Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 2

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT

QUẢNG NGÃI NĂM HỌC 2017 – 2018


Môn: Hóa học (hệ chuyên)
ĐỀ CHÍNH THỨC Ngày thi: 07/06/2017
(Đề thi gồm có 02 trang) Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1: (3,0 điểm)


1.1. Trình bày hiện tượng và hoàn thành các phương trình hóa học xảy ra trong các thí
nghiệm sau:
a. Cho mảnh đồng kim loại vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng.
b. Cho hỗn hợp đồng số mol Ba và Al2O3 vào lượng nước dư.
c. Cho Fe2O3 vào dung dịch NaHSO4.
d. Cho mẫu đất đèn vào nước.
1.2. X, Y, Z là ba hóa chất được dùng phổ biến làm phân bón hóa học. Chúng là các
phân bón đơn để cung cấp ba thành phần chính: đạm, lân và kali cho cây trồng. Ba hóa
chất trên đều tan trong nước, biết:
X + Na2CO3   tạo kết tủa trắng.
Y + NaOH   tạo khí mùi khai.
0
t

Y + HCl   không có hiện tượng.


Y + BaCl2   tạo kết tủa trắng.
Z + AgNO3   tạo kết tủa trắng.
Z + BaCl2   không có hiện tượng.
Xác định các chất X, Y, Z và hoàn thành các phương trình phản ứng trên.
1.3. Có 5 mẫu chất bột màu trắng gồm: NaCl; Na2CO3; Na2SO4; BaCO3; BaSO4. Chỉ
dùng CO2 và H2O hãy phân biệt từng mẫu chất trên (các dụng cụ thí nghiệm có đủ).

Câu 2: (2,0 điểm)


2.1. Cho polime thiên nhiên R vào nước đun nóng, thấy tạo thành dung dịch keo. Nhỏ
tiếp vài giọt dung dịch iot vào dung dịch keo thì không thấy hiện tượng gì, nhưng sau
một thời gian thì thấy xuất hiện màu xanh. Từ chất R thực hiện dãy chuyển hóa sau:
R   A   B   C   etyl axetat.
Xác định R, A, B, C và hoàn thành các phương trình phản ứng theo sơ đồ chuyển hóa
trên (mỗi mũi tên tương ứng với một phản ứng).
2.2. Cho sơ đồ chuyển hóa sau:
X   Y   Z   Y   X.
Biết: X là một phi kim; Y và Z là các hợp chất có chứa nguyên tố X. Dung dịch chất
Y làm đỏ quỳ tím. Z là muối của natri, trong đó natri chiếm 39,316% về khối lượng.
Xác định các chất X, Y, Z và hoàn thành các phương trình phản ứng theo sơ đồ chuyển
hóa trên (mỗi mũi tên tương ứng với một phản ứng).
1
Câu 3: (2,0 điểm)
H2SO4 nguyên chất có khả năng hấp thụ SO3 tạo oleum theo phương trình sau:
H2SO4 + nSO3   H2SO4.nSO3
(oleum)
3.1. Hòa tan 50,7 gam oleum có công thức H2SO4.nSO3 vào nước, thu được 98 gam
dung dịch H2SO4 60%. Xác định giá trị n.
3.2. Hấp thụ hoàn toàn m gam SO3 vào 180 gam dung dịch H2SO4 98%, thu được
oleum có công thức H2SO4.3SO3. Xác định giá trị m.

Câu 4: (1,5 điểm)


Cho 6,06 gam hỗn hợp X gồm một kim loại kiềm M và một kim loại R có hóa trị III
vào nước, thấy hỗn hợp X tan hoàn toàn tạo ra dung dịch A và 3,808 lít khí (đktc). Chia
dung dịch A làm hai phần bằng nhau:
Cô cạn phần thứ nhất thu được 4,48 gam chất rắn khan.
Thêm V lít dung dịch HCl 1M vào phần thứ hai thấy xuất hiện 0,78 gam kết tủa.
a. Xác định tên hai kim loại và tính thành phần % khối lượng mỗi kim loại trong X.
b. Tính giá trị V.

Câu 5: (1,5 điểm)


Thực hiện phản ứng este hóa giữa axit CxHyCOOH và rượu CnH2n+1OH, sau một thời
gian tách bỏ nước thì thu được hỗn hợp X gồm este, axit và rượu.
Đốt cháy hoàn toàn 62 gam hỗn hợp X, thu 69,44 lít khí CO2 (đktc) và 50,4 gam H2O.
Mặt khác, cho 62 gam hỗn hợp X tác dụng vừa đủ với 250 ml dung dịch NaOH 2M,
sau phản ứng hoàn toàn thu được 29,6 gam rượu. Tách lấy lượng rượu rồi hóa hơi hoàn
toàn thì thu được thể tích hơi đúng bằng thể tích của 11,2 gam khí nitơ đo ở cùng điều
kiện nhiệt độ, áp suất.
a. Xác định công thức cấu tạo của rượu và axit.
b. Tính hiệu suất phản ứng este hóa.

Cho: C = 12; S = 32; O = 16; N = 14; H = 1; Cl = 35,5; Na = 23; K = 39; Ba = 137;


Fe = 56; Zn = 65; Al = 27; Ca = 40; Cu = 64; Ag = 108.
……………. HẾT ………....
Ghi chú: Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm

You might also like