cao là
A. 2000 loài B. 2100 loài. C. 200 loài. D.
110 loài.
Câu 13. Chất lượng môi trường biển nước ta có xu hướng
A. Tăng mạnh B. Giảm mạnh C. Giảm D. Tăng
Câu 14. Khoáng sản có trữ lượng lớn và giá trị nhất của vùng biển nước ta là
A. Muối B. Sa khoáng C. Cát D. Dầu khí
Câu 15. Vịnh biển đầu tiên của Việt Nam được UNESCO công nhận là di sản
thiên nhiên thế giới là
A. Vịnh Hạ Long. B. Vịnh Nha Trang
C. Vịnh Vân Phong D. Vịnh Cam Ranh.
Câu 16. Chế độ thủy triều của Vịnh Bắc Bộ thuộc loại
A. Nhật triều không đều B. Bán nhật triều đều.
C. Nhật triều đều. D. Bán nhật triều không đều.
Câu 17. Tài nguyên thiên nhiên vùng biển có ý nghĩa lớn nhất đối với đời sống
của cư dân ven biển là
A. Tài nguyên du lịch biển. B. Tài nguyên khoáng sản.
C. Tài nguyên hải sản. C. Tài nguyên gió.
Câu 18. Thành phần tự nhiên ở nước ta chịu ảnh hưởng nhiều nhất, sâu sắc nhất
của biển Đông là
A. Sinh vật B. Địa hình. C. Khí hậu. D. Cảnh quan ven biển.
Câu 19. Ô nhiễm môi trường biển – đảo xảy ra nghiêm trọng nhất ở
A. Các khu du lịch biển. C. Các thành phố cảng, nơi khai thác dầu.
C. Đảo ven bờ. D. Các cửa sông.
Câu 20. Mùa lũ của sông Hồng kéo dài trong
A. 4 tháng B. 5 tháng C. 6 tháng. D. 7 tháng
Câu 21. Hệ thống sông Hồng có lượng phù sa hết sức phong phú khoảng
A. 100 triệu tấn/năm B. 102 triệu tấn/năm.
C. 110 triệu tấn/năm. D. 120 triệu tấn/năm
Câu 22. Tổng lượng dòng chảy của hệ thống sông Cửu Long đạt
A. 507 triệu m3/năm B. 507 tỉ m3/năm
C. 500 triệu m3/năm D. 570 tỉ m3/năm
II. TỰ LUẬN
Câu 1: Chế độ nước của các con sông chính ở châu thổ sông Hồng và châu thổ
sông Cửu Long khác nhau như thế nào?
Sông Hồng sông Cửu Long
- Chế độ nước: tương đối đơn giản, - Chế độ nước: đơn giản và điều hòa
trong năm có 1 mùa lũ và 1 mùa cạn rõ chia làm 2 mùa:
rệt. + Mùa lũ: từ tháng 7 - tháng 11, chiếm
+ Mùa lũ: 5 tháng: từ tháng 6 - tháng khoảng 80% tổng lượng nước cả năm.
10, chiếm khoảng 75% tổng lượng nước Lũ khi lên và rút đều chậm do lưu vực
cả năm, lũ lên nhanh và đột ngột. sông dài có dạng lông chim và được
+ Mùa cạn: 7 tháng: từ tháng 11 đến điều tiết bởi hồ tôn- lê- Sap.
tháng 5 năm sau, chiếm khoảng 25% + Mùa cạn: từ tháng 12 đến tháng 6
tổng lượng nước cả năm. năm sau, chiếm khoảng 20% tổng
- Lũ tập trung nhanh, dễ gây lũ lụt do có lượng nước cả năm.
Vùng hạ lưu châu thổ chịu tác động rất
mưa theo mùa và mạng lưới sông có
mạnh của thủy triều
dạng nan quạt.

