Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 14

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA: LÝ LUẬN – CHÍNH TRỊ

ĐỀ TÀI: TRONG CHUYẾN THAM QUAN BẢO TÀNG, BẠN BẮT GẶP
MỘT SỰ KIỆN LỊCH SỬ HOẶC MỘT KỶ VẬT LIÊN QUAN ĐẾN
CUỘC ĐỜI HOẠT ĐỘNG CÁCH MẠNG CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ
MINH MÀ BẠN TÂM ĐẮC. HÃY NÊU VÀ RÚT BÀI HỌC MANG Ý
NGHĨA THỰC TIỄN.

Giảng viên hướng dẫn : Nguyễn Thị Thảo Nguyên


Họ và tên sinh viên : Hứa Phúc
MSSV : 31211024165
Mã LHP : 23C1HCM51000406
Buổi học : Chiều thứ 4

Hồ Chí Minh ngày 20 tháng 8 năm 2023


LỜI MỞ ĐẦU

Kính gửi thầy cô và các bạn,

Lời đầu tiên em xin gửi lời chào và lời cảm ơn chân thành đến cô Nguyễn Thị Thảo Nguyên
đã tận tâm hướng dẫn và giúp đỡ chúng em trong quá trình thực hiện bài tiểu luận về chủ đề
“Một sự kiện lịch sử mà bạn cảm thấy tâm đắc liên quan đến quá trình hoạt động cách
mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Hãy nêu và rút ra bài học thực tiễn”

Trên con đường nghiên cứu và tìm hiểu về những ý tưởng và tư tưởng của Người - Một trong
những nhân vật lịch sử vĩ đại nhất của nước ta, chúng em đã luôn được thầy cô hỗ trợ và định
hình đúng hướng để có thể nắm bắt sâu sắc bản chất của Tư tưởng Hồ Chí Minh và áp dụng
vào việc nghiên cứu về sự kiện lịch sử đặc biệt nào đó.

Tư tưởng Hồ Chí Minh không chỉ là nguồn cảm hứng cho chúng em khi theo đuổi tư duy và
khám phá lịch sử, mà còn là nguồn động lực để hiểu sâu hơn về sự kiện lịch sử đã xảy ra và
tầm quan trọng của nó trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước.

Trong bài tiểu luận này, chúng em muốn tìm hiểu về một sự kiện lịch sử quan trọng gắn liền
với cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác, đồng thời phân tích, nhận diện và nhấn mạnh
những giá trị và ý nghĩa mà Tư tưởng Hồ Chí Minh đã đóng góp vào sự phát triển của đất
nước chúng ta.

Trải qua quá trình nghiên cứu, chúng em đã vận dụng phương pháp phân tích tư tưởng và xây
dựng những lập luận mang tính chất sáng tạo để đưa ra những quan điểm mới về chủ đề này.
Bên cạnh đó, chúng em cũng đã nghiên cứu và thảo luận với các tài liệu chính thống, sách vở
và các tác phẩm của các nhà nghiên cứu lịch sử uy tín và hơn thế nữa là trực tiếp đến thăm
quan Bảo tàng Hồ Chí Minh để có cái nhìn tổng quan và đáng tin cậy nhất về chủ đề này.

Chúng em hi vọng rằng bài viết này sẽ mang đến cho thầy cô và các bạn cái nhìn mới mẻ và
sâu sắc về Tư tưởng Hồ Chí Minh và cách mà Người đã nhìn nhận và đóng góp vào sự kiện
lịch sử mà chúng em đã tìm hiểu. Trong quá trình thực hiện, thời gian còn hạn chế và kiến
thức còn hạn hẹp nên không thể tránh khỏi những thiếu sót nên em mong thầy cô và các bạn có
thể bỏ qua và cho ý kiến để em có thể thực hiện tốt hơn.

Xin chân thành cảm ơn!


