Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 9

.

Số điện thoại: 0384.82.28.82.

Họ và tên: Trần Thị Thu Thuỳ


Trường: THPT Nam Đông Quan
Huyện: Đông Hưng, tỉnh: Thái Bình.
Gmail: thuymotsp1@gmail.com.
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II

Mức độ nhận thức Tổng


Vận %
Nhận Thông Vận
dụng điểm
biết hiểu dụng
Kĩ Nội dung/đơn vị kĩ cao
TT (Số câu) (Số câu) (Số câu)
năng năng (Số câu)
TN TN
TN TN
TL TL K TL K TL
KQ KQ
Q Q
1 Đọc Tiểu thuyết và 4 0 3 1 0 1 0 1 60
truyện ngắn
2 Viết Thơ Nguyễn Trãi 0 1* 0 1* 0 1* 0 1 40
Tỉ lệ điểm từng loại câu hỏi 20 10 15 25 0 20 0 10
100
% % % % % %
Tỉ lệ điểm các mức độ nhận thức 30% 40% 20% 10%
Tổng % điểm 70% 30%

ĐẶC TẢ MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA

TT Kĩ Đơn vị Mức độ đánh giá Số câu hỏi theo mức độ
năng kiến nhận thức
thức/
Nhậ Vận
Thông Vận
Kĩ năng n dụng
hiểu Dụng
biết cao
1 1. Tiểu Nhận biết: Nhận biết được các yếu 4 câu 3 câu 1 câu 1 câu
Đọc thuyết tố hình thức liên quan đến thể loại TN TN TL TL
hiểu và truyện ngắn như: ngôi kể, phương
01
truyện thức biểu đạt,…cũng như các yếu
câu TL
ngắn tố liên quan đến nội dung văn bản.
Thông hiểu: Nhận biết và phân tích
được tác dụng của việc sử dụng từ
láy, các biện pháp tu từ trong văn
bản.
Vận dụng: Thấy được điểm giống
và điểm khác của những yếu tố
xuất hiện trong văn bản với các
biểu hiện thực tế trong cuộc sống.
Vận dụng cao: Nhận xét, đánh giá
được các phương diện nội dung,
nghệ thuật của văn bản từ phương
diện cảm nhận cá nhân.
2 Viết Thơ Nhận biết: Nhận biết được thể loại 1* 1* 1* 1
Nguyễn thơ, hình tượng nghệ thuật được câuTL
Trãi sử dụng trong văn bản.
Thông hiểu: Lý giải và cắt nghĩa
được các hình ảnh thơ cũng như
các tầng nghĩa của văn bản.
Vận dụng: Thông qua văn bản,
thấy được vẻ đẹp tâm hồn cũng
như tư tưởng lớn lao của Nguyễn
Trãi.
Vận dụng cao: Đánh giá được cái
hay cái đẹp của văn bản cũng như
thấy được vị trí, đóng góp của
Nguyễn Trãi trong dòng chảy văn
học Việt Nam.
ĐỀ BÀI
I. ĐỌC HIỂU:
Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu:
“Ðến tối, đám cưới mới ra đi. Vẻn vẹn có sáu người, cả nhà gái nhà trai. Ông
bố vợ đã tưởng không đi. Nhưng bà mẹ chồng cố mời. Vả lại nếu ông không đi, thì
hai đứa bé cũng không thể đi mà Dần thì đang khóc lóc. Nếu chỉ có mình nó ra đi
thì có lẽ nó cũng không chịu nốt. Ông đành kéo mấy cành rào lấp ngõ rồi đi vậy.
Dần không chịu mặc cái áo dài của bà mẹ chồng đưa, thành thử lại chính bà
khoác cái áo ấy trên vai. Dần mặc những áo vải ngày thường nghĩa là một cái
quần cồng cộc xẫng và đụp những miếng vá thật to, một cái áo cánh nâu bạc
phếch và cũng vá nhiều chỗ lắm, một bên tay rách quá, đã xé cụt gần đến nách. Nó
sụt sịt khóc, đi bên cạnh mẹ chồng. Chú rể dắt đứa em lớn của Dần. Còn thằng bé
thì ông bố cõng. Cả bọn đi lủi thủi trong sương lạnh và bóng tối như một gia đình
xẩm lẳng lặng dắt díu nhau đi tìm chỗ ngủ... Ðến nhà trai, bà mẹ chồng mời bố
Dần uống nước ăn trầu. Rồi bà giết một con gà, dọn cho ba bố con ông một mâm
cơm. (Dần vừa thẹn vừa buồn không chịu ngồi ăn). Ba bố con lặng lẽ ăn. Người
cha ăn có vài lượt cơm, rồi buông bát đĩa, ngồi xỉa răng đợi cho hai đứa con ăn.
