Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 32

NHÓM 4

Đề tài : Bàn về những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự

MỤC LỤC

I. PHẦN NỘI DUNG.....................................................................................2

1. Tổng quan về loại trừ trách nhiệm hình sự..............................................2

1.1. Khái niệm...........................................................................................2

1.2. Các nhóm loại trừ trách nhiệm hình sự.................................................2

2. Các trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự..........................................4

2.1. Nhóm các trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự do chưa đủ yếu tố cấu
thành tội phạm, nên không có tội phạm........................................................4

2.2. Nhóm các trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự có các dấu hiệu của tội
phạm, nhưng có “tình tiết” khác nên BLHS xác định không phải là tội phạm.
..............................................................................................................10

3. Căn cứ miễn trách nhiệm hình sự..........................................................23

4. Sự cần thiết của việc quy định những trường hợp loại trừ trách nhiệm
hình sự.....................................................................................................24

5. Các quan điểm về trường hợp loại trừ tính chất tội phạm.....................28

5.1. 5 quan điểm về trường hợp loại trừ tính chất tội phạm:........................28

5.2. Những lần sửa đổi BLHS...................................................................29

II. PHẦN DANH MỤC THAM KHẢO........................................................30


NHÓM 4

I. PHẦN NỘI DUNG

1. Tổng quan về loại trừ trách nhiệm hình sự

1.1. Khái niệm

- Loại trừ trách nhiệm hình sự là việc một người không phải chịu trách nhiệm
hình sự, hành vi của họ không bị xem là tội phạm.

1.2. Các nhóm loại trừ trách nhiệm hình sự

- Theo quy định Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017, các
trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự sẽ bao gồm 02 nhóm:

 Nhóm các trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự do chưa đủ yếu tố cấu
thành tội phạm, do vậy vấn đề trách nhiệm hình sự không được đặt ra,
bao gồm: Sự kiện bất ngờ; tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình
sự;

 Nhóm các trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự đủ hoặc có thể đủ yếu
tố cấu thành tội phạm, nhưng có những “căn cứ” làm cho hành vi gây
thiệt hại có tính hợp pháp, không còn tính trái pháp luật hình sự nên
không coi là tội phạm bao gồm: phòng vệ chính đáng; tình thế cấp thiết;
gây thiệt hại trong khi bắt giữ tội phạm; rủi ro trong nghiên cứu, thử
nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ và thi hành
mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc của cấp trên.

1.3. Các lưu ý

1.3.1. Loại trừ trách nhiệm hình sự không đồng nhất với miễn trách nhiệm hình sự.

- Về miễn trách nhiệm hình sự:

2
NHÓM 4

 Là trường hợp một người có hành vi, và hành vi đó có đủ yếu tố cấu


thành tội phạm (có tội phạm xảy ra) nhưng họ được Viện kiểm sát hoặc
Tòa án miễn trách nhiệm hình sự.

 Một người phạm tội có thể được miễn trách nhiệm hình sự, nếu khi tiến
hành điều tra, truy tố hoặc xét xử, do sự chuyển biến của tình hình mà
hành vi phạm tội hoặc người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội
nữa, hoặc trước khi hành vi phạm tội được phát giác, người phạm tội đã
tự thú, khai rõ sự việc góp phần có hiệu quả vào việc phát hiện và điều
tra tội phạm, cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của tội phạm.

 Miễn trách nhiệm hình sự là trường hợp lẽ ra người phạm tội phải bị truy
cứu trách nhiệm hình sự, nhưng vì có lý do chính đáng nên họ được
miễn.

- Về loại trừ trách nhiệm hình sự:

 Là người có hành vi không bị coi là phạm tội, và theo quy định của pháp
luật thì họ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

1.3.2. Loại trừ trách nhiệm hình sự không đồng nghĩa với trường hợp không có sự
việc phạm tội.

- Về không có sự việc phạm tội:

 Là không có hành vi gây thiệt hại hoặc đe dọa gây ra thiệt hại cho xã hội,
nhưng do những yếu tố khách quan hoặc chủ quan nên các cơ quan tiến
hành tố tụng đã truy cứu trách nhiệm hình sự oan một người hoặc một số
người;

 Tùy theo giai đoạn tố tụng mà cơ quan điều tra, truy tố hoặc xét xử phát
hiện việc truy cứu trách nhiệm hình sự là không đúng nên đã ra quyết
định đình chỉ vụ án, nếu bản án hoặc quyết định của Tòa án đã có hiệu

3
NHÓM 4

lực pháp luật mà phát hiện không có sự việc phạm tội, thì bị kháng nghị
theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm, và Hội đồng giám đốc thẩm
hoặc tái thẩm hủy bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật đó và
đình chỉ vụ án;

 Không có sự việc phạm tội là không có tội phạm xảy ra, nhưng mọi
người kể cả các cơ quan tiến hành tố tụng tưởng lầm là có tội phạm xảy
ra, nên đã khởi tố, truy tố hoặc kết án người không thực hiện hành vi
phạm tội.

Ví dụ: B bị chết vì ăn phải thức ăn có thuốc độc, nhưng thân nhân của B lại nghi
cho A đã đầu độc B vì trước đó A và B có mâu thuẫn với nhau. Cơ quan điều tra
khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với A, khám nhà A, cơ quan điều tra lại thu được
chất độc cùng với chất độc đã gây cho B chết theo kết luận của cơ quan pháp y,
Trong quá trình bị tạm giam, có lúc A nhận tội, nhưng sau đó lại chối tội. Sau khi
A bị kết án, gia đình B đã dọn dẹp đồ dùng cá nhân của B thì phát hiện được lá thư
tuyệt mệnh của B, với nội dung trong thời gian công tác ở nước ngoài B đã bị
nhiễm HIV, B không muốn lây bệnh cho vợ và biết mình sắp chết nên đã tự tử.

2. Các trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự:

2.1. Nhóm các trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự do chưa đủ yếu tố cấu
thành tội phạm, nên không có tội phạm.

2.1.1. Sự kiện bất ngờ

❖ Nội dung văn bản quy phạm pháp luật :

- “Người thực hiện hành vi gây hậu quả nguy hại cho xã hội trong trường
hợp không thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả của
hành vi đó, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự”. (Điều 20 BLHS 2015)

❖ Bản chất pháp lý:

4
NHÓM 4

- Bản chất pháp lý của sự kiện bất ngờ là người thực hiện hành vi không có lỗi
do họ không tự lựa chọn thực hiện hành vi gây thiệt hại.

- Chủ thể thực hiện hành vi nguy hiểm trong trường hợp sự kiện bất ngờ là
người có năng lực trách nhiệm hình sự, có nghĩa là, nếu một người không có
năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện thì không xét vào trường hợp sự kiện
bất ngờ để loại trừ trách nhiệm hình sự mà xét vào trường hợp không có
năng lực trách nhiệm hình sự.

❖ Sự kiện bất ngờ xảy ra khi nào?

- Sự kiện bất ngờ xảy ra có thể là do hoàn cảnh cụ thể

 Ví dụ: A và B là hai thanh niên đang đi chơi với nhau trên vỉa hè, họ
cười đùa với nhau; A nghịch, xô nhẹ B xuống đường, không ngờ B khi
bị xô lại giẫm phải dầu nhớt nên ngã, thái dương của B đập vào một
viên đá ở lòng đường, B bị trọng thương.

- Hoặc do đặc điểm chủ quan của người thực hiện hành vi

 Ví dụ: Một công nhân mới vào học việc ở nhà máy, được giao đứng coi
máy cho người phụ trách máy đi ra ngoài có việc; anh thấy có tia lửa ở
một bộ phận của máy đó nên hoảng hốt vội vàng hãm máy, do không
theo đúng trình tự hãm máy, bộ phận đáng lẽ hãm sau lại hãm trước, bộ
phận đáng hãm trước lại hãm sau,anh công nhân đó đã làm hỏng máy.

