2024.hsa. B Cu Hi Ha HC TRNG TM

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 51

ĐỀ LUYỆN KHOA HỌC – BỘ MÔN HÓA HỌC

HSA 01: Hỗn hợp khí X gồm etilen và axetilen. Lấy V(lit) X phản ứng hoàn toàn với brom dư, lượng
brom tham gia phản ứng là 88 gam. Mặt khác lấy V(lit) X phản ứng với lượng dư dung dịch AgNO3
trong NH3 thu được tối đa 36 gam kết tủa. Phần trăm thể tích khí etilen trong X là:
(Cho biết: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Br = 80; Ag = 108)
A. 64,2% B. 62,5% C. 37,5% D. 35,8

HSA 02: Đồng sunfat hay còn gọi là đá xanh có công thức CuSO4. 5H2O. Khi đun nóng CuSO4.
5H2O mất dần khối lượng. Đồ thị trên biểu thị % khối lượng chất rắn so với khối lượng ban đầu (
m2
%m= .100% ; m1 là khối lượng ban đầu; m2 là khối lượng còn lại) trong quá trình nung ở các
m1
nhiệt độ khác nhau.

Thành phần gần nhất của chất rắn khi nhiệt độ đạt 1110C là:
A. CuSO4. 4H2O B. CuSO4. 3H2O
C. CuSO4. 2H2O D. CuSO4. H2O

HSA 03: Để xác định nồng độ dung dịch NaOH, người ta dùng dung dịch đó chuẩn độ 25,00 ml
dung dịch H2C2O4 0,05M (dùng phenolphtalein làm chỉ thị). Khi chuẩn độ dùng hết 46,50 ml dung
dịch NaOH. Nồng độ mol của dung dịch NaOH đó là:
A. 0,027M. B. 0,025M. C. 0,054M. D. 0,017M

HSA 04: Lysin (C6H14N2O2) là một amino axit thiết yếu, đóng vai trò quan trọng trong việc hấp thu
canxi của cơ thể người. Lấy 0,15 mol lysin cho vào 250ml dung dịch NaOH 1M, thu được dung dịch
X. Cho lượng dư HCl vào dung dịch X. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn số mol HCl phản ứng
là:
A. 0,4 B. 0,3 C. 0,55 D. 0,25

HSA 05: Cho các nhận định sau về phản ứng điều chế este. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Phản ứng điều chế este là phản ứng một chiều.
B. Trong phản ứng điều chế este, phân tử nước được tạo thành từ nguyên tử H trong nhóm OH của
ancol và nhóm OH của axit.
C. Thay dung dịch H2SO4 đặc bằng dung dịch HCl đặc vẫn cho hiệu suất điều chế este như nhau.
D. Để phản ứng este đạt hiệu suất cao, sau phản ứng người ta làm lạnh và cho thêm NaCl.

HSA 06: Tơ nitron dai, bền với nhiệt và giữ nhiệt tốt, nên thường được dùng để dệt vải may quần áo
ấm.Tơ nitron được điều chế từ momome X. Công thức phân tử nào sau đây là của chất X?
A. C3H3N. B. C2H3N. C. C3H5N. D. C4H3N.

HSA 07 Nhiệt phân hoàn toàn 47 gam muối nitrat của kim loại hóa trị không đổi thu được oxit kim
loại và thấy khối lượng chất rắn giảm 27 gam so với lượng ban đầu. Công thức của muối nitrat là:
A. Zn(NO3)2. B. Cu(NO3)2. C. Mg(NO3)2. D. Fe(NO3)2.

HSA 08: Dung dịch nào sau đây dẫn điện tốt nhất?
A. NaOH 2,0.10-3 M B. NaOH 1.0.10-3 M
C. NaOH 1,0.10-1 M D. NaOH 2,0. 10-2 M

HSA 09: Cho cân bằng hóa học sau:


⎯⎯
→ 2SO3 (k) ∆H < 0
2SO2 (k) + O2 (k) ⎯

Người ta dự định thực hiện các biện pháp:


(1) Tăng nhiệt độ
(2) Tăng áp suất chung của hệ phản ứng
(3) Hạ nhiệt độ
(4) Dùng thêm chất xúc tác V2O5
(5) Giảm nồng độ SO3
(6) Giảm áp suất chung của hệ phản ứng.
Những biện pháp nào làm tăng hiệu suất của phản ứng?
A. (1), (2), (4), (5). B. (2), (3), (5).
C. (2), (3), (4), (6). D. (1), (2), (4).

HSA 10: Hỗn hợp E gồm bốn este đều có công thức C8H8O2 và có vòng benzen. Cho m gam E tác
dụng tối đa với 200ml dung dịch NaOH 1M (đun nóng), thu được hỗn hợp X gồm các ancol và 20,5
gam hỗn hợp muối. Cho toàn bộ X vào bình đựng kim loại Na dư, sau khi phản ứng kết thúc khối
lượng chất rắn trong bình tăng 6,9 gam so với ban đầu. Giá trị của m là:
A. 13,60. B. 8,16. C. 16,32. D. 20,40.

HSA 11: Dẫn 4,032 lít (đktc) hỗn hợp khí A gồm C2H2, C2H4, CH4 lần lượt qua bình 1 chứa dung dịch
AgNO3 trong NH3 rồi qua bình 2 chứa dung dịch Br2 dư trong CCl4. Ở bình 1 có 7,2 gam kết tủa. Khối
lượng bình 2 tăng thêm 1,68 gam. Thể tích (đktc) các khí trong hỗn hợp A lần lượt là:
A. 0,672 lít; 1,344 lít; 2,016 lít. B. 0,672 lít; 0,672 lít; 2,688 lít.
C. 2,016; 0,896 lít; 1,12 lít. D. 1,344 lít; 2,016 lít; 0,672 lít.

HSA 12: Nung 2,42 gam chất X là muối đồng (II) nitrat ngậm nước đến khi chất rắn có khối lượng
không đổi thì thấy khối lượng chất rắn giảm 1,62 gam. Phần trăm khối lượng của đồng trong X gần
với giá trị nào sau:
A. 23,02% B. 26,45% C. 34,04% D. 24.61%

HSA 13: Để chuẩn độ 10ml dung dịch FeSO4 trong dung dịch có H2SO4 loãng làm môi trường, thì cần
dùng hết 20ml dung dịch KMnO4 0,025M. Biết phản ứng chuẩn độ xảy ra như sau:
10FeSO4 + 2KMnO4 + 8H2SO4 → 5Fe2(SO4)3 + K2SO4 + 2MnSO4 + 8H2O
Nồng độ mol dung dịch FeSO4 là:
A. 0,25M. B. 0,5M. C. 0,2M. D. Kết quả khác

HSA 14: Dung dịch X (chứa 19,5 gam hỗn hợp etylamin và glyxin) tác dụng vừa đủ với 200ml dung
dịch KOH 1M. Dung dịch X tác dụng vừa đủ với V ml dung dịch HCl 1M. Giá trị của V là:
A. 350. B. 250. C. 300. D. 200.
HSA 15: Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z, T với thuốc thử được ghi lại trong bảng sau:
Mẫu thử Thuốc thử Hiện tượng
X Dung dịch I2 Có màu xanh tím
Y Nước Br2 Kết tủa trắng
Z NaHCO3 Có khí thoát ra
T Dung dịch AgNO3 trong NH3 đun nóng Kết tủa Ag trắng bạc
Các dung dịch X, Y, Z, T lần lượt là :
A. Hồ tinh bột, anilin, axit axetic, metyl fomat.
B. Hồ tinh bột, metyl fomat, axit axetic, anilin.
C. Hồ tinh bột, anilin, metyl fomat, axit axetic.
D. Anilin, hồ tinh bột, axit axetic, metyl fomat.

HSA 16: Trong các polime sau đây: Bông, tơ tằm, len, tơ visco, tơ nilon-6, tơ axetat. Có bao nhiêu
polime có nguồn gốc từ xenlulozơ?
A. 1 B. 2. C. 3. D. 4.

