Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 22

0

ĐẠI HỌC QUỐCGIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN

TIỂU LUẬN CUỐI KÌ


MÔN HỌC: Triết Học Mác Lênin

HỌ VÀ TÊN: Nguyễn Huỳnh Ngọc Bích


MSSV:2256191008
LỚP: Nhật Bản Học(CLC) N2
GVHD:TS. NGUYỄN THỊ THÙY DUYÊN

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH- 2021


1

NỘI DUNG THỰC HIỆN

CÂU HỎI:
I. Cơ sở lý luận nào để rút ra nguyên tắc Khách quan, nguyên tắc Toàn
diện? Phân tích các cơ sở đó. Chọn 1 trong 2 nguyên tắc, vận dụng phân
tích một hiện tượng xã hội ở Việt Nam hiện nay.
II. Phân tích quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ
phát triển của lực lượng sản xuất? Tại sao nói: nguồn nhân lực có vai
trò quan trọng hàng đầu trong sự phát triển của xã hội? Nêu những
thành tựu trong phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam hiện nay?
III. Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội tác động như thế nào đến con
người Việt Nam hiện nay. Chứng minh bằng thực tiễn.
BÀI LÀM:
I. 1 .CƠ SỞ LÝ LUẬN ĐỂ RÚT RA NGUYÊN TẮC KHÁCH QUAN ,
NGUYÊN TẮC TOÀN DIỆN. PHÂN TÍCH CÁC CƠ SỞ
1.1. Nguyên tắc toàn diện
a) Khái niệm
- Vật chất: Là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan mà
con người được tái tạo, chụp lại, phản ánh vào các giác quan của chúng
ta, tồn tại độc lập với các giác quan.
Vật chất tồn tại xung quanh ta, ví dụ: cây cối, bàn ghế, giao thông... Vật
chất có những tính chất cơ bản sau:
• Là một phạm trù triết học.
• Nó chỉ tồn tại khách quan, tồn tại bên ngoài ý thức, độc lập, không phụ
thuộc vào việc ý thức con người có nhận thức được nó hay không.
• Được cảm giác sao chép, chụp ảnh, phản ánh.
• Tồn tại độc lập với cảm giác con người.
Phương thức tồn tại của vật chất: là vận động, mỗi dạng vật chất luôn
vận động và biểu hiện sự tồn tại của nó thông qua các dạng vận động vật
chất mới . Hình thức tồn tại của vật chất là không gian và thời gian. Mọi
dạng vật chất đều tồn tại ở một vị trí nhất định, trong một phạm vi nhất
định và tồn tại trong một mối quan hệ nhất định với những dạng vật chất
khác.
2

- Ý thức: là sự phản ánh năng động, sáng tạo thế giới khách quan vào bộ
óc con người ,là hình ảnh chủ quan về thế giới khách quan. Nguồn gốc
của ý thức bao gồm nguồn gốc xã hội và nguồn gốc tự nhiên, xét về
nguồn gốc tự nhiên là những hiện tượng phản ánh năng động, sáng tạo do
bộ óc con người và mối quan hệ giữa con người với thế giới khách quan
tạo ra .Ý thức được phát sinh thông qua bộ não và những mối quan hệ
này. Còn nguồn gốc xã hội là lao động và ngôn ngữ. Lao động, thông qua
các giác quan, tác động đến bộ óc của con người để hình thành nên ý
thức, còn ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu vật chất chứa thông tin mang nội
dung ý thức, nhờ ngôn ngữ mà ý thức được thể hiện.
Ví dụ:
Khi ta nhắc đến “quả táo” thì ta sẽ tự hình dung ra hình ảnh quả táo theo
ý thức của chủ thể.
Trong phòng kín có người hút thuốc hay nói chuyện ồn ào thì sẽ có người
cảm thấy khó chịu hoặc ngăn cản. Từ đó ta thấy được ý thức của họ như
thế nào.
Bản chất ý thức: Ý thức mang tính năng động, sáng tạo. Là hình ảnh chủ
quan của thế giới khách quan. Là một hiện tượng xã hội mang bản chất
xã hội. Ý thức gồm tri thức, tình cảm, lý trí.
- Mối quan hệ biện chứng của vật chất và ý thức: Vật chất có trước ý
thức, vật chất quyết định ý thức, ý thức có tính độc lập tương đối và tác
động trở lại vật chất thông qua hoạt động thực tiễn của con người.
- Nguyên tắc khách quan: khi nghiên cứu về mối quan hệ biện chứng
giữa vật chất và ý thức , ta thấy:
+ Vật chất quyết định ý thức : tôn trọng vật chất và điều kiện khách quan.
+ ý thức tác động trở lại đối với vật chất nên phải phát huy sáng tạo của
ý thức
Quyết định
VẬT CHẤT<========>Ý THỨC
Tác động
Ngược lại
 Đây là quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng. Từ chủ nghĩa duy vật
biện chứng đã rút ra được nguyên tắc khách quan.
b) Nội dung:
- Vật chất quyết định ý thức:
3

Trong mối quan hệ với ý thức, vật chất có trước; vật chất là nguồn gốc
của ý thức; vật chất quyết định ý thức, ý thức là sự phản ánh của vật chất.
Vật chất là tiền đề, nguồn gốc của sự xuất hiện, phát triển của ý thức: Ý
thức là sản phẩm của vật chất có tổ chức cao là bộ óc con người. Nguồn gốc
của ý thức là từ các dạng vật chất như: bộ óc con người, thế giới khách quan,
lao động, ngôn ngữ nên vật chất là nguồn gốc của ý thức. Nó là cơ sở cho sự
hình thành, tồn tại và phát triển của ý thức.
Điều kiện vật chất như thế nào thì ý thức như thế đó: vì ý thức là sự phản ánh
của thế giới vật chất nên nội dung của ý thức do vật chất quyết định và chịu sự
chi phối của các quy luật của thế giới vật chất. .
Vật chất thay đổi thì ý thức thay đổi theo.
Vật chất là điều kiện để biến ý thức trở thành hiện thực: ý thức chỉ được
thể hiện thông qua các hoạt động vật chất như ngôn ngữ và hoạt động thực
tiễn của con người.
Ví dụ: khi ở môi trường thiếu thốn về lương thực thì cơ thể lẫn tinh thần
không thể phát triển toàn diện được.
Hay tư duy của một người được học hành đầy đủ khác với tư duy của một
người không được học hành.
- Vai trò của ý thức đối với vật chất
Trong mối quan hệ với vật chất, ý thức có tính độc lập tương đối và có thể
tác động trở lại vật chất thông qua hoạt động thực tiễn của con người. Nhờ có
ý thức mà con người nhận thức được quy luật vận động, phát triển của thế giới
khách quan. Mọi hoạt động của con người đều do ý thức chỉ đạo, nó trang bị
cho vật chất các tri thức về thực tại khách quan để xác định và xây dựng kế
hoạch, phương pháp phù hợp.
Ý thức tác động trở lại vật chất theo hai chiều hướng:
• Tích cực: ý thức có thể trở thành động lực phát triển của vật chất nếu
con người nhận thức đúng đắn, có tri thức khoa học, nghị lực, ý chí
hành động
• Tiêu cực: khi ý thức phản ánh sai, xuyên tạc các quy luật vận động
khách quan của vật chất thì ý thức có thể là lực cản phá vỡ sự vận động
và phát triển của vật chất.
Ví dụ: Từ nhận thức về ô nhiễm môi trường. Nước ta đã thay đổi luật bảo vệ
môi trường nhằm nâng cao ý thức người dân. Từ đó có nhiều hoạt động bảo vệ
môi trường được diễn ra
- Ý nghĩa phương pháp luận:
+ Tôn trọng vật chất và điều kiện khách quan :
4

