Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 6

NỘI DUNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II

(tiếp theo)
NĂM HỌC 2023 - 2024
Môn: VẬT LÍ (KHỐI 10)
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Một người tác dụng một lực có độ lớn không đổi F lên một vật. Trong khoảng thời gian
chịu tác dụng của lực F, vật đó bị dời chỗ so với vị trí ban đầu một đoạn thẳng có độ dài S.
Nhận xét nào sau đây là chính xác nhất?
A. Người đó đã thực hiện một công A = F.S lên vật.
B. Người đó nhận công A’ = F.S từ vật.
C. Công mà người đó thực hiện lên vật có giá trị cực đại là Am = F.S.
D. Công của lực F không thể mang dấu âm.
Câu 2. Khi hạt mưa rơi, thế năng của nó chuyển hoá thành
A. nhiệt năng. B. động năng. C. hoá năng. D. quang năng.
Câu 3. Năng lượng phát ra từ Mặt Trời có nguồn gốc là
A. năng lượng hoá học. B. năng lượng nhiệt.
C. năng lượng hạt nhân. D. quang năng.
Câu 4. Trong hệ SI, công được đo bằng
A. cal. B. W. C. J. D. W/s.
Câu 5. Khi kéo một vật trượt lên trên một mặt phẳng nghiêng, lực tác dụng vào vật nhưng
không sinh công là
A. trọng lực. B. phản lực. C. lực ma sát. D. lực kéo.
Câu 6. Một lực ⃗F có độ lớn không đổi tác dụng vào một vật đang chuyển động với vận tốc v
theo các phương khác nhau như hình vẽ. Độ lớn công do lực F thực hiện sắp xếp theo thứ tự
tăng dần là

A. (a, b, c). B. (a, c, b). C. (b, a, c). D. (c, a, b).


Câu 7. Một vật đang chuyển động dọc theo chiều dương của trục Ox thì bị tác dụng bởi hai
lực có độ lớn là F1, F2 và cùng phương chuyển động. Kết quả là vận tốc của vật tăng lên theo
chiều Ox. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. F1 sinh công dương, F2 không sinh công.
B. F1 không sinh công, F2 sinh công dương.
C. Cả hai lực đều sinh công dương.
D. Cả hai lực đều sinh công âm.
Câu 8. Nhận xét nào sau đây không đúng về công?
A. Công là đại lượng vô hướng.
B. Giá trị của công không phụ thuộc vào người quan sát.
C. Công là đại lượng có hướng.

TRANG 1
D. Công là đại lượng vô hướng và luôn dương.
Câu 9. Gọi A là công mà một lực đã sinh ra trong thời gian t để vật đi được quãng đường S.
Công suất là
A t A S
A. P  . B. P  . C. P  . D. P  .
t A S A
Câu 10. 1 W (Oát) bằng
A. 1 J.s. B. 1 J/s. C. 10 J.s. D. 10 J/s.
Câu 11. Một lực tác dụng vào một vật nhưng vật đó không chuyển động. Điều này có nghĩa là
A. lực đã sinh công. B. lực không sinh công.
C. lực đã sinh công suất. D. lực không sinh công suất.
Câu 12. Một động cơ điện được thiết kế để kéo một thùng than nặng 400 kg từ dưới mỏ có độ
sâu 200 m lên mặt đất trong thời gian 2 phút. Hiệu suất của động cơ là 80%. Công suất toàn
phần của động cơ là
A. 8,2 kW. B. 6,5 kW. C. 82 kW. D. 65 kW.
Câu 13. Một bóng đèn sợi đốt có công suất 100 W tiêu thụ năng lượng 1000 J. Thời gian thắp
sáng bóng đèn là
A. 1 s. B. 10 s. C. 100 s. D. 1000 s.
Câu 14. Một người đẩy chiếc hòm khối lượng 150 kg dịch chuyển một đoạn 5 m trên mặt sàn
ngang. Hệ số ma sát giữa chiếc hòm với mặt sàn là 0,1. Lấy g = 10 m/s2. Công tối thiểu mà