2
MỤC LỤC

A. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VÀ VAI TRÒ CỦA
ÔNG TRONG CÁCH MẠNG VIỆT NAM…………………………………………4

B. SỰ KIỆN LỊCH SỬ LIÊN QUAN ĐẾN CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VÀ Ý


NGHĨA THỰC TIỄN………………………………………………………………….8

C. KẾT LUẬN……………………………………………………………………………11

D. TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………………12

3
A. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VÀ VAI TRÒ
CỦA ÔNG TRONG CÁCH MẠNG VIỆT NAM

Chủ tịch Hồ Chí Minh là một nhà ái quốc chân chính, nhà cách mạng sáng suốt, vị lãnh tụ
thiên tài. Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Người gắn liền với lịch sử vẻ vang của dân
tộc Việt Nam. Người đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân
dân Việt Nam, góp phần vào cuộc đấu tranh chung của các dân tộc vì hòa bình, độc lập, dân
chủ và tiến bộ xã hội. Năm 1987, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc
(UNESCO) đã tôn vinh Hồ Chí Minh là "Anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất
của Việt Nam".

Giai đoạn từ năm 1890 đến năm 1911:

Chủ tịch Hồ Chí Minh (tên lúc nhỏ là Nguyễn Sinh Cung, tên khi đi học là Nguyễn Tất
Thành, khi hoạt động cách mạng trước đây lấy tên là Nguyễn Ái Quốc). Người sinh ngày
19/05/1890, tại huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An (nay thuộc xã Kim Liên, huyện Nam Đàn,
tỉnh Nghệ An). Thân phụ là Nguyễn Sinh Sắc, thân mẫu là Hoàng Thị Loan. Người sinh ra
trong một gia đình nhà Nho yêu nước, ngay từ thuở nhỏ đã tiếp thu được truyền thống yêu
nước, lòng nhân ái từ gia đình và quê hương đất nước. Trong thời gian 10 năm sống ở Huế -
trung tâm văn hóa, chính trị của đất nước, Người tiếp xúc với nhiều sách báo Pháp, với nền
văn hóa mới và những bàn luận về các phong trào chống Pháp của các sĩ phu yêu nước

Sống trong hoàn cảnh đất nước chìm dưới ách đô hộ của thực dân Pháp, Người đã chứng
kiến sự đối lập giữa cuộc sống lao động nghèo khổ của nhân dân với cảnh sống xa hoa, phè
phỡn của bọn thực dân Pháp. Với một ý chí nghị lực phi thường, Người đã quyết tâm tìm
cách sang Pháp và các nước phương Tây, Người khẳng định: "Tôi muốn ra nước ngoài xem,
xem nước Pháp và các nước khác. Sau khi xem xét họ làm như thế nào, tôi sẽ trở về giúp
đồng bào chúng ta". Người cho rằng dân tộc Việt Nam đang là một dân tộc mất quyền độc
lập và nhiệm vụ của những người Việt Nam yêu nước là phải đấu tranh giành lại quyền độc
lập

Giai đoạn từ năm 1911 đến năm 1920

Để thực hiện hoài bão của mình, ngày 05/06/1911, Người lên con tàu Đô đốc Latútsơ
Tơrêvin, từ bến cảng Nhà Rồng, thành phố Sài Gòn (nay là thành phố Hồ Chí Minh) rời Tổ
quốc đi sang Pháp. Khi trả lời phỏng vấn một nhà báo Nga, Người nói: "Khi tôi độ mười ba

4
tuổi, lần đầu tiên tôi được nghe ba chữ Pháp Tự do, Bình đẳng, Bác ái…Tôi rất muốn làm
quen với nền văn minh Pháp, muốn tìm xem những gì ẩn giấu đằng sau những chữ ấy".