❖ Các điều kiện/ dấu hiệu để loại trừ trách nhiệm hình sự trong sự kiện
bất ngờ

- Điều kiện 1: người gây thiệt hại cho xã hội không thể thấy trước hậu quả

 Chính vì sự việc diễn ra bất ngờ nên đã vô hiệu hóa khả năng nhận thức
về hậu quả của người thực hiện hành vi.

5
NHÓM 4

 Vấn đề nhận thức là một trong những điều kiện để thỏa mãn yếu tố lỗi,
một người khi thực hiện hành vi phạm tội họ phải có khả năng nhận
thức được hành vi và hậu quả mình gây ra hoặc có thể gây ra, từ đó mới
xét đến khả năng điều khiển hành vi.
 Người thực hiện hành vi trong sự kiện bất ngờ không có khả năng nhận
thức được hậu quả, việc không nhận thức được là có cơ sở khoa học và
được mọi người thừa nhận là ai trong hoàn cảnh của họ cũng không thể
thấy trước được hậu quả.

Ví dụ: A điều khiển xe chở cát tại bãi sông, trong quá trình điều khiển phương tiện,
A đã tông qua người B, hậu quả làm B chết. Được biết, nguyên nhân xảy ra sự việc
là do B chơi nghịch, lấy cát phủ lên người mình nên A không biết. Trong trường
hợp này, việc A không nhận thức được hậu quả là hoàn toàn có cơ sở, phù hợp với
hoàn cảnh khách quan và bất kỳ ai trong trường hợp của A, khi thực hiện hành vi
cũng đều không thể thấy trước được hậu quả.

Tuy nhiên không phải trường hợp cũng như vậy, bởi cũng có trường hợp người
phạm tội, tại thời điểm thực hiện hành vi, họ bị mất đi khả năng nhận thức nhưng
vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự và bị xem là có lỗi.

Ví dụ: Trong tình trạng say do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác.

- Điều kiện 2: Người gây hậu quả nguy hại cho xã hội không buộc phải thấy
trước hậu quả

 Khi thực hiện hành vi, người thực hiện vẫn có thể nhận thức được hậu
quả xảy ra, tuy nhiên, hoàn cảnh của sự việc đến bất ngờ, họ không thể
điều khiển hành vi của mình để không gây ra hậu quả nguy hại, vì vậy,
pháp luật không bắt buộc họ phải thấy trước và họ không có nghĩa vụ

6
NHÓM 4

phải thấy trước hậu quả nguy hại xảy ra. Trong trường hợp này, người
gây ra hậu quả không có lỗi.

Ví dụ: A đang chạy xe ô tô với tốc độ đúng quy định, thì bất ngờ B từ trong nhà lao
ra để tự sát, vì khoảng cách quá gần và sự việc diễn ra quá nhanh nên A không thể
nào phanh hoặc đánh lái để tránh B, dẫn đến B bị ô tô của A tông tử vong. Trong
tình huống này, A vẫn nhìn thấy B và có thể thấy trước được hậu quả B chết,
nhưng A không thể xử lý hành vi kịp thời để tránh B. Theo quy định của pháp luật
thì A không buộc phải thấy trước hậu quả xảy ra, do đó sẽ loại trừ yếu tố lỗi đối
với A, và dẫn đến loại trừ trách nhiệm hình sự.

Như vậy, trong trường hợp sự kiện bất ngờ, việc chủ thể đã không thấy trước được
hậu quả nguy hiểm cho xã hội mà hành vi của mình đã gây ra là do khách quan.
Đây chính là điểm khác biệt so với các trường hợp như sự kiện bất khả kháng, tình
trạng không thể khắc phục được hoặc đối với trường hợp lỗi vô ý vì cẩu thả.

2.1.2. Tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự

❖ Nội dung văn bản quy phạm pháp luật:

- “Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh
tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều
khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.” (Điều 21
BLHS 2015)

❖ Tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự:

- Là trường hợp người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong trường
hợp mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi do đang
trong tình trạng mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác.

❖ Các điều kiện/dấu hiệu để xác định tình trạng không có năng lực TNHS:

7
NHÓM 4

- Dấu hiệu y học - điều kiện cần:

 Người khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội là người đang mắc
bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác.
 Những căn bệnh dẫn đến mất năng lực trách nhiệm hình sự được xác
định như: bệnh tâm thần kinh niên, bệnh động kinh, bệnh si ngốc, bệnh
mộng du... Trong đó, bệnh tâm thần kinh niên là căn bệnh làm mất khả
năng nhận thức, một người khi mắc bệnh tâm thần (khi sinh ra hoặc trong
quá trình sống họ mắc phải do biến cố, do tai nạn...) thì bất cứ lúc nào họ
cũng ở trong tình trạng mất khả năng nhận thức, cho đến khi căn bệnh
này được chữa khỏi.
 Còn đối với các bệnh khác, thường chỉ xuất hiện trong một khoảng thời
gian nhất định, và tại thời điểm bệnh xuất hiện họ mất khả năng nhận
thức hoặc mất khả năng điều khiển hành vi nhưng khi cơn bệnh qua thì
họ trở lại người bình thường. Do đó khi đánh giá tình trạng không có
năng lực trách nhiệm hình sự phải xét tại thời điểm chủ thể thực hiện
hành vi.

Ví dụ: A mắc chứng bệnh động kinh, căn bệnh này thường phát vào buổi tối. Một
hôm, khi lên cơn động kinh, sợ A gây nguy hiểm nên B đã cố giữ A lại, tuy nhiên
A đã xô B ngã, đầu của B đập vào hòn đá làm B bị chấn thương sọ não, tỷ lệ tổn
thương cơ thể là 70%. Sau khi hết cơn bệnh, A mới biết mình đã gây thương tích
nghiêm trọng cho B.

Trong trường hợp này, tình trạng của A được xếp vào “bệnh khác” theo quy định
của điều luật, làm mất khả năng nhận thức, mất khả năng điều khiển hành vi. Việc
xác định điều kiện này phải có kết luận của cơ quan giám định pháp y, giám định
tâm thần.

8
NHÓM 4

Do đó, kết luận của cơ quan giám định có vai trò đặc biệt quan trọng, quyết định
đến việc truy cứu trách nhiệm hình sự của người thực hiện hành vi nguy hiểm cho
xã hội hay không.

Cần lưu ý, không phải mọi trường hợp mắc bệnh tâm thần đều là không có năng
lực trách nhiệm hình sự, nếu bệnh tâm thần nhưng chưa đến mức mất khả năng
nhận thức, thì người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội vẫn có thể chịu trách
nhiệm hình sự.

- Dấu hiệu tâm lý - điều kiện đủ:

 Người khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội là người bị mất khả
năng nhận thức hoặc mất khả năng điều khiển hành vi.
 Với điều kiện này, người được xem là không có năng lực trách nhiệm
hình sự là:
 Người bị mất đi khả năng nhận thức trước những yêu cầu, đòi hỏi của xã
hội, của pháp luật, tức là họ không nhận thức được tốt - xấu, đúng - sai,
phải - trái, làm - không nên làm. Do đó, họ không thể tự mình kiềm chế,
hay lựa chọn hành vi để không gây ra hậu quả.
 Họ có thể nhận thức và đánh giá được tính chất xã hội của hành vi và của
hậu quả nhưng vì bệnh lý nên không thể kiềm chế, điều khiển được hành
vi đó cho phù hợp.
 Trường hợp người bị mất năng lực nhận thức thường rơi vào những
người bị bệnh tâm thần, bệnh loạn thần, bệnh mộng du làm cho họ không
nhận thức được sự vật, sự việc xung quanh như người bình thường. Còn
đối với trường hợp người bị mất khả năng điều khiển hành vi thường do
một số căn bệnh mà người thực hiện hành vi nguy hiểm vẫn nhận thức
được, nhưng họ không có khả năng điều khiển hành vi của mình, dẫn đến
việc gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội.

