Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

CHƯƠNG 1: HOẠCH ĐỊNH LÀ GÌ?

CÔNG CỤ (SWOT)
CHƯƠNG 3: LÃNH ĐẠO
- Phong cách lãnh đạo:
+ Dân chủ/ tự do/ độc đoán => ưu và nhược điểm
+ Lưới quản trị (2 trục quan tâm công việc quan tâm con người) => 7 con người 3 công
việc => vẽ lưới quản trị
CHƯƠNG 4: KIỂM SOÁT
+ Hình thức kiểm soát: trước, trong, sau vận hành => Hình thức
+ Tiến trình kiểm tra:(1 sản phẩm thôi) => chai nước
1 Tiêu chuẩn đo lường, xây dựng tiêu chí (kiểm tra theo phòng ban (do sản lượng,
thời gian…) => lấy ví dụ càng nhỏ càng tốt: sp Vĩnh hảo (vỏ chai)
2 đánh giá thực tế
3 Điều chỉnh sai lệch (điều chỉnh lại tiêu chí => cộng trừ 10%; điều chỉnh lại điểm
trọng yếu kiểm soát: con người (3 bộ phận 2 bộ phận đạt yêu cầu => điều chỉnh
con người)

ĐỀ THI:
1 CÂU LÝ THUYẾT (cho vd => minh họa cho cái hiểu biết ở trên (lấy 1 loại sản phẩm)
1 CÂU TÌNH HUỐNG => ⅔ câu
+ Nhận định phân tích tổng quát tình huống
+ Đặt câu hỏi sử dụng 1 trong 4 chức năng này để giải quyết tình huống trên
+ Nếu mình là thì…?

NÊN GHI DÀN Ý, FULL 1 TỜ GIẤY

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Chương 1: HOẠCH ĐỊNH


- Hoạch định là việc các nhà quản trị xác định được mục tiêu của tổ chức, thiết lập một
chiến lược chung để đạt được mục tiêu và xây dựng một bản kế hoạch, đề ra các chiến
lược đã kết hợp và điều phối công việc của tổ chức.
VD: Khi thành lập, chuỗi bán lẻ di động “Thế giới di động” hoạt động theo mô hình lựa chọn
chiến lược tiết kiệm đơn giản, chỉ sử dụng mô hình điện tử sơ khai là dùng một website để giới
thiệu thông tin và chỉ có 3 cửa hàng nhỏ thực hiện giao dịch. Trải qua quá trình phát triển, thế
giới di động đã có sự nắm bắt tình hình công nghệ. Những thiết bị không ngừng thay đổi, nhận
thấy nhu cầu và không gian mạng ngày càng phát triển TGDĐ đã đặt ra mục tiêu dài hạn. Và
chiến lược này đã mang đến cho khách hàng nhiều trải nghiệm thú vị, đặt khách hàng làm trọng
tâm. Với những hoạch định rõ ràng như trên, đến năm 2018 TGDĐ đã lọt top 100 nhà bán lẻ
lớn nhất Châu Á - TBD.
- Công cụ hoạch định:
+ Ma trận SWOT (Strengths; Weaknesses; Opportunities; Threats)
+ Ma trận phát triển và tham gia thị trường (BCG)
+ Công cụ hướng đến sự phát triển cân bằng (BSC)
- Ví dụ về SWOT:
+ Đây là ma trận phân tích kinh doanh nổi tiếng dành cho mọi doanh nghiệp muốn
cải thiện tình hình kinh doanh bằng phương pháp định hướng đúng đắn và xây
dựng nền tảng phát triển vững chắc.
+ Thế mạnh và điểm yếu là hai yếu tố nội bộ bên trong doanh nghiệp, là những
yếu tố mà bạn có thể kiểm soát (sự cạnh tranh, chất lượng sản phẩm, vị trí tài
chính)
+ Cơ hội và thách thức là yếu tố bên ngoài.
- Ví dụ về SWOT:
+ Thế mạnh (Strengths) Đặc điểm doanh nghiệp đem lại lợi thế, ưu việt hơn so với
đối thủ cạnh tranh. Thế mạnh bao gồm các phần sau: những việc kinh doanh
bạn làm tốt; những tố chất khiến bạn nổi bật hơn so với đối thủ; tài sản, máy móc