người này phải thực hiện là
A. 75 J. B. 150 J. C. 500 J. D. 750 J.
Câu 15. Một vật trọng lượng 50 N được kéo thẳng đều từ mặt đất lên độ cao 10 m trong khoảng
thời gian 1 phút 40 giây. Công suất của lực kéo bằng
A. 1 W. B. 0,5 W. C. 5 W. D. 2 W.
Câu 16. Một ô tô có trọng lượng 5000 N, chuyển động thẳng đều trên đoạn đường phẳng
ngang dài 3 km. Cho biết hệ số ma sát của mặt đường là 0,08. Công thực hiện bởi động cơ ô
tô trên đoạn đường này bằng
A. 1500 kJ. B. 1200 kJ. C. 1250 kJ. D. 880 kJ.
Câu 17. Lực tác dụng lên một vật chuyển động thẳng biến đổi đều không thực hiện công khi
A. lực vuông góc với gia tốc của vật.
B. lực ngược chiều với gia tốc của vật.
C. lực hợp với phương của vận tốc một góc α.
D. lực cùng phương với phương chuyển động của vật.
Câu 18. Đơn vị không phải đơn vị của công suất là
A. N.m/s. B. W (Oát). C. J.s. D. HP (Mã lực).
Câu 19. Một lực F = 50 N tạo với phương ngang một góc α = 300, kéo một vật và làm vật
chuyển động thẳng đều trên một mặt phẳng ngang. Công của lực kéo khi vật di chuyển được
một đoạn đường bằng 6 m là
A. 260 J. B. 150 J. C. 0 J. D. 300 J.
Câu 20. Thả rơi một hòn sỏi có khối lượng 50 g từ độ cao 1,2 m xuống một giếng mỏ có độ
sâu 3 m. Lấy g = 10 m/s2. Công của trọng lực khi vật rơi chạm đáy giếng là
A. 60 J. B. 1,5 J. C. 210 J. D. 2,1 J.
TRANG 2
Câu 21. Một vật có khối lượng 5 kg được đặt trên mặt phẳng nghiêng. Lực ma sát giữa vật và
mặt phẳng nghiêng bằng 0,2 lần trọng lượng của vật. Cho biết chiều dài của mặt phẳng nghiêng
là 10 m. Lấy g = 10 m/s2. Công của lực ma sát khi vật trượt từ đỉnh xuống chân mặt phẳng
nghiêng bằng
A. -95 J. B. -100 J. C. -105 J. D. -98 J.
Câu 22. Một vật có khối lượng 5 kg được đặt trên mặt phẳng nghiêng. Chiều dài của mặt
phẳng nghiêng là 10 m, chiều cao là 5 m. Lấy g = 10m/s2. Công của trọng lực khi vật trượt từ
đỉnh xuống chân mặt phẳng nghiêng có độ lớn bằng
A. 220 J. B. 270 J. C. 250 J. D. 260 J.
Câu 23. Một vật có khối lượng 1500 kg được cần cẩu nâng lên độ cao 20 m trong khoảng thời
gian 15 s. Lấy g = 10m/s2. Công suất trung bình của lực nâng cần cẩu là
A. 15000 W. B. 22500 W. C. 20000 W. D. 1000 W.
Câu 24. Một động cơ điện cung cấp công suất 15 kW cho một cần cẩu nâng một vật có khối
lượng 1000 kg lên cao 30 m. Lấy g = 10 m/s2. Thời gian tối thiểu để thực hiện công việc đó là
A. 40 s. B. 20 s. C. 30 s. D. 10 s.
Câu 25. Một động cơ điện cỡ nhỏ được sử dụng để nâng một vật có trọng lượng 2 N lên cao
80 cm trong 4 s. Hiệu suất của động cơ là 20%. Công suất điện cung cấp cho động cơ bằng
A. 0,08 W. B. 2 W. C. 0,8 W. D. 200 W.
Câu 26. Một vật có khối lượng 1 tấn đang chuyển động với tốc độ 72 km/h thì động năng của
nó bằng
A. 7200 J. B. 200 J. C. 200 kJ. D. 72 kJ.
Câu 27. Một chiếc xe mô tô có khối lượng 220 kg đang chạy với tốc độ 14 m/s. Công cần thực
hiện để tăng tốc xe lên tốc độ 19 m/s là bao nhiêu?
