Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 53

HỆ THỐNG THÔNG TIN LIÊN LẠC

HÀNG KHÔNG

AERONAUTICAL
TELECOMMUNICATION SERVICE
CÁC THÔNG TIN VỀ MÔN HỌC:

1. SDT cô Kim Anh: 0902152552


2. Email: anhcxk@vaa.edu.vn
3. Tài liệu tham khảo:
- Annex 10: Aeronautical Information
- Doc 7910 – Location Indicator
- Doc 8585 – Aeronautical Authorities

TABLES OF CONTENTS:

Chương 1: Sự vụ viễn thông hàng không quốc tế - IATS.

Chương 2: Các quy định chung cho sự vụ viễn thông hàng không.

Chương 3: Vùng luân chuyển điện văn và địa danh.

Chương 4: Sự vụ cố định hàng không AFS

Chương 5: Hình thức điện văn ITA2 và IA5

Chương 6: Một số mẫu điện văn không lưu

Chương 7: Điện văn sự vụ

Chương 8: Giới thiệu một số hệ thống thông tin hàng không


CHƯƠNG 1: SỰ VỤ VIỄN THÔNG HÀNG KHÔNG QUỐC TẾ -
INTERNATIONAL AERONAUTICAL TELECCOMMUNICATION SERVICE
(IATS)

I. Sự vụ viễn thông hàng không quốc tế

Viễn thông (Telecommunication) được hiểu đơn giản là thông tin liên lạc từ
một khoảng cách xa
Sự vụ viễn thông hàng không quốc tế (IATS) được tạo thành bởi bốn loại dịch
vụ, mỗi loại dịch vụ cung cấp một sự vụ viễn thông cần thiết (telecommunication
service) cho ngành hàng không dân dụng thế giới, bao gồm:
1. AFS – Aeronautical Fixed Service – Sự vụ vố định hàng không
2. AMS – Aeronautical Mobile Service – Sự vụ lưu động hàng không
3. ARNS – Aeronautical Radio Navigation Service – Sự vụ vô tuyến dẫn
đường hàng không
4. ABS – Aeronautical Broadcast Service – Sự vụ truyền bá tin tức hàng
không.
Chức năng chính: đảm bảo an toàn cho nền không vận và đáp ứng được các
yêu cầu của dịch vụ không lưu
II. Sự vụ cố định hàng không – AFS

Sự vụ cố định hàng không làm một sự vụ vô tuyến giữa các điểm cố định
được định rõ để đảm bảo chủ yếu cho sự an toàn không vận và khai thác, điều hoà,
hiệu quả kinh tế của dịch vụ hàng không
Tức có nghĩa là chỉ các liên lạc sử dụng các thiết bị vô tuyến được đặt cố dịnh
và được định rõ (có địa chỉ).
AFS là liên lạc Ground to Ground, các trạm liên lạc có thể ở tầm ngắn, xa hoặc
cục bộ. Bao gồm Telegraphy (điện báo), Telephone (thoại vô tuyến) và
Teletypewriter (vô tuyến truyền chữ).
AFS bao gồm các mạch liên lạc sau:
1. Air Traffic Control Direct Speed Circuit – Mạch trực thoại dùng cho công tác
KSKL
- ATCDSC là mạch dùng để trao đổi tin tức trực tiếp giữa các đơn vị không lưu
trong nước hay vùng kế cận với nhau.
- APP thường dùng radar hoặc ADS-B để dẫn tàu bay đi và đến, APP thường
chỉ có ở những sân bay lớn. Giới hạn APP: có giới hạn ngang 40 NM tính từ
điểm quy chiếu sân bay, giới hạn cao là 3000 ft.
- KSVKL thực hiện công tác chuyển giao quyền kiểm soát tàu bay với các đơn
vị không lưu khác thông qua thoại HF, VHF hoặc CPDLC.
- Thoại HF và VHF là hai kiểu liên lạc thông thường. HF được dùng ở những
nơi mà VHF không phủ được đến cho tầm phủ sóng xa (như các vùng đại
dương hoặc vùng xa). Tuy nhiên HF có hạn chế về chất lượng tín hiệu, dễ bị
nhiễu.
- Thoại HF có tầm phủ là 250 NM, thông qua trung gian là nhân viên thông
tin, băng tần nằm trong khoảng từ 2.8 đến 22 MHz, tín hiệu phát đi dạng
bức xạ.
- VHF có tầm phủ là 200 NM, tần số hoạt động trong dải tần 118 – 137 MHz.
- Hiện nay có 22 trạm VHF trên 22 CHK toàn quốc, 3 trạm VHF tiếp cận tại NB,
TSN, ĐN; 7 trạm VHF đường dài nằm trên trục đường bay nối từ Bắc vào
Nam. VHF tiếp cận có phạm vi 70 KM (200 NM) tính từ tâm đài. Hiện nay
FIR HCM có 6 sectors, FIR HN có 1 sector, ĐN được chia thành 2 sector, mỗi
sector có 1 tần số hoạt động.
2. Meteorological Operation Telecommunication Network – Mạng viễn thông
khai thác khí tượng.
- MOTN là hệ thống các kênh khai thác khí tượng thuộc dịch vụ cố định hàng
không (AFS), dùng để trao đổi tin tức khí tượng hàng không giữa các đài cố
định hàng không nằm trong hệ thống.
- Lây thông tin khí tượng từ:
o Các trạm quan trắc tại sân bay: có nhiêm vụ quản lý, tổ chức các
hoạt động liên quan đến quan trác, dự báo, tư vấn, cảnh báo
thời tiết tại sân bay, cung cấp hồ sơ khí tượng cho tổ lái và các
đối tượng khác trong khu vực.
o Trạm khí tượng thuỷ văn quốc gia
o Cơ quan khí tượng (Met Office)
o Cơ quan canh phòng khí tượng (Met Watch Office)
o Hệ thông dự báo khí tượng toàn cầu (WAFC – World Area
Forecast System).
- Các tin tức trên được tổng hợp dưới dạng các bản tin (điện văn) khí tượng
và được chuyển đi trên hệ thống cố định. Hiện nay có 22 trạm quan trắc khí
tượng đặt ở 22 CHK trên toàn nước ta,
- Các loại bản tin khí tượng:
o METAR – Bản tin quan trắc sân bay thường kì: cung cấp các
thông số của bầu khí tượng để tàu bay CHC trong vùng FIR.
Thông tin được quan trắc or lấy từ máy móc, hiệu lực 30 phút.
o SPECI – Bản tin quan trắc sân bay đặc biệt: sử dụng khi có điều
kiện khí hậu thời tiết chuyển xấu vượt ngưỡng chuẩn (có thể xấu
đi hoặc tốt hơn)
o TAF – Bản tin dự báo sân bay thường kì: dự báo các hiện tượng
thời tiết phục vụ cho tàu bay, biết được các giá trị thời tiết sẽ
thay đổi nhiều. Thông thường 4 hoặc 6 tiếng sẽ có bản mới.
o TREND – Bản tin dự báo hạ cánh dạng xu thế: được thiết lập
thường xuyên vào phân cuối METAR/SPECI để báo cáo sự thay
đổi hoặc xuất hiện so bản tin quan trắc sân bay.
o SIGMET – Bản tin cung cấp thời tiết nguy hiểm trên cao trong
một vùng FIR: được phát hành bởi Met Watch Office, cảnh báo
cho ACC trong trường hợp thời tiết trở xấu.
3. Aeronautical Telecommunication Fixed Network – Mạng viễn thông cố định
hàng không.
- Hệ thống AFTN được định nghĩa là một hệ thống toàn cầu của những mạch
cố định hàng không được cung cấp như một phần của AFS nhằm trao đổi
điện văn hoặc dữ liệu kĩ thuật số của các đài cố định hàng không có cùng
hay tương hợp về đặc tính kĩ thuật.
 Hiểu đơn giản AFTN là một mạng hàng không toàn cầu, cố định dùng để
trao đổi tin tức dưới dạng điện văn.
- Các mạch cố định có thể được hiểu là đài cố định và được liên kết với nhau
thành 1 mạng lưới (Network). Mạng AFTN có các phương tiện kỹ thuật, thủ
tục khai thác giống nhau do có tính chất toàn cầu.

- Mạng AFTN bao gồm trung tâm truyền tin AFTN (chấm đỏ tròn) và các đầu
cuối – terminal AFTN (chấm vuông).
o Trung tâm truyền tin AFTN được định nghĩa là một đài AFTN mà
nhiệm vụ chính là chuyển tiếp hay chuyển lại điên văn AFTN
từ/đến một số đài AFTN nối đến nó, hoặc giải trợ cho đài AFTN
trong trường hợp gặp lỗi.
o Đài AFTN gốc (destination) là một đài AFTN nơi mà điện văn
được mang đến để chuyển trên hệ thống AFTN, hay gửi đến đài
AFTN để chuyển tiếp. Hiểu đơn gian là đài đầu tiên soạn điện
văn.
o Đài AFTN là đài AFTN nơi điện văn được mạng đến cho địa chỉ
giao nhận tại chỗ  Là đài AFTN nhận điên văn để khai thác.
- VVTS là trung tâm truyền tin AFTN trong nước VN, nhưng chỉ là đài AFTN
trong khu vực. Hiện nay đài VVTS được nối với 3 trung tâm truyền tin là
VHHH, WSSS và VTBB.
- Các đài truyền điện văn với nhau thông quan trung tâm AFTN, đường nối
giữa hai trung tâm được gọi là trục đường chính. Đài AFTN bị hỏng có thể
chuyển được điện văn bằng cách giải trợ (thông qua trung tâm truyền tin
AFTN bên thứ ba).
- Hẫu như mỗi quốc gia chỉ có một đài AFTN, hiện nay AFTN dần được thay
thế bằng AMHS.
III. Sự vụ lưu động hàng không – AMS