HSA 17: Một loại đá vôi chứa 80% CaCO3, phần còn lại là tạp chất trơ. Nung m gam đá một thời gian
thu được chất rắn nặng 0,78m gam. Hiệu suất phân huỷ CaCO3 bằng:
A. 58,8% B. 65% C. 78% D. 62,5%

HSA 18: Có 4 dung dịch NaOH, NH3, Ba(OH)2, KCl có cùng nồng độ. Dung dịch có giá trị pH lớn
nhất là:
A. NaOH B. Ba(OH)2 C. NH3 D. KCl

HSA 19: Cho 5g kẽm viên vào cốc đựng 50ml dung dịch H2SO4 4M ở nhiệt độ thường (250C). Trường
hợp nào tốc độ phản ứng không đổi ?
A. Thay 5g kẽm viên bằng 5g kẽm bột.
B. Thay dung dịch H2SO4 4M bằng dung dịch H2SO4 2M.
C. Thực hiện phản ứng ở 500C.
D. Dùng dung dịch H2SO4 gấp đôi ban đầu.
HSA 20: Cho m gam hỗn hợp X gồm 3 este đều đơn chức. E tác dụng tối đa với 210ml dung dịch
NaOH 1M (đun nóng), thu được hỗn hợp Y gồm 2 ancol và 11,24 gam hỗn hợp muối Z (phân tử các
muối chỉ chứa một nhóm chức). ete hoá toàn bộ lượng Y thu được tối đa 4,07 gam hỗn hợp T gồm 3
ete. Mặt khác hoá hơi hoàn toàn lượng T trên thu được thể tích bằng thể tích của 2,24 gam oxi (ở cùng
điều kiện nhiệt độ và áp suất). Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là:
A. 8,80 B. 11,87 C. 9,43 D. 8,17

HSA 21: Cho hỗn hợp X gồm CH4, C2H4 và C2H2. Lấy 8,6 gam X tác dụng hết với dung dịch brom
(dư) thì khối lượng brom phản ứng là 48 gam. Mặt khác, nếu cho 13,44 lít (ở đktc) hỗn hợp khí X tác
dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 36 gam kết tủa. Phần trăm thể tích của CH4
có trong X là:
A. 40%. B. 20%. C. 25%. D. 50%.

HSA 22: Đồng sunfat hay còn gọi là đá xanh có công thức hóa học CuSO4. 5H2O. Khi nung nóng,
CuSO4. 5H2O mất dần khối lượng. Đồ thị sau đây biểu diễn độ giảm khối lượng của CuSO4.5H2O khi
tăng nhiệt độ nung.

Biết thành phần chất rắn khi nung ở nhiệt độ trên 2000C là CuSO4.H2O. Phần trăm độ giảm khối lượng
của CuSO4.5H2O ở khoảng nhiệt độ này gần nhất với giá trị nào sau?
(Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; O = 16; S = 32; Cu = 64).
A. 29% B. 30% C. 31% D. 28%
HSA 23: Để xác định nồng độ mol/l của dung dịch K2Cr2O7 người ta làm như sau: Lấy 10ml dung
dịch K2Cr2O7 cho tác dụng với lượng dư dung dịch KI trong môi trường axit sunfuric loãng dư. Lượng
I2 thoát ra trong phản ứng được chuẩn độ bằng lượng vừa đủ là 18ml dung dịch Na2S2O3 0,05M. Biết
các phản ứng hóa học xảy ra:
(1) 6KI + K2Cr2O7 + 7H2SO4 → 4K2SO4 + Cr2(SO4)3 + 3I2 + 7H2O;
(2) I2 + 2Na2S2O3 → 2NaI + Na2S4O6.
Nồng độ mol/l của K2Cr2O7 là:
A. 0,02M. B. 0,03M. C. 0,015M. D. 0,01M

HSA 24: Trung hoà 0,15 mol amino axit X cần 150g dung dịch NaOH 4%. Cô cạn dung dịch thu được
25,2 gam muối khan. Công thức phân tử của X là:
A. H2NCH2COOH B. (H2N)2C5H9COOH
C. H2NCH2CH2COOH D. H2NC3H5(COOH)2

HSA 25: Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau đây:
Bước 1: Cho vào 2 bình cầu mỗi bình 10ml etyl fomat.
Bước 2: Thêm 10ml dung dịch H2SO4 20% vào bình thứ nhất và 20ml NaOH 30% vào bình 2.
Bước 3: Lắc đều cả hai bình, lắp ống sinh hàn rồi đun nhẹ trong khoảng 5 phút rồi để nguội.
Cho các phát biểu:
(a) Kết thúc bước 2, chất lỏng trong hai bình đều phân thành 2 lớp.
(b) Ở bước 3, có thể thay việc đun sôi nhẹ bằng đun cách thủy (ngâm trong nước nóng).
(c) Ở bước 3, trong cả 2 bình xảy ra phản ứng xà phòng hóa.
(d) Sau bước 3, trong hai bình đều chứa chất có khả năng tham gia phản ứng tráng gương.
Số phát biểu đúng là:
A. 1. B. 2. C. 4. D. 3.

HSA 26: Trong thành phần của polime nào sau đây có chứa nguyên tố N?
A. Xenlulozơ. B. Protein. C. Cao su buna. D. Polietilen.

HSA 27: Để thu được 6,72 lít O2 (đktc), cần phải nhiệt phân hoàn toàn bao nhiêu gam tinh thể
KClO3.5H2O?
A. 24,5 gam B. 42,5 gam C. 25,4 gam D. 45,2 gam
HSA 28: Những ion nào sau đây không cùng tồn tại được trong một dung dịch?
A. OH − , Na + , Cl− , Ba 2+ . B. SO 24− , K + , Mg 2+ , Cl−
C. CO32− , Na + , K + , NO3− . D. S2− , K + , Cl− , H +

HSA 29: Cho phản ứng hóa học:


⎯⎯⎯ → 2NH3 (k) ∆H < 0
o
xt,t
N2 (k) + 3H2 (k) ⎯⎯ ⎯
Tốc độ phản ứng tổng hợp NH3 sẽ tăng nếu:
A. Tăng áp suất chung của hệ. B. Tăng thể tích của bình phản ứng.
C. Giảm áp suất chung của hệ. D. Giảm nhiệt độ của phản ứng.

HSA 30: Đun nóng axit axetic với ancol isoamylic (CH3)2CHCH2CH2OH có H2SO4 đặc xúc tác thu
được isoamyl axetat (dầu chuối). Tính lượng dầu chuối thu được từ 132,35g axit axetic đun nóng với
200 g ancol isoamylic? Biết hiệu suất phản ứng đạt 68%.
A. 292,5g B. 421,7g C. 195,0g D. 226,0g
HSA 31: Cho sơ đồ chuyển hóa: CH4 → C2H2 → C2H3Cl → PVC. Để tổng hợp 125 kg PVC theo sơ
đồ trên thì cần V m3 khí thiên nhiên (ở đktc). Giá trị của V là:
(Biết CH4 chiếm 80% thể tích khí thiên nhiên và hiệu suất của cả quá trình là 50%)
A. 224,0. B. 448,0. C. 286,7. D. 358,4.

HSA 32: Cho biết nồng độ dung dịch bão hòa KAl(SO4)2 ở 200C là 5,56%. Lấy m gam dung dịch
bão hòa KAl(SO4)2.12H2O ở 200C để đun nóng cho bay hơi 200 gam nước, phần còn lại làm lạnh
đến ở 200C. Tính khối lượng tinh thể KAl(SO4)2.12H2O kết tinh?
A. 22,95 gam. B. 22,75 gam. C. 23,23 gam. D. 23,70 gam.

HSA 33: Để xác định nồng độ dung dịch NaOH người ta tiến hành như sau:
Cân 1,26 gam axit oxalic ngậm nước (H2C2O4.2H2O) hòa tan hoàn toàn vào nước, định mức thành
100ml. Lấy 10ml dung dịch này thêm vào đó vài giọt phenolphthalein, đem chuẩn độ bằng dung dịch
NaOH đến xuất hiện màu hồng (ở pH = 9) thì hết 17,5ml dung dịch NaOH. Tính nồng độ dung dịch
NaOH đã dùng.
A. 0,1143M. B. 0,2600M. C. 0,1240M. D. 0,1600M
HSA 34: Bột ngọt (mì chính) có thành phần chính là muối mononatri glutamat, được sử dụng như là
một gia vị phổ biến. Phần trăm khối lượng của natri có trong muối mononatri glutamat gần nhất với:
A. 13,6%. B. 24%. C. 15,6%. D. 31,3%.

HSA 35: Thực hiện thí nghiệm sau:

Hiện tượng quan sát được tại cốc (c) là:


A. Xuất hiện kết tủa màu nâu đen.
B. Có sự phân tách lớp giữa các dung dịch.
C. Dung dịch chuyển sang màu xanh lam.
D. Kim loại sáng bạc tạo thành bám vào thành cốc.