A. 18 150 J. B. 21 560 J. C. 39 710 J. D. 2 750 J.
Câu 28. Một viên đạn đại bác có khối lượng 5 kg bay với vận tốc 900 m/s sẽ có động năng
lớn hơn bao nhiêu lần động năng của một ô tô khối lượng 1000 kg đang chuyển động với vận
tốc 54 km/h?
A. 24 lần. B. 10 lần. C. 13 lần. D. 18 lần.
Câu 29. Một xe nhỏ khối lượng 8 kg đang đứng yên trên mặt sàn phẳng ngang không ma sát.
Khi bị một lực 9 N đẩy theo phương ngang, xe chạy được một quãng đường 4 m. Vận tốc của
xe ở cuối quãng đường này là
A. 4 m/s. B. 3 m/s. C. 6 m/s. D. 8 m/s.
Câu 30. Khi tăng tốc một vật từ tốc độ v lên tốc độ 2v, động năng của nó
A. tăng lên 2 lần. B. tăng lên 4 lần. C. giảm đi 2 lần. D. giảm đi 4 lần.
Câu 31. Một chiếc xe có khối lượng m có một động cơ công suất P. Thời gian ngắn nhất để
xe tăng tốc từ trạng thái đứng yên đến khi đạt vận tốc v là
𝐏 𝐏
A. B. C. D.
𝐏 𝟐𝐏
Câu 32. Một vận động viên cử tạ nâng quả tạ khối lượng 200 kg từ mặt đất lên độ cao 1,5 m.
Lấy gia tốc trọng trường g = 9,8 m/s2. Độ tăng thế năng của tạ là
A. 1962 J. B. 2940 J. C. 800 J. D. 3000 J.
Câu 33. Năng lượng mà vật có được do vị trí của nó so với các vật khác được gọi là
TRANG 3
A. động năng. B. cơ năng. C. thế năng. D. hoá năng.
Câu 34. Khi một quả bóng được ném lên thì
A. động năng chuyển thành thế năng. B. thế năng chuyển thành động năng.
C. động năng chuyển thành cơ năng. D. cơ năng chuyển thành động năng.
Câu 35. Tìm phát biểu sai.
A. Thế năng của một vật tại một vị trí phụ thuộc vào vận tốc của vật tại vị trí đó.
B. Thế năng trọng trường và thế năng đàn hồi là hai dạng trong số các dạng thế năng.
C. Thế năng có giá trị phụ thuộc vào việc chọn gốc thế năng.
D. Thế năng trọng trường của một vật chính là thế năng của hệ kín gồm vật và Trái Đất.
Câu 36. Một thang máy khối lượng 1 tấn chuyển động từ tầng cao nhất cách mặt đất 100 m
xuống tầng thứ 10 cách mặt đất 40 m. Lấy g = 10 m/s2. Nếu chọn gốc thế năng tại tầng 10, thì
thế năng của thang máy ở tầng cao nhất là
A. 588 kJ. B. 392 kJ. C. 980 kJ. D. 588 J.
4
Câu 37. Một thác nước cao 30 m đổ xuống phía dưới 10 kg nước trong mỗi giây. Công suất
thực hiện bởi thác nước bằng (Lấy g = 10 m/s2)
A. 2 MW. B. 3 MW. C. 4 MW. D. 5 MW.
Câu 38. Một vật được thả rơi tự do, trong quá trình rơi
A. động năng của vật không đổi.
B. thế năng của vật không đổi.
C. tổng động năng và thế năng của vật không thay đổi.
D. tổng động năng và thế năng của vật luôn thay đổi.
Câu 39. Một vận động viên trượt tuyết từ trên vách núi trượt xuống, tốc độ trượt mỗi lúc một