Sự vụ lưu động hàng không là sự vụ liên lạc vô tuyến giữa các đài Hàng Không
(Aeronautical Station) và các máy bay hoặc giữa các máy bay với nhau, bao gồm:
- Sự vụ lưu động hàng không giữa các đơn vị KSKL (ACC, APP, TWR, FIC) và
tàu bay,
- Sự vụ lưu động hàng không giữa các đài hàng không (A/G) với các tàu bay
Phương pháp liên lạc chủ yếu: thoại VHF, thoại HF.
Các thông tin về VHF:
- Hình thức liên lạc chủ yếu: thoại vô tuyến, hoặc có thể là các ăng tên được
gắn trên máy bay truyền dữ liệu về mặt đất.
- Tần số đài VOR: 112 đến 118 MHz (chính xác hơn là 117.975 MHz)
- Tần số thoại VHF giữa KSVKL và người lái: 118.01 – 137 MHz.
- Trên tàu bay được trang bị 3 hệ thống VHF, 2 hệ thống là yêu cầu tối thiểu
cho chuyến bay thương mại. VHF 1 và VHF 2 lần lượt cho cơ trưởng và cơ
phó. VHF 3 dùng cho hệ thống ACARS.
- Mỗi hệ thống VHF đều có một bộ thu phát nằm trong khoang avionic cùng
với 3 ăng ten tương ứng. Ăng ten của VHF 1 và 3 nằm ở phần upper
fuselage; Ăng ten của VHF 2 nằm ở lower fuselage.
- VHF là thiết bị có tên rõ ràng, thoại VHF được điều khiển bằng RMP và
ACP.
- FIR HCM hiện nay được chia thành 6 sectors, từng sectors làm việc trên
từng tần số chính phụ khác nhau. Tầm phủ của VHF là 70 KM (200 NM).
- Tần số khẩn nguy: 121.5 MHz.
Các thông tin về HF:
- Dùng ở những nơi xa xôi như biển đảo nơi mà VHF không thể phủ đến,
thông thường được trang bị trên các tàu bay bay đường dài.
- Sử dụng tần điện ly để truyền tín hiệu đi.
- Nhược điểm: chất lượng bị ảnh hưởng bởi tính chất của ngày và đêm,
cường độ của ánh sáng mặt trời (dễ bị nhiễu và hay nghe nhầm thông tin
của đài kia). SATCOM đang dần có xu hướng thay thế HF do có tính ổn
định.
- Hệ thống HF trên tàu bay cũng bao gồm phần điều khiển đặt ở buồng lái,
điều khiển vởi RMP và ACP. Bộ thu phát và khuếch đại công suất được đặt
trong khoang avionics, ngoài ra còn có bộ ghép nối ăng ten.
- Trên tàu bay thông thường có 3 hệ thống HF, ăng ten được đặt ở phần
vertical stabilizer.
VDL (VHF Datalink), HDL (HF Datalink) cũng đang được mong muốn thay thế
VHF và HF (chuyển từ liên lạc thoại sang liên lạc bằng dữ liệu), truyền dữ liệu tương
tự như hệ thống ACARS.
- Bộ đàm HF có thể chuyển đổi giữa hai chế độ thoại và dữ liệu, tuy nhiên
ưu tiên thoại, hạn chế tính khả dụng của HDL.
- Trao đổi dữ liệu vô tuyến ở tần số cao được sử dụng tốt hơn thoại HF
thông thường trên các tuyến đường xuyên lục địa. Dung lượng chỉ bị giới
hạn bởi các tần số có sẵn trong băng tần HF. Đòi hỏi quá trình phức tạp
trong việc phân bổ băng tần HF.
 Tóm lại trong AMS, thường là liên lạc giữa trạm mặt đất với tàu bay hoặc giữa tàu
bay với tàu bay thông qua sóng VHF, HF, VDL và HDL.

IV. Sự vụ vô tuyến dẫn đường hàng không – ARNS

Sự vụ vô tuyến dẫn đường hàng không là sự vụ vô tuyến liên lạc giữa các tàu
bay và đài dẫn đường như các đài VOR, NBD, ILS, DME, GNSS, … (Review lại các đài
này trong môn dẫn đường hàng không).

Các hạn chế hiện có của các đài dẫn đường hàng không:

- NDB: tính năng nghèo nàng phụ thuộc lớn vào nhiễu khí quyền, vùng hạn
chế (khoảng cách lớn nhất khoảng 50 – 70 NM).
- DME: dung lượng hạn chế (khoảng 100 máy bay), yêu cầu line of sight
(khoảng cách lớn nhất là 200 NM)
- VOR: yêu cầu line of sight (bán kính khoảng 50 NM), bị giới hạn mức chính
xác, các giới hạn về đặc điểm địa hình).
- ILS: Góc cố định cho tất cả mọi người sử dụng đối với tất cả tàu bay, vùng
cung cấp dịch vụ bị hạn chế, các giới hạn về đặc điểm địa hình.
- LORAN-C: Thiếu các hệ thống điện tử hàng không được lắp đặt.
- Altimeter: Sự cần thiết phải đặt áp suất làm tăng khả năng xảy ra lỗi vận
hành.
Nhược điểm chung: Không bao phủ toàn cầu, độ chính xác hạn chế  Xu
hướng chuyển từ ground-based navigation sang satellite-based navigation.
V. Sự vụ phát thanh hàng không – ABS
ABS là sự vụ truyền bá tin tức liên quan đến không vận, bao gồm tất cả
những tin tức khí tượng, hàng không. Các tin tức này được cung cấp bởi đơn
vị kiểm soát không lưu, các đài hàng không, trung tâm truyền tin AFTN. Dịch
vụ này sử dụng các loại phát như: thoại vô tuyến (telephone) , vô tuyến điện
báo (telegraphy) , vô tuyến truyền chữ (teletypewriter) . Pilot phải mở thiết bị
trên tàu bay để canh nghe các thông tin nói trên.

Chương 2: Các quy định chung cho sự vụ viễn thông hàng không
quốc tế.

I. Các đài
1. Aerodrome Control Radio Station – Đài vô tuyến kiểm soát sân bay: là
một đài phụ trách liên lạc vô tuyến giữa các đài kiểm soát sân bay và máy
bay hoặc các đài lưu động hàng không.
Vd: Đài HF, VHF, các đài dẫn đường vô tuyến
2. Aeronautical Fixex Station – Đài cố định hàng không
Vd: Đài AFTN, đài ATCDSC, đài MOTN
3. Aeronautical Station – Đài hàng không.
Vd: có thể chỉ các đài đặt trên mặt đất hoặc tàu bay
4. Aeronautical Telecommunication Station – Đài viễn thông hàng không: là
một đài nằm trong sự vụ viễn thông hàng không quốc tế.
Vd: các đài trong 4 sự vụ đã học.
5. Network Station – Đài hàng không thuộc thành phần của vô tuyến thoại
Vd: các đài thoại vô tuyến hàng không như thoại HF, thoại VHF.
6. Radio Direction Finding Station – Đài định hướng hàng không: là đài mà
được xây dựng nhằm mục đích xác định hướng của các đài khác nhờ vào
sự phát sóng của đài này.
VD: đài VOR, DME, …
7. Regular Station: một đài được chọn trong hệ thống các đài thuộc vô
tuyến không địa, dùng thoại vô tuyến đường dài để liên lạc hoặc thông
báo nhận từ máy bay trong điều kiện bình thường.
8. Tributary Station: là một đài cố định hàng không có thể nhận chuyển điện
văn hay dữ liệu nhưng không chuyển tiếp, ngoại trừ mục đích phục vụ cho
các đài tương tự với nó được nối liền với nhau thông qua một trung tâm
truyền tin,
o Ở trong nước là trung tâm truyền tin, nhưng ở phương diện
quốc tế thì chỉ là tributary station trong mạng lưới AFTN
o Đài nào có nhiệm vụ chuyển tiếp điện văn cho các đài kết nối
đến nó nhưng nó không phỉa là trung tâm thì ta gọi đài đó là
tributary station.
9. Air-Ground Communication: là liên lạc hai chiều giữa máy bay và các đài
hay các điểm trên mặt đất.
10. Air to Ground Communication: là liên lạc một chiều từ máy bay tới các
đài hay địa điểm trên mặt đất.
11. Blind Transmission: là chuyển từ một đài này đến một đài khác trong tình
trạng mà liên lạc 2 chiều không thể thiết lập được, nhưng đài chuyển tin
rằng đài được gọi vẫn có thể nhận được.
12. Broadcast: phát tin tức liên quan đến không vận mà không để địa chỉ rõ
ràng là đến đài nào.
13. Duplex: là phương pháp liên lạc viễn thông giữa hai đài có thể thực hiện
cùng một lúc cả hai chiều.
14. Interpilot air to air communication: là liên lạc hai chiều trên kênh liên lạc
không đổi được chỉ định cho các máy bay đang bay trong vùng biển vượt
ngoài tầm phủ sóng VHF của đài mặt đất, để có thể trao đổi tin tức hoạt
động cần thiết, giữa để dễ dàng giải quyết các vấn đề khai thác.
15. Radio Telephony Network: là một nhóm các đài thoại vô tuyến hàngk
hôgn mà nó hoạt động và canh nghe trên cùng một nhóm các tần số và hỗ
trợ lẫn nhau theo các thức quy định nhằm đảm bảo tối đa độ tin cậy cho
liên lạc không địa và tính phổ biến của liên lạc không địa.
Thường được sử dụng cho thoại HF.
16. Ground to Air Communication: là liên lạc một chiều từ các đài hay địa
điểm trên mặt đất tới các máy bay.
II. Thủ tục tổng quát về sự vụ viễn thông hàng không quốc tế.
1. Giờ làm việc
Giới chức thầm quyền phải thông báo giờ làm việc bình thường của
đài, dưới quyền kiểm soát của mình cho các cơ quan viễn thông hàng
không liên hệ. Mọi sự thay đổi về giờ làm việc bình thường phải được phổ
biến bằng NOTAM trước khi những thay đổi đó có hiệu lực.
2. Chuyển thừa
Mỗi nước phải đảm bảo rằng sẽ không cho phép một đài nào thuộc
nước của mình chuyển những dấu hiệu, điện văn, dự liệu thừa không cần
thiết.
3. Nhiễu loạn
Để tránh gây nhiễu có hại, giới chức trước khi cho một đài nào đó thử
hoặc thực nghiệm nên chỉ thị là phải thận trọng như chọn tần số thử, thời
gian thuận tiện, giảm cường độ phát. Mọi sử gây nhiễu có hại nên loại bỏ
ngay lập tức.
4. Nới rộng giờ hoạt động và đóng cửa đài
Các đài thuộc sự vụ viễn thông hàng không quốc tế phải nới rộng giờ
làm việc bình thường khi được yêu cầu để phục vụ hoạt động cần thiết
cho chuyến bay.
Trước khi đóng đài nên báo cho các đài liên lạc trực tiếp và thông báo
giờ hoạt động trở lại nếu giờ này không phải là giờ làm việc bình thường
đã quy định.
5. Chấp nhận chuyển về phân phối điện văn
Khi điện văn đã được chấp nhận thì phải chuyến, chuyển tiếp hoặc giao
phù hợp với thứ tự độ khẩn, không phân biệt chậm hay chậm trễ. Trách
nhiêm quyết định chấp nhận điện văn sẽ phụ thuộc vào đài mà điện văn
được mang đến để chuyển.
Thông thương điện văn được truyền đi theo nguyên lí first in first out,
nhưng giả định khi hệ thống gặp sự cố, điện văn có độ khẩn cao hơn sẽ
được ưu tiên giải quyết  Mỗi điện văn đều được gán một số thứ tự ưu
tiên được quy định dưới dạng độ khẩn (priority).
Đài gốc là đài đầu tiên nhận điện văn từ người soạn, quyết định chấp
nhận điện văn phụ thuộc vào đài gốc.
6. Hệ thống giờ
Tất cả các đài thuộc sự vụ viễn thông hàng không phải dùng giờ quốc tế
UTC. 0000 là giờ bắt đầu và 2400 là giờ kết thúc.
Được mã hoá dưới mạng một mã 6 chữ số, 2 chữ số đầu chỉ ngày trong
tháng, 2 chữ số sau chỉ giờ và 2 chữ số cuối chỉ phút.
VD: 251340 – Ngày 25 lúc 13 giờ 40 phút.
Thông thường đến 2400, các đài sẽ đóng file ngày cũ và mở sang file
ngày mới, các dữ liệu được đánh số lại thành 0000.
7. Cách dùng chữ tắt và mã hiệu
Chữ tắt và mã hiệu phải được sử dụng trong dich vụ viễn thông hàng
không khi thích hợp, việc sử dụng chữ tắt và mã hiệu giúp liên lạc được
rút ngắn dễ dàng. Việc sử dụng chữ tắt và mã hiệu khác với chữ tắt và mã
hiệu được ICAO chấp nhạn trong bản văn của điện văn, người soạn thảo
điện văn phải đảm bảo rằng những chữ tắt và mã hiệu đó quen thuộc với
đài nhận hoặc đài này có sẵn bản dịch về chữ tắt và mã hiệu được dùng.

