ÔNTHITHUE

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 25

TRỊ GIÁ HẢI QUAN........................................................................................................................................................................

2
Câu 1: 4 điều kiện áp dụng trị giá giao dịch (trang 51)..................................................................................................................2
XUẤT XỨ HÀNG HÓA...................................................................................................................................................................5
Điều 6. Quy tắc xuất xứ hàng hóa không ưu đãi.............................................................................................................................5
VÍ DỤ RVC.................................................................................................................................................................................... 7
Hàng hóa xuất xứ thuần túy............................................................................................................................................................8
CTC (Change in Tariff Classification) :.........................................................................................................................................8
Quy tắc xuất xứ là gì? - Có bao nhiêu loại quy tắc xuất xứ? Theo anh/chị các loại qui tắc xuất xứ này sẽ phát huy hiệu quả như
thế nào trong trường hợp hàng hóa nhập khẩu bị đánh thuế chống bán phá giá?...........................................................................9
THUẾ............................................................................................................................................................................................... 10
Đặc điểm của THUẾ XNK và cho ví dụ (trang 124)....................................................................................................................10
Nêu điều kiện áp dụng thuế suất ưu đãi, thuế suất nhập khẩu ưu đãi đặc biệt cho hàng hóa nhập khẩu vào VN theo quy định?
....................................................................................................................................................................................................... 10
VAI TRÒ CỦA THUẾ TTĐB......................................................................................................................................................12
ĐẶC ĐIỂM CỦA THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT.......................................................................................................................14
VAI TRÒ CỦA THUẾ GTGT......................................................................................................................................................15
ĐẶC ĐIỂM THUẾ GTGT............................................................................................................................................................15
ĐẶC ĐIỂM THUẾ BVMT...........................................................................................................................................................16
VAI TRÒ CỦA THUẾ MÔI TRƯỜNG.......................................................................................................................................16
Phân biệt thuế với phí và lệ phí.....................................................................................................................................................17
Hàng hóa xuất khẩu giống hệt......................................................................................................................................................19
Hàng hóa xuất khẩu tương tự........................................................................................................................................................20
Ý NGHĨA *,5 TRÊN BIỂU THUẾ..............................................................................................................................................21
PHÂN LOẠI HÀNG HÓA.............................................................................................................................................................23
Nêu các căn cứ để phân loại hàng hóa xuất nhập khẩu theo danh mục hàng hóa XNK VN?......................................................23
Linh kiện đồng bộ xe đạp, xe máy chưa lắp ráp

1
TRỊ GIÁ HẢI QUAN
Câu 1: 4 điều kiện áp dụng trị giá giao dịch (trang 51)
Dựa trên thông tư 60/2019/TT-BTC sửa đổi, bổ sung thông tư 39/2015/TT-BTC, trị giá giao dịch được áp
dụng nếu thỏa mãn đủ các điều kiện sau:

Điều kiện 1: Người mua không bị hạn chế quyền định đoạt hoặc sử dụng hàng hóa sau khi nhập khẩu

Ví dụ: Người mua ở VN được người bán ở Nhật Bản đồng ý bán 50 bộ máy vi tính với giá 100USD/bộ, kèm
theo điều kiện là người mua chỉ được sử dụng máy vi tính phục vụ học tập trong các trung tâm dạy nghề,
không được bán lại hoặc trao đổi với hàng hóa khác trong nội địa nước VN.

 TH này được coi là vi phạm điều kiện 1 - người mua không được toàn quyền định đoạt và sử dụng hàng hóa
sau khi nhập khẩu nên giá 100USD/ bộ sẽ không được chấp nhận làm trị giá hải quan để tính thuế.

Tuy nhiên, Những giới hạn được chấp nhận/điều kiện này trừ các hạn chế dưới đây:

a.1) Hạn chế do pháp luật Việt Nam quy định như: Các quy định về việc hàng hóa nhập khẩu phải dán nhãn
mác bằng tiếng Việt, hàng hóa nhập khẩu có điều kiện, hoặc hàng hóa nhập khẩu phải chịu một hình thức
kiểm tra trước khi được thông quan;

Ví dụ: hàng hóa NK vào VN là bia, rượu, thuốc lá. Theo qui định của pháp luật VN khi bán trên thị trường
VN thì những hàng hóa này bắt buộc phải dán tem nhập khẩu.

a.2) Hạn chế về nơi tiêu thụ hàng hóa;

Ví dụ: Công ty mỹ phẩm Dolo tại HQ bán hàng cho hai công ty A và B tại VN. Trong các hợp đồng mua
bán, Dolo đã quy định giới hạn về nơi tiêu thụ hàng hóa cho từng công ty, cụ thể: công ty A bán hàng ở khu
vực miền Bắc; công ty B bán hàng ở khu vực miền Nam.

a.3) Hạn chế khác không ảnh hưởng đến trị giá của hàng hóa. Những hạn chế này là một hoặc nhiều yếu tố
có liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến hàng hóa nhập khẩu, nhưng không làm tăng hoặc giảm giá thực
thanh toán cho hàng hóa đó.

Ví dụ: Người bán ô tô yêu cầu người mua ô tô không được bán hoặc trưng bày ô tô nhập khẩu trước thời
điểm giới thiệu mẫu ô tô này ra thị trường.

Điều kiện 2: Giá cả hoặc việc bán hàng không phụ thuộc vào những điều kiện hay các khoản thanh toán mà
vì chúng không xác định được trị giá của hàng hóa cần xác định trị giá hải quan.

Người bán định giá bán hàng hóa nhập khẩu với điều kiện là người mua cũng sẽ mua một số lượng nhất
định các hàng hóa khác nữa;

Ví dụ: trang 53

2
Giá cả của hàng hóa nhập khẩu phụ thuộc vào giá của hàng hóa khác mà người nhập khẩu sẽ bán lại cho
người xuất khẩu.

Ví dụ: trang 53

Gía cả được xây dựng trên cơ sở hình thành các khoản thanh toán, không liên quan trực tiếp đến hàng nhập
khẩu.

Ví dụ: trang 53

Trường hợp việc mua bán hàng hóa hay giá cả của hàng hóa phụ thuộc vào một hay một số điều kiện, nhưng
người mua có tài liệu khách quan để xác định mức độ ảnh hưởng bằng tiền của sự phụ thuộc đó thì vẫn được
xem là đã đáp ứng điều kiện này; khi xác định trị giá hải quan phải cộng khoản tiền được giảm do ảnh
hưởng của sự phụ thuộc đó vào trị giá giao dịch.

Điều kiện 3: Sau khi bán lại, chuyển nhượng hoặc sử dụng hàng hóa nhập khẩu, trừ khoản phải cộng quy
định tại điểm e khoản 2 Điều 13 Thông tư này, người mua không phải trả thêm bất kỳ khoản tiền nào từ số
tiền thu được do việc định đoạt hàng hóa nhập khẩu mang lại;

Ví dụ: Người mua B tại nước X ký hợp đồng NK sp mới A với người bán S tại nước XK Y, người mua
không biết cuối cùng sp A có bán được ở nước NK hay không. Do vậy, B thỏa thuận trả trước cho S 1usd/sp
với điều kiện là có thể xác định giá bán tại nước X trong khoảng thời gian hợp lý và điều kiện có bảo lãnh
thích hợp. Trong TH không thể xác định được giá bán lại trong khoảng thời gian hợp lý thì không áp dụng
phương pháp trị giá giao dịch

Điều kiện 4: Người mua và người bán không có mối quan hệ đặc biệt hoặc nếu có thì mối quan hệ đặc biệt
đó không ảnh hưởng đến trị giá giao dịch.

