tài liệu btnc

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Năm 2011, công tác quản lý nhà nước về báo chí đã đạt được những

thành tựu đáng ghi nhận:


(i) Công tác định hướng thông tin cho báo chí được thực hiện thường
xuyên, liên tục, có trọng tâm, trọng điểm, kịp thời xử lý các tình huống
đột xuất;
(ii) Việc rà soát, sửa đổi, bổ sung, xây dựng mới văn bản pháp luật được
Bộ Thông tin và truyền thông (TTTT) tập trung triển khai thực hiện có
hiệu quả, đáp ứng tốt hơn những nhu cầu mới phát sinh của công tác quản
lý nhà nước về báo chí;
(iii) Công tác quản lý thông tin và cung cấp thông tin (nhất là đối với vụ
việc bất thường, nhạy cảm) cho báo chí được thực hiện tốt, giúp cho báo
chí thông tin chuẩn xác, tạo sự đồng thuận trong xã hội, góp phần quan
trọng cùng với các cấp, các ngành địa phương trong cả nước vượt qua
khó khăn thử thách để phát triển
(iv) Tăng cường việc phát hiện, nhắc nhở, uốn nắn và xử lý nghiêm các
hành vi vi phạm PLBC, nhất là những thông tin nhạy cảm về chính trị,
không có lợi cho quan hệ đối ngoại và ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia[1].

Bên cạnh những thành tựu trên, công tác quản lý báo chí vẫn còn những
hạn chế:
(i) Công tác chỉ đạo, quản lý thông tin đôi lúc còn chưa chủ động, chạy
theo sự vụ;
(ii) Tổ chức, cán bộ chuyên trách về quản lý báo chí ở một số đơn vị vẫn
còn thiếu và yếu nên rất khó nắm bắt tình hình xử lý công việc;
(iii) Vai trò của cơ quan chủ quản chưa được phát huy đầy đủ, còn có
hiện tượng né tránh trách nhiệm đối với sai phạm của cơ quan báo chí
thuộc quyền; công tác đào tạo, nâng cao nhận thức chính trị cho các
phóng viên, biên tập viên của cơ quan báo chí chưa được quan tâm đúng
mức;
(iv) Việc xử lý các sai phạm về nội dung thông tin, nhất là trên một số
báo, đài ở địa phương còn chưa thật nghiêm túc, vẫn còn tình trạng nể
nang, tránh né. Một số địa phương còn buông lỏng quản lý đối với hoạt
động của các đài phát thanh - truyền hình[2];
(v) Một số địa phương, đơn vị thực hiện chưa nghiêm túc quy định của
Chính phủ về phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí. Việc bổ
nhiệm lãnh đạo cơ quan báo chí không đúng quy trình, không đúng quy
định pháp luật, quy định của Đảng như không thỏa thuận với Ban Tuyên
giáo Trung ương, Bộ TTTT, kể cả việc bổ nhiệm ở một số cơ quan báo
chí lớn dẫn đến hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý không được phát
huy[3];
(vi) Lĩnh vực quảng cáo, sở hữu trí tuệ còn có sự chồng chéo về chức
năng, nhiệm vụ giữa các bộ, ngành và chưa được phân định rõ ràng, làm
hạn chế công tác quản lý, xử lý vi phạm.
Các tồn tại trên có nguyên nhân khách quan và chủ quan. Nguyên nhân
khách quan là do bối cảnh trong và ngoài nước có diễn biến phức tạp,
nhiều sự kiện diễn ra nhanh, thông tin nhiều chiều nhiễu loạn dẫn đến
tình trạng khó dự đoán đúng bản chất vụ việc; trong khi thông tin của các
cá nhân, tổ chức khai thác trên mạng thông tin khá dễ dãi và nhanh
chóng. Đồng thời, cơ chế, chính sách và hệ thống văn bản quy phạm pháp
luật để quản lý còn thiếu và chưa theo kịp thực tiễn. Ngoài ra, tốc độ phát
triển của thông tin báo chí ngày càng nhanh nhưng công tác chỉ đạo, quản
lý có lúc thiếu thông tin nên chỉ đạo chưa kịp thời, chưa sát với thực tế
tình hình. Nguyên nhân chủ quan, đó là công tác bồi dưỡng kiến thức
pháp luật cho những người làm công tác chỉ đạo, quản lý và hoạt động
trong lĩnh vực báo chí ở một số bộ, ngành, địa phương, cơ quan chủ quản,
cơ quan báo chí chưa được coi trọng. Một số cơ quan chức năng không
chủ động, kịp thời cung cấp thông cho báo chí dẫn đến tình trạng báo chí
tự tìm kiếm thông tin nên có khi thiếu sự chính xác. Sự phối hợp giữa cơ
quan chỉ đạo, cơ quan quản lý, cơ quan chủ quản trong quản lý báo chí có
lúc, có nơi còn chưa kịp thời, hiệu quả thấp. Bộ máy quản lý báo chí thiếu
ổn định, việc chỉ đạo thông tin còn thiếu thống nhất, không tập trung đầu
mối nên nhiều khi còn gây khó khăn lúng túng cho báo chí.

You might also like