HSA 36: Polime có cấu trúc mạch phân nhánh là:


A. PE. B. Amilopectin. C. PVC. D. Nhựa bakelit.

HSA 37: Nung 6,58 gam Cu(NO3)2 trong bình kín không chứa không khí, sau một thời gian thu được 4,96 gam
chất rắn và hỗn hợp khí X. Hấp thụ hoàn toàn X vào nước để được 1lít dung dịch Y. Dung dịch Y có pH có giá
trị gần với:
A.1,3. B. 1,5. C. 1,6. D. 1,4.

HSA 38: Dãy chất nào dưới đây đều là chất điện li mạnh?
A. HCl, NaOH, CH3COONa. B. HCl, NaOH, CH3COOH.
C. KOH, NaCl, HgCl2. D. NaNO3, NaNO2, HClO.

HSA 39: Cho các phản ứng:


(1) H2(k) + I2(k) 2HI (k);
(2) 2SO2 (k) + O2(k) 2SO3(k);
(3) 3H2(k) + N2 (k) 2NH3 (k);
(4) N2O4 (k) 2 NO2 (k).
Các phản ứng chuyển dịch theo chiều thuận khi ta tăng áp suất của hệ là:
A. (2), (3). B. (2), (4). C. (3), (4). D. (1), (2).

HSA 40: Hỗn hợp X gồm 2 este đơn chức (không chứa nhóm chức nào khác). Cho 0,08 mol X tác
dụng hết với dung dịch AgNO3/NH3 thu được 0,16 mol Ag. Mặt khác thủy phân hoàn toàn 0,08 mol
X bằng dung dịch NaOH dư thu được dung dịch chứa 9,34 gam hỗn hợp 2 muối và 1,6 gam CH3OH.
Khối lượng m của 0,08 mol X là:
A. 8,28 B. 7,08 C. 8,01 D. 8,17
HSA 41: Đốt 10 cm3 một hiđrocacbon bằng 80 cm3 oxi (lấy dư). Sản phẩm thu được sau khi cho hơi
nước ngưng tụ còn 65 cm3 trong đó có 25 cm3 oxi dư. Các thể tích đó trong cùng điều kiện. Công thức
phân tử của hiđrocacbon là:
A. C4H10. B. C4H6. C. C5H10. D. C3H8

HSA 42: Giản đồ phân tích nhiệt cho biết sự biến đổi khối lượng của chất rắn theo nhiệt độ: trục tung
m2
biểu thị phần trăm khối lượng chất rắn còn lại so với khối lượng ban đầu % m = .100% (m1 là khối
m1
lượng ban đầu; m2 là khối lượng còn lại), trục hoành biểu thị nhiệt độ nung. Giản đồ phân tích nhiệt
(hình bên) của canxi oxalat ngậm nước CaC2O4.H2O trong môi trường khí trơ. Dựa vào giản đồ hãy
cho biết công thức của chất rắn ở khi nhiệt độ nung là 2000C?
A. CaCO3 B. CaO C. CaC2O4.0,5H2O D. CaC2O4

HSA 43: Trong quá trình sản xuất axit sunfuric, người ta dùng axit H2SO4 98% để hấp thụ SO3 được
oleum (H2SO4.nSO3). Sau đó dùng nước để pha loãng oleum được H2SO4 đặc. Sau khi hoà tan 8,45g
oleum A vào nước được dung dịch H2SO4 đặc B, để trung hoà dung dịch B cần 200ml dung dịch NaOH
1M. Công thức của A là:
A. H2SO4.2SO3 B. H2SO4.10SO3 C. H2SO4.5SO3 D. H2SO4.3SO3

HSA 44: Cho x gam alanin tác dụng vừa đủ với 30 ml dung dịch HCl 1M thu được dung dịch X. Cho
X tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được dung dịch chứa y gam muối. Giá trị của y bằng bao
nhiêu?
A. 2,685 B. 3,33 C. 5,085 D. 5,625

HSA 45: Tiến hành thí nghiệm sau theo các bước sau:
Bước 1: Nhỏ vài giọt anilin vào ống nghiệm chứa 5 ml nước cất, lắc đều, sau đó để yên.
Bước 2: Nhỏ tiếp dung dịch HCl đặc vào ống nghiệm.
Bước 3: Cho tiếp dung dịch NaOH loãng (dùng dư), đun nóng.
Nhận định sau đúng?
A. Ở bước 1, sau khi lắc đều thu được dung dịch đồng nhất.
B. Kết thúc bước 1, nếu nhúng quỳ tím vào ống nghiệm thì quỳ tím chuyển màu xanh.
C. Sau bước 2 anilin tan dần.
D. Kết thúc bước 3, thu được dung dịch trong suốt.

HSA 46: Cho sơ đồ chuyển hoá:

→ X ⎯⎯⎯⎯ → Y ⎯⎯⎯ → Cao su Buna.


0
Glucozơ ⎯⎯⎯⎯
0
men ruou ZnO, 450 C xt, t , p

Hai chất X, Y lần lượt là:


A. CH3CH2OH và CH3CHO. B. CH3CH2OH và CH2=CH2.
C. CH2CH2OH và CH3-CH=CH-CH3. D. CH3CH2OH và CH2=CH-CH=CH2.

HSA 47: Nhiệt phân hoàn toàn hỗn hợp 2 muối NH4HCO3 và (NH4)2CO3 thu được hỗn hợp khí và hơi
trong đó CO2 chiếm 30% về thể tích. vậy tỉ lệ số mol NH4HCO3 và (NH4)2CO3 theo thứ tự là:
A. 3:1 B. 1:2 C. 2:1 D. 1:1

HSA 48: Dung dịch của một bazơ loãng ở 250C có:
A. [H+] = 10-7M. B. [H+] > 10-7M.
C. [H+] < 10-7M. D. [H+].[OH-] >10-14M.

HSA 49: Cho cân bằng hoá học sau:


⎯⎯
→ 2HI (k) H >0
H2 (k) + I2 (k) ⎯

Cân bằng không bị chuyển dịch khi thay đổi yếu tố nào sau đây?
A. Giảm nhiệt độ của hệ. B. Tăng áp suất chung của hệ.
C. Tăng nồng độ I2. D. Giảm nồng độ HI.

HSA 50: Cho m gam hỗn hợp X gồm 3 este đều đơn chức, mạch hở tác dụng vừa đủ với dung dịch
NaOH (đun nóng), chỉ thu được một ancol Y duy nhất và 8,14 gam hỗn hợp gồm 3 muối Z. Thu lấy
Y rồi cho vào bình đựng Na dư thì thấy khối lượng chất rắn trong bình tăng 4,95 gam. Mặt khác đun
nóng toàn bộ lượng Y trên với H2SO4 đặc ở 1400C trên thu được tối đa 4,07 gam ete. Biết các phản
ứng đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m gần nhất với:
A. 10 B. 9 C. 8 D. 7
HSA 51: Hỗn hợp khí X gồm etilen và propin. Cho a mol X tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3,
thu được 22,05 gam kết tủa. Mặt khác a mol X phản ứng tối đa với 0,4 mol H2. Giá trị của a là:
A. 0,22 B. 0,25 C. 0,3 D. 0,4
HSA 52: Giản đồ phân tích nhiệt cho biết thì % khối lượng chất rắn còn lại so với khối lượng ban đầu
m2
(% m = .100% ; m1 là khối lượng ban đầu; m2 là khối
m1
lượng còn lại) trong quá trình nung ở các nhiệt độ khác
nhau. Giản đồ phân tích nhiệt (hình bên) của canxi oxalat
ngậm nước CaC2O4.H2O trong môi trường khí trơ cho thấy
ba giai đoạn phản ứng có kèm theo thay đổi khối lượng của
các chất rắn.

(1) CaC2O4.H2O ⎯⎯ → R1 + cK1


0
t

(2) R1 ⎯⎯ → R2 + K2
0
t

(3) R2 ⎯⎯ → R3 + K3
0
t

Trong đó R là kí hiệu cho các chất rắn, K là kí hiệu cho các chất khí hoặc hơi. Tỉ lệ mol các chất trong
cả 3 phản ứng đều là 1: 1:1. Công thức của R2 và R3 lần lượt là:
A. CaC2O4 và CaO. B. CaC2O4 và CaCO3.
C. CaCO3 và CaO. D. CaO và Ca.

