Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 125

LƯU ĐÀY – HỒI HƯƠNG – DO THÁI GIÁO

I- LƯU ĐÀY
1- Mất nước
Các vua Israel và Giuđa đưa dân chúng vào con đường phản bội lại Giao Ước
với Thiên Chúa, thờ ngẫu tượng, luân lý suy đồi. Những lời Thiên Chúa nhắc nhở,
dạy dỗ qua các ngôn sứ đều vô ích. Cơn bệnh đã đến độ trầm trọng, vì vậy mà cuối
cùng Thiên Chúa phải dùng đến một ‘liều thuốc mạnh’ là cuộc lưu đày.
Năm -722 tcn, sau ba năm vây hãm, Vua Sargon II nước Assyri đã chiếm
được thủ đô Samari của Israel. Vua bắt những thành phần ưu tú của Israel đi lưu
đày, rồi lại đưa những dân khác đến cư ngụ. Họ sống chung với những người Israel
còn được ở lại, từ sinh hoạt chung đó phát sinh một thứ tôn giáo pha trộn, không còn
tinh tuyền nữa. Vì vậy mà sau này người Do thái rất ghét và khinh bỉ người Samari,
coi họ là dân lai căng và lạc đạo.
Tuy có chậm hơn nhưng rồi Miền Nam-Giuđa cũng không thoát khỏi số phận
Miền Bắc. Sau hơn ba trăm năn thống trị, đế quốc Assyri (Ninivê) cũng đến ngày
suy tàn để nhường chỗ cho một khuôn mặt mới là đế quốc Babylon của vua
Nabucôđônoso. Năm -598 tcn, Nabucôđônoso đã bắt vua Giuđa và một số người ưu
tú sang Babylon. Đến năm -587 tcn, Nabucôđônoso phá huỷ bình địa Giêrusalem và
đền thờ, bắt nhiều người đi lưu đày sang Babylon.
2- Thử thách
Khoảng 30 đến 50 ngàn người Giuđa phải đi lưu đày. Họ phải chịu nhiều thử
thách nặng nề :
 Đau khổ thể xác : đi bộ cả ngàn cây số, cuộc sống sống thiếu thốn và công
việc cực nhọc nơi lưu đày …
 Đau khổ tinh thần : họ bị thử thách về đức tin. Hoàn cảnh đặt ra cho họ
những câu hỏi nhức nhối : Có Chúa Giavê thật không ? Nếu có thì tại sao Ngài
lại để đất nước, thành thánh Giêrusalem và Đền thờ bị tàn phá như vậy ? Hay là
thần Marduk của Babylon mạnh hơn Giavê ? Giavê có còn nhớ Lời Hứa hay đã
huỷ bỏ Giao Ước rồi ? …
Tuy nhiên, trong kế hoạch của Thiên Chúa thì cuộc lưu đày không phải
là ‘viên thuốc độc’ mà là ‘viên thuốc đắng’ mà Thiên Chúa phải dùng đến để chữa
trị ‘chứng bệnh nan y’ của dân Người. Như thời các Thủ Lãnh, một lần nữa, khi lâm
cảnh đau khổ và tai hoạ, người ta mới nhận ra hậu quả ghê gớm do tội lỗi của họ đã
gây ra. Tội đã xúc phạm đến Thiên Chúa. Tội làm cho họ tách lìa khỏi tình yêu
Thiên Chúa. Chính họ đã tự đẩy mình ra xa khỏi Thiên Chúa, đánh mất hạnh phúc
của mình.
3- Canh tân
Nhờ sống ở chốn lưu đày mà dân Chúa đã học biết đổi mới đời sống :
 Khi không còn đền thờ và lễ vật bên ngoài, bấy giờ người ta mới hiểu của lễ
mà họ có thể dâng là chính bản thân, chính đời sống của mình. Điều đó quan
trọng hơn các nghi lễ và hình thức phô trương ồn ào bên ngoài mà không có
lòng thành (đạo hình thức).
 Tế lễ bản thân có nghĩa là sống thánh thiện theo đường lối Chúa, làm lành
lánh dữ.
 Sự gia tăng đời sống thánh thiện thúc đẩy người ta chăm chỉ học hỏi Lời Chúa
: nghiên cứu Lề Luật (Tôrah-Ngũ Kinh) và lời các Ngôn sứ.
4- Sự đóng góp của các ngôn sứ trong thời lưu đày
Trong thời gian lưu đày Chúa đã dùng các ngôn sứ để thanh tẩy dân Chúa :
a- Ngôn sứ Êgiêkien là người nói lên những lời an ủi và giúp cho dân giữ vững
tinh thần. Ông nhấn mạnh đến 3 điểm :
 Thiên Chúa ở khắp mọi nơi, Người không bị ràng buộc chỉ ở Giêrusalem mà
thôi, Người luôn hiện diện ở giữa dân, ngay trên đất lưu đày (Êd 1) .
 Trách nhiệm cá nhân : mỗi người phải chịu trách nhiệm về công việc mình
làm, ai làm lành sẽ được thưởng, ai làm ác sẽ bị phạt. (Êd 18, 19-24).
 Sẽ có một cuộc Xuất hành mới. Chính Chúa là Mục tử dẫn dân ra khỏi
Babylon về quê hương (Êd 34) và dân Chúa được phục hồi (Êd 36-37).
b- Ngôn sứ Isaia Đệ Nhị (Người môn đệ của Isaia, x.Is 40-55)
Ngôn sứ Isaia đã chết trước thời lưu đày (theo truyền thuyết thì Isaia đã bị vua
Mơnassê đã cưa đôi), người môn đệ của ông tiếp tục loan báo việc Thiên Chúa sẽ
đổi mới và khôi phục Israel để nâng đỡ tinh thần dân lưu đày. Vì vậy sách Is 40-55
được gọi là “Sách An Ủi”. Trong đó có 4 đoạn thơ nổi tiếng có đầu đề : “Những bài
ca của Người Tôi Tớ” (Is 421-4, Is 491-6, Is 504-9, Is 5213-5312) tiên báo về Đấng Cứu
Thế sẽ phải chịu nhiều đau khổ, chịu chết để xoá tội lỗi của dân và được Thiên Chúa
tôn vinh.
II. HỒI HƯƠNG
1- Chiếu chỉ của vua Kyrô
Sau thời Nabucôđônoso (604-552), đế quốc Babylon bắt đầu suy thoái và tan
rã, nhường chỗ cho đế quốc Ba Tư của vua Kyrô. Năm -539 vua Kyrô chiếm được
thành Babylon và sau đó mở rộng đế quốc đến tận Ai Cập.
Vua Kyrô tôn trọng phong tục của những dân mà ông đã chinh phục, ông có
một chính sách rộng rãi về mặt tôn giáo : công nhận và khuyến khích tôn giáo của
các dân dưới quyền cai trị của mình. Vì vậy mà năm -538 ông ra chiếu chỉ cho phép
người Do Thái ở Babylon được hồi hương. Đồng thời vua cho trả lại những vật dụng
quí giá mà Nabucôđônoso đã lấy của Đền Thờ Giêrusalem và còn ra lệnh xuất tiền
công khố để đài thọ phí tổn xây lại Đền Thờ. Isaia Đệ Nhị đã không ngần ngại gọi
Kyrô là “Đấng Được Xức Dầu Của Thiên Chúa” (451) và là “Mục Tử Của Thiên
Chúa” (4428), là người được Chúa chọn để cứu Dân Chúa.
2- Tái thiết Giêrusalem (x.Ét-ra)
a- Xây Đền Thờ :
Năm 537tcn, người Do Thái trở về xứ Giuđa, lập cư tại Giêrusalem và vùng
phụ cận, xây cất nhà cửa và khởi công tái thiết Đền Thờ. Họ đã gặp nhiều trở ngại
do đời sống khó khăn thiếu thốn, thêm vào đó họ còn bị người Samari gây cản trở
và phá hoại. Sự kình địch giữa người Do Thái và người Samari bắt đầu từ đây và
còn kéo dài về sau mà chúng ta sẽ đọc thấy trong thời Chúa Giêsu (Lc 9,51-55; Ga
4,9).
Phải đợi đến năm 520tcn (17 năm sau khi hồi hương), nhờ có hai ngôn sứ
Khácgai và Dacaria kêu gọi, khích lệ, dân chúng mới lấy lại niềm phấn khởi đã
mất để bắt tay vào việc xây dựng lại Đền Thờ dưới sự chỉ huy của quan khâm sai
Dơrôbaben (Dơ-rúp-ba-ven) và thượng tế Giôsua (x.Kg 1-2 và Dcr 1-8).
Năm năm sau đó (năm -515), Đền thờ được hoàn tất theo hoạ đồ và kích
thước của Đền Thờ mà Salomon đã xây. Tuy không còn Khám Giao Ước nữa
nhưng chắn chắn Thiên Chúa vẫn công nhận Đền Thờ này như là nhà của Người ở
trần thế để Dân Chúa có thể có nơi cử hành việc phụng thờ, gặp gỡ Người qua việc
tế lễ và cầu nguyện.
b- Xây tường thành Giêrusalem
Ông Nêhêmia là một người Do Thái được làm quan trong triều đình vua Ba tư.
Năm 445 tcn ông xin nhà vua cho phép ông về Giêrusalem để xây lại tường thành.
Chỉ trong vòng hai tháng người Do Thái đã xây xong công trình này. Họ vừa phải
làm việc vừa phải chiến đấu chống lại những người Samari và Ammon đến quấy
phá cản trở, vừa là thợ xây vừa là chiến sĩ.
Ông Nêhêmia còn có công cải tổ và củng cố việc điều hành tổ chức đời sống xã
hội cho người Do Thái tốt đẹp hơn.
c- Phục hồi về mặt tôn giáo :
Song song với với công cuộc phục hưng xứ sở là việc nâng cao đời sống thiêng
liêng. Là một người thuộc dòng dõi tư tế và thông thạo lề luật, ông Ét-ra đã có
công củng cố cộng đoàn về mặt tôn giáo :
 Bắt người Do Thái phải bỏ những người vợ ngoại đạo cùng với việc thờ cúng
tà thần dân ngoại.
 Công bố sách Luật Môsê cho dân chúng học hỏi và tuân giữ. (x.Er 8-9)
III. DO THÁI GIÁO (x.Er 8-9)
1- Do Thái Giáo sau thời lưu đầy :
Sau thời lưu lưu đày, người Do Thái chú ý đến việc học hỏi Sách Thánh : Lề
Luật và lời các Ngôn sứ. (Sách Luật được gọi là Torah, tức là Ngũ Kinh : Sáng
Thế, Xuất Hành, Lêvi, Dân Số, Đệ Nhị Luật.)
Luật Chúa không những hướng dẫn đời sống đạo mà còn chi phối mọi sinh
hoạt xã hội. Luật quốc gia lệ thuộc vào luật đạo. Vì thế mà các luật sĩ và kinh sư
(rabbi) có một vai trò quan trọng và địa vị quan trọng trong xã hội Do Thái; các hội
đường rất được kính trọng vì là nơi giảng dạy Sách Thánh. Vị thượng tế ở
Giêrusalem nắm quyền điều hành cả phần đạo lẫn phần đời.
Như vậy, trên nguyên tắc vua Ba Tư vẫn bổ nhiệm quan cai trị, nhưng trong
thực tế vị Thượng tế mới là người thay thế nhà vua nắm quyền điều khiển. Luật
quốc gia và luật tôn giáo thống nhất là một trong tay vị thượng tế. Hình thức này còn
kéo dài cho đến khi dân Do Thái lại một lần nữa bị mất nước (quân Rôma tiêu huỷ
Giêrusalem năm 70 scn).
2- Lệ thuộc Hy Lạp và Rôma :
a- Thời Hy Lạp (336-63tcn)
Đế quốc Ba Tư suy tàn nhường chỗ cho đế quốc Hy Lạp rộng lớn của
Alexandre Đại Đế, vùng đất nhỏ bé Palestine lại đổi chủ. Theo tinh thần của
Aristote, Alexandre chủ trương một thế giới đại đồng, mọi người đều là anh em, và
ông đã quyết tâm thực hiện lý tưởng ấy. Đáng tiếc là ông đã chết sớm vào năm 32
tuổi, triều đại của ông chỉ được 13 năm (336-324)). Lý tưởng phổ quát của ông là
một thuận lợi dọn đường cho việc phổ biến Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô sau này cho
hết mọi người.
Thời các vua Ptôlêmê (301-198 tcn):
Khi Alexandre chết, các tướng lãnh của ông phân chia đế quốc làm bốn
phần. Dòng họ Ptôlêmê cai trị Vùng Ai Cập và Palestine với một pháp luật hiền
hoà, dân Do Thái vẫn được tự do tôn giáo. Trong thời kỳ này một cộng đoàn người
Do Thái ở Alexandria (Ai Cập) đã dịch Thánh Kinh Cựu Ước từ tiếng Hipri ra
tiếng Hy Lạp để dễ phổ biến cho các cộng đoàn dân Do Thái đang sống trong môi
trường văn hoá Hy Lạp. Bản văn này được gọi là bản “Thánh Kinh Bảy
Mươi” (tương truyền là do 70 vị Rabbi dịch ra).

Thời các vua Sơlucô :


Năm 198 tcn., vua Antiôcô III thuộc dòng họ Sơlucô (cai trị vùng Babylon)
chiến thắng Ptôlêmê. Vua Antiôcô IV (175-164) bắt dân Do Thái bỏ đạo để thờ các
thần Hy Lạp, cuộc bách hại diễn ra khắc nghiệt : huỷ bỏ luật Môsê, cấm tế lễ cho
Chúa, cướp phá Đền Thờ Giêrusalem, đem tượng thần Zéus của Hy Lạp đặt trên bàn
thờ làm ô uế nơi thánh (năm 167).
Cuộc kháng chiến của anh em Macabê :
Một năm sau khi Đền Thờ bị Antiôcô làm ô uế, tư tế Mat-ta-thy-a đứng lên
khởi nghĩa. Người con trai thứ ba của ông, vị tướng tài ba nổi tiếng nhất, tên là
Giuđa và có biệt hiệu Macabê (nghĩa là “Cái Búa”). Những chiến công của anh em
Macabê được ghi lại trong hai quyển sách mang tên Macabê. Sách Đaniel cũng được
viết ra trong thời kỳ này để nâng đỡ ý chí kháng chiến của người Do Thái. Cuộc
khởi nghĩa đã thành công nhanh chóng. Tháng 12 năm 165 tcn, ông Giuđa chiếm lại
được Đền Thờ và tổ chức lễ Hannukah, tức là lễ Ánh Sáng để Thanh Tẩy và Cung
Hiến Đền thờ.
b- Thời lệ thuộc Rôma :
Nền độc lập của do Thái không được lâu. Dòng họ Macabê lập nên triều đại
Hasmônê, nhưng triều đại này chỉ được năm đời. Năm 67 tcn., hai anh em là
Hycarnô và Aristôbôlô tranh giành quyền lực. Hycarnô đã cầu viện quân Roma.
Chụp lấy thời cơ, tướng Pompê có lý do để đem quân đến. Năm 63 tcn, Pompê đã
chiếm được Giêrusalem và bắt dân Do Thái phải làm chư hầu. Trong thời kỳ này đã
xuất hiện những phong trào phản kháng : Pharisiêu, Sađốc, Hassiđim, Essêni.
Năm 48 tcn, tướng Cêsar thắng Pompê, Cêsar đặt Antipater làm tổng trấn xứ
Giuđêa. Có nhiều tranh chấp đẫm máu xảy ra nhưng cuối cùng người con của
Antipater là Hêrôđê được hoàng đế Roma (Antonius) đặt làm vua người Do Thái
năm 41 tcn.
Năm 20 tcn, Hêrôđê muốn lấy lòng người Do Thái nên đã đứng ra tu sửa Đền
thờ Giêrusalem cho thật nguy nga tráng lệ. Đức Giêsu, Đấng Cứu Thế đã giáng sinh
dưới thời vị vua độc ác này.
Tóm lược chương 5
1- Phục hưng :
Sau 50 năm lưu đầy ở Babylon, năm 538 tcn, người Do Thái được hồi hương.
Đời sống gặp nhiều khó khăn nhưng họ đã xây lại được Đền Thờ và tường thành
Giêrusalem.
Điều quan trọng hơn là sự phục hưng về tôn giáo. Cuộc lưu đầy đã giúp cho
họ được thanh tẩy, canh tân đời sống, trở về với Chúa, chăm chú học hỏi Lề Luật và
lời các tiên tri, sống đức tin một cách trưởng thành hơn, bớt hình thức phô trương
bên ngoài. Từ nay, Sách Thánh có một vị trí nòng cốt trong sinh hoạt xã hội cũng
như trong đạo Do Thái. Hội đường là nơi qui tụ mọi người để học hỏi Sách Thánh
và cầu nguyện. Những luật sĩ có một địa vị quan trọng nhờ công việc nghiên cứu và
giảng dạy lề luật.
2- Lịch sử biến động liên tục :
Trong khoảng thời gian dài hơn 5 thế kỷ, từ khi hồi hương đến khi Đấng Cứu
Thế ra đời, lịch sử dân Do Thái là một chuỗi dài những biến động chính trị :
 Sau cuộc hồi hương dân Do Thái vẫn chịu sự cai trị của Ba Tư.
 Từ năm 332 tcn Do Thái chịu sự cai trị của người Hy Lạp. Các vua Ptôlêmê
vẫn cho họ được tự do tôn giáo (301-198tcn), nhưng các vua Sơlucô (198-
165tcn) bách hại đạo Do Thái.
 Năm 165 tcn, cuộc khởi nghĩa của anh em nhà Macabê thành công, giành lại
độc lập, lập ra triều đại Hasmônê, nhưng chỉ kéo dài được hơn 100 năm.
 Từ năm 63 tcn đến thời Chúa Giêsu, Do Thái chịu ách thống trị của đế quốc
Rôma.

Câu hỏi thảo luận chương 5


Cuộc lưu đầy có những ảnh hưởng gì (tiêu cực cũng như tích cực) đối với dân Do
Thái ? Từ kinh nghiệm này chúng ta có thể nói gì về những đau khổ thử thách xảy
đến trong đời sống mỗi người chúng ta ?

Lịch Sử ơn Cứu Độ

ĐỌC LẠI CUỘC LƯU ĐÀY VÀ HỒI HƯƠNG CỦA NGƯỜI DO THÁI
Lịch sử Do Thái khó có thể được xếp ngay ngắn vào các phạm trù của các triết gia
lịch sử. Các phạm trù này thường được sử dụng để giải thích việc sụp đổ của các
đế quốc hùng mạnh cũng như nhiều tiểu vương quốc thời xưa. Trong khi sự trì chí
không gì lay chuyển của dân tộc Do Thái và niềm tin của họ trước mọi rủi ro lịch
sử trong suốt hơn 3,500 năm nay mãi mãi làm cho các nhà sử học kia bỡ ngỡ.
Mười chi tộc, tức gồm phần lớn con cái Israel, buộc phải biệt xứ sau khi Assyria
tru diệt Vương Quốc phiá Bắc vào năm 722, đã biến mất giữa lòng các dân tộc trên
thế giới. Chỉ còn hai chi tộc của Vương Quốc phương Nam tức Giuđa, tuy cùng
chịu một thảm họa dưới bàn tay Babylon, là vẫn còn giữ được bản sắc dân tộc ngay
trong cảnh lưu đầy. Ta phải giải thích ra sao hiện tượng lạ lùng này?

Sự kiện cũng đáng ngạc nhiên không kém, được kể gần như một phép lạ, đó là đáp
ứng của lưu dân Giuđa trước công bố của Cyrus vào năm 539 trước Công Nguyên.
Công bố này cho phép lưu dân trở về cố hương. Thánh Kinh ghi nhận con số đáng
ngạc nhiên gồm trên 40,000 người đáp lại công bố ấy và lên đường trở về cố quốc.
Ngược lại, theo Ephraim Stern, giáo sư khảo cổ học Palestine tại Đại Học Hebrew,
thì người Philistines, cũng bị người Babylon cưỡng bức phải biệt xứ như người
Giuđa, “hoàn toàn bị tiêu diệt và biệt xứ; không bao giờ hồi hương… Từ đó, không
còn người Philistines nữa”.

Sau đây là một vài sự kiện liên quan đến giai đoạn từ 722 tới 422 trước Công
Nguyên, chưa đầy 300 năm trong lịch sử 3,500 của Do Thái, trong đó có việc tái
thiết của Ezra và Nehemiah giữa một Giuđa hoang tàn. Những năm tháng đầy định
mệnh này thực sự đã nắm được chìa khóa mở bức màn bí mật của lịch sử Do Thái
và tạo nên khuôn thước cho 2,500 năm sau, tận cho tới ngày nay. Có thể coi đây là
một cố gắng nhằm giải thích phần nào lẽ huyền nhiệm và sinh khí sáng tạo trong
sự sống còn của Do Thái: từ đâu phát sinh ra sức mạnh để họ sẵn sàng đương đầu
với các thách đố, vượt thắng hết khủng hoảng này đến khủng hoảng nọ, và sau
cùng, giống con phượng hoàng của huyền sử, đã trỗi dậy từ đống tro tàn sau khi bị
lửa Diệt Chủng (Holocaust) thiêu gần rụi, và tạo ra cuộc Hồi Hương thứ hai sau
2,000 năm biệt xứ?

Hai cuộc biệt xứ tương phản


Gần sông Babylon,
Tôi ngồi, tôi khóc,
Tôi nhớ Xion (Tv 137:1)

Bên sông Babylon

Năm 722 trước CN, Vua Assyria chinh phục Samaria, thủ đô Vương Quốc phía
Bắc, và lưu đầy mọi cư dân của nó. Được coi là “mười chi tộc thất lạc”, họ biến
dạng và mất hút khỏi lịch sử Israel trong tư cách một thực thể quốc gia hay tôn
giáo gắn bó.

(Cho đến nay, chỉ còn một vài vết tích. Điển hình nhất là Pashtun, một bộ lạc hùng
mạnh tại Afghanistan. Bộ lạc này dùng tên Hípri và cắt bì trẻ trai lúc được 8 ngày.
Tuy họ theo Hồi Giáo một cách cuồng tín, rất ghét Do Thái, nhưng phụ nữ của họ
đốt nến và nướng bánh challah vào ngày sabát của Hồi Giáo)

Năm 598 trước CN, tức 124 năm sau biến cố bi thảm tại Samaria, Babylonia, nước
đã thay thế Assyria nắm đế quyền tại Trung Đông, đã vây hãm Giêrusalem. Vua
Giuđa là Jehoiachin phải đầu hàng. Ông bị đày qua Babylon cùng với 10,000 vị
vọng của Giuđa, trong đó có tiên tri Ezekiel. Zedekiah, một người chú của
Jehoiachin, được chỉ định thay thế. Ông vua trẻ và thiếu kinh nghiệm này nổi loạn,
bất chấp lời cảnh cáo của Jeremiah. Vua Babylon là Nebuchadnezzar bèn lên
đường chinh phạt Giêrusalem, bắt giam Zedekiah, xử tử các con ông ngay trước
mặt ông và chọc thủng đôi mắt ông. Ngày thứ chín tháng Ab đen, năm 586 trước
CN, Nebuchadnezzar phá hủy tường thành Giêrusalem, nhà cửa các vị vọng, và
thiêu rụi Đền Thờ. Một con số đáng kể người Giuđa, không biết là bao nhiêu, đã bị
bắt phải lưu đày, làm con số những người đã lưu đày sẵn gia tăng rất nhiều.

Nhưng lần này, một sự kiện hoàn toàn bất ngờ đã xẩy ra. Ngược với lưu dân của
Vương Quốc phía Bắc, lưu dân Giuđa đã tạo được một thực tại mới, chưa từng có
trong lịch sử. Họ không hòa tan vào xã hội Babylon mạnh hơn và tân kỳ hơn; thay
vào đó, họ giữ cho lòng hoài hương, trở về cố quốc Giuđa, luôn bừng cháy.

Một trăm hai mươi bốn năm định mệnh


Điều gì đã tạo nên khúc quanh đáng ghi nhớ ấy? Điều đầu tiên, ta thấy có ngôn sứ
Ezekiel, đầy đặc sủng, trong số các lưu dân Giuđa hàng đầu. Hiển nhiên, ông là
người hướng dẫn tinh thần của các lưu dân khốn vùng này. Ta được kể rằng ít nhất
cũng có đến 3 lần, các trưởng thượng của Giuđa đã tới tham khảo ông (Ed 8:1;
14:1; 20:1). Sự kiện các lưu dân có “các vị trưởng thượng” cũng đủ cho thấy chính
tổ chức nội bộ này đã liên kết họ một cách chặt chẽ thành một thực tại quốc gia và
tôn giáo.

Tuy nhiên, điều này không giải thích được loại hình “Do Thái” mới, xuất hiện sau
các tai họa năm 598 và 586. Một số học giả cho rằng hiện tượng mới này là do chủ
nghĩa độc thần, một chủ nghĩa không chấp nhận thứ thần thánh bị trói ghì vào địa
dư. Nhưng, theo Kaufmann, tuy bị vấy bẩn bởi các thực hành và niềm tin ngoại
giáo, chủ nghĩa độc thần cũng từng là tôn giáo chính thức của Vương Quốc Israel
phía Bắc. Đàng khác, các thực hành ngoại giáo cũng từng nổi cộm tại Giuđa. Về
phương diện này, Vua Manasseh chẳng hơn gì Vua Ahab. Ngay trong các ngày tận
cùng của Vương Quốc phía Nam, tiên tri Jeremiah vẫn lớn tiếng tố cáo việc thờ Nữ
Vương Thiên Giới (Gr 44) và chỉ trích việc lập các đền thờ cho Baal và cái dã man
của tục thờ Molech trong Thung Lũng Ge-hinnom [tức Gehenna] (2V 32:35).

Nhờ tẩy sạch việc thờ ngẫu thần, người Do Thái lưu đày giữ trọn được căn tính Do
Thái của mình, và luôn mong được trở về nơi cố quận. Ta có thể khẳng định một
cách chắc chắn rằng 124 hay 136 năm, kể từ năm 722 tới năm 598 hay năm 586, là
những năm có tính quyết định đối với Do Thái Giáo. Đó là những năm có các tiên
tri vĩ đại: Hosea và Amos, Isaiah và Micah, Jeremiah và Ezekiel. Dù không hữu
hiệu đối với người đương thời, các sứ điệp của họ cuối cùng đã được tích góp để
gây nên một chấn động mạnh mẽ và thẩm thấu tâm can mọi người Do Thái.

Họ là những người như thế nào? Ở đây, chỉ xin kể ra một số yếu tố. Trong môi
trường ngoại đạo, cuộc đấu tranh giữa hai dân tộc thường cùng một lúc cũng là
cuộc đấu tranh giữa các thần minh của họ. Bởi thế, một dân tộc thua trận cũng có
nghĩa là thần minh của họ thua trận, và thần minh của kẻ thù thắng trận, vị thần mà
nay họ phải nhìn nhận và thờ lạy. Do đó, Jephthah, khi xử lý việc đại diện Ammon
đến đòi lãnh thổ từng bị Israel chiếm đóng của người Amorite hơn một thế kỷ
trước, đã phát biểu thế này: “Và bây giờ, Thiên Chúa của Israel đã trục xuất người
Amorite khỏi Israel dân của Người … Há ngài lại không chiếm hữu những gì
Chemosh, thần linh của ngài, đã ban cho ngài hay sao?” (Thủ Lãnh, 11:21-25).
Sách Các Vua, quyển II, thuật rằng Rabshakeh, một viên chức của Vua Assyria lúc
ấy đang vây hãm Giêrusalem, đã mắng nhiếc Vua Hezekiah như sau: “Đừng để
Thiên Chúa của ông … lừa dối ông rằng Giêrusalem sẽ không bị nạp vào tay
Assyria… Các quốc gia từng bị các tiền nhiệm của ta tiêu diệt… liệu có được thần
minh của họ cứu không?” (2V 19:10).
Trong khi lưu dân Vương Quốc phía Bắc bị khuất phục bởi quan điểm ngoại giáo
ấy, thì lưu dân Giuđa giữ vững niềm tin của mình, từng được lời cảnh cáo của các
ngôn sứ chuẩn bị, rằng chiến bại và phân tán chỉ là hình phạt của Thiên Chúa đối
với tội lỗi và sự gian trá của dân mà thôi (xem Ed 36:18).

Khi quá cùng quẫn, người Giuđa từng đặt câu hỏi: liệu Giao Ước giữa Thiên Chúa
và Israel có còn hiệu lực hay không? Isaiah trả lời: ly thư của mẹ ngươi, ly thư
dùng để ly dị nàng ở đâu?” (Is 50:1). Jeremiah cho họ hay: các xếp đặt tự nhiên
(như mặt trời trăng sao)… có suy suyển trước mặt Ta, thì Israel mới hết là một dân
tộc trường tồn trước mặt Ta” (Gr 31:35-36). Ngay khi Israel hủy bỏ Giao Ước
trước đó, Thiên Chúa đã lập tức hứa với họ một giao ước mới: Ta sẽ là Thiên Chúa
của chúng, còn chúng sẽ là dân của Ta” (Gr 31:31-33). Ezekiel còn đi xa hơn nữa
khi viết rằng dù Thiên Chúa đã phân tán Israel vì tội lỗi của nó, đã xúc phạm Danh
Thánh Người, Người vẫn có bổn phận biều dương Danh Thánh ấy bằng cách qui tụ
dân lại từ khắp nơi trên thế giới và đem họ trở về cố hương (Ed 36:24). Jeremiah
còn ấn định cả ngày giờ hồi hương nữa: Quả thế, Thiên Chúa phán: khi mãn 70
năm dành cho Babylon, Ta sẽ nhớ đến các ngươi… khiến các ngươi trở về nơi
này” (Gr 29:10).

Đanien, người Do Thái lưu đày tiêu biểu


Thông thường, đọc sách Đanien, ta nghĩ ngay tới nhân vật chính này như người
giải mộng, có được những thị kiến khải huyền. Tuy nhiên, sách còn cho ta thấy
nhiều chiều kích quan trọng khác nữa trong cá tính của ông, khiến ông quả là một
người Do Thái lưu đày tiêu biểu. Lúc còn thiếu niên, ông với ba người bạn
Hannaniah, Mishael, và Azariah được tuyển chọn phục vụ trong hoàng cung.

Vì nhất quyết không chịu làm mình ra ô uế, ông chỉ ăn rau và uống nước (1:12). Ở
đây, ta thấy điển hình đầu tiên về một cá nhân, dù sống giữa hai nền văn hóa, vẫn
nhất quyết trung thành với chính phủ của mình và một lòng một dạ với Thiên Chúa
và lề luật của Người.

