tây tiến 2

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

 Quang Dũng là một nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ,

Mĩ, được
mệnh danh là nhà thơ của “xứ Đoài mây trắng” với những vần thơ giàu chất nhạc họa.
- Trong vườn hoa của thơ ca kháng chiến chống Pháp, bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng - nở ra từ
một tâm hồn phóng khoáng, hồn hậu, hào hoa, một ngòi bút tình tế và lãng mạn - được coi là
bông hoa đầu mùa vừa đẹp vừa lạ.
- Bài thơ không chỉ khắc hoạ bức tranh thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ, hiểm trở hay những gian khó
trập trùng nơi núi cao vực sâu cùng những giờ phút liên hoan tưng bừng, lãng mạn giữa những
tháng năm khói lửa hào hùng.
- Và 8 câu thơ ở khổ thơ thứ hai là những vần thơ đã khắc hoạ rõ nhất vẻ đẹp lãng mạn ấy:
Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
Kìa em xiêm áo tự bao giờ
Khèn lên man điệu nàng e ấp
Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ
Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
Có nhớ dáng người trên độc mộc
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa
- Cắt chân ra đi từ mảnh đất Hà Thành, nơi phố thị phồn hoa, những chàng trai vừa đủ tuổi trưởng
thành vốn dĩ đã quen với đèn sách bút nghiên, đã vượt hàng trăm cây số để bảo vệ biên giới phía
Bắc của Tổ quốc.
- Những chặng đường hành quân qua vực sâu núi thẳm, bang qua mưa bơm bão đạn kẻ thù, và cả
khi đối diện với thiếu thốn, với bệnh tật… tất cả điều đó không làm vơi đi ý chí, nghị lực phi
thường của những chiến binh vệ trọc.
- Tiếp nối mạch cảm xúc về tình người, tình quê hương, đoạn thơ thứ hai đã ghi lại cảm xúc lãng
mạn thăng hoa của những anh lính trẻ trong những đêm liên quan văn nghệ, bỏ lại sau lưng là dốc
cao đèo sâu, người lính đã có những kỉ niệm ngọt ngào, gắn bó của tình quân dân.
 Bốn câu thơ đầu đã mở ra một không gian lãng mạn của những đêm liên hoan văn nghệ, cùng tâm
trạng say sưa của những chàng chiến sĩ:
Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
Kìa em xiêm áo tự bao giờ
Khèn lên man điệu nàng e ấp
Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ
- Sau những cuộc hành quân, đồng bào địa phương đã tới động viên khích lệ tinh thần người lính
bằng những buổi biểu diễn văn nghệ, góp phần làm cho tình quân dân them gắn bó.
- Đêm liên hoan là ngày hội của những người lính trong thời kì gian khổ tăm tối nhưng bỗng bừng
lên sôi nổi, rộn rang, tươi vui trong ánh đuốc, tiếng kèn, điệu nhạc của những cảm xúc bay bổng,
của tâm hồn hân hoan.
+ Cụm từ “bừng lên” mang nhiều lớp nghĩa, ta có thể hiểu đó là ánh đuốc lửa trại với ánh sáng rực
rỡ, cũng có thể hiểu là âm thanh của tiếng khèn tiếng hát, là không khí sôi nổi, tưng bừng của đêm
liên hoan.
+ Câu thơ đáng chú ý nhất là hình ảnh “đuốc hoa”, một hình ảnh quen thuộc trong văn học cổ điển
để chỉ đuốc hoặc cây đèn đốt lên trong phòng cưới tân hôn “Đuốc hoa chẳng thẹn với chàng mai xưa”