Khi được chứng kiến ở Pháp cũng có những người nghèo như ở Việt Nam Người nhận ra
rằng những người Pháp trên đất Pháp tốt và lịch sự hơn những bọn thực dân Pháp ở Đông
Dương. Từ năm 1911 đến năm 1917, Người đã đến nhiều nước ở châu Á, châu Âu, châu
Phi, châu Mỹ đã tận mắt thấy cuộc sống khổ cực của nhân dân và những tội ác, thủ đoạn của
chủ nghĩa thực dân. Người cho rằng nhân dân lao động các nước, trong đó có giai cấp công
nhân, đều bị bóc lột có thể là bạn của nhau, còn chủ nghĩa đế quốc, bọn thực dân ở đâu cũng
là kẻ bóc lột, là kẻ thù của nhân dân lao động. Năm 1917, Người tham gia phong trào công
nhân Pháp đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân.

Năm 1919, Người tham gia "Hội những người Việt Nam yêu nước" vào Đảng Xã hội Pháp-
đảng của giai cấp công nhân Pháp, theo Người đây là tổ chức theo đuổi lý tưởng cao quý của
Đại Cách mạng Pháp: Tự do, Bình đẳng, Bác ái. Người đã cùng với một số nhà yêu nước
Việt Nam thảo ra bản Yêu sách của nhân dân An Nam lấy tên Nguyễn Ái Quốc gửi Hội nghị
Vécxây đòi quyền tự do dân chủ cho nhân dân Việt Nam

Tháng 7/1920, Người đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và
vấn đề thuộc địa của V.I.Lênin trên báo L'Humanité (Nhân Đạo). Khi đọc Luận cương của
Lênin, Người hiểu hơn về chủ nghĩa Lênin, Quốc tế Cộng sản

Giai đoạn từ năm 1920 đến năm 1930

Cùng với những nhà hoạt động cách mạng của các thuộc địa Pháp, Người thành lập Hội liên
hiệp các dân tộc thuộc địa và xuất bản báo Người cùng khổ (Le Paria) bằng tiếng Pháp vào
năm 1922. Trong bài Lời kêu gọi đăng ở số báo đầu tiên, Người cũng chỉ ra mục đích của tờ
báo là đấu tranh để giải phóng con người

Năm 1925, Người đã viết tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp, nhằm tố cáo tội ác của chủ
nghĩa thực dân Pháp, nêu rõ nỗi thống khổ và sức mạnh của nhân dân các nước thuộc địa.
Tại Quảng Châu, Nguời thành lập Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí hội mở lớp
huấn luyện, đào tạo trực tiếp cán bộ cho cách mạng Việt Nam, ra báo Thanh niên bằng tiếng
Việt. Đây là tờ báo cách mạng đầu tiên của Việt Nam nhằm truyền bá chủ nghĩa Mác- Lênin
và lý luận cách mạng cho những người yêu nước.

5
Người chỉ rõ cách mạng Việt Nam phải có đảng lãnh đạo, có chủ nghĩa Mác-Lênin làm nòng
cốt. Năm 1930, Người chủ trì Hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản, thành lập ra một Đảng
Cộng sản thống nhất lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam. Thông qua Chính cương vắn tắt,
Sách lược vắn tắt, Điều lệ vắn tắt do Nguyễn Ái Quốc dự thảo, các văn kiện này trở thành

Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng. Bản Cương lĩnh chính trị thể hiện rõ sự vận dụng
sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin trong việc giải quyết mối quan hệ giai cấp-dân
tộc- quốc tế về đường lối cách mạng Việt Nam. Người đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử, trở
thành Người sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam với Cương lĩnh chính trị đúng đắn đã chấm
dứt cuộc khủng hoảng về đường lối, phương pháp và tổ chức lãnh đạo cách mạng Việt Nam.

Giai đoạn từ năm 1930 đến năm 1945

Năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời mở đầu cho một thời kỳ mới trong lịch sử của
dân tộc. Tuy Đảng vừa mới ra đời nhưng đã trực tiếp lãnh đạo cao trào cách mạng 1930-
1931, đỉnh cao là Xô Viết Nghệ Tĩnh. Người không chỉ kêu gọi sự giúp đỡ phong trào mà
còn ngăn chặn sự đàn áp đẫm máu của bọn đế quốc, nhờ đó mà Ban Chấp hành Quốc tế
Cộng sản đã ca ngợi cuộc đấu tranh anh dũng của nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của
Đảng, đồng thời đánh giá cao công lao to lớn của Người.

