Văn Minh Đại Việt

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

BÀI 12.

CƠ SỞ HÌNH THÀNH VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA VĂN


MINH ĐẠI VIỆT
1. Khái niệm của văn minh Đại Việt
- Văn minh Đại Việt là những sáng tạo văn hóa vật chất và tinh thần trong kỉ
nguyên độc lập tự chủ của quốc gia Đại Việt (từ thế kỉ X – XIX).
2. Cơ sở hình thành văn minh Đại Việt
a. Dựa trên sự kế thừa văn minh Văn Lang – Âu Lạc
+ Trong 1000 năm Bắc thuộc, người Việt vẫn giữ được phong tục tập quán, văn
hoá truyền thống.
+ Lòng yêu nước, chiến đấu vì độc lập dân tộc, thể hiện qua hàng trăm cuộc khởi
nghĩa, chống Hán hoá.
b. Dựa trên nền độc lập, tự chủ của quốc gia Đại Việt từ thế kỉ X-XIX.
- Biểu hiện:
+ Sự trưởng thành của dân tộc trên nhiều phương diện: chính trị, tư tưởng, kinh tế,
xã hội- văn hoá, giáo dục....
+ Lãnh thổ được mở rộng, độc lập dân tộc được bảo vệ vững chắc qua nhiều cuộc
kháng chiến chống ngoại xâm.
c. Tiếp thu có chọn lọc những thành tựu văn minh bên ngoài:
- Văn minh Đại việt tiếp thu tinh hoa văn hóaTrung Hoa và Ấn Độ về tư tưởng, tôn
giáo, chính trị, giáo dục…để làm phong phú cho nền văn minh Đại Viêt.
3. Quá trình phát triển của văn minh Đại Việt
- Thế kỉ X: là giai đoạn văn minh Đại Việt bước đầu được định hình thông qua
việc củng cố chính quyền, phát triển kinh tế.
- Thế kỉ XI – đầu thế kỉ XV: gắn liền với các vương triều Lý, Trần, Hồ, Lê sơ.
Văn minh Đại Việt phát triển mạnh mẽ và toàn diện, tính dân tộc được thể hiện rõ
nét, Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo phát triển hài hòa.
+ Giáo dục phát triển, tuyển dụng quan lại đều thông qua thi cử.
- Thế kỉ XVI – đầu thế kỉ XVII: gắn liền với thời Lê sơ, Mạc, Lê Trung hưng.
Văn minh Đại Việt đạt nhiều thành tựu đặc sắc:
+ Nho giáo ảnh hưởng và chi phối chính trị và đời sống sinh hoạt của nhân dân.
+ Giáo dục thi cử có vai trò quan trọng trong xã hội.
+ Thế kỉ XVI, văn hóa phương Tây từng bước được du nhập vào làm tiền đề cho
văn minh Việt Nam sau này
- Đầu thế kỉ XVIII – giữa thế kỉ XIX: Gắn liền với sự tồn tại của các vương triều
Lê Trung hưng, Tây Sơn, Nguyễn.
+ Nhà nước Đại Việt lâm vào khủng hoảng, nhưng một số lĩnh vực của văn minh
Đại Việt vẫn đạt được thành tựu nổi bật.
+ Giữa thế kỉ XIX, Pháp xâm lược và cai trị đã chấm dứt thời kì phát triển của văn
Nam).
-----------------------------------------------------