Ông thúc chúng ăn nhanh lên, rồi còn về kẻo khuya. Thằng lớn và cơm phùng
mồm ra, bị nghẹn mấy lần. Khi cả hai con đã thôi cơm, ông cho chúng nó uống
nước rồi đứng lên, chào bà mẹ chồng Dần để ra về. Ông dắt thằng lớn và cõng
thằng bé trên lưng. Dần đứng đợi cha ở ngoài sân. Nó vẫn còn dụi mắt. Người cha
ái ngại, đứng lại nhìn con một thoáng rồi âu yếm bảo:
- Thôi, thầy cho em về nhé!”.
(Trích “Một đám cưới” – Nam Cao).
Lựa chọn đáp án đúng:
Câu 1: Văn bản trên đã sử dụng các phương thức biểu đạt nào?
A. Tự sự, miêu tả, thuyết minh.
B. Tự sự, thuyết minh, biểu cảm.
C. Tự sự, miêu tả, biểu cảm.
D. Miêu tả, biểu cảm, thuyết minh.
Câu 2: Văn bản trên được kể theo điểm nhìn nghệ thuật nào?
A. Người kể chuyện hạn tri.
B. Người kể chuyện toàn tri.
C. Cả hai đáp án trên đều đúng.
D. Cả hai đáp án trên đều sai.
Câu 3: Câu văn: “Dần vừa thẹn vừa buồn không chịu ngồi ăn” là biểu hiện của
biện pháp tu từ nào?
A. Biện pháp tu từ chêm xen.
B. Biện pháp tu từ liệt kê.
C. Biện pháp tu từ nhân hoá.
D. Biện pháp điệp từ.
Câu 4: Đám cưới diễn ra trong đoạn văn trên có điểm gì khác với lẽ thường?
A. Diễn ra vào ban đêm, không có chú rể đi cùng.
B. Cô dâu ăn mặc rách rưới và không đi với gia đình mình.
C. Không theo đúng phong tục “cha đưa mẹ đón” thông thường.
D. Không khí u ám, ảm đạm, buồn bã hệt như một đám ma.
Câu 5: Đám cưới diễn ra trong đoạn văn trên có điểm gì giống với phong tục
truyền thống của văn hoá cưới xin ở nước ta?
A. Có cảnh rước dâu – đưa dâu theo đúng quy ước “cha đưa mẹ đón”.
B. Có sính lễ đón dâu và có cỗ mừng cô dâu mới.
C. Cả hai đáp án trên đều đúng.
D. Cả hai đáp án trên đều sai.
Câu 6: Chỉ ra tác dụng nghệ thuật của từ láy “vẻn vẹn” trong câu văn: “Vẻn
vẹn có sáu người, cả nhà gái nhà trai”:
A. Làm nổi bật số lượng ít ỏi những người tham gia vào đám cưới của Dần.
B. Cho thấy tình cảnh tội nghiệp, đáng thương của Dần trong ngày cưới.
C. Bộc lộ tình cảm gia đình gắn bó giữa các thành viên trong gia đình Dần.
D. Sớm dự báo tình yêu thương, trân trọng mà mẹ chồng Dần dành cho cô con
dâu mới.
Câu 7: Anh/chị hãy phỏng đoán hành động của cô dâu Dần sau câu nói của
người cha trong văn bản trên?
A. Dần đứng lặng ở ngoài sân, dõi theo cái bóng của cha và hai đứa em đang
dần dần biến mất.
B. Dần khóc nấc lên.
C. Dần vụt chạy theo cha và đòi được theo cha về nhà.
D. Dần cụp mắt nhìn xuống, nén lại một tiếng thở dài và quay vào nhà – căn
nhà mà từ nay trở đi đã trở thành nhà của Dần.
Trả lời câu hỏi/ thực hiện yêu cầu:
Câu 8: Anh/chị có suy nghĩ gì về người nông dân Việt Nam trước Cách mạng
tháng Tám được thể hiện trong văn bản trên?
Câu 9: Phân tích biện pháp tu từ so sánh trong câu văn sau: “Cả bọn đi lủi thủi
trong sương lạnh và bóng tối như một gia đình xẩm lẳng lặng dắt díu nhau đi tìm
chỗ ngủ”.
Câu 10: Nhận xét về tình cảm mà nhà văn Nam Cao dành cho cô dâu Dần trong
văn bản trên?
II. VIẾT (4,0 điểm)
Anh/chị hãy viết một bài văn (khoảng 500 chữ) nghị luận về vẻ đẹp tâm hồn của
Nguyễn Trãi qua bài thơ sau:
Tìm được lâm tuyền chốn dưỡng thân
Một phen xuân tới một phen xuân
Tuy đà chửa có tài lương đống
Bóng cả như còn rợp đến dân.
(Cây đa già)