(Nguyễn Du), Quang Dũng đã có sự nhào nặn lại cụm từ “đuốc hoa” - liệu đó là đêm liên hoan văn
nghệ hay là đêm tân hôn của các chiến sĩ Tây Tiến. Chi tiết này cũng thể hiện sự trân trọng của những
chàng trai với tình cảm của đồng bào Tây Bắc. Trong không khí của đêm vui kì ảo, tâm hồn người
lính lâng lâng chơi vơi, đưa họ về một không gian thanh bình hạnh phúc.
- Nhân vật trung tâm tạo nên sự bất ngờ, thu hút tâm hồn các chàng trai là những cô sơn nữ trong
bộ xiêm áo lộng lẫy hiện ra bằng xương bằng thịt:
Kìa em xiêm áo tự bao giờ
Khèn lên man điệu nàng e ấp
+ Chữ “kia” đứng đầu câu thơ như một tiếng reo trầm trồ, ngạc nhiên, ngỡ ngành của người lính.
- Trong đêm tối, ánh sáng bập bùng của bó đuốc soi tỏ những khuôn mặt yêu kiều, sáng rực những
bộ phục trang lộng lẫy, kết hợp với âm thanh của tiếng khèn, điệu nhạc khiến người lính cảm giác
như đang sống trong một thế giới khác, một thế giới thanh bình mà hạnh phúc.
+ Hình ảnh “xiêm áo” làm cho câu thơ vừa mang màu sắc thời đại, vừa thể hiện không khí cổ kính
xa xưa. Trong không khí ấy, ta cảm nhận sâu sắc hơn tình quân dân gắn bó đậm đà, tâm hồn đất nước,
thấy được cuộc sống gian lao nhọc nhằn nhưng đậm nghĩa đậm tình.
- Các cô xuất hiện đầy ấn tượng trong cảm xúc ngỡ ngành, thú vị, ngưỡng mộ của các chiến sĩ. Sau
khi các anh đã trải qua những tháng ngày hành quân khó khan vất vả thì sự xuất hiện của “em”
khiến ngọn “đuốc hoa” mãi mãi là một kỉ niệm đẹp của một thời chinh chiến, cái thời mà “nghìn
năm đâu dễ mấy ai quên”.
+ Hình bóng của người đẹp làm nên vẻ lãng mạn hào hoa, đa tình của người lính trẻ. Hình bóng của
các cô gái ấy đã đẩy lùi tất cả những khó khan, nhọc nhằn lại phía sau, giúp người lính them vững tin
trong cuộc chiến nhiều gian khổ, mất mát hi sinh.
+ Người lính Tây Tiến mơ màng trong điệu múa “man điệu” của núi rừng. Cụm từ “man điệu” có thể
được hiểu là giai điệu mới mẻ với tiếng khèn làm say đắm lòng người. Với tâm hồn hào hoa của
người nghệ sĩ, nhạy cảm trước cái đẹp, người lính Tây Tiến say đắm chiêm ngưỡng và cảm nhận
những hình ảnh rực rỡ, những âm thanh ngọt ngào, những điệu múa mềm mại trong đêm lửa trại để
thả hồn phiêu du bay bổng, mơ ước về một cuộc sống hòa bình.
- Không chỉ có dịp tiếp xúc với nét đẹp đầy bản sắc văn hóa của vùng cao mà còn là những đêm
hơi say mê, xây đắp tâm hồn thơ bay bổng, hướng tới một tương lai tươi sáng:
Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ
+ Câu thơ đã sử dụng sáu thanh bằng gợi cái bang khuâng chơi vơi trong tâm hồn. Trong niềm vui
hân hoan, tiếng khèn, điệu múa rộn rang, tâm hồn người lính trở nên phơi phới, cảm xúc được thăng
hoa, bay bổng.
+ Đó là ước mơ về một cuộc sống thanh bình, không còn chiến tranh. Ở nơi đó, họ đã gửi gắm ước
mơ về Viên Chăn, mơ về cuộc sống tràn ngập thơ cơ, niềm vui nhạc họa. Trong gian khổ nhưng các
anh vẫn luôn giữ tinh thần lạc quan, đặt niềm tin vào tương lai phía trước.
 Những giấc mơ ấy chính là liều thuốc tinh thần tiếp them sức mạnh ở nơi doanh trại khắc nghiệt.