Mối quan hệ đặc biệt theo Thông tư 60/2019/TT-BTC sửa đổi, bổ sung thông tư 39/2015/TT-BTC. n

 Cùng là nhân viên hoặc một người là nhân viên, người kia là giám đốc trong doanh nghiệp khác;

 Cùng là những thành viên hợp danh góp vốn trong kinh doanh được pháp luật công nhận;

 Là chủ và người làm thuê;

 Người bán có quyền kiểm soát người mua hoặc ngược lại;

 Cùng bị một bên thứ ba kiểm soát;

 Cùng kiểm soát một bên thứ ba;

 Có một trong các mối quan hệ gia đình: Vợ chồng, bố mẹ và con cái được pháp luật công nhận, ông bà và
cháu có quan hệ huyết thống với nhau, cô chú bác và cháu ruột, anh chị em ruột, anh chị em dâu, rể;

 Một người thứ ba sở hữu, kiểm soát hoặc nắm giữ từ 5% trở lên số cổ phiếu có quyền biểu quyết của cả hai
bên;
3
 Các bên liên kết với nhau trong kinh doanh, trong đó một bên là đại lý độc quyền, nhà phân phối độc quyền
hoặc nhà chuyển nhượng độc quyền của bên kia được coi là có mối quan hệ đặc biệt nếu như mối quan hệ
đó phù hợp với quy định.

Ví dụ: trang 54

Anh A tại Thái Lan là người nhập khẩu mua lô hàng trị giá 1000 USD từ người xuất khẩu là Anh B tại VN
(Anh A và anh B có quan hệ anh em ruột với nhau). Mặc dù có mqh đặc biệt nhưng xét trên cơ sở dư liệu
sẵn có thì cơ quan Hải quan nhận thấy không nghi ngờ gì về trị giá khai báo của người xuất khẩu => trị giá
khai báo sử dụng làm trị giá Hải quan mà không cần thiết phải kiểm tra cũng như không yêu cầu nhà NK
phải giải trình thêm.

Anh/chị hãy giải thích điều kiện 3 để áp dụng phương pháp trị giá giao dịch của
hàng hóa nhập khẩu ? - Cho ví dụ minh họa. (trang 54)

4
XUẤT XỨ HÀNG HÓA
Điều 6. Quy tắc xuất xứ hàng hóa không ưu đãi
"Công đoạn gia công, chế biến hàng hoá" là quá trình sản xuất chính tạo ra những đặc điểm cơ bản của hàng
hóa.

“Thay đổi cơ bản” là việc một hàng hoá được biến đổi qua một quá trình sản xuất, để hình thành một vật
phẩm thương mại mới, khác biệt về hình dạng, tính năng, đặc điểm cơ bản, hoặc mục đích sử dụng so với
hàng hoá ban đầu

1. Hàng hóa xuất khẩu, hàng hóa nhập khẩu được coi là có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại
một nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ nếu đáp ứng quy định tại Điều 7 Nghị định số 31/2018/NĐ-
CP ngày 08 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng
hóa (sau đây gọi tắt là Nghị định số 31/2018/NĐ-CP).

2. Hàng hóa xuất khẩu, hàng hóa nhập khẩu được coi là có xuất xứ không thuần túy hoặc không được sản
xuất toàn bộ tại một nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ nếu đáp ứng tiêu chí xuất xứ thuộc Danh Mục
Quy tắc cụ thể mặt hàng quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này để hướng dẫn Điều 8 Nghị
định số 31/2018/NĐ-CP. Các tiêu chí xuất xứ hàng hóa không ưu đãi tại Phụ lục I được xác định như sau:

a) Tiêu chí “Chuyển đổi mã số hàng hóa” (sau đây gọi tắt là CTC): là sự thay đổi về mã HS của hàng hóa ở
cấp 2 (hai) số, 4 (bốn) số hoặc 6 (sáu) số so với mã HS của nguyên liệu đầu vào không có xuất xứ (bao gồm
nguyên liệu nhập khẩu và nguyên liệu không xác định được xuất xứ) dùng để sản xuất ra hàng hóa đó.

b) Tiêu chí “Tỷ lệ Phần trăm giá trị” (sau đây gọi tắt là LVC): được tính theo công thức quy định tại Khoản
3 Điều này.

3. LVC được tính theo một trong hai công thức sau:

a) Công thức trực tiếp:

Trị giá nguyên liệu đầu vào có xuất xứ từ nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ sản

LVC = xuất x 100%

Trị giá FOB

hoặc

b) Công thức gián tiếp:

LVC = Trị giá FOB - Trị giá nguyên liệu đầu vào không có x
xuất xứ từ nước, nhóm nước, hoặc vùng

5
lãnh thổ sản xuất
100%
Trị giá FOB

Nhà sản xuất hoặc thương nhân đề nghị cấp C/O lựa chọn công thức trực tiếp hoặc công thức gián tiếp để
tính LVC và thống nhất áp dụng công thức đã lựa chọn trong suốt năm tài chính đó. Việc kiểm tra, xác minh
tiêu chí LVC đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam cần dựa trên công thức tính LVC mà nhà sản xuất
hoặc thương nhân đề nghị cấp C/O đã sử dụng.

4. Để tính LVC theo công thức nêu tại Khoản 3 Điều này, trị giá nguyên liệu và các chi phí trong toàn bộ
quá trình sản xuất ra hàng hóa được xác định cụ thể như sau:

a) “Trị giá nguyên liệu đầu vào có xuất xứ từ nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ sản xuất” bao gồm trị
giá CIF của nguyên liệu thu mua hoặc sản xuất trong nước có xuất xứ từ một nước, nhóm nước, hoặc vùng
lãnh thổ; chi phí nhân công trực tiếp, chi phí phân bổ trực tiếp, các chi phí khác và lợi nhuận.

b) “Trị giá nguyên liệu đầu vào không có xuất xứ từ nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ sản xuất” là trị
giá CIF của nguyên liệu nhập khẩu trực tiếp đối với nguyên liệu có xuất xứ từ một nước, nhóm nước, hoặc
vùng lãnh thổ khác; hoặc giá mua đầu tiên tại thời điểm mua vào ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng đối với
nguyên liệu không xác định được xuất xứ dùng để sản xuất, gia công, chế biến ra sản phẩm cuối cùng.

c) “Trị giá FOB” là trị giá ghi trên hợp đồng xuất khẩu và được tính như sau: “Trị giá FOB = Giá xuất
xưởng + các chi phí khác”.

- “Giá xuất xưởng" = Chi phí xuất xưởng + Lợi nhuận;

- “Chi phí xuất xưởng” = Chi phí nguyên liệu + Chi phí nhân công trực tiếp + Chi phí phân bổ trực tiếp;

- “Chi phí nguyên liệu” bao gồm chi phí mua nguyên vật liệu, chi phí vận tải và bảo hiểm đối với nguyên
vật liệu đó;

- “Chi phí nhân công trực tiếp” bao gồm lương, các Khoản thưởng và những Khoản phúc lợi khác có liên
quan đến quá trình sản xuất;

- “Chi phí phân bổ trực tiếp” bao gồm: Chi phí nhà xưởng có liên quan đến quá trình sản xuất (bảo hiểm
nhà xưởng, chi phí thuê và thuê mua nhà máy, khấu hao nhà xưởng, sửa chữa, bảo trì, thuế, lãi cầm cố); các
Khoản thuê mua và trả lãi của nhà máy và thiết bị; an ninh nhà máy; bảo hiểm (nhà máy, thiết bị và vật tư
sử dụng trong quá trình sản xuất hàng hóa); các nhu yếu phẩm cho quá trình sản xuất (năng lượng, điện và
các nhu yếu phẩm khác đóng góp trực tiếp sử dụng trong quá trình sản xuất); nghiên cứu, phát triển, thiết kế
và chế tạo; khuôn dập, khuôn đúc, việc trang bị dụng cụ và khấu hao, bảo trì và sửa chữa của nhà máy và
thiết bị; tiền bản quyền sáng chế (có liên quan đến những máy móc có bản quyền hoặc quá trình sử dụng
trong việc sản xuất hàng hóa hoặc quyền sản xuất hàng hóa); kiểm tra và thử nghiệm nguyên liệu và hàng

6
hóa; lưu trữ trong nhà máy; xử lý các chất thải; các nhân tố chi phí trong việc tính toán giá trị của nguyên
liệu như chi phí cảng và chi phí giải phóng hàng và thuế nhập khẩu đối với các thành Phần phải chịu thuế;

- “Các chi phí khác” là các chi phí phát sinh trong việc đưa hàng lên tàu để xuất khẩu, bao gồm nhưng
không giới hạn bởi chi phí vận tải nội địa, chi phí lưu kho, chi phí tại cảng, phí hoa hồng, phí dịch vụ, và các
phí có liên quan trong quá trình đưa hàng lên tàu để xuất khẩu.