Chương 3: Vùng luân chuyển điện văn và địa danh.

I. Vùng luân chuyển điện văn

ICAO chia thế giới thành nhiều vùng luân chuyển điện văn để đảm bảo cho
việc chuyển tiếp điện văn không bị gián đoạn. Mỗi vùng được chỉ định một chữ
đứng trước nhóm địa danh, vùng luân chuyển điện văn. Mỗi vùng được chỉ định
một chữ đứng trước nhóm địa danh. Vùng luân chuyển điện văn thường gồm có
nhiều nước nhưng cũng có vùng chỉ có 1 nước như vùng C, K, Y, …
Việc chia vùng luân chuyển điện văn không phụ thuộc vào biên giới, ranh
giới quốc gia. Mục đích là để dễ quản lý, bảo trì và sữa chữ, không để việc luân
chuẩn điện văn bị gián đoạn, đảm bảo tính liên tục của hệ thống.
Việt Nam thuộc vùng luân chuẩn điện văn V (bao gồm các nước Đông và
Tây châu Á).
II. Địa danh

Địa danh (Location) là một nhóm kết hợp 4 chữ cái được các nước đặt
theo thể thức do ICAO quy định để chỉ vị trí đài Hàng Không. Mỗi nước được chỉ
định 1 chữ cái riêng biệt với các nước khác trong vùng 1 vùng luân chuyển điện
văn.
Nguyên tắc thành lập: nhóm địa danh 4 chữ bao gồm:
1. Chữ thứ nhất chỉ vùng luân chuyển điện văn
2. Chữ thứ hai chỉ tên nước hay lãnh thổ
3. Chữ thứ ba và chữ thứ tư chỉ vị trí đặt đài.
Trong trường hợp chữ thứ ba chỉ khu vực hay thủ đô của nước đó thì chữ
thứ tư sẽ chỉ vị trí đặt đài
EX: LFPO
- L chỉ vùng luân chuyển điện văn ở Trung Âu
- F chỉ nước pháp
- P chỉ thủ đô Paris
- O chỉ sân bay Orly
Về việc thay đổi nhóm địa danh: các địa danh có tính chất sử dụng lâu dài
chỉ được sửa đổi sau khi đã nghiên cứu kĩ lưỡng và thông báo cho các nơi có sử
dụng liên quan biết về sự thay đổi này. Nếu muốn thay đổi phỉa thông báo ít nhất
6 tháng trước khi huỷ bỏ địa danh cũ. Mọi thay đổi về địa danh phải được phổ
biến thành NOTAM hoặc AIP (tập thông báo tin tức hàng không) trước khi thay
đổi có hiệu lực.
Lưu ý: Ngoài các Location ở VN, cần học thêm các Location liên kết với VN.