Ta nên chú ý tới lời kinh đẹp đẽ trong Chương 9, các câu 1-19, một lời cầu cần
được đọc trong toàn diện tính của nó. Được đánh động bởi sứ điệp của Jeremiah
gửi dân Do Thái tại Babylon, liên quan tới 70 năm trong đó Người để Giêrusalem
hoang tàn (câu 2), Đanien đã xưng thú cùng Thiên Chúa, Đấng luôn trung trinh với
giao ước của Người (4). Ông xưng thú rằng người Giuđa, những kẻ chống lại
Chúa, đã không tuân phục các tôi tớ của Người, tức các tiên tri (câu 6), và do đó,
họ đã bị lưu đày khỏi quê hương và trở thành trò cười cho các dân tộc lân bang.
Sau đó, ông quả quyết rằng Thiên Chúa vẫn tín trung với giao ước của Người,
chính tội lỗi và gian tà của dân đã khiến Giêrusalem bị phá hủy và dân bị lưu đày.
Do lòng xót thương vô bờ, Thiên Chúa sẽ phục hồi Giêrusalem và xức dầu nơi Cực
Thánh khi lỗi lầm đã được đền xong (câu 24).

Lòng hoài nhớ Giêrusalem nơi Đanien mạnh mẽ đến độ ông làm cửa sổ tại các
phòng trên lầu để ngày ngày 3 lần quay mặt về thành thánh cầu nguyện. Người
Babylon coi hành vi đó là tội tử hình và do đó đã ném ông vào hang sư tử, nhưng
ông đã được giải thoát cách lạ lùng (6:11-21). Đây là điển hình được ghi chép đầu
tiên cho thấy một người Do Thái lưu đày hướng về Giêrusalem cầu nguyện, và là
người sẵn sàng chết cho niềm tin của mình.

Hồi hương
Khi Chúa phục hồi thịnh vượng cho Xion
Chúng tôi như người đang mơ…
Ai gieo trong nước mắt sẽ gặt trong trong hân hoan (Tv 126).

Cyrus, lãnh tụ Ba tư, đột hiện trên diễn đàn lịch sử, đánh đâu thắng đó, và vào năm
539 trước CN, đã giáng cho người Babylon một đòn chí mạng, hoàn toàn đánh bại
họ. Sau một thời kỳ vắn vỏi chỉ có 66 năm, đế quốc hùng cường Babylon đã đột
ngột sụp đổ, trước nỗi hân hoan nhẹ nhõm của lưu dân Giuđa. Và sau đó là bá
quyền Ba Tư thống trị gần khắp thế giới theo cái nhìn thời ấy suốt 208 năm. Vì các
lý do mà ta chỉ có thể phỏng đoán, Cyrus đã đi ngược lại các chính sách của hai đế
quốc trước, tức Đế Quốc Assyria và Babylon, là lưu đày và hoán đổi các sắc dân
có thể cản trở chủ nghĩa bành trướng của họ. Ngay sau khi lên ngôi, ông ta đưa ra
lời tuyên bố thời danh, được chương đầu Sách Ezra ghi lại.

Một cách chủ yếu, lời tuyên bố này cho phép người Do Thái trong đế quốc mới của
ông ta được trở về Giêrusalem và xây lại Đền Thờ, và đồng thời cho phép những
người Do Thái quyết định ở lại Ba Tư được yểm trợ các công trình của người trở
về. Ông chỉ định Sheshbazzar giữ chức “hoàng tử người Giuđa” và hoàn trả ông
những đồ đựng thánh từng bị Nebuchadnezzar cướp về. Gần như một phép lạ, có
đến 42,690 người Giuđa, chưa kể đàn bà và con trẻ, lên đường trở về cố hương, bất
chấp các khó khăn bị bứng rễ một lần nữa cũng như hành trình dài thăm thẳm, để
khởi đầu một cuộc sống mới trên mảnh đất Giuđêa tàn tạ. Không sợ sệt trước các
khó khăn ấy, một hội nghị quốc gia đã được triệu tập, và hai lãnh tụ Zerubabbel,
cháu vua Jehoiachin, và Joshua, thượng tế, đã đặt viên đá xây nền cho Đền Thờ
mới và thiết lập một bàn thờ ở đấy. Vì các bất ổn do kẻ thù gây ra, chủ yếu là
người Samaria, việc xây dựng Đền Thờ bị ngưng lại.

Sử học Do Thái, trong Sách Samuen và Sách Các Vua, sống động là thế, mà đến
Sách Ezra và Sách Nehemiah, thì không sống động bằng. Có những câu hỏi khiến
đầu óc ưa tìm hiểu phải bối rối và có lẽ chả bao giờ được trả lời. Sắc lệnh của
Cyrus có áp dụng cho các dân lưu đày khác không? Nếu có, thì có tài liệu nào ghi
nhận việc trở về nguyên quán của những lưu dân này không? Sheshbazzar và
Zerubabbel có phải là một người hay không, hay họ là hai cá nhân khác biệt? Điều
gì xẩy ra cho Zerubabbel, người đột ngột biến mất khỏi diễn đàn lịch sử?
Tuyên bố thứ hai
Đối với những người hồi hương, việc lên cầm quyền của Darius Đại Vương (522-
486) là một ơn quan phòng. Sau một vài do dự lúc ban đầu liên quan tới cố gắng
tái thiết Đền Thờ, dân Do Thái bất ngờ gặp một khúc quanh do kẻ thù của những
người hồi hương gây ra. Với ý định ngăn cản công việc tái thiết Đền Thờ và
Giêrusalem nói chung, chúng viết thư cho vị tổng đốc miền là Tattenai. Nhờ người
Giuđa cho hay lệnh khởi công đã được chính Cyrus cho phép, ông này bèn viết thư
cho Darius xin ý kiến. Vị vua này bèn ra lệnh lục tìm văn khố và người ta đã tìm
thấy sắc lệnh của Cyrus tại thành Ecbatana. Nhờ thế, Darius đã viết thư cho
Tattenai, trong đó, không những ông tái xác nhận đặc ân khởi thủy mà còn thêm
nhiều đặc ân mới, đến độ người ta coi đây là lời tuyên bố thứ hai.

Những qui định mới có thể tóm tắt như sau:

a. Phải để tổng đốc Do Thái và các trưởng lão của họ tái thiết Đền Thờ.
b. Phí tổn xây cất được ngân khố Nhà Vua chi trả, lấy từ thuế đánh vào các tỉnh
“Bên Kia Sông”. Các hy lễ dâng tại đây phải được kèm lời cầu nguyện sau “cho sự
trường thọ của Đức Vua và các hoàng tử” (6:10).
c. Các hy lễ hàng ngày đặt dưới “lệnh lạc của các tư tế Giêrusalem” (6:9).
d. Công trình phải được hoàn tất không trì hoãn, và hình phạt, thậm chí cả tử hình,
sẽ áp dụng cho bất cứ ai thay đổi chỉ dụ này.

Các qui định mới này đã ban cấp một mức độ tự chủ nào đó, khiến quyền hành của
các tư tế gia tăng gấp bội, và biến Đền Thờ thành gần như “Cung Thánh của Vua”
đến nỗi kẻ thù không dám làm gì gây trở ngại cho nó nữa.

Vào chính thời điểm quan yếu này của lịch sử, người hồi hương lại được chúc phúc
nhờ tài lãnh đạo của tổng đốc Zerubabbel, của thượng tế Joshua, và của hai tiên tri
đầy đặc sủng là Haggai và Zechariah luôn luôn biết kích thích các cố gắng lúc nào
cũng như muốn xìu xìu ển ển nơi những người Giuđa mất tinh thần. Với sự khích
lệ của Darius và các nhà lãnh đạo, việc tái thiết Đền Thờ diễn tiến rất nhanh và
chẳng bao lâu sau được hoàn tất mỹ mãn.

Năm 516, đúng 70 năm sau lời tiên tri của Isaiah, 20 năm sau khi đặt móng, Đền
Thờ đã được thánh hiến.

Ezra và Nehemiah
Sau các biến cố này, dưới thời Vua Ba Tư Artaxerxes, Ezra. . . đã từ Babylon xuất
hiện, ông vốn là một kinh sư chuyên về Giáo Huấn Môsê (Er 7:16)

Nhớ cố hương

Biến cố này xẩy ra vào năm thứ 7 triều Vua Artaxerxes (465-425); nghĩa là vào
năm 458 trước CN. Ezra trở về Giêrusalem với một số người hồi hương mới, được
trang bị bằng một lá thứ cho phép đặc biệt của Nhà Vua. Đâu là ý nghĩa bí ẩn đứng
đàng sau các biến cố này? Ta biết có cả một khoảng trống đến 60 năm kể từ ngày
thánh hiến Đền Thờ tới ngày Ezra xuất hiện tại Giêrusalem. Chỉ có các ngụ ý trong
hai sách Nehemiah và Malachi mới giúp ta tái dựng được các hoàn cảnh nổi bật
trong thời kỳ 60 năm tối tăm này.

Nehemiah cho hay: Ở miền đó [Giuđêa], những người sống sót sau thời gian tù đầy
đang thật là khốn khổ nhục nhằn. Tường thành Giêrusalem bị phá đổ, cửa thành bị
đốt cháy” (Nkm 1:3).
Căn cứ vào đó, dường như tình hình kinh tế và an ninh tại Giêrusalem không được
khả quan. Vua Xerxes (486-465), con của Darius, bị nhiều người coi là thất thường
như Ahasuerus của Sách Esther, không có cảm tình nhiều với dân Do Thái. Sự lãnh
đạo tài ba của Zerubabbel, Joshua, Haggai, và Zechariah đã không còn. Các tổng
đốc của tỉnh Giuđêa chắc chắn đều là ngoại nhân. Nhưng trên hết là sự xuống dốc
về tinh thần và tôn giáo, nhất là nơi đẳng cấp tư tế, như Malachi, một trong các
ngôn sứ cuối cùng, đã ghi nhận: “Ai trong các ngươi sẽ đóng cửa lại, để các ngươi
khỏi uổng công đốt lửa trên bàn thờ của Ta? Ta chẳng hài lòng chút nào về các
ngươi… và Ta chẳng ưng nhận lễ phẩm từ tay các ngươi dâng” (Ml 1:10). Thật
khác xa biết bao với Haggai, người vốn khuyến khích Zerubabbel và Thượng Tế
Joshua: Hãy lên núi, đưa gỗ về tái thiết Đền Thờ” (Kg 1:8), ấy là mới chỉ có 60
năm sau khi Đền Thờ được thánh hiến.

Phép mới ban cho Ezra là phép gì? Điểm chính là điều hành Giuđêa và người
Giuđêa theo luật Thiên Chúa “của ông”, là chỉ định các quan tòa và thẩm phán để
xét xử nhân dân và dạy dỗ họ. Sắc chỉ do Artaxerxes trao cho Ezra này được viết
dưới hình thức một thư riêng, nhưng đã tạo ra một hiệu quả khôn lường cho việc
phát triển Do Thái Giáo. Thời đại các ngôn sứ đã đến lúc chấm dứt. Kinh Torah,
cho đến nay, vốn nằm trong tay giai cấp tư tế, đã trở thành tài sản của nhân dân.
Điều này đã cân bằng cán cân quyền lực vốn được ban cho giai cấp tư tế dưới thời
Darius, và đã là chất keo liên kết đời sống quốc gia của người Do Thái. Truyền
thống vốn cho rằng Ezra-Nehaemiah đã khởi đầu cho định chế Anshei Knesset
HaG’dola [Những Con Người Của Đại Nghị Hội].

Trong giới học giả, người ta tranh luận nhiều về điều ai đi trước ai, Ezra hay
Nehemiah. Tuy nhiên, cuộc tranh luận này xem ra dư thừa. Người ta nên coi họ
như hai nhân vật bổ túc cho nhau; Ezra là một kinh sư bén nhậy, còn Nehemiah là
nhà cai trị có khả năng và mạnh dạn. Điều người trước nghĩ ra, được người sau thi
hành. Người Do Thái coi họ là Những Con Người Của Đại Nghị Hội, được nối gót
bởi Biệt Phái, những người sẽ thống nhất Torah, Các Tiên Tri và Thánh Thư và
biến chúng thành qui điển Sách Thánh.

Qua nhiều thiên niên kỷ, người Do Thái được chứng kiến cảnh hưng vong của các
đế quốc Assyria, Babylon, Ba Tư, Hy Lạp và Rôma, và sự diệt vong của nhiều dân
tộc khác, trong khi chính họ, nhờ được trang bị với một “quê hương di động”
(portable homeland), nên đã sinh tồn. Họ đã đứng vững trước nhiều rủi ro khôn
lường, các cố gắng nhằm cải đạo họ, các lưu đày phát vãng và trục xuất, và ngay cả
các âm mưu tận diệt họ. Không những chỉ sống sót, họ còn giữ cho hoài niệm
Giêrusalem luôn sống động và với một phép lạ lớn lao nhất trong hế kỷ 20, họ đã
lại trở về cố hương xưa một lần nữa.

Vũ Văn An

Than Hoc Kinh Thanh

Bỏ qua nội dung


LƯU ĐÀY
Gửi phản hồi

Ở Phương Đông Cổ Đại, việc lưu đày rất thường được sử dụng để chống lại các
dân tộc bị đánh bại (x. Am 1). Từ năm 734, một số thành thị của vương quốc Israel
đã trải qua kinh nghiệm lưu đày gian khổ (2 V 15,29), sau đó, năm 721, thì cả
vương quốc này (2 V 17,6). Nhưng những cuộc đi đày ghi dấu ấn lịch sử nhất lên
dân tộc của Giao Ước là những cuộc đi đày do Na-bu-cô-đô-nô-xo gây ra, chúng
nảy sinh từ những chiến dịch của ông chống lại Giuđa và Giêrusalem vào các năm
597, 587, 582 (2 V 24,14; 25,11; Gr 52,28…). Chính những cuộc đi đày này ở
Babylon mà cái tên Lưu Đày được lưu truyền. Hoàn cảnh sống của những người bị
đày không phải lúc nào cũng cơ cực, nó giảm bớt dần với thời gian (2 V 25,27-30),
nhưng con đường trở về thì luôn bị khóa chặt. Để mở con đường này thì phải đợi
Babylon sụp đổ và chiếu chỉ của vua Ky-rô (2 Sb 36,22). Cả thời kỳ dài thử thách
này có một tầm ảnh hưởng rộng lớn trong đời sống tôn giáo của Israel. Thiên Chúa
đã tự tỏ bày cho Israel qua sự thánh thiện và sự trung thành luôn mãi của Ngài.

I. LƯU ĐÀY, HÌNH PHẠT CỦA TỘI LỖI.

1) Lưu đày, hình phạt tột cùng. Trong luận lý của lịch sử thánh, sự kiện lưu đày
có vẻ khó tưởng tượng: điều này làm đảo lộn toàn bộ kế hoạch của Thiên Chúa
được thực hiện trong suốt thời kỳ Xuất Hành với rất nhiều sự kiện kỳ diệu; đây là
một sự phủ định các lời hứa: từ bỏ Đất Hứa, tước chức vua của Đavít, không còn
quyến luyến với Đền Thờ bị phá hủy. Ngay cả khi điều đó đã xảy ra thì phản ứng
tự nhiên là không tin vào sự thật ấy và nghĩ rằng tình hình sớm muộn cũng sẽ được
khôi phục lại. Nhưng Giêrêmia đã cảnh báo điều ảo tưởng này: lưu đày còn kéo dài
(Gr 29).

2) Lưu đày, tỏ lộ tội lỗi. Tình trạng khủng khiếp này phải kéo dài để dân chúng và
các thủ lĩnh của họ ý thức được hành động xấu xa của họ (Gr 13,23; 16,12…).
Những đe dọa của các tiên tri, đến mức quá cả tin, đã được thực hiện theo đúng
từng chữ một. Như thế lưu đày xảy ra như là hình phạt cho những lỗi phạm nhiều
lần từ bỏ: – lỗi của những người lãnh đạo, thay vì nhấn mạnh đến giao ước của
Thiên Chúa thì lại sử dụng các tính toán chính trị quá ư con người (Is 8,6; 30,1; Ed
17,19…); – lỗi của các nhà quyền quý vì lòng hám lợi đã đánh mất sự hiệp nhất
huynh đệ trong dân chúng bằng bạo lực và gian lận (Is 1,23; 5,8…; 10,1); – lỗi của
dân chúng, vô đạo đức và thờ tượng thần gây tai tiếng (Gr 5,19; Ed 22) đã biến
Giêrusalem thành một nơi xấu xa. Cơn giận của Thiên Chúa rất thánh nổi lên
không ngừng đã chấm dứt bằng lời vang: “không còn phương cứu chữa nữa” (2
Sb 36,16).

Vườn nho của Giavê bị biến thành một bãi khô héo nên đã bị phá phách và bứng
gốc (Is 5); người đàn bà ngoại tình bị lột bỏ các trang sức và bị trừng phạt nặng nề
(Hs 2; Ed 16,38); dân chúng cứng đầu và bất trị thì bị đuổi khỏi đất của họ và bị
phân tán vào giữa các dân (Đnl 28,63-68). Hình phạt nghiêm khắc cho thấy tội lỗi
nặng nề; dân chúng không còn thể nào giữ lấy ảo tưởng, cũng không tạo hình ảnh
tốt đẹp trước mặt dân ngoại nữa: “Đối với chúng tôi, hôm nay thật là hổ ngươi bẽ
mặt” (Ba 1,15).
3) Lưu đày và thú tội. Bắt đầu từ thời này, sự khiêm tốn thú nhận tội lỗi trở nên
quen thuộc đối với Israel (Gr 31,19; Ette 9,6…; Nkh 1,6;9,16.26; Đn 9,5); lưu đày
đã giống như một “sự từ chối xuất hiện của Thiên Chúa”, một mặc khải chưa từng
có về sự thánh thiện của Thiên Chúa và về sự ghê tởm của Ngài đối với cái ác.

II. LƯU ĐÀY, THỬ THÁCH NHIỀU

Bị rời khỏi Đất Thánh, bị lấy đi Đền Thờ và mất tín ngưỡng, những người bị lưu
đày đã có thể hoàn toàn tin rằng Thiên Chúa bỏ rơi họ và họ dần lún sâu vào sự
tuyệt vọng chết người (Ed 11,15; 37,11; Is 49,14). Thực tế thì ngay chính lúc thử
thách, Thiên Chúa vẫn hiện diện đó và sự trung thành tuyệt vời của Ngài đã cố vực
dậy dân Ngài.

1) Trợ lực của các tiên tri. Việc xảy ra những tiên báo tai ương đã làm cho những
người bị lưu đày để ý đến tầm quan trọng về sứ mạng của các tiên tri; nhưng thực
ra, khi nhắc lại những lời của các tiên tri, họ nhận ra có những lý do để hy vọng lúc
này. Thật vậy, việc loan báo hình phạt luôn làm tăng thêm tiếng gọi hoán cải và
hứa thay đổi (Hs 2,1…; Is 11,11; Gr 31). Đó giống như lối diễn tả tình yêu ghen
tương mà sự nghiêm khắc của Thiên Chúa thể hiện ra; ngay cả khi trừng phạt,
Thiên Chúa không muốn gì hơn là thấy mối tình âu yếm ban đầu lại trổ hoa (Hs
2,16…); những tiếng rên xiết của con cái bị phạt làm xáo động trái tim Người Cha
(Hs 11,8…; Gr 31,20). Những thông điệp này ít được nghe đến ở Palestine lại
được đón nhận nồng nhiệt trong khu vực của người bị lưu đầy ở Babylon.
Giêrêmia vốn trước đây bị bách hại thì nay trở thành một trong những vị tiên tri
được đánh giá cao.

Trong số những người bị lưu đày, Thiên Chúa đã chọn lấy những người nối nghiệp
họ sẽ dẫn dắt và nâng đỡ dân giữa muôn vàn thử thách. Chiến thắng các đạo binh
ngoại bang dường như là chiến thắng các thần của chúng; cám dỗ lớn nhất là để bị
tín ngưỡng của người Babylon quyến rũ. Nhưng truyền thống các tiên tri đã dạy
cho những người bị lưu đày coi thường các tượng thần (Gr 10; Is 44,9…; x. Ba 6).
Còn hơn thế nữa: Êdêkien, một tư tế bị đày, đã lãnh nhận những thị kiến lớn lao
nơi mặc khải về “tính năng động” của Giavê, đó là vinh quang của Ngài không bị
khép kín trong Đền Thờ (Ed 1) và sự hiện diện của Ngài là ngôi thánh điện vô hình
dành cho những người bị lưu đày (Ed 11,16).

2) Chuẩn bị cho một Israel mới. Dựa trên nền tảng Lời Chúa và sự hiện diện của
Chúa, việc thờ phượng có thể được tổ chức và phát triển, không phải là thờ phượng
hiến tế mà là phụng vụ đền thờ, và cả quy tụ để nghe Thiên Chúa (qua bài đọc và
lời bình của các sách thánh) và để nói với Ngài trong lời cầu nguyện. Như thế tạo
nên một cộng đoàn thiêng liêng cho những người nghèo hướng về Thiên Chúa và
chỉ chờ đợi ơn cứu độ từ Ngài. Ở cộng đoàn này, tầng lớp tư tế lo việc kể lại lịch
sử thánh và giảng dạy Lề Luật; công việc này dẫn đến kết quả hình thành các tài
liệu tư tế, đó là những sưu tập và tái biên những ký ức cũng như những châm ngôn
của người xưa vốn đã làm cho Israel trở thành dân thánh và vương quốc tư tế của
Giavê.

Tránh xa không để bị tiêm nhiễm bởi các tượng thần, Israel mới này đã trở thành vị
thẩm phán của Thiên Chúa thật nơi vùng đất dân ngoại. Khi bắt đầu ơn gọi là “ánh
sáng muôn dân” (Is 42,6; 49,6), Israel cũng hướng tới hy vọng về một vương quốc
phổ quát của Giavê thời cánh chung (Is 45,14).

3) Xuất Hành mới. Nhưng niềm hy vọng này đặt tập trung vào Giêrusalem: để hy
vọng đó trở thành hiện thực thì trước hết phải chấp dứt lưu đày. Đây đúng là điều
mà Thiên Chúa đã hứa với dân Ngài, trong Sách An Ủi (Is 40-55) đã mô tả trước
những điều kỳ diệu của cuộc Xuất Hành lần thứ hai. Lại một lần nữa Giavê đóng
vai Mục Tử của Israel. Ngài đi tìm những người bị lưu đày giống như người chăn
chiên (Ed 34,11…) và đưa họ về miền đất của họ (Is 40,11; 52,12). Ngài xóa bỏ tất
cả mọi vết nhơ tội lỗi của họ và ban cho họ một quả tim mới (Ed 36,24-28); khi ký
kết với họ giao ước vĩnh cửu (Ed 37,26; Is 55,3), Ngài đổ tràn mọi sự thiện hảo
xuống họ (Is 54,11). Đó sẽ là chiến thắng vĩ đại của Thiên Chúa (Is 42,10-17). Tất
cả những điều diệu kỳ khi thoát khỏi Ai Cập sẽ bị lu mờ (Is 41,17-20; 43,16-21;
49,7-10).

Thật vậy, năm 538, sắc chỉ của vua Ky-rô được ban bố. Lòng hăm hở phấn khởi
trỗi dậy nơi những người Do thái nhiệt thành; nhóm những người tình nguyện quan
trọng, “những người thoát khỏi giam cầm” (Et-ra, 1-4) quay trở về Giêrusalem; họ
có ảnh hưởng quyết định đến việc tổ chức cộng đoàn Do thái và định hướng thiêng
liêng cho cộng đoàn. Giữa rất nhiều những khó khăn thì đây là một sự hồi sinh của
dân tộc (x. Ed 37,1-14), là lời chứng tuyệt vời về lòng trung thành của Thiên Chúa
được ca vang vui tươi trước sự ngỡ ngàng của muôn dân (Tv 126).

4) Lưu đày và Tân ước. Kinh nghiệm về cái chết và sự phục sinh, đi lưu đày và trở
về vinh quang có liên quan nhiều đến mầu nhiệm trọng yếu của kế hoạch Thiên
Chúa (x. Is 53). Những biến cố này làm phong phú lời giảng dạy cho các Kitô hữu.
Hẳn là từ nay trở đi con đường sống đảm bảo cho họ tự do bước vào ngôi thánh
điện đích thực (Dt 10,19; Ga 14,6); nhưng lối vào tự do ấy không tương đương với
kết thúc thời hạn; hiểu theo nghĩa này thì “ở lại trong thân xác tức là sống lưu lạc
xa Chúa” (2 Cr 5,6). Ở trong thế gian những không thuộc về thế gian (Ga 17,16),
người Kitô hữu phải không ngừng nhớ lại sự thánh thiện của Thiên Chúa, Đấng
không thể thỏa hiệp với cái ác (1 Pr 1,15;2,11..), và luôn dựa vào lòng trung thành
của Thiên Chúa, Đấng qua Đức Kitô sẽ dẫn họ về quê trời (x.Dt 11,16).

Phu tù tại Babylon

54 ngôn ngữ

 Bài viết
 Thảo luận
 Đọc
 Sửa đổi
 Sửa mã nguồn
 Xem lịch sử

Công cụ



Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Bức tranh Phu tù tại Babylon - người Do


Thái bị bắt làm phu tù từ Canaan đến Babylon, do hoạ sĩ Pháp James Tissot vẽ vào

năm 1896. Trục xuất người Do Thái khỏi Jerusalem,


hình minh hoạ đến từ Biên niên sử Nuremberg năm 1493.
Phu tù tại Babylon, hoặc gọi là lưu đày ở Babylon, là sự kiện lịch sử của người
Do Thái cổ bị bắt làm phu tù đến Babylon, khoảng thời gian từ năm 597 trước
Công nguyên đến năm 538 trước Công nguyên. Nebuchadnezzar II - quốc vương
của Vương quốc Tân Babylon, hai lần chinh phục Vương quốc Do Thái, rất nhiều
dân chúng, thợ thủ công, tư tế và thành viên vương thất bị bắt làm phu tù
đến Babylon, sự kiện này được gọi là Phu tù tại Babylon.[1][2][3]
Năm 538 TCN, sau khi Cyrus II - quốc vương của vương triều Achaemenid, diệt
vong Babylon, người Do Thái bị bắt làm phu tù mới được cho phép trở
về Jerusalem - quê hương của họ. Đoạn lịch sử này, người Do Thái tự gọi là Thời
đại Chịu nạn, lúc bị tù đày họ khát vọng Đức Jehovah phái một Chúa Cứu thế để
phục hưng quốc gia. Do Thái giáo nẩy mầm ngay từ lúc này, sự ảnh hưởng của nó
đối với Cơ Đốc giáo cũng rất lớn.
Tóm tắt[sửa | sửa mã nguồn]
Người Chaldea đập phá "Biển Đồng" - một bồn nước lớn hình tròn làm bằng đồng,
nằm ở trong Thánh điện Solomon.Trở về từ khi lưu vong ở Babylon để xây dựng
lại Thánh điện, tranh do hoạ sĩ Gustave Doré vẽ vào năm 1866.

Từ năm 597 TCN đến năm 538 TCN, Vương quốc Do Thái hai lần
bị Nebuchadnezzar II - quốc vương của Vương quốc Tân Babylon, chinh phục;
năm 587 TCN, Nebuchadnezzar II lần thứ hai tiến quân vào Palestine, hơn nữa
đem một số lượng lớn dân chúng, thợ thủ công, tư tế và thành viên vương thất
cưỡng bách làm phu tù đến Babylon.
Trước đó đã có hơn một vạn người Do Thái bị lưu đày đến khu vực Babylon. Năm
597 TCN, Nebuchadnezzar II - quốc vương của Vương quốc Tân Babylon, cầm
quân đánh chiếm Jerusalem, giết chết Jehoiakim, vua Do Thái, cướp sạch lễ vật
của vương cung và Thánh điện ở Jerusalem. Jeconiah - con trai của Jehoiakim, lên
ngôi. Ba tháng sau, Nebuchadnezzar II lại đánh phá thành Jerusalem một lần nữa,
ông đem Jeconiah, vương mẫu, hậu phi, thái giám cùng với đại quan, dũng sĩ, thợ
mộc, thợ sắt, v.v từ Jerusalem bắt làm phu tù đi đến Babylon.[4]
Nebuchadnezzar II lập Zedekiah - thúc phụ của Jeconiah, làm vua Do Thái, ra lệnh
ông ta xưng thần và cống nạp. Zedekiah làm phản vua Babylon, Nebuchadnezzar
II cầm quân tấn công Jerusalem. Năm 586 TCN, đánh chiếm Jerusalem, một lần
nữa cướp sạch Thánh điện, diệt vong Vương quốc Do Thái. Zedekiah bỏ thành
chạy trốn, tại đồng bằng sát gần Jericho ông bị bắt giữ. Nebuchadnezzar II xét xử
Zedekiah ở Riblah, bên trong lãnh thổ Hama, đồng thời sát hại các con trai của
Zedekiah, khoét mắt Zedekiah, dùng xích đồng khoá ông ta, mang đến Babylon.
Năm 581 TCN, Nebuzaradan - hộ vệ trưởng của Nebuchadnezzar II, đốt phá Thánh
điện, vương cung và nhà dân ở Jerusalem, phá bỏ tường thành, đồng thời bắt phần
lớn dân chúng trong thành, chỉ để lại những người cực kì bần cùng.
Thời kì Thánh điện Solomon, đền Thánh đầu tiên, tuyên bố kết thúc, lịch sử Do
Thái bước vào thời đại phu tù tại Babylon. Đây là cuộc đại lưu tán lần thứ nhất
trong lịch sử Do Thái, số lượng người Do Thái sống ở bên ngoài Palestine đã vượt
quá quê hương bản quán. Những phu tù tại Babylon và hậu duệ của họ được gọi là
người Do Thái, người Do thái dần dần trở thành tên gọi chung của cả dân tộc Do
Thái.
Những người lưu đày trước sau đến Babylon hợp hai làm một, đã hình thành một
xã đoàn tự trị người Do Thái có cơ quan tổ chức hoàn thiện. Năm 538 TCN, đế
quốc Achaemenid diệt vong Vương quốc Tân Babylon. Cyrus II đã phóng thích
các phu tù tại Babylon. Người Do Thái trở về cố hương, xây dựng lại Thánh điện,
sửa chữa lại tường thành, mở đầu thời đại Thánh điện Herod I, đền Thánh thứ hai.
[4]

Sau khi Cyrus II - quốc vương của vương triều Achaemenid, diệt
vong Babylon vào năm 538 TCN, người Do Thái bị bắt làm phu tù mới được cho
phép trở về Jerusalem - quê hương của họ. Đoạn lịch sử này đã sản sinh ảnh hưởng
cực kì to lớn đối với cuộc cải cách Do Thái giáo.
Năm 538 TCN, Cyrus II - nhà lập quốc của đế quốc Ba Tư, không chiến mà thắng,
đã đánh chiếm Babylon - thành phố thiên cổ và trứ danh, một cách dễ như trở bàn
tay. Ông phát biểu thông cáo rằng, phóng thích người Do Thái trở về cố quốc,
đồng thời để cho họ xây dựng lại Thánh điện ở Jerusalem. Lần này có tổng cộng
hơn 42.000 người Do Thái trở về Jerusalem. Cyrus II còn đem 5.400 đồ đựng làm
bằng vàng và bạc do Nebuchadnezzar II - quốc vương của Vương quốc Tân
Babylon, cướp đoạt từ bên trong Thánh điện Jehovah Jerusalem để đặt ở trong Đền
tháp Babel trao cho thủ lĩnh của người Do Thái mang về.
Vương quốc Judah lần lượt bị Nebuchadnezzar II cướp đoạt ba lần nhân khẩu, lần
thứ nhất là vào năm 606 TCN, lần thứ hai là vào năm 597 TCN và lần thứ ba là
vào năm 586 TCN. Mãi cho đến Cyrus II - quốc vương của đế quốc Ba Tư, đã hạ
sát Belshazzar - nhiếp chính vương của Vương triều Tân Babylon, đồng thời sau
khi chiếm lấy Tân Babylon, Cyrus II hạ lệnh cho phép những người người Do Thái
này về Jerusalem xây dựng mới lại ngôi Thánh điện. Sau đó, người Do Thái chia
làm ba đợt liên tục không ngừng trở về Jerusalem. Đợt thứ nhất do Zerubbabel dẫn
đầu hồi hương vào năm 538 TCN, số người là 42.360 người. Đợt thứ hai do Ezra
dẫn đầu hồi hương vào năm 458 TCN, số người là 1.500 người. Đợt thứ ba do
Nehemiah dẫn đầu hồi hương vào năm 432 TCN.
Sự kiện[sửa | sửa mã nguồn]
Người Do Thái đau xót lúc đang lưu vong, tranh do hoạ sĩ Eduard Bendemann vẽ

vào năm 1832. Các khu định cư gần đúng của người
Do Thái (vùng tô màu xám), dựa theo tấm bảng Al-Yahudu ở Babylon.Người Iraq
gốc Do Thái bay từ Síp đến Israel vào tháng 9 năm 1950.