Tháng 10/1930, Hội nghị Trung ương Đảng đã họp và ra nghị quyết: Hội nghị hiệp nhất
Đảng do Nguyễn Ái Quốc chủ trì là phạm sai lầm, chỉ lo đến việc phản đế mà quên lợi ích
giai cấp đấu tranh, việc phân chia thành trung, tiểu, đại địa chủ trong sách lược của Đảng là
không đúng nên Hội nghị đã bỏ tên "Đảng Cộng sản Việt Nam" mà lấy tên là "Đảng Cộng
sản Đông Dương" hoạt động theo như chỉ thị của Quốc tế Cộng sản

Tháng 10/1934, Người được vào học Trường Quốc tế Lênin, Người học đầy đủ các môn lý
luận cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin và những phương pháp học tự nghiên cứu kết hợp với
thực tế. Cuối năm 1936, Người trúng tuyển vào lớp nghiên cứu sinh, ngành lịch sử của Viện
Nghiên cứu các vấn đề dân tộc và thuộc địa

Tháng 05/1941, Hội nghị Trung ương lần thứ tám họp tại Pác Bó (Cao Bằng) dưới sự chủ trì
của Người. Hội nghị đã đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu, Người khẳng định:
"Trong lúc này quyền lợi dân tộc giải phóng cao hơn hết thảy. Chúng ta phải đoàn kết lại
đánh đổ bọn đế quốc và bọn Việt gian đặng cứu giống nòi ra khỏi nước sôi lửa nóng"

6
Ngày 18/08/1945, Người viết thư kêu gọi Tổng khởi nghĩa giành chính quyền, Người viết:
"Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc ta đã đến. Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức
ta mà tự giải phóng cho ta"

Ngày 02/09/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập lịch sử, khai sinh ra
nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa: "Tất cả mọi người đều sinh ra bình đẳng. Tạo hoá cho họ
những quyền không ai có thể xâm phạm được, trong những quyền ấy, có quyền được sống,
quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc"

Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1969

Mới giành được chính quyền chưa được bao lâu thì thực dân Pháp đã quay lại xâm lược Việt
Nam. Quân Pháp núp sau quân đội Anh, đã nổ súng ở Nam Bộ. Ở miền Bắc thì hơn 20 vạn
quân Tưởng kéo vào hòng thực hiện âm mưu tiêu diệt Đảng và nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa. Vận mệnh dân tộc lúc đó như "ngàn cân treo sợi tóc" trước tình thế đó, Người đã
chèo lái con thuyền cách mạng Việt Nam vượt qua thác ghềnh hiểm trở

Người vận dụng sách lược mềm dẻo, khôn khéo, thêm bạn, bớt thù, "dĩ bất biến, ứng vạn
biến", với những nhân nhượng cần thiết để tranh thủ thời gian chuẩn bị lực lượng đi vào cuộc
kháng chiến lâu dài. Nhờ vậy mà tháng 12-1946, chính quyền cách mạng trong cả nước được
giữ vững với tư thế sẵn sàng và lòng tin sắt đá vào cuộc kháng chiến trường kỳ, gian khổ
nhưng nhất định thắng lợi. Người ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến: "Dù phải gian lao
kháng chiến, nhưng với một lòng kiên quyết hy sinh, thắng lợi nhất định về dân tộc ta!".
Người đề ra đường lối kháng chiến lâu dài, toàn dân, toàn diện, tự lực cánh sinh đồng thời
Người lãnh đạo, tổ chức, chỉ đạo kháng chiến chống thực dân Pháp và kiên quyết chiến đấu
bảo vệ tổ quốc với ý chí "Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước,
nhất định không chịu làm nô lệ"