• Trong hoạt động, khi xác định ra phương hướng thì cần phải tuân theo các
điều kiện khách quan,quy luật khách quan để đảm bảo hoạt động đạt hiệu
quả, không bị các yếu tố khách quan cản trở.
• Cần có kế hoạch điều chỉnh mục tiêu để cho kế hoạch phù hợp nhất khi điều
kiện khách quan có sự thay đổi nhằm phát huy động lực và nhận thức sáng
tạo của mình trong mọi điều kiện khách quan.
• Đảng ta đã nêu rõ: Mọi đường lối chủ chương của Đảng phải xuất phát từ
thực tiễn, tôn trọng quy luật khách quan.
+ Năng động ,sáng tạo của ý thức:
• Tri thức khoa học và việc vận dụng tri thức khoa học đóng vai trò quan trọng
trong cuộc sống của mỗi người vì nó giúp cho hành vi của mỗi người trở
đúng quy luật và hiệu quả hơn.
• Phải luôn ý thức phát huy tích cực và tìm tòi cái mới, phương pháp mới để
giúp ta phát triển và khác biệt khi với những người không chịu đổi mới.
• Luôn chủ trương sáng tạo để phát triển trí tuệ, tạo đột phá,phù hợp với quy
luật khách quan để đối phó với những biến đổi quy luật khách quan.
Liên hệ bản thân: Năng động,sáng tạo trong học tập và công việc,có thái độ tích
cực, chống chủ quan,lười biếng trong học tập và công việc.
1.2. Nguyên tắc toàn diện
a) Khái niệm
- Mối liên hệ: dùng để chỉ sự qui định, sự tương tác(trực tiếp,gián tiếp)
,chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật ,hiện tượng hay giữa các mặt, các yếu tố của
mỗi sự vật, hiện tượng trong thế giới.
Ví dụ: cung>cầu: giá cả giảm, cung<cầu: giá cả tăng.
- Mối liên hệ phổ biến: là phạm trù triết học dùng để chỉ sự quy định, tác
động qua lại và chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật hay giữa các mặt đối lập, các
yếu tố của chúng, hiện tượng trong thế giới.
Ví dụ: Trong một chất hóa học có sự liên kết giữa các phân tử .
Trong tư duy con người có những mối liên hệ kiến thức cũ và kiến thức mới; cây
tơ hồng; cây tầm gửi sống nhờ; muốn chung mục đích thì phải chung tay với nhau
- Tính chất của mối liên hệ:
+ Tính khách quan: mối liên hệ của đối tượng không theo ý chủ quan của cá
nhân, nhóm người nào mà tự nó tồn tại.
Ví dụ: Con người luôn tồn tại trong mối liên hệ với môi trường tự nhiên
5

và xã hội dù họ có ý thức được hay không. Đó là điều khách quan và không thể
thay đổi bởi ý chí con người.
+ Tính phổ biến : ở đâu, chỗ nào cũng có mối liên hệ, mối liên hệ tồn tại trong tự
nhiên , tư duy, xã hội.
Ví dụ: Khi làm đề kiểm tra chúng ta phải vận dụng kiến thức văn học để đánh giá
đề bài. Kiểm tra các môn tự nhiên ta phải vận dụng các công thức để tính toán,còn
các môn xã hội thì ta phải vận dụng các phương pháp logic của các môn tự nhiên.
+ Tính đa dạng, phong phú: các sự vật, hiện tượng hay quá trình khác nhau
đều có những mối liên hệ cụ thể khác nhau, giữ vai trò, vị trí khác nhau đối
với sự tồn tại và phát triển của chúng
Ví dụ: Mối liên hệ giữa cha mẹ-con cái,bạn bè,vợ-chồng...Phương Đông và
phương Tây đều có nhưng cách thể hiện ở mỗi nước phương Đông và phương Tây
khác nhau.
Con người,cây cối,cá... đều có mối liên hệ với nước. Con người thì mức độ cần
nước tùy thuộc vào các giai đoạn phát triển và môi trường; có cây cần nhiều nước
có cây cần ít nước; có cá ở nước mặn có cá ở nước ngọt.
- Nguyên tắc toàn diện: nguyên lý về mối liên hệ phổ biến của phép
biện chứng duy vật là các sự vật, hiện tượng tồn tại trong sự tác động qua
lại, chuyển hoá lẫn nhau và tách biệt nhau.
b) Nội dung:
+ Khi nghiên cứu đối tượng :
• Hiểu biết về chính đối tượng
• Vì đối tượng tồn tại trong các mối liên hệ nên cần phải nắm bắt tất cả mối
liên hệ của đối tượng. Tuy nhiên, cũng cần tập trung vào những mối liên hệ
cơ bản trực tiếp chủ yếu của đối tượng.
Ví dụ: kinh doanh cần hướng đối tượng như thế nào,mức giá phù hợp,sản phẩm có
mua thường xuyên không, số lượng(trung bình người mua bao nhiêu sản
phẩm),khách hàng có nhu cầu khác không...
+ Để toàn diện cần phải tránh:
• Tránh phiến diện,bảo thủ (chỉ thấy 1 phần,1 mặt của đối tượng hoặc quy kết
cho bản chất của đối tượng). Ví dụ: thầy bói xem voi
• Tránh ngụy biện
• Muốn toàn diện thì phải đòi hỏi có quan điểm lịch sử cụ thể ,nghĩa là phải
đặt đối tượng và mối liên hệ đối tượng vào đúng không gian, thời gian,đúng
mối liên hệ của đối tượng.
Ví dụ: Khi đánh giá về một người nào đó, ta không thể đánh giá họ về tính cách,
năng lực từ những biểu hiện bên ngoài mà phải nhìn họ ở nhiều mặt về mối quan
hệ giữa người với người, về môi trường sống...
6

2 PHÂN TÍCH MỘT HIỆN TƯỢNG XÃ HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN


NAY.
Nguyên tắc toàn diện về nhận thức và thực tiễn là một trong những nguyên tắc
phương pháp luận cơ bản, quan trọng của phép biện chứng duy vật. Trong nhận
thức, nguyên tắc toàn diện đòi hỏi khi xem xét sự vật, hiện tượng phải tính đến cả
mọi mặt, mọi bộ phận, mọi yếu tố, mọi thuộc tính và mối liên hệ qua lại của chúng
như một chỉnh thể thống nhất Nguyên tắc toàn diện cũng cần chúng ta phải nhìn sự
vật trong mối liên hệ với nhu cầu thực tiễn của con người.
Renaissance Youth Leaders Forum (RYLF) là tổ chức xã hội - dân sự thuộc
Đại học Silliman (Philippines), thường xuyên lên tiếng về các vấn đề gây chia rẽ
xã hội, văn hóa, kinh tế - chính trị, đồng thời tạo nên sự thay đổi tích cực trong
cộng đồng.Từ ngày 21/11, tổ chức này khởi xướng chiến dịch truyền thông xã hội
chống lại "tính nam độc hại" (toxic masculinity),với các hashtag #FightTheStigma
(tạm dịch: chống kỳ thị xã hội) và #UNMUTE."Cả phụ nữ và đàn ông đều bị ảnh
hưởng bởi tính nam độc hại. Thực trạng này diễn ra mỗi ngày, cả trên mạng và ở
đời sống thực",đây là thông điệp của chiến dịch đã chỉ ra. Đây là một hiện tượng
xã hội mà chúng ta phải chống lại vì nó gây tiêu cực đến mọi người, từ phái nữ lẫn
phái nam.
Ý thức được tính nghiêm trọng của vấn đề này, em đã chọn đề tài :” Vận dụng
nguyên tắc toàn diện để phân tích về tính nam độc hại(toxic masculinity)”.
Qua việc thực hiện đề tài này, chúng ta sẽ có được cái nhìn thực tiễn,toàn diện và
tổng thể của vấn đề nói trên.
1. Khái niệm tính nam độc hại
"Nam tính độc hại" là khả năng đàn ông kìm nén cảm xúc hoặc che giấu sự
đau khổ của mình. Họ duy trì vẻ ngoài cứng rắn, coi bạo lực là biểu hiện của
quyền lực. Những suy nghĩ này là kết quả của việc dạy con trai không nên bày tỏ
cảm xúc một cách cởi mở, rằng đàn ông phải luôn "cứng rắn" và bất kỳ biểu hiện
ngược lại nào cũng khiến họ trở nên "nữ tính", yếu đuối.
Đây là một định nghĩa dùng để mô tả các tiêu chuẩn cực đoan về nam giới.
Nhiều tiêu chuẩn trong số đó đã trở nên quen thuộc, thậm chí bình thường với
chúng ta. Ví dụ như con trai phải là trụ cột gia đình, thân hình phải cao to vạm vỡ,
biết nhậu nhẹt,…Tuy nhiên, không phải bạn nam nào cũng có thể chấp nhận được
những tiêu chuẩn cực đoan này. Tính nam độc hại (Toxic Masculinity) đại diện
cho những kỳ vọng huyễn của xã hội dành cho nam giới.Chúng trở thành gánh
nặng của đàn ông từ khi họ sinh ra cho đến khi đã trưởng thành. Và nó cũng là cơn
ác mộng dai dẳng của những người phụ nữ bị ảnh hưởng bởi sự độc hại của nó.
Nhiều nghiên cứu cho rằng tính nam độc hại được cấu thành từ ba quan niệm
chính:
• Mạnh mẽ: đàn ông phải khỏe mạnh về thể chất, chai lì về cảm xúc và hung
hăng trong hành vi;
7