công ty…
+ Điểm mạnh của ULAW:
● Có ngành nghề đào tạo Luật đứng đầu phía Nam.
● Nghề Luật là một nghề ngày càng phát triển - nhu cầu về sinh viên học
Luật ngày càng tăng cao.
● Nhiều giảng viên có tâm và tận tụy với nghề
● Sinh viên năng động, tích cực tham gia các hoạt động trong và ngoài nhà
trường.
+ Điểm yếu (Weaknesses) ULAW: (đặc điểm, các yếu tố của doanh nghiệp hoặc
dự án khiến doanh nghiệp yếu thế, bất lợi hơn so với đối thủ)
● Cơ sở vật chất còn nhiều hạn chế, chưa tương xứng với mức học phí
hàng năm mà sinh viên đã đóng.
● Việc xử lý giấy tờ, trao tặng giải thưởng cho sinh viên còn chậm (tiền
nghiên cứu khoa học, đơn xin giảm tiền học phí…)
● Một vài giảng viên chưa có kinh nghiệm, cho điểm theo cảm tính, gây
thiệt thòi cho sinh viên.
+ Cơ hội (Opportunities) nhân tố môi trường, nguồn lực giúp doanh nghiệp, tổ
chức có thể khai thác để giành lợi thế
● Vì cuộc sống phát triển, các công ty cần pháp chế, luật sư tư vấn ngày
càng phát triển nên mục đích để doanh nghiệp tuyển dụng cử nhân học
tại đại học luật khá phát triển.
● Mức lương đối với ngành luật khá cao, đặc biệt là sinh viên tốt nghiệp
các trường ĐH Luật HCM.
● Nghề Luật là một nghề ổn định.
● Được xã hội coi trọng.
+ Thách thức: (Threats) nhân tố môi trường tác động.
● Có nhiều trường cũng đào tạo ngành luật nên vị trí của ulaw trong ngành
Luật ngày càng lu mờ.
● Ngành luật có việc làm đầu ra khá thấp.
● Có nhiều ngành nghề mở ra, nghề Luật đã không còn giữ được sức nóng
như ban đầu.
=> Chiến lược SWOT: Khi xây dựng chiến lược SWOT ta phải biết kết hợp, sử dụng các
công cụ với nhau:
1. Tận dụng thế mạnh của thương nhân để khai thác cơ hội có sẵn trong kinh doanh
(SO)
Ví dụ: Khi một Doanh nghiệp, tổ chức phải đối mặt với các mối đe dọa đáng kể, tổ chức để tìm
cách tránh chúng và nhìn vào cơ hội. ULAW có thể theo đuổi SO để thu hút hơn nguồn nhân
lực cho mình, có thể phổ biến ra những điểm mạnh và cơ hội của ngành Luật nhằm thu hút sinh
viên theo học, tạo vị thế cho trường.
2. Tận dụng thế mạnh của thương nhân để hạn chế mối đe dọa trong công ty (ST)
Ví dụ: Công ty B có một hệ thống phân phối sản phẩm mạnh (sức mạnh bên trong) nhưng quy
định của chính phủ về việc sản xuất các mặt hàng ngày có xu hướng giảm đi (mối đe dọa bên
ngoài). Như vậy, sử dụng ST là một chiến lược hợp lý.
3. Giảm thiểu các điểm yếu của doanh nghiệp để hạn chế mối đe dọa kinh doanh
đến (WT)
Ví dụ: công ty D có năng lực sản xuất còn nhiều yếu điểm ở bên trong và cơ sở của nó đang có
doanh thu và lợi nhuận hàng năm bị giảm sút (các mối đe dọa bên ngoài) nên phát triển WT
4. Tận dụng và nắm bắt cơ hội trong kinh doanh để khắc phục điểm yếu của thương
nhân (WO)
Ví dụ: Doanh nghiệp tuy mới thành lập quy mô khá nhỏ, độ nhận diện không cao, chủng loại
sản phẩm còn ít, tuy nhiên doanh nghiệp đã tận dụng cơ hội của mình là mảng truyền thông
khá phát triển để quảng bá cho thương hiệu của mình.

