Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 40

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC

Bộ môn : Dược liệu và Dược cổ truyền

Giảng viên hướng dẫn : TS. Hoàng Lê Sơn

Lớp : Dược học C

Khóa : QH.2021.Y

Nhóm thực hiện : Tổ 4 – Nhóm TH2


THÀNH VIÊN TRONG NHÓM

STT HỌ VÀ TÊN MSSV NHIỆM VỤ

Ngải cứu

1 Lưu Phương Chi 21100177 Sâm cau

Tổng hợp báo cáo

Kim tiền thảo

2 Lê Thị Thu Hương 21100219 Tiết dê


BÁO CÁO
TÀI NGUYÊN CÂY THUỐC TẠI TỈNH
Giới thiệu THÀNH
về tỉnh Điện Biên
MIỀN NÚI PHÍA BẮC – TỈNH ĐIỆN BIÊN
Nga Truật

3 Đới Thị Duyên 21100183 Dạ cẩm

Thuyết trình

Cỏ xước

4 Đinh Thị Thùy Dương 21100186 Tỏa Dương

Bàn luận + PPNC

Cây ổi

5 Trịnh Tiến Đạt 21100192 Cây gừng


HÀ NỘI, 2024
Làm slide
Cây xạ đen

6 Đào Thị Thu Hà 21100195 Húng quế

Bàn luận + PPNC

Cây bèo tây

7 Đặng Thị Hạnh 21100198 Tầm bóp

Làm slide

Húng chanh

8 Hoàng Thu Hằng 21100201 Cam thảo đất

Đặt vấn đề

Cối xay

9 Ngô Thị Khánh Hòa 21100204 Mã đề

Thuyết trình
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................................................1
I. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...............................................................................2
II. GIỚI THIỆU TỈNH ĐIỆN BIÊN...............................................................................3
1. Lịch sử.....................................................................................................................3
2. Địa lý........................................................................................................................3
3. Văn hóa....................................................................................................................3
4. Dân số......................................................................................................................4
III. TÀI NGUYÊN CÂY THUỐC TẠI TỈNH ĐIỆN BIÊN...........................................5
1. Cây xạ đen................................................................................................................5
2. Cây húng quế...........................................................................................................6
3. Cây Tiết dê...............................................................................................................8
4. Cây Kim tiền thảo....................................................................................................9
5. Ngải cứu.................................................................................................................10
6. Sâm cau..................................................................................................................12
7. Cỏ xước..................................................................................................................14
8. Tỏa Dương.............................................................................................................15
9. Bèo tây...................................................................................................................17
10. Tầm bóp...............................................................................................................18
11. Nga Truật.............................................................................................................19
12. Dạ cẩm.................................................................................................................21
13. Cây Gừng.............................................................................................................22
14. Cây ổi...................................................................................................................24
15. Húng chanh..........................................................................................................26
16. Cam thảo nam......................................................................................................27
17. Mã đề...................................................................................................................28
18. Cây cối xay..........................................................................................................29
IV. BÀN LUẬN............................................................................................................31
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................32
ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam là một quốc gia đa dạng dân tộc, có nền y học cổ truyền lâu đời. Sự
phong phú của y học cổ truyền Việt Nam được tích lũy qua hàng ngàn năm, để lại
nguồn di sản to lớn trong việc sử dụng các bài thuốc dân gian, sử dụng thảo dược để
chữa bệnh. Với sự phát triển của khoa học công nghệ, nhiều loại thuốc hiện đại đã ra
đời và được sử dụng rộng rãi. Tuy nhiên, cây thuốc vẫn đóng một vai trò quan trọng,
được coi là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá trong việc chữa bệnh và bảo vệ sức khỏe
con người. Mỗi vùng miền của Việt Nam đều có những cây thuốc, cách sử dụng cây
thuốc riêng phù hợp với điều kiện địa lý, văn hóa của từng vùng miền, dân tộc. Trong
đó, Điện Biên là một trong những khu vực có điều kiện thuận lợi để phát triển nhiều
loại cây thuốc, nơi đây có y học dân gian phát triển và nguồn tài nguyên dược liệu
phong phú, đa dạng nhưng đang phải chịu tác động mạnh mẽ bởi sự khai thác quá mức
của con người.
Điện Biên là một tỉnh biên giới miền núi thuộc vùng Tây Bắc của Tổ quốc, có
diện tích tự nhiên: 9.541,25 km2. Nằm cách Thủ đô Hà Nội 504 km về phía Tây, phía
Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Sơn La, phía Bắc giáp tỉnh Lai Châu, phía Tây Bắc giáp
tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), phía Tây và Tây Nam giáp CHDCND Lào. Địa hình đa
dạng chủ yếu là đồi núi dốc hiểm trở xen lẫn các dãy núi cao là các thung lũng, sông
suối nhỏ hẹp và dốc, có khí hậu nhiệt đới gió mùa núi cao. Ngoài ra, nơi đây còn có sự
phong phú về văn hóa, với đa dạng các dân tộc sinh sống như Thái, Mông, Kinh, Dao,
Khơ Mú, Hà Nhì và các dân tộc khác. Mỗi dân tộc có những nét riêng về ngôn ngữ,
phong tục tập quán, văn hóa… tạo thành bức tranh đa sắc màu cho nền văn hóa Điện
Biên. Với đa số dân tộc thiểu số sinh sống tại đây, việc sử dụng cây thuốc trong y học
dân gian là một phần không thể thiếu trong đời sống hàng ngày. Các bài thuốc từ cây
thuốc được truyền lại qua nhiều thế hệ và trở thành một phần không thể thiếu của văn
hóa cua người dân tộc ở Điện Biên. [1]
Tất cả những yếu tố trên đều ảnh hưởng đến sự đa dạng về nguồn dược liệu tại
tỉnh Điện Biên. Theo kết quả nghiên cứu thì tại Điện Biên có khoảng 413 loại cây
thuốc trên hệ sinh thái núi đá vôi có giá trị làm thuốc chữa bệnh, [2] được sử dụng
trong y học dân gian và là nguồn tài nguyên quý giá cho ngành y học. Trong đó, có
một số loại cây thuốc thường được người dân Điện Biên thu hái như: cây chè dây, cây
đẳng sâm, củ mài, cây dứa dại,cây bình vôi… và nhiều loại cây thuốc quý hiếm như
sâm cau hoa vàng, ba kích, bảy lá một hoa ... đều có mặt tại Điện Biên. Bài luận này
nhằm mục đích khám phá, tìm hiểu về một số cây thuốc có ở Điện Biên và đánh giá
tầm quan trọng của cây thuốc trong văn hóa và y học của người dân tỉnh Điện Biên,
cũng như đề xuất các biện pháp bảo tồn và phát triển tài nguyên dược liệu trong khu
vực này.

1
I. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu tài liệu có sẵn
- Từ khóa: thực trạng, cây thuốc, đa dạng tài nguyên, Điện Biên
- Tìm kiếm các từ khóa trên trong các cơ sở dữ liệu liên quan đến cây thuốc ví dụ
như: PubChem, PubMed, hoặc google scholar.
- Tiêu chí:
● Tiêu chí lựa chọn: Cây thuốc có tác dụng điều trị bệnh phân bố ở tỉnh Điện
Biên.
● Tiêu chí loại trừ: Cây thuốc có tác dụng điều trị bệnh không phân bố ở tỉnh
Điện Biên.
- Sử dụng dữ liệu tìm được từ công trình nghiên cứu “THỰC TRẠNG SỬ DỤNG
CÂY THUỐC TẠI XÃ CHIỀNG ĐÔNG, HUYỆN TUẦN GIÁO, TỈNH ĐIỆN
BIÊN”, kết hợp với tra cứu các tài liệu chuyên ngành về cây thuốc “Cây thuốc và
động vật làm thuốc ở Việt Nam” của Đỗ Huy Bích và cộng sự (2006, 2011),
“Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của Đỗ Tất Lợi, đã chọn được 80 loài
cây thuốc có tác dụng điều trị bệnh tại tỉnh Điện Biên.
- Qua quá trình tìm hiểu bằng cách đọc tiêu đề và tóm tắt của bài báo và tra cứu tác
dụng trong sách của ông Đỗ Tất Lợi, Đỗ Huy Bích và cộng sự, đã loại trừ được
62 cây, còn lại 18 cây sẽ được trình bày ở phần sau.