tăng. Như vậy đối với vận động viên
A. động năng tăng, thế năng tăng.
B. động năng tăng, thế năng giảm.
C. động năng không đổi, thế năng giảm.
D. động năm giảm, thế năng tăng.
Câu 40. Trong quá trình dao động của một con lắc đơn thì tại vị trí cân bằng
A. động năng đạt giá trị cực đại. B. thế năng đạt giá trị cực đại.
C. cơ năng bằng không. D. thế năng bằng động năng.
Câu 41. Một vật được thả rơi tự do từ độ cao 3 m. Lấy g = 10 m/s2. Bỏ qua sức cản của không
khí. Độ cao của vật khi động năng bằng hai lần thế năng là
A. 1,5 m. B. 1,2 m. C. 2,4 m. D. 1,0 m.
Câu 42. Một vật được ném thẳng đứng lên cao từ mặt đất với vận tốc ban đầu 4 m/s. Bỏ qua
sức cản của không khí. Tốc độ của vật khi có động năng bằng thế năng là
A. 2√2 m/s. B. 2 m/s. C. √2 m/s. D. 1 m/s.
Câu 43. Một vật nhỏ được treo vào đầu dưới của một sợi dây mảnh, không dãn, có chiều dài
2 m. Giữ cố định đầu trên của sợi dây, ban đầu kéo cho dây treo hợp với phương thẳng đứng
một góc α = 600 rồi truyền cho vật vận tốc bằng 2 m/s hướng về vị trí cân bằng. Bỏ qua sức
cản của không khí và môi trường. Lấy g = 10 m/s2. Độ lớn vận tốc của vật khi qua vị trí cân
bằng là
A. 3√2 m/s. B. 3√3 m/s. C. 2√6 m/s. D. 2√5 m/s.
TRANG 4
Câu 44. Hiệu suất là tỉ số giữa
A. năng lượng hao phí và năng lượng có ích.
B. năng lượng có ích và năng lượng hao phí.
C. năng lượng hao phí và năng lượng toàn phần.
D. năng lượng có ích và năng lượng toàn phần.
Câu 45. Hiệu suất càng cao thì
A. tỉ lệ năng lượng hao phí so với năng lượng toàn phần càng lớn.
B. năng lượng tiêu thụ càng lớn.
C. năng lượng hao phí càng ít.
D. tỉ lệ năng lượng hao phí so với năng lượng toàn phần càng ít.

B. PHẦN TỰ LUẬN
Bài 1. Một tế bào trong cơ thể người có thể coi như một động cơ siêu nhỏ, khi con người hoạt
động, tế bào cơ sử dụng năng lượng hoá học để thực hiện công. Trong mỗi nhịp hoạt động, tế
bào cơ có thể sinh ra một lực 1,5.10-12 N để dịch chuyển 8 nm. Tính công mà tế bào cơ sinh ra
trong mỗi nhịp hoạt động. Biết 1 nm (nanô-mét) = 10-9 m.
Bài 2. Một người y tá đẩy bệnh nhân nặng 87 kg trên chiếc xe
băng ca nặng 18 kg làm cho bệnh nhân và xe băng ca chuyển
động thẳng trên mặt sàn nằm ngang với gia tốc không đổi là
0,55 m/s2. Bỏ qua ma sát giữa bánh xe và mặt sàn.
a) Tính công mà y tá đã thực hiện khi bệnh nhân và xe băng
ca chuyển động được 1,9 m.
b) Sau quãng đường có độ dài bao nhiêu thì y tá sẽ tiêu hao một công là 140 J?
Bài 3. Một vật có khối lượng m = 2 kg đang đứng yên thì bị
tác dụng bởi lực F và nó bắt đầu chuyển động thẳng. Độ lớn
của lực F và quãng đường S mà vật đi được được biểu diễn
trên đồ thị (hình vẽ).
a) Tính công của lực F.
b) Tìm vận tốc của vật tại vị trí ứng với điểm cuối của đồ
thị.
Bài 4. Một người kéo một vật m = 50 kg chuyển động thẳng đều không ma sát lên một độ cao
là h = 1 m. Lấy g = 10 m/s2. Tính công của lực kéo nếu người kéo vật:
a) đi lên thẳng đứng.
b) đi lên nhờ mặt phẳng nghiêng có chiều dài 𝑃 = 3 m.