• Không có tính nữ (Antifeminity): đàn ông không được có những điều gì


được xem là nữ tính, như thể hiện cảm xúc hoặc đồng ý nhận sự giúp đỡ;
• Quyền lực: đàn ông phải có quyền lực và địa vị, trong tài chính và xã hội,
thì mới có được sự tôn trọng từ người khác.
Từ “tính nam độc hại” này bắt nguồn từ một phong trào xã hội cho nam
giới vào những năm 1980. Phong trào này ra đời nhằm tìm kiếm sự giải thoát
cho “bản lĩnh đàn ông” của phái nam. Từ thế kỷ 20, đàn ông bắt đầu nhận thức
được những tiêu chuẩn vô lý mà xã hội áp đặt lên mình.
Họ cho rằng mình không đủ tiêu chuẩn để trở thành một người đàn ông
đích thực theo tiêu chuẩn nam tính truyền thống.
Vào thời điểm đó, phong trào này khiến nhiều người nhận ra mặt trái của
những tiêu chuẩn khắc nghiệt dành cho nam giới. Từ đó, cụm từ “nam tính độc
hại” ra đời.
2. Thực trạng của tính nam độc hại
a) Nam tính độc hại đã “hại” đến nam giới như thế nào
Theo Hiệp hội Tâm lý Mỹ (APA), những bài học đó dẫn đến "sự hung hăng
và bạo lực", khiến nam sinh nói riêng và nam giới nói chung có xu hướng “không
tuân thủ kỷ luật nhà trường, bỏ bê việc học" và có những hành vi ảnh hưởng đến
sức khỏe, kể cả việc lạm dụng chất kích thích.
APA viết"Nam giới chiếm đa số trong các nhà tù, có nhiều khả năng phạm
tội bạo lực hơn phụ nữ và có khả năng trở thành nạn nhân của tội phạm bạo lực cao
nhất".
Theo Ronald F. Levant, cựu chủ tịch Hiệp hội Tâm lý Mỹ, những tư tưởng về
nam tính truyền thống có thể gây nhiều tác hại kể cả bạo lực (gồm tấn công tình
dục và bạo lực gia đình), lăng nhăng, các hành vi gây hấn hoặc tệ nạn xã hội như
lạm dụng chất kích thích, rối loạn chức năng trong các mối quan hệ.
Việc kì vọng quá mức vì trở thành “đàn ông đích thực” có thể gây ra “tính
mất cân bằng độc hại” ở nam giới vì họ phải coi bản thân mình là một robot cố
gắng sống theo những chuẩn mực được lập trình sẵn ví dụ như: Aggression(tính
hiếu chiến), isolation(sự cô lập), Low empathy(sự đồng cảm thấp),
Entitlement(tính quyền lợi),Chauvinism and sexism(chủ nghĩa sô vanh và phân
biệt giới tính)...
Điều đó dẫn đến những độc hại cụ thể sau đây:

- Mất khả năng tự cảm nhận và bộc lộ cảm xúc


Tất cả chúng ta đều có những cảm xúc như vui, buồn, giận dữ... Nhưng đối
với tính nam độc hại (Toxic Masculinity), cảm xúc duy nhất mà người đàn ông có
là sự giận dữ.
8

Nếu người đàn ông thể hiện bất kỳ cảm xúc nào ngoài sự tức giận, anh ta sẽ
được coi là yếu đuối và ủy mị. Vì thế,nhiều nam giới thà kìm nén cảm xúc của
mình còn hơn bị nghi ngờ về độ nam tính của họ.
Các cảm xúc bị kìm nén lâu ngày sẽ gây ra nhiều tác hại cho sức khỏe tinh
thần của nam giới. Khi những cảm xúc bị dồn nén sẽ chợt bùng phát, chúng sẽ trở
nên nguy hiểm và bạo lực hơn.
- Thúc đẩy khuynh hướng bạo lực
Đa số những bạn nam được dạy rằng chỉ có sử dụng bạo lực mới được tôn
trọng. Vì vậy trong tư tưởng của họ, bạo lực đồng nghĩa với quyền lực và sức
mạnh. Và họ chọn cách dùng nắm đấm của mình để giải quyết vấn đề, thay vì nói
chuyện thẳng thắn.
- Xem thường phụ nữ
Hơn nữa tính nam độc hại (Toxic Masculinity) tin rằng tính nam
(masculinity) là đặc tính cao cấp nhất trong xã hội. Chỉ có tính nam mới mang lại
sự công nhận và sức mạnh cho đàn ông.
Do đó, nhiều đàn ông lớn lên với lối suy nghĩ này thường có xu hướng hạ
thấp phụ nữ. Đây cũng là một nguyên nhân cốt lõi dẫn đến tình trạng trọng nam
khinh nữ trong xã hội.Chúng ta vẫn có thể bắt gặp những trường hợp trọng nam
khinh nữ trong xã hội ngày nay. Trong công việc, nam giới luôn được đặc cách làm
chức vụ cao hơn phụ nữ.Năng lực và thành quả của họ được nhiều người công
nhận hơn. Có nhiều trường hợp cùng vị trí, năng lực nhưng lương của nhân viên
nam thường nhiều hơn nhân viên nữ.
Tuy nhiên, điều này cũng mang lại nhiều hệ quả xấu cho nam giới. Khi đàn
ông phải gánh vác nhiều trách nhiệm hơn phụ nữ trong xã hội. Họ được kỳ vọng
phải giàu có và thành công hơn.
Đến nay, nhiều người vẫn cho rằng vai trò của phụ nữ là lo cuộc sống gia
đình. Còn đàn ông sẽ lo những việc “to lớn” hơn như vận hành xã hội, lãnh đạo và
làm chủ gia đình.
- Sợ mắc sai lầm và thất bại
Con người chúng ta ai cũng đã từng phạm phải sai lầm nào đó trong đời
mình. Dù ít hay nhiều, những sai lầm đó giúp chúng ta rút ra bài học quý giá. Vì
thế ông bà ta mới có câu: “Thất bại là mẹ thành công”. Những người e ngại gặp
thất bại vì sợ sẽ bị xã hội đánh giá là “bất tài, vô dụng” .Nhưng thực tế, rất ít người
đàn ông nào dám thất bại để học hỏi. Có lẽ việc phải thành công từ lâu đã trở thành
một áp lực to lớn của phái nam . Đến mức họ sợ thất bại và thua cuộc vì sợ bị gọi
là “đồ bất tài”.
b)Tư tưởng nam giới độc hại đang ăn sâu vào trong tư tưởng nhiều
người, nhiều nền văn hóa khác nhau.
9