Nằm giữa Syria và Ai Cập, có một khu vực gò đồi hẹp và dài. Phía đông của nó
là sông Jordan và Biển Chết, phía tây là Địa Trung Hải. Danh xưng trước nhất của
nơi này gọi là Canaan. Sau này, có một nhánh người Philistine - một sắc tộc trên
biển (các bộ tộc ven bờ Địa Trung Hải), đã đánh chiếm vùng đất này, đồng thời
định cư ở nơi này. Người Hi Lạp cổ đại gọi nơi cư trú của người Philistine
là Palestine, tức là "đất nước của người Philistine". Vì vậy vùng đất này bị đổi tên
gọi thành Palestine.
Palestine là nơi người Canaan và bộ tộc khác nói tiếng Semit cư trú đầu tiên. Về
sau, có một nhánh người Hebrew, bộ tộc du mục nói tiếng Semit, chính là người
Do Thái sau này, từ phía đông dần dần dời vào Palestine, sau những xung đột lâu
dài với người Canaan, dần dần tạp cư hỗn hợp. Trong số đó, bộ lạc Israel (en) cư
trú ở phía bắc, bộ lạc Do Thái cư trú ở phía nam.
Vào thế kỉ XII đến thế kỉ XI TCN, trong 200 năm này, người Philistine bị người Hi
Lạp tấn công, vượt biển di chuyển đến Canaan để cư trú. Người Hebrew và người
Philistine đã tiến hành chiến tranh kịch liệt trong một khoảng thời gian dài. Vào thế
kỉ XI TCN, David - vua Do Thái, đã thống nhất các bộ tộc Do Thái, thiết
lập Vương quốc Israel - Do Thái. Về sau, xua đuổi người Philistine, lại còn đoạt
lấy Jerusalem từ trong tay người Canaan, chọn làm thủ đô của Vương quốc Israel -
Do Thái. Kể từ đó, Jerusalem đã trở thành thành phố Thánh của người Do
Thái ở Israel. Sau khi vua David chết, Solomon - con trai của ông, lên ngôi. Lúc
này, thực lực của Vương quốc Israel - Do Thái tiếp tục được phát triển. Cung điện
xa hoa và Thánh miếu Jehovah được xây dựng trên núi Zion ở Jerusalem kể từ thời
đại David, lúc này đã hoàn thành. Tín đồ Do Thái giáo đem núi Zion coi là núi
Thánh, đã kêu gọi triệu tập những người Do Thái lưu tán ở khắp nơi trên thế giới
"tập trung quanh núi Zion". Đây chính là khởi nguyên của thuật ngữ "chủ nghĩa
Zion" (nghĩa là "chủ nghĩa phục quốc Do Thái"). Tuy nhiên, mâu thuẫn của nội bộ
vương quốc vào thời kì này cũng đang phát triển.
Vương quốc Do Thái[sửa | sửa mã nguồn]
Vào thế kỉ X TCN, không lâu sau khi Solomon chết, Vương quốc Israel - Do
Thái chia cắt. Phía bắc là Vương quốc Israel, đóng đô ở Samaria; phía nam
là Vương quốc Do Thái, vẫn lấy Jerusalem làm thủ đô như cũ. Năm 722 TCN,
Sargon II - quốc vương của Đế quốc Assyria, đã đánh chiếm Samaria, thủ đô
của Vương quốc Israel, bắt hơn 27.000 người đi làm tù binh, đồng thời đem cư dân
của khu vực khác thiên di đến Israel. Vương quốc Israel đã tồn tại khoảng 200
năm, lập tức biến mất trong lịch sử. Đối mặt sự tiến công của Đế quốc Assyria,
quốc vương của Vương quốc Do Thái vô cùng hoảng sợ. Vì vậy, bằng lời nói
khiêm cung, lễ vật phong phú, với cái giá 24 tấn vàng, đã giữ được ngôi báu của
quốc vương, trở thành chư hầu của Đế quốc Assyria. Sau này, vương quốc
của người Hebrew chỉ còn lại một tộc người Do Thái, do đó người Hebrew cũng
được gọi là người Do Thái. Vương quốc Do Thái liên tục không ngừng tồn tại cho
đến thời kì đầu người La Mã thống trị. Trong thời gian này cũng là đa tai đa nạn,
các đế quốc như Ai Cập cổ đại, Vương quốc Tân Babylon, đế quốc Ba Tư, đế quốc
Alexander, đế quốc La Mã và đế quốc Đông La Mã đều đã từng chinh phục nó.
Đặc biệt là Nebuchadnezzar II - quốc vương của Vương quốc Tân Babylon, hai lần
đánh chiếm Jerusalem vào năm 597 TCN và năm 586 TCN, đã diệt vong Vương
quốc Do Thái. Ông hạ lệnh đem tất cả quý tộc, tư tế, nhà buôn và thợ thủ công đều
nhất luật coi là phu tù, kết đội lập nhóm áp giải đến thành Babylon, chỉ còn lại một
số người cực kì bần khổ ở lại Jerusalem, sửa chữa vườn nho, cày ruộng gieo giống.
Đây chính là Phu tù tại Babylon trong lịch sử Do Thái.
Người Do Thái[sửa | sửa mã nguồn]
Sau khi người Do Thái bị bắt ép đến Babylon, Jerusalem trở thành một vùng đất
hoang, tường thành khắp chung quanh bị tàn phá, Thánh điện và vương cung bị
phóng hoả thiêu đốt, tất cả bát đĩa, chén mâm làm bằng vàng, bạc và đồng ở trong
thành toàn bộ đem đến Babylon. Sau mấy chục năm, Cyrus II đã diệt vong Vương
quốc Tân Babylon, thì mới phóng thích họ về Jerusalem xây dựng lại quê hương.
Người Do Thái kể từ khi xuất hiện trên vũ đài lịch sử, đã trải qua bao khổ nạn.
Theo người ta nói, họ từng định cư Ai Cập hàng trăm năm, chịu khổ cùng cực,
dưới sự lãnh đạo của một vị lãnh tụ tên là Moses, đã trốn thoát khỏi Ai Cập. Hơn
nữa, lại còn phiêu bạc rất nhiều năm ở khu vực sa mạc của bán đảo Sinai. Về sau,
họ còn tác chiến lâu dài với người Canaan và người Philistine, đồng thời chịu khổ
làm tù binh trong mấy chục năm nước mất nhà tan, bị người khác tuỳ tiện áp bức
sai khiến. Người Do Thái được tôi luyện bởi cuộc sống gian khổ, đã thỉnh
cầu Thượng đế cứu vớt họ ra khỏi cảnh dầu sôi lửa bỏng, giúp đỡ người Do Thái
phục quốc. Họ thờ phụng Đức Jehovah là chân thần, chúa tể toàn bộ sự vật giữa vũ
trụ. Đây chính là Do Thái giáo. Người Do Thái tin rằng ác nhân nhất định sẽ
bị Đức Jehovah trừng trị, Chúa Cứu thế nhất định sẽ giáng lâm. Họ đem thần
thoại, truyền thuyết, thi ca, lịch sử và "Thập giới" của Moses có liên quan
đến Jehovah, cùng với các bộ ngữ lục của tiên tri (một người đem lời của Chúa báo
cho dân chúng và quốc vương biết) được ghi chép lại, biên soạn thành Thánh
kinh. Thánh kinh là kinh điển mà tín đồ Do Thái giáo sùng bái. Sau này, sau
khi Cơ Đốc giáo ra đời và phát triển, đã tiếp nhận bộ Thánh kinh này, gọi nó là
Thánh kinh Cựu ước, tức là Cựu ước. Đồng thời đem lời thuyết giáo mới của Cơ
Đốc giáo gọi là Thánh kinh Tân ước, tức là Tân ước.
Người Do Thái có ảnh hưởng trọng yếu ở phương diện tôn giáo, người Do Thái
Israel lưu tán ở khắp nơi trên thế giới đều đem việc kiên quyết tín phụng Do Thái
giáo coi là cơ sở của bản sắc dân tộc. Jerusalem là Thánh địa của Do Thái giáo,
cũng là Thánh địa của Cơ Đốc giáo, sau này còn trở thành thánh địa của Hồi giáo.
Tín đồ của ba tôn giáo này, mỗi tín đồ dựa vào truyền thuyết tôn giáo mà bản thân
theo tín ngưỡng, đều đem Jerusalem coi là Thánh địa của họ.
Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

1. ^ Grabbe, Lester L. (2004). A History of the Jews and Judaism in the


Second Temple Period: Yehud: A History of the Persian Province of Judah
v. 1. T & T Clark. p. 355. ISBN 978-0-567-08998-4.
2. ^ Philip R. Davies (1995). John D Davies (ed.). Words Remembered,
Texts Renewed: Essays in Honour of John F.A. Sawyer. Continuum
International Publishing Group. p. 219. ISBN 978-1-85075-542-5.
3. ^ Simón Dubnow, Manual de la Historia Judía, Buenos Aires: Sigal,
1977, capítulo XIII: "La Cautividad en Babilonia"; Gabrielle Sed-
Rajna, L'abecedaire du Judaïsme, Flammarion: París, 2000, p. 116.
4. ^ a b Barnavi, Élie (2003). Lịch sử người Do Thái thế giới —— Từ
"Sáng thế kí" đến thế kỉ XXI. New York: Schocken
Books. ISBN 9780805242263.
Do Thái: 3 lần bị lưu đày nhưng vẫn trở về lập quốc (kỳ 2)
15 Tháng Mười Hai, 2010 | Do Thái

Đất thánh của 3 tôn giáo độc thần: Một nóc nhà thờ Thiên Chúa giáo và ngay đằng
sau là nóc màu vàng của đền thờ Hồi giáo Dome on the Rock. Hình của N.H.A.
chụp từ sân thượng Austrian Hospice of The Holy Family trong cổ thành
Jerusalem.
Nguyễn Hồng-Anh
***
Có lẽ chúng tôi là những người đi hành hương đất thánh chậm nhất trong số những
người Công giáo Việt Nam ở Úc. Cả mười hay hai mươi năm trước tôi đã nghe các
cụ ông cụ bà, những người quen biết đi qua Do Thái viếng Nhà Thờ Mộ Chúa,
Vườn Cây Dầu, đồi Golgotha ở Jurusalem; hang đá ở Bethlehem, Biển Hồ nơi
Chúa làm phép lạ v.v… và có chuyến hành hương kéo dài cả tháng.
Trong “20 năm rong chơi” ở nhiều nước và lục địa, tôi thường tự nhủ sẽ dành
chuyến đi Jerusalem vào một dịp nào đó thuận tiện. Sự chậm trễ có nhiều lý do. Và
ngay trong chuyến đi Do Thái cách đây vài tháng, Jerusalem cũng chỉ là một phần
trong chương trình thăm viếng đất nước này và những nước trong vùng Địa Trung
Hải. Nói như thế không có nghĩa là tôi hoàn toàn không có chút mộ đạo, vô cảm
trước các thánh tích. Bởi vì trong ngày đầu tiên đi thăm cổ thành Jerusalem, nhìn
thấy các phụ nữ quỳ ôm tấm đá được cho là nơi dùng để xức dầu Chúa trước khi
liệm, mắt tôi bỗng mờ đi. Tôi định thần xem chuyện gì đã xảy ra và phát hiện mắt
hơi cay. Nước mắt tôi không chảy nhưng đủ làm nhòe hình ảnh các phụ nữ úp má
xuống phiến đá, lấy tay xoa qua lại nơi cách đây khoảng 2000 năm đã đặt xác Đức
Jesus.
Kinh nghiệm này là lần duy nhất xảy ra trên đất thánh, một vùng đất với những
biến cố lịch sử mà tôi đã nghe rất nhiều trong đời sống bình thường và đời của một
người Công giáo mỗi mùa lễ Phục sinh. Nhưng đó là chuyện đạo mà tôi sẽ kể sau,
trước hết tôi muốn cùng với bạn đọc ôn lại đôi chút về lịch sử của người Do Thái.

Dân riêng, đất chung với chiến tranh triền miên


Theo cựu ước, một loại sử ký của người Do Thái thì người Do Thái là dân được
Thiên Chúa chọn mà tổ phụ là Abraham. Người Do Thái là giống dân Hebrew
sống ở vùng đất Canaan. Theo truyền thuyết tên Israel được Thiên Chúa trao cho tổ
phụ Jacob sau khi ông chiến đấu và thắng thiên thần của Chúa. 12 đứa con của ông
Jacob với 12 chi họ đã trở thành tổ tiên của dân Do Thái.
Gặp nạn đói, Joseph một trong 12 hai người con của Jacob đưa anh em sang Ai
Cập tránh thiên tai nhưng rồi đã trở thành nô lệ của các Paraohs cho đến khi
Moses, thế hệ thứ tư, đã đưa họ trở về Canaan là đất hứa mà Thiên Chúa đã dành
riêng cho họ.
Thời hoàng kim của Do Thái bắt đầu từ vua David và con của ông là Salomon, vị
vua nổi tiếng khôn ngoan và là người đã xây đền thờ Jerusalem đầu tiên khoảng
năm 961 trước Công Nguyên (CN). Nhưng rồi người Babylon chiếm đóng, đày ải
người Do Thái cho đến khi người Ba Tư chiếm được và cho họ trở lại cố hương.
Đây là lần lưu đày thứ hai kéo dài 70 năm. Một lần nữa người Do Thái xây dựng
đền thờ Jerusalem lần thứ hai khi trở lại đất hứa.
Khoảng năm 333 trước CN, Do Thái lại rơi vào sự đô hộ của đế quốc La Mã. Đức
Jesus sinh ra lại Bethlehem dưới thời kỳ này và năm sinh của ngài được chọn là
năm thứ nhất cho dương lịch mà ta thường gọi là Công Nguyên.
Năm 70 sau CN, người Do Thái nổi dậy chống La Mã và bị đàn áp thẳng tay, đền
thờ Jerusalem bị phá hủy và người Do Thái lại bị đày đi ở các thuộc địa của La Mã
hay tản mác khắp thế giới.

Sau nóc màu vàng của đền thờ Hồi giáo Dome on the Rock (của hình trên) là Bức
Tường Than Khóc của Do Thái giáo. Hình của N.H.A.
Sau khi đế quốc La Mã sụp đổ, vùng đất hứa của người Do Thái rơi vào tay người
Hồi giáo. Vua Omar II đã cho xây đền thờ Hồi giáo Al-Aqsa ngay tại Jerusalem.
Từ đây Jerusalem trở thành đất thánh của một tôn giáo mới. Và vì vậy mới có
những trận chiến Thập tự quân của các nước Tây phương để giành lại đất thánh.
Trong khi đó ở mọi nơi trên thế giới người Do Thái bị đàn áp hay kỳ thị và vì vậy
mỗi khi gặp nhau họ đều chào “hẹn gặp lại ở Jerusalem” nhưng lần lưu đày thứ ba
này kéo dài gần hai ngàn năm.
Sau Thế chiến Thứ hai, do việc Đức quốc xã giết hại trên 6 triệu người Do Thái,
Liên hiệp quốc đã chia vùng đất Canaan ngày xưa nay trở thành Palestine thành hai
khu vực riêng biệt, 57% đất cho người Do Thái và 43% cho người Palestine gốc Á
Rập và giao cho nước Anh cai trị với Jerusalem là thành phố quốc tế.
Nhưng vào năm 1948 khi Anh tuyên bố chấm dứt sự cai trị do Liên hiệp quốc ủy
nhiệm, Do Thái tuyên bố độc lập. Nhiều quốc hiệu được đề ra như Zion, Judea,
Eretz Isaral (Đất Israel) nhưng quốc hội đã chọn tên Medinat Yisrael (Quốc gia
Israel).
Chỉ một ngày sau khi Do Thái tuyên bố độc lập, 4 quốc gia Á Rập gồm Ai Cập,
Syria, Lebanon và Syria mở cuộc tấn công vào Do Thái. Á Rập Saudi đưa quân
chiến đấu dưới sự chỉ huy của Ai Cập, Jordan sát nhập Đông Jerusalem, Ai Cập
chiếm Dải Gaza. Với biến cố này có 700,000 người Palestine trở thành người tị
nạn.
Tuy nhiên, sau 8 tháng chiến đấu, Do Thái đẩy lui các cuộc tấn công và mở rộng
lãnh thổ lên đến 75%.
Cờ nước Áo (trái), cờ Vatican cắm sân thượng Austrian Hospice of The Holy
Family. Hình TVTS
Năm 1967 khi Ai Cập bao vây không cho Do Thái sử dụng một phần Biển Đỏ, Do
Thái liền mở cuộc tấn công bất thình lình gây ra Cuộc Chiến 6 Ngày nổi tiếng,
chiếm Tây Ngạn, Dải Gaza, Bán đảo Sinai, Cao nguyên Golan, sát nhập Đông
Jerusalem. Năm 1979 khi ký hòa ước với Ai Cập, Do Thái đã trả lại bán đảo Sinai
cho nước này.
Năm 1980, quốc hội Do Thái thông qua Đạo luật Jerusalem, một hình thức sát
nhập toàn bộ Jerusalem và coi Jerusalem như là thủ đô của họ, nhưng đa số các hội
viên của Liên hiệp quốc ra các nghị quyết lên án Do Thái và cho rằng việc Do Thái
ra luật lệ, quản trị toàn bộ Jerusalem là bất hợp pháp, không có giá trị.
Người Palestine cho rằng đất mà người Do Thái chiếm đóng hiện nay là của người
Palestine nhưng người Do Thái nói đấy là xứ Canaan, đất Thiên Chúa hứa cho họ
và họ đã sống tại đây trên ba ngàn năm. Nhưng người Palestine lại cho rằng tổ tiên
họ đã có mặt tại đây cả năm ngàn năm trước. Cứ thế mà tranh cãi và đánh nhau.
Mặt trận Giải phóng Palestine do Yasser Arafat lãnh đạo ra đời một thời tạo những
vụ bắt con tin, gây những cuộc khủng bố. Các cuộc chiến giữa Do Thái và
Palestine vì thế kéo dài cho đến ngày nay mặc dầu Do Thái đã trả lại một số đất
cho người Palestine tự trị như Tây Ngạn, Dải Gaza nơi có thể sẽ là một nước
Palestine trong tương lai.
Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc không coi các phần đất Do Thái chiếm đóng là
hợp pháp, kêu gọi họ trả lại đất (Land for peace) như một hình thức đổi lấy hòa
bình. Nhưng các cuộc hòa đàm và các hiệp ước đã chẳng mang lại hòa bình và
vùng đất Do Thái- Palestine vẫn là lò thuốc súng của Trung Đông.
Một số nước ở Trung Đông không muốn sự hiện diện của một nước Do Thái như
Iran (tên Ba Tư ngày xưa). Tổng thống Mahmoud Ahmadinejad từng tuyên bố phải
đẩy người Do Thái ra ngoài biển. Họ tiếp tục giúp những thành phần quá khích
Palestine như nhóm Hamas duy trì cuộc xung đột với Do Thái trong khi chính phủ
Do Thái cứ cho xây thêm các khu định cư ở nơi mà người Palestine phản đối.
Do Thái là một quốc gia nhỏ, diện tích rộng chừng 22,000 cây số vuông, tức chỉ
bằng 1/15 diện tích củaViệt Nam; bắc giáp Lebanon và Syria, tây đông giáp
Jordan, nam giáp Ai Cập và phía tây là biển Địa Trung Hải.
Tháp nhà thờ Thiên Chúa giáo và tháp đền thờ Hồi giáo phủ kín bầu trời Cổ thành
Jerusalem. Khu Do Thái giáo và Bức Tường Than Khóc ở phía tây Cổ Thành phân
chia ranh giới giữa người Hồi giáo và Do Thái. Hình: TVTS
Dân số khoảng 7.5 triệu người trong đó 75.5% là người Do Thái; 20.3% Ả Rập và
4.2% thuộc các sắc dân khác. Ngôn ngữ chính thức gồm Do Thái (Hebrew) và Á
Rập. Lợi tức đầu người $28,500 Mỹ kim đứng hàng thứ 28 thế giới. Tuy là một
nước nhỏ nhưng Do Thái có thể đương đầu và đứng vững với một thế giới Á Rập
trên trăm triệu người.
Lý do ngoài sự ủng hộ của Mỹ (người ta nói không ngoa khi cho rằng chính cộng
đồng gốc Do Thái ở Mỹ là thành phần quyết định đường lối kinh tế và chính trị của
nước này), người Do Thái tự bản thân là một dân tộc thông minh, có ý chí phấn
đấu và sức chịu đựng bền bỉ. Họ là dân tộc duy nhất trên thế giới bị lưu đày nhiều
lần và sau hai ngàn năm vẫn trở về đất tổ để tái lập quốc.
Những người giàu có ở nhiều quốc gia có gốc Do Thái. Rất nhiều người lãnh giải
Nobel có gốc Do Thái. Tại sao? Vì người Do Thái coi trọng việc làm giàu và cho
rằng kiến thức trí tuệ là thứ quý nhất của con người, bởi vì như họ thường dạy cho
con cái “của cải tiền bạc có thể bị kẻ khác tước đoạt nhưng kiến thức trí tuệ của ta
thì không ai có thể cướp đi được”.
Tác giả bút ký “kể chuyện đường xa” trước Bức Tường Than Khóc linh thiêng của
người Do Thái giáo, bên kia bức tường là đền Hồi giáo Dome on the Rock linh
thiêng hàng đầu của người đạo Hồi. Và trong Cổ thành này có những đền thờ. di
tích thiêng liêng bậc nhất của người Thiên Chúa giáo (Công giáo, Chính thống
giáo, Coptic v.v…). Hình TVTS
Về sức mạnh quân sự, ngoài vũ khí quy ước, họ đã bí mật sở hữu bom nguyên tử
từ lâu, nhưng không công bố. Vì vậy, họ không dễ bị đẩy ra ngoài biển hay bị tiêu
diệt. Tôn giáo đã giúp họ đoàn kết, gắn bó với nhau dù giòng máu của tổ phụ
Abraham, vua David đã loãng đi vì pha trộn với các dân tộc khắp nơi. Người Do
Thái ngày nay ở Jerusalem có thể là da trắng, da ngăm, da đen và thậm chí da vàng
nhưng Do Thái giáo là chất keo kết họ lại với nhau.
Do vị trí địa lý và lịch sử, trên mảnh đất Do Thái xưa và nay đã hình thành 3 tôn
giáo lớn độc thần: Do Thái giáo, Thiên chúa giáo (hay Ki-tô giáo – Christianity) và
Hồi giáo. Jerusalem trở thành đất thánh của cả 3 tôn giáo, chứ không riêng gì của
người Công giáo như chúng tôi.
Tôi đến Do Thái vừa để hành hương đất thánh (thật ra đi ngắm cảnh) và cũng để có
dịp xem Tel Aviv, thủ đô kinh tế và hành chánh của nước Do Thái ngày nay.
Do Thái có 3 thành phố lớn gồm Jerusalem (khoảng 800,000 dân), Tel Aviv
(khoảng 400,000) và Haifa (265,000) nhưng chúng tôi chỉ đi thăm được hai mà
thôi. (Tham khảo một số tài liệu từ trên mạng – còn tiếp)
Nguyễn Hồng Anh 2010

PHẦN HAI: KHÓI LỬA VÀ ĐIÊU TÀN

3. Sự Tuyệt Diệt Của Vương Quốc Samaria

Dưới sức ép cực lớn từ bên ngoài của Assyria, tình hình chính trị của Samaria bắt
đầu có dấu hiệu rã nát với những cuộc đảo chính cung đình liên tiếp xảy ra. Năm
745BC, Salum đã giết vị vua cuối cùng của nhà Jehu để lên ngôi, nhưng vua bị
Menahem ám sát và chiếm ngôi vào cùng năm. Sau đó, con của Menahem là vua
Pekahiah lại bị Pekah tiếm vị vào năm 736BC. Cờ đến tay phải phất, vua Pekah
(737BC-732BC) đã cố gắng chứng tỏ cho Assyria thấy Samaria không phải là một
con giun muốn xéo thế nào thì xéo. Năm 738BC, các vua Syria, Samaria,
Philistine, Ammon, Moab, Edom và các bộ tộc Arabia đã thành lập liên minh Syro-
Ephraimite, mà hai nhà lãnh đạo chính của nó là vua Rezin của Damascus và vua
Pekah của Samaria, nhằm chống lại đế chế Assyria. Vua Ahaz của Judah dù bị ép
buộc nhưng đã từ chối tham gia liên minh này.

Vào năm 734BC, hoàng đế Tiglath-Pileser III đã đập tan liên minh đó, chiếm
Damascus, giết chết vua Rezin và sáp nhập Syrya vào hệ thống các tỉnh của đế chế.
Hoàng đế Tiglath-Pileser III còn chinh phục cả đồng bằng Philistine và hành quân
xa mãi đến tận ‘suối của Ai Cập’. Tại Samaria, sau khi liên minh Syro-Ephraimite
tan rã, các thành phần ủng hộ Assyria đã hạ bệ vua Pekah và lập Hoshea (732BC-
724BC), một người dễ bị uốn nắn, lên làm vua. Ở phía bắc, miền Galilee của
Samaria bị biến thành một tỉnh của đế chế Assyria khiến vương quốc Samaria chỉ
còn lại một vùng lõi ở khu vực đồi núi trung tâm, lúc đó cũng đang bị vây trong
vòng ba năm (2V 17, 5).
Đế chế Assyria tiêu diệt vương quốc Samaria vào năm 721BC
Vương quốc Samaria sau chiến bại toàn diện trước Assyria đã lay lắt kéo dài nền
tự trị mong manh của nó thêm một thời gian ngắn nữa. Đến năm 721BC, Samaria
bị thôn tính hoàn toàn bởi hoàng đế Sargon II (721BC-705BC) của Assyria. Trong
một bi kí, hoàng đế Sargon II tuyên bố là đã chiếm Samaria trong năm đầu tiên ông
làm hoàng đế và đã đưa 27000 dân Israel đi đày. Sau đó, ông đã cho xây lại thành
Samaria to rộng hơn trước rồi đưa những dân tộc ở các miền đất khác trong đế chế
vào đó, đồng thời tái tổ chức hệ thống cai trị trong cả vùng dưới quyền một viên
tổng trấn Assyria. Đám dân ô hợp tứ xứ mà hoàng đế Sargon II cho quy tập ở
Samaria sẽ là một chướng ngại lớn cho nỗ lực phục hưng vương quốc của người
Israel sau này.

4.Lạc Lối Trong Bàn Cờ Của Các Bá Cường

Vào khoảng thế kỉ 9 BC, bàn cờ địa chính trị trong khu vực có nhiều chuyển biến.
Đầu tiên là việc đế chế Assyria rơi vào một cơn suy thoái nhẹ do những vấn đề về
kinh tế và quản trị đế chế cũng như sự đe dọa của vương quốc Urartu ở mặt bắc.
Cùng với đó là sự tái xuất hiện của người Babylon, với đà phát triển mạnh về dân
số và sức mạnh, sẵn sàng thế vào lổ hổng quyền lực đang xuất hiện ở Lưỡng Hà.
Dù đã suy yếu nhiều, nhưng với bản chất hiếu chiến, đế chế Assyria vẫn khuấy
động những cuộc can qua rút cuộc sẽ dìm chết chính họ.

Năm 705BC, hoàng đế Sargon II băng hà, đế chế Assyria chìm trong khói lửa nội
loạn. Phía đông, tỉnh Babylon nổi dậy, còn ở phía tây đế chế Assyria lại nổi lên
một liên minh chống đối của các vua Judah, Phoenicia, Philisstine, và vùng bên kia
sông Jordan. Liên minh này bị ngôn sứ Isaiah phê phán là hành động khinh suất và
liều lĩnh. Tuy nhiên, chưa thấy quan tài chưa đổ lệ, bất chấp lời khuyến cáo của
ngôn sứ Isaia, vua Hezekiah của Judah vẫn gia nhập liên minh, thậm chí còn trở
thành kẻ cầm đầu liên minh. Vua Hezekiah của Judah sai người qua Ai Cập để
thương thảo hiệp ước, rồi tất bật lo tăng cường các công trình phòng thủ cho kinh
thành Jerusalem: xây thêm các pháo đài, đào kênh Siloam để dẫn nước từ suối
Gihon vào trong thành.
Cuộc bao vây Jerusalem năm 701BC của đế chế Assyria
Năm 701BC, sau khi xử lý xong cuộc bạo loạn của tỉnh Babylon ở miền đông,
hoàng đế Sennacherib (704BC-681BC) quay sang phía tây. Tiến quân từ phía bắc
xuống dọc theo con đường ven Địa Trung Hải – Via Maris, ông đè bẹp cuộc nổi
loạn của các vương quốc Tyre, Byblos, Ascalon. Sau đó, bằng một loạt chiến thắng
áp đảo, ông khuất phục các vương quốc dọc theo Vương Lộ là Ammon, Moab và
Edom. Sau đó, hoàng đế Sennacherib tiến lên bao vây 46 thành có tường lũy bao
quanh và vô số các làng mạc không có tường bao quanh của Judah, cùng bắt đi
200150 người làm chiến lợi phẩm, theo một bị kí của Assyria ghi lại. Ông đã đích
thân dẫn quân bao vây Jerusalem và nhốt vua Hezekiah tại đó ‘như một con chim
trong lồng’. Khi biết tin Ai Cập không thể tới tương trợ và thấy mình lâm vào thế
phải chiến đấu hoàn toàn đơn độc với đoàn quân đông đảo của Assyria, biết rằng
nước xa không thể cứu được lửa gần, vua Hezekiah đã dự tính đầu hàng hoàng đế
Sennacherib.