1. Nguyên tắc hàm lượng giá trị khu vực (RVC - Regional Value Content): Áp dụng cho CO form D, E,
AK, AJ, AANZ, AI

Công thức: RVC=((Giá FOB-Trị giá nguyên liệu không có XX từ quốc gia hoặc vùng lãnh thổ sản xuất)/Giá
FOB)*100% 2.

2. Nguyên tắc hàm lượng giá trị gia tăng (VAC - Value Added Content): Áp dụng cho CO form EAV

3. Nguyên tắc hàm lượng giá trị nội địa (LVC - Local Value Content): Áp dụng cho CO form VJ (Khoản 3,
4 điều 6 Thông tư 05/2018 TT/BTC)

Công thức trực tiếp: LVC=(Trị giá nguyên liệu không có XX từ nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ sản
xuất/Giá FOB)*100%

Công thức gián tiếp: LVC=((Giá FOB-Trị giá nguyên liệu không có XX từ nước, nhóm nước hoặc vùng
lãnh thổ sản xuất)/Giá FOB)*100%

VÍ DỤ RVC
Một công ty Việt Nam sản xuất sản phẩm A để xuất khẩu sang Singapore, Giá FOB = 2000 USD, nguyên
vật liệu được nhập khẩu như sau: Singapore, RVC = 100%, FOB= 500USD Lào, RVC=40%, FOB =
200USD Philippine, RVC = 40%, FOB 600USD.

Hãy cho biết dạng form của C/ O? Tại sao? Hãy tính tỷ lệ phần trăm của sản phẩm A (tính RVC/ LVC/
VAC)? Tại sao?

Trị giá nguyên liệu khu vực = Giá FOB - RVC * Giá FOB

Trị giá nguyên liệu từ Singapore =500-100%*500=0

Trị giá nguyên liệu từ Lào =200−40%*200=120

Trị giá nguyên liệu của Phillipine =600-40%*600=360

Vậy hàm lượng giá trị khu vực của sản phẩm A trong C/O form D là:
RVC=(2000-(0+120+360))/2000*100%=76%.

❖ Thu hoạch / sản xuất toàn bộ tại 1 quốc gia cụ thể

Vd: hàng nông sản, thủy sản

7
Hàng hóa xuất xứ thuần túy
+ WO: wholly obtain - khi sản phẩm đó thu được hoàn toàn trong phạm vi lãnh thổ của nước xuất khẩu
hoặc được sản xuất hoàn toàn bằng nguyên liệu có xuất xứ thuần tuý của bên nước xuất khẩu đó

Vd: đánh bắt cá thì trên vùng lãnh hải của Việt Nam, động vật được nuôi lớn và thu hoạch tại Việt Nam

+ PE: Produced Entirely - Sản xuất hoàn toàn từ nguyên liệu “có xuất xứ”. Sản xuất hoàn toàn từ nguyên
liệu có xuất xứ (Produced Entirely from originating materials) nghĩa là 100% nguyên liệu được sử dụng
là nguyên liệu có nguồn gốc, bao gồm: Được sản xuất toàn bộ từ nguyên liệu đáp ứng tiêu chí WO.

Vd:lấy nguyên liệu của Việt Nam sản xuất ra sản phẩm chứ không sản xuất từ bất kì nguyên vật liệu nhập
khẩu nào

❖ Căn cứ theo tiêu chí chuyển đổi cơ bản cuối cùng (2 quốc gia trở lên): quốc gia nào đạt được tiêu

chí này thì công nhận xuất xứ từ quốc gia đó.

Vd: nhập khẩu vải dệt từ Trung Quốc, chỉ từ Indo,..và gia công tại Việt Nam

CTC (Change in Tariff Classification) :


- chuyển đổi mã dòng thuế (chuyển đổi mã HS). Trong đó, có 3 loại chuyển đổi sau:

Vd: hàng hóa được tạo ra thay đổi được mã HS thì đc công nhận

+ CC (Change in Chapter) : chuyển đổi theo cấp độ 2 số

Vd: cơm dừa ở chương 08 và tiến hành ép cơm dừa thành dầu dừa thì ở chương 16

+ CTH (Change in Tariff Heading) : chuyển đổi theo cấp độ 4 số. Từ nguyên liệu cho đến sản phẩm ở các
nhóm hàng khác nhau thậm chí cùng hoặc khác chương.

Vd: nguyên liệu thép có 4 chữ số đầu trong mã HS là 7208, khi đổi thành các sản phẩm thép từ sẽ chuyển
thành 7210.

+ CTSH (Change in Tariff Sub-Heading) : chuyển đổi theo cấp độ 6 số

Vd: sản phẩm tiêu say có HS code là 0904.12.00 được sản xuất từ tiêu hạt nhập khẩu có HS code là
0904.11.00.

- GTGT: làm cho GTGT hơn so với ban đầu (LVC: hàm lượng giá trị gia tăng (gián tiếp/ trực tiếp) (xem
thêm TT 05/2018). LVC cách xác định GTGT chung khác với RVC (áp dụng cho GTGT hàng khu vực
dành cho CPTPP. Khu vực như ASEAN,…)

RVC trong CPTPP yêu cầu miễn nhập khẩu nguyên liệu nhưng nguyên liệu đó nhập từ các thành viên của
CPTPP thì cũng công nhận đó là RVC và khi chuyển đổi cơ bản cuối cùng tại VN thì hàng hóa đó có xuất
xứ từ VN.

8
Quy tắc xuất xứ là gì? - Có bao nhiêu loại quy tắc xuất xứ? Theo anh/chị các
loại qui tắc xuất xứ này sẽ phát huy hiệu quả như thế nào trong trường hợp
hàng hóa nhập khẩu bị đánh thuế chống bán phá giá?
Quy tắc xuất xứ là gì?

Theo hiệp định quy tắc xuất xứ của WTO Quy tắc xuất xứ là những luật, qui định, quyết định hành chính
chung do các Thành viên áp dụng để xác định nước xuất xứ của hàng hóa với điều kiện là qui tắc xuất xứ
này không liên quan đến thoả thuận thương mại hoặc chế độ thương mại tự chủ có áp dụng ưu đãi thuế quan

Theo Phụ lục chuyên đề K của Công ước Kyoto sửa đổi thì…trang 86

"Quy tắc xuất xứ ưu đãi" là các quy định về xuất xứ áp dụng cho hàng hóa có thoả thuận ưu đãi về thuế
quan và ưu đãi về phi thuế quan

"Quy tắc xuất xứ không ưu đãi" là các quy định về xuất xứ áp dụng cho hàng hóa không có thỏa thuận ưu
đãi về thuế quan về phi thuế quan và trong các trường hợp áp dụng các biện pháp TM không ưu đãi về đối
xử tối huệ quốc, chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ, hạn chế số lượng hay hạn ngạch thuế quan, mua
sắm chính phủ và thống kê thương mại.