Theo một nghiên cứu năm 2017 của Úc có tên The Man Box, một cuộc
khảo sát trực tuyến đối với một mẫu đại diện gồm 1.000 nam thanh niên từ 18-30
tuổi trên khắp đất nước đã chỉ ra rằng:
39% tin rằng một người đàn ông không cần phải làm việc nhà.
56% kỳ vọng đàn ông là trụ cột gia đình
47% cho rằng, một người đồng tính nam không phải là "đàn ông thực thụ".
47% cho rằng, xã hội áp đặt đàn ông càng có nhiều bạn tình càng tốt.
56% tin rằng một "người đàn ông đích thực" sẽ không bao giờ nói không với tình
dục.
35% cho rằng xã hội mong đợi nam giới sử dụng bạo lực để được tôn vinh.
49% tin rằng xã hội sẽ không tôn trọng một người đàn ông nói nhiều về những lo
lắng, sợ hãi và các vấn đề của anh ta đang gặp phải.
54% mong đợi đàn ông tự giải quyết các vấn đề cá nhân của họ.
55% cảm thấy khóc trước mặt người khác sẽ khiến họ trở nên kém nam tính hơn.
.....
Từ thực trạng trên, chúng ta nhận thức nguyên nhân xảy ra vấn đề này là do đâu?
c)Ngày nay nam tính độc hại xuất hiện khắp mọi nơi và ảnh
hưởng tiêu cực đến xã hội:
Ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình. Nhiều cặp hôn nhân tan vỡ hay sống
không hạnh phúc chỉ vì không sinh được con trai hay áp lực từ người chồng. Bạo
lực gia đình diễn ra phổ biến trong đó người vợ, đứa con là nạn nhân.
Bên cạnh đó đàn ông Việt đối mặt với vấn đề”cơm,áo,gạo,tiền” nhưng lại
thiếu sự đồng cảm của gia đình và xã hội vì bị xem là trách nhiệm họ phải gánh,
khiến họ bị áp lực,trầm cảm dẫn đến tìm những chất kích thích,bia rượu để giải
khuây.
Trong quan niệm ”trọng nam khinh nữ” xưa kia vẫn còn tồn tại đến nay
thường tạo ra sự bất bình đẳng giới và người nam luôn được coi là nhân tố chính,
nên trong một cuộc cãi vã nhiều người sẽ coi phụ nữ là phái yếu hơn và sẽ thiên vị
người phụ nữ hơn.
d)Nguyên nhân của thực trạng tính nam độc hại
- Định kiến được truyền qua nhiều thế hệ
Hoàng Nhật Huy, sinh viên Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn chia sẻ
câu chuyện về những định kiến về nam giới mà cậu từng đối mặt: "Hồi học cấp 3,
mình từng bị bố mẹ kiểm soát rất nhiều, họ luôn áp đặt những chuẩn mực về nam
giới lên bản thân mình. Mình có sở thích nuôi tóc dài, nhưng họ thì luôn coi đó là
10

không đúng với một người con trai. Điều đó khiến mình vô cùng thất vọng và buồn
chán và mình trở nên bốc đồng, nổi loạn hơn bao giờ hết vào thời điểm đó". Vì thế,
Nhật Huy đã có suy nghĩ: "Mình đã từng ước bản thân sinh ra không phải đàn
ông.Theo cậu quan điểm của bố mẹ về phong cách người đàn ông là một điều hết
sức bình thường nhưng bởi vì sống trong một xã hội đã được "đặt chuẩn", "rập
khuôn" với những định kiến như thế, việc tiếp nối tư tưởng là một điều hiển nhiên.
Nó được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác như một mũi kim khâu, qua từng
lớp áo của nhiều thế hệ.
- Là đàn ông có cần phải sống theo chuẩn mực
Trần Quang Thức, sinh viên trường Học viện Tài chính cho biết: "Quả thực,
mình đã nghe nhiều định kiến về nam giới đến nỗi bản thân phải học cách tự chấp
nhận chúng như một thứ không thể thiếu trong cuộc sống. Đành chấp nhận để trở
thành một người đàn ông "đích thực", sống theo "chuẩn" định kiến của xã hội. Cố
gắng vượt qua và đạt được mục tiêu chính là những điều mình cần phải làm. Xã
hội sẽ không cho mình được phép yếu đuối, điều duy nhất là phải thành công để
vượt qua những định kiến.’’Áp lực xã hội, kỳ vọng từ gia đình, bạn bè và xã hội, là
gánh nặng đối với một người đàn ông đang tìm kiếm bản sắc nam tính của riêng
mình.
3. Giải pháp đối với vấn đề nam tính độc hại
a) Từ các tổ chức xã hội
Hiện nay, Renaissance Youth Leaders Forum (RYLF) minh họa cho quan
điểm của mình thông qua loạt các áp phích được thiết kế với thông điệp ấn tượng.
"Đàn ông cũng khóc và như vậy chẳng sao cả", "Đàn ông có thể mặc màu hồng",
"Anh chàng của bạn cũng có khi sợ hãi, và đó là chuyện bình thường" - những
khẩu hiệu chống lại định kiến về tính nam độc hại nhận được nhiều sự ủng hộ
11

Các bức ảnh cho thấy những định kiến xã hội đang gây áp lực cho nam giới,
bóp méo mối quan hệ của họ với bản thân và thế giới xung quanh, chẳng hạn cho
rằng đàn ông thì không khóc hay người đàn ông thì không mặc đồ màu hồng.
Nhiều nhà vận động xã hội, nghệ sĩ nổi tiếng như Terry Crews, Jaden Smith
hay The Rock đã lên án vấn đề này. Trong đó, Jaden Smith có những hành động
phá vỡ những định kiến giới cổ hủ, lạc hậu. Như công khai là người LGBTIQ+,
mặc váy trên trang bìa tạp chí hay diện những bộ đồ sặc sỡ. Một tổ chức đã thực
hiện sứ mệnh của họ là mang cuộc trò chuyện về sức khỏe tâm thần đến những nơi
mà đàn ông có thể nói chuyện cởi mở về cuộc đấu tranh của họ: tiệm hớt tóc nam.
Dự án Thú nhận (The Confess Project) là một trong những tổ chức đã tạo
các cuộc thảo luận về sức khỏe tâm thần cho nam giới làm ưu tiên. Dự án nhằm
đào tạo những người thợ cắt tóc như những người ủng hộ sức khỏe tâm thần,
khuyến khích nam giới chia sẻ những khó khăn của họ và sau đó gắn kết họ với các
nguồn lực về sức khỏe tâm thần. Bên cạnh các tổ chức nhỏ hơn, những tên tuổi lớn
như Gillette, The Movember Foundation và những người sáng tạo trên mạng xã hội
cũng tiến hành các chiến dịch nhằm nâng cao nhận thức về các vấn đề sức khỏe
tâm thần của nam giới.
b) Từ giáo dục
Để không tạo ra những bi kịch giới tính trong tương lai cần phải giáo dục giới
tính cho trẻ. Hiện nay, giáo dục giới tính được hiểu với góc độ hạn hẹp - nó chỉ
dừng lại ở việc giáo dục trẻ em về bộ phận sinh dục, tránh thai, các bệnh lây qua
đường tình dục/HIV. Giáo dục giới tính không chỉ là cung cấp thông tin về biện
pháp tránh thai và tình dục an toàn. Ngoài ra, cần giáo dục nhân cách giới tính cho
trẻ em như là. "Đàn ông cũng khóc và như vậy chẳng sao cả", "Đàn ông có thể mặc
màu hồng", "con trai cũng có khi sợ hãi, và đó là chuyện bình thường". Không chỉ
thế còn đề cao sự bình đẳng giới cho trẻ em và không áp đặt nặng trách nhiệm mà
con trai phải gánh, con gái phải chịu đựng
c) Từ phía bản thân con trai
Bản thân phải cảm thấy thoải mái, tự tin thể hiện chính mình cũng như tôn
trọng sự khác biệt ở những người khác. Khi những người nam bộc lộ sự mạnh mẽ
trong suy nghĩ, hành động, giữ thái độ thẳng thắn, công bằng, có lối sống lành
mạnh và biết tôn trọng người khác sẽ trở nên hấp dẫn hơn không chỉ với những
người trong cùng cộng đồng mà còn với mọi người xung quanh. Mặc dù một số
nhóm xã hội, chính trị hoặc tôn giáo có thể chỉ ra một hình mẫu nam tính lành
mạnh, các chuyên gia cho rằng tốt hơn hết mỗi cá nhân nên tuân theo "nam tính"
của riêng họ, miễn là nó không gây hại cho bản thân hoặc người khác.Tuy nhiên
12

