Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

Khái niệm chi tiêu công

Theo nghĩa hẹp: chi tiêu công là chi tiêu của Chính phủ thông qua ngân sách Nhà
nƣớc. Đây là những chi phí trong việc cung cấp hàng hóa và dịch vụ đƣợc tài trợ bởi
Chính phủ thông qua chi ngân sách Nhà nƣớc. Ví dụ: quốc phòng, giáo dục…
nghĩa rộng: chi tiêu công là tổng hợp tất cả các khoản chi của chính quyền trung
ƣơng, chính quyền địa phƣơng, các doanh nghiệp nhà nƣớc và của toàn dân khi
cùng trang trải kinh phí cho các hoạt động của Chính phủ
đặc điểm
Chi tiêu công phục vụ lợi ích chung của cộng đồng. Điều này xuất phát từ chức năng
quản
Chi tiêu công phục vụ lợi ích chung của cộng đồng. Điều này xuất phát từ chức năng
quản
Chi tiêu công phục vụ lợi ích chung của cộng đồng. Điều này xuất phát từ chức năng
quản
Chi tiêu công phục vụ lợi ích chung của cộng đồng. Điều này xuất phát từ chức năng
quản lý toàn diện nền kinh tế xã hội của Nhà nước và cũng chính trong quá trình thực
hiện chức năng đó, Nhà nước cung cấp một lượng hàng hóa khổng lồ cho nền kinh tế
Chi tiêu công luôn gắn liền với bộ máy Nhà nước và những nhiệm vụ chính trị, kinh
tế, xã hội mà Nhà nước thực hiện. Các khoản chi tiêu công do chính quyền Nhà nước
các cấp đảm nhiệm theo các nội dung đã được quy định trong phân cấp quản lý ngân
sách Nhà nước và các khoản chi tiêu này nhằm đảm bảo cho các cấp chính quyền thực
hiện chức năng quản lý, phát triển kinh tế- xã hội. Các cấp của cơ quan quyền lực Nhà
nước là chủ thể duy nhất quyết định cơ cấu, nội dung, mức độ của các khoản chi tiêu
công nhằm thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước.
Chi tiêu công mang tính chất công cộng, tương ứng với những đơn đặt hàng của
Chính phủ về mua hàng hóa, dịch vụ nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của
Nhà nước. Đó cũng là những khoản chi cần thiết và phát sinh tương đối ổn định như
chi lương cho đội ngũ cán bộ, công chức, chi hàng hóa, dịch vụ công đáp ứng nhu cầu
tiêu dùng công cộng của dân cư….
Chi tiêu công không mang tính chất hoàn trả trực tiếp, chi tiêu công thể hiện ở chỗ
không phải mọi khoản thu với mức độ và số lượng của những địa chỉ cụ thể đều được
hoàn lại dưới hình thức các khoản chi tiêu công
Vai trò của chi tiêu công
Mục tiêu phân phối lại thu nhập
Chi tiêu công góp phần tái phân phối thu nhập xã hội giữa các tầng lớp dân cƣ, thực
hiện công bằng xã hội.
Ví dụ:
Các chính sách trợ cấp bằng tiền hoặc hiện vật của Chính phủ;
Chính phủ cung cấp các dịch vụ giáo dục, y tế, nhà ở và các dịch vụ xã hội khác…
Mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô
Chi tiêu công hướng tới đạt các mục tiêu kinh tế vĩ mô nhƣ góp phần điều chỉnh chu
kỳ kinh tế, cải thiện cán cân thanh toán và duy trì tăng trƣởng kinh tế cao trong dài
hạn.
Ví dụ: Chi mua sắm hàng hóa và dịch vụ của Chính phủ
Chi chuyển nhượng
Chi trả lãi của KVCC…
Các nhân tố làm tăng trưởng chi tiêu công cộng
Phân bổ nguồn lực
Một trong những vai trò quan trọng của Chính phủ là can thiệp vào kinh tế thị trường
để khắc phục những khuyết tật của thị trường như: độc quyền, hàng hóa công cộng,
ngoại ứng và thông tin bất đối xứng.
Tất nhiên, sự can thiệp của Chính phủ không phải chìa khóa vạn năng để giải quyết
mọi vấn đề. Bởi Chính phủ cũng có những hạn chế của mình và mọi chính sách can