Trong những trường hợp hàng hóa nhập khẩu bị đánh thuế chống bán phá giá, nếu doanh nghiệp hiểu
biết về các nguyên tắc về xuất xứ trong các Hiệp định thì có thể bảo vệ lợi ích của mình nếu nước nhập khẩu
vi phạm bằng việc khiếu nại trực tiếp hoặc thông báo cho Chính phủ để có phương thức bảo vệ thích hợp.

Các nguyên liệu chế biến thành cà phê uống liền 3 in 1 đều có xuất xứ hoàn toàn từ Việt Nam nên
hàng hóa có xx thuần túy theo điều 7 NĐ 31/2018/NĐ-CP

Việt Nam xuất sang Úc, Việt Nam và Úc tham gia Hiệp định AANZFTA nên Công ty A cung cấp C/O mẫu
AANZ để nhà nhập khẩu được hưởng ưu đãi đặc biệt theo hiệp định AANZFTA.

Tiêu chí xác định xuất xứ là “WO” xuất xứ thuần túy

9
THUẾ
Đặc điểm của THUẾ XNK và cho ví dụ (trang 124)
Thuế gián thu

Ví dụ Nhà nhập khẩu A nhập hàng hóa về và đã nộp thuế hàng hóa và sau đó kinh doanh với chính số hàng
hóa đó – bán lại cho Anh A là người tiêu dùng cuối cùng thì số tiền thuế nhập khẩu đã nộp có xu hướng
chuyển sang cho người mua là Anh A, tức là lúc này Anh A là người chịu thuế.

Gắn chặt hđ kinh tế đối ngoại

Ví dụ Các nước khi tham gia vào Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN-Trung Quốc sẽ dành cho nhau các ưu
đãi đặc biệt trong các lĩnh vực thương mại hàng hoá (cắt giảm và xoá bỏ thuế quan, NTBs, TRQs…). Hầu
hết các mặt hàng trong biểu thuế thuế nhập khẩu của các nước sẽ tham gia thực hiện cắt giảm và xoá bỏ thuế
nhập khẩu trong ACFTA (90% các mặt hàng sẽ phải xoá bỏ hoàn toàn thuế nhập khẩu, số còn lại phải sẽ cắt
giảm xuống một mức nhất định.

Cơ quan hải quan quản lý thu

Ví dụ Trong lĩnh vực hành thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức
việc thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là Tổng cục hải quan. Xem: Điều 12 Luật hài quan năm 2014;
khoản 1 Điều 17 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2016 và các cơ quan khác theo quy định pháp
luật.

Nêu điều kiện áp dụng thuế suất ưu đãi, thuế suất nhập khẩu ưu đãi đặc biệt
cho hàng hóa nhập khẩu vào VN theo quy định?
Theo khoản c điều 37 thông tư 38/2015/TT-BTC (được sửa đổi bổ sung bởi thông tư 39/2018/TT-BTC)

c.1) Thuế suất thuế xuất khẩu đối với hàng hoá xuất khẩu được quy định cụ thể cho một số mặt hàng tại
Biểu thuế xuất khẩu do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành;

c.2) Thuế suất thuế nhập khẩu đối với hàng hoá nhập khẩu được quy định cụ thể cho từng mặt hàng, bao
gồm thuế suất ưu đãi, thuế suất thông thường và thuế suất ưu đãi đặc biệt:

c.2.1) Thuế suất ưu đãi áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh
thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam. Danh sách nước, nhóm nước
hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc với Việt Nam do Bộ Công Thương công bố.

Thuế suất ưu đãi được quy định cụ thể cho từng mặt hàng tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi do Bộ trưởng Bộ
Tài chính ban hành.

Người nộp thuế tự khai và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về xuất xứ hàng hóa để làm cơ sở xác định
mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi;

10
c.2.2) Thuế suất thông thường thực hiện theo quy định tại Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quy định
của Chính phủ về thi hành Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;

c.2.3) Thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt được quy định cụ thể cho từng mặt hàng và đáp ứng các
điều kiện áp dụng thuế suất nhập khẩu ưu đãi đặc biệt quy định tại các Thông tư của Bộ trưởng Bộ Tài
chính ban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt để thực hiện Hiệp định thương mại tự do.

Trường hợp hàng hóa từ khu phi thuế quan (kể cả hàng gia công) nhập khẩu vào thị trường trong nước được
áp dụng mức thuế suất ưu đãi đặc biệt do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành phải thỏa mãn các điều kiện:

c.2.3.1) Thuộc Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt tương ứng do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành;

c.2.3.2) Được xác nhận bằng chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hoá theo quy định của Bộ Công Thương.

c.2.4) Trường hợp mức thuế suất MFN của một mặt hàng quy định tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi thấp hơn
so với mức thuế suất ưu đãi đặc biệt quy định tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt để thực hiện Hiệp
định thương mại tự do thì mức thuế suất thuế nhập khẩu áp dụng cho mặt hàng này sẽ là mức thuế suất
MFN

Mỗi loại hàng hóa nhập khẩu vào nước ta mà thuộc mặt hàng phải chịu thuế thì có thể bị áp dụng một trong
ba loại thuế suất là: ưu đãi, ưu đãi đặc biệt và thông thường. Như vậy, thuế suất là một loại trong đó và tùy
từng trường hợp sẽ phải áp dụng loại thuế suất này.

Tại Khoản 3, Điều , Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2016 kèm với hướng dẫn thông tư
38/2015/TT-BTC và thông tư 39/2018/TT-BTC) quy định như sau:

Thuế suất đối với hàng hóa nhập khẩu gồm thuế suất ưu đãi, thuế suất ưu đãi đặc biệt, thuế suất thông
thường và được áp dụng như sau:

a) Thuế suất ưu đãi áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ
thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam; hàng hóa từ khu phi thuế quan nhập
khẩu vào thị trường trong nước đáp ứng Điều kiện xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực
hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam;

Đối xử tối huệ quốc hay còn gọi là MFN trong quan hệ thương mại giữa các quốc gia trên thế giới thông qua
các hiệp định thương mại. Tham khảo danh sách các nước có quan hệ thương mại với Việt Nam tại Công
văn 8678/TCHQ-TXNK ngày 09/9/2016. Được biết, hiện nay có 172 nước có thỏa thuận MFN với Việt
Nam.

Hàng hóa nhập khẩu được quy định trong Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi do Bộ trưởng BTC ban hành, có giấy
tờ chứng minh được hh có xx từ các nước đối xử tối huệ quốc trong quan hệ TM với VN

11
Người nộp thuế tự khai và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về xuất xứ hàng hóa để làm cơ sở xác định
mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi

b) Thuế suất ưu đãi đặc biệt áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng
lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu trong quan hệ thương mại với Việt Nam; hàng hóa
từ khu phi thuế quan nhập khẩu vào thị trường trong nước đáp ứng Điều kiện xuất xứ từ nước, nhóm nước
hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu trong quan hệ thương mại với Việt
Nam;

Tức là, hàng nhập khẩu từ các nước hoặc khu vực có ký kết hiệp định thương mại song phương hoặc đa
phương với nhau thì sẽ được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt. Ví dụ: ACFTA (ASEAN – TRUNG
QUỐC); ATIGA (ASEAN – VIỆT NAM);…

Trường hợp hàng hóa từ khu phi thuế quan (kể cả hàng gia công) nhập khẩu vào thị trường trong nước được
áp dụng mức thuế suất ưu đãi đặc biệt do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành phải thỏa mãn các điều kiện:

c.2.3.1) Thuộc Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt tương ứng do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành;

c.2.3.2) Được xác nhận bằng chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hoá theo quy định của Bộ Công Thương.