không có nghĩa là phải từ bỏ tất cả đặc điểm nam tính truyền thống. Chẳng hạn như
sức mạnh và sự mạo hiểm, có thể giúp khẳng định được sự nam tính.
d) Từ xã hội
Không chỉ tổ chức các phong trào chống “tính nam độc hại” mà còn tuyên
truyền, đăng những bài viết cho cộng đồng mạng thấy những mặt hại của chúng,
những bài viết cổ vũ nam giới, phá vỡ định kiến cổ hủ của xã hội. Tạo ra những
phong trào giành quyền lợi cho nam giới.
Qua việc vận dụng nguyên tắc toàn diện để phân tích vấn đề nam tính độc
hại, chúng ta có thể thấy được rõ hơn về thực trạng và nguyên nhân xuất phát từ
nhiều phía của vấn đề. Chúng ta có thể thấy tình trạng xã hội bị ảnh hưởng tiêu cực
bởi nam tính độc hại không chỉ xã hội mà ngay chính bản thân người mang nam
tính độc hại cũng bị ảnh hưởng xấu về nhiều mặt. Quán triệt nguyên tắc toàn diện
trong nhìn nhận vấn đề. Ta có thể hiểu được thực trạng này do nhiều yếu tố tác
động từ môi trường,gia đình,xã hội...Ảnh hưởng của vấn đề đến tình hình phát triển
văn hóa xã hội của đất nước là rất nghiêm trọng. Chính vì vậy, từ thực trạng và
nguyên nhân vấn đề, để xã hội trở nên được văn minh,tích cực hơn, em đã đưa một
số giải pháp giai quyết vấn đề trên ở nhiều phía cạnh khác nhau. Thực hiện tốt các
giải pháp đồng bộ và thực tế, tình trạng nam tính độc hại sẽ giảm lại, các nạn nhân
của nam tính độc hại sẽ không còn nữa bên cạnh đó một số quan điểm cổ hũ sẽ
được vứt bỏ dần góp phần tạo nên một xã hội mới phát triển,văn minh và tích cực
hơn.
II 2.1. PHÂN TÍCH QUY LUẬT VỀ SỰ PHÙ HỢP CỦA QUAN HỆ
SẢN XUẤT VỚI TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN CỦA LỰC LƯỢNG SẢN
XUẤT
Lực lượng sản xuất và Quan hệ sản xuất là hai mặt của phương thức sản xuất
,cùng tồn tại không tách rời nhau và tác động liên hệ biện chứng với nhau tạo nên
quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất, trình độ của lực lượng sản xuất.
a) Khái niệm
-Lực lượng sản xuất là yếu tố động, liên tục phát triển ở mỗi giai đoạn lịch sử, cụ
thể khác nhau, lực lượng sản xuất biến đổi khác nhau . Bao gồm: người lao
động(quan trọng nhất vì giữ vai trò quyết định giá trị và hiệu quả sử dụng các tư
liệu sản xuất ), các yếu tố về người lao động như năng lực, kỹ năng..., tư liệu sản
xuất như công cụ lao động,...
13

-Người lao động là người có khả năng lao động,có tri thức,sáng tạo. Lênin đã từng
viết: “ Lực lượng sản xuất hàng đầu của toàn thể nhân loại là công nhân,người lao
động”, ta thấy được người lao động là yếu tố quan trọng quyết định sự phát triển
lực lượng sản xuấtNgười lao động trong sản xuất vật chất bao giờ cũng đòi hỏi đến
lao động thể lực hay lao động cơ bắp. Cùng với quá trình lao động sản xuất, sức
lực và kĩ năng lao động của con người không ngừng được nâng cao, đặc biệt là trí
tuệ .Từ xa xưa các nông dân làm ruộng, trồng lúa bằng lao động chân tay. Sau này
để nâng cao năng suất thì nhiều nông dân đã sáng chế ra nhiều loại máy móc phục
vụ nhu cầu sản xuất như máy xúc lúa, máy lọc sạn...và hiện nay,do trí óc con người
ngày càng phát triển đã sang qua thời đại công nghiệp 4.0. Xuất hiện nhiều máy
móc hiện đại, robot, trí tuệ nhân tạo... để phục vụ mục đích cho con người, nhưng
không vì thế mà con người bị máy móc thay thế vì chúng chỉ là sản phẩm do con
người tạo ra và chịu sự điều khiển, giám sát của con người. Sẽ không có lý do nào
mà quá trình sản xuất tồn tại và phát triển nếu không bắt nguồn từ con người, được
tiến hành bởi con người và hướng về mục đích phục vụ con người . Vì vậy, trong
bất cứ thời đại nào, kể cả thời đại của khoa học - công nghệ hiện đại, người lao
động vẫn là nhân tố quyết định sự phát triển của lực lượng sản xuất.
-Tư liệu sản xuất là điều kiện vật chất cần thiết để tổ chức sản xuất, bao gồm tư
liệu lao động và đối tượng lao động.
-Đối tượng lao động là các yếu tố vật chất của sản xuất mà con người dùng tư liệu
lao động tác động lên, nhằm biến đổi chúng cho phù hợp với mục đích sử dụng của
con người Ví dụ: trong sản phẩm đồ gỗ thì đối tượng lao động là gỗ
-Tư liệu lao động là những yếu tố vật chất của sản xuất mà con người dựa vào để
tác động lên đối tượng lao động nhằm biến đổi đối tượng lao động thành sản phẩm
đáp ứng yêu cầu sản xuất của con người.
-Phương tiện lao động là những yếu tố vật chất của sản xuất,cùng với công cụ lao
động mà con người sử dụng để tác động lên đối tượng lao động trong quá trình sản
xuất vật chất Ví dụ: phương tiện chở gỗ đến nơi sản xuất và nơi bán.
-Công cụ lao động là các dụng cụ vật chất mà con người trực tiếp sử dụng để tác
động vào đối tượng lao động nhằm thay đổi chúng, tạo ra của cải vật chất phục vụ
nhu cầu của con người và xã hội Ví dụ: máy móc,máy cưa gỗ...
-Quan hệ sản xuất là quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất ( sản
xuất và tái sinh xã hội). Bao gồm :quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất (quan trọng
14