Năm 1951, Người cùng Trung ương Đảng quyết định triệu tập Đại hội toàn quốc lần thứ II
của Đảng, đưa Đảng ra công khai với tên là Đảng Lao động Việt Nam và bầu Người làm Chủ
tịch Ban chấp hành Trung ương Đảng. Điều lệ mới của Đảng đề ra chủ trương, đường lối
đúng đắn, giải quyết mối quan hệ giữa dân tộc và giai cấp nhằm động viên toàn Đảng, toàn
quân, toàn dân ta đẩy mạnh kháng chiến đưa đến thắng lợi ở Điện Biên Phủ lịch sử (năm
1954) lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu. Người chỉ đạo, động viên cán bộ chiến sĩ trên
mặt trận và truyền thêm sức mạnh, ý chí quyết chiến quyết thắng, một niềm tin sắt đá để

7
quân và dân ta vượt qua mọi khó khăn, gian khổ giành thắng lợi. Trong Thư gửi Mặt trận
Điện Biên Phủ, Người viết: "Thu Đông năm nay, các chú lại có nhiệm vụ tiến quân vào Điện
Biên Phủ để tiêu diệt thêm sinh lực địch, mở rộng thêm căn cứ kháng chiến, giải phóng thêm
đồng bào còn bị giặc đè nén”. Tháng 7-1954, Hiệp định Giơnevơ được ký kết, miền Bắc Việt
Nam được giải phóng, nhưng miền Nam vẫn bị đế quốc Mỹ xâm lược. Người cùng Trung
ương Đảng lãnh đạo nhân dân cả nước đồng thời thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: cách
mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam.

Năm 1960, Đại hội lần thứ III của Đảng, Người được bầu làm Chủ tịch Ban Chấp hành
Trung ương Đảng và Người nêu ra hai nhiệm vụ chiến lược: "Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở
miền Bắc và đấu tranh hòa bình thống nhất nước nhà”. Cả hai nhiệm vụ đều nhằm mục tiêu
chung là củng cố hòa bình, thực hiện thống nhất nước nhà trên cơ sở độc lập và dân chủ. Sau
Hiệp định Giơnevơ, Người nêu rõ: "Để giành lấy thắng lợi, toàn thể nhân dân, quân đội và
cán bộ ta từ Bắc đến Nam cần phải đoàn kết chặt chẽ, tư tưởng phải thống nhất, hành động
phải nhất trí"

Năm 1960, chiến lược chiến tranh đăc biệt của đế quốc Mỹ thất bại và họ đã chuyển qua
chiến tranh cục bộ. Chúng dùng mọi thủ đoạn, mọi phương tiện hiện đại đẩy mạnh chiến
tranh phá hoại bằng hải quân, không quân. Trước những hành động leo thang xâm lược tàn
bạo của đế quốc Mỹ, Người khẳng định: "dù phải chiến đấu 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu
hơn nữa, chúng ta cũng kiên quyết chiến đấu đến thắng lợi hoàn toàn" . Người đã ra Lời kêu
gọi đồng bào và chiến sĩ cả nước, Người nói: "Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20
năm hoặc lâu hơn nữa. Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá,
song nhân dân Việt Nam quyết không sợ! Không có gì quý hơn độc lập, tự do

Ngày 02/09/1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã qua đời, Người để lại cho nhân dân Việt Nam
bản Di chúc thiêng liêng. Di chúc là những lời căn dặn cuối cùng đầy tâm huyết, nói lên tình
sâu nghĩa nặng của Người với nước, với dân; nói lên niềm tin tất thắng ở sự nghiệp chống
Mỹ cứu nước

B. SỰ KIỆN LỊCH SỬ HOẶC KỶ VẬT LIÊN QUAN ĐẾN CHỦ TỊCH HỒ CHÍ
MINH

Hôm chủ nhật vừa qua, em được cơ hội thăm quan bảo tàng Chủ tịch Hồ Chí Minh tai đại chỉ
01 Nguyễn Tất Thành, phường 12, quận 4. Được sự chỉ dẫn của chị hướng dẫn viên thì