=> mục đích của mỗi công cụ là để cho các doanh nghiệp lựa chọn, không có cái nào là tốt
nhất, chỉ có cái phù hợp nhất.
- ƯU ĐIỂM:
+ Tiết kiệm chi phí
+ Thu được khá nhiều kết quả chính xác cũng như có thể tối đa hóa tận dụng các
điểm mạnh, yếu của DN
+ Tạo ra hệ thống ý tưởng mới cho hoạt động của doanh nghiệp thông qua việc
xem xét những vấn đề trong quá trình phân tích mô hình.

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------
CHƯƠNG 3: LÃNH ĐẠO

● PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO THEO KURT LEWIN.


- Phong cách lãnh đạo độc đoán: nhà quản trị sẽ trực tiếp đưa ra các quyết định
mà không cần ý kiến của mọi người.
+ Đặc điểm:
● Chỉ quan tâm đến công việc, không quan tâm đến con người,
không tin tưởng vào người khác
● Thường là người bảo thủ, không chịu lắng nghe ý kiến của người
khác và thường áp dụng tối đa kỷ luật cho nhân viên.
+ Ưu điểm: Có thể giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng; Tạo áp lực
tích cực và thử thách năng lực nhân viên…
+ Nhược điểm: Không huy động được tính sáng tạo cấp dưới; tạo ra bầu
không khí căng thẳng cho tập thể, tổ chức, đội nhóm làm việc; công việc
không đạt hiệu quả cao khi không có quyết định của nhà quản trị; dễ tạo
một đội ngũ nhân viên thiếu trung thành.
vd : Tổng thống thứ 16 của Hoa kỳ Lincoln đã theo phong cách này nhưng do hoàn cảnh ép
buộc bởi vì thời điểm đó Hoa Kỳ đang rơi vào tình cảnh khó khăn, cần có một nhà quản trị cứng
rắn, đưa đất nước thoát khỏi khó khăn.
- Phong cách lãnh đạo dân chủ: nhà quản trị sẽ ra quyết định sau khi bàn bạc,
trao đổi và tham khảo ý kiến của nhân viên cấp dưới.
+ Đặc điểm:
● Thường là người tôn trọng cấp dưới và các thành viên khác trong
tổ chức.
● Biết lắng nghe, tiếp thu ý kiến người khác
● Thu hút lao động tham gia vào công tác quản trị, thông tin được
tiếp nhận ở 2 chiều và ngược lại.
+ Ưu điểm:
● Tạo nên bầu không khí làm việc thoải mái, thân thiện, tích cực
● Phát huy tính sáng tạo của của nhân viên
● Hiệu quả công việc vẫn đáp ứng được dù không có nhà quản trị
+ Nhược điểm:
● Làm chậm quá trình ra quyết định
● Nhà quản trị lệ thuộc nhân viên, mất đi quyền năng của nhà QT.
Vd: Steve Jobs là một người theo phong cách này, thường lắng nghe ý kiến mọi người…
- Phong cách lãnh đạo tự do: nhà quản trị cho phép người dưới quyền ra quyết
định riêng của mình và họ ít tham gia vào việc ra quyết định của các tổ chức.
+ Đặc điểm:
● Nhà quản trị ít tham gia hoạt động tập thể
● Thông tin chủ yếu theo chiều ngang giữa các thành viên
● NQT ít quan tâm đến công việc của tổ chức, để họ tự xử lý khi
gặp vấn đề
+ Ưu điểm:
● Tạo nên hệ thống tổ chức được tự do hành động, tự do sáng tạo
● Phù hợp với những môi trường cần tính sáng tạo
+ Nhược điểm:
● Dễ làm mất vai trò nhà QT
● Gây mất đoàn kết
● Dễ lấn quyền, tranh chức.
Vd: Cựu tổng thống Mỹ Herbert Hoover nổi tiếng về phong cách này. Ông cho phép các cố vấn
có kinh nghiệm đảm nhận nhiệm vụ mà ông còn thiếu kiến thức chuyên môn.
● PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO BLAKE AND J.MOUTON

Khuyết điểm Nhược điểm

P/c 1.1: NQT thể hiện sự quan Tiết kiệm thời gian, công Mức độ sử dụng linh hoạt
tâm con người và công việc ở sức, tiền bạc thấp, chỉ hiệu quả với
mức thấp. trình độ nhận thức, công
việc của cấp dưới ở mức
tuyệt đối

P/c 9.9: NQT quan tâm tối đa Tạo nên môi trường làm Tiêu tốn thời gian, công
đến công việc và con người. việc thoải mái, dân sức tiền bạc
chủ…
Đảm bảo hiệu quả công
việc cao và tạo sự đoàn
kết…

P/c 9.1: NQT quan tâm tối đa Mang lại hiệu quả cao Môi trường làm việc khắc
đến công việc ít quan tâm con trong công việc nghiệt không nhận nhiều
người. Nhân viên làm việc dưới sự quan tâm…
trướng nhà lãnh đạo này
thường có kĩ năng và
nghiệp vụ khá tốt

P/c 1.9: NQT quan tâm tối đa Quan tâm đến, chú trọng Không đem hiệu quả cao
đến con người nhưng ít quan đến cảm xúc và quyền Tạo sự lười biếng, trì
tâm đến công việc lợi của nhân viên trệ…
Tạo môi trường làm việc
thoải mái, hứng thú
trong công việc

P/c 5.5: NQT quan tâm đến Mang lại sự cân bằng Hiệu suất công việc
công việc và con người ở mức trong công tác quản lý, không thật sự cao, và sự
vừa phải lãnh đạo quan tâm con người
cũng chưa truyên cảm
hứng

=> KHÔNG CÓ PHONG CÁCH NÀO TỐT NHẤT, CHỈ CÓ PHONG CÁCH NÀO LÀ
PHÙ HỢP NHẤT.
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------
CHƯƠNG 4: KIỂM SOÁT
- Quy trình kiểm soát có 3 bước:
+ Xây dựng tiêu chuẩn (có thể lượng hóa bằng định tính hoặc định lượng)
+ Đo lường thành quả (so sánh giữa tiêu chuẩn và kết quả thực tế)
+ Điều chỉnh sai lệch (lỗi vận hành, giám sát…)
Ví dụ: Chai nước Vĩnh Hảo
+ Xây dựng tiêu chuẩn: 90% chai nước sản xuất ra đều phải có dung tích đúng 350ml
+ Đo lường thành quả: chỉ có hơn 70% là đúng dung tích 350ml, phần còn lại chỉ là xấp xỉ
350ml
+ Điều chỉnh sai lệch: xem lại công tác quản lý, có thể giảm tiêu chuẩn từ 90 xuống 80%
- Các hình thức kiểm soát
+ Kiểm soát trước công việc
+ Kiểm soát trong công việc
+ Kiểm soát sau công việc (phản hồi)

You might also like