nhất) , quan hệ tổ chức, quản lý sản xuất,quan hệ phân phối sản xuất.Ví dụ: Trong
một cửa hàng kinh doanh, nếu mỗi người làm ᴠiệc một cách riêng lẻ, các công
nhân không phối hợp lẫn nhau, những người công nhân không nghe chỉ đạo của
quản lý thì sẽ không tồn tại mối quan hệ giữa những con người ᴠới nhau (“quan hệ
ѕản хuất”), thì tập thể đó không thể kinh doanh hiệu quả.
-Quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất là quan hệ giữa người với người trong việc sở
hữu và dùng tư liệu sản xuất Ví dụ: ông chủ của một công ty sản xuất quần áo là
người nắm giữ vốn mở xưởng và người làm công là các thợ may
-Quan hệ quản lý, phân công lao động là quan hệ giữa các nhóm người trong sản
xuất và phân công lao động. Các quan hệ có thể quyết định đến tốc độ hiệu quả của
một nền sản xuất cụ thể Ví dụ: trình độ quản lý càng chuyên nghiệp,phân phối lao
động hợp lý thì mang lại hiệu quả năng xuất cao cho doanh nghiệp và ngược lại.
-Quan hệ phân phối sản phẩm làm ra là quan hệ giữa người với người trong
phân phối sản phẩm ,thúc đẩy tái sản xuất mở rộng nâng cao phúc lợi cho người
lao động.Quan hệ phân phối có thể thúc đẩy tốc độ và nhịp điệu của sản xuất
nhưng ngược lại nó có khả năng kìm hãm sản xuất, sự phát triển của xã hội.Ví dụ:
thu nhập cao là nguồn động lực cho người lao động và từ đó họ sẽ cố gáng phát
triển bản thân trở thành người có trình độ cao dẫn đến xã hội phát triển.
b) Tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất:
1. Tính chất:
Tính chất của lực lượng sản xuất là tính chất của tư liệu sản xuất và lao
động. Khi quá trình sản xuất được tiến thành bằng các công cụ ở trình độ phổ
thông, lực lượng sản xuất chủ yếu mang tính chất cá nhân.
Khi trình độ sản xuất đạt đến trình độ cơ khí hoá thì lực lượng sản xuất
cần phải được vận động để sự hợp tác xã hội lan rộng trên cơ sở chuyên môn
hoá. Tính chất tự cung tự cấp biệt lập của nền sản xuất nhỏ lúc đó phải được
thay thế bởi tính chất xã hội hoá.
2. Trình độ của lực lượng sản xuất:
Trình độ của lực lượng sản xuất trong từng giai đoạn của lịch sử loài
người thể hiện trình độ chinh phục tự nhiên của loài người trong giai đoạn đó.
Khái niệm trình độ của lực lượng sản xuất dùng để chỉ khả năng của
con người qua việc sử dụng công cụ lao động, thực hiện quá trình cải tạo tự
nhiên để đảm bảo sự tồn tại và phát triển của mình.
Trình độ lực lượng sản xuất thể hiện ở:
15

Trình độ công cụ lao động, trình độ quản lý xã hội,trình độ ứng dụng


khoa học kỹ thuật vào sản xuất, kinh nghiệm và kỹ năng của con người và
trình độ phân công lao động.
Thực tế tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất không tách biệt nhau.
c) Nội dung
-Con người và tư liệu sản xuất không ngừng vận động và phát triển làm cho
lực lượng sản xuất biến đổi từ trình độ này sang trình độ khác cao hơn. Khi lực
lượng sản xuất trở thành lực lượng sản xuất mới, sẽ có sự không phù hợp với quan
hệ sản xuất cũ(cách sở hữu không còn phù hợp, nguồn vốn cần được mở rộng;
cách thức quản lý điều hành cần có cơ chế mới; cách phân phối lượng hướng thu
nhập, xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa phải thay đổi).
-Khi quan hệ sản xuất cũ buộc thay đổi để phù hợp lực lượng sản xuất mới,
sẽ làm chuyển đổi phương thức sản xuất từ A ➔B sang B➔C... làm cho hình thái
kinh tế-xã hội mới ra đời.
 Lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất.
-Quan hệ sản xuất có khả năng tác động ngược lại lực lượng sản xuất nếu hiện
ra là cách thức sở hữu mới , cách thức quản lý phân công lao động mới, cách thức
phân phối sản phẩm mới có sự thúc đẩy (nếu phù hợp) hoặc kìm hãm(nếu không
phù hợp) lực lượng sản xuất.
Ví dụ: người lao động từ lao động chân tay, dụng cụ thô sơ sang lao động bằng
máy móc để tăng năng suất. Khi đó quan hệ sản xuất cũ sẽ không còn phù hợp với
lực lượng sản xuất mới buộc phải sang thành quan hệ sản xuất mới để lực lượng
sản xuất mới phát triển trình độ cao hơn.
2.2 NGUỒN NHÂN LỰC CÓ VAI TRÒ QUAN TRỌNG HÀNG ĐÀU
TRONG SỰ PHÁT TRIỂN CỦA XÃ HỘI
-Vì con người là chủ thể, trung tâm thúc đẩy của lực lượng sản xuất xã hội:
con người tạo ra công cụ phương tiện các quan hệ...Có các quan hệ tổ chức, phân
phối,...Đưa xã hội từ trình độ này đến trình độ cao hơn.
-Chính bản thân người là đối tượng quyết định, rèn luyện, phấn đấu, giáo dục,
phát triển văn hóa ( vừa là người làm, vừa là người tạo ra). Con người không
ngừng hoàn thiện mình: giáo dục đào tạo...Nhờ liên tục hoàn thiện mình nên phát
triển.
2.3 NHỮNG THÀNH TỰU TRONG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN
LỰC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.
16

Thành tựu về khoa học công nghệ và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng
Trong thời gian 5 năm gần đây (2011 - 2015), nhân lực nghiên cứu và phát triển đã
tăng từ 134.780 người lên 167.746 người, đạt tỷ lệ 24,45%; cán bộ nghiên cứu tăng
từ 105.230 người lên 128.997 người, đạt tỷ lệ 22,6%. Bình quân cán bộ nghiên cứu
toàn thời gian tính trên một vạn dân hiện nay khoảng gần 7 người.
Thành tựu phát triển nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp Việt Nam hiện
nay
Lao động đã qua đào tạo từ trình độ sơ cấp trở lên năm 2021 ước tính là 13,1 triệu
người, chiếm 26,1%, tăng 0,8 điểm phần trăm so với năm trước(2). Đây là một
trong những điều kiện thuận lợi của Việt Nam trong thời kỳ Cách mạng công
nghiệp lần thứ tư.
Số lượng nhân lực đông, dồi dào, chất lượng nguồn nhân lực số qua đào tạo của
Việt Nam cũng có thể được xem là thế mạnh. Trong số hơn 13 triệu nhân lực có
trình độ từ đào tạo nghề sơ cấp trở lên, nhân lực có trình độ từ đại học trở lên có
khoảng hơn 5 triệu người, chiếm 44%
Thành tựu phát triển nguồn nhân lực trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập
quốc tế
Đề án nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên
chức thành phố Hà Nội giai đoạn 2016 - 2020, trong đó có đào tạo bồi dưỡng
nguồn nhân lực của một số ngành công nghiệp văn hóa, như du lịch văn hóa... Kết
quả là, từ 53,14% năm 2015, tỷ lệ lao động qua đào tạo nói chung của Hà Nội đã
tăng lên 70,25% năm 2020; tỷ lệ lao động chất lượng cao (có bằng cấp, chứng chỉ)
đạt 48%; tỷ lệ giải quyết việc làm sau đào tạo đạt trên 70%, trong đó có lao động
trong một số ngành công nghiệp văn hóa.
Trong khuôn khổ Liên hoan phim quốc tế, Hà Nội cũng tổ chức các khóa đào tạo
cho các nhà làm phim trẻ nâng cao tay nghề, như khóa làm phim “48h”, lớp học
làm phim “TOTO”, cuộc thi nhà biên kịch tài năng, “trại sáng tác”, thu hút được
đông đảo nhà làm phim trẻ trong và ngoài nước tham dự và sáng tạo các tác phẩm
điện ảnh. Hà Nội cũng cử một số sinh viên tham gia các hội thảo về sản xuất phim
quốc tế, như Hội thảo sản xuất phim KTS Nhật Bản tại Malaysia 2018; Hội thảo
sản xuất phim và dựng phim tại Malaysia 2019; khuyến khích sinh viên đăng ký
học tập tại nước ngoài (học chuyên ngành quay phim điện ảnh tại Mỹ)…; qua đó,
góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực điện ảnh, thúc đẩy ngành công
17