8
chúng em đã bắt đầu chuyến tham quan. Đầu tiên, chúng em sẽ được ngồi nghe thuyết trình
giới thiệu về quá trình hình thành và phát triển của bảo tàng và nghe kể về quá trình hoạt
động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Theo lời thuyết trình thì Bảo tàng trước đây là
trụ sở của Tổng công ty vận tải Hoàng đế, là một trong những công trình đầu tiên do thực
dân Pháp xây dựng sau khi chiếm được Sài G òn. Bến Nhà Rồng đã đóng vai trò quan trọng
trong cuộc sống chính trị, kinh tế và văn hóa của Việt Nam. Trước khi Việt Nam trở thành
một quốc gia độc lập, Bến
Nhà Rồng đã là một cảng biển sôi động, kết nối Việt Nam với các quốc gia khác trên thế
giới.
Ngôi nhà được xây dựng từ năm 1862 đến cuối năm 1863 thì hoàn thành với lối kiến trúc
phương Tây nhưng trên nóc nhà gắn hai con rồng theo mô típ “Lưỡng long chầu nguyệt” –
cũng vì vậy mà người dân thường gọi là Nhà Rồng và bến cảng cũng mang tên là Bến cảng
Nhà Rồng. Đến năm 1982, Ủy ban Nhân dân TP. Hồ Chí Minh thành lập “Khu lưu niệm Chủ
tịch Hồ Chí Minh”. Sau hơn 10 năm hoạt động. Năm 1995, Ủy ban Nhân dân TP.Hồ Chí
Minh ra quyết định chính thức chuyển “Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh” thành “Bảo
tàng Hồ Chí Minh – Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh”. Bảo tàng có nhiệm vụ nghiên cứu sưu
tầm, bảo quản, trưng bày, tuyên truyền về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Chủ
tịch Hồ Chí Minh trên cơ sở các tư liệu, hiện vật của Bảo tàng; đặc biệt nhấn mạnh đến sự
kiện Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước và mối quan hệ của Bác đối với nhân dân miền Nam
Việt Nam. Tại nơi đây, em đã được xem các hiện vật, tranh ảnh và rất nhiều bút tích của chủ
tịch Hồ Chí Minh, nơi đây trưng bày hơn 12 vạn tư liệu hiện vật và những thước phim ảnh
phác họa cuộc đời và sự nghiệp của bác Hồ. Chuyến đi tham quan Bảo Tàng Hồ Chí Minh đã
để lại cho em rất nhiều ấn tượng như những kỷ vật của Người như những dụng cụ tập thể dục
thể thao của Người, bộ đồ đơn sơ mà Người đã mặc, đôi dép cao su và cây gậy đã cùng
Người đi qua biết bao nhiêu quốc gia và mặt trận. Tất cả những kỷ vật đó càng khiến cho em
thấy được Bác không chỉ là một vị lãnh tụ vĩ đại của nhân loại mà còn là một nhà tài ba kiệt
xuất, giản dị và gần gũi. Tiết kiệm và giản dị là đức tính của Bác, vị Chủ tịch nước những lúc
làm việc ở nhà thường mặc bộ quần áo bà ba lụa màu nâu, đi đôi guốc gỗ. Còn khi tiếp
khách, đi công tác Người thường mặc bộ quần áo ka ki bốn túi và đi đôi dép cao su. Trang
phục của Bác là bộ bà ba hay bộ ka – ki giản dị. Chiếc áo trấn thủ cùng đôi đép lốp thô sơ
của các chiến sĩ Trường Sơn cũng là vật dụng quen thuộc của vị lãnh lãnh tụ đấng kính.
Người luôn luôn quan tâm tới lợi ích của nhân dân, nghĩ những điều dân nghĩ, lo những điều