Hàng hóa thuộc Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt thực hiện hiệp định thương mại đã ký kết do Bộ trưởng
BTC ban hành

Đáp ứng được các quy định về xuất xứ hàng hóa, được xác nhận bằng chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng
hoá hợp lệ được quy định trong các hiệp định TM.

Đáp ứng được quy tắc vận chuyển thẳng

c) Thuế suất thông thường áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu không thuộc các trường hợp quy định tại
Điểm a và Điểm b Khoản này. Thuế suất thông thường được quy định bằng 150% thuế suất ưu đãi của từng
mặt hàng tương ứng.

12
KHÔNG CÓ C/O nhà XUẤT KHẨU chứng minh được lô hàng có xuất xứ từ nước XUẤT KHẨU thì sẽ
được hưởng thuế suất ưu đãi nhưng nếu nhà XUẤT KHẨU cũng không chứng minh được xuất xứ thì phải
chịu thuế suất thông thường

VAI TRÒ CỦA THUẾ TTĐB


Thuế tiêu thụ đặc biệt là một trong những công cụ giúp Nhà nước thực hiện chính sách quản lý và thúc
đẩy sản xuất đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh và nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ

Việc thu thuế tiêu thụ đặc biệt ở khâu sản xuất giúp Nhà nước nắm bắt tương đối chính xác số lượng
thực tế ở các cơ sở sản xuất mặt hàng chịu loại thuế này cũng như năng lực sản xuất hàng hóa của họ. Từ
đó Nhà nước sẽ sắp xếp một cách có hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh mặt hàng chịu thuế
tiêu thụ đặc biệt và có chinh sách điều chỉnh thích hợp cho các hoạt động này.

Bên cạnh đó, thu thuế tiêu thụ đặc biệt ở khâu nhập khẩu giúp Nhà nước sẽ quản lý được hoạt động nhập
khẩu mặt hàng, dịch vụ được coi là đặc biệt, không khuyến khích tiêu dùng. Hơn nữa, nhằm hạn chế việc
tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ nhập khẩu từ nước ngoài, qua đó, khuyến khích việc tiêu dùng sản phẩm
hàng hoá, dịch vụ cùng loại sản xuất tong nước, có ý nghĩa quan trọng trong thực hiện chủ trương bảo hộ
sản xuất trong nước

Hơn thế nữa, trước thời điểm Việt Nam thực hiện các cam kết quốc tế, Chính phủ đã thực thi chính sách
ưu đãi về thuế đối với mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt sản xuất trong nước. Có thể kể đến như ô tô
sản xuất, lắp ráp trong nước, bia hơi, rượu có nồng độ thấp,… Chính sách ưu đãi này đã tạo điều kiện
cho các nhà sản xuất tích lũy và mở rộng đầu tư, phát triển sản xuất, kinh doanh, từ đó nâng cao năng lực
cạnh tranh cho thời kỳ hội nhập.

Thuế tiêu thụ đặc biệt là một trong những công cụ kinh tế để Nhà nước điều tiết thu nhập của các tầng
lớp dân cư có thu nhập cao GÓP PHẦN TẠO CÔNG BẰNG XÃ HỘI, hướng dẫn tiêu dùng hợp lý

Thuế tiêu thụ đặc biệt không đánh vào tất cả hàng hóa, dịch vụ mà chỉ đánh vào mặt hàng, dịch vụ cao
cấp, xa xỉ. Do đó mà mức thuế suất áp dụng đối với thuế tiêu thụ đặc biệt cũng cao hơn. Mà thuế suất
cao thì giá bán hàng hóa, giá cung cấp dịch vụ tăng cao dẫn đến đối tượng sử dụng hàng hóa, dịch vụ là
những chủ thể có thu nhập ở mức khá trở lên. Ví dụ về đánh vào những hàng hoá chỉ được sử dụng bởi
những người có thu nhập cao và rất cao trong xã hội như: ô tô, tàu bay, du thuyền...

Thuế tiêu thụ đặc biệt đồng thời cũng đánh vào các mặt hàng, dịch vụ không thiết yếu hoặc Nhà nước
không khuyến khích tiêu dùng. Ví dụ như thuốc lá có hại cho sức khỏe nên không được khuyến khích vì
thế phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.

Như vậy, thông qua việc thu thuế tiêu thụ đặc biệt, Nhà nước có thể định hướng tiêu dùng cho xã hội,
hình thành xu hướng tiêu dùng tích cực, phù hợp điều kiện và hoàn cảnh đất nước. Bên cạnh đó, nhà
nước còn có thể huy động một bộ phận thu nhập của những đối tượng có thu nhập cao và có khả năng

13
tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ không thiết yếu, không được khuyến khích tiêu dùng vào ngân sách nhà
nước để sử dụng cho những mục tiêu công cộng, góp phần đảm bảo công bằng xã hội.

Thuế tiêu thụ đặc biệt là công cụ quan trọng được sử dụng nhằm ổn định và tăng cường nguồn thu ngân
sách Nhà nước

Thuế tiêu thụ đặc biệt mặc dù có diện thu thuế hẹp nhưng lại có thuế suất cao hơn các loại thuế gián thu
khác như thuế giá trị gia tăng, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu,… vì vậy số tiền thuế thu về ngân sách
chiếm tỉ trọng lớn. Không chỉ thế, Nhà nước còn có thể huy động một bộ phận thu nhập của đối tượng có
thu nhập cao vào nguồn ngân sách Nhà nước để sử dụng cho mục đích công cộng, từ đó góp phần cân
bằng xã hội. Khoản 8-9 phần trăm/ tổng thu NSNN, chiếm 1,8-2,6 phần trăm / GDP mỗi năm.

ĐẶC ĐIỂM CỦA THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT


Một là, thuế TTĐB được thu một lần vào khâu sản xuất, nhập khẩu hàng hoá, hoặc kinh doanh dịch vụ. Đây
là loại thuế tiêu dùng một giai đoạn nên không gây nên sự trùng lắp qua các khâu của quá trình luân chuyển
hàng hoá. Vì vậy, có tác dụng giảm thiểu chi phí hành thu song đòi hỏi chế độ kiểm tra, giám sát thật chặt
chẽ nhằm đảm bảo hạn chế tới mức tôi đa sự thất thu thuê TTĐB thông qua việc gian lận về sô" lượng hàng
hoá sản xuất và tiêu thụ.

Hai là, thuế tiêu thụ đặc biệt thường có mức động viên cao. Thuế TTĐB có thể được xác định trên cơ sở giá
trị hoặc trên cơ sở đơn vị đo lường khác và thường được thu với mức thuế suất cao hơn so với thuế tiêu dùng
thông thường. Đặc điểm này thể hiện quan điểm điều tiết của Nhà nước thông qua thuế TTĐB. Xét ở khía
cạnh quản lý, việc sản xuất và cung cấp các loại hàng hoá, dịch vụ được coi là đặc biệt không chỉ liên quan
đến các vấn đề kinh tế, phân bổ nguồn lực mà còn liên quan đến các vấn đề xã hội. Vì vậy, để sản xuất và
tiêu dùng hàng hoá và dịch vụ này theo định hướng của Nhà nước, thì cần thiết phải sử dụng mức thuê cao
thông qua thuế TTĐB để hướng dẫn sản xuất và tiêu dùng hợp lý. Xét ở khía cạnh phân phối thu nhập, đối
tượng tiêu dùng phần lớn các hàng hoá, dịch vụ đặc biệt này là những người có thu nhập cao. Vì vậy, thuế
TTĐB cần xây dựng mức động viên cao nhằm điều tiết thu nhập của những người có thu nhập cao, đảm bảo
công bằng xã hội.