9
NHÓM 4

Ví dụ: A là nhân viên gác chắn đường sắt, trong ca trực của mình đã bị lên cơn sốt
rét, đúng lúc này tàu đến, do không báo hiệu và kéo thanh gác chắn đường bộ, nên
hậu quả tàu gây tai nạn làm một người chết. Trong tình huống này, A vẫn nhận
thức được sự nguy hiểm và hậu quả nguy hại xảy ra, nhưng vì bị bệnh lý nên
không thể thực hiện hành vi báo hiệu và kéo gác chắn dẫn đến tai nạn, do đó, được
xem là tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự, vì vậy được loại trừ trách
nhiệm hình sự.

❖ Kết luận: Như vậy, chỉ khi nào người mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác
tới mức làm mất khả năng nhận thức hành vi nguy hiểm cho xã hội của mình
và hậu quả do hành vi đó gây ra hoặc mất khả năng điều khiển hành vi của
mình mới được coi là không có năng lực trách nhiệm hình sự. Có nghĩa rằng
họ phải thỏa mãn đồng thời 2 dấu hiệu trên, trong đó, dấu hiệu y học có vai
trò là nguyên nhân và dấu hiệu tâm lý có vai trò là kết quả nhưng không có
nghĩa mắc bệnh tâm thần là đều dẫn đến việc mất năng lực nhận thức hoặc
năng lực điều khiển. Năng lực này có mất hay không, không những phụ
thuộc vào loại bệnh mà còn phụ thuộc vào mức độ bệnh và vào tính chất của
hành vi nguy hiểm nguy hiểm cho xã hội đã thực hiện.

2.2. Nhóm các trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự có các dấu hiệu của tội
phạm, nhưng có “tình tiết” khác nên BLHS xác định không phải là tội phạm.

2.2.1. Phòng vệ chính đáng

❖ Nội dung văn bản quy phạm pháp luật:

- “Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích
chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ
quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi

10
NHÓM 4

xâm phạm các lợi ích nói trên. Phòng vệ chính đáng không phải là tội
phạm". (Điều 22 BLHS 2015)

❖ Các điều kiện/dấu hiệu thỏa mãn hành vi Phòng vệ chính đáng:

- Điều kiện 1: Có hành vi tấn công đang xảy ra hoặc sẽ xảy ra ngay tức khắc
đe dọa đến quyền và lợi ích chính đáng (cơ sở phát sinh quyền phòng vệ
chính đáng).

 Khả năng 1 (đang xảy ra) : Điều luật đòi hỏi hành vi xâm phạm phải đang
xảy ra vì khi hành vi xâm phạm đã thực sự chấm dứt thì cũng có nghĩa
không đòi hỏi phải có hành vi ngăn chặn. Sự phòng vệ lúc này không phù
hợp với mục đích của phòng vệ chính đáng.
 Khả năng 2 (sắp xảy ra tức khắc) : Khi hành vi xâm phạm chưa xảy ra
nhưng có biểu hiện hành vi này sẽ xảy ra ngay tức khắc thì cũng cho
phép phòng vệ. Sự cho phép này là cần thiết để tạo điều kiện chủ động
cho người phòng vệ ngăn chặn kịp thời và có hiệu quả hành vi xâm
phạm.

- Điều kiện 2: Hành vi chống trả phải gây ra thiệt hại cho người có hành vi
tấn công.

 Hành vi chống trả của người phòng vệ phải nhằm vào người đang có
hành vi xâm phạm, vì có như vậy mới đạt được mục đích của phòng vệ
chính đáng là ngăn chặn hành vi xâm phạm, ngăn ngừa hoặc hạn chế thiệt
hại mà hành vi này có thể gây ra.
 Sự chống trả này của người phòng vệ có thể trực tiếp nhằm vào người tấn
công (tính mạng, sức khoẻ, tự do) hoặc có thể chỉ nhằm vào công cụ,
phương tiện phạm tội mà người đó đang sử dụng. Dù bằng cách nào thì

11
NHÓM 4

sự chống trả đều có thể gây thiệt hại nhất định cho người có hành vi xâm
phạm.

- Điều kiện 3: Hành vi phòng vệ phải là hành vi chống trả lại một cách cần
thiết.

 Phòng vệ chính đáng đòi hỏi biện pháp chống trả nói chung (trong đó bao
gồm có phương tiện, phương pháp và thiệt hại) là biện pháp cần thiết,
phù hợp với tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi xâm phạm đặt
trong hoàn cảnh cụ thể.

❖ Mục đích: nhằm bảo vệ lợi ích hợp pháp, ngăn chặn sự tấn công bất hợp
pháp, hạn chế thiệt hại do sự tấn công đe dọa gây ra.

Ví dụ về phòng vệ chính đáng : Một người bị kẻ cướp giật đi xe máy ngang qua,
giật túi xách. Người này đã đạp vào xe của hắn khiến hắn ngã xuống đường để
dừng hành vi xâm phạm. Hành vi được coi là phòng vệ chính đáng.

❖ Quyền phòng vệ chính đáng

- Nhà nước quy định cho công dân được thực hiện quyền phòng vệ để bảo vệ
lợi ích hợp pháp khi có hành vi xâm hại các lợi ích hợp pháp.

 Khi có các hành vi xâm phạm đến lợi ích hợp pháp, công dân có quyền:
thực hiện quyền phòng vệ chính đáng hoặc từ chối không thực hiện
quyền này. Trong trường hợp họ không thực hiện biện pháp chống trả thì
họ cũng không phải chịu trách nhiệm pháp lý.

❖ Nghĩa vụ phòng vệ chính đáng

- Trong một số trường hợp, do tính chất nghề nghiệp hoặc do trách nhiệm
được giao mà một số người phải có nghĩa vụ pháp lý thực hiện nghĩa vụ
chống trả lại hành vi xâm hại bảo vệ lợi ích hợp pháp.

12
NHÓM 4

- Ví dụ: cán bộ công an làm nhiệm vụ bảo vệ trật tự an toàn xã hội đường phố,
nhân viên bảo vệ… thì phải có nghĩa vụ pháp lý chống trả hành vi xâm hại,
bảo vệ lợi ích hợp pháp, nếu không thực hiện nghĩa vụ này, họ phải chịu
trách nhiệm pháp lý.

❖ Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng

- Là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất
và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.

- Đây là trường hợp người phòng vệ do đánh giá sai tính chất và mức độ nguy
hiểm của hành vi xâm phạm, do đó người phòng vệ đã dùng những phương
tiện và phương pháp gây ra thiệt hại quá đáng cho người xâm hại mà tính
chất và mức độ nguy hiểm của hành vi xâm hại cũng như hoàn cảnh cụ thể
chưa đòi hỏi phải dùng các phương tiện và phương pháp đó.

- Hành vi vượt quá giới hạn của phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm
hình sự.

Ví dụ về phòng vệ KHÔNG chính đáng : Khi một người bị kẻ cướp giật đi xe máy
ngang qua, giật túi xách. Người này đã đạp vào xe của hắn khiến hắn ngã xuống
đường để dừng hành vi xâm phạm. Sau đó, người này lại tiếp tục tấn công, đánh,
giẫm, đạp, làm chết kẻ cướp. Đây hành vi được coi là vượt quá giới hạn phòng vệ.