9
dân lo, hiến dâng cả đời mình cho nhân dân, không hề quan tâm tới bản thân. “Người cư xử
nhiệt tình, khiêm tốn, gần gũi, bình dị, giữ mối liên hệ thân mật không cách biệt với quần
chúng”. Hồ Chí Minh có một đời sống thanh cao, bởi suốt đời Bác không màng danh lợi. Khi
đứng ở ngoài vòng danh lợi có nghĩa là sẽ vì dân, vì nước. Cả đời Bác Hồ chỉ ham học, ham
làm, ham tiến bộ, để làm cho dân được sung sướng tự do. Phong cách sống thanh cao của Hồ
Chí Minh là phong cách của một con người luôn biết đồng cảm và chia sẻ, thấu lý đạt tình,
ứng xử hài hòa giữa lý trí và tình cảm, thủy chung tình nghĩa. Người nói với nhân dân bằng
cả trái tim và tấm lòng: “Từ trước đến nay tôi đã là người của đồng bào thì từ nay về sau, mãi
mãi tôi vẫn thuộc về đồng bào”.

Bác Hồ giản dị chứ tuyệt nhiên không hề giản đơn. Có sâu sắc trong tư tưởng, có trong sáng
nơi tâm hồn, có trong sạch bởi đạo đức, phẩm hạnh lại có trải nghiệm phong phú trong đời
sống

Có thể nói, chuyến đi bảo tàng Hồ Chí Minh hôm ấy đã đem lại cho tôi một trải nghiệm
vô giá. Những chuyến đi tìm về lịch sử như vậy thật sự khiến người ta phải trầm ngâm về
hiện tại. Được nhìn những hình ảnh của Bác, thấu hiểu được nỗi lòng của Bác, mình thật
sự phải tự nhủ là phải biết sống nhân ái hơn, bao dung và đùm bọc với cộng đồng hơn, để
không phải cảm thấy hổ thẹn với sự hy sinh to lớn của Bác. Những cái vọng ước của
mình trong hiện tại có thể đối với bản thân là rất lớn, nhưng đó chỉ là vọng ước của cá
nhân tầm thường, dẫu có thất bại cũng có thể vượt qua, có thể làm lại, có thể trăn trở một
thời gian ngắn để giải quyết, nó không là gì đối với tấm lòng của Bác, sẵn sàng quên
mình để lo cho mong ước chung của nước của dân.

Đức tính giản dị của Bác Hồ giúp chúng ta nhận ra rằng cuộc sống không chỉ là về tài sản
và vật chất. Điều quan trọng hơn là tìm thấy niềm vui và ý nghĩa trong những điều đơn
giản của cuộc sống. Qua việc sống một cuộc sống giản dị, chúng ta có thể tìm thấy hạnh
phúc và sự mãn nguyện trong sự chia sẻ và sự gắn kết với nhau.
Đức tính giản dị của Bác Hồ không chỉ đóng góp vào cuộc sống hằng ngày mà còn là
động lực mạnh mẽ cho sự đoàn kết. Người không chọn một cuộc sống xa hoa và xa lạ,
mà thực sự thấu hiểu và cống hiến cho vấn đề xã hội và nhân dân. Bác Hồ đã khuyến
khích mọi người tìm kiếm những giá trị đích thực trong đời sống và tránh xa sự xa hoa

10
tham lam. Bởi vì Bác luôn tin rằng, trong cuộc sống đúng nghĩa, không phải những thứ
đồ sành sỏi mà là những giá trị tinh thần, những con người thật sự đã làm thay đổi thế
giới.

Trong lòng mỗi chúng ta, đức tính giản dị của Bác Hồ là một tấm gương sáng rực, nhắc
nhở chúng ta về những giá trị thực sự của cuộc sống. Nó dạy chúng ta biết trân trọng
những điều đơn giản, biết hiến dâng và chung tay, sống tình yêu thương và sự tôn trọng
đối với mọi người.