HSA 53: Tại 1 phòng thí nghiệm, để kiểm tra hàm lượng hidro sunfua có trong mẫu khí lấy từ một khu
dân cư, người ta cho mẫu khí đó đi vào dung dịch đồng (II) sunfat dư với tốc độ bơm khí là 2,5 lít/
phút trong thời gian 400 phút. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, lọc lấy kết tủa, làm khô thu được
1,92mg chất rắn màu đen. Biết theo tiêu chuẩn Việt Nam với khu dân cư, hàm lượng khí hidro sunfua
trong không khí không vượt quá 0,3mg/m3. Hàm lượng hidro sunfua có trong mẫu khí trên là:
(Cho biết S = 32; O = 16; Cu = 64; H = 1).
A. 0,34mg/m3 B. 0,43mg/m3 C. 0,68 mg/m3 D. 0,86mg/m3

HSA 54: Cho x gam alanin tác dụng vừa đủ với 30ml dung dịch HCl 1M thu được dung dịch X. Cho
X tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được dung dịch chứa y gam muối. Giá trị của y bằng bao
nhiêu?
A. 2,685 B. 3,33 C. 5,085 D. 5,625
HSA 55: Tiến hành thí nghiệm phản ứng của glucozơ với Cu(OH)2 theo các bước sau đây:
Bước 1: Cho vào ống nghiệm 5 giọt dung dịch CuSO4 5% và 1ml dung dịch NaOH 10%.
Bước 2: Lắc nhẹ, gạn lớp dung dịch để giữ kết tủa.
Bước 3: Thêm 2ml dung dịch glucozơ 10% vào ống nghiệm, lắc nhẹ.
Nhận định nào sau đây là đúng?
A. Sau bước 1, trong ống nghiệm xuất hiện kết tủa màu trắng.
B. Thí nghiệm trên chứng minh trong phân tử glucozơ có 5 nhóm -OH.
C. Sau bước 3, kết tủa bị hoà tan và trở thành dung dịch có màu tím đặc trưng.
D. Cần lấy dư dung dịch NaOH để tạo môi trường cho phản ứng tạo phức xảy ra.

HSA 56: Poli (vinyl clorua) được điều chế bằng phản ứng trùng hợp:
A. CH3 – CH2Cl B. CH2 = CHCl. C. CH ≡ CCl. D. CH2Cl – CH2Cl

HSA 57: Nung nóng hoàn toàn 17,72 gam hỗn hợp NaNO3; Cu(NO3)2. Hỗn hợp khí thoát ra được dẫn
vào nước dư thì thấy có 1,344 lít khí (đktc) không bị hấp thụ (lượng O2 hoà tan không đáng kể). Khối
lượng Cu(NO3)2 trong hỗn hợp ban đầu là:
A. 12,62 gam B. 18,8 gam C. 7,52 gam D. 15,17 gam
HSA 58: Dung dịch nào sau đây dẫn điện tốt nhất? Biết chúng đều có cùng nồng độ mol là 0,1M.
A. KOH B. BaCl2 C. H2S D. HCl

HSA 59: Cho 3 mẫu đá vôi có cùng khối lượng vào 3 cốc chứa 100ml dung dịch HCl 0,1M (cùng ở
điều kiện thường). Thời gian để 3 mẫu đá vôi tan hết trong 3 cốc là:
Mẫu 1: Dạng bột mịn tan trong t1 (giây)
Mẫu 2: Dạng khối lớn tan trong t2 (giây)
Mẫu 3: Dạng viên nhỏ tan trong t3 (giây)
So sánh nào sau đây là đúng?
A. t2 = t3 = t1 B. t2 > t3 > t1 C. t2 < t3 <t1 D. t3 < t2 <t1

HSA 60: Chỉ số axit của chất béo là số miligam KOH dùng để trung hoà axit béo tự do có trong 1 gam
chất béo. Để tác dụng hết với 120 gam chất béo có chỉ số axit bằng 5,6 phải dùng 15,24 gam NaOH,
thu được m gam muối. Giá trị của m bằng bao nhiêu?
A. 123,708 B. 123,77 C. 122,807 D. 123,87
HSA 61: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hỗn hợp X gồm C6H14 và CxHx (CxHx có vòng benzen) thu được
15,68 lít CO2 (đktc) và 9,9 gam nước. Cho hỗn hợp trên vào dung dịch brom dư thì CxHx tác dụng hoàn
toàn với m gam brom. Giá trị của m là:
A. 16 B. 8 C. 4 D. 32

HSA 62: Cho từ từ dung dịch axit HCl vào dung dịch chứa 2 muối Na2CO3 và NaHCO3. Số mol khí
thoát ra phụ thuộc vào số mol HCl được biểu diễn theo đồ thị sau (coi khí CO2 không tan trong nước).
Giá trị của x là:
A. 0,35 B. 0,25 C. 0,325 D. 0,375

HSA 63: Dung dịch Na2SO3 để lâu ngày sẽ bị oxi hóa một phần thành Na2SO4. Một lọ đựng dung dịch
Na2SO3 (dung dịch X) để lâu ngày. Để xác định tỉ lệ Na2SO3 trong X bị oxi hoá người ta tiến hành thí
nghiệm sau:
Thí nghiệm 1: Thêm 10 ml dung dịch Y gồm BaCl 0,5M và HCl 2,5M vào 5 ml dung dịch X thu được
0,233 gam kết tủa trắng.
Thí nghiệm 2: Thêm từ từ dung dịch nước brom vào 5 ml dung dịch X cho tới khi dung dịch có màu
vàng nhạt bền, thêm tiếp 10 ml dung dịch Y thì thu được 0,699 gam kết tủa trắng.
(Biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; O = 16; Na = 23; S = 32; Cl = 35,5; Br = 80; Ba = 137)
Phần trăm Na2SO3 trong dung dịch X bị oxi hoá là:
A. 77,7% B. 33,3% C. 50% D. 66,7%

HSA 64: Cho hỗn hợp X gồm 0,15 mol alanin và 0,1 mol axit glutamic tác dụng với 400ml dung dịch
NaOH 1M, sau một thời gian thu được dung dịch Y. Cho Y phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung
dịch HCl 1M. Thể tích dung dịch HCl đã phản ứng là:
A. 50ml B. 650ml C. 250ml D. 750ml

HSA 65: Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:
Bước 1: Cho vài giọt dung dịch iot (màu vàng nhạt) vào ống nghiệm đựng sẵn 3ml dung dịch hồ tinh
bột (màu trắng đục) và để trong thời gian 3 phút ở nhiệt độ thường.
Bước 2: Đun nóng ống nghiệm trên ngọn lửa đèn cồn (không để sôi) khoảng 2 phút.
Bước 3: Ngâm ống nghiệm trong cốc nước nguội khoảng 8 phút.
Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Sau bước 1, dung dịch có màu tím đặc trưng.
B. Sau bước 2, trong ống nghiệm xuất hiện kết tủa iot màu tím đen.
C. Trong thí nghiệm này, có thể thay hồ tinh bột bằng nước ép của quả nho chín.
D. Sau bước 1 và bước 3, dung dịch đều có màu xanh tím.

HSA 66: Teflon là polime được dùng làm chất chống dính, teflon thuộc loại vật liệu polime nào sau
đây?
A. Chất dẻo. B. Tơ tổng hợp.
C. Cao su tổng hợp. D. Keo dán.

HSA 67: Cho 0,81 gam Al vào 100 ml dung dịch chứa Fe(NO3)3 0,1M; Cu(NO3)2 0,4M và
AgNO3 0,2M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam chất rắn. Giá trị của m
là?
A. 4,72. B. 4,62. C. 4,23 . D. 4,08.

HSA 68: Trộn hai dung dịch nào sau đây không xảy ra phản ứng?
A. NaCl và AgNO3. B. HCl và KHCO3.
C. FeCl3 và KNO3. D. Ba(OH)2 và HNO3.

HSA 69: Trong điều kiện thường, H2O2 (nước oxi già) phân huỷ chậm theo phản ứng:
2H2O2 ⎯⎯
→ 2H2O + O2
Cho chất bột MnO2 vào dung dịch H2O2, thấy bọt khí oxi thoát ra nhanh hơn. Vai trò của MnO2 trong
phản ứng là:
A. Chất tham gia phản ứng.
B. Chất xúc tác làm tăng tốc độ phản ứng.
C. Chất làm khô khí oxi.
D. Chất hút nước làm cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận.

HSA 70: Cho axit salixylic (axit o-hiđroxibenzoic) phản ứng với anhiđrit axetic, thu được axit
axetylsalixylic (o-CH3COO-C6H4-COOH) dùng làm thuốc cảm (aspirin). Để phản ứng hoàn toàn với
43,2 gam axit axetylsalixylic bằng lượng vừa đủ dung dịch KOH. Khối lượng muối thu được sau phản
ứng là:
A. 63,36. B. 70,56. C. 65,76. D. 74,88.