❖ Kết luận : Phòng vệ là một biện pháp pháp lý và đạo đức nhằm đảm bảo sự
công bằng, an toàn và bảo vệ quyền lợi của cá nhân, tổ chức và cả xã hội.
Việc quy định chế định phòng vệ chính đáng trong luật hình sự, thể hiện
chính sách hình sự của Nhà nước ta nhằm động viên, khuyến khích nhân dân
tham gia vào việc đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm. Tuy nhiên, việc
thực hiện phòng vệ cần tuân thủ các quy định và giới hạn được đặt ra theo

13
NHÓM 4

quy định của pháp luật và đạo đức xã hội để tránh lạm dụng hoặc gây thiệt
hại cho người khác.

2.2.2. Tình thế cấp thiết

❖ Nội dung văn bản quy phạm pháp luật:

- “Tình thế cấp thiết là tình thế của người vì muốn tránh gây thiệt hại cho
quyền, lợi ích hợp pháp của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà
nước, của cơ quan, tổ chức mà không còn cách nào khác là phải gây một
thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa. Hành vi gây thiệt hại trong tình
thế cấp thiết không phải là tội phạm”. (Điều 23 BLHS 2015)

❖ Các điều kiện/dấu hiệu được phép gây thiệt hại trong Tình thế cấp thiết:

- Điều kiện 1: Có sự nguy hiểm đang thực tế đe dọa lợi ích hợp pháp.

 Sự nguy hiểm đó có thể phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau như: con
người, súc vật, các hiện tượng thiên nhiên, cũng có thể phát sinh trong
quá trình lao động sản xuất,..
 Biện pháp gây thiệt hại để ngăn ngừa thiệt hại chỉ phù hợp với lợi ích
xã hội và do vậy được coi là hợp pháp, khi không còn biện pháp khác
(biện pháp không gây thiệt hại).

- Điều kiện 2: Việc gây ra thiệt hại là cách duy nhất để ngăn chặn thiệt hại
khác.

 Điều kiện này đòi hỏi người gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết phải
tính toán thật chính xác và nhanh chóng khả năng đe dọa ngay tức
khắc của sự nguy hiểm, nếu không chọn phương pháp gây thiệt hại thì
tất yếu không thể tránh được thiệt hại lớn hơn.
 Thiệt hại trong tình thế cấp thiết là thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe,
tài sản và trong trường hợp đặc biệt là quyền tự do của công dânB.

14
NHÓM 4

- Điều kiện 3: Thiệt hại gây ra phải nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn chặn.

 Việc gây thiệt hại cho lợi ích hợp pháp để bảo vệ lợi ích hợp pháp
khác chỉ có ý nghĩa khi thiệt hại cần ngăn ngừa lớn hơn. Sẽ là vô
nghĩa khi ngăn ngừa một thiệt hại bằng cách gây ra thiệt hại khác
bằng hoặc lớn hơn.

❖ Mục đích: Nhằm bảo vệ lợi ích lớn bằng cách hy sinh một lợi ích nhỏ hơn.

Ví dụ: Khi hoả hoạn xảy ra thì những người hàng xóm bên ngoài phá cửa, đập nhà
để cứu người bên trong tránh bị thương.

❖ Vượt quá yêu cầu tình thế cấp thiết

- Là tình trạng một người vì muốn tránh một nguy cơ đang thực tế đe dọa lợi
ích của Nhà nước, của tổ chức, quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của
người khác mà không còn cách nào khác là gây thiệt hại bằng hoặc lớn hơn
thiệt hại cần ngăn ngừa;

- Đây là trường hợp chủ thể có cơ sở để hành động trong tình thế cấp thiết
nhưng đã vượt quá phạm vi cho phép. Người có hành vi gây thiệt hại do
vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết thì cũng phải chịu trách nhiệm hình
sự.

❖ Kết luận: Hành vi gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết không phải là tội
phạm. Luật hình sự cho phép và khuyến khích công dân cần biết lựa chọn và
chấp nhận việc gây ra thiệt hại nhỏ hơn để bảo vệ các lợi ích chính đáng lớn
hơn trong những trường hợp cần thiết. Tuy nhiên, nếu hành vi đó không thoả
mãn điều kiện của tình thế cấp thiết đã được luật quy định thì họ vẫn phải
chịu trách nhiệm hình sự.

2.2.3. Gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội

15
NHÓM 4

❖ Nội dung văn bản quy phạm pháp luật :

- Là một trong những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự mới, lần đầu
tiên được quy định tại Điều 24 Bộ luật Hình sự năm 2015.

❖ Định nghĩa:

- Hành vi gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội không bị coi là tội
phạm là hành vi của người để bắt giữ người thực hiện hành vi phạm tội mà
không còn cách nào khác là buộc phải sử dụng vũ lực cần thiết gây thiệt hại
cho người bị bắt giữ. (Hành vi của người để bắt giữ người thực hiện hành vi
phạm tội mà không còn cách nào khác là buộc phải sử dụng vũ lực cần thiết
gây thiệt hại cho người bị bắt giữ thì không phải là tội phạm.

❖ Các điều kiện được phép gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội:

- Điều kiện 1: Hành vi gây thiệt hại phải xảy ra trong khi bắt giữ người phạm
tội:

 điều này xuất phát từ mục đích của việc bắt giữ người thực hiện hành
vi phạm tội là nhằm bắt giữ được đối tượng để họ không còn khả năng
trốn thoát. Cho nên chủ thể phải sử dụng vũ lực để tác động lên đối
tượng phạm tội, từ đó gây thiệt hại cho chính người bị bắt giữ.

- Điều kiện 2: Hành vi dùng vũ lực gây thiệt hại cho người bị bắt giữ là cách
duy nhất:

 Khi đã phát sinh quyền được bắt giữ người khác, chủ thể cũng cần
nhận thức về tính cấp bách của việc bắt giữ, tức là phải có hành động
b quyền được dùng vũ lực trong trường hợp này. Khi chủ thể không
còn cách nào khác, việc sử dụng vũ lực là cách duy nhất và cuối cùng;
trường hợp sự phản kháng của đối tượng ở mức độ mạnh, có tính
nguy hiểm cao, nhận thấy việc sử dụng các biện pháp khác khả năng

16
NHÓM 4

không có hiệu quả. Còn trong trường hợp người phạm tội có hành vi
dùng vũ lực chống trả lại những người tham gia bắt giữ thì việc người
bắt giữ sử dụng vũ lực trong trường hợp này lại thể hiện sự tất yếu và
coi là cách duy nhất để đạt được hiệu quả.

- Điều kiện 3: Chủ thể nhận thức được có người phạm tội cần phải được bắt
giữ:

 Chủ thể trực tiếp nhìn thấy hoặc thông qua các phương tiện quan sát
thấy được có người đó đang thực hiện tội phạm hoặc vừa mới thực
hiện hành vi phạm tội hoặc nghe thấy (qua thông tin từ phía nạn nhân,
những người trực tiếp chứng kiến sự việc).

- Điều kiện 4: Thiệt hại gây ra cho người bị bắt giữ phải ở mức độ cần thiết.

 Khi đã lựa chọn biện pháp sử dụng vũ lực với người bị bắt giữ thì
không phải gây thiệt hại đến mức độ nào cũng được mà thiệt hại gây
ra cho người phạm tội phải ở mức cần thiết. Tính cần thiết ở đây cần
được hiểu ở mức vừa phải, có mức độ, giới hạn nhất định. Đây là một
điều kiện xác định xem việc gây thiệt hại khi bắt giữ người thực hiện
hành vi phạm tội có phải là tội phạm hay không.

❖ Tầm quan trọng của quy định:

- Sự phù hợp với pháp luật hình sự của các quốc gia trên thế giới:

 Điều 38 BLHS của Liên Bang Nga có quy định về trường hợp bắt giữ
người phạm tội và gọi đây là phòng vệ cần thiết, Điều 27 BLHS
Canada quy định về sử dụng vũ lực để ngăn chặn người phạm tội… đã
góp phần đấu tranh phòng chống tội phạm có hiệu quả trong thực tiễn
áp dụng pháp luật hình sự ở các quốc gia này.

