Câu 5 Cơ sở lý thuyết Raman

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

Câu 5: Trình bày cơ sở lý thuyết của Raman

1. Định nghĩa Raman

Theo thuyết cổ điển, tán xạ Raman có thể giải thích như sau:

Cường độ điện trường E của sóng điện từ (chùm laser) dao động theo thời gian có dạng:

E=E0 cos 2 π v 0 t

Trong đó, E0 là biên độ dao động và V0 là tần số laser. Một phân tử hai nguyên tử được chiếu bởi ánh

sang này thì một momen lưỡng. Nếu cực điện sẽ xuất hiện do cảm ứng có dạng sau, trong đó, α là hệ số
phân cực:

P=αE=α E 0 cos 2 π v 0 t

• Hiệu ứng Raman dựa trên sự biến dạng


của phân tử trong điện trường E được
xác định bởi khả năng phân cực α (hệ số
phân cực) của phân tử.

• Chùm sáng laser có thể được coi là một


sóng điện từ dao động với vector điện E.
Khi tương tác với mẫu nó sẽ giảm
momen lưỡng cực điện P = αE và làm
biến dạng phân tử.

• Do hiện tượng biến dạng theo chu kỳ,


phân tử sẽ bắt đầu dao động với tần số
đặc trưng Vm.

• Biên độ dao động được gọi là chuyển vị hạt nhân.

• Nói một cách khác, ánh sáng laser đơn sắc với tần số kích thích các phân tử υ0 và chuyển chúng
thành các lưỡng cực dao động. Các lưỡng cực dao động này phát ra ánh sáng ở 3 bước sóng
khác nhau (Hình)

1. Một phân tử không có chế độ hoạt động Raman hấp thụ một Photon với tần số υ0. Phân tử được
kích thích sẽ trở lại trạng thái dao động cơ bản ban đầu và phát xạ ánh sáng với cùng tần số
υ0 như nguồn kích thích. Loại tương tác này được gọi là tán xạ Rayleigh đàn hồi.
2. Một Photon có tần số υ0 được hấp thụ bởi một phân tử hoạt động Raman đang ở trạng thái dao
động cơ sở tại thời điểm diễn ra tương tác. Một phần năng lượng của Photon được truyền sang
trạng thái hoạt động Raman υm và kết quả là tần số của ánh sáng tán xạ giảm đi thành (υ0 – υm).
Tần số Raman này được gọi là tần số Stokes hoặc chỉ là “Stokes”.
3. Một photon có tần số υ0 được hấp thụ bởi một phân tử hoạt động Raman đã ở trang thái dao
động kích thích tại thời điểm tương tác. Năng lượng thừa của chế độ hoạt động Raman kích
thích được giải phòng, phân tử quay trở lại trạng thái dao động cơ sở ban đầu và kết quả là tần
số của ánh sáng tán xạ tăng thành (υ0 + υm). Tần số Raman này được gọi là tần số Phản Stokes
hoặc chỉ là “Anti-Stokes”.

4. Khoảng 99,999% các photon tới trong Raman tự phát trải qua tán xạ Rayleigh đàn hồi.
5. Loại tín hiệu này không sử dụng được cho mục đích mô tả đặc điểm phân tử. chỉ khoảng 0,001%
ánh sáng tới tạo ra tín hiệu Raman không đàn hồi với tần số (V0 ± Vm).

6. Tán xạ Raman tự phát rất yếu và phải có phương pháp đặc biệt để phân biệt nó với tán xạ chiếm
ưu thế Rayleigh.

7. Các thiết bị như bộ lọc khấc bỏ dải, bộ lọc điều chỉnh được, khe chặn laser, các hệ thống quang
phổ kế hai hoặc ba lần được sử dụng để làm giảm tán xạ Rayleigh và thu nhật các phổ Raman
chất lượng cao.

- Trong phổ Raman bình thường, vạch


kích thích (V0 ) được chọn sao cho năng
lượng của nó là thấp hơn nhiều so với
trạng thái kích thích của điện tử.
- Đường chấm chấm mô tả trạng thái ảo
để phân biệt nó với trạng thái kích thích
thực.
- Mật độ phân tử ở trạng thái v=0 là lớn
hơn rất nhiều ở trạng thái v=1(định luật
phân bố Maxwell-Boltzmann).
 Do đó, ở điều kiện thường các vạch
Stockes (S) mạnh hơn vạch phản
Stockes (A). Vì cả hai đều cho thông
tin giống nhau, nên người ta chỉ đo phần phổ Stockes.
- Tán xạ Raman cộng hưởng (RR) xảy ra khi vạch kích thích được chọn sao cho mức năng lượng
của nó nằm trên vùng kích thích điện tử. Ở trạng thái lỏng và trạng thái rắn, các mức dao động
được mở rộng tạo nên một vùng liên tục. Ở trạng thái khí, một vùng liên tục nằm trên một chuỗi
các mức gián đoạn.
- Thuật ngữ “tiền cộng hưởng” được sử dụng khi vạch kích thích (về năng lượng) nằm gần sát với
trạng thái kích thích điện tử.