2
II. GIỚI THIỆU TỈNH ĐIỆN BIÊN
1. Lịch sử
Điện Biên là vùng đất ngay từ thời tiền sử xa xưa đã có người sinh sống và cư
ngụ. Qua các bằng chứng về khả cổ học từ thời kỳ đồ đá, qua sự hiện diện của các di
tích như hang Thẩm Khương, Thẩm Púa (ở Tuần Giáo) đã chứng minh con người từ
thời thượng cổ đã có mặt rất sớm và biến nơi đây thành một trung tâm của người Việt
cổ. [3]
Thời kỳ Bắc thuộc, Điện Biên thuộc huyện Lâm Tây, quận Tân Hưng. Đời Lý
đất Điện Biên nằm trong hạt châu Lâm Tây. Đời Trần Việt Nam có 15 lộ Điện Biên
thuộc lộ Đà Giang, cuối Trần là trấn Thiên Hưng; thời Minh thuộc lại chia làm 2 châu
Gia Hưng và Quy Hoá. [3]
Tên gọi Điện Biên do Thiệu Trị đặt năm 1841 từ châu Ninh Biên; Điện nghĩa là
vững chãi, Biên nghĩa là vùng biên giới, biên ải. Phủ Điện Biên (tức Điện Biên Phủ)
thời Thiệu Trị gồm 3 châu: Ninh Biên (do phủ kiêm lý, tức là tri phủ kiêm quản lý
châu), Tuần Giáo và Lai Châu. Tên gọi Điện Biên hay Điện Biên Phủ xuất hiện từ đó.
[3]
Ngày 28 tháng 6 năm 1909, ngày Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định thành
lập tỉnh Lai Châu, nay là tỉnh Điện Biên và Lai Châu. [3]
Trận chiến Điện Biên Phủ năm 1954, giữa quân đội Việt Minh (do tướng Võ
Nguyên Giáp chỉ huy) và quân đội Pháp diễn ra ác liệt. Trận Điện Biên Phủ được nhắc
đến như một chiến thắng vĩ đại nhất của các nước Đông Nam Á chống lại một cường
quốc phương Tây. [3]
Bắt đầu từ năm 1958, một nông trường quân đội được xây dựng ở đây, kéo theo
di dân từ đồng bằng Bắc bộ, biến Điện Biên là một thị trấn nông trường, sau được
nâng cấp thành thị trấn huyện lỵ của huyện cùng tên thuộc tỉnh Lai Châu. [3]
Trải qua nhiều lần thay đổi, tháng 11 năm 2003, Quốc hội ra Nghị quyết trong
đó chia tỉnh Lai Châu thành tỉnh Lai Châu (mới) và tỉnh Điện Biên. [3]
2. Địa lý
Điện Biên là một tỉnh biên giới miền núi thuộc vùng Tây Bắc của Tổ quốc, có
tọa độ địa lý 20o54’ – 22o33’ vĩ độ Bắc và 102o10’ – 103o36’ kinh độ Đông. Nằm
cách Thủ đô Hà Nội 504 km về phía Tây, phía Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Sơn La,
phía Bắc giáp tỉnh Lai Châu, phía Tây Bắc giáp tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), phía Tây
và Tây Nam giáp CHDCND Lào. Là tỉnh duy nhất có chung đường biên giới với 2
quốc gia Lào và Trung hơn 455 km. [3]
3. Văn hóa
3
Điện Biên có 19 dân tộc anh em cùng sinh sống. Trong đó, dân tộc Thái chiếm
37,99%, dân tộc Mông 34,81%, dân tộc Kinh 18,43%, còn lại là các dân tộc khác (Khơ
Mú, Lào, Dao, Kháng, Hà Nhì, Hoa, Xinh Mun, Cống, Tày, Sán Chay, Phù Lá, Si La,
Nùng, Mường và Thổ...). Mỗi dân tộc thiểu số tỉnh Điện Biên đều mang bản sắc văn
hóa riêng, phong phú, độc đáo như: thiên tình sử “Tiễn dặn người yêu” (Xống chụ xon
xao) của dân tộc Thái, trường ca “Tiếng hát làm dâu” của dân tộc Mông, các làn điệu
dân ca các dân tộc: Thái, Cống, Si La, Mông, Khơ mú..., các điệu dân vũ: xòe (Thái,
Lào); điệu múa tăng bu, tăng bẳng (Khơ Mú), múa khèn (Mông), múa trống (Hà Nhì),
các loại hình nhạc cụ truyền thống phong phú: khèn bè, khèn, kèn lá, tính tảu; các loại
pí... Kiến trúc nhà truyền thống: nhà sàn, nhà đất, nhà trình tường... [3]
Điện Biên là một tỉnh đa dạng và phong phú các trò chơi dân gian, lễ hội truyền
thống và lễ hội lịch sử: lễ kỷ niệm ngày giải phóng Điện Biên 7/5, ngày 25/2 âm lịch
hàng năm là lễ hội lịch sử thành bản Phủ; nhiều lễ hội truyền thống của các dân tộc
thiểu số như: xên bản, xên mường, xên lẩu nó... Các trò chơi dân gian: ném còn, kéo
co, đẩy gậy, đánh khăng, đánh lông gà, tó mắk lẹ, đánh cù, hát qua ống, tù lu, đua
ngựa, bắn nỏ... thường xuyên được nhân dân tổ chức trong các dịp lễ, tết, mừng cơm
mới... [3]
4. Dân số
Theo kết quả điều tra sơ bộ của cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở năm
2015, dân trung bình tỉnh Điện Biên 547.785 người, trong đó: nam 273.931; nữ có
273.854 người; dân số sống tại thành thị đạt 82.691 người; Dân số sống tại nông thôn
đạt 465.094 người. Kết cấu dân số ở Điện Biên có mấy nét đáng chú ý. Trước hết là
"dân số trẻ" tỷ lệ trẻ em dưới 15 tuổi chiếm 33.65%, người già trên 60 tuổi (với nam)
và trên 55 tuổi (với nữ) là 10,59%; Mật độ dân số của Điện Biên hiện là
57,4 người/km2. [3]

4
III. TÀI NGUYÊN CÂY THUỐC TẠI TỈNH ĐIỆN BIÊN
1. Cây xạ đen
1.1. Tên cây thuốc
- Tên khoa học: Belamcanda chinensis(L.)
[4]
- Họ Lay ơn (Iridaceae) [4]
1.2. Bộ phận sử dụng
- Rễ và thân rễ rửa sạch, cắt bỏ rễ con phơi hoặc sấy khô. [4]
1.3. Kinh nghiệm sử dụng của nhóm dân tộc địa phương
- Người dân tộc Thái và Mông ở xã Chiềng Đông, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện
Biên sử dụng để chữa các bệnh thời tiết [5]
1.4. Kinh nghiệm sử dụng dân gian
- Belamcanda chinensis đã được sử dụng trong đông y để điều trị các bệnh viêm
nhiễm. [4]
1.5. Phân bố tại Việt Nam và trên thế giới
- Việt Nam: Mọc hoang khắp nơi ở Việt Nam, nhiều nhất tại các vùng savan, có
khi được trồng làm cảnh. [4]
- Trên thế giới: Mọc ở Trung Quốc, Nhật Bản, Philipin. [4]

Bản đồ phân bố Belamcanda chinensis(L.) trên thế giới [6]

1.6. Công dụng và chỉ định.


- Theo tài liệu cổ, xạ can có vị đắng, tính hàn, hơi độc, vào hai kinh can và phế. Có
tác dụng thanh hóa, giải độc, tán huyết, tiêu đờm. Dùng chữa yết hầu sưng đau,
dòm nghẽn ở cổ họng. Phàm người tỳ vị hư hàn không dùng được. [4]

5
- Chủ yếu làm thuốc chữa viêm cổ họng, vùng amidan bị sưng mủ, đau cổ. Nói
chung xạ can được coi là một vị thuốc quý chữa mọi bệnh về cổ họng. [4]
- Ngoài ra còn là một vị thuốc chữa sốt, đại tiểu tiện không thông, sưng vú tắc tia
sữa, chữa kinh nguyệt đau đớn, thuốc lọc máu. Có nơi còn dùng chữa rắn cắn:
Nhai nuốt lấy nước, bã đắp lên nơi rắn cắn. [4]
- Ngày dùng 3-6g dưới dạng thuốc sắc. Hoặc giá củ tươi 10-20g với vài hạt muối.
Vắt lấy nước, ngậm nuốt dán. Bã đắp ở ngoài. [4]
- Một số bài thuốc chứa cây xạ đen:
● Bài thuốc chữa tắc cổ họng: Xạ can 4g, hoàng cầm 2g, sinh cam thảo 2g, cất
cánh 2g. Các vị tán nhỏ, dùng nước là đun sôi để nguội mà chiêu thuốc.
● Bài thuốc chữa các triệu chứng báng bụng to, nước óc ách, da đen xạm: Xạ
can tươi, giã nhỏ, vắt lấy nước uống, hễ thấy lợi tiểu tiện thì thôi.
1.7. Một số công dụng của cây xạ đen đã được nghiên cứu trong nước và trên thế
giới.
- Độc tính, tác dụng giảm đau, chống viêm của tectorigenin [7].
- Chiết xuất ethyl axetat của rễ cây B. chinensis đã được chứng minh là có hoạt
tính chống ung thư [8].
- Hoạt tính chống đột biến và chống oxy hóa của isoflavonoid từ Belamcanda
chinensis (L.) [9].
2. Cây húng quế
2.1. Tên cây thuốc
- Tên khoa học: Ocimum basilicum L.
var. basilicum. [4]
- Họ Hoa môi Lamiaceae [4]
- Tên gọi khác: húng giổi, rau é, é tía, é
quế, hương thái. [4]
2.2. Bộ phận sử dụng.
- Để làm thuốc, người ta chỉ hái lá và ngọn có hoa phơi hay sấy khô. Để cất tinh
dầu người ta hải toàn cây, cất tươi hay để hơi héo mới cất. [4]
2.3. Kinh nghiệm sử dụng của nhóm dân tộc địa phương.
- Người dân tộc Thái và Mông ở xã Chiềng Đông, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện
Biên sử dụng để chữa các bệnh thời tiết [5]
2.4. Kinh nghiệm sử dụng dân gian.
- Theo kinh nghiệm dân gian, cây húng quế dùng để hạ sốt, chữa cảm [10]

6
2.5. Phân bố tại Việt Nam và trên thế giới
- Việt Nam: Phân bố ở khắp nơi của nước ta [4]
- Thế giới: Cây húng quế được cho là có nguồn gốc từ Trung Quốc và Ấn Độ.
Hiện nay loại cây này đang được trồng rất phổ biến ở các nước nhiệt đới. [4]

Bản đồ phân bố Ocimum basilicum L. var. basilicum. trên thế giới [6]

2.6. Công dụng và chỉ định.


- Ở nước ta thu hoạch hạt để ăn cho mát, hơi có tác dụng chống táo bón: Cho từ 6
đến 12g hạt vào nước thường hay nước đường. Đợi cho chất nhầy nở ra rồi uống.
[4]
- Tại các nước khác người ta trồng húng quế chủ yếu làm nguồn cây cho nguyên
liệu cất tinh đầu, hoặc lấy cây sắc uống chữa sốt, làm cho ra mồ hôi, chữa đau dạ
dày, ăn uống không tiêu, thông tiểu, nấu nước súc miệng và ngậm chữa đau, sâu
răng. Mỗi ngày uống từ 10 đến 25g dưới dạng thuốc sắc hay thuốc pha. Hạt có
thể dùng đắp lên mắt đau đỏ. [4]
2.7. Một số công dụng của cây húng quế đã được nghiên cứu trong nước và trên
thế giới.
- Một nghiên cứu cho thấy tinh dầu Húng quế ngoài khả năng kháng khuẩn
(Staphylocococcus epidermidis, Staphylocococcus aureus, Bacillus subtilis,
Escherichia coli, Klebsiella pneumoniae, Pseudomonas aeruginosa), kháng nấm
(Candida albicans, Candida glabrata), còn có khả năng chống oxi hóa, chống ung
thư tử cung (Hela) và ung thư biểu mô thanh quản (Hep-2) [11], [12], [13].
- Nghiên cứu về hoạt tính sinh học của cây Húng quế cho thấy phổ hoạt tính rất
rộng có khả chống ung thư, bảo vệ thần kinh, chống vi khuẩn, điều hòa miễn
dịch, trị đái tháo đường, bảo vệ tim mạch, chống căng thẳng, chống ho, chống
sốt, chống viêm khớp, chống oxi hóa [14].