Chương 4: Sự vụ cố định hàng không – Aeronautial Fixed Service


I. Các kí tự được phép dùng trong điện văn AFTN
- Các kí tự được phép sử dụng trong điện văn AFTN:
o Chữ: bảng chữ cái latinh từ A đến Z
o Số: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 0.
o Các dấu: dấu gạch ngang (-); dấu hỏi (?); dấu hai chấm (:); dấu
mở ngoặc đơn (“)”); dấu đóng ngoặc đơn (“(“); dấu chấm (.); dấu
phẩy (,); dấu nháy (‘), dấu bằng (=); dấu gách chéo (/); dấu cộng
(+)
- Không được sử dụng chữ số la mã trong điện văn AFTN; nếu người gửi
điện văn muốn lưu ý người nhận rằng số la mã có dụng ý thì phải dùng
chữ ROMAN trước nhóm số thường.
- Các kí tự khác với danh sách trên không được phép dùng trong điện
văn trừ khi rất cần thiết để bổ nghĩa cho bản văn, khi sử dụng thì viết ra
nguyên chữ.
II. Các loại điện văn AFTN
- Có 8 loại điện văn AFTN, tuy nhiên chỉ có 7 loại điện văn là được chuyển
trên hệ thống AFTN, một điện văn còn lại được chuyển trên hệ thống
SITA.
- Các loại điện văn đều có độ khẩn, điện văn có độ khẩn cao hơn sẽ được
ưu tiên xử lý khi hệ thống gặp sự cố.
1. Các điện văn nguy cấp (độ khẩn SS)
- Loại điện văn này bao gồm các điện văn do các đài lưu động (tàu bay)
báo cáo sự nguy hiểm đang đe doạ trực tiếp, hoặc các điện văn khác
liên quan đến việc yêu cầu trợ giúp ngay lập tức của các đài lưu động
(tàu bay) đang lâm nguy.
- Chuông báo sẽ được vang lên ở đài nhận được điện văn này, hệ thống
tự động xác nhận đã nhận được điện văn. Hầu như ở VN chưa xuất
hiện loại điện văn này, và nó không có form cụ thể.
2. Các điện văn khẩn nguy (độ khẩn DD)
- Loại điện văn này bao gồm các điện văn liên quan đến an toàn của một
tàu thuỷ, một máy bay hoặc những xe cộ khác hoặc của những người
trên tàu hay của những người trên tầm nhìn (một tàu bay cần sự trợ
giúp trong tầm nhìn của một tàu bay khác).
- Điện văn này không có forrm cụ thể, trong những trường hợp muốn
cho điện văn được chuyển đi nhanh khi gặp sự cố, ta chỉ thông thường
nâng mức độ khẩn lên Đ, hạn chế nâng lên độ khẩn SS do gặp nhiều thủ
tục rắc rối.
3. Điện văn an toàn bay (độ khẩn FF)
- Điện văn kiểm soát hoạt động bay được quy định rõ trong PANS-R (Doc
4444) phần 8.
- Điện văn gốc từ cơ quan khai thác máy bay liên quan trực tiếp đến máy
bay đang bay hoặc đang chuẩn bị cất cánh.
4. Điện văn khí tượng (độ khẩn GG)
- Điện văn liên quan đến dự đoán khí tượng tại sân, khu vực hay trên
đường bay.
- Điện văn liên quan đến quan trắc và báo cáo khí tượng như METAR,
SPECI.
5. Điện văn điều hoà chuyến bay (độ khẩn GG)
- Điện văn chuyển chở đòi hỏi tính toàn về trọng lượng và thăng bằng.
- Điện văn liên quna đến việc thay đổi lịch hoạt động của máy bay.
- Điện văn liên quan đến các dịch vụ của máy bay,
- Điện văn liên quan đến việc thay đổi các yêu cầu chung của hành khách,
phi hành đoàn, hàng hoá bao gồm cả những sự thya đôi trong lịch bay
bình thường.
- Điện văn liên quan đến hạ cánh bất thường của máy bay.
- Điện văn liên quan đến sắp xếp các dịch vụ dẫn đường trước khi bay
cho những chuyến bay bất thường, ví dụ như xin huấn lệnh bay quá
cảnh.
 Các điện văn trên đều được chuyển trên hệ thống SITA, không phải hệ
thống AFTN. Và độ khẩn GG là độ khẩn thông dụng nhất, ở mức độ trung
bình.
6. ĐIện văn không báo (độ khẩn GG)
- Điện văn liên quan đến NOTAMs, SNOWTAMs.
7. Điện văn hành chánh Hàng không (độ khẩn KK)
- Điện văn các hoạt động hay bảo trì các phương tiện cần thiết cho sự an
toàn và điều hoạt hoạt động của máy bay.
- Điện văn liên quan đến việc điều hành các dịch vụ viễn thông hàng
không.
- Điện văn trao đổi giữa các giới chức hàng không dân dụng liên quan
đến các dịch vụ hàng không.
- Đây là loại điện văn không có forrm do chủ yếu dùng để trao đổi, thông
báo tin tức.
8. Điện văn sự vụ SVC (độ khẩn tuỳ trường hợp).
- Loại này gồm các điện văn do các đài cố định gửi đến chứa định tinh
tức hoặc xác minh các sai lầm trong các điện văn khác hoặc xác nhận số
thứ tự điện văn trong sự vụ cố định hàng không.
- Hầu như dùng độ khẩn GG.
- Gồm hai dạng: đi theo chuẩn mẫu (sử dụng mẫu cho ICAO quy định)
hoặc không theo chuẩn mẫu.
- Đặc điểm nhận dạng: luôn có chữ SVC ở đầu nội dung.
III. Thứ tự độ khẩn
- Thứ tự độ khẩn để phát điện văn trong hệ thống AFTN được quy định
như sau: SS  DD FF  GG KK
- Nhưng thực tế khi điện văn trong hàng chờ được giải phóng thì có thứ
tự như sau: SS  DD  FF  GG  KK.
# Tại sao lại phải phân độ khẩn, và phân chia thứ tự độ khẩn ?
Do thông thường điện văn sẽ được truyền đi theo nguyên lý first in first out.
Nhưng phòng khi hệ thống gặp sự cố thì những điện văn có độ khẩn lớn hơn sẽ được
ưu tiên cao hơn nhằm mục đích để giải quyết trước.
IV. Lưu trữ điện văn AFTN
1. Lưu trữ dài hạn
- Bản sao của tất cả điện văn được phát bởi đài AFTN gốc phải được giữ
lại một thơi gian ít nhất là 30 ngày.
- Trong hệ thống lưu trữ, có cả hai file IN (lưu về) và file OUT (phát đi);
file STT IN, STT OUT (dùng để truy xuất điện văn theo số thứ tự). Mỗi
đài AFTN có 30 thư mực tương ứng với 30 ngày trong tháng. Lưu theo
dạng cuốn chiếu.
2. Lưu trữ ngắn hạn
- Trung tâm truyền tin AFTN phải lưu giữa bản soa tất cả các điện văn do
đài đã chuyển tiếp hay chuyển lại trong vòng ít nhất 1 giờ.
Chương 5: Hình thức điện văn ITA2 và IA5

Điện văn AFTN sẽ có 5 thành phần:


1. Hàng tiêu đề
2. Hàng địa chỉ nhận
3. Nhóm gốc
4. Nội dung/bản văn
5. Phần kết thúc

Ví dụ về một điện văn AFTN:


ZCZC VTA0015 221800
FF VVTSZAZX
221801 VTBBZPZX
(DEP-HVN741/A1205-VVNB1000-VVTS-0)

NNNN

I. Hàng tiêu đề
- Hàng tiêu đề của một điện văn AFTN gồm 3 thành phần
o Dấu hiệu khởi tạo điện văn
o Chỉ danh phát
o Thông tin phụ

ZCZC VTA0015 221800

a) Dấu hiệu khởi tạo điện văn


- Được quy định là 4 chữ cái ZCZC
b) Chỉ danh phát
- Chỉ danh phát bao gồm 2 thành phần:
o Chỉ danh mạch
o Số thứ tự kênh
- Chỉ danh mạch bao gồm 3 kí tự:
o Chữ thứ nhất chỉ đài chuyển điện văn
o Chữ thứ hai chỉ đài nhận điện văn
o Chữ thứ ba chỉ kênh liên lạc.
VD: VTA – V chỉ đài chuyển điện văn; T chỉ đài nhận điện văn, A chỉ kênh
liên lạc.
Nơi nào chỉ có 1 kênh liên lạc giữa các đài phát và thu: Kênh chữ
A sẽ được chỉ định, nơi nào có hơn 1 kênh liên lạc giữa các đài thì các
kênh được chỉ định như A, B, C theo thứ tự tương ứng. Thông thường kí
tự thứ 3 là chữ A.
- Số thứ tự kênh: gồm ba hoặc 4 chữ số khi:
o Gồm ba chữ số chỉ số thứ tự kênh từ 001 – 000 (thay cho 1000)
được thể hiện cho số thứ tự của điện văn, được chỉ định cho tất
cả các điện văn phát thẳng từ đài này tới đài khác.
o Số thứ tự sẽ được chỉ định riêng cho từng kênh, dãy số mới sẽ
được bắt đầu từ số 001 vào lúc 0000 mỗi ngày. Đài nào dung
lượng điện văn ít sẽ dùng 3 số, dung lượng nhiều sẽ dùng 4 số
(tránh việc trong 1 ngày có 2 số thứ tự điện văn trùng nhau)
VD: VTA0015 – Đây là điện văn thứ 15 được phát trong ngày.
c) Thông tin phụ:
- Thông tin phụ sẽ được thêm vào nếu cần thiết và không vượt quá 10 kí
tự.
- Thông thường sẽ có 6 kí tự biểu diễn cho ngày/giờ/phút gửi điện văn
với định dạng DD/HH/MM. Đối với những người làm AFTN chuyên
nghiệp sẽ có thêm 3 kí tự thêm sau để mô tả tình trạng của điện văn, ví
dụ như:
o UKN – Unknown
o CHK – Check
o TXT – Text
o ADS – Address
o OGN – Origin.
- Cộng thêm với 1 kí tự khoảng trống sẽ đủ 10 kí tự, và thông tin phụ
không được vượt quá 10 kí tự.
VD: 221800 – Điện văn được phát đi vào ngày 22 lúc 18h00’ theo giờ
UTC.
II. Hàng địa chỉ
- Đài gốc có thể gửi tối đa cho 21 địa chỉ trên 3 hàng. Mỗi hàng chỉ tối đa
được 7 địa chỉ (69 kí tự) trên một hàng A4
- Hàng địa chỉ của điện văn sẽ gồm có :
o Priority – Độ khẩn
o Address – Chỉ danh địa chỉ
- Về độ khẩn: điền 2 kí tự quy định độ khẩn trong 5 loại độ khẩn đã được
học.
- Chỉ danh địa chỉ không được vượt quá 8 kí tự, bao gồm:
o 4 chữ cái đại diện cho địa danh địa chỉ nơi nhận
o 3 chữ cái đại diện cho các tổ chức, cơ quan nơi nhận (giới chức
hàng không, dịch vụ hay cơ quan khai thác bay).
o 1 chữ cái cái được thêm vào để làm đầy đủ địa chỉ khi không có
nhu cầu rõ ràng
- Ghi chú số 1: chỉ danh 4 chữ cái được quy định trong Doc 7910 –
Location Indicator.
Ghi chú số 2: chỉ danh 3 chữ cái được quy định trong Doc 8585 –
Designator for Aircraft Operating Agency, Aeronautical Authorities
and Services.
Ghi chú số 3: Một số code 3 chữ quan trọng cần phải nhớ:
 YAY: Cục trưởng cục hàng không
 YCY: Tìm kiếm cứu nạn
 YDY: Giám đốc sân bay
 YMY: Khí tượng
 YOY: Phòng không báo
 YTY: Trung tâm truyền tin
 YNY: Phòng NOTAM
 YSY: Phòng liên lạc Không/Địa
 ZPZ: Phòng thủ tục bay
 ZQZ: Trung tâm KSKL điện toán
 ZRZ: Trung tâm kiểm soát đường dài
 ZTZ: Đài chỉ huy
 ZAZ: Tiếp cận tại sận
 ZIZ: Trung tâm thông báo bay
 ICO: Cơ quan của ICAO.
VD : VVDLZTZX – Đài chỉ huy sân bay Liên Khương ; VVTSZIZX : Trung
tâm thông báo bay sân bay TSN ; VVTSZAZX : Tiếp cận tại sân sân bay
TSN.
- Khi một điện văn được gửi cho một tổ chức không có trong nhóm 3 chữ
do ICAO quy định hoặc gửi cho một tàu bay đang bay, địa danh đó sẽ
được điền:
o YYY : nếu nơi nhận chỉ cơ quan dân sự, hoặc các trường hợp còn
lại.
o YXY : nếu nơi nhận chỉ tổ chức, dịch vụ dân sự.
o ZZZ : nếu nơi nhận chỉ tàu bay đang bay.
Lưu ý : tên của tổ chức đó hoặc phiên hiệu máy báy sau đó phải được
thêm vào nhóm đầu tiên của phần nội dung. Chữ cái thứ tám theo sau
là chữ X.
VD1: GG VVDNYYYX
311521 VVTSYYYX
VAN CHUYEN VIETNAM AIRLINES
FLIGHT 831 CANCELLED
Ví dụ trên là một điện văn được gửi cho Văn phòng vận chuyển ở
VVDN do cùng văn phòng công ty đặt tại VVTS gửi đi.
VD2: FF VVTSZZZX
031451 VTBBZQZX
THA631 CLR DES 5000 FT NDB
Ví dụ trên là một điện văn được gửi cho một tàu bay có callsign
là THA631 đang bay, gửi từ VTBB. Callsign được đề cập ngay đầu phần bản
văn.
- Chữ X được dùng với những cơ quan, đơn vị chỉ có 1 địa chỉ AFTN. Đối
với cơ quan, đơn vị có nhiều phòng ban muốn sử dụng địa chỉ AFTN, họ
sẽ giữa lại 7 kí tự đầu, chỉ thay đổi kí tự cuối cùng  Người sử dụng dễ
nhớ, dễ quản lý
- Khi gửi đến phòng quốc tế: ta điền code 4 chữ VVVV.
VD : FF VVTSZAZX – Điện văn mang độ khẩn FF, gửi cho kiểm soát tiếp
tận tại sân sân bay TSN.