Ba là, Đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt tương đối hẹp, chỉ với một số mặt hàng, dịch vụ cần chịu thuế
theo quy định của Nhà nước. Với việc thu thuế TTĐB tương đối hẹp cho nên có thể có ảnh hưởng trực tiếp
đến quyết định tiêu dùng và phân phối nguồn thu nhập. Do đó, thuế TTĐB là công cụ rất có hiệu quả của các
mục tiêu chính sách khác ngoài nực tiêu nguồn thu.

Bốn là, là loại thuế gián thu, mang tính chất đánh vào thu nhập của người tiêu dùng và chịu thuế một cách
gián tiếp thông qua giá cả trên thị trường.

14
15
VAI TRÒ CỦA THUẾ GTGT
 Thuế giá trị gia tăng có tác dụng điều tiết thu nhập của tổ chức, cá nhân tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ chịu
thuế giá trị gia tăng.
 Thuế giá trị gia tăng là khoản thu quan trọng của Ngân sách Nhà nước. Ở Việt Nam, thuế giá trị gia tăng
hiện nay chiếm tỷ trọng khoảng 20 – 30% trong tổng thu từ thuế, phí và lệ phí.
 Thuế giá trị gia tăng không trùng lặp do loại thuế này chỉ tính vào giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ
qua các khâu sản xuất, lưu thông, tiêu dùng mà không tính vào phần giá trị đã chịu thuế giá trị gia tăng ở các
khâu trước. Thuế đã nộp ở các khâu trước được tính khấu trừ ở khâu sau do đó có tác dụng khuyến khích các
tổ chức, cá nhân bỏ vốn đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, khuyến khích chuyên môn hoá, hợp tác hoá
sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế, phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế thị trường.
 Khuyến khích xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ thông qua áp dụng mức thuế suất 0%. Doanh nghiệp xuất khẩu
hàng hóa, dịch vụ không những không phải chịu thuế giá trị gia tăng ở khâu xuất khẩu mà còn được hoàn
toàn bộ số thuế đầu vào đã thu ở khâu trước. Điều này có tác dụng giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, tăng
khả năng cạnh tranh về giá của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu trên thị trường quốc tế.
 Thúc đẩy thực hiện chế độ hạch toán kế toán; sử dụng hoá đơn, chứng từ và thanh toán qua ngân hàng.

ĐẶC ĐIỂM THUẾ GTGT


Một là, thuế giá trị gia tăng là thuế gián thu. Thuế GTGT được tính trên giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch
vụ và được thu vào khâu tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ. Người nộp thuế GTGT là người bán hàng hóa, cung ứng
dịch vụ; người chịu thuế GTGT là người tiêu dùng cuối cùng.

Hai là thuế giá trị gia tăng chỉ tính trên phần giá trị tăng thêm của hàng hóa dịch vụ. Việc đánh thuế chỉ
trên phần giá trị tăng thêm mà không phải đối với toàn bộ giá trị hàng hóa dịch vụ làm cho số thuế giá trị gia
tăng áp dụng trong mỗi khâu của quá trình lưu thông không gây ra những đột biến về giá cả cho người tiêu
dùng. Đây là đặc điểm cơ bản để phân biệt thuế giá trị gia tăng với những loại thuế gián thu khác. Nếu như
thuế tiêu thụ đặc biệt chỉ đánh một lần ở khâu sản xuất hay nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ; thuế xuất – nhập
khẩu chỉ đánh ở khâu xuất hoặc nhập khẩu thì thuế giá trị gia tăng lại đánh ở tất cả các khâu của quá trình
sản xuất, lưu thông hàng hóa.

Ba là, nếu dựa trên giá mua cuối cùng của hàng hóa dịch vụ, số thuế giá trị gia tăng phải nộp không thay
đổi phụ thuộc vào các giai đoạn lưu thông khác nhau. Đánh thuế ở tất cả các khâu của quá trình sản xuất,
lưu thông hàng hóa trong nước, nhập khẩu và lưu thông hàng hóa nhập khẩu nhưng cơ sở xác định số thuế
phải nộp chỉ là phần giá trị mới tăng thêm của khâu sau so với khâu trước nên nếu coi giá thanh toán tính đến
khi người tiêu dùng thụ hưởng hàng hóa dịch vụ đã xác định trước và không thay đổi, các phần giá trị hàng
hóa, dịch vụ có bị chia nhỏ và đánh thuế, tổng số thuế giá trị gia tăng phải nộp qua các khâu chính là số thuế
cuối cùng tính trên tổng giá trị hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng phải gánh chịu.

16
ĐẶC ĐIỂM THUẾ BVMT
Thứ nhất, thuế bảo vệ môi trường là loại thuế gián thu giống như một số loại thuế tiêu dùng khác như thuế
giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt.

Bởi vì người tiêu dùng sản phẩm cuối cùng là người gánh chịu số tiền thuế được xác định trong số tiền thanh
toán.

Thứ hai, mục đích định hướng tiêu dùng được thể hiện khá rõ ràng ở thuế bảo vệ môi trường. Các mặt hàng
thuộc diện chịu thuế bảo vệ môi trường đều có tác động xấu đến môi trường khi sử dụng chúng.

Việc giảm thiểu việc sử dụng các hàng hoá gây tổn hại môi trường bằng việc làm tăng giá thanh toán đối với
hàng hoá đó, tạo điều kiện để người tiêu dùng chuyển thói quen sang sử dụng hàng hoá thân thiện với môi
trường là điều cần thiết.

Cũng chính từ yếu tố “hạn chế tiêu dùng” nêu trên nên luật pháp cũng định rõ (liệt kê) các hàng hoá nằm
trong diện chịu thuế của loại thuế này.

Thứ ba, mục tiêu quan trọng nhất của thuế bảo vệ môi trường là tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước,
đồng thời góp phần bảo vệ môi trường, đảm bảo phát triển bền vững.

Thay bằng việc thay đổi mức thuế suất hoặc mở rộng diện chịu thuế đối với thuế giá trị gia tăng thuế tiêu thụ
đặc biệt, thuế nhập khẩu, thì việc đánh thuế bảo vệ môi trường không chỉ tạo nguồn thu cho ngân sách Nhà
nước (trong đó có sử dụng cho việc tái tạo môi trường) mà còn chia sẻ mục tiêu cho các loại thuế khác.

Thứ tư, thuế bảo vệ môi trường chỉ điều tiết một lần vào khâu đầu tiên hình thành nên hàng hóa chịu thuế
trên thị trường nội địa.

VAI TRÒ CỦA THUẾ MÔI TRƯỜNG


Chính sách thuế BVMT thể hiện các vai trò như sau:

(i) Thuế BVMT góp phần tăng thu ngân sách nhà nước (NSNN), đáp ứng nhu cầu chi tiêu cho các hoạt động,
trong đó có hoạt động quản lý, cải thiện và BVMT.

(ii) Thuế BVMT góp phần thay đổi hành vi, điều tiết tiêu dùng, định hướng cho người tiêu dùng sử dụng các
sản phẩm thân thiện với môi trường, giảm thiểu nguy cơ gây hại môi trường.

(iii) Đây là công cụ quản lý, giám sát hoạt động của các doanh nghiệp, định hướng phát triển an toàn, thân
thiện với môi trường, tái tạo môi trường.

(iv) Thuế BVMT khuyến khích sự sáng tạo, đổi mới công nghệ theo hướng đảm bảo an toàn, thân thiện với
môi trường.

(v) Thuế BVMT có vai trò trong việc có thể làm giảm bớt gánh nặng quản lý cho hệ thống cơ quan quản lý
nhà nước về BVMT.