 Nỗi nhớ đêm liên hoan đã khép lại trong cái lâng lâng, chơi vơi của cảm xúc. Tuy nhiên,
Quang Dũng không chỉ nhớ tới đêm liên hoan đậm tình quân dân mà nhà thơ còn nhớ tới
một không gian mênh mông huyền ảo của song nước Tây Bắc:

Người đi Châu Mộc chiều sương ấy


Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
Có nhớ dáng người trên độc mộc
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa
- Địa danh miền Tây đã hiện lên qua ngòi bút nhà thơ Quang Dũng mang nhiều nét lạ, độc đáo và
hấp dẫn.
+ Nếu ở phần đầu bài thơ, thiên nhiên miền Tây hiện lên thật hung vĩ, heo hút, thăm thẳm thì ở
đoạn thơ này, người đọc bắt gặp một Tây Bắc hoang sơ, đẹp mĩ lệ trong chiều sương. Nhà thơ Quang
Dũng thật tài tình khi chỉ miêu tả một chiều sương đã lắng động bao cảm xúc vấn vương. Cảnh không
rõ nét mà mờ nhòa, phủ lên một màu sương khói huyền thoại.
- Trong buổi chiều sương, hình ảnh những cây lau nhẹ nhàng lay động trong gió tạo nên một bức
tranh Tây Bắc có hồn, quyến rũ
+ Chữ “ấy” ở câu đầu bắt vần với chữ thấy ở câu thứ hai, kéo âm điệu của cả câu thơ trĩu nặng
xuống, như một lời nhắc nhở về một chốn thiên nhiên hoang sơ thơ mộng của núi rừng đã gắn bó với
bước chân của đoàn quân Tây Tiến
+ Câu hỏi tu từ “có thấy” như hỏi long mình, hỏi để khẳng định nỗi nhớ của mình về không gian
miền Tây Bắc, nhớ tới hồn lau, nhớ tới cái xào xạc của gió, nhớ cả một trời lau mênh mông ngút ngàn
như đang vẫy chào đoàn binh. Người xa rồi những nỗi nhớ vẫn có đó. Hai thanh trắc “ có thấy” gợi
cảm giác day dứt, bang khuâng, dường như Quang Dũng đang tách ra để nhắc nhở, để hỏi nhớ nhớ
trong tâm hồn mình.
+ Cụm từ “nẻo bến bờ” gợi không gian hoang vu, hiu quạnh và vắng người qua lại. Hình ảnh cây
lau xám đã xuất hiện trong thơ của Tố Hữu, gợi nỗi nhớ khôn nguôi về Việc Bắc:
“Mình đi, có nhớ những nhà
Hát hiu lau xám, đậm đà lòng son”
Hay trong thơ của Chế Lan Viên:
Ngàn lau cười trong nắng.
Hồn của mùa thu về.
Hồn mùa thu sắp đi.
Ngàn lau xao xác trắng.
- Mỗi tác giả lại có một cảm nhận khác nhau về ngàn lau. Ngàn lau trong thơ của Chế Lan Viên là
hồn mùa thu thì trong thơ Quang Dũng, đó là linh hồn của non sống đất nước.
+ Cây lau giờ được nhân hóa trở nên thật gần gũi, có hồn, có tâm trạng như con người, biết chia sẻ
nỗi niềm, biết nhớ biết thương. Có thể nói, với bút pháp cổ điển, nhà thơ đã phát hiện ra linh hồn của
Tây Bắc, nắm bắt thần thái vạn vật, khiến vạn vật miền Tây như thắm đượm linh hồn của non sống
đất nước.
+ Nay người đi xa rồi, không gian ấy lại trở nên im ắng hoang sơ. Năng tháng, thời gian đã trôi qua,
cảnh vật của miền sơn cước như trở thành một mảnh của tâm hồn, trở thành nỗi nhớ thương, vấn
vương. Quả đúng là:
Khi ta ở chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn
( Chế Lan Viên)