III. Phần địa chỉ gốc điện văn


- Phần địa chỉ gốc điện văn AFTN bao gồm :
o Thời gian điền điện văn
o Chỉ địa danh gốc
o Cảnh báo độ khẩn khi cần.
- Thời gian điền điện văn : ta điền 6 kí tự thể hiện ngày giờ và phút thời
gian đài gốc soạn thảo điện dưới định dạng DD/HH/MM.
- Chỉ địa danh gốc ta điền tương tự 8 kí tự như trên, tuy nhiên chỉ điền 1
địa danh do chỉ có duy nhất 1 địa chỉ gửi đó là đài gốc soạn thảo điện
văn.
- Khi cần sẽ có cảnh bảo độ khẩn với điện văn SS, cảnh bảo độ khẩn sẽ
kèm theo chuông báo động
- Đa phần đều được tự động nhập trên máy tính.
IV. Bản văn của điện văn
- Đầu tiên nếu cần thiết ta phải ghi phần chỉ danh tường minh các địa chỉ
đặt biệt hoặc callsign của tàu bay (cho các trường hợp YYY, YXY hoặc
ZZZ ở trên).
- Giới hạn kí tự phần bản văn của điện văn AFTN không quá 1800 kí tự
(nội dung toàn thể điện văn AFTN được giới hạn không quá 2100 kí tự)
không tính các nhóm kí tự ZCZC hay NNNN.
- Ví dụ khi vượt quá 1800 kí tự, nếu muốn tiếp tục, ta có thể chia điện
văn thành nhiều phần. Ta sẽ có thêm 1 dòng ở hàng cuối phần nội dung
như sau :
//END OF PART 01/02//
kết thúc nội dung phần 1
//END OF PART 02/02//
Kết thúc nội dung phần 2
- Không được dùng các chữ viết tắt trùng với các nhóm kí tự ZCZC, NNN
trong phần nội dung của điện văn vì:
o Khi gặp NNNN, hệ thống tự hiểu là kết thúc điện văn và bỏ đi các
nội dung đằng sau
o Khi gặp ZCZC, hệ thống tự hiểu là bắt đầu điện văn mới và bỏ đi
hết nội dung ở trên

V. Phần kết thúc của điện văn


- Phần kết thúc điện văn bao gồm:
o 7 dòng trắng (trong hệ thống ta có thể ấn nút fn + f4 để in 7
dòng trắng): để giúp người in điện văn xé nội dung tiêu đề của
điện văn ra dễ hơn, không bị dính liền 4 chữ NNN của điện văn
này và ZCZC của điện văn sau.
o Dấu hiệu kết thúc điện văn gồm có 4 chữ N liên tục (NNNN).
Chương 6: Một số mẫu điện văn không lưu
# Thông tin tổng quát
- Thông thường các mẫu điện văn không lưu sẽ có sẵn form.
- Format chung:
o Bắt đầu bằng dấu (
o Kết thúc bằng dấu )
o Mỗi thành phần trong một điện văn được nhận dạng là một
trường mang một con số.
o Bắt đầu của mỗi trường là một dấu gạch ngang
- Một số trường thường gặp trong điện văn không lưu
o Trường số 3 – Message Type – Loại điện văn
o Trường số 5 – Description of emergency – Mô tả tình trạng
khẩn cấp.
o Trường số 7 – Aircraft Identification; SSR code and mode –
Phiên hiệu tàu bay và code radar
o Trường số 8 – Flight Rules and Flight Type – Quy tắc bay và loại
chuyến bay.
o Trường số 9 – Number, Aircraft Type and Wake Turbulence
Category – Số lượng tàu bay, loại tàu bay và hạng nhiễu động
o Trường số 10 – Equipments – Thiết bị
o Trường số 13 – Departure Aerodrome and Time – Sân bay cất
cánh và giờ dự tính cất cánh
o Trường số 14 – Estimated Data – Dự liệu ước tính
o Trường số 15 – Route – Đường bay
o Trường số 16 – Destination Aerodrome and Estimated Elapsed
Time, Alternate Aerodrome – Sân bay hạ cánh, giờ dự tính bay
tiêu hao và sân bay dự bị
o Trường số 17 – Arrival Aerodrome and Time – Sân bay đến và
thời gian đến
o Trường số 18 – Other Information – Thông tin khác
o Trường số 19 – Supplementary Information – Thông tin bổ sung
o Trường số 20 – Alerting search and rescue information – Thông
tin cánh bảo tìm kiếm cứu nguy,
o Trường số 21 – Radio Failure Information – Thông tin vô tuyến
trục trăc.
o Trường số 22 – Amendment – Bổ sung.
- Tuỳ loại điện văn mà trường sẽ được sử dụng khác nhau, tuy nhiên có
một số loại trường được sử dụng thường xuyên như loại điện văn, tên
điện văn, phiên hiệu tàu bay.
- Đối với Trường 18 – Other Information
o Nếu không có thông tin trong trường 18 thì ta điền số 0, không
được bỏ trống.
o Có thông tin nào thì ta điền thông tin đó vào trường 18 theo thứ
tự dưới đây do ICAO quy định, thông tin đính kèm sau dấu gạch
chéo của các mục dưới đây.
I. Departure Message – Điện văn cất cánh
- FORMAT:
(DEP – ACID/SSR mode/code – Departure Aerodrome and time –
Destination Aerodrome – Other Information)
- Ví dụ:
1. (DEP-UAL123-A1234-VVDN0600-VVTS-DOF/150628)
Minh ngữ: Đây điện văn cất cánh, phiên hiệu tàu bay là UAL123,
code radar SST là A1234, cất cánh tại sân bay Đà Nẵng lúc 6h theo
giờ UTC; hạ cánh tại sân bay TSN; chuyến bay được thực hiện vào
ngày 28 tháng 6 năm 2015.
2. (DEP-UAL123-A1234-VVDN0606-VVTS-0)
Minh ngữ: Đây điện văn cất cánh, phiên hiệu tàu bay là UAL123,
code radar SST là A1234, cất cánh tại sân bay Đà Nẵng lúc 6h theo
giờ UTC; hạ cánh tại sân bay TSN.
- Lưu ý: DOF trong trường 18 có nghĩa là ngày tháng năm thực hiện
chuyến bay, có định dạng là YY/MM/DD.
II. Arrival Message – Điện văn hạ cánh
- FORMAT:
(ARR – ACID – Departure Aerodrome – Destination Aerodrome and
Time)
- Ví dụ:
1. (ARR-HVN339-VVDN-VVTS0327)
Minh ngữ: Đây là điện văn hạ cánh, phiên hiệu tàu bay là
HVN339, cất cánh tại sân bay Đà Nẵng ; hạ cánh tại sân bây TSN lúc
3h27 phút theo giờ UTC.

III. Delay Message – Điện văn hoãn chuyến bay


- FORMAT:
(DLA – ACID – Departure Aerodrome and Time – Destination
Aerodrome – Other Information)
- Ví dụ:
1. (DLA-AMX122-RPLL0610-WMKK-DOF/150629)
Minh ngữ: đây là điện văn hoãn chuyến bay, phiên hiệu của tàu
bay là AMX122, cất cánh tại sân bay Manila vào lúc 6h10 phút theo
giờ UTC; hạ cánh tại sân bay Kualar Lumpur; Chuyến bay được thực
hiện vào ngày 29 tháng 6 năm 2015.
2. (DLA-AMX122-RPLL0610-WMKK-0)
Minh ngữ: đây là điện văn hoãn chuyến bay, phiên hiệu của tàu
bay là AMX122, cất cánh tại sân bay Manila vào lúc 6h10 phút theo
giờ UTC; hạ cánh tại sân bay Kualar Lumpur;

IV. Flight Plan Cancellation Message – Điện văn huỷ bỏ kế hoạch


bay
- FORMAT:
(CNL – ACID – Departure Aerodrome – Destination Aerodrome –
Other information)
- Ví dụ:
1. (CNL-UAL1-VHHH-VTBB-DOF/150630)
Minh ngữ: điện văn huỷ bỏ kế hoạch bay, phiên hiệu chuyến bay
là UAL1, cất cánh tại sân bay Hong Kong; hạ cánh tại sân bay Băng
Kok; ngày thực hiện chuyến bay là ngày 30 tháng 6 năm 2015)

V. Change Message – Điện văn thay đổi kế hoạch bay


- FORMAT:
(CHG – ACID/SSR Mode and Code – Departure Aerodrome and Time –
Destination Aerodrome and Total Estimated Elapsed Time – Alternate
Aerodrome – Other Information – Amendment)
- Ví dụ:
1. (CHG-GBAWE/A2173-VVTS-VVNB-DOF/110630-8/I-16/VVDN)
Minh ngữ: đây là điện văn thay đổi kế hoạch bay; phiên hiệu
chuyến bay là GBAWE; code radar SSR là A2173; cất cánh tại sân
bay TSN và hạ cánh tại sân bay NB; ngày thực hiện chuyến bay là
ngày 30 tháng 6 năm 2011; Thay đổi thông tin trường số 8, thay đổi
sang quy tắc bay bằng khí tài; Thay đổi thông tin trường số 16; sân
bay hạ cánh đổi thành sân bay Đà Nẵng.