Trong thời điểm tưởng chừng như mọi hi vọng đã tiêu tan, thì ngôn sứ Isaiah lại
loan báo về việc Thiên Chúa sẽ ra tay cứu thoát dân Người. Quả vậy, Jerusalem bị
vây nhưng được giải thoát vào phút cuối cùng bởi những nguyên nhân mà cho đến
nay vẫn còn chìm trong màn sương bí ẩn. Điều này nếu căn cứ vào bản văn Kinh
Thánh “Chính đêm ấy, thiên sứ của ĐỨC CHÚA ra đánh chết một trăm tám mươi
lăm ngàn người trong trại quân Assyria. Ban sáng, khi người ta thức dậy, thì kìa,
toàn là thây ma xác chết” (2V 19, 35) thì phần lớn quân đội Assyria đã bị thiên sứ
của Thiên Chúa tiêu diệt, nhưng trong sử biên của Assyria không hề nhắc đến sự
kiện nào như vậy. Một vài học giả ước đoán rằng đã có một thiên tai hay ôn dịch
nào đó trong đội quân Assyria đang vây thành, hoặc hoàng đế Sennacherib phải rút
quân vì ở miền đông đế chế có một sự kiện đặc biệt cần đến sự can thiệp trực tiếp
của ông: Marduk-apla-iddina II lại tự tuyên bố là vua Babylon. Với việc hoàng đế
Sennacherib bị các con trai của ông ta giết chết trong lúc ông đang tế lễ trong đền
thờ thần Nimrud năm 681BC (2V 19, 37), đế chế Assyria bắt đầu xuống dốc nhanh
chóng. Quả thật, chiến đấu trên hai mặt trận không bao giờ là điều dễ dàng. Bộ
máy chiến tranh ngỡ là bất khả chiến bại của Napoleon đã kiệt sức do thất bại của
Đại Quân ở Mặt trận chống Nga phía đông và sự đau đớn mà ‘Cái ung bướu Tây
Ban Nha’ gây ra ở phía nam. Còn người Đức, dù cực kì thiện chiến và tàn nhẫn,
cũng không sao khắc phục được trận thế Hai Mặt Trận trong hai cuộc thế chiến.
Tiếp tục bị đánh bại một lần nữa tại Ai Cập vào năm 660BC, đế chế Assyria bắt
đầu tan rã. Sau khi hoàng đế Ashurbanipal băng hà năm 627BC, đế chế Assyria rơi
vào hỗn loạn do một loạt các cuộc nội chiến. Cuối cùng, dưới sự lãnh đạo của
Nabopolassar, Babylon và các lãnh thổ phía đông đã lợi dụng tình trạng gần như
vô chính phủ của đế chế Assyria để tự giải phóng. Đáng ra phải tận dụng thời cơ
toàn cục đang biến động mạnh để tự tạo lập vị thế mới thuận lợi cho mình, thế
nhưng do một sai lầm trí mạng trong tính toán cán cân địa chính trị, Judah để mình
mắc kẹt trong cuộc long tranh hổ đấu giữa Assyria và Babylon, và đã phải lãnh
nhận những hậu quả khốc liệt.

Năm 609BC, Pharaoh Necho II (610BC-595BC, thuộc triều đại thứ 21), một đồng
minh của Assyria, đã đưa quân lên miền bắc hội sư với quân Assyria tại
Carchemish, một địa điểm bờ tây bắc sông Euphrates, để chống lại Babylon.
Nhưng vua Judah là Josiah (640BC–609BC), vì một liên minh kí kết trước đó với
Babylon, đã can dự vào chiến cuộc bằng cách đưa quân chặn đường Pharaoh
Necho II tại Megiddo, và đã mất mạng tại chiến địa nổi danh này. Sự kiện này
được tường thuật lại trong Kinh Thánh: “Vào thời vua Josiah, vua Ai Cập là
Pharaoh Necho lên gặp vua Ashur bên bờ sông Euphrates. Vua Josiah đi đón vua
Necho, nhưng vua Necho giết vua Josiah ở Megiddo, khi vừa thấy vua này” (2V,
23, 29). Tuy nhiên, sự tác động của vua Josiah cũng đã làm Ai Cập mất thăng
bằng, và một cách gián tiếp đã góp phần vào chiến thắng của Babylon tại
Carchemish năm 609BC. Nhưng quả thật, về phía người Israel, cái chết vô vị của
một vị minh quân như Josiah sau này được nhìn nhận như là thảm họa mở đầu cho
sự sụp đổ của Jerusalem và Judah. Quả là, trâu bò đánh nhau ruồi muỗi chết.

5.Sự Sụp Đổ Của Vương Quốc Judah


Đế chế tân Babylon dưới thời hoàng đế Nabuchodonosor II
Quan sát những động thái quân sự hướng thẳng về phía tây sau khi tận diệt Assyria
của đế chế Babylon, Judah đã sực tỉnh để nhận ra gã đồng minh Babylon ngày nào
của họ nay đã trở thành gã bạo chúa tham lam và tàn bạo mới của miền Mảnh
Trăng Màu Mỡ, nhưng đã muộn. Hoàng đế Nabuchodonosor II (630BC-562BC)
tấn công Ai Cập vào năm 601BC nhưng không thể khuất phục được nó, chủ yếu là
do một loạt các cuộc phá rối phía sau của Judah, Phoenicia và Aram. Trận chiến
giữa hoàng đế Nabuchodonosor II và Ai Cập khiến cả hai bị tổn thất nặng nề. Vào
năm 598BC, bất chấp sự ngăn cản của ngôn sứ Jeremias, vua Jehoiakim của Judah
cho rằng trong hai cường quốc đang tranh chấp thì Ai Cập mạnh hơn, nên quyết
định ngả theo Ai Cập. Đáng tiếc, đây lại là một sai lầm trí mạng khác của các vị
vua Judah. Ngay trong chính năm đó, hoàng đế Nabuchodonosor II đã thân chinh
tiến công Judah. Vua Jehoiakim băng hà khi Jerusalem đang bị bao vây, và con
ông là Jehoiachin lên nối ngôi. Thành Jerusalem thất thủ vào tháng 3 năm 597BC,
nhưng Đền Thờ vẫn chưa bị phá hủy.

Hoàng đế Nabuchodonosor II bắt được vua Jehoiachin, đem ông và hoàng tộc đi
đày ở Babylon, đồng thời đặt Zedekiah lên ngôi vua. Không từ bỏ ý định thoát
khỏi sự kiểm soát của Babylon, vua Zedekiah lại đưa Judah về phe với Ai Cập.
Hoàng đế Naboukhodonosor II trả đũa quyết liệt và nhanh chóng, ông cho bao vây
Jerusalem ngày 15-01-587BC, và triệt hạ thành ngày 19-01-586BC. Vị tướng của
Nabuchodonosor II là Nebudaradan đã cho quân bình địa hoàn toàn Jerusalem.
Cuộc tàn sát kinh hoàng và man rợ của quân Babylon cùng khung cảnh khói lửa
thê lương của thành đô Jerusalem đã đóng một dấu sắt cháy bỏng đầy đau đớn lên
ký ức tập thể của người dân Judah. Bằng chứng từ khoa khảo cổ gợi ý rằng dân số
của Judah thời đó đã giảm sút từ 250000 trong thế kỉ 8 BC xuống còn chỉ khoảng
một nửa sau sự sụp đổ của Jerusalem. Judah cố gắng khởi nghĩa giành lại nền độc
lập vào năm 582BC, nhưng đã bị tướng Nebudaradan đè bẹp nhanh chóng.
Jerusalem bị quân Babylon bình địa năm 587BC
Như vậy, hai vương quốc của người Israel đã sụp đổ hoàn toàn dưới sức ép quân
sự khủng khiếp của các đế chế trong khu vực. Nhưng theo Kinh Thánh, sự thất bại
của họ phải truy nguyên về những sự kiện thuộc chiều kích đức tin. Theo đó, họ bị
lâm cảnh lầm than do đã bất chính trong đời sống và giả hình trong phụng tự. Họ
bị tan hoang cửa nhà do đã phớt lờ các lề luật của ĐỨC CHÚA mà thẳng tay bóc
lột bần dân trong xứ sở. Họ bị ngoại bang đánh bại do đã bỏ rơi ĐỨC CHÚA của
họ để chạy theo các ngẫu tượng của các dân tộc lân cận, những thứ đã không thể
cho họ một sự cứu giúp nào trong cơn bỉ cực. Biến cố hai vương quốc sụp đổ là
một bài học không thể nào quên của dân tộc Israel. Thế nhưng, kì diệu thay, việc
nghiền ngẫm những biến cố đau thương đó trong những năm tháng lưu đày tại
Babylon, dưới sự trợ lực của ánh sáng đức tin do các ngôn sứ rao giảng, cuối cùng
lại đưa đến sự hồi sinh đầy ngỡ ngàng của dân tộc Israel.

Đón đọc PHẦN BA: LƯU ĐÀY VÀ TÁI SINH

SỰ SỤP ĐỔ VÀ HỒI SINH CỦA DÂN TỘC ISRAEL (Phần III)


SỰ SỤP ĐỔ VÀ HỒI SINH CỦA DÂN TỘC ISRAEL Phần III

An Bình Hân Gia 🌸


10 tháng 8 2021
Phần trước

SỰ SỤP ĐỔ VÀ HỒI SINH CỦA DÂN TỘC ISRAEL (Phần II)


Bài viết gửi bởi An Bình Hân Gia 🌸 trong mục Sáng tác

spiderum.com
PHẦN BA: LƯU ĐÀY VÀ HỒI SINH

6.Bờ Sông Babylon Ta Ra Ngồi Nức Nở


Nói đến nơi lưu đày, chắc hẳn nhiều người hình dung ra hình ảnh từng đoàn người
Israel lầm lũi rời bỏ quê hương để đi đến những vùng đất xa xôi và cằn cỗi kiểu
như Australia và Siberia, những nơi lưu đày của các đế chế cận hiện đại Anh và
Nga. Thế nhưng, trong phiên bản hình thức lưu đày đầu tiên của nhân loại, người
Assyria và người Babylon lại không nhằm trừng phạt các cá nhân chống đối mà lại
có chủ đích nhắm vào việc bứng gốc và phân tán ra khỏi quê nhà các dân tộc bị trị
nổi loạn, với mưu đồ xoá sổ căn tính dân tộc của họ. Thế nên, tuy có nhiều người
thuộc vương quốc Samaria bị lưu đày đến tận biên giới phía đông của đế chế
Assyria là dãy Zagros, nhưng phần đông các người Judah lại bị người Babylon lưu
đày đến vùng đất trung tâm của đế chế, tức là ngay chính tại kinh đô Babylon. Do
mười chi tộc Israel thuộc vương quốc Samaria thực tế đã bị tan loãng và biến mất
trong khối dân đa tạp của đế chế, nên kể từ đây, khi nói về dân tộc Israel bị lưu
đày, ta hiểu là chỉ còn nói về Judah, chi tộc Israel duy nhất còn tồn tại sau cuộc
Lưu đày Babylon.
Các tuyến đường lưu đày của người dân hai vương quốc Samaria và Judah
Babylon, nơi người Israel bị lưu đày, là một khu vực có đất đai cực kì màu mỡ, với
những cánh đồng lúa mì einkorn vàng óng bạt ngàn, có thể cho sản lượng gấp 300
lần hạt giống đem gieo, mức năng suất cao nhất của nền sản xuất lương thực cổ
thời. Cùng với đó, Babylon còn có những vườn chà là và vả sum suê trĩu quả chế
biến nên lượng thực phẩm, rượu và mật thừa mứa. Nông sản của vùng đất này như
lúa mì, lúa mạch, kê và vừng to đến nỗi sử gia Herodotus thấy ngại khi phải kể lại,
vì sợ bị người ta cho là đang nói quá.

Kinh thành Babylon với vườn treo Babylon và ziggurat Babel


Người Israel chắc hẳn phải thấy cực kì ngỡ ngàng trước sự vĩ đại của kinh thành
Babylon và những truyền thống văn hoá kì lạ của nó. Theo lời kể của Herodotus,
Babylon là một toà thành khổng lồ vuông vắn, với mỗi cạnh dài 120 ‘stadia’ (đơn
vị đo chiều dài của người cổ đại, bằng khoảng 200m), tức là mỗi bề của nó dài
24km! Nó có hai vòng thành với mỗi mặt thành rộng 50 ‘pekhes hoàng gia’ (mỗi
‘pekhes hoàng gia’ tương đương với 50cm), tức là thành dày tới 25m. Giữa hai
vòng thành là một hào nước rộng nối liền với sông Euphrates. Hai lớp thành cực
dày cộng với hào nước sâu khiến cho Babylon dường như trở thành bất khả công
phá. Không chỉ vững chãi, kinh thành Babylon còn được điểm tô bằng những công
trình tuyệt mĩ. Đầu tiên phải kể đến Vườn Treo Babylon, một trong Bảy kỳ quan
thế giới cổ đại; ngoài ra, còn có Cổng thành Ishtar được khảm bằng những viên đá
quý rực rỡ sắc màu cùng nhiều ngôi đền lộng lẫy bao quanh toà tháp Babel nhiều
tầng. Cũng theo Herodotus, ở Babylon tồn tại nhiều phong tục kì lạ về tình dục,
hôn nhân, và buôn bán mà chắc hẳn đã nhiều dịp khiến những người Israel tha
hương sửng sốt. Tuy vậy, sinh sống ở Babylon, người Israel lại có dịp tiếp xúc trực
tiếp với hệ tư tưởng vùng Lưỡng Hà, vốn rất thâm sâu và phong phú. Sự gặp gỡ đó
đã ghi lại dấu ấn trong các kinh sách được cho là đã được viết xuống ngay tại miền
đất lưu đày Babylon.
Cổng Ishtar và con đường tế tự của hoàng gia
Miền đất Babylon như vậy, còn hoàn cảnh của những người Israel bị lưu đày thì
như thế nào? Lưu dân Israel hẳn nhiên là đã phải chịu một cú sốc khủng khiếp về
tâm lý và luân lý. Nhưng đàng khác ta cũng không nên tưởng cuộc sống bên
Babylon giống như trong một trại tập trung. Bên Babylon, người Israel vẫn được
hưởng một sự tự do tương đối, tỉ dụ như việc ngôn sứ Ezekiel được tự do đi thăm
viếng đồng bào đang lo trồng trọt. Thế nhưng, dù lần hồi có được một cuộc sống
tạm yên bình nơi phương xa xứ lạ, thì trong lòng người dân Israel vẫn canh cánh
những câu hỏi nhức nhối mà tình cảnh dân tộc đặt ra cho họ: Có ĐỨC CHÚA thật
không? Nếu có thì tại sao Ngài lại để đất nước, để thành thánh Jerusalem và Đền
Thờ bị tàn phá như vậy? Hay là thần Marduk của Babylon mạnh hơn ĐỨC
CHÚA? ĐỨC CHÚA có còn nhớ Lời Hứa hay đã huỷ bỏ Giao Ước rồi?

7.Hồi Sinh Đống Xương Khô Trong Sa Mạc

Cũng như đã xảy ra trong thời các Thủ Lãnh, khi lâm vào cảnh tang thương đau
đớn rồi được các ngôn sứ của Chúa khuyên răn chỉ dạy, dân Israel mới nhận ra tội
lỗi ghê gớm mà chính họ đã gây ra. Chính sự cứng lòng và bất trung đã làm cho họ
xa lìa khỏi tình yêu Thiên Chúa và đánh mất hạnh phúc của mình. Tuy nhiên, trong
kế hoạch của Thiên Chúa thì Lưu đày không phải là ‘viên thuốc độc’, mà là ‘viên
thuốc đắng’ mà Thiên Chúa dùng để chữa trị ‘chứng bệnh bất tuân’ của dân Người.
Bởi ngay khi quân Babylon cưỡng bức người Israel rời bỏ quê hương xứ sở, đã có
Lời Chúa phán qua trung gian ngôn sứ Jeremias:

“Muôn dân hỡi, lắng nghe lời ĐỨC CHÚA

và loan đi các đảo xa vời,

rằng Đấng đã phân tán Israel

cũng chính Người sẽ thâu tập lại,

canh giữ họ như mục tử canh giữ đoàn chiên

Họ sẽ reo mừng đi tới đỉnh Zion, lũ lượt kéo nhau về hưởng ân lộc ĐỨC CHÚA.”
(Gr 31, 10.12)

Quả vậy, Thiên Chúa là Thiên Chúa tín thành, không bỏ rơi dân Ngài đã chọn.
Ngay tại chốn lưu đày, Ngài đã cho các ngôn sứ như Isaiah Đệ nhị và Ezekiel đến
giữa đoàn dân Israel đang khóc than vì lầm lỗi trong quá khứ và tuyệt vọng về
tương lai, để nói cho họ biết rằng “muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương” (Tv
117, 1); rằng Thiên Chúa sẽ ban ơn cho họ biết hối cải những tội lỗi mà họ và cha
ông đã phạm, cùng biến đổi họ nhờ thần khí thánh hoá của Ngài, như trong lời sấm
truyền của ngôn sứ Isaiah Đệ nhị:

“Ta dẫn người mù tối qua những lối chưa tường, trên nẻo đường mới lạ, sẽ dìu họ
bước đi.

Ta biến đổi bóng tối thành ánh sáng soi họ, và uốn khúc gập ghềnh thành quan lộ
thẳng băng.

Những điều ấy, Ta sẽ thực hiện, không bỏ sót điều nào.” (Is 42, 14-16)

Thật vậy, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra hai điều biến đổi chỉ có thể nói là kì diệu ở
đoàn dân Israel lưu đày tại Babylon. Điều kì diệu thứ nhất là việc tại chốn lưu đày,
dân Israel đã có một nhận thức mới mẻ và thiêng liêng hơn trong việc sống đức tin.
Theo đó, với người Israel tha hương, thay cho phụng tự và hi lễ tại Đền Thờ trong
quá khứ, cộng đoàn tại chốn lưu đày lại tập họp nhau vào ngày sabbath để thờ
phượng Thiên Chúa và suy ngẫm Lời Chúa; thay cho nhà vua đã bị bắt đi lưu đày,
thì Thiên Chúa lại trở thành vua thật sự của họ; thay cho đất đai của họ đã bị chiếm
giữ, dấu cắt bì lại trở thành dấu chỉ của một vương quốc mang chiều kích thiêng
liêng; và do bị buộc phải sống trên một mảnh đất không trong sạch, nên người
Israel lưu đày đã dành nhiều bận tâm cho sự trong sạch theo nghi lễ. Như vậy,
chúng ta có thể nói rằng tại nơi lưu đày Do Thái giáo được cưu mang, để rồi sẽ
được sinh hạ một cách chính thức với cuộc cách tân giao ước của Esdras tại
Jerusalem vào khoảng năm 420BC (Nkm 8,1-18; 9,1-38).
Các hiền nhân Israel đã đào sâu vào những suy tư của mình về thân phận con
người
Điều kì diệu thứ hai của cuộc lưu đày liên quan đến hoạt động văn chương. Dù
chúng ta không thể nói ra một cách chính xác hoạt động này đã diễn ra ở đâu và
vào thời điểm nào, nhưng những ghi chép và những truyền thống khác nhau vẫn
giúp chúng ta thấy được một số manh mối. Trên tất cả, để duy trì đức tin và niềm
hi vọng trong lòng dân tộc, các tư tế đã nhắc nhở dân chúng về cội nguồn của họ.
Việc đọc lại lịch sử dạng này chính là truyền thống có tên là Tư tế, một trong bốn
truyền thống làm thành bộ Ngũ Thư. Luật Thánh thiện trong sách Lv 17 – 26 là
những luật đã được thi hành tại Đền Thờ Jerusalem, lúc này được gom lại và điển
chế hóa một cách dứt khoát, để rồi sau khi hồi hương, bản luật này dần dần trở
thành có dạng như sách Levi. Các học giả cũng cho rằng dòng văn chương Đệ Nhị
Luật lịch sử, bao gồm các sách Gs – 2V, hẳn đã được biên soạn ngay trước khi
vương quốc sụp đổ, rồi được biên tập, thêm thắt và thích ứng với hoàn cảnh của
những người đi lưu đày. Những lời của các ngôn sứ Ezekiel và Isaiah Đệ Nhị cũng
được lưu giữ, theo dạng thành văn hoặc truyền khẩu. Có kinh nghiệm về tai họa,
đau khổ, đồng thời được tiếp xúc với tư tưởng Babylon và Batư, các hiền nhân
Israel đã đào sâu những suy tư của mình về thân phận con người. Những suy tư
này sau nhiều thế kỉ dần dần kết tinh thành những tác phẩm như sách Job. Những
Thánh Vịnh với giọng điệu mới, Tv 137; 44; 80; 89, có thể đã được biên soạn vào
thời điểm này để kêu xin Thiên Chúa là Đấng Tín Thành.

Như vậy, từ trong đau khổ và chính bằng đau khổ mà Thiên Chúa đã sửa dạy dân
Ngài. Và rồi, càng nhìn nhận lỗi lầm của mình, dân Israel càng trông mong một
ngày sẽ được giải thoát khỏi kiếp lưu đày nơi xứ lạ và được trở về lại quê cha đất
tổ, miền đất mà Thiên Chúa đã hứa ban cho các tổ phụ của họ. Thế nhưng, sinh
sống ở ngay chính trung tâm quyền lực của đế chế Babylon, họ hiểu rõ sức mạnh
khủng khiếp của sắc dân đang cai trị họ. Đối với họ, tự mình giải thoát khỏi thân
phận lưu đày là một điều vượt ngoài những mưu tính và khả năng của họ. Để trấn
an nỗi tuyệt vọng của dân Israel, Thiên Chúa đã sai ngôn sứ Ezekiel đến tuyên sấm
những lời sau đây:

ĐỨC CHÚA phán: Này nhà Israel vẫn nói: “Xương cốt chúng tôi đã khô, hi vọng
của chúng tôi đã tiêu tan, chúng tôi đã rồi đời!” Chính vì thế, Edekiel, ngươi hãy
tuyên sấm, hãy nói với chúng: “ĐỨC CHÚA là Chúa Thượng phán như sau: Hỡi
dân ta, này chính Ta mở huyệt cho các ngươi, Ta sẽ đưa các ngươi lên khỏi huyệt
và đem các ngươi về đất Israel. Các ngươi sẽ nhận biết chính Ta là ĐỨC CHÚA,
khi Ta mở huyệt cho các ngươi và đưa các ngươi lên khỏi huyệt, hỡi dân Ta. Ta sẽ
đặt thần khí của Ta vào trong các ngươi và các ngươi sẽ được hồi sinh. Ta sẽ cho
các ngươi định cư trên đất của các ngươi. Bấy giờ, các ngươi sẽ nhận biết chính Ta
là ĐỨC CHÚA, Ta đã phán là Ta làm.” (Ed 37, 11-14)
Ngôn sứ Ezekiel và đống xương khô trong sa mạc được thần khí hồi sinh
Thực vậy, theo cái nhìn của Kinh Thánh, nếu như Thiên Chúa đã dùng bàn tay của
người Babylon mà sửa trị Israel, thì Người đã lại dùng sức mạnh của một dân tộc
khác để đưa dân Israel về lại quê hương. Người dân Israel cho rằng dân tộc đó
chính là một khí cụ tuyệt hảo mà ĐỨC CHÚA dùng để giải thoát dân Ngài, đến độ,
thủ lãnh của dân tộc đó là vua Cyrus đã được ngôn sứ Isaiah Đệ nhị tặng cho danh
hiệu “kẻ được Thiên Chúa xức dầu” (Is 45,1), vốn xưa nay chỉ dành riêng cho các
bậc quân vương nhà David.

Hoàng đế Cyrus, "kẻ được Thiên Chúa xức dầu" (Is 45, 1)
Đón đọc PHẦN BỐN: GIẢI PHÓNG VÀ HỒI HƯƠNG

SỰ SỤP ĐỔ VÀ HỒI SINH CỦA DÂN TỘC ISRAEL (Phần kết)


SỰ SỤP ĐỔ VÀ HỒI SINH CỦA DÂN TỘC ISRAEL phần kết

An Bình Hân Gia 🌸

10 tháng 8 2021

Phần trước

SỰ SỤP ĐỔ VÀ HỒI SINH CỦA DÂN TỘC ISRAEL (Phần III)

Bài viết gửi bởi An Bình Hân Gia 🌸 trong mục Sáng tác

spiderum.com

PHẦN BỐN: GIẢI PHÓNG VÀ HỒI HƯƠNG

8.Đại Đế Cyrus, Nhà Giải Phóng


Bản đồ chính trị Trung Đông thế kỉ 6BC

Từ năm 562BC, sau khi hoàng đế Naboukhodonosor II băng hà, quyền lực của đế
chế Babylon bắt đầu suy giảm nhanh chóng. Chỉ trong vòng bảy năm, ngai vàng đã
đổi chủ tới ba lần, để rồi rơi vào tay của Nabonidus (556BC-545BC). Hoàng đế, do
xuất thân từ dòng dõi tư tế và có lòng sùng kính đặc biệt thần mặt trăng Sin, đã cho
khôi phục đền thờ kính vị thần này tại Haran, và do vậy, đã gây ra sự kình địch của
giới tư tế đầy quyền lực của thần Marduk, điều này đã tạo nên một sự rạn nứt trong
nền tảng quyền lực của đế chế Babylon.

Vì một lí do nào đó mà đến nay vẫn còn là bí ẩn, hoàng đế Nabonidus đã thiên đô
từ Babylon sang ốc đảo Teima nằm phía bắc sa mạc Arabia, việc làm khinh suất
này của ông đã đưa tới hai hệ quả nghiêm trọng cho nền chính trị đế chế Babylon.
Thứ nhất, với việc đặt trung tâm hành chính của đế chế ở một vị trí ngoại vi, hoàng
đế Nabonidus đã khiến việc kiểm soát và điều hành một đế chế rộng lớn như
Babylon thêm phần khó khăn. Thứ hai, việc hoàng đế Nabonidus vắng mặt tại
Babylon khiến cho những năm đó người ta không thể cử hành Lễ hội Năm mới, lễ
hội mà trong đó hoàng đế đóng vai trò chính. Đối với người Babylon, việc hoàng
đế Nabonidus không cử hành những nghi thức của lễ hội này để kính thần Marduk
rõ ràng là một tai họa, vì người dân tin rằng sự may mắn và chính sự hiện hữu của
Babylon phụ thuộc vào vị thần này.

Mối đe dọa từ bên ngoài do thế lực ngày càng lớn mạnh của người Medes ở miền
đông bắc đế chế bắt đầu trở nên rõ ràng. Người Medes đã từng là đồng minh của
người Babylon trong việc lật đổ đế chế Assyria, lúc này chính họ lại đe dọa đế chế
Babylon. Để đối phó với người Medes, Nabonidus đã kết đồng minh với vua Cyrus
(576BC-530BC) của Ba Tư, một chư hầu của người Medes. Cyrus đại đế, vua của
người Achaemenid ở Elam, không cần người Babylon hỗ trợ, đã quật khởi tại
Ecbatana để chống lại ách thống trị của Astyages, vua của Medes. Vương quốc
Medes nhanh chóng sụp đổ và người Ba Tư trở thành chúa tể của tất cả vùng đất
phía đông dãy Zagros nhìn xuống vùng đồng bằng Lưỡng Hà. Lúc này, hoàng đế
Nabonidus nhận ra người Ba Tư mới là kẻ thù đích thực của họ, nhưng đã muộn.
Năm 539BC, một trận đại chiến giữa quân đội Babylon và Ba Tư nổ ra tại Opis,
bên bờ sông Tigris, với kết quả là sự thảm bại của người Babylon.
Sa đồ kinh thành Babylon, với sông Euphrates chảy qua chính giữa

Các cánh quân Ba Tư nhanh chóng vượt qua các chi lưu hai con sông Euphrates và
Tigris, xiết vòng vây xung quanh kinh thành Babylon, vốn được cho là bất khả
xâm phạm. Điểm yếu duy nhất của hệ thống phòng ngự Babylon chính là con sông
Eupherates được cho chảy qua ngay giữa thành phố. Người Babylon cho đặt một
lưới kim loại chắn ngang sông, để tuy dòng sông có thể chảy qua thành phố nhưng
vẫn ngăn chặn được sự xâm nhập từ bên ngoài, thế nhưng, lưới này không chạm
đáy sông. Ngay bên ngoài thành là một hồ nước chu vi lên tới 420 ‘stadia’, được sử
dụng để rút nước sông Euphrates trong quá trình thi công các công trình phòng ngự
cho thành và cây cầu bắt qua chính giữa thành. Đây sẽ là điểm yếu trí mạng của
thành Babylon mà Cyrus sẽ lợi dụng.

Vì thấy trước Cyrus sẽ tiến công, người Babylon đã tích trữ lương thực đủ dùng
trong nhiều năm. Vì thế trong khi cư dân Babylon không mấy lo lắng về cuộc vây
hãm thì Cyrus lại lúng túng khi thấy cuộc vây hãm kéo dài mà không đạt được tiến
triển nào, nhưng cuối cùng ông đã nghĩ ra được một mưu kế. Cyrus bố trí một cánh
quân ở nơi dòng sông chảy vào thành, một cánh quân khác ở nơi dòng sông chảy ra
khỏi thành, rồi đích thân ông dẫn cánh quân thứ ba đi đào một con kênh dẫn nước
từ sông Euphrates vào hồ nước cũ ở ngoại thành, khiến cho dòng chảy của sông
trong một vài giờ hạ xuống thấp đến mức có thể lội qua được. Sau đó, hai cánh
quân Ba Tư phục sẵn nhanh chóng ập vào và hạ thành. Vì quy mô rộng lớn của
chính nó, khi khu vực tiếp giáp với tường thành đã lọt vào tay quân Ba Tư, những
người ở trung tâm thành phố, ngẫu nhiên lúc đó đang tổ chức một lễ hội thâu đêm,
vẫn tiếp tục nhảy múa vui chơi cho tới sáng, khi mà mọi việc đã an bài.

Hoàng đế Cyrus tiến vào Babylon tháng 10 năm 539BC, ông tuyên bố mình là
người giải phóng người dân Babylon ra khỏi ách thống trị của Nabonidus. Hoàng
đế Cyrus đã tính toán chính xác, vì người dân thành Babylon đã đầu hàng mà
không hề kháng cự. So với các đạo quân chinh phục như Asssyria và Babylon, đạo
quân Ba Tư của hoàng đế Cyrus rõ ràng là nhân đạo hơn. Các đền thờ ở Babylon
và các thành lân cận không hề bị tổn hại, do quân đội Ba Tư đã được lệnh phải tôn
trọng tôn giáo người bản xứ và tránh gây sợ hãi cho họ. Quả thực hoàng đế Cyrus
đã đối xử với các thần linh của các dân tộc bị chinh phục một cách khoan dung. Và
chính trong bối cảnh đó, người Israel ở Babylon đã được hoàng đế Cyrus cho chấm
dứt số phận lưu dân để trở về quê hương bản quán.
9.Khi Tù Nhân Zion Trở Về

Chỉ vài tháng sau khi lên ngôi, hoàng đế Cyrus đã ban hành một chiếu chỉ vào năm
538BC cho phép người Israel hồi hương và tái thiết Đền Thờ. Ta có thể tìm thấy
chiếu chỉ này ở trong hai sách Esdras và Nehemiah. Chiếu chỉ này được lưu làm
hai bản trong văn khố hoàng gia, một bản bằng tiếng Dothái và một bản bằng tiếng
Aram, ngôn ngữ chính thức của đế chế Ba Tư. Người Israel không bị ép buộc phải
ra đi, và quả thực, cuộc sống đã trở nên thoải mái của xứ lưu đày Babylon khiến
nhiều người trong số họ không muốn hồi hương mà chọn ở lại và chỉ tham gia tái
thiết Đền Thờ bằng cách đóng góp tài chính. Số người này tạo thành một cộng
đoàn hải ngoại quan trọng và khá sung túc.