17
Phân biệt thuế với phí và lệ phí
Theo quy định tại Điều 3 Luật Quản lý thuế 2019 quy định khái niệm về thuế cụ thể như sau:

Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Thuế là một khoản nộp ngân sách nhà nước bắt buộc của tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân
theo quy định của các luật thuế.

Theo đó, thuế là một khoản nộp ngân sách nhà nước bắt buộc của tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá
nhân theo quy định của các luật thuế.

Tại Điều 3 Luật phí và lệ phí 2015 quy định về khái niệm phí và lệ phí cụ thể như sau:

Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Phí là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải trả nhằm cơ bản bù đắp chi phí và mang tính phục vụ khi được
cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao cung
cấp dịch vụ công được quy định trong Danh mục phí ban hành kèm theo Luật này.

2. Lệ phí là khoản tiền được ấn định mà tổ chức, cá nhân phải nộp khi được cơ quan nhà nước cung cấp dịch
vụ công, phục vụ công việc quản lý nhà nước được quy định trong Danh mục lệ phí ban hành kèm theo Luật
này.

Điểm giống nhau:

Thuế, phí và lệ phí là nguồn thu của ngân sách nhà nước

- Thuế, phí và lệ phí là những khoản thu bắt buộc mà tổ chức, cá nhân phải nộp, trừ trường hợp được miễn.

- Mức đóng hoặc xác định số tiền phải nộp do văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan nhà nước có
thẩm quyền quyết định.

Như vậy, mặc dù thuế, phí và lệ phí là các khoản thu khác nhau của ngân sách nhưng vẫn có những điểm
chung nhất định.

Điểm khác nhau:

Tiêu chí Thuế Phí, lệ phí

Khái niệm Thuế là một khoản nộp ngân sách nhà Phí là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải trả
nước bắt buộc của tổ chức, hộ gia đình, nhằm cơ bản bù đắp chi phí và mang tính phục vụ
hộ kinh doanh, cá nhân theo quy định khi được cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp

18
công lập và tổ chức được cơ quan nhà nước có
thẩm quyền giao cung cấp dịch vụ công được quy
định trong Danh mục phí ban hành kèm theo Luật
Phí và lệ phí 2015.
của các luật thuế Lệ phí là khoản tiền được ấn định mà tổ chức, cá
nhân phải nộp khi được cơ quan nhà nước cung
cấp dịch vụ công, phục vụ công việc quản lý nhà
nước được quy định trong Danh mục lệ phí ban
hành kèm theo Luật Phí và lệ phí 2015.

Thuế được điều chỉnh chủ yếu bởi các


văn bản có giá trị pháp lý cao là luật.
Mặc dù được hướng dẫn bởi các nghị
định và thông tư nhưng văn bản có giá
trị pháp lý cao nhất (văn bản gốc) là Ngoài Luật Phí và lệ phí 2015 điều chỉnh chung
luật. thì phí và lệ phí được điều chỉnh bởi các văn bản
Văn bản
Ngoài văn bản điều chỉnh chung là dưới luật như nghị quyết, nghị định, thông tư và
điều chỉnh
Luật Quản lý thuế thì mỗi loại thuế văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa
được quy định bởi một luật thuế tương phương.
ứng như: Luật Thuế thu nhập cá nhân
2007, Luật Thuế thu nhập doanh
nghiệp 2008, Luật Thuế xuất khẩu,
thuế nhập khẩu 2016

Phí và lệ phí là những khoản thu khác thuộc ngân


Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước (khoản thu phụ).
Vị trí, vai sách nhà nước. Chủ yếu để bù đắp chi phí khi Nhà nước, đơn vị
trò Là nguồn tài chính chủ yếu bảo đảm sự nghiệp công lập hoặc tổ chức khác cung cấp
hoạt động của các quan nhà nước. dịch vụ công hoặc thực hiện công việc quản lý
nhà nước.

Phạm vi áp Thuế được áp dụng trong phạm vi cả Một số loại phí, lệ phí được áp dụng theo phạm vi
dụng nước, áp dụng đối với tất cả các đối lãnh thổ. Mức thu do HĐND tỉnh. thành phố trực
tượng chịu thuế, không phân biệt đơn thuộc trung ương quyết định

19
vị hành chính lãnh thổ.

Khi nộp thuế thì không hoàn trả trực


Tính hoàn
tiếp cho người nộp mà tính hoàn trả
trả (lợi ích
được thể hiện một cách gián tiếp thông Lệ phí và phí mang tính hoàn trả trực tiếp cho tổ
của người
các các hoạt động của Nhà nước như chức, cá nhân thông qua kết quả dịch vụ công.
nộp thuế,
xây dựng cơ sở hạ tầng, phúc lợi xã
phí, lệ phí)
hội,…

Ngoài một số loại phí, lệ phí do cơ quan thuế


Cơ quan thuế thu theo quy định của quản lý thu thì cơ quan có thẩm quyền thu là cơ
Cơ quan thu
pháp luật thuế quan cung cấp dịch vụ công, phục vụ công việc
quản lý nhà nước

Hàng hóa xuất khẩu giống hệt


Khoản 8 Điều 2 Thông tư 39/2015/TT-BTC

Hàng hóa xuất khẩu giống hệt là những hàng hóa xuất khẩu giống nhau về mọi phương diện, bao gồm:

a) Đặc điểm vật chất gồm bề mặt sản phẩm, vật liệu cấu thành, phương pháp chế tạo, chức năng, mục đích
sử dụng, tính chất cơ, lý, hóa;

b) Chất lượng sản phẩm;

c) Nhãn hiệu sản phẩm;

d) Được sản xuất tại Việt Nam, bởi cùng một nhà sản xuất hoặc nhà sản xuất được ủy quyền, nhượng quyền.

Hàng hóa nhập khẩu về cơ bản giống nhau mọi phương diện nhưng có những khác biệt không đáng kể về bề
ngoài như màu sắc, kích cỡ, kiểu dáng mà không làm ảnh hưởng đến trị giá của hàng hóa thì vẫn được coi là
hàng hóa nhập khẩu giống hệt.

Hàng hóa nhập khẩu không được coi là giống hệt nếu như trong quá trình sản xuất ra hàng hóa đó có sử
dụng các thiết kế kỹ thuật, thiết kế thi công, kế hoạch triển khai, thiết kế mỹ thuật, bản vẽ thiết kế, các sơ
đồ, phác đồ hay các sản phẩm dịch vụ tương tự được làm ra ở Việt Nam do người mua cung cấp miễn phí
cho người bán.

VD: điện thoại di động được sản xuất tại Việt Nam bởi cùng một nhà sản xuất hoặc nhà sản xuất được ủy
quyền, nhượng quyền và có đặc điểm vật chất, chất lượng sản phẩm, nhãn hiệu giống nhau, thì chúng được
coi là hàng hóa xuất khẩu giống hệt nhau

20
Hàng hóa xuất khẩu tương tự
Hàng hóa xuất khẩu tương tự là những hàng hóa mặc dù không giống nhau về mọi phương diện nhưng có
các đặc trưng cơ bản giống nhau, bao gồm:

a) Được làm từ các nguyên liệu, vật liệu tương đương, có cùng phương pháp chế tạo;

b) Có cùng chức năng, mục đích sử dụng;

c) Chất lượng sản phẩm tương đương nhau;

d) Có thể hoán đổi cho nhau trong giao dịch thương mại, tức là người mua chấp nhận thay thế hàng hóa này
cho hàng hóa kia;

đ) Được sản xuất tại Việt Nam, bởi cùng một nhà sản xuất hoặc nhà sản xuất khác được ủy quyền, nhượng
quyền.