● Chú thích:
- Lâm tuyền: rừng và suối, ý chỉ chốn núi rừng.
- Tài lương đống: lương là rường, đống là cột, tài lương đống là tài năng lớn,
có thể đảm nhiệm những trọng trách lớn lao của đất nước.
HƯỚNG DẪN CHẤM
Phần Câu Nội dung Điểm
I ĐỌC HIỂU 6,0
1 C 0,5
2 B 0,5
3 A 0,5
4 D 0,5
5 C 0,5
6 A 0,5
7 B 0,5
8 HS có thể trình bày suy nghĩ bằng nhiều cách diễn đạt khác 0,5
nhau, song cần đảm bảo các ý chính sau:
- Đời sống vật chất nghèo khổ, khốn cùng.
- Đời sống tinh thần vẫn ánh lên bao vẻ đẹp đáng trân
trọng: tình cảm gia đình; khát khao hạnh phúc; ý thức
giữ gìn nề nếp văn hoá dù đang bị đoạ đày giữa vòng
vây của cái đói cái nghèo.
9 - Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn: So sánh. 1,0
- So sánh sáu người tham gia vào đám cưới của Dần với
“một gia đình xẩm lẳng lặng dắt díu nhau đi tìm chỗ
ngủ”.
- Tác dụng:
+ Về nghệ thuật: tăng sức gợi hình, gợi cảm và khiến người
đọc hình dung cụ thể hơn về cảnh ngộ, dáng điệu, không
khí của đám người đi đưa dâu.
+ Về nội dung: khắc sâu không khí ảm đảm, buồn bã và
tình cảnh thảm hại, nghèo khổ của một đám cưới giữa nạn
đói ở vùng nông thôn Việt Nam trước Cách mạng. Qua đó,
nhà văn đã thể hiện tình thương cảm sâu sắc đối với cô dâu
Dần – nhân vật chính của đám cưới – cũng như tất cả
những con người đói khổ trong câu chuyện.
10 HS có thể trình bày suy nghĩ bằng nhiều cách diễn đạt khác 1,0
nhau, song cần đảm bảo các ý chính sau:
- Xót xa, thương cảm cho Dần khi phải trải qua ngày
trọng đại nhất cuộc đời một người con gái một cách
buồn tẻ, thảm thương.
- Chia sẻ, đồng cảm với những nỗi niềm và cảm xúc mà
Dần trải qua trong ngày cưới của chính mình: ngại
ngùng trước mẹ chồng; bịn rịn lưu luyến với cha và hai
em; vừa chấp thuận lấy chồng theo sự xếp sắp của cha
lại vừa không muốn lấy chồng vì thương bố và hai em
vất vả…
II VIẾT 4,0
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Mở bài nêu được vấn đề, 0.5
Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn
đề
b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Vẻ đẹp tâm hồn của 0.5
Nguyễn Trãi qua bài thơ Cây đa già.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm 2.0
HS có thể viết bài nhiều cách trên cơ sở kết hợp được lí lẽ
và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm;
đảm bảo các yêu cầu sau:
- Câu khai: Tìm được lâm tuyền chốn dưỡng thân
+ Mở ra không gian tồn tại bấy lâu nay của cây đa già, đó là
ở chốn lâm tuyền với mục đích dưỡng thân. Đó là không
gian lớn lao, bạt ngàn và lý tưởng cho sự sinh sôi, phát triển
của một cây cổ thụ, hoàn toàn khác hẳn với không gian nhỏ
bé, chật hẹp của những vùng đất khác.
+ Câu thơ là phép ẩn dụ cho việc Nguyễn Trãi tìm về quê
nhà để ở ẩn. Tại chốn núi rừng Côn Sơn (Chí Linh, Hải
Dương), nhà thơ đã tìm thấy cho mình một khoảng không
gian sống phù hợp với việc di dưỡng đời sống tinh thần,
lánh xa con đường cửa quyền hiểm hóc. Tính chất rộng lớn
của thiên nhiên núi rừng hoàn toàn ăn khớp với tâm hồn
phóng khoáng, lồng lộng của Nguyễn Trãi.
- Câu thừa: Một phen xuân tới một phen xuân
+ Câu thơ sử dụng lối chơi chữ tài tình. Nếu từ xuân thứ
nhất là mùa xuân thì từ xuân thứ hai lại là sự tươi trẻ. Cây
đa dẫu đã tồn tại bao nhiêu năm, là một cây cổ thụ giữa núi