17
NHÓM 4

- Sự phù hợp với lý luận về những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự
của bộ luật hình sự:

 Xem xét trường hợp bắt giữ người đang thực hiện hành vi phạm tội
mà người bắt giữ không có cách nào khác là buộc phải dùng vũ lực
cần thiết gây thiệt hại cho người bị bắt giữ, thì người gây ra thiệt hại
vì lợi ích chung của cộng đồng, các chủ thể đã có hành vi gây thiệt hại
ở mức độ cần thiết.

- Tạo cơ sở pháp lý để người dân tích cực tham gia vào công tác đấu tranh
phòng, chống tội phạm:

 Bắt người phạm tội quả tang và bắt người đang bị truy nã và quyền
của bất kỳ ai đã được pháp luật thừa nhận. Khi thực hiện quyền này,
cùng với các cơ quan chức năng, người dân đã góp phần tích cực, có
hiện quả trong phong trào toàn dân tham gia đấu tranh, phòng, chống
tội phạm.

Ví dụ: Bản án 35/2017/HS-PT ngày 24/07/2017 về tội cố ý gây thương tích

 Cơ quan xét xử: Toà án nhân dân tỉnh Sóc Trăng.


 Trích dẫn nội dung: “bị cáo tấn công bị hại trước, khi bị hại cập bến
thì bị cáo nhảy xuống võ đánh bị hại trước và bị hại đánh nhau ẩu đã
thì ông H xuống can ngăn. Như vậy, cấp sơ thẩm đã xác định hành vi
gây thương tích của bị hại là phòng vệ chính đáng theo Điều 15 BLHS
năm 1999 và cấp sơ thẩm không khởi tố, truy tố và xét xử bị hại phù
hợp với pháp luật.”

❖ Một số vấn đề đặt ra khi áp dụng quy định tại điều 24 BLHS năm 2015
(được sửa đổi, bổ sung năm 2017)

18
NHÓM 4

- Trường hợp gây thiệt hại cho những người cản trở việc bắt giữ: hiện nay chỉ
xác định là gây thiệt hại cho người bị bắt giữ, nhưng không ít trường hợp
trong thực tế, khi bắt giữ người phạm tội, người bắt giữ (không phải người
đang thi hành công vụ) gặp phải sự cản trở của người khác (có thể là người
thân hoặc người quen biết với đối tượng phạm tội) và người bắt giữ đã dùng
vũ lực với người có hành vi cản trở này để có thể bắt giữ được đối tượng.

- Trường hợp gây thiệt hại về tài sản: thực tế cho thấy có những trường hợp
trong khi bắt giữ người phạm tội, người tham gia bắt giữ đã gây thiệt hại về
tài sản cho người bị bắt giữ hay bất kì người nào và việc gây ra thiệt hại này
là cần thiết để có thể bắt giữ được người thực hiện hành vi phạm tội, như:
phá cửa xe ô tô, phá cửa nhà,… nhưng ở Điều 24 B năm 2015 (sửa đổi, bổ
sung năm 2017) hướng tới chỉ là thiệt hại về tính mạng hoặc sức khỏe cho
người bị bắt giữ. Vậy nên, cần xác định thiệt hại xảy ra dưới dạng hành vi
khác đồng thời có những hướng dẫn cụ thể về vấn đề này.

2.2.4. Rủi ro trong nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và
công nghệ

❖ Nội dung văn bản quy phạm pháp luật :

- Là trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự mới được bổ sung trong Bộ luật
Hình sự năm 2015 liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu khoa học và công
nghệ.

❖ Định nghĩa:

- Hành vi gây ra thiệt hại trong khi thực hiện việc nghiên cứu, thử nghiệm, áp
dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới mặc dù đã tuân thủ đúng
quy trình, quy phạm, áp dụng đầy đủ biện pháp phòng ngừa thì không phải
là tội phạm.

19
NHÓM 4

- Người nào không áp dụng đúng quy trình, quy phạm, không áp dụng đầy đủ
biện pháp phòng ngừa mà gây thiệt hại thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình
sự.

❖ Tầm quan trọng của quy định:

- Đặc thù của lĩnh vực này là chứa đựng nhiều rủi ro, cần thí nghiệm nhiều
lần, phải chấp nhận xác suất rủi ro… Để phù hợp với tính chất nghề nghiệp
và khuyến khích việc sáng tạo, nghiên cứu áp dụng tiến bộ khoa học. Thực
ra, đây là một dạng gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết, bởi vì khi chủ thể
gây thiệt hại trong quá trình nghiên cứu, thử nghiệm áp dụng tiến bộ khoa
học, kỹ thuật và công nghệ sẽ gây một thiệt hại nhỏ nhằm đạt đến một lợi
ích lớn hơn.

- Do đó việc quy định chế định "Rủi ro trong nghiên cứu thử nghiệm, áp dụng
tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ" là một trong những trường hợp
được miễn trách nhiệm hình sự kể từ 0 giờ ngày 01 tháng 01 năm 2018 có
thể được coi là một tiến bộ trong hoạt động lập pháp của Nhà nước; bởi nó
phù hợp với thực tế hiện tại của đời sống xã hội ở nước ta và phù hợp với xu
thế phát triển của thời đại.

❖ Điều kiện được phép gây ra thiệt hại.

- Hành vi gây thiệt hại trong khi thực hiện việc nghiên cứu thử nghiệm, áp
dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới không phải chịu trách
nhiệm hình sự với điều kiện khi các chủ thể gây thiệt hại đó dù "đã tuân thủ
đúng quy trình, quy phạm, áp dụng đầy đủ các biện pháp phòng ngừa"
nhưng thiệt hại vẫn cứ xảy ra, thì hành vi gây thiệt hại đó không bị coi là tội
phạm

20
NHÓM 4

Ví dụ: Một bác sĩ thú y áp dụng kỹ thuật và một loại thuốc mới để chữa bệnh cho
gia súc. Trong quá trình chữa bệnh, bác sĩ đã tuân thủ đầy đủ quy trình, quy phạm,
áp dụng đầy đủ các biện pháp phòng ngừa và thí nghiệm nhiều lần đều cho kết quả
tốt. Nhưng, trong một lần thí nghiệm bác sĩ đã làm chết một con gia súc, gây thiệt
hại cho người nuôi. Hành vi gây thiệt hại của bác sĩ thú y không phải chịu trách
nhiệm hình sự.

❖ Đọc thêm:

Bản chất của cách mạng công nghiệp lần thứ 4 là dựa trên nền tảng công
nghệ số và tích hợp tất cả các công nghệ thông minh để tối ưu hóa quy trình,
phương thức sản xuất; nhấn mạnh những công nghệ đang và sẽ có tác động
lớn nhất như công nghệ in 3D, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới,
công nghệ tự động hóa, người máy,...là xu hướng hiện tại của tự động hóa và
trao đổi dữ liệu trong công nghệ sản xuất. Như vậy, trong điều kiện cả thế
giới đang sống trong thời đại công nghệ số, việc các nhà khoa học và các
doanh nghiệp thường xuyên tiếp cận với kỹ thuật và công nghệ mới sẽ góp
phần thúc đẩy tính chủ động sáng tạo, tạo khả năng cải tiến chất lượng và
tính năng sản phẩm, sức lao động sử dụng vào việc tạo ra một sản phẩm
được giảm xuống, giúp hạ giá thành sản phẩm, nâng cao năng suất lao động.
Song, bên cạnh những thuận lợi thì việc nghiên cứu, thử nghiệm áp dụng
tiến bộ khoa học và công nghệ mới vẫn tiềm ẩn những rủi ro nhất định, có
thể gây nên những thiệt hại cho chủ thể ứng dụng.