VI. Request Flight Plan Message – Điện văn yêu cầu kế hoạch bay
- FORMAT:
(RQP – ACID/SSR mode and code – Departure Aerodrome –
Destination Aerodrome and Total Estimated Elapsed Time – Alternate
Aerodrome – Other Information)
- Ví dụ:
1. (RQP-JAL124-RPLL-RPCT-DOF/110630)
Minh ngữ: điện văn yêu cầu kế hoạch bay; phiên hiệu chuyến
bay là JAL124; cất cánh tại sân bay Manilia; hạ cánh tại sân bay
Taoyan (RPCT); chuyến bay được thực hiện vào ngày 30 tháng 6
năm 2011.

Chương 7: Điện văn sự vụ

Lưu ý về điện văn sự vụ:

- Những điện văn sự vụ luôn được bắt đầu bằng 3 chữ cái SVC (Service),
dùng để giải quyết các sự cố khi chuyển điện văn.
- Chỉ danh kênh: chữ V chỉ trung tâm truyền tin TSN, chỉ Q chỉ trung tâm
khí tượng TSN, chữ T chỉ thủ tục bay TSN.
- Điện văn xin lặp lại theo nhóm gốc gửi cho người soạn thảo điện văn,
còn lại gửi về cho trung tâm truyền tin.
- Kiến thức cũ: chỉ danh phát bao gồm:
o Chỉ danh mạch:
 Chỉ danh đài chuyển điện văn
 Chỉ danh đài nhận điện văn
 Chỉ danh kênh liên lạc
o Số thứ tự kênh (số thứ tự điện văn)
Chỉ danh phát được thể hiện trên hàng tiêu đề của điện văn
AFTN và trong nội dung của điện văn sự vụ.

I. Kiểm soát lượng điện văn


- Điện văn có dạng: SVC QTA MIS _______
- Sử dụng loại điện văn này khi phát hiện hệ thống bị mất một hoặc
nhiều điện văn, thể hiện theo thứ tự.
- Ví dụ:
a) SVC QTA MIS BVA123: đây là điện văn sự vụ báo mất điện văn BVA
thứ 123, chỉ danh kênh phát là B, chỉ danh kênh nhận là A, chỉ danh
kênh liên lạc là A
b) SVC QTA MIS BVA123-126: đây là điện văn sự vụ báo mất các điện
văn BVA thứ 123, 124, 125 và 126.
- Cách giải quyết khi gặp trường hợp thiếu điện văn: ví dụ khi MIS
BVA123, ta dùng phím F9 để load lại điện văn vừa phát đi, gõ số 123. Ở
đài gửi điện văn, ta thay hàng tiêu đề để cập nhất hàng tiêu đề mới
(ngày giờ và số thứ tự phát hiện tại). Code QTA mang nghĩa bỏ điện văn
cũ và phát lại điện văn mới.
- Bài tập:
Chỉ danh kênh của trung tâm truyền tin TSN và khí tượng TSN
lần lượt là V và Q. Giả sử MET TSN gửi điện văn cho CC TSN, CC TSN lần
lượt nhận điện văn với số thứ tự là 5 và 8. Trong trường hợp này CC
TSN sẽ giải quyết như thế nào ?
ZCZC __________
FF VVTSYMYX
___ VVTSYFYX
SVC QVA MIS QVA006-007

NNNN
Giải thích: Ở đây do CC TSN gửi lại cho khí tượng TSN nên địa chỉ
gửi là YMY, địa chỉ gốc là YFY. Dùng QVA, không phải VQA vì điện văn
ban đầu gửi có chỉ danh phát là MET, chỉ danh nhận là CC; và đài CC
TSN đang yêu cầu MET gửi lại các điện văn số 6 và số 7 bị thiếu ban
đầu.
II. Điện văn xin lặp lại
1. Điện văn xin lặp lại theo số thứ tự
- Format: SVC QTA RPT _______
- Sử dụng điện văn xin lặp lại trong trường hợp: nếu điện văn bị lỗi do
đường truyền bị lỗi, và đã nhận được điện văn lỗi đó ở đài nhận (nội
dung có thể bị lỗi font, không thể đọc được, …)  Xin lặp lại điện văn
theo cú pháp trên.
- Ví dụ:
a) SVC QTA RPT BVA111:
 Mẫu điện văn sự vụ xin lặp lại điện văn BVA111
b) SVC QTA PRT BVA113-117:
 Điện văn sự vụ xin lặp lại điện văn BVA113, 114, 115, 116 và 117
- Sau khi nhận được điện văn yêu cầu lặp lại số thứ tư, đài gốc sẽ loại lại
điên văn (f9), thay lại hàng tiêu đề và phát lại cho đài vừa yêu cầu lặp
lại điện văn.
- Bài tập:
CC Hồng Kông (chỉ danh kênh là K) gửi cho CC TSN (chỉ danh
kênh là V) các điện văn không thể đọc được có stt từ 267 đến 270.
Trong trường hợp này CC TSN sẽ giải quyết như thế nào ?
ZCZC __________
FF VHHHYFYX
____ VVTSYFYX
SVC QTA RPT KVA267-270

NNNN
Sau khi nhận được điện văn, CC Hồng Kông sẽ loai lại các điện
văn trên, thay lại hàng tiêu đề và phát lại cho đài vừa yêu cầu lặp lại
điện văn, tức CC TSN.
2. Điện văn xin lặp lại theo nhóm gốc
- Format: SVC QTA RPT OGN (với OGN là nhóm gốc, phần địa chỉ gốc của
điện văn)
- Được sử dụng khi nếu như điện văn sai do đài gốc (không sai ở nội
dung, nhưng sai, thiếu thông tin do đài gốc soạn sai) sơ ý, đài nhận điện
văn có thể gửi yêu cầu xin lặp lại điện văn theo nhóm gốc. Cơ quan gốc
ghi nhận được điện văn sẽ load lại điện văn đó và phát đi theo yêu cầu.
- Lưu ý rằng chỉ có điện văn xin lặp lại theo nhóm gốc là được gửi lại cho
đài gốc soạn điện văn (người soạn thảo điện văn), tất cả các điện văn
sự vụ còn lại đều được gửi cho trung tâm truyền tin.
- Ví dụ:
a) SVC QTA RPT 151020 VVNBYFYX
với 151020 VVNBYFYX là nhóm gốc, hàng địa chỉ gốc
b)
ZCZC ______
FF VVNBZPZX
__ VVTSZPZX
SVC QTA RPT 151020 VVNBZPZX

NNNN
Phòng thủ tục bay sân bay TSN gửi cho thủ tục bay NB, yêu cầu
xin lặp lại điện văn theo nhóm gốc (vì điện văn do thủ tục bay Nội Bài
gửi có sai sót, không chính xác về nội dung, nguyên nhân xuất phát từ
thủ tục bay Nội Bài).

# Tổng kết lại:


- Điện văn xin lặp lại theo nhóm gốc được gửi khi nội dung của điện văn
có vấn đề, nguyên nhân cụ thể là do đài gốc soạn sai, thiếu thông tin
hoặc thông tin không chính xác, đúng về mặt format, không có khí tự lạ.
- Điện văn xin lặp lại theo số thứ tự được gửi khi khi trong nội dung điện
văn có kí tự lạ, nguyên nhân cụ thể là do lỗi đường truyền.
- Khi lặp lại điện văn theo nhóm gốc  Gửi đến đài gốc; Khi lặp lại điện
văn theo số thứ tự  Gửi đến trung tâm truyền tin.