Trên mọi thử thách của cuộc sống, bài học về đức tính giản dị của Bác Hồ tiếp tục mang
lại động lực và sự ngưỡng mộ. Đó là một lời nhắc nhở rằng trong việc đạt được thành
công và hạnh phúc, chúng ta không cần phải theo đuổi sự xa hoa và đè nén lợi ích cá
nhân. Thay vào đó, chúng ta nên tìm kiếm và cống hiến cho sự kính trọng, tình yêu
thương và niềm vui chân thành trong cuộc sống.

Vì vậy, bài học thực tiễn về đức tính giản dị của Bác Hồ là một tài liệu quý giá để chúng
ta có thể áp dụng vào cuộc sống hàng ngày. Từ tình yêu thương và sự gắn kết đến sự chia
sẻ và sự kính trọng, đức tính giản dị của Bác Hồ mang lại cho chúng ta những giá trị
quan trọng. Đức tính giản dị của Bác Hồ thực sự là một món quà tuyệt.

KẾT LUẬN

Trong cuộc sống của chúng ta, khi mọi thứ dường như ngày càng phức tạp và xa rời, đức tính
giản dị và mộc mạc của Bác Hồ trở nên quý giá hơn bao giờ hết. Chúng ta không thể không
thốt lên sự ngưỡng mộ và lòng biết ơn đối với Bác Hồ - tấm gương sáng công phu và tích
cực của sự giản dị.

Bác Hồ đã chứng tỏ rằng đức tính giản dị không phụ thuộc vào vị thế hay quyền lực, mà nó
tồn tại trong tâm hồn và lối sống của con người. Mỗi lời nói, mỗi hành động của Bác Hồ đều
tạo nên một đường nét đơn giản nhưng không đơn điệu, một tâm hồn trong sạch và sự gần

11
gũi với con người. Những điều này mang lại sự xúc động và tạo cho chúng ta niềm tin mạnh
mẽ vào những giá trị đơn giản của cuộc sống.

Trên con đường chiến đấu cho độc lập, Bác Hồ đã luôn giữ vững đức tính giản dị và mộc
mạc. Bác không bao giờ chạy theo sự xa hoa hay những sự tiện nghi xa xỉ. Thay vào đó, Bác
đã luôn tìm cách sống một cuộc sống giản dị như những người dân mà Bác đứng đắn lại luôn
mong muốn giúp đỡ. Ở trong căn nhà nhỏ của mình, Bác đã truyền cảm hứng và nhiệt huyết
cho hàng triệu người dân, cho họ thấy rằng hạnh phúc không cần phải đến từ những vật chất
sang trọng, mà nó đến từ những giá trị tinh thần đích thực.

Với tính giản dị và mộc mạc của mình, Bác Hồ đã tạo nên một không gian tôn trọng, chân
thành và gắn kết. Những người xung quanh Bác không thấy cảm giác xa lạ hay ngại ngùng,
mà họ được đối xử với sự tôn trọng và lòng chân thành. Bác Hồ đã truyền cảm hứng cho mọi
người một điều quan trọng, đó là trong cuộc sống, không phải những thành tựu hay vật chất
mà là sự hiểu biết và yêu thương đích thực. Nhờ điều này, Bác đã thắp sáng ngọn lửa tình
yêu thương và đoàn kết trong mỗi chúng ta.

Cuối cùng, chúng ta không thể không nhìn nhận đức tính giản dị, mộc mạc của Bác Hồ là
một nguồn cảm hứng và hướng đi sáng trong cuộc sống. Bác đã cho chúng ta thấy rằng trong
những điều đơn giản và giản dị nhất, chúng ta có thể tìm thấy ý nghĩa và giá trị thực sự. Đó
là một lời nhắc nhở quý giá, gợi mở cho chúng ta khám phá và trân trọng những điều tối giản
và thấm đượm nhất của cuộc sống.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


(2023). Retrieved 23 August 2023, from https://bvhttdl.gov.vn/cuoc-doi-va-su-nghiep-cach-
mang-ve-vang-cua-chu-tich-ho-chi-minh-20201026145330541.htm

12
13
14

You might also like