7
3. Cây Tiết dê
3.1. Tên cây thuốc [15]
- Tên khác: Dây sâm nam, Hồ đằng lông
- Tên khoa học: Cissampelos pareira L.
- Họ: Menispermaceae (Tiết dê)
3.2. Bộ phận dùng: Toàn cây [16]
3.3. Kinh nghiệm sử dụng của nhóm dân tộc địa
phương
- Người dân tỉnh Điện Biên sử dụng cây để chữa các bệnh về thận như: sỏi thận,
suy thận, lợi tiểu… [5]
3.4. Kinh nghiệm sử dụng dân gian:
- Trong dân gian, người ta hay dùng lá tươi, hầu như quanh năm, giã nát hay vò
nát lọc lấy nước để đông đặc như thạch, uống cho mát, giải nhiệt. [4]
- Theo kinh nghiệm dân gian, lá tiết dê được coi như một vị thuốc “mát” có tác
dụng chữa những trường hợp “nóng” như sốt, tiểu tiện khó khăn, nước tiểu vàng,
đái buốt, đái rắt, đái ra máu, nóng ruột, sôi bụng, táo bón, kiết lỵ.
- Rễ hay lá cây còn dùng giã nát đắp lên vết loét. Ngày dùng rễ 5-10g dạng thuốc
sắc.
- Lá thường dùng tươi, giã nát vắt lấy nước để đông lại mà uống. Ngày 40-100g lá
tươi.
3.5. Phân bố tại Việt Nam và trên thế giới
- Tại Việt Nam: Cây tiết dê thường gặp hầu hết các tỉnh vùng trung du và miền núi
ở độ cao dưới 1500m. [16]
- Trên thế giới: loài này phân bố từ phía nam Trung Quốc, Ấn Độ đến các nước
Đông Nam Á. [16]

Bản đồ phân bố Cissampelos pareira L. trên thế giới [6]


8
3.6. Công dụng và chỉ định
- Ở nước ta, lá tiết dê là một vị thuốc kinh nghiệm nhân dân rất phổ biến để chữa
những trường hợp đi tiểu tiện khó khăn, sốt, lỵ. Nói chung người ta cho rằng lá
tiết dê là một vị thuốc “mát” có tác dụng chữa những trường hợp “nóng” như sốt,
táo bón, tiểu tiện khó khăn, đau buốt, ra máu. [4]
- Tại Ấn Độ, lá tiết dê dùng để chữa sỏi thận, sỏi bóng đái, viêm bóng đái, viêm
thận, thông tiểu tiện, sỏi mật. [4]
- Chỉ định: Lợi tiểu, chữa sỏi thận, sỏi bàng quang, viêm thận, ỉa chảy, phù, ho. [4]
4. Cây Kim tiền thảo
4.1. Tên cây thuốc
- Tên khác: mắt trâu, đồng tiền long, vảy
rồng, mắt rồng [4]
- Tên khoa học: Desmodium
styracifolium (Osb.) Merr.
- Họ: Fabaceae (cánh bướm) [4]
4.2. Bộ phận dùng: toàn cây [4]
4.3. Kinh nghiệm sử dụng của nhóm dân tộc tại địa phương
- Người dân tỉnh Điện Biên sử dụng cây để chữa các bệnh về thận như: sỏi thận,
suy thận, lợi tiểu… [5]
4.4. Kinh nghiệm dân gian:
- Nhân dân chủ yếu thu hái vào mùa hè và thu, dùng tươi hay phơi hoặc sao khô.
Chủ yếu chữa bệnh sỏi túi mật, sỏi thận, bàng quang, phù thũng, bệnh về thận.
[4]
4.5. Phân bố tại Việt Nam và trên thế giới:
- Kim tiền thảo là cây ưa sáng, ưa ẩm nhưng cũng có thể hơi chịu được khô hạn.
Cây thường mọc thành đám ở ven rừng, nhất là những nương rẫy mới bỏ hoang.
Độ cao phân bố của cây thường là 600m. Cây ra hoa quả nhiều hàng năm, quả
chín tự mở để hạt thoát ra ngoài. Về mùa đông, cây có hiện tượng rụng lá hoặc
tàn lụi. Cây con mọc từ hạt thường xuất hiện vào tháng 4 hoặc đầu tháng 5. [17]
- Tại Việt Nam: cây thường gặp ở các tỉnh thuộc vùng núi thấp và trung du phía
bắc, từ Nghệ An. [17]
- Trên thế giới, kim tiền thảo phân bố ở các tỉnh phía nam Trung Quốc, Lào. [17]

9
Bản đồ phân bố Desmodium styracifolium (Osb.) Merr. trên thế giới [6]

4.6. Công dụng và chỉ định:


- Kim tiền thảo được dùng chữa bệnh sỏi túi mật, sỏi thận, bàng quang, phù
thũng, bệnh về thận, khó tiêu: Liều dùng hàng ngày: 10 – 30 g, sắc nước uống.
Dùng riêng hay phối hợp với nhiều vị thuốc khác. [4]
5. Ngải cứu
5.1. Tên cây thuốc
- Tên latin: Artemisia vulgaris L. [4]
- Họ: Cúc (Asteraceae)
- Tên gọi khác: Thuốc cứu, ngải diệp,
quá sú (H’Mông), co linh ly (Thái)
[16]
5.2. Bộ phận sử dụng: phần thân trên mặt đất
5.3. Kinh nghiệm sử dụng nhóm dân tộc tại địa phương
- Nhóm người dân tộc Thái và Mông ở Điện Biên sử dụng ngải cứu để chữa các
bệnh phụ nữ: khí hư, điều hòa kinh nguyệt. [5]
5.4. Kinh nghiệm sử dụng trong dân gian
- Chữa tử cung xuất huyết hoặc kinh nguyệt ra nhiều do suy nhược theo Giao ngải
thang – Kim quỹ yếu lược: Sử dụng 12 gram lá ngải cứu, 10 gram đương quy, 3
gram xuyên khung, 10 gram sinh địa và 5 gram bạch thược. Cho tất cả các vị
thuốc đã được rửa sạch vào nồi, thêm 800 ml nước và đun sôi. Khi thuốc cạn còn
300 ml, tắt bếp, lọc lấy nước thuốc rồi thêm 12 gram a giao, khuấy tan. Chia
thuốc và uống 3 lần trong ngày. [18]
- Trị tử cung lạnh làm vô sinh theo bài thuốc Ngải phụ noãn cung hoàn – Nhân
Trai trực chỉ phụ di: Dùng ngải cứu, đương quy, thục địa, bạch thược, xuyên

10
khung và hương phụ. Sấy khô, nghiền thành bột rồi vo viên. Mỗi ngày uống 12 –
16 gram. [18]
- Điều trị kinh nguyệt không đều, chứng hư do chóng mặt, khí huyết, đới hạ, muốn
nôn, bụng sường đầy trướng, băng lậu theo Ngải tiễn hoàn – Đông Viên thập thư:
Ngải cứu 80 gram, đương quy và hương phụ 240 gram. Tất cả các vị thuốc cho
vào bát, chứng với giấm nửa ngày. Sau đó, phơi khô và nghiền thành bột. Tiếp
đến, trộn bột này với giấm đã nấu với nếp làm hồ, vo viên. Mỗi ngày lấy 16 – 20
gram uống. [18]
- Chữa kinh nguyệt không đều, kéo dài gây đau bụng lúc hành kinh (Cao hương
ngải – Dược liệu Việt Nam): Sắc 500 gram ngải cứu với hương phụ và 1 lít nước.
Mỗi ngày uống 2 lần trước bữa ăn sáng và tối 1 tiếng, mỗi lần 30 ml. [18]
5.5. Phân bố tại Việt Nam và trên thế giới
- Tại Việt Nam: Mọc hoang ở nhiều nơi trên nước ta. Một số gia đình trồng ngải
cứu có tính chất quy mô nhỏ quanh nhà. Chưa thấy trồng quy mô lớn. [4]
- Trên thế giới: Cây ngải cứu được tìm thấy chủ yếu ở các nước của khu vực Châu
Á, Bắc Mỹ, Châu Âu, Bắc Phi, Alaska. [4]

Bản đồ phân bố Artemisia vulgaris L trên thế giới [6]


5.6. Công dụng và chỉ định
- Đông y coi ngải cứu là một vị thuốc có tính hơi ổn, vị cay, dùng làm thuốc ôn khí
huyết, trục hàn thấp, điều kinh, an thai, dùng chữa đau bụng do hàn, kinh nguyệt
không đều, thai động không yên, thổ huyết, máu cam. [4]
- Ngải cứu được dùng làm thuốc điều kinh: Một tuần lễ trước dự kỳ có kinh, uống
mỗi ngày từ 6 đến 12g (tối đa 20g), sắc với nước hay hãm với nước sôi như hãm
chè, chia làm 3 lần uống trong ngày. Có thể uống dưới dạng thuốc bột (5-10g)
hay dưới dạng thuốc cao đặc 14g. [4]

11
- Nếu có thai. thuốc không gây sảy thai vì không có tác dụng kích thích đối với tử
cung có thai. [4]

6. Sâm cau
6.1. Tên cây thuốc
- Tên dân tộc Soọng cà (Tày), Nam sáng ton
(Dao)
- Tên khoa học: Curculigo orchioides Gaertn [4]
- Họ: Hypoxidaceae (Sâm cau) [4]
6.2. Bộ phận dùng: Thân rễ [4]
6.3. Kinh nghiệm nhóm dân tộc tại địa phương
- Loài Sâm cau được cộng đồng dân tộc Thái, dân tộc Mông (Đồng bào ít người ở
các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta) dùng rễ cây này làm thuốc bổ nên mới gọi là
Sâm [19], phần thân và rễ được đào mang đi rửa sạch rồi ngâm rượu uống hoặc
đem phơi khô
- Dân tộc Thái, dân tộc Mông sử dụng để chữa trị các bệnh về vô sinh, yếu sinh lý,
đau khớp [5], dùng ngoài bằng cách giã đắp vết thương ghẻ, lở loét.
6.4. Kinh nghiệm sử dụng
- Thân rễ, thu hái quanh năm, đào về rửa sạch ngâm nước vo gạo để khử bớt độc,
thái mỏng rồi sấy khô làm thuốc [4]
- Đơn thuốc có Sâm Cau dùng trong nhân dân:

● Chữa phong thấp, lưng lạnh đau, thân kinh suy nhược, liệt dương. Sâm cau thái
mỏng, sao vàng 50g, rượu trắng 650ml. Ngâm trong vòng và 7 ngày hay hơn.
Mỗi ngày uống hai lần, vào trước hai bữa ăn chính, mỗi lần một chén nhỏ
chừng 25-30ml. [16]

● Chữa huyết áp cao, nhất là phụ nữ ở thời kỳ mãn kinh: Sâm cau, ba kích, dâm
dương hoắc, tri mẫu, hoàng bá, đương quy, mỗi vị 12g. Sắc uống ngày một
thang. [16]

● Chữa nam giới liệt dương, phụ nữ tử cung lạnh khó thụ thai: Sâm cau 20g; thục
địa, ba kích, phá cố chỉ, hồ đào nhục, mỗi vị 16g; hồi hương 4g. Sắc uống ngày
một thang. [16]
6.5. Phân bố tại Việt Nam và trên thế giới
12
- Phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới Châu Á. [16]
- Trên thế giới: Phía nam Trung Quốc, Lào, một vài nước khu vực Đông Nam Á
(Campuchia, Thái Lan, Phi-lip-pin,…), …
- Ở Việt Nam, cây phân bố rải rác ở các tỉnh vùng núi, từ Lai Châu, Tuyên Quang,
Cao Bằng đến Tây Nguyên. [16]
- Do khai thác quá mức nên nay đã trở nên hiếm dần, gần đây đã được đưa vào
“Danh mục đỏ cây thuốc Việt Nam” (Nguyễn Tập, 1996, 2001) [16]

Biểu đồ phân bố Curculigo orchioides Gaertn trên thế giới [6]

6.6. Công dụng và chỉ định


- Tác dụng dược lý:
● Rễ sâm cau thử nghiệm dưới dạng cao cồn có hoạt tính làm tăng khả năng thích
nghi, chống viêm, chống co giật, an thần, có hoạt tính hormon sinh dục nam, và
kích thích miễn dịch. Sâm cau được đánh giá cao nhất với tác dụng tăng cường
chức năng sinh lý, chống bất thường tinh trùng giúp tăng cường khả năng tình
dục, sinh sản của nam giới. [16]
● Cao nước của rễ gây tác dụng kích thích co bóp tử cung. [16]

● Hợp chất phenolic trong Sâm cau đã được chứng minh là có khả năng kích
thích đáp ứng miễn dịch bằng cách tác động cả trên các đại thực bào và các tế
bào lympho giúp tăng hệ miễn dịch, chống oxy hóa mạnh và chống loãng
xương [16]
- Công dụng
● Sâm cau được dùng chữa nam giới tinh lạnh, liệt dương, người già đái són, lạnh
dạ, kém ăn, tê thấp, lưng gối vận động khó khăn. Liều dùng mỗi ngày 12 – 20g
dưới dạng thuốc sắc hay ngâm rượu uống. Dùng riêng hoặc phối hợp với các vị
khác. [4]

13
● Còn dùng chữa hen và tiêu chảy. [4]

● Ngoài ra người ta còn dùng chữa ho, trĩ, vàng da, đi ỉa lỏng, đau bụng, lậu.
Dùng ngoài giã nát đắp lên nơi ghẻ, lở loét. [4]

● Ngoài công dụng điều kinh, ngải cứu còn được dùng làm thuốc giúp sự tiêu
hóa, chữa đau bụng, nôn mửa, thuốc giun, sốt rét. [4]
Lưu ý: Dùng sâm cau liều cao kéo dài sẽ gây cường dương, làm tinh hao kiệt sức.
Người hư yếu không dùng. [4]
7. Cỏ xước
7.1. Tên cây thuốc
- Tên khác: Ngưu tất nam, co nhả lìn ngu (Thái)
[4]
- Tên khoa học: Achyranthes aspera L [4]
- Họ: Amaranthaceae (Rau rền) [4]
7.2. Bộ phận dùng: Rễ
7.3. Kinh nghiệm sử dụng của nhóm dân tộc tại địa phương
- Rễ được loại bỏ rễ con, được rửa sạch, xông sinh rồi phơi hoặc sấy. Có thể dùng
ở dạng sống (cách này thường dung, hoặc tẩm rượu hoặc muối tùy theo từng
trường hợp, rồi phơi hay sấy khô. [20]
- Bảo quản: nơi khô ráo, thoáng mát, tránh mối mọt. [20]
7.4. Kinh nghiệm sử dụng trong nhân dân
Bài thuốc có cỏ xước [20]
- Chữa thấp khớp:
● Rễ cỏ xước 40g, hy thiêm 28g, thổ phục linh 20g, cỏ nhọ nổi 16g, ngải cứu 12g,
thương nhĩ tử 12g. Sao vàng, sắc đặc ngày uống 1 thang, uống 7 - 10 ngày liền.
● Rễ cỏ xước, vòi voi, kim ngân, thổ phục linh, hy thiêm, ké đầu ngựa, thiên niên
kiện, cây xấu hổ, dây dau xương, cây cà gai (lượng bằng nhau), chế thành cao
và rượu thuốc.
● Rễ cỏ xước 16g, hoàng bá 12g, thương truật 12g. Sắc và chia 2 lần uống trong
ngày.
- Chữa kinh nguyệt không đều, huyết ứ:

14
● Rễ cỏ xước 20g; củ gấu (tứ chế), ích mẫu, nghệ xanh, mỗi vị 16g; lá mần tưới,
tô mộc, chỉ xác, mỗi vị 12g. Sắc uống ngày 1 thang (3 - 5 thang mỗi tháng).
- Chữa đau nhức các khớp không nóng đỏ:
● Triệu chứng: các khớp nhức mỏi, đau một chỗ, tê bì, đau các cơ, vận động khó,
miệng nhạt, rêu lưỡi trắng dính
● Rễ cỏ xước 12g, ý dĩ 16g, tỳ giải 16g; ngũ gia bì, xuyên khung, đan sâm, mỗi vị
12g, rễ cây lá lốt 8g,quế chỉ 6g, bạch chỉ 6g. Sắc uống ngày 1 thang.
7.5. Phân bố tại Việt Nam và trên thế giới
- Achyranthes aspera L là một chi nhỏ trong họ amaranthaceae, ở Việt Nam ước
tính có 4 loài trong đó có cỏ xước. [20]
- Trên thế giới, cỏ xước là cây của vùng nhiệt đới, cây cỏ xước được tìm thấy ở
nhiều quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á như Thái Lan, Campuchia, Malaysia
và một số nước khác phân bố ở Lào, Thái Lan, Ấn Độ, Trung Quốc. [20]
- Ở Việt Nam cỏ xước phân bố ở hầu hết các vùng đồng bằng, trung du và 1 số
tỉnh vùng núi thấp dưới 1000m như: Lào Cai, Điện Biên, Sơn La, Lai Châu....
[20]

Biểu đồ phân bố Achyranthes aspera L trên thế giới [6]

7.6. Công dụng và chỉ định


- Tính theo đông y: vị chua, đắng, bình, không độc, vào hau kinh can và thận. Có
tác dụng phá huyết, hành ứ (sống), bổ can thận, mạnh gân cốt (chế biến chín).
- Trong nhân dân, ngưu tất được dung trong bệnh viêm khớp, đau bụng, kinh
nguyệt khó khan.
- Ngày dùng 3 – 9g dưới dạng thuốc sắc. [4]
- Chống chỉ định: Người có thai không được dùng
8. Tỏa Dương
8.1. Tên cây thuốc
15
- Tên gọi khác: Củ Gió Đất, Củ Ngọt Núi, Hoa Đất [4]
- Tên khoa học: Balanophora spp. [4]
- Họ: Gió đất Balanophoraceae [4]
8.2. Bộ phận dùng Toàn cây
8.3. Kinh nghiệm sử dụng của nhóm dân tộc tại địa phương
- Hái đem về rửa sạch, thái mỏng, sao cho khô để dành.
8.4. Kinh nghiệm nhân dân
- Toả dương sau khi thu hái về, tước bỏ những phiến của lá bắc và bao hoa, rửa
sạch, thái mỏng, phơi khô, sao qua, rượu 35 – 40 độ. Cứ 1 phần toả dương, 5
phần rượu. Ngâm trên 1 tháng mới dùng được, hoặc càng lâu càng tốt. Khi đó
rượu có màu đỏ sẫm, vị hơi đắng, chát. Nếu khó uống có thể cho thêm ít đường
hoặc mật ong cho dễ uống. Ngày uống 2 lần trước bữa ăn, mỗi lần uống 1 chén
con (khoảng 30ml).
- Làm kích thích ăn ngon miệng, hồi phục sức khỏe cho phụ nữ sau khi sinh nở.
8.5. Phân bố tại Việt Nam và trên thế giới
- Trên thế giới, có khoảng 20 loài, đều là những cây sống kí sinh trên rễ của những
loài thực vật có hoa khác. Chúng phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới châu Á, châu
Phi và Australia. [16]
- Ở Việt Nam thường gặp ở Hà Tây, Hòa Bình, Lào Cai, Yên Bái,…. [16]
- Hiện nay đã có 2 loại của tỏa dương được đưa vào sách đỏ Việt Nam. [16]

Bản đồ phân bố Balanophora spp. trên thế giới [6]

8.6. Công dụng và chỉ định

16
- Nhân dân dùng vị tỏa dương làm thuốc bổ máu, kích thích ăn ngon miệng, hồi
phục sức khỏe, còn dùng chữa nhức mỏi chân tay, đau bụng, hồi phục sức khỏe
cho phụ nữ sau khi sinh nở. [21]
- Bổ thận tráng dương, tán ứ trừ tê, mạnh gân cốt, bồi bổ cơ thể, chống viêm, kích
thích miễn dịch, chống co giật, an thần. [21]
- Chỉ định:
● Nam giới tinh lạnh, liệt dương.

● Phụ nữ đái đục, bạch đới.

● Người già đái són lạnh bụng, kém ăn, thần kinh suy nhược.

● Người phong thấp, lưng lạnh gối đau, vận động khó khăn.