VD: 2 chiếc điện thoại khác nhau về màu sắc

Căn cứ tại Điều 2 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt 2008 (sửa đổi 2014) và khoản 2 Nghị định 108/2015/NĐ-CP,
quy định các đối tượng chịu thuế tiêu đặc biệt như sau:

2.1. Hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt

- Thuốc lá điếu, xì gà và chế phẩm khác từ cây thuốc lá dùng để hút, hít, nhai, ngửi, ngậm;

- Rượu;

- Bia;

- Xe ô tô dưới 24 chỗ, kể cả xe ô tô vừa chở người, vừa chở hàng loại có từ hai hàng ghế trở lên, có thiết kế
vách ngăn cố định giữa khoang chở người và khoang chở hàng;

- Xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi lanh trên 125cm3;

- Tàu bay, du thuyền (sử dụng cho mục đích dân dụng).

- Xăng các loại;

- Điều hoà nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trở xuống;

- Bài lá;

- Vàng mã, hàng mã (không bao gồm hàng mã là đồ chơi trẻ em, đồ dùng dạy học).

Lưu ý: hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt phải là các sản phẩm hàng hóa hoàn chỉnh, không bao gồm bộ
linh kiện để lắp ráp các hàng hóa này.

2.2. Dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt

- Kinh doanh vũ trường;

21
- Kinh doanh mát-xa (massage), ka-ra-ô-kê (karaoke);

- Kinh doanh ca-si-nô (casino); trò chơi điện tử có thưởng bao gồm trò chơi bằng máy giắc-pót (jackpot),
máy sờ-lot (slot) và các loại máy tương tự;

- Kinh doanh đặt cược (bao gồm: Đặt cược thể thao, giải trí và các hình thức đặt cược khác theo quy định
của pháp luật);

- Kinh doanh gôn (golf) bao gồm bán thẻ hội viên, vé chơi gôn;

- Kinh doanh xổ số.

Ý NGHĨA *,5 TRÊN BIỂU THUẾ


Ký hiệu (*) tại cột thuế suất trong Biểu thuế giá trị gia tăng quy định cho các mặt hàng thuộc đối tượng
không chịu thuế giá trị gia tăng.

Ví dụ: Ngựa thuần chủng để nhân giống (mã hàng 0101.21.00); Xe dành cho người tàn tật (mã hàng
8713.10.00 và 8713.90.00) có ký hiệu (*) tại cột thuế suất có nghĩa là các mặt hàng thuộc 03 mã hàng này là
đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng.

b) Ký hiệu (5) tại cột thuế suất trong Biểu thuế giá trị gia tăng quy định cho các mặt hàng thuộc đối tượng
áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng là 5% thống nhất ở khâu nhập khẩu, sản xuất, gia công hay kinh
doanh thương mại (bao gồm cả trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã nộp thuế giá trị gia tăng theo phương
pháp khấu trừ bán mủ cao su sơ chế, nhựa thông sơ chế, bông sơ chế cho doanh nghiệp, hợp tác xã ở khâu
kinh doanh thương mại).

Ví dụ: Mặt hàng mủ cao su thiên nhiên sơ chế (nhóm 40.01) có ký hiệu (5) tại cột thuế suất có nghĩa là mặt
hàng này áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng 5% thống nhất ở khâu nhập khẩu, sản xuất hay kinh
doanh thương mại. Trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu
trừ bán mủ cao su cơ chế cho doanh nghiệp, hợp tác xã ở khâu kinh doanh thương mại vẫn thuộc đối tượng
áp dụng thuế suất thuế giá trị gia tăng 5%.

c) Ký hiệu (*,5) tại cột thuế suất trong Biểu thuế giá trị gia tăng quy định cho các mặt hàng là đối tượng
không chịu thuế giá trị gia tăng ở khâu tự sản xuất, đánh bắt bán ra, ở khâu nhập khẩu và áp dụng mức thuế
suất thuế giá trị gia tăng là 5% ở khâu kinh doanh thương mại, trừ các trường hợp được nêu tại điểm b
khoản 3 Điều 4 Thông tư này.

d) Ký hiệu (10) tại cột thuế suất trong Biểu thuế giá trị gia tăng quy định cho các mặt hàng áp dụng mức
thuế suất thuế giá trị gia tăng là 10% thống nhất ở các khâu nhập khẩu, sản xuất, gia công hay kinh doanh
thương mại.

22
Ví dụ: Mặt hàng bồn tắm (mã hàng 3922.10.10) có ký hiệu (10) tại cột thuế suất có nghĩa là mặt hàng này
áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng là 10% ở khâu nhập khẩu thì cũng áp dụng mức thuế suất giá trị
gia tăng 10% ở khâu sản xuất, gia công hay kinh doanh thương mại.

e) Ký hiệu (*,10) tại cột thuế suất trong Biểu thuế giá trị gia tăng quy định cho các mặt hàng là vàng nhập
khẩu dạng thỏi, miếng chưa được chế tác thành sản phẩm mỹ nghệ, đồ trang sức hay sản phẩm khác (nhóm
71.08) thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng ở khâu nhập khẩu nhưng phải chịu thuế giá trị gia
tăng ở khâu sản xuất, gia công hay kinh doanh thương mại với mức thuế suất thuế giá trị gia tăng là 10%

23
PHÂN LOẠI HÀNG HÓA
Nêu các căn cứ để phân loại hàng hóa xuất nhập khẩu theo danh mục hàng
hóa XNK VN?
Khi phân loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải tuân thủ:

Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam (các chú giải Phần, Chương…).

Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi.

Sáu quy tắc tổng quát giải thích việc PLHH theo Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa.

Các văn bản qui định hiện hành (Luật, Nghị định và Thông tư hướng dẫn phân loại)

Tình huống đặc biệt phân loại phải tham khảo các tài liệu

Chú giải chi tiết HS.

Tuyển tập ý kiến phân loại của WCO.

Danh mục phân loại hàng hóa theo Bảng chữ cái của WCO.

Văn bản của cơ quan có thẩm quyền xác định đặc điểm, tính chất, cấu tạo, công dụng hoặc tiêu chuẩn kỹ
thuật của hàng hóa.

Chú giải bổ sung AHTN

Theo quy tắc 2a

2a) Một mặt hàng được phân loại vào một nhóm hàng thì mặt hàng đó ở dạng chưa hoàn chỉnh hoặc chưa
hoàn thiện cũng thuộc nhóm đó, nếu đã có đặc tính cơ bản của hàng hóa đó khi đã hoàn chỉnh hoặc hoàn
thiện. Cũng phân loại như vậy đối với hàng hóa ở dạng hoàn chỉnh hay hoàn thiện hoặc đã có đặc tính cơ
bản của hàng hóa ở dạng hoàn chỉnh hay hoàn thiện (hoặc được phân loại vào dạng hàng hóa đã hoàn chỉnh
hay hoàn thiện theo nội dung qui tắc này), nhưng chưa lắp ráp hoặc tháo rời.

Như vậy, quy tắc này cũng áp dụng cho hàng hóa chưa hoàn chỉnh hoặc chưa hoàn thiện, ở dạng chưa lắp
ráp hoặc tháo rời với điều kiện là đã được coi như sản phẩm hoàn chỉnh do có những đặc tính cơ bản của
hàng hóa mà trường hợp này Linh kiện đồng bộ xe đạp, xe máy chưa lắp ráp ở dạng chưa lắp ráp hoặc tháo

rời thỏa quy tắc này nên áp dụng quy tắc 2a để phân loại , Linh kiện đồng bộ xe đạp, xe máy
chưa lắp ráp được phân loại như là xe đạp và xe máy nguyên chiếc đã lắp ráp

24
25

You might also like