- Với bút pháp uyển chuyển tài hoa, câu thơ trước gợi câu thơ sau, những kỉ niệm cứ theo nhau ùa
về. Cảnh Tây Bắc trong bút pháp của nhà họa sĩ Quang Dũng không đơn điệu mà ngược lại vô
cùng sống động và hữu tình:
Có nhớ dáng người trên độc mộc
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa
+ Trong buổi chiều sương ấy, xuất hiện dáng người trên con thuyền độc mộc và dáng hoa trên dòng
nước lũ. Trên song nước mênh mông xuất hiện hình ảnh con thuyền độc mộc và con người trông thật nhỏ
bé trên con thuyền vượt lũ.
- Hai thanh trắc “độc mộc” làm cho âm hưởng câu thơ trở nên mạnh mẽ, gợi dáng dấp, tư thế của
những tay lái tài ba, kiên cường cứng cỏi “tay lái ra hoa”
 Con thuyền nhỏ bé, con người cũng trở nên bé nhỏ những đã bất chấp sự cuồng bạo của dòng
song để chinh phục thiên nhiên, biến thiên nhiên giận dữ thành những tràng hoa đong đưa.
- Câu thơ cuối, hình ảnh đong đưa được hiểu theo nhiều lớp nghĩa khác nhau. Có người cho rằng
đây là dáng dấp của những cô gái dân tộc trên con thuyền vượt lũ, có người lại cho rằng đó là
những bông hoa quấn theo dòng nước lũ, hay những bông hoa lau mềm mại đong đưa khi con
thuyền đi qua.
- Dù hiểu theo cách nào thì hình ảnh hoa đong đưa trong thơ Quang Dũng cũng hiện lên thật đẹp,
mềm mại, tình tứ. Đây là một sự sáng tạo mới mẻ về ngôn từ, thể hiện chất lãng mạn trong hồn
thơ người lính Quang Dũng.
+ Động từ “trôi dòng nước lũ” chứ không phải trên dòng nước lũ, “đong dưa” chứ không phải đung
đưa, diễn tả sự nhịp nhàng uyển chuyển thể hiện vẻ đẹp tài ba nhưng cũng rất dịu dàng tình tứ của
con người.
 Dáng người và dáng hoa lồng chiếu vào nhau “ hồn lau”, “dáng người”, “thuyền độc mộc”, “nước
lũ”, … tất cả phủ một màu trắng của chiều sương hoài niệm đồng loạt ngân nga trong long thi sĩ,
đưa Quang Dũng trở về với một thời Tây Tiến.
 Bút pháp chấm phá vừa mềm mại vừa uyển chuyển, ngôn ngữ thơ đậm chất nhạc họa đã được
Quang Dũng sử dụng một cách khéo léo xuyên suốt bài thơ. Cách sử dụng thể thơ thất ngôn cùng
nhịp thơ 4/3, giọng điệu rất phù hợp với mạch cảm xúc thơ, niềm say đắm hân hoan trong đêm
liên hoan văn nghệ. Bức tranh thiên nhiên song nước miền Tây hiện lên thật sống động, đan xen
là niềm say mê, khát khao ước vọng về một cuộc sống thanh bình của những chiến sĩ Tây Tiến
trên con đường hành quân khắc nghiệt.
 Qua tám câu thơ đậm chất thơ, chất họa, chất nhạc, người nghệ sĩ tài hoa Quang Dũng đã khắc
họa thật đẹp những kỉ niệm buổi sinh hoạt văn nghệ đầm ấm và cảnh song nước hữu tình khiến
long người mê đắm. Qua đoạn thơ, ta không chỉ thấy vẻ đẹp tâm hồn lãng mạn, lạc quan yêu đời
của những chàng vệ trọc mà còn thấy được cái tình trong từng nét vẽ, câu thơ. Độc giả càng trân
trọng những vần thơ Tây Tiến đi cùng năm tháng.

You might also like