● Người bị suy nhược cơ thể, đau lưng, viêm khớp, viêm thận mạn tính.

● Người mắc các bệnh ngoài da, vàng da, ngứa. [21]

17
9. Bèo tây
9.1. Tên cây thuốc
- Tên Latin: Eichhornia crassipes Solms
- Họ: thuộc họ Bèo tây Pontederiaceae. [22]
9.2. Bộ phận sử dụng: dùng toàn lá của cây. [4]
9.3. Kinh nghiệm sử dụng của nhóm dân tộc tại
Điện Biên: người dân ở địa phương sử dụng để chữa các bệnh về vết thương. [5]
9.4. Kinh nghiệm sử dụng dân gian
- Chữa vết thương sưng tấy: Chỉ mới thấy dùng đắp bên ngoài khi bị đau thì hái
một nắm bèo tây rửa sạch giã nát, thêm ít muối trắng rồi đắp lên nơi sưng tấy.
Khô thì lại thay miếng đắp khác. Ngày thay 2-3 lần. Thường những vết tấy rút rất
nhanh. Nếu chưa nung mủ thường sẽ tan, nếu nung mủ rồi thời gian nung mủ rút
ngắn chóng vỡ hày chóng trích được hơn. [4]
- Chữa ho có đờm, ho gió: Khi ho hen ho đàm hoặc ho gió, chưng một nắm hoa
với đường phèn uống, kết hợp thêm hoa hoè, hoa khế càng tốt. [4]
- Hỗ trợ điều trị cao huyết áp mãn tính: Người cao huyết áp mãn tính dùng hoa chế
trà uống mỗi ngày cũng có tác dụng bình ổn. [4]
9.5. Phân bố tại Việt Nam và trên thế giới
- Thế giới: Cây lục bình có nguồn gốc bản địa từ châu Nam Mỹ và được du nhập
vào Việt Nam vào những năm 1905. Bèo tây vốn sinh sản rất nhanh, đặc biệt ở
những vùng sông nước. [4]
- Việt Nam: sau khi vào nước ta, cây phát triển ở khắp mọi nơi. [4]

Bản đồ phân bố Eichhornia crassipes Solms trên thế giới [6]

9.6. Công dụng và chỉ định


- Lợi niệu, giải độc, tiêu sưng, giảm đau.
- Chỉ mới thấy dùng đắp bên ngoài khi bị đau (mụn nhọt, vết thương). [4]
18
10. Tầm bóp
10.1. Tên cây thuốc
- Tên Latin: Physalis angulata L.
- Họ: Solanaceae (Cà). [4]
10.2. Bộ phận sử dụng: Toàn cây – Herba Physalis
Angulatae. [4]
10.3. Kinh nghiệm sử dụng của nhóm dân tộc tại Điện Biên: người dân ở địa
phương sử dụng để chữa các bệnh có liên quan đến thanh nhiệt, giải độc. [5]
10.4. Kinh nghiệm sử dụng dân gian
- Thường dùng trị cảm sốt, yết hầu sưng đau, ho nhiều đờm, phiền nhiệt nôn nấc.
Dùng 20-40g khô sắc uống. Dùng ngoài trị nhọt vú, đinh độc, đau bìu dái. Dùng
40-80g cây tươi giã vắt lấy nước cốt uống, bã thì dùng đắp; hoặc nấu nước rửa.
Quả Tầm bóp ăn được và dùng chữa đờm nhiệt sinh ho, thủy thũng và đắp ngoài
chữa đinh sang, rễ tươi nấu với tim lợn, chu sa dùng ăn chữa được chứng đái
đường. [4]
- Ở Ấn Độ, toàn cây được sử dụng làm thuốc lợi tiểu; lá được dùng trị các rối loạn
của dạ dày. [4]
10.5. Phân bố tại Việt Nam và trên thế giới
- Thế giới: Cây tầm bóp chủ yếu tập trung ở các nước có khí hậu nhiệt
đới. Cây thường mọc hoang dọc theo hai bên đường, bờ ruộng, trong
vườn, trên bãi cỏ hay các khu đất hoang. Ngoài ra, loại cây này còn được tìm
thấy ven các khu rừng cho độ cao dưới 1.500m tính từ mặt nước biển. [23]
- Việt Nam: Ở nước ta, cây tầm bóp phát triển khắp mọi nơi. [23]

Bản đồ phân bố Physalis angulata L. trên thế giới [6]

19
10.6. Công dụng và chỉ định
- Giải nhiệt, ho, tiêu đờm, mụn nhọt, lợi tiểu (cả cây). [4]
- Ngoài ra quả tầm bóp còn có thể phòng ngừa các bênh về đường tiết niệu và
viêm thận ví dụ sỏi thận, sỏi bàng quang và chữa bệnh gút rất tốt. [4]
11. Nga Truật
11.1. Tên cây thuốc
- Tên latin: Curcuma zedoaria
(Berg.) Roscoe [4]
- Họ: Zingiberaceae (Gừng)
- Tên gọi khác: Nghệ đen, bồng
truật, ngải tím… [4]
11.2. Bộ phận dùng: Thân, rễ [4]
11.3. Kinh nghiệm sử dụng của nhóm dân tộc tại Điện Biên: người dân ở địa
phương sử dụng để chữa các bệnh về đường tiêu hoá. [5]
11.4. Kinh nghiệm sử dụng dân gian: Thu hoạch vào mùa đông. Khi thu hái, cắt bỏ
rễ con, đồ chín rồi phơi khô. Có khi thái mỏng rồi mới phơi khô, lại có khi trước lúc
thái mỏng, đem củ ngâm dấm (600g nga truật ngầm trong 160g dấm, 160g nước), đun
cho đến cạn, đem ra thái mỏng, rồi phơi khô. [4]
11.5. Phân bố tại Việt Nam và trên thế giới
- Trên thế giới: Nghệ đen có nguồn gốc từ vùng Đông-Bắc Ấn Độ. Cây mọc tự
nhiên và được trồng khắp vùng nhiệt đới Nam và Đông-Nam châu Á, bao gồm
Ấn Độ, Malaysia, Srilanca, Thái Lan, Philippin, Indonesia, Campuchia, Lào, Việt
Nam, đảo Hải Nam, Đài Loan và các tỉnh phía Nam lục địa Trung Quốc. Cây còn
phân bố cả ở Madagasca. [24]
- Tại Việt Nam: phân bố rộng rãi khắp các tỉnh miền núi phía Bắc và trung du,
nhất là Hà Giang, Lai Châu, Yên Bái, Lào Cai, Tuyên Quang, Sơn La, Cao Bằng;
ở phía Nam có tỉnh Bình Định và Quảng Nam. Cây còn được trồng đại trà ở
ruộng, để chủ động cho việc cung cấp nguyên liệu. [24]

20
Bản đồ phân bố Curcuma zedoaria (Berg.) Roscoe trên thế giới [6]

11.6. Công dụng và chỉ định:


- Theo y học cổ truyền:
● Nga truật vị đắng, cay, tính ôn, vào can kinh và có tác dụng hành khí, phá
huyết, tiêu tích hoa thực. 🡪 chữa nhiều bệnh ở phụ nữ, đặc biệt là đau bụng
kinh. [4]
● Chữa ngực bụng đau, ăn uống không tiêu. [4]

● Giúp sự tiêu hoá, chữa đau bụng, kích thích, bổ. Ngoài ra còn chữa ho, kinh
nguyệt bế tắc không đều. [4]
● Liều dùng hàng ngày 3 – 6 g dưới dạng thuốc sắc hoặc thuốc bột. [4]

- Theo y học hiện đại:


● Cây nga truật có khả năng giảm đau, chống viêm ở các khớp và cơ bắp. Do có
chứa các hợp chất glucosides và triterpenoids có tính kháng viêm và giảm đau.
[25]
● Tăng bài tiết dịch mật, hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày. Khi thử nghiệm trên
chuột, nga truật giúp giảm thiểu pH dạ dày, bảo vệ dạ dày, thúc đẩy quá trình
làm lành vết loét, đạt kết quả ngang bằng với thuốc omeprazole tiêu chuẩn. [26]
● Giảm chỉ số LDL – cholesterol, triglycerid, cholesterol toàn phần. Những loại
cholesterol này là nguy cơ hàng đầu gây đột quỵ não, bệnh lý mạch vành, xơ
vữa mạch máu, rối loạn lipid máu. [26]
● Tăng cường HDL – cholesterol, đây là một loại cholesterol tốt ngăn ngừa tạo
huyết khối và ức chế tập kết tiểu cầu. Đây là tác dụng đến từ khả năng chống
oxy hóa mạnh mẽ của thành phần curcumin. [26]
21
- Đơn thuốc có nga truật:
● Tây y dùng nga truật trong đơn thuốc bổ Elixir de longue vie gồm: Lô hội 25g,
long đởm thảo 5g, đại hoàng 2,5g, nga truật 2,5g, phan hồng Hoa (Crocus
sativus) 2,5g, Polyporus officinalis 2,5g. Các vị trên thái nhỏ ngâm trong
2.000ml cồn 60 độ, trong vòng 10 ngày. Lọc lấy rượu mà uống. Ngày uống từ
2-5ml rượu này, nếu uống nhiều quá sẽ có tác dụng nhuận tràng. [4]
● Đông y dùng nga truật trong đơn thuốc chữa trẻ con bú sữa bị nôn ra: Nga truật
4g, muối ăn 3 hạt (rất ít), sắc với sữa cho sôi chừng 5 phút, thêm một ít ngưu
hoàng (rất ít, không có cũng có thể được), hoà tan cho trẻ sơ sinh uống. Chú ý
nếu cho ngưu hoàng chỉ dùng rất ít (bằng hạt gạo). [4]
12. Dạ cẩm
12.1. Tên cây thuốc
- Tên latinh: Hedyotis capitellata Wall. ex
G.Don [4]
- Họ: Cà phê (Rubiaceae)
- Tên gọi khác: cây loét mồm, đất lượt,
đứt lượt, chạm khẩu cắm. [4]
12.2. Bộ phận dùng: lá và ngọn non, có thể
dùng toàn thân nhưng dược tính sẽ yếu hơn. [4]
12.3. Kinh nghiệm sử dụng của nhóm dân tộc tại Điện Biên: người dân ở địa
phương sử dụng để chữa các bệnh về đường tiêu hoá. [5]
12.4. Kinh nghiệm sử dụng dân gian: Dược liệu Dạ cẩm gần như có thể thu hái
quanh năm. Dược liệu sau khi hái về sẽ được sơ chế và rửa sạch, đem phơi khô và bảo
quản để dùng dần, hoặc có thể đem nấu cao. Thuốc được bảo quản nơi sạch sẽ, khô
ráo, thoáng mát, tránh những nơi ẩm thấp dễ có côn trùng, mối mọt gây hư hại thuốc.
[4]
12.5. Phân bố tại Việt Nam và trên thế giới
- Tại Việt Nam: cây phân bố ở một số tỉnh trung du và miền núi phía Bắc như ở
Cao Bằng, Lạng Sơn. Bắc Kạn, Thái Nguyên, Hòa Bình, Hà Giang... [4]
- Trên thế giới: cây dạ cẩm có ở một số nước như Việt Nam, Trung Quốc, Lào,
Campuchia. [4]