III. Điện văn xin kiểm tra số thứ tự


- Format: SVC LR ____ LS _____
- Đây là mẫu được sử dụng thường xuyên (thông thường 4 tiếng một lần
các đầu cuối và trung tâm truyền tin được nối với nhau sẽ tự động gửi
điện văn kiểm tra số thứ tự cho nhau để kiểm tra số thứ tự thu phát lẫn
nhau).
- Được phép sai số khoảng 3 điện văn. Thông thường kiểm tra số thứ tự
được diễn ra tự động. Nếu trên hệ thống kiểm tra thấy khớp nhau về
STT, máy sẽ tự động gửi lại điện văn trả lời (SVC REF)
- VD:
ZCZC _________
GG VVTSYMYX
__ VVTSYFYX
SVC REF 150400 VVTSYMYX STP
LS VQA016
LR QVA060
CFMD

NNNN
Giải nghĩa: ở đây CC TSN gửi điện văn kiểm tra số thứ tự cho
MET TSN. STT đã được khớp với nhau nên có điện văn trả lời SVC REF.
CC TSN gửi điện văn gần nhất là VQA016, và nhận được văn gần nhất là
QVA060. CFMD là đã được xác nhận.
IV. Điện văn dùng khi sai địa chỉ
1. Mẫu SVC ADS CORRUPT
- Format: SVC QTA ADS ___(1)____ CORRUPT
o SVC: điện văn sự vụ
o (1): chỉ danh phát của điện văn có địa chỉ sai hoàn toàn
o ADS: Address – Địa chỉ
- Điện văn này được sử dụng trong trường hợp đài nhận điện văn nhận
được một điện văn có địa chỉ sai hoàn toàn (chứa kí tự không đọc
được/kí tự lạ), mặc cho điện văn đến đài và đúng nội dung khai thác 
Đài nhận điện văn phải gửi điện văn sự vụ trên báo mình đã nhận được
điện văn có địa chỉ bị sai hoàn toàn.
- VD : Xử lý lỗi sai trong điện văn sau :
ZCZC HTA0019 07100
FF VVNBZ@ZX
071000 VVTSZTZX
(ARR-HVN471/A2345-VVTS-VVNB1020)

NNNN
Xử lý bằng cách gửi đi điện văn:
ZCZC ____________
FF VVTSZTZX
__ VVNBZTZX
SVC QTA ADS HTA0019 CORRUPT

NNNN

2. Mẫu SVC OGN CORRUPT


- Format: SVC QTA OGN ____(1)____ CORRUPT
o SVC : điện văn sự vụ
o OGN – Origin : nhóm gốc
o (1) : chỉ danh phát điện văn có nhóm gốc sai hoàn toàn.
- Sử dụng điện văn này trong trường hợp khi đài nhận được một điện
văn có nhóm gốc (địa chỉ) sai hoàn toàn (có kí tự lạ), mặc dù đúng về
mặt nội dung khai thác.
- Ví dụ : Xử lý tình huống sau

ZCZC HTA0019 071000


FF VVNBZPZX
071000 VVTSZ#ZX
(ARR-HVN471/A2345-VVTS-VVNB1020)
NNNN
Xử lý bằng cách gửi đi điện văn như sau:
ZCZC _________
FF VVTSZPZX
__ VVNBZPZX
SVC QTA OGN HTA0019 CORRUPT

NNNN

3. Mẫu SVC ADS CHECK


- Sử dụng loại điện văn này trong trường hợp địa chỉ nhận không đầy đủ
(có thể thiếu hoặc thừa).
- Format:
SVC ADS ____(1)_______
PRIORITY _____(2)_____
CHECK ______(3)_______
Trong đó:
 (1): điền chỉ danh phát điện văn có địa chỉ nhận không
đầy đủ
 (2): điền tất cả địa chỉ nhận có trong điện văn
 (3): điền địa chỉ nhận không đầy đủ
- Ví dụ: Xử lý tình huống sau:
ZCZC HTA0019 071000
FF VVNBZPZXX
071000 VVTSZTZX
(ARR-HVN471/A2345-VVTS-VVNB0120)
NNNN
Xử lý bằng cách gửi đi điện văn sau:
ZCZC ________
FF VVTSZPZX
___ VVNBZPZX
SVC ADS HTA0019
FF VVNBZPZXX
CHECK VVNBZPZXX

NNNN

4. Mẫu SVC ADS UNKNOWN


- Dùng loại điện văn này trong trường hợp hàng địa chỉ nhận không rõ.
Địa chỉ không rõ là địa chỉ có 8 kí tự hợp lệ theo quy định bản địa chỉ,
nhưng hoặc là 8 kí tự đó không được cài đặt trên bản địa chỉ trên hệ
thống, hoặc 8 kí tự đó ghi ghép lại thì không tạo thành một địa chỉ đúng
(có thể do nhiễu đường truyền).
- Format:
SVC ADS ____(1)_______
PRIORITY _____(2)_____
UNKNOWN ______(3)_____
Trong đó:
 (1): điền chỉ danh phát điện văn có địa chỉ nhận không
đầy đủ
 (2): điền tất cả địa chỉ nhận có trong điện văn
 (3): điền địa chỉ nhận không rõ/hợp lệ
- Ví dụ: Xử lý tình huống sau:
ZCZC HTA0019 071000
FF VVNBZEZX
071000 VVTSZTZX
(ARR-HVN471/A2345-VVTS-VVNB1020)
NNNN
Xử lý bằng cách gửi đi điện văn như sau:
ZCZC __________
FF VVNBZEZX
__ VVTSZTZX
SVC ADS HTA0019
CHECK VVNBZEZX
UNKNOWN VVNBZEZX

NNNN
# Tổng kết lại:
- SVC ADS CORRUPT: Dùng khi địa chỉ nhận bị sai hoàn toàn (chứa kí tự
lạ)
- SVC OGN CORRUPT: Dùng khi nhóm gốc bị sai hoàn toàn (chứa kí tự lạ)
- SVC ADS CHECK: Dùng khi địa chỉ nhận không đầy đủ (không đủ hoặc
dư 8 kí tự)
- SVC ADS UNKNOWN: Dùng khi địa chỉ nhận không rõ (địa chỉ lạ)
# Phân biệt ADS CORRUPT và ADS UNKNOWN?
ADS UNKNOWN được dùng khi địa chỉ nhận là 8 kí tự hoàn toàn
hợp lệ, tuy nhiên hệ thống lại không nhận diện được 8 kí tự này trong bản
địa chỉ, hoặc khi ghép lại 8 kí tự này không tạo thành một địa chỉ đúng. ADS
CORRUPT được dùng khi địa chỉ nhận có ít nhất 1 kí tự không hợp lê 
Không đọc được  Địa chỉ nhận bị sai hoàn toàn.

V. Điện văn kiểm soát mạch


- Điện văn kiểm soát mạch được gửi 20p một lần, bắt đầu từ 00h. Các đài
sẽ tự gửi cho nhau, với điều kiện là mạch rảnh (tức không có điện văn
nào được gửi hoặc nhận). Trong vòng 20p nếu không có điện văn gì thì
mới gửi điện văn kiểm soát mạch.
- Mục đích: kiểm tra xác nhận xem đài có đang hoạt động hay không.
- Ví dụ:
a)
ZCZC VQA0123 121020
CH
DE XVZ

NNNN
b)
ZCZC VQA0123 121020
CH

NNNN
- DE XVZ: mang ý nghĩa điện văn xuất phát từ trung tâm gửi cho các
trung tâm khác kết nối với nó hoặc gửi cho đài AFTN cuối kết nối với
trung tâm, phiên hiệu đài của TSN là XVZ.

- Điện văn từ đầu cuối phát hành cho trung tâm thì sẽ không có hàng DE,
chỉ có chữ CH (Check).
- Khi gửi điện văn check giờ mà không thấy phản hồi sau 2p, hệ thống sẽ
tự động phát điện văn MIS CHECK (thiếu sót điện văn check giờ).
Ví dụ: SVC MIS CH(0120) LR QVA098
 Mất điện văn check giờ vào lúc 1h20 phút, điện văn nhận
được cuối cùng là QVA098.
- Nếu như ta nhận được điện văn :
CHECK
TEXT
NEW ENDING ADDDED VVTSYFYX

NNNN
Ta sẽ hiểu là điện văn này thiếu phần kết thúc (NNNN), điện văn
này vẫn được chấp nhận, mục đích là để cho đài nhận kiểm lại xem nội
dung điện văn mình vừa nhận xem có sai sót gì hay không.

Chương 8: Giới thiệu một số hệ thống thông tin hàng không

I. Hệ thống chuyển điện văn tự động AMSS

Hệ thống AMSS – Automatic Message Switching System (Hệ thống chuyển


điện văn tự động) là hệ thống đang dần dần thay thế cho hệ thống AFTN, hiện
nay ở VN, hai hệ thống AMSS và AFTN vẫn còn chạy song song với nhau.

Hệ thống AMSS cũng bao gồm hai thành phần là các đầu cuối và các trung
tâm, các đầu cuối phải được kết nối với các trung tâm, không kết nối được với
nhau. Đầu cuối thường được dùng để soạn, truy xuất điện văn khi cần thiết,
được đặt ở sân bay, đặt ở đài chỉ huy với các sân bay nhỏ hoặc quanh khu vực
sân bay. Trung tâm truyền tin thường được nằm ở vị trí quản lý bay, thông
thường được đặt ở ACC.
Các máy ở đầu cuối gồm hai cửa số thu điện văn (Terminal) và cửa sổ
phát điện văn (Edit and Transfer).

Đối với các máy ở trung tâm truyền tin, hệ thống AMSS sẽ bao gồm 4
máy sau:

o Máy Supervisor
o Máy Service
o Máy Reject
o Máy Journal
1. Máy Service
- Máy Service tương tự như các đầu cuối, có chức năng nhận điện văn
sự vụ (những điện văn có địa chỉ YFYX) gửi về trung tâm truyền tin. Các
điện văn đi ngang qua để nhờ trung tâm truyền tin truyền đi thì máy
Service không nhận.
- Ở vị trí trung tâm truyền tin, khi muốn gửi điện văn đến các đài hoặc
trung tâm có kết nối với nó, điện văn đó sẽ được soạn thảo tại vị trí của
máy Service.