nghiệp thế mạnh này của Hà Nội ngày càng phát triển, đáp ứng nhu cầu ngày càng
cao của công chúng.
III. TÍNH ĐỘC LẬP TƯƠNG ĐỐI CỦA Ý THỨC XÃ HỘI TÁC ĐỘNG
ĐẾN CON NGƯỜI VIỆT NAM HIỆN NAY. CHỨNG MINH BẰNG THỰC
TIỄN.
3.1. Tính độc lập tương đối
-Không phải ý thức xã hội nào cũng được tạo ra từ tồn tại xã hội mà có
những cái ý thức xã hội mà tự nó tồn tại,tự tác động lẫn nhau
-Biểu hiện của tính độc lập tương đối:lạc hậu hơn,vượt trước, kế thừa lẫn
nhau,tự chia phối nhau:
+ Thứ nhất, Ý thức xã hội thường lạc hậu hơn so với tồn tại xã hội
-Lịch sử xã hội đã chứng minh, trong rất nhiều sự tồn tại xã hội cũ đã mất
đi,nhưng sự tương ứng của ý thức xã hội cũ vẫn còn tồn tại . Điều đó đã thể hiện ý
thức xã hội muốn thoát khỏi sự ràng buộc của tồn tại xã hội và tính độc lập tương
đối.
Nguyên nhân:
+Sự biến đổi của tồn tại xã hội thường được diễn ra quá nhanh khiến ý thức xã hội
không thể phản ánh kịp và trở nên lạc hậu hơn. Hơn nữa, ý thức xã hội lại là sự
phản ánh của tồn tại xã hội nên chỉ thay đổi sau khi có sự biến đổi của tồn tại xã
hội.
+Do ảnh hưởng của thói quen, truyền thống ,tập quán cũng như một số tính lạc
hậu,bảo thủ trong một số hình thái ý thức xã hội.
+Trong xã hội có sự phân chia giai cấp, những giai cấp và lực lượng phản tiến bộ
thường có xu hướng giữ lại những tư tưởng có lợi cho mình nhằm chống lại các
lực lượng muốn xã hội tiến bộ.
Ví dụ: Hiện nay chúng ta đang xây dựng một xã hội mà dân giàu ,nước mạnh,xã
hội công bằng,dân chủ,văn minh,một nền văn hóa tiên tiến,đậm đà bản sắc dân tộc
.Nhưng thực tế chúng ta thấy trong đời sống tinh thần của người dân còn hạn chế,
vẫn còn tồn tại trong đời sống tinh thần của xã hội như là tư tưởng “Trọng nam
khinh nữ “,”phân biệt chủng tộc”,”gia trưởng”...tư tưởng lạc hậu này không phải
do xã hội mới sinh ra mà nó là những tàn dư của xã hội cũ để lại.Vấn đề đặt ra ở
đây chính là tư tưởng này vẫn còn tồn tại và đó chính là biểu hiện của tính lạc hậu
của ý thức xã hội.
+Thứ hai: Ý thức xã hội có thể vượt trước sự tồn tại xã hội
18

- Trong những điều kiện nhất định,tư tưởng của con người, nhất là tư tưởng
khoa học tiến bộ có thể vượt trước sự phát triển của tồn tại xã hội, dự báo tương
lai, có chức năng tổ chức, chỉ đạo các hoạt động thực tiễn của con người.
-Ý thức xã hội có thể vượt trước được là do đặc điểm của tư tưởng khoa học
quy định. Tư tưởng khoa học thường khái quát được tồn tại xã hội đã có và có thể
rút ra các quy luật chung cho sự phát triển xã hội.Quy luật đó không chỉ phản ánh
đúng về quá khứ, hiện tại mà còn dự báo đúng của tồn tại xã hội ở tương lai
Ví dụ: Chủ nghĩa Mác-Lênin là hệ tư tưởng của giai cấp cách mạng nhất của thời
đại – giai cấp công nhân, tuy ra đời vào thế kỷ XIX nhưng trong chủ nghĩa tư bản
đã chỉ rõ ra những quy luật vận động tất yếu của toàn xã hội loài người nói chung ,
của xã hội tư bản nói riêng, từ đó chỉ ra rằng xã hội tư bản nhất định sẽ bị thay thế
bởi xã hội cộng sản.
+ Thứ ba: Ý thức xã hội có tính kế thừa trong sự phát triển
- Các quan điểm lý luận ở từng thời đại sẽ không xuất hiện trên mảnh đất
trống. Mà nó được tạo ra trên cơ sở kế thừa các tài liệu lý luận của các thời đại
trước.
-Trong xã hội có phân chia giai cấp, sự kế thừa ý thức xã hội luôn gắn liền với
tính chất giai cấp của nó. Những giai cấp khác nhau sẽ kế thừa những nội dung ý
thức khác nhau của các thời đại trước. Các giai cấp tiên tiến có xu hướng kế thừa
những di sản tư tưởng tiến bộ của xã hội cũ để lại.
-Ngược lại, những giai cấp lỗi thời thì sẽ tiếp thu và khôi phục lại những tư
tưởng, lý thuyết lỗi thời của các thời kỳ lịch sử trước đó
Ví dụ: Khi làm Cách mạng tư sản chống phong kiến, các giai cấp,tư tưởng lạc hậu
của nó thì tiếp thu, phục hồi các tư tưởng phản tiến bộ của những thời kì trước.
+Thứ tư: Sự tác động qua lại giữa các hình thái ý thức xã hội trong sự
phát triển
-Ý thức xã hội có rất nhiều bộ phận, nhiều hình thái khác nhau. Theo nguyên
lý mối liên hệ thì các bộ phận đó không tách rời nhau, mà thường xuyên tác động
qua lại lẫn nhau. Sự tác động đó làm cho mỗi hình thái ý thức luôn có những mặt,
những tính chất không phải là kết quả phản ánh trực tiếp của sự tồn tại xã hội.
-Lịch sử phát triển của ý thức xã hội đã cho thấy, thông thường ở mỗi thời
đại,những hình thái ý thức nổi bật sẽ tác động mạnh đến những hình thái khác tuỳ
theo hoàn cảnh lịch sử cụ thể
Ví dụ: Ở Tây Âu cổ đại, triết học và nghệ thuật đóng vai trò hết sức đặc biệt. Thời
Trung Cổ ở Tây Âu thì tôn giáo đã tác động mạnh mẽ đến triết học, nghệ thuật,
pháp quyền… Ngày nay,các hệ tư tưởng chính trị và khoa học đang tác động mạnh
đến mọi lĩnh vực của đời sống tinh thần xã hội.
+ Thứ năm: Ý thức xã hội tác động trở lại sự tồn tại xã hội
19