22
Bản đồ phân bố Hedyotis capitellata Wall. ex G.Don trên thế giới [6]

12.6. Công dụng và chỉ định


- Theo y học cổ truyền: dùng Dạ cẩm nấu nước sôi cho màu tím đẹp và điều trị
viêm lưỡi, loét lưỡi và họng. Trẻ con dùng nước vắt của lá uống hoặc ngậm. Kết
quả chống loét rất tốt. [4]
- Theo y học hiện đại: dạ cẩm có tác dụng làm giảm đau, trung hòa axit trong dạ
dày, bớt ợ chua, vết loét se lại, bệnh nhân có cảm giác khoan khoái, nhẹ nhàng.
[4]
- Có thể dùng dạ cẩm dưới hình thức thuốc sắc, thuốc cao, bột hay cốm để làm
thuốc chữa bệnh đau dạ dày. Uống trước khi ăn hay vào lúc đau. [4]
- Bài thuốc có vị dạ cẩm: [27]
● Chữa loét dạ dày, ợ chua: Dùng 20-40g Dạ cẩm, dạng thuốc sắc thuốc hãm, bột
hay cao, chia 2 lần uống lúc bị đau hoặc trước bữa ăn.
● Chữa lở loét miệng lưỡi: Dùng cao lỏng Dạ cẩm trộn với mật ong, bôi hằng
ngày.
● Chữa vết thương, làm chóng lên da non: Dùng lá Dạ cẩm tươi giã đắp.

13. Cây Gừng


13.1. Tên cây thuốc
- Tên khoa học: Zingiber officinale Rose [4]
- Họ: Gừng (Zingiberaceae) [4]
- Tên gọi khác: Sinh khương, thán khương, bào
khương, khương bì, can khương… [4]
13.2. Bộ phận dùng:

23
- Cả củ (thân rễ) và lá của cây gừng đều được sử dụng trong nấu ăn. Tuy nhiên, y
học cổ truyền chủ yếu dùng củ gừng để bào chế thuốc chữa bệnh. [4]
13.3. Kinh nghiệm sử dụng nhóm dân tộc tại địa phương
- Chữa nhức đầu, lạnh bụng, nôn ọe, có dòn Can khương 10g, trích cam thảo 4g,
nước 300m sắc còn 100ml, chia nhiều lần uống trong ngày Thấy đỡ thì uống bớt
đi. [20]
- Đi tả ra nước: Can khương sấy khô tán nhỏ dùng nước cơm chiên thuốc, mỗi lần
uống 2-4 [20]
- Cảm cúm, nhức đầu, họ, thân thể đau mà Gừng sống giã nhỏ, bọc vào mớ tóc rối,
tẩm mực xào nóng đánh khắp người và xát vào chỗ đau mỏ. [20]
13.4. Kinh nghiệm sử dụng dân gian
- Điều trị co thắt đường tiêu hóa do lạnh: Chuẩn bị 1 nhánh gừng tươi và 10 quả
đại táo. Gừng thái lát mỏng, đem sắc với đại táo lấy nước đặc uống ngày 2 lần
- Ngăn ngừa nôn ói sau khi uống thuốc: Một số người thường bị nôn ói sau khi
uống thuốc. Để ngăn ngừa tình trạng này, hãy uống một ít trà gừng trước khi
dùng thuốc khoảng 15 phút giúp giảm kích thích, chống co thắt các cơ trơn trong
ruột, hạn chế tình trạng nôn ói ra thuốc ngay sau khi uống.
- Điều trị bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng có biểu hiện kém ăn, suy nhược, cơ thể
gầy ốm: Dùng 250g gừng tươi bằm nhuyễn rồi nhét vào trong 1 cái bao tử heo đã
được làm sạch. Hầm trên lửa nhỏ cho chín và ăn hết trong 1 lần. Sử dụng món ăn
bài thuốc này trong 3 ngày liền để cải thiện các triệu chứng của bệnh viêm loét
dạ dày tá tràng, giúp kích thích vị giác, chống suy nhược cơ thể. [20]
13.5. Phân bố tại Việt Nam và trên thế giới
- Cây ưa phát triển ở những nơi đất ẩm và có ánh sáng. [4]
- Việt Nam: cây gừng được trồng ở khắp các tỉnh thành trên cả nước, từ miền núi
cho đến đồng bằng và cả hải đảo. [4]
- Các nước có diện tích trồng cây gừng lớn nhất phải kể đến Trung Quốc, Nhật
Bản và Ấn Độ. [4]

24
Bản đồ phân bố Zingiber officinale Rose trên thế giới [6]

13.6. Công dụng và chỉ định


- Theo y học cổ truyền [20]:

● Sinh khương: Hoạt huyết, kích thích lưu thông máu, tăng cường sản sinh dịch
vị, hưng phấn ruột, thúc đẩy tiêu hóa. Chủ trị cảm lạnh, ho do lạnh, viêm họng,
buồn nôn, hôi nách, say tàu xe, cảm lạnh, ho có đờm, viêm phế quản, khàn
tiếng, đau họng, đau dạ dày…

● Can khương: Gừng khô giúp làm ấm dạ dày. Chủ trị tỳ vị hư hàn, đau bụng, ho
có đờm do lạnh, thổ tả hay trướng bụng.

● Thán khương: Dược liệu này có tác dụng chỉ huyết, cầm máu cho đường ruột.
Khi tẩm đồng tiện có tác dụng làm ấm can thận và giáng hư hỏa.
- Công dụng của gừng theo y học hiện đại:
● Ở đường tiêu hóa: Gừng có tác dụng trung hòa axit dạ dày, giảm viêm ở niêm
mạc ruột, chống trào ngược dạ dày thực quản, xoa dịu cơn đau bụng, đau dạ
dày. Bên cạnh đó, thảo dược này cũng giúp thúc đẩy tiêu hóa, giảm ợ chua, khó
tiêu.
14. Cây ổi
14.1. Tên cây thuốc
- Tên khoa học: Psidium guyjava L
- Họ: L Sim Myrtaceae
- Còn gọi là cây Ủi, Phan Thạch Lựu,
Guajava [16]
14.2. Bộ phận dùng
25
- Ổi cung cấp các bộ phận sau đây dùng làm thuốc: Búp non, lá non, quả, vỏ rễ và
vỏ thân, nhưng hay dùng nhất là búp non và lá non. Dùng tươi hay phơi hoặc sấy
khô. [16]
14.3. Kinh nghiệm sử dụng nhóm dân tộc tại địa phương
- Người dân ở địa phương sử dụng để chữa các bệnh có liên quan đến Bệnh về tiêu
hóa (đau bụng, dạ dày, trĩ…) [5]
14.4. Kinh nghiệm sử dụng dân gian
- Quả ổi xanh được dùng chữa tiêu chảy bằng cách nhai quả nuốt nước, nhả bã.
Người bình thường ăn ổi xanh sẽ bị táo bón. Quả ổi xanh còn có thể giải độc ba
đậu và các chất độc khác gây tiêu chảy. Quả ổi chín, nhất là loại chín mềm, vỏ
ngoài màu vàng, chứa nhiều pectin nên có tác dụng nhuận tràng (ăn quả chín
hàng ngày hoặc làm mứt ăn dần). [16]
- Trong y học Trung Quốc, dịch ép quả ổi trị đái tháo đường và quả ổi chín phơi
khô là thuốc chữa kiết lỵ. [16]
- Nước sắc vỏ cây có tác dụng làm săn, trị tiêu chảy trẻ em. Hoa ổi được coi là có
tác dụng làm mát cơ thể, trị viêm phế quản. Quả có tác dụng bổ, làm mát, nhuận
tràng, trị đau bụng, chảy máu lợi, tiêu chảy và lỵ. [16]
- Ở Indonesia, ổi được dùng chữa đau dạ dày và tiêu chảy.\ Vỏ cây có trong thành
phần một số bài thuốc chữa đau bụng, tiêu chảy thường và tiêu chảy ra máu. [16]
- Ở Haiti, nhân dân cũng dùng dịch ép quả hoặc nước sắc lá uống trị tiêu chảy.
[16]
14.5. Phân bố tại Việt Nam và trên thế giới
- Ổi là cây ưa sáng, sinh trưởng phát triển tốt trong một giới hạn rộng của vùng khí
hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới. [16]
- Ở Việt Nam, ổi là cây ăn quả quan trọng, được trồng hầu như khắp các địa
phương, cả vùng đồng bằng lẫn ở miền núi, trừ vùng cao trên 1500m. [16]
- Các nước trồng nhiều ổi nhất thế giới là Braxin, Mêxicô, Thái Lan, Indonesia
(Java) và một số nước khác ở châu Á. [16]

26
Bản đồ phân bố Psidium guyjava L trên thế giới [6]

14.6. Công dụng và chỉ định


- Vỏ rộp ổi, chứa tanin có tác dụng làm săn, giảm đau, sát khuẩn, thường dùng
phối hợp với các dược liệu khác. Lá non và búp ổi là vị thuốc chữa đau bụng đi
ngoài, thường dùng dạng thuốc sắc hay thuốc hãm, với liều hàng ngày là 15 -
20g; lá ổi nấu nước tắm trị rôm sẩy, lở ngứa. Vỏ thân và vỏ rễ ổi cũng được dùng
để chữa di ngoài và rửa vết thương, vết loét, với liều 15g sắc uống. [16]
- Bài thuốc có ổi:
1. Chữa tiêu chảy:

● Lá ổi, vỏ quả bòng khô, mỗi vị 20g; lá chè tươi 10g; gừng tươi 2 lát. Sắc uống
trong ngày.