Các đoạn khác nhau trong bản văn Thánh Kinh, Er 1 – 6; Kg; Dcr 1 – 8 hé lộ cho
chúng ta biết một vài hình ảnh về những vấn đề khó khăn mà những người Israel
hồi hương phải đối mặt. Khó khăn thứ nhất là sự tranh chấp đất đai giữa những
người hồi hương và những dân đã đến cư ngụ tại xứ Palestina. Quả vậy, vùng đất
được dành cho những người hồi hương chỉ rộng khoảng vài chục dặm vuông xung
quanh Jerusalem, nhỏ hơn rất nhiều so lãnh thổ vương quốc Judah thời phân li. Vì
thế, chúng ta khó có thể nói rằng người Israel hồi hương đã khôi phục lại hoàn toàn
đất đai của họ. Hơn thế nữa, họ còn phải chia sẻ mảnh đất nhỏ bé với hậu duệ của
những người Israel không đi lưu đày vào năm 587BC, và cả những người ngoại
quốc đã đến ở vùng núi Judah theo sau các chiến dịch quân sự của Babylon. Trong
bối cảnh ấy, những xung đột và tranh chấp dưới nhiều hình thức đã xảy ra giữa
những cư dân còn ở lại và những người mới trở về.
Khi Chúa dẫn tù nhân Zion trở về, ta thấy mình như giữa giấc mơ (Tv 125)

Tình trạng lại càng thêm phức tạp, do mâu thuẫn giữa những người hồi hương với
nhóm cư dân pha tạp sống tại vùng núi Samaria ở phía bắc nhưng lại đang nắm
quyền kiểm soát miền đất Judah. Nhóm cư dân tạm gọi là những người Samaria
này là hậu duệ của những dân cùng đinh trong vương quốc Samaria bị bỏ lại và các
sắc dân được đế chế Assyria đưa đến ở trong vùng. Họ có những lối thực hành tôn
giáo tuy có thể gần gũi, nhưng cũng tồn tại nhiều khác biệt quan trọng với người
Israel. Những người Samaria đó, theo quan điểm Israel, đã ra hư hỏng vì bị trộn lẫn
với các dân tộc ngoại bang. Do đó, giữa những người Samaria và người Israel luôn
có một mối căng thẳng. Người Israel kết án người Samaria, vì họ đã không duy trì
được một đức tin tinh tuyền. Còn người Samaria thì lại cho rằng họ mới là những
người thật sự trung thành với Luật Moses. Như chúng ta đọc trong sách Esdra,
những người Samaria cũng muốn giúp tái thiết Đền Thờ Jerusalem nhưng những
người Israel đã từ chối thiện chí của họ. Ở chiều ngược lại, những người Samaria
cũng đã chống đối việc xây các bức tường thành Jerusalem. Mặt khác, tương quan
của những người Israel với nhau cũng không phải là tương quan lí tưởng. Có
những người Israel muốn giữ nguyên hiện trạng trong những lãnh vực khác nhau
như chính trị xã hội, luân lí và tôn giáo, trong khi có những người lại muốn cải
cách một cách sâu sắc trong mọi lĩnh vực.

Thứ đến, người Israel hồi hương lại gặp nhiều khó khăn trong việc sinh sống tại xứ
Palestina. Tại lúc đó, Jerusalem và các thành phố lân cận vẫn còn trong tình trạng
đổ nát, khiến việc kiếm sống của người dân cũng bị hạn chế rất nhiều. Vậy là hoá
ra cuộc sống của những người hồi hương thực tế khác xa với viễn tượng về một xứ
sở đầy phồn thịnh và tự do mà ngôn sứ Isaia Đệ Nhị từng hứa hẹn. Thời gian càng
trôi đi, người Israel hồi hương càng thấy rằng những lời hứa hẹn đó sẽ còn ở xa
tầm tay, và chúng ta có thể tưởng tượng được rằng đời sống của những người
Israel hồi hương đầu tiên có thể là một chuỗi những thất vọng cay đắng. Khi đó,
những ai tin vào lời hứa của Thiên Chúa hiểu ra rằng, dù đã quyết tâm sống theo
Luật Moses, nhưng mong ước giữ vững đức tin vào Thiên Chúa của thế hệ họ cũng
không dễ dàng hơn so với thế hệ cha ông họ chút nào.

Cuối cùng, một khó khăn nữa của người Israel hồi hương là việc tái thiết Đền Thờ
Jerusalem. Bản văn Kinh Thánh cho chúng ta biết rằng người Israel đã tranh cãi rất
nhiều và cũng đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc tái thiết Đền Thờ. Một đàng,
họ không có đủ thợ xây cất và thiếu nguồn tiền bạc, do đóng góp của người Israel
không được nhiều lắm. Đàng khác, họ gặp phải sự kháng cự, chế nhạo và đe dọa
của những dân lân cận, tức là những người Samaria và những người Ammon ở bên
kia sông Jordan.

Những khó khăn kể trên bủa vây số sót ít ỏi của một dân tộc trở về từ nơi lưu đày,
khiến cho vài người trong số họ đâm ra nản lòng mà lại một lần nữa lìa bỏ Lề Luật
của cha ông. Thế nhưng, trong cơn khốn quẫn đến độ gần như lạc lối đó của dân
Israel, đã xuất hiện hai nhân vật Nehemiah và Esdras. Hai ông đã nâng đỡ, sửa dạy
và khuyến khích dân Israel kiên vững trong niềm tin vào Giao Ước giữa Thiên
Chúa và dân Người.

10.Vững Một Niềm Tin

Vào năm 444BC, Nehemiah được Artaxerxes I, hoàng đế Batư, bổ nhiệm làm
thống đốc Judah, Ông đi về miền đông đem theo chiếu chỉ của hoàng đế cho phép
ông xây dựng lại tường thành Jerusalem, với chi phí được lấy từ kho tàng hoàng
gia. Đồng thời, chỉ thị từ hoàng đế cũng cho phép Judah cũng được tách khỏi tỉnh
Samaria để thành một tỉnh độc lập. Nehemiah làm thống đốc Judah trong vòng 12
năm (Nkm 5,14), sau đó ông trở lại làm quan trong triều đình Batư (Nkm 12,6).

Nehemiah xây dựng lại tường thành Jerusalem

Tuy nhiên, liền sau đó, Nehemiah thuyết phục hoàng đế cho ông trở lại Jerusalem,
do tình trạng ở Jerusalem bắt đầu trở nên tồi tệ. Dân chúng Israel thời đó đang lần
hồi nghiêng theo lối sống dễ dãi khi chấp nhận những cuộc hôn nhân dị chủng với
dân ngoại xung quanh. Trong hoàn cảnh đó, Nehemiah đã tiến hành một cuộc cải
cách nhằm vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa người Israel với dân ngoại.
Nehemiah đã đề ra hai tiêu chuẩn cụ thể để được công nhận là người Israel: thứ
nhất, người đó phải được cha mẹ là người Israel sinh ra, và thứ hai, người đó phải
trung thành với Torah, bao gồm sự trợ giúp theo luật định dành cho cơ cấu phụng
tự Đền Thờ. Nehemiah triệt để ngăn cấm hôn nhân dị chủng, dựa trên nền tảng của
sách Đệ nhị luật (Nkm 13; Đnl 23,3). Tiếp nối Nehemiah, những năm về sau
Esdras đã đưa ra những biện pháp còn cứng rắn hơn: ông không chỉ cấm hôn nhân
dị chủng, mà những ai đã lấy người dân ngoại bị buộc phải phá vỡ cuộc hôn nhân
đó (Er 10,2-5).

Esdras chính là người đã đẩy cuộc cải cách của Nehemiah đi xa hơn. Esdras hẳn là
đã đến Jerusalem khoảng những năm 420BC, không phải với vai trò là thống đốc
như Nehemiah, nhưng được hoàng đế Batư cử đến Jerusalem để thị sát các vấn đề
tôn giáo. Quyền bính của Esdras cũng không chỉ bó hẹp ở Judah, mà bao trùm trên
mọi người Israel sinh sống tại Palestina. Esdras được miêu tả như là “một kinh sư
thông Luật Moses, mà Đức Chúa, Thiên Chúa của Israel đã ban” (Er 7,6). Một
trong những thứ quan trọng mà Esdras đem về từ Babylon là một bản sao của Sách
Luật Moses, như Nkm 8,1 nói tới. Nghi thức công bố bản luật này được miêu tả
trong Nkm 8,1-18, với đỉnh điểm là việc dân chúng xưng thú tội lỗi, quyết tâm tách
mình khỏi dân ngoại, đồng thời long trọng cam kết sống trung thành với Lề Luật
của Giao Ước Sinai (Nkm 9,1 – 10,40). Văn bản kết ước được các kỳ mục Israel kí
kết và được mọi người thề hứa tuân theo, kẻ nào không tuân giữ sẽ bị nguyền rủa.
Kinh sư Esdras tuyên đọc sách luật Moses trước đại hội dân Chúa

Chúng ta có thể nhận thấy rằng điều mà Ezekiel và Isaiah Đệ Nhị đã sửa dạy và
khuyên răn dân Israel ở Babylon, cũng là điều mà Nehemiah đã chuẩn bị trong
cuộc cải cách sơ khởi, lúc này đã được thực hiện hoàn chỉnh với nghi thức kết ước
do Esdras đề xướng. Cách nào đó, kinh sư Esdras đáng được gọi là “người khai
sinh ra Dothái giáo”, vì bởi do ảnh hưởng của ông mà cuộc sống và tôn giáo của
người Israel đã có một biến chuyển mới, trở nên dứt khoát hơn và bám sát hơn
trong đức tin vào ĐỨC CHÚA.

ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa của Abraham, Isaac và Jacob, Đấng tín thành và giàu
lòng thương xót, đã hứa ban một “miền đất tràn trề sữa và mật” (Ds 13, 27) cho
cha ông họ, miền đất mà sau năm mươi năm họ bị lưu đày nơi đất khách quê
người, lại là nơi họ trở về và sinh sống bình yên.
Vĩ Thanh

Người Israel và hai vương quốc Plotemy - Seleucid


Hồi sinh từ đống tro tàn, người Israel quyết tâm giữ vững đức tin của họ vào ĐỨC
CHÚA của cha ông và xem đó như căn tính thâm sâu của dân tộc, không thể thoái
hoá, không thể nhượng bộ, không thể chối bỏ. Sinh sống trong một đế chế Ba Tư
khoan dung về tôn giáo, việc đó xem ra khá dễ dàng. Nhưng ba trăm năm sau thời
hoàng đế Cyrus, khi thời thế đổi thay, dân tộc Israel phải đối mặt với gã bạo chúa
điên cuồng mà họ gọi là Antiocho Epimanes (Antiocho điên khùng) của nhà
Seleucid, họ sẽ phải chứng minh đức tin mà họ tuyên xưng vào ĐỨC CHÚA liệu
có phải là một thâm tín, hay chỉ là một lời chót lưỡi đầu môi…

Lạc Vũ Thái Bình - Trần Gia Hân

Huế - Sài Gòn, 07-2021

Tham khảo

-Kinh thánh trọn bộ, bản dịch 2011

-Phạm Hữu Quang - Dẫn nhập Thánh Kinh

-Trần Minh Thực - Lịch sử Cứu độ

-Herodotus - Lịch Sử

-Mortimer Chamber - Lịch sử văn minh Phương Tây

-Viện Smithsonian - Lịch sử thế giới, chân dung nhân loại theo dòng sự kiện

-John Keegan - Lịch sử chiến tranh

-Bernard Lewis - Lịch sử Trung Đông

Cuộc lưu đày tại Ba-by-lôn là gì?


TRẢ LỜI
Bị bắt làm phu tù hay lưu đày sang Ba-by-lôn ý chỉ về một giai đoạn lịch sử của
nước Y-sơ-ra-ên khi người Giu-đa bị vua Nê-bu-cát-nết-sa II bắt làm phu tù dẫn về
Ba-by-lôn. Đây là một giai đoạn lịch sử quan trọng trong Kinh Thánh bởi vì cả
cuộc lưu đày lẫn trở về và phục hồi của vương quốc Giu-đa chính là sự ứng
nghiệm những lời tiên tri của Cựu Ước.

Đức Chúa Trời dùng Ba-by-lôn như một công cụ để đoán phạt dân Y-sơ-ra-ên vì
tội lỗi của họ, là thờ hình tượng và chống nghịch lại chính Ngài. Thực chất trong
thời kỳ này (607 - 586 TC), người Giu-đa bị bắt giải về Ba-by-lôn theo nhiều đợt.
Với mỗi người kế vị Giu-đa nổi lên chống lại quyền cai trị của người Ba-by-lôn,
vua Nê-bu-cát-nết-sa sẽ dẫn một đạo binh để tiến đánh nước này cho đến khi đã
chiếm được thành Giê-ru-sa-lem sau khoảng thời gian một năm, giết hại rất nhiều
người và hủy phá đền thờ, bắt phu tù hàng ngàn người Giu-đa và để lại Giê-ru-sa-
lem một đống đổ nát.

Như Kinh Thánh đã tiên báo, dân Giu-đa sẽ không được phép trở về Giê-ru-sa-lem
cho tới khi kết thúc 70 năm lưu đày. Lời tiên tri ấy được ứng nghiệm vào năm 537
TC, khi người Giu-đa được vua Si-ru của Ba Tư cho trở về Y-sơ-ra-ên và bắt đầu
xây dựng lại thành phố và đền thờ. Cuộc hồi hương này dưới sự dẫn dắt của E-xơ-
ra đã dấy lên một cuộc phấn hưng giữa vòng người Giu-đa và cuộc tái thiết đền
thờ.

Dưới sự cai trị của vua Nê-bu-cát-nết-sa II, đế quốc Ba-by-lôn bành trướng khắp
khu vực Trung Đông và khoảng năm 607 TC, vua Giê-hô-gia-kim của Giu-đa đã
buộc phải quy hàng, biến mình thành chư hầu cho Nê-bu-cát-nết-sa (II Các Vua
24:1). Chính trong thời điểm đó Nê-bu-cát-nết-sa đã bắt lấy nhiều người trai trẻ tốt
tươi và thông sáng của mỗi thành trong nước Giu-đa, trong đó có Đa-ni-ên, Ha-na-
nia (Sa-đơ-rắc), Mi-sa-ên (Mê-sác) và A-xa-ria (A-bết-nê-gô). Sau 3 năm phục
dưới quyền Nê-bu-cát-nết-sa, vua Giê-hô-gia-kim của Giu-đa dấy lên nghịch cùng
Ba-by-lôn và một lần nữa hướng về Ai Cập để cầu viện. Sau khi gửi quân đội đến
trấn áp cuộc nổi dậy của Giu-đa, đích thân Nê-bu-cát-nết-sa rời Ba-by-lôn vào năm
598 TC để giải quyết vấn đề.
Vào khoảng tháng ba năm 597 TC, Nê-bu-cát-nết-sa đến được Giê-ru-sa-lem và
chiếm lấy thành, nắm quyền kiểm soát khu vực ấy, trấn lột của cải và bắt Giê-hô-
gia-kin, con trai của Giê-hô-gia-kim, cùng cả dòng vua, và hầu hết dân cư của Giu-
đa đem về Ba-by-lôn, chỉ chừa lại những người nghèo khổ nhất trong xứ (II Các
Vua 24:8-16).

Thời điểm đó Nê-bu-cát-nết-sa phong cho Sê-đê-kia làm vua thay mặt ông cai trị
Giu-đa, nhưng sau 9 năm, Sê-đê-kia - có lẽ vẫn chưa học được bài học trong quá
khứ - đã dẫn quân Giu-đa nổi loạn cùng người Ba-by-lôn một lần cuối cùng (II Các
Vua 24-25). Bị tác động bởi những lời tiên tri giả dối và phớt lờ sự cảnh báo của
tiên tri Giê-rê-mi, Sê-đê-kia quyết định liên quân cùng Ê-đôm, Mô-áp, Am-môn và
Phê-ni-xi để chống lại Nê-bu-cát-nết-sa (Giê-rê-mi 27:1-15). Hậu quả là Nê-bu-
cát-nết-sa một lần nữa tấn công thành Giê-ru-sa-lem. Giê-ru-sa-lem thất thủ vào
tháng bảy năm 587 hoặc 586 TC, và Sê-đê-kia bị bắt làm phu tù giải về Ba-by-lôn
sau khi phải tận mắt chứng kiến các con trai mình bị giết, sau đó ông bị móc mắt
(II Các Vua 25). Tại thời điểm này, Giê-ru-sa-lem bị bỏ hoang, đền thờ bị hủy phá
và tất cả nhà cửa bị thiêu rụi. Phần lớn dân Giu-đa bị bắt làm phu tù, nhưng một
lần nữa, Nê-bu-cát-nết-sa vẫn giữ lại những người nghèo để phục dịch như nông
dân hay người làm vườn nho (II Các Vua 25:12).

Sách II Sử Ký và II Các Vua đề cập đến hầu hết giai đoạn dẫn tới sự sụp đổ của cả
Vương quốc phía bắc và Giu-đa. Chúng cũng nhắc đến sự hủy phá thành Giê-ru-
sa-lem của vua Nê-bu-cát-nết-sa và thời kỳ đầu tiên của cuộc lưu đày sang Ba-by-
lôn. Giê-rê-mi là một trong các tiên tri của giai đoạn trước sự sụp đổ của Giê-ru-sa-
lem, và Ê-xê-chi-ên cùng Đa-ni-ên được viết trong thời kỳ dân Giu-đa đang bị lưu
đày. E-xơ-ra viết về sự trở về của người Giu-đa sau 70 năm như Đức Chúa Trời đã
phán hứa qua tiên tri Giê-rê-mi và Ê-sai. Sách Nê-hê-mi cũng viết về sự trở về và
tái thiết Giê-ru-sa-lem sau khi thời kỳ lưu đày kết thúc.

Cuộc lưu đày sang Ba-by-lôn có một tác động quan trọng với quốc gia Y-sơ-ra-ên
sau khi họ trở về quê hương - đó là họ không bao giờ bại hoại bởi tội thờ hình
tượng và các thần giả mạo của các dân tộc xung quanh nữa. Một cuộc phục hưng
giữa vòng người Giu-đa đã diễn ra sau khi họ được trở về Y-sơ-ra-ên và xây dựng
lại đền thờ. Chúng ta thấy những điều này được ghi chép trong sách E-xơ-ra và Nê-
hê-mi, khi dân tộc này một lần nữa trở về với Đức Chúa Trời, Đấng giải cứu họ
khỏi kè thù nghịch mình.

Cũng như Đức Chúa Trời đã hứa qua tiên tri Giê-rê-mi, Đức Chúa Trời đã đoán
phạt dân Ba-by-lôn vì tội lỗi của họ, và Đế quốc Ba-by-lôn sụp đổ dưới tay quân
đội Ba Tư và năm 539 TC. Sự kiện này một lần nữa chứng mình những lời hứa của
Đức Chúa Trời là chân thật.

Thời kỳ 70 năm lưu đày tại Ba-by-lôn là một phần quan trọng trong lịch sử Y-sơ-
ra-ên, và Cơ Đốc Nhân nên làm quen với kiến thức này. Như nhiều sự kiện khác
trong Cựu Ước, biến cố lịch sử này bày tỏ sự thành tín của Đức Chúa Trời đối với
dân sự của Ngài, sự đoán phạt của Ngài đối với tội lỗi, và sự chắc chắn trong các
lời hứa của Ngài.
CHÚA LƯU ĐÀY ISRAEL ĐẾN ASIRI, BABYLON VÀ THẾ GIỚI

CHÚA LƯU ĐÀY ISRAEL ĐẾN ASIRI, BABYLON VẢ THẾ GIỚI-



Tuyển dân đã phạm tội quá sâu,
Chúa lưu đày đi cả địa cầu,
Mười chín bốn tám họ lập quốc,
Chấm dứt án lưu đày nhiệm mầu.

Exe 4:4-6- Kế đó, ngươi khá nằm nghiêng mình bên tả, và để tội lỗi nhà Y-sơ-ra-
ên tại đó. Ngươi nằm như vậy bao nhiêu ngày, thì mang lấy tội lỗi chúng nó
cũng bấy nhiêu. Vì ta đã định cho ngươi một số ngày bằng với số năm của tội lỗi
chúng nó, là ba trăm chín mươi ngày, ngươi sẽ mang lấy tội lỗi nhà Y-sơ-ra-ên
như vậy. Vả lại, khi những ngày ấy đã mãn, ngươi khá nằm nghiêng mình bên
hữu, và mang lấy tội lỗi của nhà Giu-đa, trải bốn mươi ngày ta định cho ngươi
mỗi một ngày thay vì một năm.
Phục 28:64–và Đức Giê-hô-va sẽ tản lạc ngươi trong các dân, từ cuối đầu nầy
của đất đến cuối đầu kia; tại đó, ngươi sẽ hầu việc các thần khác bằng cây và
bằng đá mà ngươi cùng tổ phụ ngươi không hề biết.
Lê 26: 18,21,23-24, 27-28– Nếu đến đỗi vậy mà các ngươi không khứng nghe ta,
ta sẽ vì cớ tội phạm, thêm gấp bảy lần đặng sửa phạt các ngươi

Vì sau khi vào đất hứa dân Israel không giữ năm sa bát là cho đất nghỉ một năm
sau 6 năm canh tác, và họ cũng đã phạm tội thờ hình tượng nên Chúa hình phạt
Israel bằng cách cho lưu đày đi:

1.Lưu Đày Đến Asiri (Iraq)_
Ép ra im hay bắc quốc Israel vong quốc vào năm 721TC. Và cả 10 chi phái bị lưu
đày sang Asiri.- 2 Vua 17:6–Đoạn, vua A-si-ri đi lên xâm chiếm cả xứ, đến vây Sa-
ma-ri trong ba năm. Năm thứ chín đời Ô-sê, vua A-si-ri hãm lấy Sa-ma-ri, đem dân
Y-sơ-ra-ên sang qua A-si-ri, lập họ ở tại Cha-la và trên bờ Cha-bo, sông của Gô-
xan, cùng trong các thành nước Mê-đi. 10 chi phái nầy đi khắp địa cầu, mãi năm
1948 có một thiểu số hồi hương.

2.Lưu Đày Đến Babylon— (606-536 T.C).==70 năm
Nam quốc Giu đa bị vua Nê bu cát nết Sa, của Babylon ba lần bắt dân di lưu đày.
– Lần 1 vào năm 606 TC., có Đa niên ên và nhiều người thuộc nhà quyền quý.
– Lần 2 vào triều vua Giê hô gia kin, có tiên tri Ê xê chi ên và thợ thuyền, công
nhân…
– Lần 3 vào- năm thứ 11 triều vua cuối cùng là Sê đê kia. Quân Babylon phá thành
Gierusalem và đền thờ.
Kể từ năm 606 TC. đến năm đại đế Ba tư là Siru lên ngôi (536TC) cuộc lưu đày
Giu Đa tại Babylơn chấm dứt.
Dân Israel, chủ yếu là người Giu đa (Do thái), Lê vi, thầy tế lễ, số lượng khoảng 50
ngàn người đã trở về Israel xây lại đền thờ và thành thánh. Dân hồi hương nầy tồn
tại mãi đến thời Tân ước, để sinh ra Chúa Jesus. Rồi vào năm 70 SC. Họ lại bị lưu
đày lần nữa vì ho đã giết Đấng Mê-si. Đền thờ và thành thánh cũng bị tiêu hủy lần
thứ hai.

3. Lưu Đày Đến Thế Giới–
Phục 28:64 nói dân israel đã bị đày khắp thế giới. như 10 chi phái Israel không hồi
hương vào năm 536 T.C, họ đã lưu lạc luôn. Rồi vào năm 70 S.C., dân Giu Đa đã
đóng đinh Chúa Jesus nên cũng bị lưu đày nốt.
Tôi biết có một người Do thái làm giám đốc ngân hàng tư nhân tại Saigon trước
năm 1975. Rõ là họ đã lưu lạc đến mọi quốc gia trên cả địa cầu nầy.

Theo Exechien 4, chúng ta thấy Chúa phải phạt Israel 390 năm và Giu đa 40 năm,
tổng cộng là 430 năm. Dân Giu đa đã bị lưu đày sang Babyon 70 năm- Giê rê mi
25:11 chép- Cả đất nầy sẽ trở nên hoang vu gở lạ, các nước nầy sẽ phục sự vua Ba-
by-lôn trong bảy mươi năm.
Như vậy lấy 430 năm trừ đi 70 năm, thì Israel còn phải bị án phạt lưu dày 360 năm
nữa mới đủ hạn.

Rồi theo Lê vi ký 26:18, 21, 24, 28, Chúa 4 lần nói: vì họ không ăn năn ở xứ người
đang khi sống lưu đày, nên Chúa phạt họ gấp 7 lần nữa.
Như vậy 360 năm x 7= 2520 năm theo kinh thánh.
Vì Năm Kinh thánh là 360 ngày một năm, mà năm dương lịch là 365 ngàyy ¼ một
năm.. Như vậy 2520 năm của Kinh thánh đổi thành 2483 năm của dương lịch quốc
tế.

Họ đã hồi hương sau khi lãnh hình phạt 70 năm vào năm 536 TC..
Nay chúng ta lấy năm 536 TC làm mốc, và cộng thêm 1948 bằng 2484. Lấy 2484 –
1 = 2483 ( vì năm Chúa sinh ra là ở giữa trước Chúa ( BC) và sau Chúa
( AD).).Chúng
ta sẽ có con số 1948. Đó là năm Israel tái lập quốc tại đất tổ, vào ngày 14/5.


Kết luận
Sau hơn 25 thế kỷ lãnh án phạt nặng nề của Đức Chúa Trời, theo nguyên tắc tổng
quát, Israel đã mản hạn án lưu đày vì tội lỗi của dân tộc mình.
Trong cơn đại nạn dân Israel còn sót lại chưa tiếp nhận Cứu Chúa Jesus, Đức Chúa
Trời sẽ có phương cách cứu họ nhưng dường như qua lửa và làm thành lời hứa đối
với tuyển dân của Ngài.

Minh Khãi và MS JosephNa .