- Chủ nghĩa duy vật lịch sử không chỉ phản đối quan điểm duy tâm tuyệt đối
hoá về vai trò của ý thức xã hội mà còn bác bỏ quan điểm duy vật tầm thường khi
đã phủ nhận sự tác động tích cực của ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội.
- Mức độ ảnh hưởng của tư tưởng đến sự phát triển xã hội còn phải phụ thuộc
vào từng điều kiện lịch sử cụ thể; vào tính chất của các mối quan hệ kinh tế mà từ
đó các tư tưởng nảy đã nảy sinh; vào vai trò lịch sử của các giai cấp mang ngọn cờ
tư tưởng và vào mức độ truyền bá của những tư tưởng trong quần chúng.
Ví dụ:hệ tư tưởng tư sản đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến xã hội các nước Tây Âu thế
kỷ XVII, XVIII. Hệ tư tưởng vô sản đã trở thành vũ khí tư tưởng cho giai cấp vô
sản đứng lên đấu tranh để xoá bỏ xã hội tư bản.
3.2. Tính độc lập tương đối ảnh hưởng như thế nào đến con người Việt
Nam hiện nay.
- Ý thức xã hội thường lạc hậu hơn so với tồn tại xã hội
Đất nước ta đang xây dựng một xã hội.Đó là dân giàu ,nước mạnh,xã hội công
bằng,dân chủ,văn minh,một nền văn hóa tiến bộ. Xã hội ngày càng phát triển
nhưng thực tế chúng ta thấy trong đời sống tinh thần của người dân còn hạn chế.
Hiện nay vấn đề ý thức bảo vệ môi trường của nhân dân ta còn kém, tuy có ban
hành luật bảo vệ môi trường và có giáo dục,tuyên truyền về nó nhưng mỗi năm đều
có không ít những hành động thiếu ý thức trong việc bảo vệ môi trường. Điển hình
gần đây như countdown 2023 tại Phố đi bộ Nguyễn Huệ hàng vạn người đến để
đón giao thừa, sau khi mọi người tản đi thì rác thải tràn ngập các nẻo đường rác tập
kết thành các đống lớn, được vứt hiên ngang trên vỉa hè, đường đi quanh phố đi bộ
mặc dù xung quanh đều có thùng rác. Đây là biểu hiện của ý thức còn lạc hậu ở
Việt Nam ta.
- Ý thức xã hội có thể vượt trước sự tồn tại xã hội
Một tài khoản khá nổi tiếng trên mạng xã hội với hơn 150.000 người theo dõi tên
Kaito Kid đã từng đoán trúng đề văn 3 năm liên tiếp. Gần nhất là vào năm 2022 đã
đăng bài "Cuối cùng thì màn trình diễn ảo thuật đã kết thúc. Đề thi chính là CHIẾC
THUYỀN NGOÀI XA của Nguyễn Minh Châu nha mọi người. Chúc mọi người
ngày mai thi tốt nha". Và đúng như dự đoán, đề thi tốt nghiêp THPT môn Ngữ Văn
trúng câu nghị luận văn học 5 điểm vào bài Chiếc thuyền ngoài xa. Từ đó ta thấy
được ý thức xã hội có thể vượt trước sự tồn tại xã hội
- Ý thức xã hội có tính kế thừa trong sự phát triển
Ở Việt Nam mặc dù tồn tại nhiều quan điểm, tư tưởng ,học thuyết ,lý luận khác
nhau nhưng chúng ta thấy rằng từ thời kỳ Lý, Trần cho đến nay,Phật giáo chi phối
đời sống tinh thần của xã hội. Điển hình như quan niệm “ở hiền gặp lành” của
20

người Việt Nam kế thừa quan niệm nhân quả của Phật Giáo, nhằm giáo dục,
khuyên nhủ mọi người hãy sống sao cho tốt đẹp; đồng thời cũng cảnh cáo những
kẻ ích kỉ, độc ác, chỉ biết lợi mình, hại người.Thực tế cuộc sống cho thấy nhiều
người ở hiền đã gặp lành. Ông bà, cha mẹ sống tử tế, nhân hậu thì con cái cũng
được hưởng phúc. Nếu ta ăn ở (đối xử) với mọi người có nghĩa có thì mọi người
cũng sẽ đối xử lại với ta như vậy. Và điều đó vẫn kế thừa từ thế hệ này sang thế hệ
khác giúp ta nhận thức đúng đắn về cái xấu cái tốt,hoàn thiện nhân cách từ đó có
thể xây dựng được một xã hội phát triển, văn minh, lành mạnh.
- Sự tác động qua lại giữa các hình thái ý thức xã hội trong sự phát
triển
Nạn bạo lực gia đình là vấn đề đang nhận được nhiều chú ý, quan tâm của xã hội.
Nó xảy ra trên khắp đất nước, điều đó dẫn đến Luật phòng,chống bạo lực gia đình
2022 đã được bổ sung so với Luật phòng chống bạo lực gia đình 2007. Tuy đã có
Luật vào 2007 nhưng tình trạng vẫn còn nên quy định mới được bổ sung như
sau:mở rộng đối tượng bạo lực gia đình ngoài quan hệ hôn nhân;bổ sung thêm các
hành vi bạo lực: Bỏ mặc, không quan tâm; không nuôi dưỡng, chăm sóc thành viên
gia đình là trẻ em, phụ nữ mang thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi,
người cao tuổi, người khuyết tật, người không có khả năng tự chăm sóc; không
giáo dục thành viên gia đình là trẻ em,cưỡng ép mang thai, phá thai, lựa chọn giới
tính thai nhi;..;bổ sung thêm nơi cơ sở trợ giúp,tiếp nhận tin báo về bạo lực gia
đình;người bạo lực gia đình có thể phải trồng cây,quét đường.. Với những điều đã
được bổ sung vào Luật phòng chống bạo lực gia đình 2022 nhằm giảm và ngăn vấn
đề bạo lực gia đình, nâng cao nhận thức của mọi người.
- Ý thức xã hội tác động trở lại sự tồn tại xã hội
Nếu chúng ta còn duy trì tư tưởng “trọng nam khinh nữ” thì những người phụ nữ
sẽ bị kìm hãm và sẽ không bao giờ phát triển được. Nếu chúng ta bỏ tư tưởng đó
thì những người phụ nữ sẽ được cơ hội phát huy tài năng, đóng góp các công sức
của mình cho xã hội và sẽ có sự bình đẳng trong công việc và gia đình với người
đàn ông,san sẻ gánh nặng cho nhau. Điển hình như Doanh nhân Nguyễn Thị
Phương Thảo sinh năm 1970 tại Hà Nội, hiện là tổng giám đốc của VietJet Air,
Phó chủ tịch thường trực HĐQT Ngân hàng HDBank hay Bà Thái Hương hiện là
Chủ tịch Hội đồng Chiến lược Tập đoàn TH, Phó Chủ tịch, TGĐ Ngân hàng Bắc
Á. Doanh nhân Thái Hương được biết đến với rất nhiều danh xưng như “Người
phụ nữ quyền lực nhất châu Á”, “Người đàn bà sữa”...Từ đó ta thấy được ý thức xã
hội tác động lên tồn tại xã hội hai mặt, nếu ý thức tiến bộ thì tồn tại xã hội phát
triển và ngược lại.
21

TÀI LIỆU THAM KHẢO


NHỮNG THÀNH TỰU TRONG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC Ở
VIỆT NAM HIỆN NAY trang 15
https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/chi-tiet-tim-kiem/-/2018/52379/phat-
trien-nhan-luc-khoa-hoc-va-cong-nghe-%C4%91ap-ung-yeu-cau-cua-cach-mang-
cong-nghiep-lan-thu-tu-va-hoi-nhap-quoc-te-ngay-cang-sau-rong.aspx

https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/nghien-cu/-/2018/825659/phat-trien-
nguon-nhan-luc-so-trong-cac-doanh-nghiep-viet-nam-hien-nay.aspx

https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/chi-tiet-tim-kiem/-
/2018/826514/%C4%91ay-manh-phat-trien-nguon-nhan-luc-cho-cac-
nganh%C2%A0cong-nghiep-van-hoa-thu-%C4%91o-trong-boi-canh-toan-cau-
hoa-va-hoi-nhap-quoc-te.aspx

TÍNH NAM ĐỘC HẠI trang 5


https://dantri.com.vn/nhip-song-tre/tu-tuong-nam-gioi-doc-hai-da-hai-nam-gioi-
nhu-the-nao-20220406131122548.htm

https://saugiohanhchinh.vn/tinh-nam-doc-hai-toxic-masculinity-la-gi.html

You might also like