Tuy nhiên, không phải bất kỳ hành vi nào gây thiệt hại trong nghiên cứu thử
nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới đều được loại
trừ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi. Bộ luật Hình sự cũng quy
định: nếu chủ thể có hành vi gây thiệt hại trong khi thực hiện việc nghiên
cứu thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới khi

21
NHÓM 4

không áp dụng đúng quy trình, quy phạm, không áp dụng đầy đủ các biện
pháp phòng ngừa mà gây thiệt hại thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự.

2.2.5. Thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc của cấp trên

❖ Nội dung văn bản quy phạm pháp luật :

- Là một trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự thuộc Điều 26 Bộ luật hình
sự năm 2015.

❖ Định nghĩa :

- Là trường hợp người thực hiện hành vi gây thiệt hại trong khi thi hành mệnh
lệnh của người chỉ huy hoặc của cấp trên trong lực lượng vũ trang nhân dân
để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh nếu đã thực hiện đầy đủ quy
trình báo cáo người ra mệnh lệnh nhưng người ra mệnh lệnh vẫn yêu cầu
chấp hành mệnh lệnh đó, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự. Trong
trường hợp này người ra mệnh lệnh phải chịu trách nhiệm hình sự.

- Quy định này không áp dụng đối với các trường hợp quy định tại khoản 2
Điều 421, khoản 2 Điều 422 và khoản 2 Điều 423 của Bộ luật này.

❖ Các điều kiện được phép gây thiệt hại khi thi hành mệnh lệnh của người
chỉ huy/cấp trên

- Điều kiện 1: Mệnh lệnh mà người có hành vi gây thiệt hại thi hành phải là
mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc cấp trên (người có thẩm quyền) thuộc lực
lượng vũ trang nhân dân;

- Điều kiện 2: Mục đích của việc thi hành mệnh lệnh phải nhằm mục đích
thực hiện các nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.

22
NHÓM 4

- Điều kiện 3: Người có hành vi gây thiệt hại đã thực hiện đầy đủ quy trình
báo cáo người ra mệnh lệnh nhưng người ra mệnh lệnh vẫn yêu cầu chấp
hành mệnh lệnh đó;

- Điều kiện 4: Việc thi hành mệnh lệnh này không thuộc trường hợp phạm tội
phá hoại hòa bình, gây chiến tranh xâm lược do thi hành mệnh lệnh của cấp
trên (khoản 2 Điều 421), tội chống loài người do thi hành mệnh lệnh của cấp
trên (khoản 2 Điều 422), tội phạm chiến tranh do thi hành mệnh lệnh của cấp
trên (khoản 2 Điều 423).

Tuy nhiên, đối với người ra mệnh lệnh nói trên sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự
theo quy định của pháp luật. Quy định rất rõ ràng, chủ thể không phải là bất cứ
người nào mà phải là người trong lực lượng vũ trang nhân dân và người đó phải là
người có chỉ huy hoặc cấp trên, nghĩa là điều luật sẽ không áp dụng đối với người
có vị trí cao nhất.

❖ Tầm quan trọng của quy định:

- Quy định này một mặt đảm bảo tính nguyên tắc, kỷ luật trong lực lượng vũ
trang nhân dân, tính đặc thù trong mối quan hệ giữa chỉ huy, cấp trên với
thuộc cấp là tuyệt đối phục tùng mệnh lệnh của cấp trên.

- Tuy nhiên, không phải lúc nào người đưa ra mệnh lệnh cũng sáng suốt và
tỉnh táo, do đó trong trường hợp thuộc cấp hoài nghi về tính đúng đắn của
mệnh lệnh thì sẽ thực hiện việc báo cáo theo đúng quy trình, sau đó nếu vẫn
bắt buộc phải thực hiện mệnh lệnh thì người thực hiện sẽ được loại trừ trách
nhiệm và người ra mệnh lệnh mới là người chịu trách nhiệm.

VD: Nếu được cấp trên cấp lệnh bắn để bắt, sau khi đã thực hiện đầy đủ quy trình
báo cáo người ra mệnh lệnh nhưng người ra mệnh lệnh vẫn yêu cầu chấp hành

23
NHÓM 4

mệnh lệnh mà không may bắn chết người thì sẽ không phải chịu trách nhiệm hình
sự.

❖ Các ngoại lệ của quy định:

- Tuy nhiên quy định này có 3 ngoại lệ mà người thực hiện mệnh lệnh mặc dù
sau khi đã thực hiện việc báo cáo đúng quy trình vẫn không được loại trừ
trách nhiệm. Đó là phạm tội trong trường hợp do bị ép buộc hoặc do thi
hành mệnh lệnh của cấp trên quy định tại Điều 421 (Tội phá hoại hòa bình,
gây chiến tranh xâm lược); Điều 422 (Tội chống loài người) và Điều 423
(Tội phạm chiến tranh).

3. Căn cứ miễn trách nhiệm hình sự

- Người phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự khi có một trong những căn
cứ :

 Căn cứ 1: Khi tiến hành điều tra, truy tố hoặc xét xử, do có sự thay
đổi chính sách, pháp luật làm cho hành vi phạm tội không còn nguy
hiểm cho xã hội nữa.

 Căn cứ 2: Khi có quyết định đại xá.

- Các căn cứ khác:

 Khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử do chuyển biến của tình hình mà
người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa.

 Khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử, người phạm tội mắc bệnh hiểm
nghèo dẫn đến không còn khả năng gây nguy hiểm cho xã hội nữa.

 Trước khi hành vi phạm tội bị phát giác, người phạm tội tự thú, khai
rõ sự việc, góp phần có hiệu quả vào việc phát hiện và điều tra tội
phạm, cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của tội phạm và

24
NHÓM 4

lập công lớn hoặc có cống hiến đặc biệt, được Nhà nước và xã hội
thừa nhận.

 Người thực hiện tội phạm nghiêm trọng do vô ý hoặc tội phạm ít
nghiêm trọng gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân
phẩm hoặc tài sản của người khác, đã tự nguyện sửa chữa, bồi thường
thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả và được người bị hại hoặc người đại
diện hợp pháp của người bị hại tự nguyện hòa giải và đề nghị miễn
trách nhiệm hình sự, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự.

 Người thực hiện tội phạm nghiêm trọng do vô ý hoặc tội phạm ít
nghiêm trọng gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân
phẩm hoặc tài sản của người khác và được người bị hại hoặc người
đại diện của người bị hại tự nguyện hòa giải và đề nghị miễn trách
nhiệm hình sự, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự.

4. Sự cần thiết của việc quy định những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình
sự

❖ Đặt vấn đề

- Trước đây, vấn đề loại trừ trách nhiệm hình sự (TNHS) đối với hành vi gây
thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội tuy chưa được quy định trong Bộ
luật Hình sự (BLHS) nhưng quá trình đấu tranh phòng, chống tội phạm đã
phát sinh và đặt ra yêu cầu phải giải quyết trong thực tiễn.

- Vì chưa được quy định trong BLHS, nên nếu trường hợp trong khi bắt giữ
người mà gây thiệt hại cho người bị bắt giữ thì vận dụng chế định phòng vệ
chính đáng để xử lý; nếu gây thiệt hại rõ ràng vượt quá mức cần thiết, thì
người gây thiệt hại phải chịu TNHS về tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe
của người khác trong khi thi hành công vụ. Một số trường hợp người dân

25
NHÓM 4

tham gia đuổi bắt tội phạm thể hiện tinh thần trách nhiệm cao trong đấu
tranh phòng, chống tội phạm nhưng để xảy ra thiệt hại gây lúng túng cho các
cơ quan pháp luật khi xem xét xử lý vì không có căn cứ phù hợp. Dù việc
bắt giữ người phạm tội là hành vi có ích cho xã hội nhưng việc chưa có cơ
chế bảo vệ về mặt pháp lý trong trường hợp gây thiệt hại khi bắt giữ người
phạm tội phần nào dẫn đến tâm lý e ngại trong đấu tranh phòng, chống tội
phạm của người dân; trong một số trường hợp, chính người thực thi nhiệm
vụ bắt giữ còn lo ngại trách nhiệm mà không dám bắt giữ đến cùng.