Sự sụp đổ và hồi sinh của dân tộc Israel


This entry was posted on Tháng Tám 3, 2021, in Lịch sử thế giới phương Tây and
tagged do thái, issarel, Lạc Vũ Thái Bình, trung đông. Bookmark
the permalink. Bình luận về bài viết này
Mười hai chi tộc Israel thời vua David
Lạc Vũ Thái Bình
Vào thời điểm cực thịnh của triều đại mình, vua David nhận được một lời hứa, một
giao ước của Thiên Chúa, qua miệng ngôn sứ Nathan: “Nhà của ngươi và vương
quyền của ngươi sẽ tồn tại mãi mãi trước mặt Ta; ngai vàng của ngươi sẽ vững
bền mãi mãi.” (2Sm 7,1-17). Có thể nói, đến thời vua David, Lịch sử Cứu độ đã
vượt qua một chặng đường dài. Đầu tiên, Lịch sử Cứu độ đã bắt đầu với việc Thiên
Chúa kêu gọi Abraham, cha của mọi người Israel. Tiếp đó, Moses được đặt làm vị
trung gian của Giao ước Sinai giữa Thiên Chúa và dân Israel. Đến thời đại quân
chủ, vua David đã được chọn để thiết lập một vương quốc, mà theo Lời Chúa hứa,
sẽ là một vương quốc phổ quát và tồn tại vĩnh viễn. Với vương quốc này, ơn cứu
độ của Thiên Chúa sẽ đến với mọi dân tộc ở khắp mọi nơi. Thế nhưng, sau vua
David, dân Israel đã không thể hiện được sự trung tín trong Giao ước với Thiên
Chúa, khi để lòng ngả theo các ngẫu tượng của chư dân. Tuy nhiên, Thiên Chúa
không vì sự bất tín của dân Người mà rũ bỏ Giao ước, nhưng sau khi đã dùng tay
chư dân mà sửa dạy họ, Ngài lại kêu gọi họ hối cải và cho họ được hồi sinh…
PHẦN MỘT: PHÂN LY VÀ CƯỜNG ĐỊCH
1.Một Dân Tộc, Hai Vương Quốc
Vào thế kỉ 10 BC, sau khi vua David băng hà, con trai của vua với bà Bathsheba là
Salomon lên nối ngôi cha làm vua Israel. Triều đại của vua Salomon tuy được
Kinh Thánh điểm tô rực rỡ nhưng thực ra lại mang trong nó những khoảng tối rất
đáng lo ngại. Trước hết, do xây cất liên miên những công trình to lớn (Đền Thờ
mất 7 năm và cung Rừng Li Băng mất 14 năm), vua Salomon đã vắt kiệt sức người
dân Israel. Thứ đến, việc bị lao dịch cưỡng bức cũng khiến cho những người Israel
tự do cảm thấy khó mà chấp nhận được. Sau nữa, vua Salomon lại còn đánh nhiều
thuế lên các chi tộc Israel nhưng lại miễn thuế cho chi tộc Judah, một điều hẳn gây
ra rất nhiều bất mãn và oán thán nơi các chi tộc miền bắc. Lại nữa, để trả cho
những giao dịch với vua Hiram, vua Salomon đã cắt cho vua Hiram một số thành
biên giới, một điều hẳn là khó chấp nhận với người dân Israel. Cuối cùng, trong
đời sống cá nhân, vua Salomon đã hành xử không xứng với tư cách là vị đại diện
của Thiên Chúa; Kinh Thánh kể ra tới 700 hoàng hậu và 300 cung phi của vua
Salomon. Dù có thể ông đã cưới nhiều người trong số 1000 người vợ này vì những
lí do chính trị hay ngoại giao, nhưng sự thực vẫn là trong những năm tháng tuổi già
của vua Salomon, những người vợ ngoại bang đã làm cho lòng trí nhà vua rời xa
Thiên Chúa. Loạn lạc đã không diễn ra dưới thời vua Salomon, nhưng đã bùng nổ
ngay sau khi vua băng hà.
Đền Thờ Jerusalem thứ nhất do vua Salomon xây dựng năm 966BC-959BC
Khoảng năm 930BC, vương quốc Israel thống nhất tan rã do 10 chi tộc phương bắc
từ chối công nhận Rehoboam, con của vua Salomon, làm vua Israel. Thay vào đó,
họ chọn Jeroboam (931BC-910BC). Các chi tộc này hình thành nên một vương
quốc mới, tiếp tục lấy tên gọi là Israel, nhưng thường được gọi là vương quốc
Samaria để phân biệt với vương quốc Isarel ban đầu.
Hai vương quốc Judah và Samaria
Đi sâu một chút vào nội tình hai vương quốc, ta thấy rằng ở phần vương quốc phía
nam, chỉ có chi tộc Judah vẫn trung thành với Nhà David, cộng với chi tộc
Simeon-vốn ngay từ khá sớm đã bị đồng hóa vào chi tộc Judah; hai chi tộc này tạo
thành vương quốc Judah. Tuy nhỏ bé hơn và cũng từng nhiều lần bị Samaria và Ai
Cập gây hấn, nhưng Judah vẫn giữ vững được nền độc lập và lãnh thổ của mình.
Nền nội trị của vương quốc Judah rất ổn định, khi tất cả các vua ngồi trên ngai
vàng Judah đều là con cháu trực hệ của vua David. Chỉ có một thời gian ngắn vào
cuối thế kỉ thứ 9 BC, vương quyền hoàng tộc David bị lung lay, khi hoàng hâu
Athaliah lợi dung cái chết ngoài sa trường của vua Jehoram để khuynh đảo triều
chính và tàn sát các hoàng tử con cháu nhà David. Nhưng với sự giúp đỡ của các
triều thần trung thành, hoàng tử Joash đã tiêu diệt Athaliah rồi lên kế ngôi vua
Judah.
Về phần vương quốc Samaria, trong suốt lịch sử hơn hai trăm năm tồn tại của
mình, từ 931BC đến 721BC, nó đã có 19 vị vua và nhiều cuộc đảo chính đẫm máu;
chỉ rất ít năm vương quốc được sống trong tình trạng về chính trị. Phân tích các
trình thuật Kinh Thánh, chúng ta thấy các vị vua Samaria được mô tả là không có
những đức tính thánh thiện như các vua Judah. Một nét nổi bật khác của Samaria là
vai trò khá quan trọng của các ngôn sứ trong các biến cố của nền chính trị: họ có
quyền truất phế một vị vua, khi ông ta không làm theo ý Chúa, và họ cũng có
quyền công nhận tính chính danh của một vị vua thuộc triều đại mới.
Theo các trình thuật của Kinh Thánh, vương quốc Samaria đã có một khởi đầu đầy
bất ổn, mặc dù trước đó, ngôn sứ Akhijah đã từng hứa về một triều đại ổn định.
Sau khi Jeroboam băng hà, Nadab (910BC-909BC) con vua Jeroboam lên kế vị
(1V 15,25-31). Nhưng chỉ sau một năm, vua bị ám sát bởi Baasha, có lẽ là một
viên quan trong triều đình của ông. Cũng giống như Jeroboam, vua Baasha
(909BC-886BC) cũng đã được chỉ định bằng sấm ngôn và đã cầm quyền suốt đời
ông. Con trai của Baasha là Elah (886BC-885BC) lên kế vị, nhưng vua bị Zimri,
một viên quan của ông ta ám sát. Zimri (885BC) đã quét sạch nhà Baasha và tự
xưng là vua Samaria. Dường như Zimri đã không nhận được lời sấm nào, và cũng
không được sự ủng hộ của dân chúng. Vương quốc Samaria rơi vào tình trạng rối
loạn khi các lực lượng kình địch tranh chấp với nhau. Phải sau vài năm, Omri
(885BC-874BC) mới ổn định được tình hình. Ông lên ngôi mà dường như không
dựa vào sấm ngôn nào. Nhà Omri nắm quyền cai trị từ 885BC đến 842BC, đây
cũng chính là thời gian hoạt động của ngôn sứ Eliah. Sau đó, tướng Jehu, theo lời
sấm của ngôn sứ Elisha, đã thực hiện một cuộc đảo chính đẫm máu nhất lịch sử
Samaria và đã tận diệt nhà Omri. Nhà Jehu cai trị Samaria từ năm 842BC đến năm
745BC, với một triều đại đặc biệt thịnh trị của vua Jeroboam II (782BC-753BC).
Đây chính là những năm cuối cùng mà người Samaria nắm quyền tự chủ vận mệnh
của mình, trước khi bị cuốn vào vòng xoáy bạo lực được tạo ra bởi đế chế Assyria,
tân bá chủ của Lưỡng Hà địa.
2.Đế Chế Assyria, Uy Trấn Quần Hùng
Các cuộc chinh phạt trong các thế kỉ 9BC-7BC của đế chế Assyria
Vào thế kỉ 9 BC, Assyria nổi lên như một đế chế hùng mạnh nhất ở vùng đất
Lưỡng Hà. Thủ đô của nó đặt ở Nineveh, một địa điểm nằm trên bờ sông Tigris,
cách Baghdad hiện nay 350km về hướng tây bắc. Assyria sở hữu một quân đội cực
kỳ thiện chiến với những chiến cụ tối tân nhất thời bấy giờ, đây đồng thời cũng
chính là đội quân thường trực đầu tiên trên thế giới. Vậy nên, hoàn toàn dễ hiểu khi
hoàng đế Shalmaneser III (859BC-824BC) không hài lòng với việc chỉ giữ gìn biên
cương hiện có của đế chế mà muốn bành trướng rộng ra bên ngoài. Ông đã phát
động nhiều cuộc viễn chinh về phía tây, với mục tiêu chính là thôn tính vương
quốc Aram.
Tuy nhiên, mãnh hổ nan địch quần hổ, vào năm 853BC, hoàng đế Shalmaneser III
đã phải đương đầu với một liên minh quân sự đáng gờm của các vương quốc miền
tây tại chiến trường Qarqar, phía bắc Syria. Mười một vị vua của Hitti đã thành lập
một liên minh quân sự do Damascus lãnh đạo. Vua Ahab (871BC-852BC) của
Samaria cũng đã tham gia liên minh này, ông gửi đến 2000 chiến xa và 10000 bộ
binh. Sự kiện này tuy không được Kinh Thánh đề cập đến, nhưng chúng ta lại biết
được thông tin về việc vua Ahab tham gia liên minh ‘Mười một vua Hitti’ nhờ một
bi ký của Assyria. Đây chính là lần đầu tiên trong lịch sử, bi ký của người Assyria
nhắc tới một vị vua Samaria. Trận chiến Qarqar năm 853BC kết thúc với phần
thắng nghiêng về liên minh, thế nhưng, thắng không kiêu bại không nản, năm
841BC, hoàng đế Shalmaneser III lại thực hiện một cuộc viễn chinh về phía tây và
giành được một loạt chiến thắng quan trọng. Theo một bi kí khác của người
Assyria, sau thắng lợi trên chiến trường, ông đã chấp nhận của lễ triều cống từ vua
Jehu (842BC-815BC) của Samaria, người vừa lật đổ nhà Omri.
Các vương quốc ở miền tây đế chế Assyria
Bắt đầu từ thời hoàng đế Shalmaneser III, thời vận của Samaria và Judah hoàn
toàn phụ thuộc vào đường lối cai trị và phương hướng động binh của đế chế
Assyria. Khi mà Assyria bị phân tâm vì những vấn đề ở những nơi khác, hai vương
quốc này tạm thời có thể có một nền cai trị tương đối tự chủ. Nhưng khi Assyria
trở nên hùng mạnh và hướng sự quan tâm của nó về các vương quốc phía tây, thì
Samaria và Judah không có lựa chọn nào hơn là phải chịu thần phục và chấp nhận
triều cống cho ‘những con ong đất Ashur’ (Is 7, 18).
Vào thế kỉ thứ 8 BC, hoàng đế Tiglath-Pileser III (745BC-727BC) là người đã đưa
đế chế Assyria đạt tới đỉnh cao sức mạnh và quyền lực của nó. Là một nhà cài trị
tài giỏi và thiện chiến, hoàng đế Tiglath-Pileser III đã củng cố lại sức mạnh của đế
chế Assyria và tiến hành nhiều chiến dịch chống lại người Babylon ở phía nam
Lưỡng Hà và vương quốc Urartu ở phía bắc. Đến năm 743BC, ông lại tiếp tục
chinh phạt các vương quốc miền tây, nhưng những cuộc chinh phạt do hoàng đế
Tiglath-Pileser III tiến hành đã có nhiều điểm khác biệt so với các vị tiên đế. Để
khẳng định sức mạnh và quyền lực thống trị của đế chế Assyria, hoàng đế Tiglath-
Pileser III không còn bằng lòng với với việc nhận triều cống từ các vương quốc
chiến bại hay trừng phạt những kẻ nổi loạn bằng những cuộc đàn áp quân sự đơn
thuần. Thay vào đó, khi có một chư hầu nào nổi loạn, ông cho đội quân vô địch của
Assyria đè bẹp hoàn toàn rồi sau đó cho lưu đày người dân của xứ sở đó đến một
vùng đất khác trong đế chế và sáp nhập hẳn vùng đất đó thành một tỉnh của đế chế
Assyria.

Phù điêu hoàng đế Tiglath-Pileser III (745BC-727BC)


Chính sách tàn bạo đó của hoàng đế Tiglath-Pileser III dù đôi lúc đã được các vị
tiên đế áp dụng từng phần, những chính ông là người đầu tiên áp dụng nó một cách
nhất quán. Có lẽ ông đã hi vọng sách lược dứt khoát và cứng rắn của mình sẽ có
thể dập tắt mầm mống phản loạn và tinh thần ái quốc của các dân tộc bị trị một các
triệt để. Sau thời ông, các hoàng đế Assyria và Babylon khác đã tiếp tục thực hiện
đường lối cai trị của ông. Chính sách lược độc địa đó đã đưa đến sự sụp đổ hoàn
toàn cho hai vương quốc của người Israel.
PHẦN HAI: KHÓI LỬA VÀ ĐIÊU TÀN
3.Sự Tuyệt Diệt Của Vương Quốc Samaria
Dưới sức ép cực lớn từ bên ngoài của Assyria, tình hình chính trị của Samaria bắt
đầu có dấu hiệu rã nát với những cuộc đảo chính cung đình liên tiếp xảy ra. Năm
745BC, Salum đã giết vị vua cuối cùng của nhà Jehu để lên ngôi, nhưng vua bị
Menahem ám sát và chiếm ngôi vào cùng năm. Sau đó, con của Menahem là vua
Pekahiah lại bị Pekah tiếm vị vào năm 736BC. Cờ đến tay phải phất, vua Pekah
(737BC-732BC) đã cố gắng chứng tỏ cho Assyria thấy Samaria không phải là một
con giun muốn xéo thế nào thì xéo. Năm 738BC, các vua Syria, Samaria,
Philistine, Ammon, Moab, Edom và các bộ tộc Arabia đã thành lập liên minh Syro-
Ephraimite, mà hai nhà lãnh đạo chính của nó là vua Rezin của Damascus và vua
Pekah của Samaria, nhằm chống lại đế chế Assyria. Dù bị ép buộc nhưng vua Ahaz
của Judah đã từ chối tham gia liên minh này.
Vào năm 734BC, hoàng đế Tiglath-Pileser III đã đập tan liên minh đó, chiếm
Damascus, giết chết vua Rezin và sáp nhập Syrya vào hệ thống các tỉnh của đế chế.
Hoàng đế Tiglath-Pileser III còn chinh phục cả đồng bằng Philistine và hành quân
xa mãi đến tận ‘suối của Ai Cập’. Tại Samaria, sau khi liên minh Syro-Ephraimite
tan rã, các thành phần ủng hộ Assyria đã hạ bệ vua Pekah và lập Hoshea (732BC-
724BC), một người dễ bị uốn nắn, lên làm vua. Ở phía bắc, miền Galilee của
Samaria bị biến thành một tỉnh của đế chế Assyria khiến vương quốc Samaria chỉ
còn lại một vùng lõi ở khu vực đồi núi trung tâm, lúc đó cũng đang bị vây trong
vòng ba năm (2V 17, 5).

Đế chế Assyria tiêu diệt vương quốc Samaria vào năm 721BC
Vương quốc Samaria sau chiến bại toàn diện trước Assyria đã lay lắt kéo dài nền
tự trị mong manh của nó thêm một thời gian ngắn nữa. Đến năm 721BC, Samaria
bị thôn tính hoàn toàn bởi hoàng đế Sargon II (721BC-705BC) của Assyria. Trong
một bi kí, hoàng đế Sargon II tuyên bố là đã chiếm Samaria trong năm đầu tiên ông
làm hoàng đế và đã đưa 27000 dân Israel đi đày. Sau đó, ông đã cho xây lại thành
Samaria to rộng hơn trước rồi đưa những dân tộc ở các miền đất khác trong đế chế
vào đó, đồng thời tái tổ chức hệ thống cai trị trong cả vùng dưới quyền một viên
tổng trấn Assyria. Đám dân ô hợp tứ xứ mà hoàng đế Sargon II cho quy tập ở
Samaria sẽ là một chướng ngại lớn cho nỗ lực phục hưng vương quốc của người
Israel sau này.

4.Lạc Lối Trong Bàn Cờ Của Các Bá Cường


Vào khoảng thế kỉ 9 BC, bàn cờ địa chính trị trong khu vực có nhiều chuyển biến.
Đầu tiên là việc đế chế Assyria rơi vào một cơn suy thoái nhẹ do những vấn đề về
kinh tế và quản trị đế chế cũng như sự đe dọa của vương quốc Urartu ở mặt bắc.
Cùng với đó là sự tái xuất hiện của người Babylon, với đà phát triển mạnh về dân
số và sức mạnh, sẵn sàng thế vào lổ hổng quyền lực đang xuất hiện ở Lưỡng Hà.
Dù đã suy yếu nhiều, nhưng với bản chất hiếu chiến, đế chế Assyria vẫn khuấy
động những cuộc can qua rút cuộc sẽ dìm chết chính họ.
Năm 705BC, hoàng đế Sargon II băng hà, đế chế Assyria chìm trong khói lửa nội
loạn. Phía đông, tỉnh Babylon nổi dậy, còn ở phía tây đế chế Assyria lại nổi lên
một liên minh chống đối của các vua Judah, Phoenicia, Philisstine, và vùng bên
kia sông Jordan. Liên minh này bị ngôn sứ Isaiah phê phán là hành động khinh suất
và liều lĩnh. Tuy nhiên, chưa thấy quan tài chưa đổ lệ, bất chấp lời khuyến cáo của
ngôn sứ Isaia, vua Hezekiah của Judah vẫn gia nhập liên minh, thậm chí còn trở
thành kẻ cầm đầu liên minh. Vua Hezekiah sai người qua Ai Cập để thương thảo
hiệp ước, rồi tất bật lo tăng cường các công trình phòng thủ cho kinh thành
Jerusalem: xây thêm các pháo đài, đào kênh Siloam để dẫn nước từ suối Gihon vào
trong thành.

Cuộc bao vây Jerusalem năm 701 BC của đế chế Assyria


Năm 701BC, sau khi xử lý xong cuộc bạo loạn của tỉnh Babylon ở miền đông,
hoàng đế Sennacherib (704BC-681BC) quay sang phía tây. Tiến quân từ phía bắc
xuống dọc theo con đường ven Địa Trung Hải – Via Maris, ông đè bẹp cuộc nổi
loạn của các vương quốc Tyre, Byblos, Ascalon. Sau đó, bằng một loạt chiến thắng
áp đảo, ông khuất phục các vương quốc dọc theo Vương Lộ là Ammon, Moab và
Edom. Sau đó, hoàng đế Sennacherib tiến lên bao vây 46 thành có tường lũy bao
quanh và vô số các làng mạc không có tường bao quanh của Judah, cùng bắt đi
200150 người làm chiến lợi phẩm, theo một bị kí của Assyria ghi lại. Ông đã đích
thân dẫn quân bao vây Jerusalem và nhốt vua Hezekiah tại đó ‘như một con chim
trong lồng’. Khi biết tin Ai Cập không thể tới tương trợ và thấy mình lâm vào thế
phải chiến đấu hoàn toàn đơn độc với đoàn quân đông đảo của Assyria, biết rằng
nước xa không thể cứu được lửa gần, vua Hezekiah đã dự tính đầu hàng hoàng đế
Sennacherib.
Trong thời điểm tưởng chừng như mọi hi vọng đã tiêu tan, thì ngôn sứ Isaiah lại
loan báo về việc Thiên Chúa sẽ ra tay cứu thoát dân Người. Quả vậy, Jerusalem bị
vây nhưng được giải thoát vào phút cuối cùng bởi những nguyên nhân mà cho đến
nay vẫn còn chìm trong màn sương bí ẩn. Điều này nếu căn cứ vào bản văn Kinh
Thánh “Chính đêm ấy, thiên sứ của ĐỨC CHÚA ra đánh chết một trăm tám mươi
lăm ngàn người trong trại quân Assyria. Ban sáng, khi người ta thức dậy, thì kìa,
toàn là thây ma xác chết” (2V 19, 35) thì phần lớn quân đội Assyria đã bị thiên sứ
của Thiên Chúa tiêu diệt, nhưng trong sử biên của Assyria không hề nhắc đến sự
kiện nào như vậy. Một vài học giả ước đoán rằng đã có một thiên tai hay ôn dịch
nào đó trong đội quân Assyria đang vây thành, hoặc hoàng đế Sennacherib phải rút
quân vì ở miền đông đế chế có một sự kiện đặc biệt cần đến sự can thiệp trực tiếp
của ông: Marduk-apla-iddina II lại tự tuyên bố là vua Babylon. Với việc hoàng đế
Sennacherib bị các con trai của ông ta giết chết trong lúc ông đang tế lễ trong đền
thờ thần Nimrud năm 681BC (2V 19, 37), đế chế Assyria bắt đầu xuống dốc nhanh
chóng. Quả thật, chiến đấu trên hai mặt trận không bao giờ là điều dễ dàng. Bộ
máy chiến tranh ngỡ là bất khả chiến bại của Napoleon đã kiệt sức do thất bại của
Đại Quân ở Mặt trận chống Nga phía đông và sự đau đớn mà ‘Cái ung bướu Tây
Ban Nha’ gây ra ở phía nam. Còn người Đức, dù cực kì thiện chiến và tàn nhẫn,
cũng không sao khắc phục được trận thế Hai Mặt Trận trong hai cuộc thế chiến.
Tiếp tục bị đánh bại một lần nữa tại Ai Cập vào năm 660BC, đế chế Assyria bắt
đầu tan rã. Sau khi hoàng đế Ashurbanipal băng hà năm 627BC, đế chế Assyria rơi
vào hỗn loạn do một loạt các cuộc nội chiến. Cuối cùng, dưới sự lãnh đạo của
Nabopolassar, Babylon và các lãnh thổ phía đông đã lợi dụng tình trạng gần như
vô chính phủ của đế chế Assyria để tự giải phóng. Đáng ra phải tận dụng thời cơ
toàn cục đang biến động mạnh để tự tạo lập vị thế mới thuận lợi cho mình, thế
nhưng do một sai lầm trí mạng trong tính toán cán cân địa chính trị, Judah để mình
mắc kẹt trong cuộc long tranh hổ đấu giữa Assyria và Babylon, và đã phải lãnh
nhận những hậu quả khốc liệt.
Năm 609BC, Pharaoh Necho II (610BC-595BC, thuộc triều đại thứ 21), một đồng
minh của Assyria, đã đưa quân lên miền bắc hội sư với quân Assyria tại
Carchemish, một địa điểm bờ tây bắc sông Euphrates, để chống lại Babylon.
Nhưng vua Judah là Josiah (640BC–609BC), vì một liên minh kí kết trước đó với
Babylon, đã can dự vào chiến cuộc bằng cách đưa quân chặn đường Pharaoh
Necho II tại Megiddo, và đã mất mạng tại chiến địa nổi danh này. Sự kiện này
được tường thuật lại trong Kinh Thánh: “Vào thời vua Josiah, vua Ai Cập là
Pharaoh Necho lên gặp vua Ashur bên bờ sông Euphrates. Vua Josiah đi đón vua
Necho, nhưng vua Necho giết vua Josiah ở Megiddo, khi vừa thấy vua này” (2V,
23, 29). Tuy nhiên, sự tác động của vua Josiah cũng đã làm Ai Cập mất thăng
bằng, và một cách gián tiếp đã góp phần vào chiến thắng của Babylon tại
Carchemish năm 609BC. Nhưng quả thật, về phía người Israel, cái chết vô vị của
một vị minh quân như Josiah sau này được nhìn nhận như là thảm họa mở đầu cho
sự sụp đổ của Jerusalem và Judah. Quả là, trâu bò đánh nhau ruồi muỗi chết.
5.Sự Sụp Đổ Của Vương Quốc Judah

Đế chế Tân Babylon dưới thời hoàng đế Nabuchodonosor II


Quan sát những động thái quân sự hướng thẳng về phía tây sau khi tận diệt
Assyria của đế chế Babylon, Judah đã sực tỉnh để nhận ra gã đồng minh Babylon
ngày nào của họ nay đã trở thành gã bạo chúa tham lam và tàn bạo mới của miền
Mảnh Trăng Màu Mỡ, nhưng đã muộn. Hoàng đế Nabuchodonosor II (630BC-
562BC) tấn công Ai Cập vào năm 601BC nhưng không thể khuất phục được nó,
chủ yếu là do một loạt các cuộc phá rối phía sau của Judah, Phoenicia và Aram.
Trận chiến giữa hoàng đế Nabuchodonosor II và Ai Cập khiến cả hai bị tổn thất
nặng nề. Vào năm 598BC, bất chấp sự ngăn cản của ngôn sứ Jeremias, vua
Jehoiakim của Judah cho rằng trong hai cường quốc đang tranh chấp thì Ai Cập
mạnh hơn, nên quyết định ngả theo Ai Cập. Đáng tiếc, đây lại là một sai lầm trí
mạng khác của các vị vua Judah. Ngay trong chính năm đó, hoàng đế
Nabuchodonosor II đã thân chinh tiến công Judah. Vua Jehoiakim băng hà khi
Jerusalem đang bị bao vây, và con ông là Jehoiachin lên nối ngôi. Thành Jerusalem
thất thủ vào tháng 3 năm 597BC, nhưng Đền Thờ vẫn chưa bị phá hủy.
Hoàng đế Nabuchodonosor II bắt được vua Jehoiachin, đem ông và hoàng tộc đi
đày ở Babylon, đồng thời đặt Zedekiah lên ngôi vua. Không từ bỏ ý định thoát
khỏi sự kiểm soát của Babylon, vua Zedekiah lại đưa Judah về phe với Ai Cập.
Hoàng đế Naboukhodonosor II trả đũa quyết liệt và nhanh chóng, ông cho bao vây
Jerusalem ngày 15-01-587BC, và triệt hạ thành ngày 19-01-586BC. Vị tướng của
Nabuchodonosor II là Nebudaradan đã cho quân bình địa hoàn toàn Jerusalem.
Cuộc tàn sát kinh hoàng và man rợ của quân Babylon cùng khung cảnh khói lửa
thê lương của thành đô Jerusalem đã đóng một dấu sắt cháy bỏng đầy đau đớn lên
ký ức tập thể của người dân Judah. Bằng chứng từ khoa khảo cổ gợi ý rằng dân số
của Judah thời đó đã giảm sút từ 250000 trong thế kỉ 8 BC xuống còn chỉ khoảng
một nửa sau sự sụp đổ của Jerusalem. Judah cố gắng khởi nghĩa giành lại nền độc
lập vào năm 582BC, nhưng đã bị tướng Nebudaradan đè bẹp nhanh chóng.
Jerusalem bị quân Babylon bình địa năm 587BC
Như vậy, hai vương quốc của người Israel đã sụp đổ hoàn toàn dưới sức ép quân
sự khủng khiếp của các đế chế trong khu vực. Nhưng theo Kinh Thánh, sự thất bại
của họ phải truy nguyên về những sự kiện thuộc chiều kích đức tin. Theo đó, họ bị
lâm cảnh lầm than do đã bất chính trong đời sống và giả hình trong phụng tự. Họ
bị tan hoang cửa nhà do đã phớt lờ các lề luật của ĐỨC CHÚA mà thẳng tay bóc
lột bần dân trong xứ sở. Họ bị ngoại bang đánh bại do đã bỏ rơi ĐỨC CHÚA của
họ để chạy theo các ngẫu tượng của các dân tộc lân cận, những thứ đã không thể
cho họ một sự cứu giúp nào trong cơn bỉ cực. Biến cố hai vương quốc sụp đổ là
một bài học không thể nào quên của dân tộc Israel. Thế nhưng, kì diệu thay, việc
nghiền ngẫm những biến cố đau thương đó trong những năm tháng lưu đày tại
Babylon, dưới sự trợ lực của ánh sáng đức tin do các ngôn sứ rao giảng, cuối cùng
lại đưa đến sự hồi sinh đầy ngỡ ngàng của dân tộc Israel.
PHẦN BA: LƯU ĐÀY VÀ HỒI SINH
6.Bờ Sông Babylon Ta Ra Ngồi Nức Nở
Nói đến nơi lưu đày, chắc hẳn nhiều người hình dung ra hình ảnh từng đoàn người
Israel lầm lũi rời bỏ quê hương để đi đến những vùng đất xa xôi và cằn cỗi kiểu
như Australia và Siberia, những nơi lưu đày của các đế chế cận hiện đại Anh và
Nga. Thế nhưng, trong phiên bản hình thức lưu đày đầu tiên của nhân loại, người
Assyria và người Babylon lại không nhằm trừng phạt các cá nhân chống đối mà lại
có chủ đích nhắm vào việc bứng gốc và phân tán ra khỏi quê nhà các dân tộc bị trị
nổi loạn, với mưu đồ xoá sổ căn tính dân tộc của họ. Thế nên, tuy có nhiều người
thuộc vương quốc Samaria bị lưu đày đến tận biên giới phía đông của đế chế
Assyria là dãy Zagros, nhưng phần đông các người Judah lại bị người Babylon lưu
đày đến vùng đất trung tâm của đế chế, tức là ngay chính tại kinh đô Babylon. Do
mười chi tộc Israel thuộc vương quốc Samaria thực tế đã bị tan loãng và biến mất
trong khối dân đa tạp của đế chế, nên kể từ đây, khi nói về dân tộc Israel bị lưu
đày, ta hiểu là chỉ còn nói về Judah, chi tộc Israel duy nhất còn tồn tại sau cuộc
Lưu đày Babylon.