Câu 2: Hiện nay, việc khai thác và cải tạo châu thổ, chế ngự và thích ứng với chế
độ nước của sông Hồng và sông Cửu Long có cần thiết không? Vì sao?
Việc khai thác và cải tạo châu thổ, chế ngự và thích ứng với chế độ nước của sông
Hồng và sông Cửu Long là cần thiết. Vì, biến đổi khí hậu đã và đang có những tác
động lớn đến thủy văn của Việt Nam, khiến cho lưu lượng nước và chế độ nước
sông có sự thay đổi => con người cần có sự khai thác và cải thạo châu thổ, chế
ngự và thích ứng hợp lí nhằm đảm bảo cuộc sống sinh hoạt và sản xuất.
.Câu 3: Nêu đặc điểm của môi trường biển đảo?
( cháu nêu ở Bài 12-Mục 1a trang 154 nhé)

Bản thân em có thể làm gì để góp phần bảo vệ môi trường biển đảo
* Liên hệ: những hành động mà em có thể làm để góp phần bảo vệ môi trường
biển đảo:

- Tham gia các hoạt động làm sạch bờ biển, giữ gìn môi trường sinh thái,... nhằm
giảm thiểu sự suy thoái, ô nhiễm môi trường biển và trên các đảo.

- Đấu tranh với các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên biển đảo trái với quy
định của pháp luật.

- Rèn luyện kĩ năng để thích ứng với các thiên tai và sự cố xảy ra trong vùng biển
đảo…
Câu 4: Nêu đặc điểm tự nhiên vùng biển đảo Việt Nam? Kể tên các quốc gia có
chung biển Đông với Việt Nam?

1. Đặc điểm:
a. Địa hình
- Các dạng địa hình ven biển nước ta rất đa dạng, bao gồm: vịnh cửa sông, bờ biển
mài mòn, tam giác châu, các bãi cắt phẳng, cồn cát, đầm phá, vũng vịnh nước
sâu,...
- Địa hình thềm lục địa: Nông và bằng phẳng ở phía Bắc và phía Nam, hẹp và sâu
ở miền Trung.
- Nguồn gốc các đảo và quần đảo: đá vôi và san hô.
- Các quần đảo xa bờ bao gồm quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.
b. Khí hậu vùng biển đảo nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa.
- Nhiệt độ trung bình 23 0C - 28 0C. Biên độ nhiệt độ tb năm ở biển đảo nhỏ hơn
trên đất liền.
- Chế dộ gió
+ Từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, gió mùa mùa đông và Tín phong có hướng
Đông Bắc chiếm ưu thế.
+ Từ tháng 5 đến tháng 9, gió mùa hướng Đông Nam chiếm ưu thế.
+ Gió trên biển mạnh hơn trên đất liền.
- Lượng mưa nhỏ hơn trên đất liền, khoảng trên 1100 mm/năm; các đảo có lượng
mưa lớn hơn.
- Vùng biển nước ta là nơi chịu nhiều thiên tai: bão, áp thấp nhiệt đới, lốc,...
c. Hải văn
- Độ muối trung bình của vùng biển Việt Nam khoảng 32‰ - 33‰, có sự biến
động theo mùa và theo khu vực.
- Dòng biển ven bờ ở nước ta có sự thay đổi theo mùa, cả về hướng chảy và cường
độ.
+ Vào mùa đông, dòng biển có hướng Đông Bắc - Tây Nam.
+ Vào mùa hạ, dòng biển chảy theo hướng ngược lại, là Tây Nam - Đông Bắc.
+ Dòng biển mùa đông chảy mạnh hơn dòng biển mùa hạ.
- Chế độ triều dọc bờ biển Việt Nam rất đa dạng gồm nhật triều đều, nhật triều
không đều, bán nhật triều và bán nhật triều không đều.
2.Các nước có chung Biển Đông với Việt Nam là: Trung Quốc, Phi-líp-pin, In-
đô-nê-xi-a, Bru-nây, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, Thái Lan, Cam-pu-chia.

You might also like