- Việc xác định một người phạm tội không chỉ ảnh hưởng tới một cá nhân mà
còn thể hiện chính sách, quan điểm của Nhà nước về bảo vệ trật tự xã hội
nói chung. Do đó, trong BLHS bên cạnh những quy định về tội phạm là
những quy định về loại trừ trách nhiệm hình sự đối với những hành vi có
tính nguy hiểm cho xã hội nhưng được thực hiện vì lợi ích của Nhà nước,
tập thể hoặc của cá nhân. Sau hơn 10 năm thi hành BLHS 1999 (sửa đổi, bổ
sung năm 2009), thực tế đã phát sinh nhiều trường hợp mặc dù có tính nguy
hiểm cho xã hội nhưng lại được thực hiện với mục đích vì lợi ích xã hội như:
rủi ro trong nghiên cứu khoa học; gây thiệt hại cho người bị bắt trong trường
hợp bắt, giữ người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã; gây thiệt hại khi
thi hành mệnh lệnh của cấp trên… Các trường hợp này, theo quy định của
BLHS năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) thì vẫn bị truy cứu trách
nhiệm hình sự.

❖ Một số hạn chế

- Thứ nhất, chưa thực sự khuyến khích được những hành vi thực hiện vì mục
đích cộng đồng nhưng có rủi ro hoặc gây ra thiệt hại, do vậy, đã gián tiếp
ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.

26
NHÓM 4

- Thứ hai, việc bảo vệ lợi ích của cá nhân thực hiện hành vi gây thiệt hại
nhưng động cơ vì lợi ích chung hoặc chấp hành mệnh lệnh của cấp trên vẫn
phải chịu TNHS là chưa thỏa đáng về cả tình và lý.

- Thứ ba, xét về thực tiễn phòng, chống tội phạm, thì tính nguy hiểm cho xã
hội của các hành vi này và hậu quả xảy ra là rủi ro và ngoài khả năng kiểm
soát của người thực hiện hành vi. Do đó, việc truy cứu TNHS đối với người
thực hiện hành vi gây thiệt hại trên thực tế là tương đối nặng, chưa phù hợp
với bản chất của hành vi. Việc xử lý hình sự đối với các hành vi này chưa
thật phù hợp với quan điểm nhân đạo của Đảng và Nhà nước ta.

❖ Sự cần thiết

Xuất phát từ những bất cập trên, việc nghiên cứu bổ sung thêm các trường
hợp loại trừ trách nhiệm hình sự trong BLHS là cần thiết đảm bảo các mục
tiêu:

- Người bắt giữ sử dụng vũ lực rõ ràng vượt quá mức cần thiết gây hậu quả
nghiêm trọng rất dễ xảy ra, cần phải có quy định cụ thể về trường hợp này
để bảo vệ họ về mặt pháp lý, phù hợp với thực tiễn đấu tranh phòng, chống
tội phạm, góp phần bảo đảm trật tự, an toàn xã hội;

- Bảo đảm tốt hơn quyền con người, quyền cơ bản của công dân.

- Thể hiện chính sách nhân đạo của Đảng và Nhà nước trong điều kiện mới.

- Góp phần thúc đẩy sự phát triển lành mạnh của xã hội, nâng cao hiệu quả
quản lý của Nhà nước và đề cao trách nhiệm của cán bộ, công chức trong
việc thi hành công vụ, vừa góp phần loại trừ xu hướng tùy tiện sử dụng bạo
lực hoặc vũ khí (hay vì động cơ cá nhân nào đó) dẫn đến xâm hại nghiêm
trọng sức khỏe, tính mạng của người khác.

❖ Trường hợp loại trừ TNHS riêng biệt

27
NHÓM 4

- Đáp ứng kịp thời nhu cầu cấp bách của thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội
phạm, BLHS năm 2015 đã bổ sung trường hợp "gây thiệt hại trong khi bắt
giữ người phạm tội" là một trường hợp loại trừ TNHS riêng biệt.

- Về mặt lý luận, sở dĩ việc gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội
được loại trừ TNHS là bởi việc gây thiệt hại trong trường hợp này được coi
là không có lỗi. Mặc dù hình thức gây thiệt hại có thể có dấu hiệu của hành
vi cố ý gây thương tích, giết người, hủy hoại tài sản... được quy định trong
phần các tội phạm của BLHS nhưng thiệt hại gây ra là kết quả của quá trình
cần nhắc, tính toán thận trọng, kỹ lưỡng của người bắt giữ và đó là sự lựa
chọn cuối cùng, duy nhất (không còn cách nào khác) để đạt được mục đích
nhằm đưa người thực hiện hành vi phạm tội đến cơ quan có thẩm quyền,
ngăn ngừa hành vi vi phạm pháp luật hình sự đang xảy ra hoặc có nguy cơ
xảy ra ngay tức khắc hoặc để phục vụ quá trình giải quyết vụ án hình sự.

- Mặt khác, không thể phủ nhận tính nhanh chóng, cấp bách của việc bắt giữ
người phạm tội. Trong các trường hợp bắt giữ người cụ thể, người bắt giữ
căn cứ vào hoàn cảnh thực tế mà buộc phải gây thiệt hại ngay lập tức nếu
không người phạm tội sẽ trốn thoát hoặc nhanh chồng ẩn nấp gây khó khăn
cho việc truy đuổi.

5. Các quan điểm về trường hợp loại trừ tính chất tội phạm

5.1. 5 quan điểm về trường hợp loại trừ tính chất tội phạm:

- Quan điểm thứ nhất, gọi tên các trường hợp loại trừ TNHS là các căn cứ
hợp pháp của hành vi gây thiệt hại và bao gồm 02 trường hợp: (i) phòng vệ
chính đáng và (ii) tình thế cấp thiết.

- Quan điểm thứ hai, với tên gọi những trường hợp loại trừ tính chất tội phạm
của hành vi, và cho rằng đó là “tình tiết được quy định trong BLHS mà khi

28
NHÓM 4

có những tình tiết ấy thì việc gây thiệt hại về mặt pháp lý hình sự không bị
coi là tội phạm”[4], bao gồm 10 trường hợp: (i) Sự kiện bất ngờ; (ii) gây
thiệt hại nhưng chưa đủ tuổi chịu TNHS; (iii) gây thiệt hại trong tình trạng
không có năng lực TNHS; (iv) tính chất nguy hiểm cho xã hội ở mức độ
không đáng kể; (v) phòng vệ chính đáng; (vi) tình thế cấp thiết; (vii) chấp
hành chỉ thị, quyết định hoặc mệnh lệnh cấp trên; (viii) sự rủi ro (mạo hiểm)
chấp nhận được (có căn cứ) về kinh tế hoặc nghề nghiệp; (ix) tình trạng bất
khả kháng và (x) sự bất đắc dĩ phải gây thiệt hại trong khi bắt người phạm
tội quả tang hoặc đang bị truy nã.