● Búp ổi 8g, củ sả 16g, củ riềng (thái lát) 8g, sao qua sắc đặc uống trong ngày.

● Vỏ rộp ổi, vỏ cây vối, đọt cây hồng xiêm, mỗi vị 20g. Sao vàng, hạ thổ, sắc đặc
uống trong ngày. Có thể dùng dạng bột, mỗi lần uống 15 - 20g.
2. Chữa thổ tả:
● Vỏ rộp ổi sao đen, lá phèn đen, mỗi vị 40g; hoài sơn sao đen, liên nhục sao đen,
mỗi vị 20g; trạch tả sao, trư linh, bạch truật sao vàng, bạch linh, hoắc hương,
mỗi vị 12g. Tất cả phơi khô, tán bột rây mịn. Mỗi lần uống 1 thìa cà phê, ngày 2
lần.
3. Chữa lỵ:
● Vỏ rộp ổi, hạt mã đề, hoa hoè, rễ mơ lông, mỗi vị 8g. Sao vàng, sắc uống ngày
một thang.
4. Chữa khí hư:

27
● Vỏ rộp ổi, vỏ cây sắn thuyền, rễ cỏ tranh, mỗi vị 30g. Sắc uống ngày một thang.

15. Húng chanh


15.1. Tên cây thuốc
- Còn có tên là rau thơm lông, rau tần, tần dày
lá, rau thơm, dương tử tô. [20]
- Tên khoa học: Coleus aromaticus Benth.
(Coleus crassifolius Benth). [20]
- Thuộc họ: Bạc Hà Lamiaceae
15.2. Bộ phận dùng: lá hay cành non [20]
15.3. Kinh nghiệm sử dụng của dân tộc tại địa
phương
- Người dân tộc Thái và Mông ở xã Chiềng Đông, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện
Biên sử dụng để chữa các bệnh thời tiết: ho, viêm hong, cảm mạo do lạnh. [5]
15.4. Kinh nghiệm sử dụng trong dân gian
- Húng chanh có mùi thơm dễ chịu như mùi chanh, vị trước thơm sau hắc, mát
thường được dùng làm gia vị. Hay dùng tươi, rửa sạch rồi dùng. [20]
- Một số bài thuốc húng chanh:
● Chữa ho, viêm họng, khản tiếng: Lá húng chanh tươi nhai ngậm với muối, nuốt
nước dần dần. Hoặc lấy 20g lá tươi giã nhỏ, thêm nước gạn uống làm 2 lần
trong ngày. [20]
● Chữa cảm mạo do lạnh: Húng chanh 10g, bách bộ 12g, tía tô 12g, xa can 10g,
gừng 8g, trần bì 8g, bạch chỉ 6g. Sắc uống ngày một thang trong 5 ngày liền.
[20]
15.5. Phân bố tại Việt Nam và trên thế giới:
- Trên thế giới: Cây húng chanh có nguồn gốc ở đảo Moluque và vùng đông Ấn
Độ. Tại các nước khác như Inđônêxia, Malaixia, Trung Quốc, Campuchia….
[20]
- Tại Việt Nam: được trồng khắp nơi ở Việt Nam. Cây ưa sáng và ưa ẩm, đôi khi
chịu hạn, vào mùa khô, nhiều ngày không tưới nước, cây vẫn sinh trưởng, phát
triển được. Cây trồng ở các tỉnh phía bắc có hiện tượng rụng lá vào mùa đông, ít
khi thấy có hoa. Húng chanh có khả năng tái sinh vô tính khỏe. [20]
15.6. Công dụng và liều dùng

28
- Lá húng chanh được dùng chữa cảm cúm, ho, hen, viêm họng, ho ra máu, sốt
cao, sốt không ra mồ hôi được, nôn ra máu, chảy máu cam. [20]
- Thường dùng lá tươi với dạng thuốc sắc, xông hoặc giã nát vắt lấy nước uống.
Trong thuốc xông, lá húng chanh thường được dùng phối hợp với nhiều loại lá
khác có tinh dầu như sả, hương nhu, hoặc hương vv... [20]
- Một số nghiên cứu chỉ ra rằng : cây húng chanh là một cây dược liệu có nhiều
tiềm năng bao gồm khả năng chữa bệnh, đặc tính kháng khuẩn, hoạt tính kháng
khuẩn, đặc tính diệt côn trùng; các thành phần loại bỏ gốc tự do và bảo vệ phóng
xạ từ chiết xuất thảo dược. [28]
16. Cam thảo nam
16.1. Tên cây thuốc
- Tên tiếng Việt: Cam thảo đất, Cam
thảo nam, Dã cam thảo, Thổ cam thảo,
Trôm lay (Kho), Dạ kham (Tày) [20]
- Tên khoa học: Scoparia duicis L. [20]
- Họ: Scrophulariaceae (Hoa mõm chó) [20]
16.2. Bộ phận dùng: toàn cây [20]
16.3. Kinh nghiện sử dụng của các dân tộc tại địa phương
- Người dân tộc Thái và Mông ở xã Chiềng Đông, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện
Biên sử dụng để chữa các bệnh thời tiết: ho, viêm hong, cảm cúm. [5]
16.4. Kinh nghiệm sử dụng trong dân gian
- Thu hái vào xuân, hạ. Dùng tươi hay phơi sấy khô, khi dùng cắt ngắn. [20]
- Nước sắc rễ, lá và ngọn được dùng chữa tiêu chảy, lỵ, và sốt. [20]
- Nước hãm hạt cam thảo đất làm nước uống làm mát, giải nhiệt. [20]
- Một số bài thuốc dùng chỉ một vị Cam thảo nam:

● Trị viêm họng: Cam thảo nam tươi 160g, giã vắt nước hòa mật ong ngậm nuốt
dần. [29]

● Cảm cúm, nóng ho: Cam thảo nam tươi 30g, Diếp cá 15g, Bạc hà 9g, sắc uống.
Có thể phối hợp với Rau má, Cỏ tranh, Sài hồ nam, Mạn kinh, Kim ngân, Kinh
giới. [29]
16.4. Phân bố tại Việt Nam và trên thế giới:

29
- Trên thế giới: Có mọc ở miền Nam Trung Quốc, đặc biệt vùng Quảng Tây.
Ngoài ra Tại Ấn Độ, Malaixia, Thái Lan, châu Mỹ đều có. [20]
- Tại Việt Nam: Cây mọc hoang khắp nơi ở Việt Nam [20]

Bản đồ phân bố Scoparia duicis L. trên thế giới [6]

16.5. Công dụng và liều dùng


- Cam thảo đất có vị ngọt đắng, tính mát, có tác dụng bổ tỳ, nhuận phế, thanh
nhiệt, giải độc, giải khát. [20]
- Công dụng Ở Việt Nam cũng như ở Quảng Tây - Trung Quốc, chữa sốt, giải
độc cơ thể. [20]
- Cây còn dùng chữa ho, viêm họng, ban sởi. Ngày dùng 8 - 12g dược liệu khô,
hoặc 20 - 40g cây tươi sắc uống. [20]
- Dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khắc như rau má, cỏ tranh, sài hồ
nam, man kinh, kim ngân, kinh giới. [20]
17. Mã đề
17.1. Tên cây thuốc
- Tên gọi khác: Xa tiền, Xu ma, Nhã én dứt
(Thái), Su mà (Tày). [30]
- Tên khoa học: Plantago major L. [30]
- Họ: Plantaginaceae (Mã đề)
17.2. Bộ phận dùng: lá, hạt. [4]
17.3.
- Làm thuốc lợi tiểu: hạt mã đề 10g, nước 600ml, cam thảo 2g sau khi sắc còn
200ml, chia thành 3 phần uống trong ngày. [31]
- Trị viêm đường tiết niệu, đái buốt, đái rắt, đái máu: mã đề 20g, bồ công anh 15g,
hoàng cầm 15g, tri tử 10g đem sắc uống ngày 1 thang uống trong 10 ngày. [31]

30
17.4. Kinh nghiệm sử dụng dân gian: Mỗi ngày uống 10-20g toàn cây hoặc 6-12g
hạt dưới dạng thuốc sắc. Dùng làm thuốc thông tiểu. [4]
17.5. Phân bố ở Việt Nam và trên thế giới:
- Việt Nam: mọc hoang dại khắp cả nước. Cây còn gặp ở một số đảo lớn như Hòn
Mê, Cát Bà,… [30]
- Thế giới: Mã đề phân bố ở tất cả các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới của các châu
lục. Những nơi Mã đề mọc hoang hoặc được trồng trọt nhiều bao gồm:
TháinLan, Malaysia, Philippin, Lào, Campuchia, Indonesia, Ấn Độ, một số tỉnh
phía nam Trung Quốc...

Bản đồ phân bố Plantago major L. trên thế giới [6]

17.6. Công dụng và chỉ định


- Hạt có vị ngọt nhạt, nhớt, tính mát vào 4 kinh: can, phế, thận, tiểu tràng, có tác
dụng thanh nhiệt, lợi phế, tiêu thũng, thông tiểu tiện. [30]
- Chỉ định: viêm thận và bàng quang, viêm đường tiết niệu, đái buốt, đái máu, phù
do viêm cầu thận cấp tính... [31]
- Chống chỉ định: phụ nữ mang thai, người suy thận mãn tính. [31]
18. Cây cối xay
18.1. Tên cây thuốc
- Tên gọi khác: Cây dằng xay, Kim
hoa thảo, Ma mãnh thảo, Nhĩ hương
thảo, Co tó ép (Thái). [4]
- Tên khoa học: Abutilon indicum (L.)
G. Don. [4]
- Họ: Bông (Malvaceae). [4]
18.2. Bộ phận dùng: Dùng lá, thân, rễ và quả tươi hay khô. [4]
18.3. Kinh nghiệm sử dụng nhóm dân tộc tại địa phương

31
- Chữa sỏi thận: mỗi ngày dùng 40g đun với 1,5 lít nước uốn thay nước hàng ngày.
[32]
- Điều trị chứng tiểu buốt, tiểu dắt: 30g cây cối xay, 20g rễ cây tranh, 12g râu ngô,
20g bông mã đề, 12g rau má, 8g cỏ mần trầu. Tất cả đun với 1 lít nước, sắc còn
350ml đem chia làm 2 lần uống trong ngày trước bữa ăn. Thường dùng trong 10
ngày. [32]
18.4. Kinh nghiệm sử dụng dân gian: Người ta thường dùng lá sắc nước uống thông
tiểu tiện, tiểu tiện đỏ, dùng 4-6g trong ngày. [4]
18.5. Phân bố ở Việt Nam và trên thế giới:
- Việt Nam: mọc hoang dại ở hầu hết các tỉnh, từ vùng đồng bằng ven biển đến
trung du và vùng núi thấp. [4]
- Trên thế giới: Mọc ở các nước nhiệt đới châu Á, Malaysia, Indonesia. [4]

Bản đồ phân bố Abutilon indicum (L.) G. Don. trên thế giới [6]

18.6. Công dụng và chỉ định:


- Thanh nhiệt, giải độc, thông tiểu tiện, chữa sốt, tiểu tiện đỏ.
- Chống chỉ định: Người có thận hư hàn tiểu tiện nhiều và trong, ỉa chảy, phụ nữ
có thai.