HSA 71: Cho 24,3 gam ankin X tác dụng với 11,2 lít khí H2 (đktc) khi nung nóng với Ni, thu được
hỗn hợp Y. Biết Y phản ứng tối đa với dung dịch chứa 64 gam brom. Công thức phân tử của X là:
A. C4H6 B. C3H4 C. C2H2 D. C5H8

HSA 72: Axit photphoric được ứng dụng rộng rãi trong đời sống như: sản xuất các loại phân lân, làm
dung dịch khắc và làm sạch trong các thiết bị nha khoa, làm chất kiểm soát pH trong các loại mỹ phẩm,
… Vì thế, việc tổng hợp axit photphoric với qui mô lớn là vấn đề hết sức cần thiết. Trong công nghiệp,
axit photphoric được điều chế theo sơ đồ sau:

Ca3(PO4)2 ⎯⎯⎯⎯ → P ⎯⎯⎯ ⎯→ P2O5 ⎯⎯⎯ ⎯→ H3PO4


H = 80% H = 90% H = 95%

Người ta dùng x tấn quặng photphorit (chứa 80% Ca3(PO4)2 về khối lượng) để sản xuất 2 tấn dung
dịch H3PO4 85%. Biết hiệu suất mỗi quá trình được thể hiện rõ ở sơ đồ trên. Giá trị của x gần nhất với
giá trị nào sau:
A. 5,78 B. 19,65 C. 3,93 D. 4,91

HSA 73: Để xác định nồng độ các chất trong dung dịch A chứa NaCl là HCl, người ta tiến hành các
thí nghiệm sau:
Thí nghiệm 1: Lấy 20ml dung dịch A cho tác dụng với 1 lượng AgNO3 dư, thấy thu được 0,7175 gam
kết tủa trắng.
Thí nghiệm 2: Lấy 20ml dung dịch A nhỏ sẵn vài giọt phenolphtalein. Thêm từ từ dung dịch NaOH
0,1M vào A cho đến khi dung dịch có màu hồng bền thì dừng lại. Thể tích NaOH 0,1M đã dùng là
30ml.
Nồng độ của HCl và NaCl trong dung dịch A lần lượt là:
A. 0,2M và 0,3M B. 0,15M và 0,1M
C. 0,05M và 0,15M D. 0,15M và 0,15M

HSA 74: Cho hỗn hợp X gồm metyl amin, etyl amin, trimetyl amin có tỉ lệ mol lần lượt là 3:2:1, khối
lượng của X là 29,04 gam. Cho hỗn hợp X tác dụng hết với dung dịch HCl dư thu được m gam muối.
Giá trị của m là:
A. 27,96 B. 29,76 C. 55,32 D. 53,32
HSA 75: Điều chế este CH3COOCH3 trong phòng thí nghiệm được mô tả theo hình vẽ sau

Cho các phát biểu sau:


(a) Do etyl axetat mới sinh ra có nhiệt độ cao nên cần ngâm ống nghiệm trong cốc nước đá để tránh
làm vỡ ống nghiệm.
(b) H2SO4 đặc vừa làm chất xúc tác, vừa có tác dụng hút nước .
(c) Etyl axetat qua ống dẫn dưới dạng hơi nên cần làm lạnh bằng nước đá để ngưng tụ.
(d) Khi kết thúc thí nghiệm, cần tắt đèn cồn trước khi tháo ống dẫn hơi etyl axetat.
(e) Vai trò của đá bọt là để bảo vệ ống nghiệm không bị vỡ.
Số phát biểu đúng là:
A. 3. B. 4. C. 5. D. 2.

HSA 76: Loại tơ nào dưới đây thường dùng để may quần áo ấm hoặc bền thành sợi “len” đan áo rét?
A. Tơ capron B. Tơ lapsan C. Tơ nilon-6,6 D. Tơ nitron

HSA 77: Trộn 10,8 gam bột nhôm với 34,8g bột Fe3O4 rồi tiến hành phản ứng nhiệt nhôm trong điều
kiện không có không khí. Hòa tan hỗn hợp rắn sau phản ứng bằng dung dịch H2SO4 loãng dư thu được
10,752 lít H2(đktc). Hiệu suất phản ứng nhiệt nhôm? (Giả sử Fe3O4 chỉ bị khử thành Fe)
A. 80% B. 90% C. 70% D. 60%

HSA 78: Phương trình ion thu gọn: H+ + OH– ⟶ H2O biểu diễn bản chất của phản ứng nào sau đây?
A. HCl + NaOH ⟶ NaCl + H2O
B. NaOH + NaHCO3 ⟶ Na2CO3 + H2O
C. H2SO4 + Ba(OH)2 ⟶ BaSO4 + 2H2O
D. A và C đúng.
HSA 79: Trong phản ứng tổng hợp amoniac:
⎯⎯
→ 2NH3 (k) ∆H < 0
N2 (k) + 3H2 (k) ⎯

Để tăng hiệu suất phản ứng tổng hợp phải:


A. Giảm nhiệt độ và giảm áp suất. B. Giảm nhiệt độ vừa phải và tăng áp suất.
C. Tăng nhiệt độ vừa phải và giảm áp suất. D. Tăng nhiệt độ và tăng áp suất.

HSA 80: Cho hỗn hợp X gồm ancol metylic và hai axit cacboxylic (no, đơn chức, kế tiếp nhau trong
dãy đồng đẳng) tác dụng hết với Na, giải phóng ra 6,72 lít khí H2 (đktc). Nếu đun nóng hỗn hợp X (có
H2SO4 đặc làm xúc tác) thì các chất trong hỗn hợp phản ứng vừa đủ với nhau tạo thành 25 gam hỗn
hợp este (giả thiết phản ứng este hóa đạt hiệu suất 100%). Hai axit trong hỗn hợp X là:
A. C3H7COOH và C4H9COOH B. CH3COOH và C2H5COOH
C. C2H5COOH và C3H7COOH D. HCOOH và CH3COOH

HSA 81: Hỗn hợp X gồm các khí metan, axetilen, etilen tác dụng vừa đủ với 500ml dung dịch Br2
0,7M và có 3,36 lít khí không màu thoát ra ở đktc. Nếu cho lượng X trên phản ứng với lượng dư dung
dịch AgNO3 trong NH3 thu được 36 gam chất kết tủa màu vàng. Số mol của X là:
A. 0,25 B. 0,3 C. 0,35 D. 0,4

HSA 82: Sục từ từ khí CO2 vào dung dịch hỗn hợp gồm KOH và Ca(OH)2, ta có kết quả thí nghiệm
được biểu diễn trên đồ thị sau (số liệu các chất tính theo đơn vị mol):

Giá trị của x là:


A. 0,10. B. 0,12. C. 0,11. D. 0,13.

HSA 83: Dung dịch A là FeSO4 lẫn tạp chất là Fe2(SO4)3. Để xác định nồng độ mol các chất trong A.
Người ta tiến hành 2 thí nghiệm:
Thí nghiệm 1: Thêm NaOH đến dư vào 20ml A, đun nóng, lọc lấy kết tủa, nung trong không khí ở
nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi được 1,6 gam chất rắn
Thí nghiệm 2: Thêm vài giọt H2SO4 vào 20ml dung dịch A, rồi nhỏ dần từng giọt dung dịch KMnO4
vào dung dịch trên, lắc nhẹ. Khi dung dịch có màu hồng nhạt, bền thì dừng thí nghiệm, người ta đã
dùng hết 15ml KMnO4 0,2M.
Nồng độ FeSO4 và Fe2(SO4)3 lần lượt là:
A. 0,75M và 0,125M B. 0,5M và 0,125M
C. 0,75M và 0,25M D. 0,5M và 0,25M

HSA 84: Amin bậc 1, bậc 2 và bậc 3 khi tác dụng với dung dịch hỗn hợp NaNO2 và HCl sẽ cho những
sản phẩm khác nhau và nhờ đó có thể phân biệt được chúng.
− Amin no bậc 1 phản ứng với HNO2 sinh ra khí N2.
− Amin no bậc 2 phản ứng với HNO2 sinh ra nitrosamin có màu vàng.
− Amin no bậc 3 không có phản ứng với HNO2 (không xét phản ứng tạo muối amoni).
Có 3 dung dịch chứa riêng biệt các amin sau: etylamin, đietylamin và trimetylamin. Cho mỗi dung
dịch amin trên vào từng ống nghiệm đựng sẵn dung dịch hỗn hợp NaNO2 và HCl (đã làm lạnh). Quan
sát thấy trong 1 ống nghiệm xuất hiện bọt khí. Phần trăm khối lượng nguyên tố nitơ của amin trong
ống nghiệm này gần với giá trị nào sau đây?
A. 31 B. 30 C. 19 D. 13

HSA 85: Cho các bước tiến hành thí nghiệm tráng bạc của glucozơ:
(a) Thêm 3-5 giọt dung dịch glucozơ vào ống nghiệm.
(b) Nhỏ từ từ dung dịch NH3 2M cho đến khi kết tủa hoà tan hết.
(c) Đun nóng nhẹ hỗn hợp ở 60 - 70°C trong vài phút.
(d) Cho 1ml AgNO3 1% vào ống nghiệm sạch.
Thí nghiệm được tiến hành theo thứ tự nào sau đây (từ trái sang phải)?
A. (a), (d), (b), (c). B. (d), (b), (c), (a).
C. (a), (b), (c), (d). D. (d), (b), (a), (c).