- Sự huỳnh quang cộng hưởng (RF) xảy ra khi phân tử được kích thích đến một mức gián đoạn
của trạng thái kích thích điện tử. Sự huỳnh quang cộng hưởng được quan sát thấy ở các phân tử
khí, chẳng hạn I2, Br2,… Phổ huỳnh quang được quan sát thấy khi phân tử ở trạng thái kích
thích trở về mức dao động thấp nhất thông qua các dịch chuyển không bức xạ (về trạng thái
trung gian) và sau đó mới phát ra bức xạ (khi dịch chuyển từ trạng thái trung gian này về trạng
thái thấp nhất).

- Thời gian sống ở trạng thái kích thích trong phổ RR là rất ngắn (~10-14 s) trong khi đó ở phổ RF và
phổ huỳnh quang là dài hơn khá nhiều (~10 -8 – 10 -5).

2. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc định lượng: Gồm 2 yếu tố
 Yếu tố do mẫu:

Các yếu tố thuộc về mẫu quan trọng nhất có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc định
lượng bằng phổ Raman là sự huỳnh quang.

Sự làm nóng mẫu, sự hấp thụ bởi nền mẫu hay bản thân mẫu và ảnh hưởng bởi sự phân
cực. Nếu nền mẫu có chất huỳnh quang thì tín hiệu đo được thường có phần đóng góp của
sự huỳnh quang đó.
 Yếu tố do lấy mẫu (2 yếu tố)
+ Kỹ thuật phổ Raman là một kỹ thuật nền bằng không, nghĩa là khi không có
mẫu thì tín hiệu tại detector bằng không. Trong phổ hấp thụ thì ngược lại, khi
không có mẫu thì tín hiệu tại detector lại là cực đại (T =100 %).
 Các kỹ thuật nền bằng không vốn rất nhạy, chỉ một thay đổi nhỏ về nồng độ chất trong mẫu
cùng sẽ có một thay đổi cường độ tín hiệu theo tỷ lệ tương ứng.
 Các nguồn sáng khác (như tia lạc) cũng có thể làm thay đổi tín hiệu đo được. Ngoài ra, một
tín hiệu nền lớn do huỳnh quang tạo ra sẽ làm tăng mức nhiễu.
+ Tạp nhiễm phổ
 Tán xạ Raman là một hiệu ứng yếu, có thể bị che lấp bởi một số yếu tố bên ngoài. Các nguồn
tạp nhiễm thông thường là những dị biệt của giá mẫu (như bình chứa hay giá thể/cơ chất) và
ánh sáng môi trường xung quanh.
3. Những vật liệu đo bằng Raman

Quang phổ Raman xác định hầu hết các vật liệu có đủ lượng và độ tinh khiết ở dạng hỗn hợp đơn
giản.

- Đa số chất rắn và chất lỏng: Dược phẩm, nguyên liệu thực phẩm, các sản phẩm chăm sóc cá
nhân, hóa chất độc hại và không độc hại, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu rầy.
- Hầu hết các phân tử có liên kết cộng hóa trị đều hoạt động Raman (bản chất và cường độ tín
hiệu của chúng có thể khác nhau)
- Raman là một kỹ thuật lý tưởng cho dung dịch nước, vì tín hiệu của nước không gây nhiễu tín
hiệu của chất tan.
- Một số muối, hợp chất ion và kim loại không thích hợp cho phân tích Raman.
- Huỳnh quang là một trong những thách thức lớn nhất đối với Raman, vì nó có thể lấn át tín
hiệu từ tán xạ Raman. Huỳnh quang là hạn chế lớn nhất đối với Raman.
 Giải pháp: dịch chuyển bước sóng laser kích thích ra xa bước sóng hấp thụ của vật liệu –
điển hình là 532, 638 hoặc 785 nm. Lựa chọn bước sóng phổ biến nhất để giảm hiệu ứng
huỳnh quang là 1064 nm
4. Phổ Raman
- Phân biệt các vật liệu rất giống nhau hoặc xác định các chất cần phân tích trong hỗn hợp.
- Raman rất tốt cho việc làm sáng tỏ cấu trúc của các phân tử, bao gồm cả khả năng kết nối và độ
bão hòa.
- Quan sát tiến trình của phản ứng hóa học, sự khác biệt về độ kết tinh giữa các dạng đa hình và
sự thay đổi năng lượng liên kết phát sinh từ ứng suất tác dụng lên vật liệu.
5. Hệ thống thiết bị phổ Raman
- Một hệ thống Raman điển hình có 4 hợp phần chính:

1. Nguồn kích thích (Tia


laser)
2. Hệ thống chiếu sáng
mẫu và hệ thống quang
thu ánh sáng tán xạ
3. Bộ chọn bước sóng (bộ
lọc hoặc quang phổ kế)
4. Đầu dò (đầu dò chuỗi diode quang, CCD hoặc PMT)

NGUỒN LASER KÍCH THÍCH:

Một mẫu thường được chiếu sáng bởi một chùm laser trong vùng tử ngoại (UV), khả kiến (Vis) hoặc
hồng ngoại gần (NIR). Ánh sáng tán xạ được thu vào một thấu kính và được đi qua bộ lọc nhiễu hoặc
quang phố kế để thu phổ Raman của mẫu.

Chùm tia laze thường được dùng làm nguồn sáng bởi cường độ lớn và khả năng tập trung vào một điểm
nhỏ trên mẫu. Ánh sáng laze phân cực và được xác định bởi tỷ lệ phân cực. Thường laze khí hay dùng là
argon cho 2 vạch phát xạ mạnh tại bước sóng 514 và 488 nm.

BỘ PHẬN LẤY MẪU:

Có nhiều thiết kế khác nhau: Quang học trực tiếp, kính hiển vi, đầu dò sợi quang (loại không tiếp xúc
hoặc loại quang học nhúng) và khoang chứa mẫu (bao gồm giá đỡ mẫu chuyên dụng và bộ phận thay đổi
mẫu tự động).

Đầu quang học lấy mẫu được thiết kế để thu được một phổ Raman phụ thuộc vào sự phân cực. Việc lựa
chọn thiết bị lấy mẫu thường tùy thuộc vào chất phân tích và mẫu. Cần xem xét đến những vấn đề như
thể tích mẫu lấy, tốc độ đo, an toàn laser, sự đồng nhất của mẫu để chọn bộ lấy mẫu tối ưu cho một ứng
dụng cụ thể.

BỘ PHẬN LỌC:

Tán xạ Rayleigh tại bước sóng của tia laser có cường độ lớn hơn nhiều bậc so với tín hiệu Raman và cần
phải được loại bỏ trước khi đến detector.

Phương pháp lọc truyền thống dùng các bộ đơn sắc nhiều cấp tuy vẫn còn nhưng ít được sử dụng. Ngoài
ra, tùy theo bố trí hình học để thu góp tín hiệu của máy, có thể cần dùng nhiều bộ lọc hay lá chắn để che
chắn mẫu khỏi các bức xạ bên ngoài (như ánh sáng trong phòng, các vạch plasma laser).

BỘ XỬ LÝ BƯỚC SÓNG:

Thang bước sóng có thể được mã hóa hoặc bởi một bộ đơn sắc quét, một bộ đa sắc cách tử (trong các
phổ kế Raman CCD) hay một giao thoa kế hai chùm tia (trong các phổ kế FT-Raman).

Thiết bị phù hợp để sử dụng phải có thể dùng cho các phép đo định tính. Nhưng để đo định lượng, cẩn
lựa chọn máy cẩn thận vì sự tuyến tính của độ tán sắc và của dây cáp ứng có thể không đồng đều trên
toàn thang phổ.

DETECTOR:

Chuỗi CCD trên nền silic là detector phổ biến nhất cho các máy tán sắc. Chuỗi CCD được làm mát cho
phép đo trên thang phổ với độ chuyển dịch Raman từ 4500 – 100 cm-1 với nhiễu thấp khi sử dụng hầu
hết các nguồn laser khả kiến
Với diod laser 785 nm, dải sóng giảm xuống còn khoảng 3100 – 100 cm-1. Với các CCD dùng phổ biến
nhất, độ đáp ứng bước sóng đạt đỉnh khi dùng nguồn laser thông dụng 632,8 nm của laser khí He-Ne hay
785 nm của laser diod.

Các máy FT thường sử dụng các detector một kênh germani hay indi-gali-arsenid (InGaAs) có đáp ứng
trong vùng cận hồng ngoại để hợp với bước sóng kích thích 1064 nm của laser Nd:YAG.

You might also like