thiệp của Chính phủ đều kèm theo chi phí nhất định.
Vì thế, nguyên tắc biên chỉ ra một tiêu chuẩn để đánh giá giá trị các chính sách can
thiệp của Chính phủ, đó là các chính sách đó phải mang lại cho xã hội những lợi ích
lớn hơn những chi phí phát sinh mà xã hội gánh chịu.
Phân loại chi tiêu công
a. Theo mục đích
Chi thường xuyên: là các khoản chi để mua hàng hóa và dịch vụ không lâu bền,
thường mang tính chất lặp đi lặp lại qua các năm. Có thể kể đến: lương công chức
nhà nước, chi cho tu sửa cơ sở hạ tầng,...
Chi đầu tư phát triển: là khoản chi tiêu về mua đất thiết bị, tài sản vật chất và vô
hình khác, trái phiếu Chính phủ,… có giá trị nhất định và được sử dụng hơn 1 năm
trong quá trình sản xuất
Theo chức năng
Chi cho các dịch vụ nói chung của Chính phủ (hay chi hành chính): là những khoản
chi ngân sách cho những hoạt động thường xuyên để đảm bảo Chính phủ có thể
thực hiện các chức năng của mình. Gồm: chi trả lương, chi cho các cơ quan hành
chính của Chính phủ, chi cho cảnh sát, tòa án,… Chi cho các dịch vụ kinh tế: bao gồm
những khoản đầu tư của Chính phủ vào cơ sở hạ tầng, điều tiết, trợ cấp sản xuất,…
Chi cho các dịch vụ cộng đồng và xã hội: là các khoản chi cho cộng đồng nói chung,
các hộ gia đình và các cá nhân như: chi cho giáo dục, y tế, hưu trí, trợ cấp thất
nghiệp, phúc lợi, văn hóa, giải trí,…
Chi khác: chủ yếu là để trả lãi cho các khoản nợ của Chính phủ hoặc phân bổ ngân
sách giữa các cấp chính quyền.
Theo tính chất
Chi mua sắm hàng hóa dịch vụ: là những khoản chi tiêu đòi hỏi các nguồn lực kinh
tế. Việc khu vực công cộng sử dụng những nguồn lực này sẽ loại bỏ việc sử dụng
chúng vào khu vực khác. Vì thế, với một tổng nguồn lực có hạn của kinh tế, vấn đề
đặt ra là cần phải cân nhắc chi tiêu vào đâu sẽ hiệu quả nhất.
Chi chuyển giao: đây là loại chi mang tính chất phân phối lại. Các khoản chi thuộc
loại này gồm có: lương hưu, trợ cấp, phúc lợi xã hội,... những khoản chi tiêu này
không thể hiện yêu cầu của khu vực công cộng đối với nguồn thực lực của xã hội, vì
chúng đơn thuần chỉ là sự chuyển giao từ người này sang người khác thông qua khâu
trung gian là khu vực công. Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là chi chuyển giao
không gây tổn thất gì cho xã hội.
Theo quy trình lập ngân sách
Chi tiêu công theo các yếu tố đầu vào: Nhà nước xác lập mức kinh phí cho các khoản
chi tiêu công dựa trên danh sách liệt kê các khoản mua sắm những phương tiện cần
thiết cho hoạt động của các cơ quan, đơn vị. Thông thường cho các khoản mục cơ
bản sau: chi mua tài sản cố định, chi mua tài sản lưu động, chi tiền lương và các
khoản phụ cấp, chi bằng tiền khác.
Chi tiêu công theo đầu ra: Kinh phí phân bổ cho một đơn vị cơ quan, không căn cứ
vào các yếu tố đầu vào mà dựa vào khối lượng công việc đầu ra và kết quả tác động
đến mục tiêu hoạt động của đơn vị.
Các nhân tố ảnh hưởng đến chi tiêu công
Thứ nhất: do thu nhập bình quân đầu người tăng. Quá trình tăng trưởng GDP trên đầu người cũng
chính là quá trình phát triển của nền kinh tế từ độ thấp lên cao. Hiển nhiên trong quá trình quá đó,
đầu ra của các hoàng hóa công cộng cũng không ngừng tăng theo, số liệu thống kê cho thấy, mức chi
tiêu của hàng hóa công cộng không chỉ tăng về số tuyệt đố mà còn cả tỷ trọng trong GDP.