HSA 86: Phát biểu nào sau đây là đúng?


A. Poli vinylclorua (PVC) có cấu trúc mạch phân nhánh.
B. Tơ visco thuộc loại tơ tổng hợp.
C. Vật liệu compozit là vật liệu hỗn hợp.
D. Amilozơ có cấu trúc mạch phân nhánh.

HSA 87: Nung nóng m gam hỗn hợp X gồm Mg, Al và Cu trong O2 dư, thu được 15,8 gam hỗn hợp
Y gồm các oxit. Hòa tan hết Y bằng lượng vừa đủ dung dịch gồm HCl 1M và H2SO4 0,5M, thu được
dung dịch chứa 42,8 gam hỗn hợp muối trung hòa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị m là:
A. 9,4 B. 12,6 C. 8,3 D. 10,3

HSA 88: Cho các dung dịch sau: C2H5OH, BaCl2, HF, CH3COONa. Chất điện ly yếu là:
A. C2H5OH B. BaCl2 C. HF D. CH3COONa

HSA 89: Cho các cân bằng sau:


⎯⎯⎯ → 2SO3 (k)
o
xt, t
(1) 2SO2 (k) + O2 (k) ⎯⎯ ⎯

⎯⎯⎯ → 2NH3 (k)


o
xt, t
(2) N2 (k) + 3H2 (k) ⎯⎯ ⎯
⎯⎯
→ N2O4 (k)
(3) 2NO2 (k) ⎯

⎯⎯
→ CO (k) + H2O (k)
(4) CO2 (k) + H2 (k) ⎯

Khi thay đổi áp suất, cân bằng hóa học nào không bị chuyển dịch?
A. (1) B. (2) C. (3) D. (4).

HSA 90: Tính khối lượng gạo nếp phải dùng khi lên men (với hiệu suất lên men là 50%) thu được
500ml ancol etylic 46°. Cho biết tinh bột trong gạo nếp chiếm 80% khối lượng và khối lượng riêng
của ancol etylic là 0,8 gam/ml.
A. 324 gam. B. 405 gam. C. 648 gam. D. 810 gam.
HSA 91: Đun nóng hỗn hợp khí X gồm 0,06 mol C2H2 và 0,04 mol H2 với xúc tác Ni, sau một thời
gian thu được hỗn hợp khí Y. Dẫn toàn bộ hỗn hợp Y lội từ từ qua bình đựng dung dịch brom (dư) thì
còn lại 0,448 lít hỗn hợp khí Z (ở đktc) có tỉ khối so với O2 là 0,5. Khối lượng bình dung dịch brom
tăng là:
A. 1,20 gam. B. 1,04 gam. C. 1,64 gam. D. 1,32 gam.
HSA 92: Hình dưới là đồ thị biễu diễn độ tan S trong nước của chất rắn X khi thay đổi nhiệt độ.

Qua quan sát đồ thị ta nhìn thấy có các khoảng khi nhiệt độ tăng nhưng độ tan không thay đổi, đó là
các khoảng nhiệt độ mà ta thu dung dịch bão hoà của X. Nếu 130 gam dung dịch bão hòa X đang ở
700C hạ nhiệt độ xuống còn 300C. Số gam X khan tách ra khỏi dung dịch là:
A. 14 gam B. 10,4 gam C. 15,6 gam D. 26 gam

HSA 93: Hòa tan hoàn toàn 14,3 gam muối ngậm nước có công thức hóa học Na2CO3.nH2O vào 185,7
gam nước, thu được dung dịch muối nồng độ 2,65%. Xác định giá trị của n là:
A. 2 B. 5 C. 7 D. 10

HSA 94: Cho 0,15 mol chất X có CTPT C2H8N2O3 tác dụng với dung dịch chứa 0,2 mol NaOH đun
nóng thu được 1 chất khí làm xanh giấy quỳ ẩm và dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được m gam
chất rắn khan. Giá trị của m là:
A. 12,5. B. 14,75. C. 12,75. D. 8,5.

HSA 95: Tiến hành thí nghiệm xà phòng hóa tristearin theo các bước sau:
Bước 1: Cho vào bát sứ khoảng 1 gam tristearin và 2–2,5ml dung dịch NaOH nồng độ 40%.
Bước 2: Đun sôi nhẹ hỗn hợp khoảng 30 phút và khuấy liên tục bằng đũa thủy tinh, thỉnh thoảng
thêm vài giọt nước cất để giữ cho thể tích của hỗn hợp không đổi.
Bước 3: Rót thêm vào hỗn hợp 4–5ml dung dịch NaCl bão hòa nóng, khuấy nhẹ rồi để nguội.
Phát biểu nào sau đây sai?
A. Sau bước 3, thấy có lớp chất rắn màu trắng nhẹ nổi lên.
B. Sau bước 2, thu được chất lỏng đồng nhất.
C. Mục đích chính của việc thêm dung dịch NaCl là làm tăng hiệu suất cho phản ứng xà phòng
hóa.
D. Phần chất lỏng sau khi tách hết xà phòng hòa tan Cu(OH)2 thành dung dịch màu xanh lam.

HSA 96: Polime nào sau đây được dùng làm chất dẻo?
A. Nilon-6 B. Polietilen
C. Polibutađien D. Poliacrilonitrin

HSA 97: Nhiệt phân muối kẽm nitrat sau một thời gian thu được chất rắn và thấy khối lượng chất rắn
giảm 27 gam so với lượng ban đầu. Lượng khí thu được hòa tan vào 4 lít nước thu được dung dịch
axit có pH = x. Giá trị x là:
A. 0,7. B. 0,6. C. 0,8. D. 0,9.

HSA 98: Tiến hành thí nghiệm như hình vẽ sau:

Ban đầu cốc nước chứa nước vôi dư, bóng đèn đang sáng, sục từ từ cho đến dư CO2 vào cốc. Độ sáng
của bóng đèn sẽ thay đổi như thế nào?
A. Độ sáng giảm dần đến tắt rồi lại sáng dần.
B. Độ sáng tăng dần rồi lại giảm và tắt hẳn.
C. Độ sáng dần.
D. Độ sáng giảm dần rồi tắt hẳn.

HSA 99: Cho cân bằng sau trong bình kín:

2NO2 ( k ) ⎯
→ N 2 O4 ( k )
⎯⎯

(màu nâu đỏ) (không màu)
Biết khi hạ nhiệt độ của bình thì màu nâu đỏ nhạt dần. Phản ứng thuận có:
A. H < 0, phản ứng thu nhiệt B. H > 0, phản ứng tỏa nhiệt
C. H > 0, phản ứng thu nhiệt D. H < 0, phản ứng tỏa nhiệt

HSA 100: Đun 0,1 mol este đơn chức X với NaOH (lấy dư 20% so với lượng phản ứng) chưng cất lấy
hết ancol Y còn lại 10,4g chất rắn khan. Oxi hoá hết Y thành anđehit Z. Cho Z tác dụng với dung dịch
Ag2O dư trong NH3 sinh ra 43,2g Ag (các phản ứng xảy ra hoàn toàn). Vậy X là:
A. CH3CH2COOC2H5 B. CH3COOCH3
C. CH2=CH-COOCH3 D. CH3CH2COOCH3

HSA 101: Dẫn V lít (ở đktc) hỗn hợp khí X gồm axetilen và hidro đi qua ốn sứ đựng bột niken
nung nóng, thu được khí Y. Dẫn khí Y vào lượng dư dung dịch AgNO3 trong dung dịch
NH3, thu được 12 gam kết tủa. Khí đi ra khỏi dung dịch phản ứng vừa đủ với 16 gam Br2 và
còn lại khí Z. Đốt cháy hoàn toàn khí Z thu được 2,24 lít khí CO2 (ở đktc) và 4,5 gam H2O.
Giá trị của V là:
A. 11,2 B. 13,44 C. 8,96 D. 15,68

HSA 102: Hòa tan hết 0,03 mol Cu và 0,06 mol Mg vào dung dịch H2SO4 đặc nóng thu được dung
dịch X. Chia X thành 2 phần bằng nhau:
Phần 1: Cho vào 110 ml dung dịch NaOH 1M thu được 6g kết tủa.
Phần 2: Cho vào lượng dư dung dịch BaCl2 thu được m gam kết tủa.
Nếu cho lượng dư dung dịch BaCl2 vào X thì thu được số gam kết tủa là:
A. 12,815 B. 13,98 C. 25,63 D. 26,53

HSA 103: Trong số các loại tơ sau: tơ tằm, tơ visco, tơ nilon-6,6, tơ axetat, tơ capron, tơ enang.
Những loại tơ thuộc loại tơ nhân tạo là:
A. Tơ tằm và tơ enang. B. Tơ visco và tơ nilon -6,6.
C. Tơ nilon-6,6 và tơ capron. D. Tơ visco và tơ axetat.