- Quan điểm thứ ba, cho rằng loại trừ TNHS là trường hợp một người đã thực
hiện hành vi gây thiệt hại cho xã hội nhưng căn cứ vào các quy định của Bộ
luật hình sự thì họ không phải chịu TNHS về hành vi này. Theo quan điểm
này, phạm vi các trường hợp được coi là trường hợp loại trừ TNHS là khá
rộng, không chỉ bao gồm các trường hợp như quan điểm thứ hai mà còn bao
gồm: (i) Gây thiệt hại cho xã hội trong tình trạng say hoặc dùng chất kích
thích mạnh khác như do bị ép buộc dẫn đến mất khả năng nhận thức, khả
năng điều khiển hành vi; (ii) hành vi phạm tội thái quá của người thực hành
trong đồng phạm; (iii) giúp người đã thành niên đang mắc bệnh hiểm nghèo
tự sát theo yêu cầu tự nguyện; (iv) người bị ép buộc đưa hối lộ nhưng đã chủ
động khai báo trước khi bị phát giác. [5]

- Quan điểm thứ tư, cho rằng loại trừ TNHS là những trường hợp người thực
hiện hành vi gây nguy hại cho xã hội nhưng được pháp luật xác định không
phải chịu TNHS do (1) tính nguy hiểm cho xã hội không đáng kể; hoặc (2)
thiếu yếu tố của tội phạm; hoặc (3) có căn cứ hợp pháp của việc thực hiện
hành vi nguy hiểm cho xã hội, bao gồm 06 trường hợp: (i) hành vi có tính
chất nguy hiểm chưa đáng kể, (ii) sự kiện bất ngờ, (iii) chưa đủ tuổi chịu

29
NHÓM 4

TNHS, (iv) tình trạng không có năng lực TNHS, (v) phòng vệ chính đáng và
(vi) tình thế cấp thiết. [6]

- Quan điểm thứ năm, cho rằng loại trừ TNHS là trường hợp một người có
hành vi gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho xã hội, nhưng theo pháp
luật họ không bị truy cứu TNHS, bao gồm 06 trường hợp như quan điểm thứ
tư và trường hợp miễn TNHS và hết thời hiệu truy cứu TNHS…[7] Thậm chí,
có quan điểm còn cho rằng tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội bên cạnh
các trường hợp như phòng vệ chính đáng, tình thế cấp thiết, sự kiện bất ngờ
cũng là trường hợp loại trừ tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi…[8] (Tạp
chí pháp luật và phát triển, 2018)

5.2. Những lần sửa đổi BLHS

- Trong lần pháp điển hóa BLHS năm 1985 đã quy định 04 trường hợp được
coi là trường hợp loại trừ TNHS bao gồm: Phòng vệ chính đáng (Điều 13),
tình thế cấp thiết (Điều 14), sự kiện bất ngờ (Điều 11), tình trạng không có
năng lực TNHS (Điều 12) nằm trong chương Tội phạm (chương III). BLHS
năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) tiếp tục quy định 04 trường hợp nói
trên trong chương Tội phạm (chương III). Đến BLHS năm 2015, quy định về
các trường hợp loại trừ TNHS đã được hoàn thiện với việc chính thức quy
định thống nhất một chương – Chương các trường hợp loại trừ TNHS
(chương IV) bao gồm 04 trường hợp như trong BLHS năm 1999, bổ sung
thêm 03 trường hợp mới. (Tạp chí pháp luật và phát triển, 2018)

II. PHẦN DANH MỤC THAM KHẢO

[1] Nguyễn, N. T. (2022, 03 14). Về loại trừ trách nhiệm hình sự trong trường hợp
gây thiệt hại khi bắt giữ người phạm tội. Về loại trừ trách nhiệm hình sự trong
trường hợp gây thiệt hại khi bắt giữ người phạm tội. Đã truy lục 12 13, 2023, từ Về

30
NHÓM 4

loại trừ trách nhiệm hình sự trong trường hợp gây thiệt hại khi bắt giữ người phạm
tội.

[2] Nguyễn, Đ. V. (2019, 08 12). Những trường hợp loại trừ TNHS. Những trường
hợp loại trừ trách nhiệm hình sự trong Bộ luật Hình sự 2015. Đã truy lục 12 13,
2023, từ Những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự trong Bộ luật Hình sự
2015 - Hiển thị nội dung - Cổng thông tin điện tử tỉnh Bắc Giang.

[3] Tạp chí pháp luật và phát triển. (2018, 07 12). Những trường hợp loại trừ trách
nhiệm hình sự. NHỮNG TRƯỜNG HỢP LOẠI TRỪ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ
TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 2015 (SỬA ĐỔI, BỔ SUNG NĂM 2017).
Đã truy lục 12 13, 2023, từ NHỮNG TRƯỜNG HỢP LOẠI TRỪ TRÁCH
NHIỆM HÌNH SỰ TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 2015 (SỬA ĐỔI, BỔ
SUNG NĂM 2017).

[4] GS.TSKH Lê Văn Cảm (2005), Những vấn đề cơ bản trong khoa học luật hình
sự (phần chung – sách chuyên khảo sau đại học), nxb Đại học quốc gia Hà Nội,
trang 591.

[5] TS. Trịnh Tiến Việt (2013), Chế định loại trừ trách nhiệm hình sự và những
yêu cầu đặt ra khi sửa đổi, bổ sung Bộ luật hình sự Việt Nam, Tạp chí Khoa học
ĐHQGHN, Luật học, Tập 27, số 4 (15 – 29).

[6] TS. Nguyễn Tuyết Mai (2013), Quy định của pháp luật Việt Nam về chế định
loại trừ trách nhiệm hình sự, miễn trách nhiệm hình sự và một số khuyến nghị
hoàn thiện, Tài liệu Hội thảo “Kinh nghiệm của Ô-Trây-lia về việc hoàn thiện
pháp luật hình sự và phương hướng sửa đổi Bộ luật hình sự”, tháng 6/2013, trang
41.

[7] Ths. Đinh Văn Quế (1998), Những trường hợp loại trừ TNHS trong luật hình
sự Việt Nam, NXB chính trị quốc gia Hà Nội, trang 28.

31
NHÓM 4

[8] TS. Nguyễn Ngọc Thế (2013), Tội phạm, cấu thành tội phạm – Những vấn đề
lý luận và thực tiễn (sách chuyên khảo), Nxb Chính trị quốc gia, trang 153 – 180.

[10] https://diendanphapluat.vn/tinh-trang-khong-co-nang-luc-trach-nhiem-hinh-
su/

[11] Bộ luật hình sự 2015.

[12] Tạp chí điện tử Luật sư Việt Nam.

[13] Thư viện pháp luật Việt Nam về “07 trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự”.

[14] https://nplaw.vn/hieu-nhu-the-nao-ve-vuot-qua-phong-ve-chinh-dang.html

[15]https://luatquanghuy.vn/tu-van-luat/hinh-su-2/nhung-truong-hop-loai-tru-trach-
nhiem-hinh-su/#3_Can_cu_mien_trach_nhiem_hinh_su

[16]https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Trach-nhiem-hinh-su/Bo-luat-hinh-su-
2015-296661.aspx (bộ luật hình sự 2015)

[17]https://tkshcm.edu.vn/ban-ve-truong-hop-gay-thiet-hai-trong-khi-bat-giu-
nguoi-pham-toi-theo-quy-dinh-trong-bo-luat-hinh-su-nam-2015-sua-doi-va-bo-
sung-nam-2017/

[18]http://lienhiephoikhkt.tuyenquang.gov.vn/n1207_rui-ro-trong-nghien-cuu-thu-
nghiem-ap-dung-tien-bo-khoa-hoc-ky-thuat-va-cong-nghe-khong-phai-chiu-trach-
nhiem-hinh-su

[19]https://thuvienphapluat.vn/banan/tin-tuc/tong-hop-20-ban-an-ve-phong-ve-
chinh-dang-va-vuot-qua-gioi-han-phong-ve-chinh-dang-2620

32

You might also like