BÀI 13. MỘT SỐ THÀNH TỰU CỦA VĂN MINH ĐẠI VIỆT
1. Thành tựu cơ bản
a. Chính trị
* Tổ chức bộ máy nhà nước
- Trải qua các triều đại Ngô….Lý, Trần, Lê sơ (thế kỉ X - XV) tổ chức bộ máy nhà
nước của Đại Việt được củng cố hoàn thiện từ trung ương đến địa phương.
- Tiêu biểu cho tổ chức bộ máy nhà nước Đại Việt là bộ máy nhà nước thời Lê sơ:
+ Ở Trung ương: Có 6 bộ và một số cơ quan chuyên môn.
+ Ở địa phương: chia cả nước thành 13 đạo thừa tuyên, do ba ty là Đô ty, Hiến ty,
Thừa ty phụ trách.
+ Dưới đạo thừa tuyên là phủ, huyện hoặc châu, xã.
* Luật pháp
- Nhà nước tăng cường quản lý xã hội thông qua pháp luật.
+ Từ thế kỉ XI - XIX nhà nước phong kiến Đại Viêt đã ban hành 4 bộ luật: Hình
Thư 1042, Hình luật, Quốc triều hình luật, Hoàng Việt luật lệ.
- Nội dung: đề cao tính dân tộc và chủ quyền quốc gia; bảo vệ quyền lợi của vua
quý tộc quan lại; bảo vệ sức kéo trong nông nghiệp và quyền lợi của nhân dân
b. Kinh tế
* Nông nghiệp
- Nhà nước thực hiện nhiều chính sách quan tâm phát triển sản xuất nông nghiệp
như:
+ Làm lễ cày Tịch điền, chính sách quân điền, giảm thuế....
+ Lập ra chức quan Hà đê sứ, Khuyến nông sứ
+ Tổ chức cho dân đi khai hoang, đắp đê, làm thủy lợi...
+ Nông nghiệp chủ yếu là trồng lúa nước và trồng thêm ngô, khoai sắn...
* Thủ công nghiệp
- Nghề thủ công truyền thống (dệt vải, đúc đồng, làm gốm...) tiếp tục phát triển và
có thêm nhiều nghề mới ra đời như làm tranh sơn mài, làm giấy, chạm khắc đá.....
+ Thế kỉ XVI – XVII, có nhiều làng nghề thủ công nổi tiếng là dệt La Khê, gốm
Bát Tràng (Hà Nội), gốm Chu Đậu (Hải Dương).
- Các xưởng thủ công nghiệp của nhà nước (Cục bách tác) chuyên sản xuất các mặt
hàng như: tiền, vũ khí, trang phục, đồ dùng trong hoàng cung…
* Thương nghiệp
- Trong nước lập ra nhiều chợ làng, chợ huyện trao đổi buôn bán phát triển.
- Kinh đô Thăng Long là trung tâm buôn bán sầm uất thời Lý- Trần- Lê sơ.
+ Triều đình lập các thương cảng như Vân Đồn (Quảng Ninh), Lạch Trường
(Thanh Hóa) để buôn bán với bên ngoài.
+ Hoạt động trao đổi buôn bán với nước ngoài (Ấn Độ, Trung Hoa, Xiêm…) bước
đầu phát triển.
+ Sau đó còn mở rộng buôn bán với phương Tây (Pháp, Bồ Đào Nha, Hà Lan…)
c. Tư tưởng, tôn giáo
* Tư tưởng
- Tư tưởng yêu nước, thương dân được xem là tiêu chuẩn đạo đức cao nhất để đánh
giá con người qua các hoạt động xã hội.
- Nho giáo phát triển gắn liền với hoạt động học tập thi cử từ thời Lý, Trần. Thế kỉ
XV thời Lê sơ, Nho giáo giữ vị trí độc tôn là hệ tư tưởng chính thống của nhà nước
quân chủ.
* Tôn giáo
- Phật giáo phát triển nhanh chóng trong buổi đầu độc lập và trở thành quốc giáo
dưới thời Lý, Trần.
- Đạo giáo được phổ biến trong dân gian, được các triều đại phong kiến coi trọng
đặc biệt là thời Đinh, Tiền Lê, Lý.
- Thế kỉ XV – XVI, Hồi giáo, Công giáo du nhập vào Đại Việt tạo nên những nét
văn hóa mới trong cộng đồng dân cư.
d. Giáo dục
- Nền giáo dục, khoa cử được bắt đầu từ thời nhà Lý. Giáo dục ngày càng được mở