HSA 104: Thuỷ phân 4,4 gam etyl axetat bằng 100 ml dung dịch NaOH 0,2M. Sau khi phản ứng
xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch, thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là:

A. 2,9 B. 4,28 C. 4,1 D. 1,64


HSA 105: Đun a gam este X với 250 ml dung dịch NaOH 1M, phản ứng hoàn toàn được dung
dịch. Lượng NaOH còn lại sau phản ứng tác dụng vừa đủ với 0,1 lít dung dịch HCl 0,5M.
Sau khi cô cạn cẩn thận dung dịch A được 6,2 gam ancol no và 19,325 gam hỗn hợp 3 muối.
CTCT của X là:
A. CH3COOCH2–CH2OOCCH3 B. HCOOCH2–CH2OOCC2H5
C. CH3COOCH2–CH2OOCC2H5 D. C2H5COOCH2–CH=CH2OOCH3.

HSA 106: Cho hỗn hợp X gồm 2 aminoaxit no chứa 1 chức axit và 1 chức amino tác dụng với 200
ml dd HCl 2M được dung dịch Y. Để tác dụng hết với các chất trong Y, cần dùng 500 ml dd
NaOH 1M. Tổng số mol các chất trong X là:
A. 0,1 mol B. 0,2 mol C. 0,3 mol D. 0,05 mol

HSA 107: Nung 86 gam thạch cao sống một thời gian thu được chất rắn có công thức CaSO4.nH2O,
khối lượng chất rắn sau khi nung giảm 13,5 gam so với ban đầu. Tìm n?
A. 0,5 B. 1,5 C. 1 D. 0

HSA 108: Muốn cho cân bằng của phản ứng tổng hợp amoniac chuyển dịch sang phải, cần phải
đồng thời:
A. Tăng áp suất và tăng nhiệt độ.
B. Giảm áp suất và giảm nhiệt độ.
C. Tăng áp suất và giảm nhiệt độ.
D. Giảm áp suất và tăng nhiệt độ.

HSA 109: Nung nóng hoàn toàn 27,3 gam hỗn hợp NaNO3; Cu(NO3)2. Hỗn hợp khí thoát ra được
dẫn vào nước dư thì thấy có 1,12 lít khí (đktc) không bị hấp thụ (lượng O2 hoàn tan không
đáng kể). Khối lượng Cu(NO3)2 trong hỗn hợp ban đầu là?
A. 4,4g B. 8,6g C. 28,2g D. 18,8g

HSA 110: Số chất điện li mạnh trong các số các chất sau là: H2SO4, Ca(OH)2, BaSO4, CH3COOH,
Na2SO4, H2S.
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5

HSA 111: Cho các polime sau:


a) Tơ tằm; b) Sợi bông; c) Len
d) Tơ visco; e) Tơ nilon-6,6; f) Tơ axetat
Sơ polime có nguồn gốc xenlulozo là:
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5

HSA 112: Chất nào sau đây không phân li ra ion khi ở trong nước?
A. Ca(OH)2. B. MgCl2.
C. C6H12O6 (glucozo). D. HClO4.

HSA 113: Hòa tan hoàn toàn 37,12 gam FexOy vào dung dịch HCl thu được dung dịch Y. Cô cạn
dung dịch Y thu được chất rắn, trong đó khối lượng FeCl3 là 52 gam. Công thức của FexOy
là:
A. FeO. B. Fe2O3.
C. Fe3O4. D. Không tìm được.

HSA 114: Đun nóng hỗn hợp khí gồm 0,06 mol C2H2 và 0,04 mol H2 với xúc tác Ni, sau một thời
gian thu được hỗn hợp khí Y. Dẫn toàn bộ khí Y lội từ từ qua bình đựng dung dịch Br2 dư
thì còn lại 0,448 lít hỗn hợp khí Z (ở đktc) có tỉ khối so với O2 là 0,5. Khối lượng bình đựng
dung dịch Br2 tăng là:

A. 1,04g B. 1,32g C. 1,64g D. 1,20g

HSA 115: Cho 14,55 gam muối H2NCH2COONa tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl dư, thu
được dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được bao nhiêu gam muối khan?
A. 16,73 gam. B. 8,78 gam. C. 20,03 gam. D. 25,50 gam.

HSA 116: Thủy phân chất X bằng dung dịch NaOH, thu được hai chất Y và Z đều có phản ứng
tráng bạc, Z tác dụng với Na sinh ra khí H2. Chất X là:
A. HCOO–CH2CHO. B. CH3COO–CH=CH2.
C. HCOOCH=CH2. D. HCOOCH=CH–CH3.

HSA 117: Nhiệt phân 26,1 gam một muối nitrat của kim loại M ( trong chân không). Sau khi phản
ứng kết thúc thu được 20,7 gam chất rắn. Tìm kim loại M biết hiệu suất phàn ứng đạt 50%.
A. Mg B. Cu C. Ca D. Ba

HSA 118: Cho cân bằng hóa học:


N2 (k) + 3H2 ⇌ 2NH3 (k)
Phản ứng thuận là phản ứng tỏa nhiệt. Cân bằng hóa học không bị chuyển dịch khi:
A. Thay đổi áp suất của hệ. B. Thay đổi nồng độ N2.
C. Thay đổi nhiệt độ. D. Thêm chất xúc tác Fe.

HSA 119: Xà phòng hóa hoàn toàn 66,6 gam hỗn hợp hai este HCOOC2H5 và CH3COOCH3 bằng
dung dịch NaOH, thu được hỗn hợp X gồm hai ancol. Đun nóng hỗn hợp X với H2SO4 đặc
ở 140oC, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam nước. Giá trị của m là:
A. 4,05 gam B. 8,1 gam C. 18 gam D. 16,2 gam

HSA 120: Nhiệt phân quặng FeS2 trong khí O2 thu được hỗn hợp khí X có thể tích 11,2 lit (ở đktc).
Dẫn X qua nước clo thu được dung dịch Y và 0.2 mol khí thoát ra. Cho dung dịch BaCl2 vào
dung dịch Y tới dư thu được m gam kết tủa Z. Giá trị của m là?
A. 69,9 gam B. 46,6 gam C. 58,25 gam D. 69,6 gam

HSA 121: Nung nóng a mol hỗn hợp X gồm C2H2 và H2 trong bình kín có xúc tác thích hợp thu
được hỗn hợp khí Y. Dẫn Y qua lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, sau khi phản ứng
hoàn toàn thu được 24 gam kết tủa và hỗn hợp khí Z. Hỗn hợp Z làm mất màu tối đa 40 gam
brom trong dung dịch và còn lại hỗn hợp khí T. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp T thu được
11,7 gam nước. Giá trị của a là:
B. 1,00. B. 0,80. C. 1,50. D. 1,25.

HSA 122: Hồn hợp X gồm alanin và axit glutamic. Cho m gam X tác dụng hoàn toàn với đung
dịch NaOH (dư) thu được dung dịch Y chứa (m + 30,8) gam muối. Mặt khác, nếu cho m
gam x tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl thu được dung dịch Z chứa (m + 36,5) gam
muối. Tính m?
A. 112,2. B. 224,4. C. 56,6 D. 118,8

HSA 123: Loại tơ nào dưới đây thường dùng để dệt vải may quần áo ấm hoặc bện thành sợi “len”
đan áo rét?
A. Tơ capron. B. Tơ nilon – 6,6. C. Tơ lapsan. D. Tơ olon.