Thứ hai: do thay đổi của công nghệ. Sự thay đổi công nghệ ảnh hưởng lớn đến tỷ trọng chi tiêu cho
hang hóa công cộng, thể hiển qua việc làm thay đổi quy trình sản xuất và các sản phẩm được tạo ra,
sự tác động đó có thể theo chiều hướng làm tăng hoặc giảm tầm quan trọng tương đối của các loại
hàng hóa công cộng, do đó cũng làm chi tiêu công cộng thay đổi theo.
Thứ ba: do sự thay đổi dân số. Đây cũng là một yếu tố quan trọng quyết định sự thay đổi tỷ trọng chi
tiêu công cộng. Dân số tăng sẽ ảnh hướng đến các khoản chi tiêu cho giáo dục, y tế. Tương tự hiện
tượng “Lão hóa dân số” cũng khiến chính phủ phải tăng thêm các khoản chi cho y tế và phúc lợi xã
hội, đó là các chi phí phát sinh khác do việc thiếu hụt lực lượng lao động gây ra.

Thứ tư: do quá trình đô thị hóa. Quá trình đô thị hóa sẽ làm nảy sinh nhiều nhu cầu mới vốn không
có ở các vùng nông thôn. Đại bộ phận những nhu cầu phát sinh thêm đó là các hàng hóa và dịch vụ
công cộng như đường xá, cầu cống, khu vui chơi, giải trí, dịch vụ chăm sóc sức khỏe, giáo dục… vì
thế, chi tiêu công cũng sẽ tăng.

Thứ năm: do chi phí cung cấp hàng hóa dịch vụ công tăng. Khi xã hội ngày càng phát triển, ngày càng
công nghiệp hóa thì hệ thống các mối quan hệ xã hội, thương mại và pháp lý trong nền kinh tế càng
trở nên nhiều và phức tạp hơn. Khi đó, chính phủ cần phải có vị thế mạnh hơn để thiết lập và vận
hành tổ chức giải quyết những mối quan hệ đan xen đó, điều này tất yếu dẫn đến sự tăng nhanh và
mở rộng của chi tiêu công, đặc biệt trong lĩnh vực luật pháp và duy trì trật tự cho giao thông, liên lạc.

1. Một số nguyên nhân chi tiêu công chưa hiệu quả ở Việt Nam

Chi thiếu căn cứ, sai mục tiêu

Kỷ luật tài khóa, hiệu suất phân bổ và sử dụng, chất lượng dự toán ngân sách đầu tư công còn
chưa cao.

Thiếu sự kết nối giữa chi đầu tư và chi thường xuyên cho vận hành và duy tu bảo dưỡng (O&M)

Cơ cấu chi tiêu công giữa các tiểu ngành còn chưa thực sự gắn với hiệu quả kinh tế

Bất cập giữa chỉ tiêu biên chế với trình độ và nhu cầu thực tế

Vay, tạm ứng không đúng quy định

2. Đề xuất giải pháp để chi tiêu công đạt hiệu quả ở Việt Nam
Một là, để hướng tới mục tiêu chi ngân sách bền vững, Chính phủ cần giảm tỷ lệ chi thường
xuyên bằng cách giảm tốc độ tăng biên chế và quỹ lương cho cán bộ, công chức, viên chức, phát
triển một bộ máy hành chính linh hoạt và có khả năng đáp ứng cao hơn.