2. Máy Supervisor
- Máy Supervisor dùng để theo dõi giám sát các hoạt động trong hệ
thống AMSS. Máy Supervisor được kết nối với máy CPA – được xem
như là máy chủ của hệ thống. Nếu máy CPA chết  cả hệ thống không
hoạt động được.
- Giao diện màn hình của máy Supervisor:

o CCT – Tên của kênh: hiển thị tên của các kênh
o DIV – Diversion – Giải trợ: do ta đang đứng ở trung tâm, nên chỉ
danh kênh các đài phát luôn là chữ V; chữ thứ hai là chỉ danh
kênh các đài nhận; kí tự thứ 3 luôn là chữ A (kênh liên lạc).
o RX – Cột thu: hiển thị xem hiện nay trung tâm đang thu của kênh
đến số thứ tự nào.
VD: 0001 – Trung tâm đang thu của ACC điện văn có số
thứ tự 11.
o TX – Cột phát: hiển thị xem hiện nay trung tâm đang phát cho
kênh với số thứ điện văn là bao nhiêu:

VD: 0152: Trung tâm đang phát cho ACC đến điện văn có
số thứ tự là 152.

o Line – Tình trạng kết nối:


 UP: Kết nối tốt
 DOWN: Kết nối không tốt
o Mode – Tình trạng hoạt động của hệ thống
 AUTO: hệ thống đang hoạt động bình thường
 SEMI: hệ thống hoạt động không bình thường, các điện
văn bị lỗi sẽ được đẩy sang máy Reject. Chuyển chế độ
này trong trường hợp đường truyền bị nhiễu.
- Nền sẽ chuyển sang màu đỏ khi kênh đó đang được đóng tạm thời để
sửa chửa. Tuy nhiên điện văn vẫn được nhận.
- Tại ví trí Supervisor có 6 tập lệnh:
o System General: tập lệnh liên quan về những thay đổi của hệ
thống
o Channel and Port Status: tập lệnh liên quan đến tình trạng đóng
cửa kênh.
o Rys Test and Queuing: tập lệnh liên quan đến gửi hoặc huỷ “Ry”
vào hàng chờ (chữ Ry dễ bị biến dạng do đường truyền bị lỗi,
phát Ry khi tín hiệu bị nhiễu để kiểm tra độ chính xác của điện
văn).
o Repeat and Copy: tập lệnh liên quan đến vấn đề truy xuất lại
điện văn
o Address Routing Table: tập lệnh liên quan đến việc cài đặt, xoá
địa chỉ, chỉ có supervisor mới có thẩm quyền truy cập bằng
password.
o Message Assurance: ít được sử dụng, là tập lệnh liên quan đến
vấn đề hiển thị, thay đổi, sửa chữa số thứ tự các kênh
3. Máy Journal
- Chức năng của máy Journal: giám sát các điện văn, truy tìm lịch sử
điện văn trong hệ thống AMSS. Các điện văn ở vị trí Journal được lưu
trữ đến 1 năm. Ta có thể thấy được tất cả các điện văn đi vào và ra của
tất cả các kênh có kết nối với trung tâm truyền đi.
- Hai kí tự ON ở góc phải màn hình cho thấy rằng các máy được kết nối
tới CPA, và được kết nối tới máy Supervisor (cung cấp các số thứ tự thu
phát cho máy Sup)
- Tại ví trí Journal, ta còn có thể truy được nguồn gốc, lịch sử phân kênh
của điện văn đó.

4. Máy Reject
- Chuyên tiếp nhận những điện văn bị lỗi đường truyền, bị sai.
- Tại đây, sẽ cố gắng sửa điện văn hoặc xin lặp lại các điện văn.
II. Hệ thống xử lý điện văn dịch vụ không lưu
- Khái niệm mạng ATN: mạng ATN được xem là cơ sở hạ tầng liên mạng
cho mạng viễn thông hàng không. Mạng ATN gồm các ứng dụng và các
dịch vụ truyền tin mà cho phép các mạng con ground-ground, air-
gounrd của ngành hàng không hoạt động được với nhau dựa trên các
dịch vụ và giao thức thông thường như dựa trên mô hình OSI của ISO.
- Các ứng dụng ground-ground trong ATN
o AMHS – ATS Message Handling System: Hệ thống xử lý điện văn
dịch vụ không lưu
o AIDC – ATS Interfacility Data Communication: Liên lạc dữ liệu
giữa các phương tiện dịch vụ không lưu
- Sự ra đời của AMHS là do hệ thống AFTN có khuyết điểm như điện văn
bị giới hạn độ dài (2100 kí tự tối đa), chỉ có truyền dưới dạng kí tự. Hiện
nay việc trao đổi thông tin cần nhiều hơn định dạng kí tự chẳng hạn
như tập tin, hình ảnh  Nhu cầu phát triển ra một hệ thống chuyển
điện văn mới  Ra đời AMHS.
- AMHS về căn bản vẫn là gửi và nhận điện văn, giống như hệ thống
AFTN nhưng điện văn được tự động gửi.
- Hiện nay AMHS bao gồm hai hệ thống chính, được đặt ở ACC HCM (hệ
thống chính) và ACC HAN (disaster backup – hệ thống dự phòng thảm
hoạ).
o ACC HCM có 6 máy chủ được chia thành 3 cụm gồm MTS, SAN
và GETWAY. Mỗi cụm bao gồm 2 máy chủ hoạt động theo cơ chế
Main và Standby. Khi máy chính (Main) có sự cố, hệ thống tự
động chuyển sang máy dự phòng (Standby) trong vòng 15p.
o Hệ thống dự phòng (disaster backup) được đặt ở ACC HAN, cũng
bao gồm 3 cụm máy chủ như trên.
o Chuyển từ ACC HCM (chính) sang ACC HAN (backup) tối đa trong
vòng 45p.
- Cơ chế chuyển đổi dự phòng:
o Cơ chế tự động (AUTO): tự động chuyển từ hệ thống chính sang
hệ thống dự phòng.
o Cơ chế thử công (MANUAL): tuỳ theo mức độ mà người quản trị
sẽ chuyển đổi và chịu trách nhiệm cho việc xử lý chính.
- Khi sự cố đã được khắc phục, việc chuyển đổi từ trung tâm dự phòng
về trung tâm chính sẽ được thực hiện thủ công tuỳ theo việc đồng bộ
dữ liệu và kích hoạt loại server main ở trung tâm chính.
- Trong trường hợp có lỗi xảy ra, AMHS hỗ trợ khả năng truy xuất dữ liệu
tối đa 1 tháng  Hỡ trợ đầy đủ cho các điện văn không lưu, điện văn
khí tượng.
Trong hệ thống AMHS:
- Máy chủ SAN có nhiệm vụ lưu trữ tài nguyên và dữ liệu
- Máy chủ MTS có nhiệm vụ thực hiện luân chuyển điện văn trong hệ
thống AMHS, đồng thời thực hiện việc chuyển đổi điện văn sang dạng
AFTN để truyển sang máy chủ AFTM qua máy chủ GETWAY.
- Máy chủ GETWAY có nhiệm vụ thực hiện chuyển đổi qua lại điện văn
AMHS và AFTN, hoạt động như mộ trung tâm AMHS.
- Máy Sup AFTN: có nhiệm vụ theo dõi giám sát hiển thị hoạt động luân
chuyển điện văn của hệ thống AFTN.
- Máy Sup AMHS: có nhiệm vụ theo dõi giám sát hiển thị hoạt động, việc
luân chuyển điện văn của hệ thống AMHS>
- Phần mềm Control Monitor: xử lý, chuyển các điện văn trong hệ thống,
giám sát hoạt động của các thiết bị trong hệ thống.
- Phần mềm User Agent
Ưu điểm của hệ thống AMHS:

- Có khả năng hỗ trợ 200 đầu cuối (AFTN chỉ tối đa 40 đầu cuối) , có thể
lưu trữ 100.000 điện văn trong hàng đợi (AFTN chỉ tối đa 50 điện văn
trong hàng đợi).
- Hỗ trợ lưu lượng 100 điện văn mỗi giây, lưu lượng hỗn hợp 50 điện văn
AFTN, 50 điện văn AMHS mỗi giây (do hiện nay ta vẫn dùng song song
AFTN và AMHS)
- AFTN/AMHS gateway hỗ trợ chuyển đổi 30 điện văn/giây theo 2 chiều
với dung lượng mỗi điện văn: trung bình 1500 bytes, nhỏ nhất 100
bytes và lớn nhất 15000 bytes.
- Ngoài ra còn nâng cao độ tin cậy, độ an toàn.

AMHS được thiết lập để đảm bảo dịch vụ cơ bản của hệ thống AMHS theo tiêu
chuẩn khu vực châu Á – Thái Bình Dương; có khả năng hỗ trợ các loại địa chỉ AMHS
theo địa chỉ của ICAO. AMHS còn được xây dựng với nhiều tính năng như gửi kèm
file, hình ảnh. AMHS hiện nay có hai loại là Basic và Extended.

- AMHS Basic là hệ thống cơ bản, đươc xây dựng trên bộ tiêu chuẩn
ITUTX400, có khả năng kết nối với AFTN, hỗ trợ luân chuyển điện văn
AFTN. Đối với VN, ta chỉ đang áp dụng ở mực basic.
- AMHS Extended được phát triển từ basic, có khả năng xử lý luân
chuyển điện văn và tăng cường thêm chức năng để tạo thành một hệ
thống hoàn chỉnh nổi bật (cho phép hệ thống có khả năng chuyển nhận
các file dạng số, cho phép sử dụng trường điện văn chuẩn; hỗ trợ chính
sách an toàn). Ngoài ra còn có chức năng phân kênh và luân chuyển
điện văn trong hệ thống.
Đây là một mẫu màn hình khai thác ở vị trí đầu cuối
- 1: ô để nhập địa chỉ, có thể nhập trực tiếp. Kế bên hình mũi tên là chọn
địa chỉ trong sổ địa chỉ..
- 2: địa chỉ - bao gồm địa chỉ ở dạng AFTN và địa chỉ ở dạng AMHS.
- 3: thuộc tính địa chỉ, hệ thống tự động gán thuộc tính mặc định cho địa
chỉ
- 4: tiêu dề
- 5: độ khẩn, gõ độ khẩn của AFTN  ra độ khẩn của AMHS.
- 6: OHI – Optional Heading Information
- 7: ko cần quan tâm
- 8: bản nội dung, thông thường có form sẵn.
- 9: Nút gửi, có thể ấn phím F1 để gửi điện văn đi.
- 10: Nút lưu lại điện văn khi soạn thảo.

You might also like