Các tuyến đường lưu đày của người dân hai vương quốc Samaria và Judah
Babylon, nơi người Israel bị lưu đày, là một khu vực có đất đai cực kì màu mỡ, với
những cánh đồng lúa mì einkorn vàng óng bạt ngàn, có thể cho sản lượng gấp 300
lần hạt giống đem gieo, mức năng suất cao nhất của nền sản xuất lương thực cổ
thời. Cùng với đó, Babylon còn có những vườn chà là và vả sum suê trĩu quả chế
biến nên lượng thực phẩm, rượu và mật thừa mứa. Nông sản của vùng đất này như
lúa mì, lúa mạch, kê và vừng to đến nỗi sử gia Herodotus thấy ngại khi phải kể lại,
vì sợ bị người ta cho là đang nói quá.
Kinh thành Babylon với Vườn Treo Babylon và ziggurat Babel
Người Israel chắc hẳn phải thấy cực kì ngỡ ngàng trước sự vĩ đại của kinh thành
Babylon và những truyền thống văn hoá kì lạ của nó. Theo lời kể của Herodotus,
Babylon là một toà thành khổng lồ vuông vắn, với mỗi cạnh dài 120 ‘stadia’ (đơn
vị đo chiều dài của người cổ đại, bằng khoảng 200m), tức là mỗi bề của nó dài
24km! Nó có hai vòng thành với mỗi mặt thành rộng 50 ‘pekhes hoàng gia’ (mỗi
‘pekhes hoàng gia’ tương đương với 50cm), tức là thành dày tới 25m. Giữa hai
vòng thành là một hào nước rộng nối liền với sông Euphrates. Hai lớp thành cực
dày cộng với hào nước sâu khiến cho Babylon dường như trở thành bất khả công
phá. Không chỉ vững chãi, kinh thành Babylon còn được điểm tô bằng những công
trình tuyệt mĩ. Đầu tiên phải kể đến Vườn Treo Babylon, một trong Bảy kỳ quan
thế giới cổ đại; ngoài ra, còn có Cổng thành Ishtar được khảm bằng những viên đá
quý rực rỡ sắc màu cùng nhiều ngôi đền lộng lẫy bao quanh toà tháp Babel nhiều
tầng. Cũng theo Herodotus, ở Babylon tồn tại nhiều phong tục kì lạ về tình dục,
hôn nhân, và buôn bán mà chắc hẳn đã nhiều dịp khiến những người Israel tha
hương sửng sốt. Tuy vậy, sinh sống ở Babylon, người Israel lại có dịp tiếp xúc trực
tiếp với hệ tư tưởng vùng Lưỡng Hà, vốn rất thâm sâu và phong phú. Sự gặp gỡ đó
đã ghi lại dấu ấn trong các kinh sách được cho là đã được viết xuống ngay tại miền
đất lưu đày Babylon.
Cổng Ishtar và con đường tế tự của hoàng gia
Miền đất Babylon như vậy, còn hoàn cảnh của những người Israel bị lưu đày thì
như thế nào? Lưu dân Israel hẳn nhiên là đã phải chịu một cú sốc khủng khiếp về
tâm lý và luân lý. Nhưng đàng khác ta cũng không nên tưởng cuộc sống bên
Babylon giống như trong một trại tập trung. Bên Babylon, người Israel vẫn được
hưởng một sự tự do tương đối, tỉ dụ như việc ngôn sứ Ezekiel được tự do đi thăm
viếng đồng bào đang lo trồng trọt. Thế nhưng, dù lần hồi có được một cuộc sống
tạm yên bình nơi phương xa xứ lạ, thì trong lòng người dân Israel vẫn canh cánh
những câu hỏi nhức nhối mà tình cảnh dân tộc đặt ra cho họ: Có ĐỨC CHÚA thật
không? Nếu có thì tại sao Ngài lại để đất nước, để thành thánh Jerusalem và Đền
Thờ bị tàn phá như vậy? Hay là thần Marduk của Babylon mạnh hơn ĐỨC
CHÚA? ĐỨC CHÚA có còn nhớ Lời Hứa hay đã huỷ bỏ Giao Ước rồi?
7.Hồi Sinh Đống Xương Khô Trong Sa Mạc
Cũng như đã xảy ra trong thời các Thủ Lãnh, khi lâm vào cảnh tang thương đau
đớn rồi được các ngôn sứ của Chúa khuyên răn chỉ dạy, dân Israel mới nhận ra tội
lỗi ghê gớm mà chính họ đã gây ra. Chính sự cứng lòng và bất trung đã làm cho họ
xa lìa khỏi tình yêu Thiên Chúa và đánh mất hạnh phúc của mình. Tuy nhiên, trong
kế hoạch của Thiên Chúa thì Lưu đày không phải là ‘viên thuốc độc’, mà là ‘viên
thuốc đắng’ mà Thiên Chúa dùng để chữa trị ‘chứng bệnh bất tuân’ của dân Người.
Bởi ngay khi quân Babylon cưỡng bức người Israel rời bỏ quê hương xứ sở, đã có
Lời Chúa phán qua trung gian ngôn sứ Jeremias:
“Muôn dân hỡi, lắng nghe lời ĐỨC CHÚA
và loan đi các đảo xa vời,
rằng Đấng đã phân tán Israel
cũng chính Người sẽ thâu tập lại,
canh giữ họ như mục tử canh giữ đoàn chiên
Họ sẽ reo mừng đi tới đỉnh Zion, lũ lượt kéo nhau về hưởng ân lộc ĐỨC
CHÚA.” (Gr 31, 10.12)
Quả vậy, Thiên Chúa là Thiên Chúa tín thành, không bỏ rơi dân Ngài đã chọn.
Ngay tại chốn lưu đày, Ngài đã cho các ngôn sứ như Isaiah Đệ nhị và Ezekiel đến
giữa đoàn dân Israel đang khóc than vì lầm lỗi trong quá khứ và tuyệt vọng về
tương lai, để nói cho họ biết rằng “muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương” (Tv
117, 1); rằng Thiên Chúa sẽ ban ơn cho họ biết hối cải những tội lỗi mà họ và cha
ông đã phạm, cùng biến đổi họ nhờ thần khí thánh hoá của Ngài, như trong lời sấm
truyền của ngôn sứ Isaiah Đệ nhị:
“Ta dẫn người mù tối qua những lối chưa tường,
trên nẻo đường mới lạ, sẽ dìu họ bước đi.
Ta biến đổi bóng tối thành ánh sáng soi họ,
và uốn khúc gập ghềnh thành quan lộ thẳng băng.
Những điều ấy, Ta sẽ thực hiện, không bỏ sót điều nào.” (Is 42, 14-16)
Thật vậy, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra hai điều biến đổi chỉ có thể nói là kì diệu ở
đoàn dân Israel lưu đày tại Babylon. Điều kì diệu thứ nhất là việc tại chốn lưu đày,
dân Israel đã có một nhận thức mới mẻ và thiêng liêng hơn trong việc sống đức tin.
Theo đó, với người Israel tha hương, thay cho phụng tự và hi lễ tại Đền Thờ trong
quá khứ, cộng đoàn tại chốn lưu đày lại tập họp nhau vào ngày sabbath để thờ
phượng Thiên Chúa và suy ngẫm Lời Chúa; thay cho nhà vua đã bị bắt đi lưu đày,
thì Thiên Chúa lại trở thành vua thật sự của họ; thay cho đất đai của họ đã bị chiếm
giữ, dấu cắt bì lại trở thành dấu chỉ của một vương quốc mang chiều kích thiêng
liêng; và do bị buộc phải sống trên một mảnh đất không trong sạch, nên người
Israel lưu đày đã dành nhiều bận tâm cho sự trong sạch theo nghi lễ. Như vậy,
chúng ta có thể nói rằng tại nơi lưu đày Do Thái giáo được cưu mang, để rồi sẽ
được sinh hạ một cách chính thức với cuộc cách tân giao ước của Esdras tại
Jerusalem vào khoảng năm 420BC (Nkm 8,1-18; 9,1-38).
Các hiền nhân Israel đã đào sâu những suy tư của mình về thân phận con người
Điều kì diệu thứ hai của cuộc lưu đày liên quan đến hoạt động văn chương. Dù
chúng ta không thể nói ra một cách chính xác hoạt động này đã diễn ra ở đâu và
vào thời điểm nào, nhưng những ghi chép và những truyền thống khác nhau vẫn
giúp chúng ta thấy được một số manh mối. Trên tất cả, để duy trì đức tin và niềm
hi vọng trong lòng dân tộc, các tư tế đã nhắc nhở dân chúng về cội nguồn của họ.
Việc đọc lại lịch sử dạng này chính là truyền thống có tên là Tư tế, một trong bốn
truyền thống làm thành bộ Ngũ Thư. Luật Thánh thiện trong sách Lv 17 – 26 là
những luật đã được thi hành tại Đền Thờ Jerusalem, lúc này được gom lại và điển
chế hóa một cách dứt khoát, để rồi sau khi hồi hương, bản luật này dần dần trở
thành có dạng như sách Levi. Các học giả cũng cho rằng dòng văn chương Đệ Nhị
Luật lịch sử, bao gồm các sách Gs – 2V, hẳn đã được biên soạn ngay trước khi
vương quốc sụp đổ, rồi được biên tập, thêm thắt và thích ứng với hoàn cảnh của
những người đi lưu đày. Những lời của các ngôn sứ Ezekiel và Isaiah Đệ Nhị cũng
được lưu giữ, theo dạng thành văn hoặc truyền khẩu. Có kinh nghiệm về tai họa,
đau khổ, đồng thời được tiếp xúc với tư tưởng Babylon và Batư, các hiền nhân
Israel đã đào sâu những suy tư của mình về thân phận con người. Những suy tư
này sau nhiều thế kỉ dần dần kết tinh thành những tác phẩm như sách Job. Những
Thánh Vịnh với giọng điệu mới, Tv 137; 44; 80; 89, có thể đã được biên soạn vào
thời điểm này để kêu xin Thiên Chúa là Đấng Tín Thành.
Như vậy, từ trong đau khổ và chính bằng đau khổ mà Thiên Chúa đã sửa dạy dân
Ngài. Và rồi, càng nhìn nhận lỗi lầm của mình, dân Israel càng trông mong một
ngày sẽ được giải thoát khỏi kiếp lưu đày nơi xứ lạ và được trở về lại quê cha đất
tổ, miền đất mà Thiên Chúa đã hứa ban cho các tổ phụ của họ. Thế nhưng, sinh
sống ở ngay chính trung tâm quyền lực của đế chế Babylon, họ hiểu rõ sức mạnh
khủng khiếp của sắc dân đang cai trị họ. Đối với họ, tự mình giải thoát khỏi thân
phận lưu đày là một điều vượt ngoài những mưu tính và khả năng của họ. Để trấn
an nỗi tuyệt vọng của dân Israel, Thiên Chúa đã sai ngôn sứ Ezekiel đến tuyên sấm
những lời sau đây:
ĐỨC CHÚA phán: Này nhà Israel vẫn nói: “Xương cốt chúng tôi đã khô, hi vọng
của chúng tôi đã tiêu tan, chúng tôi đã rồi đời!” Chính vì thế, Edekiel, ngươi hãy
tuyên sấm, hãy nói với chúng: “ĐỨC CHÚA là Chúa Thượng phán như sau: Hỡi
dân ta, này chính Ta mở huyệt cho các ngươi, Ta sẽ đưa các ngươi lên khỏi huyệt
và đem các ngươi về đất Israel. Các ngươi sẽ nhận biết chính Ta là ĐỨC CHÚA,
khi Ta mở huyệt cho các ngươi và đưa các ngươi lên khỏi huyệt, hỡi dân Ta. Ta sẽ
đặt thần khí của Ta vào trong các ngươi và các ngươi sẽ được hồi sinh. Ta sẽ cho
các ngươi định cư trên đất của các ngươi. Bấy giờ, các ngươi sẽ nhận biết chính
Ta là ĐỨC CHÚA, Ta đã phán là Ta làm.” (Ed 37, 11-14)

Ngôn sứ Ezekiel và đống xương khô trong sa mạc được thần khí hồi sinh
Thực vậy, theo cái nhìn của Kinh Thánh, nếu như Thiên Chúa đã dùng bàn tay của
người Babylon mà sửa trị Israel, thì Người đã lại dùng sức mạnh của một dân tộc
khác để đưa dân Israel về lại quê hương. Người dân Israel cho rằng dân tộc đó
chính là một khí cụ tuyệt hảo mà ĐỨC CHÚA dùng để giải thoát dân Ngài, đến độ,
thủ lãnh của dân tộc đó là vua Cyrus đã được ngôn sứ Isaiah Đệ nhị tặng cho danh
hiệu “kẻ được Thiên Chúa xức dầu” (Is 45,1), vốn xưa nay chỉ dành riêng cho các
bậc quân vương nhà David.

Hoàng đế Cyrus, “kẻ được Thiên Chúa xức dầu” (Is 45,1)
PHẦN BỐN: GIẢI PHÓNG VÀ HỒI HƯƠNG
8.Đại Đế Cyrus, Nhà Giải Phóng

Bản đồ chính trị Trung Đông thế kỉ 6BC


Từ năm 562BC, sau khi hoàng đế Naboukhodonosor II băng hà, quyền lực của đế
chế Babylon bắt đầu suy giảm nhanh chóng. Chỉ trong vòng bảy năm, ngai vàng đã
đổi chủ tới ba lần, để rồi rơi vào tay của Nabonidus (556BC-545BC). Hoàng đế, do
xuất thân từ dòng dõi tư tế và có lòng sùng kính đặc biệt thần mặt trăng Sin, đã cho
khôi phục đền thờ kính vị thần này tại Haran, và do vậy, đã gây ra sự kình địch của
giới tư tế đầy quyền lực của thần Marduk, điều này đã tạo nên một sự rạn nứt trong
nền tảng quyền lực của đế chế Babylon.
Vì một lí do nào đó mà đến nay vẫn còn là bí ẩn, hoàng đế Nabonidus đã thiên đô
từ Babylon sang ốc đảo Teima nằm phía bắc sa mạc Arabia, việc làm khinh suất
này của ông đã đưa tới hai hệ quả nghiêm trọng cho nền chính trị đế chế Babylon.
Thứ nhất, với việc đặt trung tâm hành chính của đế chế ở một vị trí ngoại vi, hoàng
đế Nabonidus đã khiến việc kiểm soát và điều hành một đế chế rộng lớn như
Babylon thêm phần khó khăn. Thứ hai, việc hoàng đế Nabonidus vắng mặt tại
Babylon khiến cho những năm đó người ta không thể cử hành Lễ hội Năm mới, lễ
hội mà trong đó hoàng đế đóng vai trò chính. Đối với người Babylon, việc hoàng
đế Nabonidus không cử hành những nghi thức của lễ hội này để kính thần Marduk
rõ ràng là một tai họa, vì người dân tin rằng sự may mắn và chính sự hiện hữu của
Babylon phụ thuộc vào vị thần này.
Mối đe dọa từ bên ngoài do thế lực ngày càng lớn mạnh của người Medes ở miền
đông bắc đế chế bắt đầu trở nên rõ ràng. Người Medes đã từng là đồng minh của
người Babylon trong việc lật đổ đế chế Assyria, lúc này chính họ lại đe dọa đế chế
Babylon. Để đối phó với người Medes, Nabonidus đã kết đồng minh với vua Cyrus
(576BC-530BC) của Ba Tư, một chư hầu của người Medes. Cyrus đại đế, vua của
người Achaemenid ở Elam, không cần người Babylon hỗ trợ, đã quật khởi tại
Ecbatana để chống lại ách thống trị của Astyages, vua của Medes. Vương quốc
Medes nhanh chóng sụp đổ và người Ba Tư trở thành chúa tể của tất cả vùng đất
phía đông dãy Zagros nhìn xuống vùng đồng bằng Lưỡng Hà. Lúc này, hoàng đế
Nabonidus nhận ra người Ba Tư mới là kẻ thù đích thực của họ, nhưng đã muộn.
Năm 539BC, một trận đại chiến giữa quân đội Babylon và Ba Tư nổ ra tại Opis,
bên bờ sông Tigris, với kết quả là sự thảm bại của người Babylon.
Sa đồ kinh thành Babylon, với sông Euphrates chảy qua chính giữa
Các cánh quân Ba Tư nhanh chóng vượt qua các chi lưu hai con sông Euphrates
và Tigris, xiết vòng vây xung quanh kinh thành Babylon, vốn được cho là bất khả
xâm phạm. Điểm yếu duy nhất của hệ thống phòng ngự Babylon chính là con sông
Eupherates được cho chảy qua ngay giữa thành phố. Người Babylon cho đặt một
lưới kim loại chắn ngang sông, để tuy dòng sông có thể chảy qua thành phố nhưng
vẫn ngăn chặn được sự xâm nhập từ bên ngoài, thế nhưng, lưới này không chạm
đáy sông. Ngay bên ngoài thành là một hồ nước chu vi lên tới 420 ‘stadia’, được sử
dụng để rút nước sông Euphrates trong quá trình thi công các công trình phòng ngự
cho thành và cây cầu bắt qua chính giữa thành. Đây sẽ là điểm yếu trí mạng của
thành Babylon mà Cyrus sẽ lợi dụng.
Vì thấy trước Cyrus sẽ tiến công, người Babylon đã tích trữ lương thực đủ dùng
trong nhiều năm. Vì thế trong khi cư dân Babylon không mấy lo lắng về cuộc vây
hãm thì Cyrus lại lúng túng khi thấy cuộc vây hãm kéo dài mà không đạt được tiến
triển nào, nhưng cuối cùng ông đã nghĩ ra được một mưu kế. Cyrus bố trí một cánh
quân ở nơi dòng sông chảy vào thành, một cánh quân khác ở nơi dòng sông chảy ra
khỏi thành, rồi đích thân ông dẫn cánh quân thứ ba đi đào một con kênh dẫn nước
từ sông Euphrates vào hồ nước cũ ở ngoại thành, khiến cho dòng chảy của sông
trong một vài giờ hạ xuống thấp đến mức có thể lội qua được. Sau đó, hai cánh
quân Ba Tư phục sẵn nhanh chóng ập vào và hạ thành. Vì quy mô rộng lớn của
chính nó, khi khu vực tiếp giáp với tường thành đã lọt vào tay quân Ba Tư, những
người ở trung tâm thành phố, ngẫu nhiên lúc đó đang tổ chức một lễ hội thâu đêm,
vẫn tiếp tục nhảy múa vui chơi cho tới sáng, khi mà mọi việc đã an bài.
Hoàng đế Cyrus tiến vào Babylon tháng 10 năm 539BC, ông tuyên bố mình là
người giải phóng người dân Babylon ra khỏi ách thống trị của Nabonidus. Hoàng
đế Cyrus đã tính toán chính xác, vì người dân thành Babylon đã đầu hàng mà
không hề kháng cự. So với các đạo quân chinh phục như Asssyria và Babylon, đạo
quân Ba Tư của hoàng đế Cyrus rõ ràng là nhân đạo hơn. Các đền thờ ở Babylon
và các thành lân cận không hề bị tổn hại, do quân đội Ba Tư đã được lệnh phải tôn
trọng tôn giáo người bản xứ và tránh gây sợ hãi cho họ. Quả thực hoàng đế Cyrus
đã đối xử với các thần linh của các dân tộc bị chinh phục một cách khoan dung. Và
chính trong bối cảnh đó, người Israel ở Babylon đã được hoàng đế Cyrus cho chấm
dứt số phận lưu dân để trở về quê hương bản quán.
9.Khi Tù Nhân Zion Trở Về
Chỉ vài tháng sau khi lên ngôi, hoàng đế Cyrus đã ban hành một chiếu chỉ vào năm
538BC cho phép người Israel hồi hương và tái thiết Đền Thờ. Ta có thể tìm thấy
chiếu chỉ này ở trong hai sách Esdras và Nehemiah. Chiếu chỉ này được lưu làm
hai bản trong văn khố hoàng gia, một bản bằng tiếng Dothái và một bản bằng tiếng
Aram, ngôn ngữ chính thức của đế chế Ba Tư. Người Israel không bị ép buộc phải
ra đi, và quả thực, cuộc sống đã trở nên thoải mái của xứ lưu đày Babylon khiến
nhiều người trong số họ không muốn hồi hương mà chọn ở lại và chỉ tham gia tái
thiết Đền Thờ bằng cách đóng góp tài chính. Số người này tạo thành một cộng
đoàn hải ngoại quan trọng và khá sung túc.
Các đoạn khác nhau trong bản văn Thánh Kinh, Er 1 – 6; Kg; Dcr 1 – 8 hé lộ cho
chúng ta biết một vài hình ảnh về những vấn đề khó khăn mà những người Israel
hồi hương phải đối mặt. Khó khăn thứ nhất là sự tranh chấp đất đai giữa những
người hồi hương và những dân đã đến cư ngụ tại xứ Palestina. Quả vậy, vùng đất
được dành cho những người hồi hương chỉ rộng khoảng vài chục dặm vuông xung
quanh Jerusalem, nhỏ hơn rất nhiều so lãnh thổ vương quốc Judah thời phân li. Vì
thế, chúng ta khó có thể nói rằng người Israel hồi hương đã khôi phục lại hoàn toàn
đất đai của họ. Hơn thế nữa, họ còn phải chia sẻ mảnh đất nhỏ bé với hậu duệ của
những người Israel không đi lưu đày vào năm 587BC, và cả những người ngoại
quốc đã đến ở vùng núi Judah theo sau các chiến dịch quân sự của Babylon. Trong
bối cảnh ấy, những xung đột và tranh chấp dưới nhiều hình thức đã xảy ra giữa
những cư dân còn ở lại và những người mới trở về.

Khi Chúa dẫn tù nhân Zion trở về, ta thấy mình như giữa giấc mơ (Tv 125)
Tình trạng lại càng thêm phức tạp, do mâu thuẫn giữa những người hồi hương với
nhóm cư dân pha tạp sống tại vùng núi Samaria ở phía bắc nhưng lại đang nắm
quyền kiểm soát miền đất Judah. Nhóm cư dân tạm gọi là những người Samaria
này là hậu duệ của những dân cùng đinh trong vương quốc Samaria bị bỏ lại và các
sắc dân được đế chế Assyria đưa đến ở trong vùng. Họ có những lối thực hành tôn
giáo tuy có thể gần gũi, nhưng cũng tồn tại nhiều khác biệt quan trọng với người
Israel. Những người Samaria đó, theo quan điểm Israel, đã ra hư hỏng vì bị trộn lẫn
với các dân tộc ngoại bang. Do đó, giữa những người Samaria và người Israel luôn
có một mối căng thẳng. Người Israel kết án người Samaria, vì họ đã không duy trì
được một đức tin tinh tuyền. Còn người Samaria thì lại cho rằng họ mới là những
người thật sự trung thành với Luật Moses. Như chúng ta đọc trong sách Esdra,
những người Samaria cũng muốn giúp tái thiết Đền Thờ Jerusalem nhưng những
người Israel đã từ chối thiện chí của họ. Ở chiều ngược lại, những người Samaria
cũng đã chống đối việc xây các bức tường thành Jerusalem. Mặt khác, tương quan
của những người Israel với nhau cũng không phải là tương quan lí tưởng. Có
những người Israel muốn giữ nguyên hiện trạng trong những lãnh vực khác nhau
như chính trị xã hội, luân lí và tôn giáo, trong khi có những người lại muốn cải
cách một cách sâu sắc trong mọi lĩnh vực.
Thứ đến, người Israel hồi hương lại gặp nhiều khó khăn trong việc sinh sống tại xứ
Palestina. Tại lúc đó, Jerusalem và các thành phố lân cận vẫn còn trong tình trạng
đổ nát, khiến việc kiếm sống của người dân cũng bị hạn chế rất nhiều. Vậy là hoá
ra cuộc sống của những người hồi hương thực tế khác xa với viễn tượng về một xứ
sở đầy phồn thịnh và tự do mà ngôn sứ Isaia Đệ Nhị từng hứa hẹn. Thời gian càng
trôi đi, người Israel hồi hương càng thấy rằng những lời hứa hẹn đó sẽ còn ở xa
tầm tay, và chúng ta có thể tưởng tượng được rằng đời sống của những người
Israel hồi hương đầu tiên có thể là một chuỗi những thất vọng cay đắng. Khi đó,
những ai tin vào lời hứa của Thiên Chúa hiểu ra rằng, dù đã quyết tâm sống theo
Luật Moses, nhưng mong ước giữ vững đức tin vào Thiên Chúa của thế hệ họ cũng
không dễ dàng hơn so với thế hệ cha ông họ chút nào.
Cuối cùng, một khó khăn nữa của người Israel hồi hương là việc tái thiết Đền Thờ
Jerusalem. Bản văn Kinh Thánh cho chúng ta biết rằng người Israel đã tranh cãi rất
nhiều và cũng đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc tái thiết Đền Thờ. Một đàng,
họ không có đủ thợ xây cất và thiếu nguồn tiền bạc, do đóng góp của người Israel
không được nhiều lắm. Đàng khác, họ gặp phải sự kháng cự, chế nhạo và đe dọa
của những dân lân cận, tức là những người Samaria và những người Ammon ở bên
kia sông Jordan.
Những khó khăn kể trên bủa vây số sót ít ỏi của một dân tộc trở về từ nơi lưu đày,
khiến cho vài người trong số họ đâm ra nản lòng mà lại một lần nữa lìa bỏ Lề Luật
của cha ông. Thế nhưng, trong cơn khốn quẫn đến độ gần như lạc lối đó của dân
Israel, đã xuất hiện hai nhân vật Nehemiah và Esdras. Hai ông đã nâng đỡ, sửa dạy
và khuyến khích dân Israel kiên vững trong niềm tin vào Giao Ước giữa Thiên
Chúa và dân Người.
10.Vững Một Niềm Tin
Vào năm 444BC, Nehemiah được Artaxerxes I, hoàng đế Batư, bổ nhiệm làm
thống đốc Judah, Ông đi về miền đông đem theo chiếu chỉ của hoàng đế cho phép
ông xây dựng lại tường thành Jerusalem, với chi phí được lấy từ kho tàng hoàng
gia. Đồng thời, chỉ thị từ hoàng đế cũng cho phép Judah cũng được tách khỏi tỉnh
Samaria để thành một tỉnh độc lập. Nehemiah làm thống đốc Judah trong vòng 12
năm (Nkm 5,14), sau đó ông trở lại làm quan trong triều đình Batư (Nkm 12,6).
Nehemiah xây dựng lại tường thành Jerusalem
Tuy nhiên, liền sau đó, Nehemiah thuyết phục hoàng đế cho ông trở lại Jerusalem,
do tình trạng ở Jerusalem bắt đầu trở nên tồi tệ. Dân chúng Israel thời đó đang lần
hồi nghiêng theo lối sống dễ dãi khi chấp nhận những cuộc hôn nhân dị chủng với
dân ngoại xung quanh. Trong hoàn cảnh đó, Nehemiah đã tiến hành một cuộc cải
cách nhằm vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa người Israel với dân ngoại.
Nehemiah đã đề ra hai tiêu chuẩn cụ thể để được công nhận là người Israel: thứ
nhất, người đó phải được cha mẹ là người Israel sinh ra, và thứ hai, người đó phải
trung thành với Torah, bao gồm sự trợ giúp theo luật định dành cho cơ cấu phụng
tự Đền Thờ. Nehemiah triệt để ngăn cấm hôn nhân dị chủng, dựa trên nền tảng của
sách Đệ nhị luật (Nkm 13; Đnl 23,3). Tiếp nối Nehemiah, những năm về sau
Esdras đã đưa ra những biện pháp còn cứng rắn hơn: ông không chỉ cấm hôn nhân
dị chủng, mà những ai đã lấy người dân ngoại bị buộc phải phá vỡ cuộc hôn nhân
đó (Er 10,2-5).
Esdras chính là người đã đẩy cuộc cải cách của Nehemiah đi xa hơn. Esdras hẳn là
đã đến Jerusalem khoảng những năm 420BC, không phải với vai trò là thống đốc
như Nehemiah, nhưng được hoàng đế Batư cử đến Jerusalem để thị sát các vấn đề
tôn giáo. Quyền bính của Esdras cũng không chỉ bó hẹp ở Judah, mà bao trùm trên
mọi người Israel sinh sống tại Palestina. Esdras được miêu tả như là “một kinh sư
thông Luật Moses, mà Đức Chúa, Thiên Chúa của Israel đã ban” (Er 7,6). Một
trong những thứ quan trọng mà Esdras đem về từ Babylon là một bản sao của Sách
Luật Moses, như Nkm 8,1 nói tới. Nghi thức công bố bản luật này được miêu tả
trong Nkm 8,1-18, với đỉnh điểm là việc dân chúng xưng thú tội lỗi, quyết tâm tách
mình khỏi dân ngoại, đồng thời long trọng cam kết sống trung thành với Lề Luật
của Giao Ước Sinai (Nkm 9,1 – 10,40). Văn bản kết ước được các kỳ mục Israel kí
kết và được mọi người thề hứa tuân theo, kẻ nào không tuân giữ sẽ bị nguyền rủa.

Kinh sư Esdras tuyên đọc Sách Luật Moses trước đại hội dân Chúa
Chúng ta có thể nhận thấy rằng điều mà Ezekiel và Isaiah Đệ Nhị đã sửa dạy và
khuyên răn dân Israel ở Babylon, cũng là điều mà Nehemiah đã chuẩn bị trong
cuộc cải cách sơ khởi, lúc này đã được thực hiện hoàn chỉnh với nghi thức kết ước
do Esdras đề xướng. Cách nào đó, kinh sư Esdras đáng được gọi là “người khai
sinh ra Dothái giáo”, vì bởi do ảnh hưởng của ông mà cuộc sống và tôn giáo của
người Israel đã có một biến chuyển mới, trở nên dứt khoát hơn và bám sát hơn
trong đức tin vào ĐỨC CHÚA.
ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa của Abraham, Isaac và Jacob, Đấng tín thành và giàu
lòng thương xót, đã hứa ban một “miền đất tràn trề sữa và mật” (Ds 13, 27) cho
cha ông họ, miền đất mà sau năm mươi năm họ bị lưu đày nơi đất khách quê
người, lại là nơi họ trở về và sinh sống bình yên.
Vĩ Thanh
Người Israel và hai vương quốc Ptolemy-Seleucid
Hồi sinh từ đống tro tàn, người Israel quyết tâm giữ vững đức tin của họ vào ĐỨC
CHÚA của cha ông và xem đó như căn tính thâm sâu của dân tộc, không thể thoái
hoá, không thể nhượng bộ, không thể chối bỏ. Sinh sống trong một đế chế Ba Tư
khoan dung về tôn giáo, việc đó xem ra khá dễ dàng. Nhưng ba trăm năm sau thời
hoàng đế Cyrus, khi thời thế đổi thay, dân tộc Israel phải đối mặt với gã bạo chúa
điên cuồng mà họ gọi là Antiocho Epimanes (Antiocho điên khùng) của nhà
Seleucid, họ sẽ phải chứng minh đức tin mà họ tuyên xưng vào ĐỨC CHÚA liệu
có phải là một thâm tín, hay chỉ là một lời chót lưỡi đầu môi…

TỔNG QUAN VỀ E-XƠ-RA - THẦY TẾ LỄ NGƯỜI “LẬP LẠI LUẬT


PHÁP”
E-xơ-ra (Ezra HaSofer ) chính là người dẫn đầu làn sóng thứ hai của người Do
Thái từ Babylon trở về Israel . Ông đứng đầu cuộc phục hưng tôn giáo của người
dân ở đó vào đầu kỷ nguyên Ngôi đền thứ hai . Ông cũng là người lãnh đạo Men of
the Great Asembly hay còn gọi là Tòa Công Luận Do Thái đầu tiên thời bấy giờ.
Đây là một trong những nhóm học giả có ảnh hưởng nhất trong lịch sử Do Thái.

Người ta biết rất ít về cuộc đời ban đầu của E-xơ-ra. Ông sinh ra ở Babylon trong
một gia đình thầy tế lễ, và cống hiến hết mình cho việc nghiên cứu Kinh Torah .
Ông cũng chính là một người ghi chép, chép sử, viết sách Torah và Tiên tri. Ông
sống ở Babylon trong những thập kỷ đầu tiên của cuộc đời mình, theo học Ba-rúc,
con trai Nê-ri-gia ( người ghi chép của Nê-hê-mi ). ( Shir Hashirim Rabbah 5:5. ).
Trong suốt thời gian bị lưu đày ở Babylon, người Do Thái nóng lòng chờ đợi ngày
các vua Babylon hoặc Ba Tư cho phép họ trở về xứ sở của mình và xây dựng lại
Đền thờ. Khi Si-ru được bổ nhiệm làm vua, những nỗ lực của họ cuối cùng đã
được đền đáp. Si-ru ra lệnh rằng họ được phép trở về Israel và xây dựng lại Đền
thờ. Ông thậm chí còn hứa sẽ cung cấp vật tư cho dự án. (E-xơ-ra 1:1-11 ).

Ngạc nhiên thay, một đội quân đông đảo gồm 42.360 người (Ê-xơ-ra 2:64 ) đã
hành quân trở lại Y-sơ-ra-ên, quyết tâm xây dựng lại Đền thờ và khôi phục lại vẻ
huy hoàng trước đây của nó. Họ ngay lập tức đặt nền móng, cùng với dàn nhạc của
những người Lê-vi và tiếng reo hò vui mừng của những người xem.( E-xơ-ra 3:10
–13.)

Niềm vui chỉ tồn tại trong thời gian ngắn. Những cư dân khác của vùng đất, cảm
thấy bị đe dọa bởi sự nhập cư ồ ạt đột ngột, đã phản đối dự án. Họ hối lộ các quan
chức để ra lệnh dừng xây dựng, trì hoãn việc xây dựng cho đến khi triều đại của Si-
ru kết thúc. Vị vua Ba Tư tiếp theo, A-suê-ru , ít thân thiện hơn với thần dân Do
Thái của mình. Lợi dụng điều này, cư dân Y-sơ-ra-ên đã gửi thư nói với A-suê-ru
rằng người Do Thái đang lên kế hoạch nổi loạn và gieo rắc bạo loạn. Sau khi đọc
những lá thư đó, nhà vua tạm dừng dự án. (E-xơ-ra 4:1 –24 )

Hiện trạng vẫn không thay đổi cho đến khi Đa-ri-út lên làm vua Ba Tư tiếp theo.
Vào năm thứ hai của triều đại ông, các nhà tiên tri A-ghê và Xa-cha-ri truyền lệnh
cho người Do Thái tiếp tục xây dựng Đền thờ. Xô-rô-ba-bên và Giê-hô-xua con
trai Giê-hô-xa-đác nhận lời kêu gọi và lãnh đạo các nỗ lực xây dựng lại.( Ê-xơ-ra
5:1 .)

Tuy nhiên, một lần nữa, tin tức không được cư dân gần đó chấp nhận.( Ê-xơ-ra 5:3
–5.) Vua Đa-ri-út đã được gửi một báo cáo về các hoạt động của họ, và chỉ đồng ý
để họ tiếp tục sau khi tìm kiếm các tài liệu lưu trữ và phát hiện ra rằng Vua Si-ru
ban đầu đã ủng hộ dự án.( E-xơ-ra 6:1 –13.) Sau khi Đa-ri-út khuyến khích việc
xây dựng, nó tiếp tục không suy giảm cho đến khi Đền thờ cuối cùng được hoàn
thành bốn năm sau, vào ngày thứ ba của tháng A-đa .( E-xơ-ra 6:14 –15.)

Chính E-xơ-ra đã không đi với nhóm người trở về Y-sơ-ra-ên đầu tiên. Ông ở lại
Babylon trong suốt thời gian này, để tiếp tục việc học của mình hoặc để tránh bất
kỳ cuộc tranh giành quyền lực nào với Giê-hô-xua con trai Giê-hô-xa-đác về vị trí
thầy tế lễ thượng phẩm . (Talmud, Tòa công luận 21b. )
Sau khi nhóm đầu tiên rời đi, E-xơ-ra trở nên nổi tiếng trong cộng đồng Do Thái ở
Babylon. Ông bắt đầu quá trình xác định dòng họ, nghiên cứu gia phả và lập danh
sách gia đình chi tiết. Trước khi rời Babylon, E-xơ-ra đã làm sáng tỏ tổ tiên của
mọi gia đình sống ở đó, xác định dòng dõi bộ lạc và những đứa con ngoài giá thú.
(Talmud, Kiddushin 69b.)

CHUYẾN DI CƯ THỨ HAI CỦA NGƯỜI DO THÁI VỀ JERUSALEM.