So sánh công thực hiện được trong hai trường hợp trên.
Bài 5. Đoàn tàu m = 5 tấn đang chuyển động với vận tốc v0 = 10 m/s thì hãm phanh, lực hãm
có độ lớn F = 5000 N. Tàu đi thêm quãng đường S rồi dừng lại. Dùng định lý động năng, tính
công của lực hãm, từ đó suy ra S.
Bài 6. Viên đạn có khối lượng m = 60 g bay ra khỏi nòng súng với vận tốc 600 m/s. Biết nòng
súng dài 0,8 m.
a) Tính động năng của viên đạn khi rời nòng súng, lực đẩy trung bình của thuốc súng và
công suất trung bình của mỗi lần bắn.
TRANG 5
b) Sau đó viên đạn xuyên qua tấm gỗ dày 30 cm, vận tốc giảm còn 10 m/s. Coi động năng
của đạn trước khi đâm vào gỗ là không đổi. Tính lực cản trung bình của gỗ.
Bài 7. Một buồng cáp treo chở người với khối lượng tổng cộng là 800 kg đi từ vị trí xuất phát
cách mặt đất 10 m tới một trạm dừng trên núi ở độ cao 550 m, sau đó lại đi tiếp tục tới trạm
khác ở độ cao 1300 m. Cho g = 9,8 m/s2.
a. Tính thế năng trọng trường của vật tại vị trí xuất phát và tại các trạm trong các trường
hợp sau:
Lấy mặt đất làm gốc thế năng.
Lấy trạm dừng thứ nhất làm gốc thế năng.
b. Tính công do trọng lực thực hiện khi buồng cáp treo di chuyển:
Từ vị trí xuất phát đến trạm dừng thứ nhất.
Từ trạm dừng thứ nhất đến trạm dừng kế tiếp.
Bài 8. Một vật nhỏ có khối lượng m = 2,5 kg được thả rơi tự do từ độ cao 45 m so với mặt đất.
Bỏ qua sức cản của không khí, lấy g = 10 m/s2.
a) Tính động năng của vật lúc chạm đất.
b) Ở độ cao nào thì vật có động năng gấp 5 lần thế năng?
Bài 9. Một vật được ném đứng từ dưới lên cao với vận tốc ban đầu 7 m/s. Bỏ qua sức cản của
không khí. Lấy g = 9,8 m/s2.
a) Tính độ cao cực đại mà vật lên tới.
b) Ở độ cao nào thì thế năng bằng động năng, thế năng gấp 4 lần động năng?
Bài 10. Vật nặng của một con lắc đơn được kéo lên đến độ cao 15 cm so với vị trí cân bằng
rồi buông nhẹ. Trong suốt quá trình vật chuyển động, dây treo không bị co giãn. Bỏ qua mọi
ma sát và khối lượng của dây treo. Lấy g = 9,8 m/s2. Tính vận tốc của vật nặng khi nó đi qua
vị trí cân bằng.
Bài 11. Một quả bóng nhỏ được ném với vận tốc ban
đầu 4 m/s theo phương nằm ngang ra khỏi mặt bàn ở độ
cao 1 m so với mặt sàn (hình vẽ). Lấy g = 9,8 m/s2 và
bỏ qua mọi ma sát. Tính vận tốc của quả bóng khi nó
chạm mặt sàn.
Bài 12. Một công nhân xây dựng sử dụng ròng rọc để kéo một thùng sơn nặng
27 kg lên dàn giáo cao 3,1 m so với mặt đất (hình vẽ). Lực mà người công nhân
kéo theo phương thẳng đứng có độ lớn 310 N. Lấy g = 9,8 m/s2.
a) Tính công mà người thợ đã thực hiện.
b) Tính phần công có ích dùng để kéo thùng sơn.
c) Tính hiệu suất của quá trình này.
Bài 13. Mực nước bên trong đập ngăn nước của một nhà máy thuỷ điện
có độ cao 20 m so với cửa xả với tốc độ 16 m/s. Tính tỉ lệ phần thế
năng của nước đã được chuyển hoá thành động năng.
Hết

TRANG 6

You might also like