32
IV. BÀN LUẬN
Điện Biên là một tỉnh có nhiều đồng bào dân tộc sinh sống như: Thái, Mông,
Khơ Mú,… Từ rất lâu đời, đồng bào các dân tộc thiểu số ở tỉnh Điện Biên đã có truyền
thống chữa bệnh từ nguồn tài nguyên cây thuốc, kinh nghiệm chữa bệnh bằng cây
thuốc của mỗi dân tộc sinh sống tại đây đều khác nhau ít nhiều. Cây được sử dụng làm
thuốc rất đa dạng và phong phú, có cây sống ở những vùng núi cao, vùng núi thấp hay
trong các khu rừng, có những cây lại sống ở vách núi đá, hốc đá ẩm hay sống nhờ trên
thân cây khác,…
Tuy nhiên, hiện nay do tác động của dân cư và do nhu cầu của đời sống xã hội
nên hệ sinh thái tự nhiên này đang dần bị suy giảm, diện tích rừng ngày càng bị thu
hẹp, tình trạng khai thác và mua bán các sản phẩm từ rừng diễn ra một cách phức tạp,
dẫn đến nguồn tài nguyên cây thuốc ngày càng bị suy giảm.
Để bảo tồn, tổ chức khai thác hiệu quả giá trị tài nguyên cây thuốc trên địa
bản tỉnh Điện Biên, Ủy ban nhân dân tỉnh đã đưa ra các những biện pháp kịp thời,
trước hết là hoàn thiện hệ thống thể chế quản lý, tăng cường năng lực thực thi pháp
luật về đa dạng sinh học; bảo tồn và phát triển hệ sinh thái tự nhiên; bảo vệ môi trường
sống tự nhiên của các loài hoang dã và cảnh quan môi trường. Đồng thời, nâng cao
công tác quản lý, phát triển, chăm sóc, nhân giống các loài cây trồng có giá trị đang
đứng trước nguy cơ tuyệt chủng (Sâm cau - Curculigo Orchioides Gaertn, Sâm trâu -
Callerya speciosa, Khôi tía - Ardisia silvestris); tổ chức đào tạo, tập huấn và truyền
thông cho nguời dân để nâng cao nhận thức bảo tồn, sử dụng nguồn tài nguyên cây
thuốc nhằm tạo sự bền vững đa dạng sinh học và nguồn gen.
Mặt khác, những bài thuốc được cộng đồng các dân tộc ở đây sử dụng từ lâu
đời trong việc phòng và chữa trị một số nhóm bệnh nhưng hoạt tính sinh học và cơ sở
khoa học của các bài thuốc chưa được nghiên cứu, chứng minh bằng con đường khoa
học, nên khi sử dụng cần cân nhắc, không nên lạm dụng.

33
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1 “Tổng quan về Điện Biên - Cổng thông tin điện tử tỉnh Điện Biên,” [Trực
] tuyến]. Available: https://dienbien.gov.vn/portal/Pages/Tong-quan-ve-Dien-
Bien.aspx.

[2 V. T. Đ. v. c. s. Cao Đình Sơn, “Kết quả điều tra nguồn tài nguyên cây thuốc
] trên núi đá vôi tỉnh Điện Biên,” Tạp chí Nông nghiệp & phát triển nông thôn,
2018.

[3 “Trang thông tin điện tử Công an tỉnh Điện Biên,” [Trực tuyến]. Available:
] https://bom.so/0JPWeu.

[4 Đ. T. Lợi, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản Y học, 2004.
]

[5 T. Đ. K. Nguyễn Thị Thu Hiền, “THỰC TRẠNG SỬ DỤNG CÂY THUỐC


] TẠI XÃ CHIỀNG ĐÔNG, HUYỆN TUẦN GIÁO, TỈNH ĐIỆN BIÊN,” TẠP
CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 6, 2018.

[6 “GBIF — the Global Biodiversity Information Facility,” [Trực tuyến].


] Available: https://www.gbif.org/.

[7 P. Q. L. Đ. T. N. Q. Đ. T. T. H. N. T. Đ. Lê Minh Hà, “Toxicity, analgesic and


] anti-inflammatory activities of tectorigenin,” Immunopharmacology and
Immunotoxicology, 2013.

[8 S. Y. J. H. W. a. S. Y. *. Mingchuan Liu, “Chemical Constituents of the Ethyl


] Acetate Extract of Belamcanda chinensis (L.) DC Roots and Their Antitumor
Activities,” Molecules, 2012.

[9 B. J. I. K. W. O. A. M. Dorota Wozniak, “Antimutagenic and anti-oxidant


] activities of isoflavonoids from Belamcanda chinensis (L.) DC,” Mutation
Research/Genetic Toxicology and Environmental Mutagenesis, 2010.

[1 “Loài O.basilicum L. (Cây Húng Quế),” [Trực tuyến]. Available:


0] http://uphcm.edu.vn/caythuoc/index.php?q=book/export/html/270.

[1 F. E. M. E. M. I. A. J. A. V. M. Andrew Bamidele Falowo, “Phytochemical


1] Constituents and Antioxidant Activity of Sweet Basil ( Ocimum basilicum L.)
Essential Oil on Ground Beef from Boran and Nguni Cattle,” International
34
Journal of Food Science, 2019.

[1 B. B. A. G. A. R. F. Ö. K. R. M. S. K. B. Maria Rezzoug, “Chemical


2] composition and bioactivity of essential oils and Ethanolic extracts of Ocimum
basilicum L. and Thymus algeriensis Boiss. & Reut. from the Algerian Saharan
Atlas,” BMC Complementary and Alternative Medicine, 2019.

[1 S. R. Poonkodi Kathirvel, “Chemical composition of the essential oil from basil


3] (Ocimum basilicum Linn.) and its in vitro cytotoxicity against HeLa and HEp-2
human cancer cell lines and NIH 3T3 mouse embryonic fibroblasts,” Nat Prod
Res.

[1 W. S. M. Hesam Shahrajabian, “Chemical components and pharmacological


4] benefits of Basil (Ocimum Basilicum),” International Journal of Food
Properties, 2020.

[1 “Tra cứu dược liệu - Lá tiết dê,” [Trực tuyến]. Available:


5] https://tracuuduoclieu.vn/la-tiet-de.html.

[1 Đ. H. B. v. c. sự, Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam (tập 2), Nhà
6] xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, 2006.

[1 “Tra cứu dược liệu - Kim tiền thảo,” [Trực tuyến]. Available:
7] https://tracuuduoclieu.vn/kim-tien-thao.html.

[1 “Ngải cứu - Thuốc dân tộc,” [Trực tuyến]. Available:


8] https://www.thuocdantoc.org/duoc-lieu/ngai-cuu.

[1 D. L. T. Hiền, “Sở y tế Hà Nội,” 2019. [Trực tuyến]. Available:


9] https://soyte.hanoi.gov.vn/y-hoc-co-truyen/-/asset_publisher/4IVkx5Jltnbg/
content/vi-thuoc-sam-cau.

[2 Đ. H. B. v. c. sự, Cây và động vật làm thuốc ở Việt Nam (tập 1), Nhà xuất bản
0] Khoa học và Kĩ thuật, 2006.

[2 “Tra cứu dược liệu,” [Trực tuyến]. Available: https://tracuuduoclieu.vn/toa-


1] duong-vt.html.

[2 “Cây tiết dê - Tra cứu dược liệu,” [Trực tuyến]. Available:


2] https://tracuuduoclieu.vn/la-tiet-de.html.

35
[2 “Tầm bóp - Tra cứu dược liệu,” [Trực tuyến]. Available:
3] https://tracuuduoclieu.vn/tam-bop.html.

[2 L. P. Vy, “THÀNH PHẦN HÓA HỌC KHẢ NĂNG CHỐNG OXI HÓA VÀ
4] KHÁNG VI SINH CỦA CAO CHIẾT NGẢI TÍM (Kaempferia galanga) VÀ
NGHỆ ĐEN (Curcuma zedoaria),” Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Cần
Thơ, 2018.

[2 “Cây Nga truật – Dược liệu quý của núi rừng,” [Trực tuyến]. Available:
5] https://taybac.tv/cay-nga-truat-duoc-lieu-quy-cua-nui-rungtay-bac-tv/.

[2 “medigo,” [Trực tuyến]. Available: https://www.medigoapp.com/hoat-chat/nga-


6] truat.

[2 “Dạ cẩm - Tra cứu dược liệu,” [Trực tuyến]. Available:


7] https://tracuuduoclieu.vn/da-cam-vt.html.

[2 D. D. W. &. P. E. Patki, “Coleus aromaticus: a therapeutic herb with multiple


8] potentials,” Journal of food science and technology, 2016.

[2 “Cam thảo nam - Tra cứu dược liệu,” [Trực tuyến]. Available:
9] https://tracuuduoclieu.vn/cam-thao-nam.html.

[3 “Mã đề - Tra cứu dược liệu,” [Trực tuyến]. Available:


0] https://tracuuduoclieu.vn/ma-de.html.

[3 [Trực tuyến]. Available: https://www.youtube.com/watch?v=LfqeV3zHRkM.


1]

[3 [Trực tuyến]. Available: https://www.youtube.com/watch?v=cDrfNQ5KrE4.


2]

36

You might also like