rộng, chủ yếu nhằm đào tạo đội ngũ quan lại cho bộ máy chính quyền.
+ Năm 1070, Nhà Lý cho xây dựng Văn Miếu.
+ Năm 1075, triều đình mở khoa thi đầu tiên để tuyển chọn nhân tài.
+ Năm 1076, vua Lý cho mở Quốc Tử Giám để dạy học cho con em quý tộc, quan
lại.
- Thời Lê sơ giáo dục được hoàn chỉnh, cứ 3 năm tổ chức 1 kỳ thi, thể lệ thi cử
được quy định chặt chẽ.
+ Triều đình thực hiện nhiều chính sách khuyến khích giáo dục, thi cử như lệ
xướng danh, vinh quy bái tổ.
+ Năm 1484, triều đình đặt lệ xướng danh và khắc tên các tiến sĩ vào bia đá ở Văn
Miếu – Quốc Tử Giám.
e. Văn học
- Văn học chữ Hán phát triển mạnh, đạt nhiều thành tựu rực rỡ với nhiều tác phẩm
tiêu biểu: Chiếu dời đô (Lý Thái Tổ), Nam Quốc Sơn Hà, Hịch tướng sĩ, Bình ngô
đại cáo....
+ Từ thế kỉ XVIII, văn xuôi chữ Hán phát triển với nhiều thể loại.
- Nội dung chủ yếu: Ca ngợi truyền thống yêu nước, niềm tự hào dân tộc.
- Văn học chữ Nôm xuất hiện từ thế kỉ XIII, phát triển mạnh vào thế kỉ XVI -
XIX.
Nội dung: Ca ngợi tình yêu quê hương, đất nước, phê phán một bộ phận quan lại,
cường hào, phản ánh bất công trong xã hội. Tác phẩm tiêu biểu: Quốc âm thi tập
(Nguyễn Trãi), Bạch vân quốc ngữ thi tập (Nguyễn Bỉnh Khiêm), Truyện kiều
(Nguyễn Du), Lục Vân Tiên (Nguyễn Đình Chiểu),…
- Văn học dân gian tiếp tục phát triển mạnh trong các thế kỉ XVI - XVIII. Những
kinh nghiệm sản xuất, cách ứng xử được đúc kết thành ca dao, tục ngữ .....
* Chữ viết
- Trên cơ sở tiếp thu chữ Hán người Việt đã sáng tạo ra chữ Nôm.
- Đến thế kỉ XVII, chữ Quốc ngữ được hình thành và dần trở thành chữ viết chính
thức của người Việt ngày nay.
g. Nghệ thuật
* Kiến trúc, điêu khắc
- Nghệ thuật kiến trúc phát triển mạnh mẽ. Chịu ảnh hưởng của tôn giáo.
- Hệ thống chùa, tháp, cung điện, thành quách được xây dựng nhiều nơi. Tiêu biểu,
chùa Một Cột, chùa Trấn Quốc, Hoàng thành Thăng Long, thành nhà Hồ, kinh
thành Huế...
- Nghệ thuật điêu khắc trên đá, gỗ thể hiện phong cách đặc sắc, tinh xảo với các
hình hoa sen, hình rồng.....
+ Tượng Phật Bà Quan Âm nghìn tay nghìn mắt, 18 pho tượng La Hán ở chùa Tây
Phương….
* Âm nhạc
- Phát triển mạnh có nhiều thể loại (nhạc dân gian, nhạc cung đình), nhạc cụ phong
phú là trống, đàn tranh, sáo....
- Nghệ thuật sân khấu phát triển với loại hình như chèo, hát tuồng, quan họ, ….
- Có nhiều lễ hội được tổ chức hàng năm như lễ Tịch điền, Hội Gióng, tết Đoan
Ngọ....
h. Khoa học - kĩ thuật

2. Ý nghĩa của nền văn minh Đại Việt


- Văn minh Đại Việt thể hiện sức sáng tạo và truyền thống lao động bền bỉ của các
thế hệ người Việt.
- Văn minh Đại Việt mang đậm bản sắc dân tộc trện cơ sở tiếp thu có chọn lọc
những thành tựu văn minh bên ngoài.
- Văn minh Đại Việt có giá trị lớn đối với quốc gia dân tộc Việt Nam. Một số
thành tựu được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa thế giới như Thăng Long (Hà
Nội), Thành nhà Hồ (Thanh Hóa), phố cổ Hội An (Quảng Nam), quần thể di tích
cố đô Huế (Thừa Thiên Huế)…

You might also like