Hai là, rà soát lại các mục tiêu chi tiêu công theo khuôn khổ chính sách nhất quán hơn, tạo điều
kiện để gắn kết tốt giữa chi tiêu và mục tiêu. Vì khả năng huy động vốn hiện nay còn giới hạn nên
việc xác định đúng mục tiêu để tiến hành chi ngân sách là vô cùng cần thiết.

Ba là, chi tiêu cho các chương trình mục tiêu quốc gia cần gắn với mục tiêu ưu tiên. Trong thực
tế, cách thức phân bổ vốn hỗ trợ từ chương trình mục tiêu giai đoạn vừa qua chưa đảm bảo khả
năng tiên liệu, Chính phủ cần thiết kế lại các chương trình mục tiêu sao cho đồng bộ và xác định
rõ mục tiêu ưu tiên.

Bốn là, cần giảm dần và chấm dứt xu hướng giảm chi đầu tư, đặc biệt ở cấp trung ương, cải thiện
về lập ngân sách đầu tư. Việc kiểm soát và giảm mức chi đầu tư tràn lan không hiệu quả là đúng
nhưng nếu xu hướng giảm vẫn tiếp diễn trong thời gian dài, khối lượng tài sản công sẽ không đủ
để hỗ trợ và đáp ứng cho việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Năm là, hoàn thiện mức độ phân cấp chi đầu tư cho địa phương gắn với hiệu quả tổng thể kinh
tế - xã hội, hạn chế rủi ro đầu tư dàn trải, tạo ra cơ chế khuyến khích, nhằm thúc đẩy sự kết nối
giữa các dự án hạ tầng lớn, bao gồm cả các dự án hạ tầng địa phương.

Sáu là, hoàn thiện cơ sở dữ liệu về dự án đầu tư và hệ thống theo dõi tập trung nhằm cải thiện
chất lượng báo cáo đầu tư công, góp phần đưa ra những quyết định kịp thời để thực hiện các dự
án hiệu quả.

Bảy là, tăng cường tính minh bạch và trách nhiệm giải trình về tài chính ở các đơn vị sử dụng
ngân sách, thực hiện nghiêm kỷ luật tài khóa.

Tám là, tiếp tục hoàn thiện và nâng cao các giải pháp về kỹ thuật quản lý sử dụng trong kiểm
soát chi ngân sách nhà nước, giúp hoạt động điều hành ngân sách một cách hiệu quả đảm bảo
mục tiêu đã đề ra.

Chín là, chú trọng nuôi dưỡng nguồn thu và nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống điều hoà
ngân sách. Cân nhắc tạo thêm cơ hội nâng cao tự chủ về thu cho các địa phương, đặc biệt là
những địa phương có tiềm năng tăng trưởng cao.

Mười là, kiểm soát chặt chẽ chi tiêu công để không vượt ngưỡng gây ra tác động tiêu cực đến
tăng trưởng kinh tế và lạm phát, các khoản chi ngoại bảng cân đối phải tuyệt đối tránh.

KẾT LUẬN

Chính phủ Việt Nam trong thời gian tới tiếp tục vai trò dẫn dắt, điều tiết để giúp nền kinh tế phát
triển, tăng thu nhập bình quân đầu người, giải quyết các vấn đề về ngân sách như nợ công, bội chi và
thâm hụt ngân sách. Vì vậy việc nghiêm túc nhìn vào những khuyết điểm tồn tại trong nền kinh tế
giúp Chính phủ có thể đưa ra hướng đi đứng đắn và phù hợp nhất, tiến trình đó giúp Việt Nam có
thể tăng trưởng mạnh mẽ, phát triển bền vững, tiến tới xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, nâng
cao lòng tin của nhân dân vào một chính phủ hiệu quả, hiện đại, kiến tạo, liêm chính, của dân và vì
nhân dân.

You might also like