Sau một thời gian dài mà việc xây dựng Đền thờ bị đình trệ, thì có tin đến Ba-by-
lôn rằng việc xây dựng đền thờ đã hoàn tất. Năm sau, (E-xơ-ra 7:7 ) Vua Ạt-tơ-
xác-xe cho phép E-xơ-ra dẫn đầu một cuộc di cư hàng loạt đến Israel và thi hành
luật pháp của Đức Chúa Trời ở đó.(
Ê-xơ-ra 7:14 .) Với sự đảm bảo này, E-xơ-ra bắt đầu chiến dịch đưa tất cả người
Do Thái trở về quê hương của họ. Ông đi từ thị trấn này sang thị trấn khác, nói với
những người anh em của mình về việc sắp trở lại Vùng đất của Y-sơ-ra-ên và việc
xây dựng lại Đền thờ.
Lời nói của anh ấy hầu như không được chú ý. Phần lớn người Do Thái ở lại
Babylon.( Talmud, Ketubot 25a.) Nhiều người còn tưởng ông nói dối nên tìm cách
giết ông.( “Maaseh Daniel.” trong Beit Hamidrash 5:121.) Không nản lòng, E-xơ-
ra tập hợp tất cả những người sẽ đi theo, một nhóm tương đối nhỏ với số lượng
1.500 người, và lên đường đi Y-sơ-ra-ên. Ông mang theo nhiều vàng và bạc để xây
dựng Đền thờ, cùng với mệnh lệnh của nhà vua cho thủ quỹ cấp cho họ nhiều lúa
mì, rượu, dầu và muối. Cuộc hành trình của họ kéo dài bốn tháng, và họ đến vào
ngày đầu tiên của tháng Av .( E-xơ-ra 7:9 .)

Khi đến nơi, họ ăn mừng bằng cách dâng lễ vật cho Chúa và dâng vàng bạc mà họ
đã mang đến kho bạc của Đền thờ.( Ê-xơ-ra 8:35 )

TÁI LẬP THỰC HÀNH KINH THÁNH TORAH


Ngay sau khi E-xơ-ra đến Giê-ru-sa-lem , ông biết được tình trạng thuộc linh của
người Do Thái ở đó. Họ đã kết hôn tự do với những phụ nữ không phải là người
Do Thái trong vùng đất, và không còn tuân theo các ngày lễ của người Do Thái
cũng như các điều răn khác. Quá đau khổ, E-xơ-ra xé quần áo mình và ngồi than
khóc suốt ngày cho đến chiều tối. Sau khi hiến tế buổi tối được mang đến, ông
đứng dậy và bắt đầu lớn tiếng cầu nguyện G-d, khóc để được tha thứ cho tội lỗi
của dân tộc mình. (Ê-xơ-ra 9.)

Một đám đông từ từ tụ tập lại để xem những lời cầu xin chân thành của ông.
Những giọt nước mắt của ông cũng khiến họ cảm động, và cuối cùng cả nhóm
cũng khóc theo anh, than thở về tội lỗi của họ. (E-xơ-ra 10:1 .) Sê-ca-nia, con trai
Giê-hi-ên, cháu của Ê-lam bước tới với tư cách là đại diện của người dân, anh ấy
yêu cầu E-xơ-ra đảm nhận vai trò lãnh đạo trong việc giúp người dân bỏ những
người vợ không phải là người Do Thái và quay trở lại phục vụ Đức Chúa Trời. ( E-
xơ-ra 10:2 –4.)

Ngay lập tức, E-xơ-ra thành lập một nhóm sĩ quan cho mục đích này, và ông yêu
cầu tất cả họ phải tuyên thệ thực hiện chỉ thị của ông. Sau khi làm như vậy, ông đã
gửi một tuyên bố trên khắp đất nước rằng tất cả những người Do Thái đã lên Israel
từ Babylon sẽ tập trung tại Jerusalem trong ba ngày. ( E-xơ-ra 10:5-8 ).

Lệnh đã được chú ý. Vào ngày đã định, mọi người ngồi thành nhóm túm tụm lại
dưới cơn mưa lớn, khi E-xơ-ra nói chuyện với họ. Ông trừng phạt họ vì những
hành vi sai trái của họ và khuyến khích họ cải thiện con đường của mình. E-xơ-ra
nói xong, cả hội đồng thanh như một, bỏ vợ ngoại.( E-xơ-ra 10:10 –17.)

Một hệ thống luật pháp và điều hành được thiết lập, theo đó mỗi thị trấn chỉ định
một quan chức phụ trách người dân, đảm bảo rằng họ không ở lại với phụ nữ thị
tộc. Từng người một, những người đàn ông ly dị vợ ngoại quốc và mang lễ vật
chuộc tội. Đến ngày đầu tiến của tháng Nissan, chỉ ba tháng sau, hôn nhân với dân
ngoại đã trở thành dĩ vãng.( Ê-xơ-ra 10:17 .)

Ezra cũng tập hợp mọi người và đọc kinh Torah cho họ nghe một cách công khai,
giúp họ làm quen với luật của nó. Một trong những kết quả ngay lập tức của bài
phát biểu đó là sự tuân thủ mới đối với các ngày lễ. Sau khi nghe luật lệ của Lễ
Lều Tạm ( Sukkot ), người dân đã giữ ngày lễ với lòng nhiệt thành và lòng mộ đạo
chưa từng thấy kể từ thời Giô-suê , con trai của Nun. ( Nê- hê-mi 8:17 và Metzudat
David ).

Vào thời điểm đó, người dân cũng chấp nhận tuân thủ Shabbat hoàn toàn .( Nê-hê-
mi ch. 10.)

SỰ XUẤT HIỆN CỦA NÊ-HÊ-MI.

Mặc dù E-xơ-ra là một nhà lãnh đạo tinh thần mạnh mẽ và đã đạt được thành công
rõ rệt trong việc tác động đến dân chúng để củng cố mối liên hệ của họ với Đức
Chúa Trời, nhưng sự tận tâm chân thành của ông đã không dẫn đến một tình trạng
kinh tế và quân sự được cải thiện. Trong 12 năm tiếp theo, tình hình trở nên tồi tệ
hơn. Các bức tường của Jerusalem đang sụp đổ và kẻ thù thường xuyên cướp phá
khu vực này. Cảm giác cam chịu tràn ngập người dân. Họ chấp nhận hiện trạng,
không muốn làm việc để thay đổi nó.

Sau đó, một quan chức chính phủ Do Thái đến từ Babylon, tên là Nê-hê-mi. Nê-hê-
mi đã nghe nói về tình hình thảm khốc và đang thực hiện nhiệm vụ khắc phục nó.
Ông đã truyền cảm hứng cho người dân xây dựng lại các bức tường và tự bảo vệ
mình. Chẳng bao lâu sau, Nê-hê-mi được bổ nhiệm làm thống đốc khu vực, quản
lý nhu cầu vật chất của người Do Thái trong khi E-xơ-ra chăm sóc sức khỏe tinh
thần của họ.

NHỮNG ĐIỀU LUẬT TÔN GIÁO ĐƯỢC E-XƠ-RA BAN HÀNH

E-xơ-ra đã thiết lập mười luật tôn giáo như sau:

1) Kinh Torah được đọc công khai trong buổi lễ chiều vào ngày Sa-bát .
2) Rằng Torah sẽ được đọc công khai trong các sự thờ phượng buổi sáng vào Thứ
Hai và Thứ Năm.
3) Rằng các thẩm phán nên tập hợp vào thứ Hai và thứ Năm để xét xử người dân.
4) Quần áo đó nên được giặt vào Thứ Năm để chuẩn bị cho ngày Sa-bát.
5) Tỏi nên được ăn vào thứ Sáu, để chuẩn bị cho ngày Sa-bát.
6) Rằng phụ nữ nên nướng bánh từ sáng sớm để sẵn sàng phân phát cho người
nghèo.
7) Phụ nữ nên mặc đồ lót.
8) Rằng phụ nữ nên gội đầu trước khi ngâm mình trong bể rửa .
9) Những người bán rong nên lưu thông khắp các thị trấn bán mỹ phẩm để có thể
mua được chúng một cách dễ dàng.
10) Những người đàn ông trải qua mộng tinh về đêm nên đắm mình trong bể rửa
mikavah trước khi nghiên cứu Torah.
Ezra là một trong số ít người giám sát việc chuẩn bị con bò cái tơ màu đỏ để sử
dụng trong Đền thờ như một phương tiện thanh tẩy. ( Mishnah Parah 3:5. )

CÁC BÀI VIẾT CỦA E-XƠ-RA.

E- xơ-ra là một nhà văn viết nhiều, là tác giả của sách E-xơ-ra,( Talmud, Sanhedrin
93b và Baba Batra 15a. ) sách Ma-la-chi , (Talmud, Megillah 15a.) và sách Sử ký
cho đến thời đại của ông. Ông cũng tỉ mỉ thiết lập một văn bản mẫu cho Torah, viết
một cuộn giấy để kiểm tra độ chính xác của tất cả các cuộn Torah khác. Nó được
cất giữ trong Ngôi đền trong suốt thời kỳ Ngôi đền thứ hai. ( Talmud Yerushalmi,
Taanit 4:2, Talmud Bavli, Moed Katan 18b. ) Nhờ sự siêng năng của ông mà các
cuộn kinh Torah của người Do Thái vẫn luôn luôn chính xác và phi thường cho
đến ngày nay.

Một trong những thành tựu chính của Ezra là tái thiết lập việc tuân thủ Torah ở
Israel, 32 đảm bảo rằng việc tuân thủ nó sẽ không bị mất đi. Ông cũng thành lập
Đại hội đồng hay Tòa Công Luận, chịu trách nhiệm hình thành nghi thức cầu
nguyện, cùng với nhiều hệ thống luật Do Thái hiện có cho đến ngày hôm nay.

Biên tập bởi Mục Vụ Do Thái Lời Sự Sống Việt Nam

#mucvudothai
#hoithanhloisusongvietnam
#e_xơ_ra

NGÀY NÀY TRONG LỊCH SỬ KINH


THÁNH – CUNG HIẾN ĐỀN THỜ THỨ
NHẤT VÀ CHI TIẾT CỦA ĐỀN THỜ.

Thứ bảy ngày 23 tháng 9 năm 2023 nhằm ngày 8 tháng Tishrei năm 5784 theo lịch Do Thái. Theo như lịch Do
Thái thì hôm nay là ngày Đền Thờ Thứ Nhất do vua Sa-lô-môn xây dựng được cung hiến lên Chúa. (826 TCN)

Lễ hội cung hiến kéo dài 14 ngày, kỷ niệm việc hoàn thành Đền Thánh ở Jerusalem do Vua Solomon xây
dựng, bắt đầu vào ngày 8 tháng Tishrei năm 2935 kể từ khi tạo dựng (826 TCN). Ngôi đền đầu tiên từng là
trung tâm của đời sống tinh thần và dân tộc Do Thái trong 410 năm, cho đến khi bị người Babylon phá hủy vào
năm 423 trước Công nguyên.

Đền thờ thứ nhất mất mất bảy năm để xây dựng, được hoàn thành trong tháng MarCheshvan nhưng đến ngày 8
tháng Tishrei của năm sau thì Đền Thờ mới được khánh thành (gần một năm). Ngôi đền đầu tiên đóng vai trò
là tâm điểm của đời sống quốc gia và tâm linh của người Do Thái trong 410 năm, cho đến khi bị tàn phá bởi
người Babylon vào năm 423 TCN. Người ta tin rằng ngôi đền được xây dựng trên tảng đá gọi là đá nền tảng,
nơi mà Áp-ra-ham bởi đức tin mà dâng Y-sác lên cho Chúa (Sáng thế ký 22:2).

Đền thờ của Sa-lô-môn được xây dựng theo mô hình của đền tạm mà Môi-se đã làm. Nhiều học giả tin rằng
vườn Ê-đen là nguyên mẫu cho Đền Tạm, và cho những Đền Thờ sau này. Kinh Thánh cho biết sau khi A-đam
và Ê-va bất tuân và ăn trái cây bị cấm, thì họ bị đuổi ra khỏi vườn về phía đông. Để quay trở lại với sự hiện
diện của Chúa, Israel phải quay ngược lại hành trình của A-đam và Ê-va, ngang qua Chê-ru-bim và quay trở lại
khu vườn từ hướng Tây. Như vậy đền tạm cùng đền thờ được thiết kế theo quá trình này; để phục hồi và trở lại
họ đã đi từ Tây sang Đông để đến lại với vị trí ban đầu của mình. Cách bố trí của Đền Thờ là hình ảnh cho trở
lại để phục hồi của Israel, để dạy bảo cho Israel quay về với sự cứu chuộc của Đấng Cứu Thế; để một lần nữa
họ có thể tận hưởng sự hiện diện của Đức Chúa Trời. Biên tập bởi Mục Vụ Do Thái Lời Sự Sống Việt Nam.

Thuyết minh bởi Mục Vụ Do Thái.


NGÀY THỨ SÁU TRONG SỰ SÁNG TẠO
CHÚA – CHÚA TẠO ĐỘNG VẬT, LOÀI
NGƯỜI -NGÀY Y-SÁC ĐƯỢC DÂNG LÊN
CHÚA.
Hôm nay, thứ bảy ngày 16 tháng 9 năm 2023 nhằm ngày 1 tháng Tishrei năm 5784
theo lịch Do Thái. Hôm nay là ngày Chúa đã tạo nên các loài động vật trên đất cùng tạo vật tuyệt vời nhất: con
người. Ngày hôm nay cũng là ngày trăng mới, trăng non, ngày đầu tiên của năm và năm mới Rosh Hashanah
của người Do Thái.
CHÚA TẠO NÊN CÁC LOÀI ĐỘNG VẬT TRÊN ĐẤT (3760 TCN).

“Đức Chúa Trời lại phán rằng: Đất phải sanh các vật sống tùy theo loại, tức súc vật, côn trùng, và thú rừng,
đều tùy theo loại; thì có như vậy. Đức Chúa Trời làm nên các loài thú rừng tùy theo loại, súc vật tùy theo loại,
và các côn trùng trên đất tùy theo loại. Đức Chúa Trời thấy điều đó là tốt lành.” Sáng thế ký 1:24-25.

Thật là một ngày bùng nổ với sự xuất hiện của hàng loạt các loài động vật khác nhau, muôn hình muôn vẻ,
xinh đẹp và kỳ diệu, từ những loài nhỏ nhất cho đến những loài to lớn nhất. Chúng ta ta có thể chắc chắn rằng
vào lúc Chúa tạo dựng thì các loài động vật phong phú hơn ngày nay gấp nhiều lần. Dầu vậy, ngày nay người
ta ước tính có khoảng 1,2 triệu loài động vật trên đất, hơn 20 tỷ tỷ các loại động vật khác nhau và tính riêng về
côn trùng thì có khoảng10 tỷ tỷ côn trùng trên thế giới.

Với chừng đó loại động vật thì chúng ta có thể thấy số lượng thức ăn khủng khiếp thế nào, nhưng Kinh Thánh
cho thấy Chúa vẫn cung ứng cho chúng nó (Thi thiên 104:14,21; Ma-thi-ơ 10:29-31). Ngài vẫn yêu thương và
quan tâm đến sự sống chết của từng loài (Giô-na 4:11). Chúa có sự giao tiếp với chúng (Sáng 6:19;7:9; I Các
vua 17:1-6). Chính bản thân các loài động vật cũng tiết lộ quyền tể trị của Chúa (Gióp 38:39-41;
39:6;40:19;41:10). Tôn vinh vinh quang Chúa và ngợi khen Chúa (Thi thiên 148:7-10;150:6). Ngay cả chúng
nó cũng thuộc về Chúa (Cô-lô-se 1:16; Rô-ma 11:36; Hê-bơ-rơ 1:10).

CHÚA TẠI DỰNG NÊN A-ĐAM VÀ Ê-VA (3760 TCN)

Vào ngày 1 tháng Tishrei, ngày thứ sáu của sự sáng tạo “Đức Chúa Trời phán rằng: Chúng ta hãy làm nên loài
người như hình ta và theo tượng ta, … Đức Chúa Trời dựng nên loài người như hình Ngài; Ngài dựng nên loài
người giống như hình Đức Chúa Trời; Ngài dựng nên người nam cùng người nữ. Đức Chúa Trời ban phước
cho loài người..” (Sáng thế ký 1:26-28). “Giê-hô-va Đức Chúa Trời bèn lấy bụi đất nắn nên hình người, hà
sanh khí vào lỗ mũi; thì người trở nên một loài sanh linh.” ( Sáng thế ký 2:7).

“Giê-hô-va Đức Chúa Trời phán rằng: Loài người ở một mình thì không tốt;… Giê-hô-va Đức Chúa Trời làm
cho A-đam ngủ mê, bèn lấy một xương sườn, rồi lấp thịt thế vào. Giê-hô-va Đức Chúa Trời dùng xương sườn
đã lấy nơi A-đam làm nên một người nữ, đưa đến cùng A-đam... Bởi vậy cho nên người nam sẽ lìa cha mẹ mà
dính díu cùng vợ mình, và cả hai sẽ nên một thịt.”(Sáng thế ký 2: 18-24).

Con người được Chúa tạo dựng với ba phần “tâm thần, linh hồn, và thân thể” (I Tê-sa-lô-ni-ca 5:23), đều là
những kỳ quan của sự sáng tạo. Thân thể với những cấu tạo tinh vi cho đến từ tế bào, cách thức truyền thông
tin AND qua các đời, cách thức hoạt động, cơ chế tự bảo vệ ..v..v là không thể tưởng tượng được. Ngày nay
người ta vẫn chưa hiểu hết những gì mà cơ thể con người có và sự sống động của nó. Tất cả chỉ từ bụi đất và từ
tiếng phán của Chúa. Ngoài cơ thể thì con người còn có phần tâm thần, nơi cảm nhận yêu thương, đồng cảm,
rung động…. cũng là phần khó có thể lý giải theo ngôn ngữ của con người. Nhưng quan trọng hơn hết đó
chính là “linh hồn” mà Chúa ban cho, đây cũng là phần còn lại cho đến “đời đời”. Linh hồn là quan trọng vì sự
tồn tại đời đời và nơi đến của nó sau khi cơ thể của con người trở về với bụi đất.
Có thể nói, con người là tạo vật kỳ diệu, phức tạp và được yêu thương hơn hết trong các sáng tạo của Chúa.
Chúa tạo dựng loài người không chỉ để yêu thương mà còn để ban phước, sanh sản và quản trị những gì mà
Chúa đã tạo dựng ( Sáng thế ký 1:28).

Nhưng đây cũng là tạo vật làm cho Chúa phiền lòng nhất, người Do Thái tin rằng cũng vào chính ngày hôm
nay, ngay khi Chúa tạo dựng loài người, thì trong vườn Ê-đen họ cũng đã phạm lỗi đầu tiên trong trong lịch sử,
vi phạm lệnh truyền của Đức Chúa Trời là không được ăn từ "Cây biết điều thiện và điều ác". A-đam và Ê-va
bị trục xuất khỏi vườn và bị rủa xả. Nhưng vào ngày vào hôm nay, ngày được tạo dựng, người nam và người
nữ đầu tiên cũng ăn năn tội lỗi của mình, đưa khái niệm ăn năn và cơ hội teshuvah “quay trở lại” vào trải
nghiệm của con người.

Kinh thánh cho biết sự yêu thương của Chúa với con người vượt qua cả sự sáng tạo của Chúa vì dẫu biết con
loài người là xấu xa nhưng “TRƯỚC KHI SÁNG THẾ, Ngài đã chọn chúng ta trong Đấng Christ” nhờ sự cứu
chuộc của chính con Ngài “đặng làm nên thánh không chỗ trách được trước mặt Đức Chúa Trời,” (Ê-phê-sô
1:14). Qua sự chết của con Ngài, con người được phục hồi lại địa vị ban đầu của mình và linh hồn tìm được
nơi ở “đời đời” trong vườn Ê-đen trên thiên đàng vinh hiển.

Vậy nên chúng ta tạ ơn Chúa vì “Đức Giê-hô-va là lớn và đáng ngợi khen thay; Sự cao cả Ngài không thể dò
xét được.” (Thi thiên 145:3) “sự khôn ngoan Ngài không thể dò.” (Ê-sai 40:28) “Hầu cho nức tiếng tạ ơn, Và
thuật các công việc lạ lùng của Chúa.” (Thi-thiên 26:7).

NÔ-Ê LẦN THỨ BA THẢ CHIM BỒ CÂU RA VÀ NÓ KHÔNG QUAY TRỞ LẠI VÌ TÌM ĐƯỢC CHỖ
ĐẬU (2105 TCN)

Vào ngày 1 của tháng Tishrei nhằm ngày hôm nay, ngày thứ 307 của trận Đại hồng thủy, Nô-ê đã “thả con bồ
câu ra; nhưng chuyến nầy bồ câu chẳng trở về cùng người nữa. “ (Sáng thế ký 8:12). Khi con chim bồ câu
không quay trở lại, Nô-ê biết rằng nước của trận Đại hồng thủy đã hoàn toàn rút cạn khỏi trái đất. Vào ngày
đó, Nô-ê đã dỡ bỏ nóc tàu; nhưng Nô-ê và gia đình ông, và tất cả các động vật, vẫn ở trong tàu thêm 57 ngày -
cho đến ngày 27 tháng Cheshvan - khi bề mặt trái đất hoàn toàn khô và Đức Chúa Trời đã phán bảo họ rời khỏi
tàu.

NGÀY BỞI ĐỨC TIN Y-SÁC ĐƯỢC DÂNG LÊN CHO CHÚA TRÊN BÀN THỜ (1677 TCN).

Thử thách lớn nhất của Áp-ra-ham về đức tin là việc Áp-ra-ham dâng con trai của mình, đứa con của lời hứa,
đứa con con sự chờ đợi và người thừa kế duy nhất lên cho Chúa. Vào ngày hôm nay, “Áp-ra-ham lập bàn-thờ,
chất củi lên, trói Y-sác con mình lại, để lên đống củi trên bàn-thờ.” (Sáng thế ký 22:9) để chuẩn bị hy sinh Y-
sác để vâng theo lời của Thiên Chúa. Điều này xảy ra vào ngày 1 tháng Tishrei của năm 2084 kể từ khi tạo ra
(1677 TCN), và được nhắc lại mỗi Rosh Hashanah (năm mới của người do thái) với âm thanh của tiếng kèn
shofar. Người ta dùng kèn Shofar trong dịp này là sừng của con cừu đực hình ảnh cho sừng của con cừu đực
được thay thế cho Y-sác trong của sinh tế “Áp-ra-ham nhướng mắt lên, xem thấy sau lưng một con chiên đực,
sừng mắc trong bụi cây, bèn bắt con chiên đực đó dâng làm của lễ thiêu thay cho con mình” (Sáng thế ký
22:13)

Cũng theo truyền thống của người Do Thái thì vào ngày Isaac bị trói để dâng lên, mẹ của anh, Sarah, qua đời ở
tuổi 127, và sau đó được chôn cất trong Hang Mạc-bê-la tại Hếp-rôn. (Sáng thế ký 23)
Biên tập bởi Mục Vụ Do Thái Lời Sự Sống Việt Nam

Trang chủ

 Về chúng tôi

 Bài viết

 Tin tức

Sự kiện

Dâng hiến

Liên hệ


o 15 thg 9, 2023

NGÀY THỨ NĂM TRONG SỰ SÁNG TẠO


CHÚA – SÁNG TẠO NÊN CÁC SINH VẬT
DƯỚI BIỂN CÙNG CÁC LOÀI CHIM
TRỜI.
Hôm nay, Thứ Sáu, ngày 15 tháng 9 năm 2023 nhằm ngày 29 tháng Elul năm 5783 theo lịch Do Thái. Đây là
ngày cuối cùng trong năm đầu tiên tính theo lịch Do Thái cũng là ngày cuối cùng của năm 5783 theo lịch hiện
tại. Ngày mai sẽ là ngày đầu tiên của năm mới được gọi là lễ Rosh Hashanah của người Do Thái.

CHÚA SÁNG TẠO NÊN CÁC SINH VẬT DƯỚI BIỂN CÙNG CÁC LOÀI CHIM TRÊN TRỜI

Theo lịch sử Do Thái thì đây là ngày thứ năm trong sự sáng tạo Chúa, là ngày mà Chúa dựng nên các loài
chim, các loài cá hay vật sống dưới nước. (3760 TCN)

“Đức Chúa Trời lại phán rằng: Nước phải sanh các vật sống cho nhiều, và các loài chim phải bay trên mặt đất
trong khoảng không trên trời. Đức Chúa Trời dựng nên các loài cá lớn, các vật sống hay động nhờ nước mà
sanh nhiều ra, tùy theo loại, và các loài chim hay bay, tùy theo loại. Đức Chúa Trời thấy điều đó là tốt lành.
Đức Chúa Trời ban phước cho các loài đó mà phán rằng: Hãy sanh sản, thêm nhiều, làm cho đầy dẫy dưới
biển; còn các loài chim hãy sanh sản trên đất cho nhiều.Vậy, có buổi chiều và buổi mai; ấy là ngày thứ năm.”
Sáng thế ký 1: 20-23.

Khi Chúa phán thì bỗng dưng biển tràn đầy những sinh vật biển từ các loài nhuyễn thể cho đến các loài cá
khổng lồ. Từ các loài tảo cho đến các loài san hô, tất cả chỉ bởi một tiếng phán. Kinh Thánh cho thấy Chúa tạo
dựng “tùy theo loại” và Kinh thánh cho biết Đức Chúa Trời đã tạo ra tất cả các loài chim trước khi Ngài tạo ra
bất kỳ loài động vật nào trên đất liền. Nếu động vật tự tạo (tiến hóa) ra từ động vật khác trong một thời gian
dài, chúng ta sẽ tìm thấy hàng triệu triệu hóa thạch của động vật “nửa vời”, nhưng chúng ta không!

Thuyết tiến hóa nói rằng sinh vật biển xuất hiện trước, sau đó đến thực vật trên cạn, sau đó động vật trên cạn,
rồi chim. Nhưng Đức Chúa Trời nói rằng Ngài đã tạo ra thực vật trước tiên, sau đó là sinh vật biển và các loài
chim cùng nhau.

Cũng vậy, theo lệnh của Đức Chúa Trời, có đủ loại sinh vật biết bay xuất hiện. Sẽ rất ấn tượng khi hàng trăm
tỷ các loài chim khác nhau đột ngột xuất hiện. Đó hẳn là một cảnh tượng tuyệt vời! Thật là một âm thanh kỳ
diệu khi những con chim bắt đầu hót!.

Dù số lượng ngày nay chắc chắn không giống như lúc Chúa tạo dựng nhưng người ta thống kê có khoảng hơn
100 tỷ con, nó đặc biệt xinh đẹp, muôn hình muôn vẻ, đa dạng phong phú. Dầu vậy Chúa vẫn quan tâm đến
từng con chim nhỏ nhất trong hơn 100 tỷ đó “ Hai con chim sẻ há chẳng từng bị bán một đồng tiền sao? Và ví
không theo ý muốn Cha các ngươi, thì chẳng hề một con nào rơi xuống đất.” Ma-thi-ơ 10:29.

Và với số lượng hơn 100 tỷ con chim (đây là ước lượng thấp nhất), chúng ta có thể tưởng tượng số lượng thức
ăn khủng khiếp mà hằng ngày Chúa dùng để nuôi chim. Tuy vậy Chúa còn nói “Hãy xem loài chim trời:
Chẳng có gieo, gặt, cũng chẳng có thâu trữ vào kho tàng, mà Cha các ngươi trên trời nuôi nó. CÁC NGƯƠI
HÁ CHẲNG PHẢI LÀ QUÝ TRỌNG hơn loài chim sao?” Ma-thi-ơ 6:26.
Không chỉ vậy Kinh Thánh chép “Đức Chúa Trời ban phước cho các loài đó mà phán rằng: Hãy sanh sản,
thêm nhiều, làm cho đầy dẫy dưới biển;” đây là lần đầu trong hai lần sáng tạo mà Chúa ban phước cho tạo vật
của Chúa và ra lệnh hãy sanh sản lên nhiều. Lần nữa là khi Chúa tạo dựng nên loài người và “Đức Chúa Trời
ban phước cho loài người và phán rằng: Hãy sanh sản, thêm nhiều, làm cho đầy dẫy đất”. Một loài tạo vật
được ban phước để đầy dẫy biển và một được Chúa ban phước để đầy dẫy đất.

Thật vậy, chúng ta chỉ nhìn vào một trong những sự sáng tạo của Chúa cũng là đủ để chúng ta lấy lòng ngợi
khen Chúa về sự vĩ đại của Ngài. Thật tạ ơn Chúa vì được chính Chúa tạo dựng, được ở trong tay Chúa là sự
vui mừng và phước hạnh lớn lao.

NGÀY TIÊN TRI GIẢ HA-NA-NIA CON TRAI CỦA A-XUA CHẾT (3760 TCN)

Vào năm thứ tư dưới triều đại của Sê-đê-kia, vua Giu-đa, Giê-rê-mi đã nói tiên tri rằng Giê-ru-sa-lem cuối
cùng sẽ rơi vào tay Nê-bu-cát-nết-sa trong Giê-rê-mi 27. (điều này cũng đã ứng nghiệm sau đó). Một tiên tri
giả tên là Ha-na-nia, con trai của A-xua đã có lời tiên tri trái ngược, giả lời Đức Chúa Trời phán. Ha-na-nia đã
tuyên bố rằng trong thời gian hai năm, các kim khí quý giá mà Nê-bu-cát-nết-sa đã mang đi vào bốn năm trước
sẽ được trả lại.

“Tiên tri Giê-rê-mi nói rằng: A-men, nguyền xin Đức Giê-hô-va làm như vậy! Nguyền xin Đức Giê-hô-va làm
những lời ngươi đã nói tiên tri, đem những khí mạnh của nhà Đức Giê-hô-va và hết thảy những kẻ phu tù từ
Ba-by-lôn trở về trong chốn nầy!” (Giê-rê-mi 28:6) Ông đã ước điều đó xảy ra nhưng nó không phải là điều
đến từ Chúa.

Giê-rê-mi đã cảnh báo mọi người rằng Ha-na-nia là một tiên tri giả, ông nói “Hỡi Ha-na-nia, hãy nghe! Đức
Giê-hô-va chưa hề sai ngươi, nhưng ngươi làm cho dân nầy trông cậy sự giả dối. Vậy nên, Đức Giê-hô-va
phán như vầy: Nầy, ta sẽ ruồng ngươi khỏi mặt đất; năm nay ngươi sẽ chết; vì đã nói ra sự bạn nghịch Đức
Giê-hô-va. Cũng năm ấy, tháng bảy, thì tiên tri Ha-na-nia chết.” Giê-rê-mi 28:15-17.

Thật vậy, Hananiah qua đời vào ngày 29 Elul, ngày cuối cùng của năm, cũng chính vào ngày hôm nay theo
lịch Do Thái.

Biên tập bởi Mục Vụ Do Thái Lời Sự Sống Việt Nam.

#mucvudothai
#hoithanhloisusongvietnam
#ngaythunamtrongsusangtao
#chuataonencabienchimtroi
#tientrigiahananiachet

You might also like