rừng nhưng khi mùa xuân đến vẫn đâm chồi nảy lộc, thay lá
kết hoa, tức là vẫn trẻ trung, vẫn dạt dào sức sống.
+ Chuyển trường nghĩa sang tâm hồn Nguyễn Trãi, dẫu khi
cáo quan về quê, nhà thơ đã ngoài 60 tuổi nhưng khi sống
giữa mùa xuân đất trời, được tắm mình trong môi trường
thiên nhiên trong lành, thuần khiết, tinh thần của Ức Trai
cũng như được hồi sinh, được trẻ lại. Điều này cũng cho
thấy chiều sâu của lòng yêu đời trong Nguyễn Trãi bởi chỉ
có yêu đời tha thiết, nhà thơ mới có thể để tâm hồn mình
đồng điệu với nhịp chuyển vận của đất trời.
- Câu chuyển: Tuy đà chửa có tài lương đống
+ Câu thơ chuyển từ lối miêu tả các yếu tố bên ngoài của
cây đa sang bàn chuyện về “tài đức”, về công dụng của cả
một giống loài. Quả là từ trước đến nay, người đời không
dùng gỗ đa để làm rường (lương) làm cột (đống), tức là
không dùng gỗ đa để xây cất nhà cửa hay làm những công
trình quan trọng.
+ Tự đánh giá về bản thân, Nguyễn Trãi cho rằng tài đức
của mình chưa đủ để trở thành rường cột cho đất nước,
chưa thể gánh vác những công việc trọng đại của non sông.
Nhìn lại cuộc đời và những cống hiến của Ức Trai, dễ nhận
ra đây là một cách nói đầy khiêm nhường bởi ông chính là
một trong những vị “khai quốc công thần” của triều Hậu
Lê, người có đóng góp không nhỏ vào sự phát triển mọi mặt
của Đại Việt trên cương vị Hành Khiển Bộ Lễ.
- Câu hợp: Bóng cả như còn rợp đến dân
+ Nối tiếp ý thơ được triển khai trong câu chuyển, câu kết
đã làm nổi bật “công dụng” lớn nhất của cây đa: toả bóng
mát. Cây đa càng già, bóng toả càng lớn, càng che mát
được cho nhiều người. Dẫu không phải là “công dụng” lớn
lao như dời non lấp bể nhưng ít nhất, cây đa đã chứng minh
được với người đời mình vẫn có đóng góp, vẫn mang lại lợi
ích cho bách tính.
+ Bản thân Nguyễn Trãi luôn mang tư tưởng “thân dân”
nên mọi suy nghĩ, mọi hành động của ông đều một lòng vì
sự phát triển của đời sống muôn dân. Dẫu phải cáo quan bởi
bất đắc chí và tự thấy mình tạo ra được những thay đổi lớn
lao cho cuộc sống trăm họ nhưng Ức Trai cũng để lại được
cái bóng của mình cho bách tính được hưởng sự mát mẻ,
thảnh thơi. Bóng mát của cây đa già phải chăng chính là cái
tâm cái đức của một nhà hoạt động chính trị vì dân; là tư
tưởng và đường lối “thân dân” ông hằng theo đuổi, nay tiếp
tục được ông truyền lại cho lớp lớp thế hệ học trò? Và đã ở
giữa chốn lâm tuyền mà lúc nào cũng hướng về dân, nghĩ
cách cống hiến cho người dân, Nguyễn Trãi thực sự chỉ
“nhàn thân chứ không nhàn tâm”.
- Đánh giá:
+ Về nghệ thuật: Bài thơ Nôm Đường luật được viết theo
thể thất ngôn tứ tuyệt ngắn gọn; hình ảnh thơ gần gũi; ngôn
ngữ thơ giản dị đã vừa nói được đặc điểm của một cây đa
già vừa khéo léo thể hiện những vẻ đẹp tâm hồn đáng quý
của Nguyễn Trãi.
+ Về nội dung: Qua hình tượng cây đa già, người đọc có thể
dễ dàng nhận ra một cốt cách sống vừa thanh cao, tao nhã
lại vừa tươi mới, trẻ trung; vừa khiêm nhường đức độ lại
vừa thiết tha được cống hiến hết mình cho dân cho nước.
Đó đều là những giá trị tinh tuý nhất trong tâm hồn Ức Trai
- một tâm hồn “lộng gió thời đại” (Phạm Văn Đồng).
d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp 0.5
Tiếng Việt.
e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; 0.5
có cách diễn đạt mới mẻ.

You might also like