HSA 124: Đốt cháy hết m gam một este đơn chức no, mạch hở thu được (m + 2,8) gam CO2 và
(m – 2,4) gam H2O. Tìm công thức phân tử của este:
A. HCOOCH3. B. CH3COOCH3. C. CH3COOC2H5. D. HCOOC2H5.

HSA 125: Xà phòng hóa 8,8 gam etyl axetat bằng 200 ml dung dịch NaOH 0,2M. Sau phản ứng
xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được chất rắn khan có khối lượng là:
A. 3,28 B. 8,56 C. 8,2 D. 10,4

HSA 126: Hoà tan 33,8 gam oleum H2SO4. nSO3 vào nước, sau đó cho tác dụng với lượng dư
BaCl2 thấy có 93,2 gam kết tủa. Công thức đúng của oleum ứng với n là bao nhiêu?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
HSA 127: Cho 8g Fe2(SO4)3 vào bình chứa 100 ml dung dịch NaOH 0,3M. Cho tiếp BaCl2 tới khi
không còn phản ứng xảy ra thì thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là:
A. 5,73 B. 15,05 C. 15,5 D. 15,36

HSA 128: Cho 17,7 gam hỗn hợp Cu, Zn, Mg tác dụng với dung dịch HNO3 dư thu được dung
dịch X, cô cạn dung dịch X thu được 67,3 gam muối khan (không có NH4NO3). Nung hỗn
hợp muối khan này đến khối lượng không đổi thì thu được bao nhiêu gam chất rắn?
A. 26,1. B. 25,1. C. 24,1. D. 23,1.

HSA 129: Cho các chất sau: Na2SO4, BaSO4, NaCl, CH3COOH. Chất dẫn điện tốt nhất là:
A. Na2SO4 B. BaSO4. C. NaCl D. CH3COOH.

HSA 130: Cho cân bằng hóa học sau:


N2(k) + 3H2(k) ⇔ 2NH3(k) ∆H = – 92 kJ/mol
Khi tăng nhiệt độ thì:
A. Cân bằng chuyển dịch về phía nghịch, tỷ khối của hỗn hợp phản ứng giảm.
B. Cân bằng chuyển dịch về phía nghịch, tỷ khối của hỗn hợp phản ứng tăng.
C. Cân bằng chuyển dịch về phía thuận, tỷ khối của hỗn hợp phản ứng giảm.
D. Cân bằng chuyển dịch về phía thuận, tỷ khối của hỗn hợp phản ứng tăng.

HSA 131: Cho cân bằng sau trong bình kín:


2NO2 (k) ⟺ N2O4 (k)
(nâu đỏ) (không màu)
Khi ngâm bình vào nước đá thì màu nâu đỏ nhạt dần. Điều đó chứng tỏ rằng phản ứng
thuận có:
A. ∆H < 0, phản ứng tỏa nhiệt B. ∆H > 0, phản ứng thu nhiệt
C. ∆H < 0, phản ứng thu nhiệt D. ∆H > 0, phản ứng tỏa nhiệt.

HSA 132: Nhiệt phân hoàn toàn m gam hỗn hợp các muối nitrat: Fe(NO3)2; Pb(NO3)2; Cu(NO3)2;
Al(NO3)3 thu được 8g oxit kim loại và 5,04 lít hỗn hợp khí X (NO2 và O2) có tỷ khối so với
không khí là 1,2. Giá trị của m là:
A. 23,50g B. 15,83g C. 12,89g D. 16,70g

HSA 133: Tơ nào sau đây được điều chế bằng phản ứng trùng hợp?
A. Nilon 6-6 B. Nilon-7 C. Olon D. Lapsan.

HSA 134: Chất nào sau đây không dẫn điện được ?
A. NaCl rắn khan B. CaCl2 nóng chảy
C. NaOH nóng chảy D. HCl hòa tan trong nước

HSA 135: Thủy phân este có công thức phân tử C4H8O2 (với xúc tác axit), thu được 2 sản phẩm
hữu cơ X và Y. Từ X có thể điều chế trực tiếp ra Y. Vậy chất X là:
A. Ancol metylic B. Etyl axetat C. Axit fomic D. Ancol etylic
HSA 136: Cho 14,55 gam muối H2NCH2COONa tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl dư, thu
được dung dịch X. Cô cạn toàn bộ dung dịch X thu được bao nhiêu gam muối ăn?
A. 16,73g B. 25,50g C. 20,03g D. 8,78g

HSA 137: Để xác định công thức tinh thể ngậm nước MgCO3.nH2O người ta lấy một lượng muối
đó đem nung ở nhiệt độ cao để phản ứng nhiệt phân xảy ra hoàn toàn, đồng thời cho toàn bộ
lượng khí và hơi nước thoát ra đi chậm qua bình 1 đựng lượng dư dung dịch axit H2SO4 đặc
và bình 2 đựng lượng dư dung dịch NaOH đặc. Nhận thấy khối lượng bình 1 tăng lên 1,8g,
khối lượng bình 2 tăng lên 0,88g. Hãy xác định công thức phân tử của muối kết tinh ngậm
nước đó.
A. MgCO3.2H2O B. MgCO3.4H2O
C. MgCO3.H2O D. MgCO3.5H2O

HSA 138: Cho hỗn hợp X gồm CH4, C2H4 và C2H2. Lấy 8,6 gam X tác dụng hết với dung dịch
brom (dư) thì khối lượng brom phản ứng là 48 gam. Mặt khác, nếu cho 13,44 lít (ở đktc)
hỗn hợp khí X tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 36 gam kết
tủa. Phần trăm thể tích của CH4 có trong X là:
A. 20% B. 50% C. 25% D. 40%

HSA 139: Hỗn hợp X gồm hai este no, đơn chức, mạch hở là đồng phân cấu tạo của nhau. Cho
11,1 gam X tác dụng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 28,08
gam Ag. Mặc khác, cho 0,3 mol X tác dụng vừa đủ với dung dịch KOH, thu được m gam
muối. Giá trị của m là:
A. 20,96g B. 12,88g C. 28,84g D. 25,76g

HSA 140: Hòa tan 31,3 gam hỗn hợp K và Ba vào nước thu được dung dịch X và 5,6 lít khí H2 ở
đktc. Cho vào dung dịch X 100ml dung dịch HCl 1M. Sau đó thêm tiếp cho tới dư dung dịch
CuSO4 thì thu được lượng kết tủa là:
A. 33,1g B. 46,6g C. 66,2g D. 85,8g

HSA 141: Cho phản ứng:


2SO2 + O2 ⇆ 2SO3 ΔH < 0.
Khi giảm nhiệt độ và khi giảm áp suất thì cân bằng của phản ứng trên chuyển dịch tương
ứng là:
A. Thuận và thuận. B. Thuận và nghịch.
C. Nghịch và thuận. D. Nghịch và nghịch.

HSA 142: Câu nào sau đây đúng khi nói về sự điện li:
A. Sự điện li là sự hòa tan của một chất vào nước thành dung dịch.
B. Sự điện li là sự phân li của một chất dưới tác dụng của dòng điện.
C. Sự điện li là sự phân li của một chất thành ion dương và ion âm khi chất đó tan trong
nước.
D. Sự điện li thực chất là quá trình oxi hóa khử.

HSA 143: Trong các polime sau có bao nhiêu polime là polime tổng hợp: nilon-6; nilon-7; bông;
cao su buna-S; xenlulozơ?
A. 3 B. 4 C. 5 D. 2.

HSA 144: Nung m gam hỗn hợp X gồm Cu(NO3)2 và AgNO3 trong bình kín không chứa không
khí, sau phản ứng hoàn toàn thu được chất rắn Y và 10,64 lít hỗn hợp khí Z (đktc). Cho Y
tác dụng với dung dịch HCl dư, kết thúc phản ứng còn lại 16,2g chất rắn không tan. Giá trị
của m là:
A. 44,3 B. 52,8 C. 47,12 D. 52,5.

HSA 145: Cho các este: etyl fomat (1); vinyl axetat (2); triolein (3); metyl acrylat (4); phenyl
axetat (5). Dãy gồm các este đều phản ứng được với dung dịch NaOH (đun nóng) sinh ra
ancol là:
A. (1), (3), (4). B. (3), (4), (5). C. (1), (2), (3). D. (2), (3), (5).

HSA 146: Cho 16 gam một oxit sắt tác dụng hoàn toàn với khí H2 ở nhiệt độ cao phải dùng hết
6,72 lít khí H2 ở đktc. Công thức của oxit sắt là:
A. FeO B. Fe2O3 C. Fe3O4 D. Fe2O.
HSA 147: Dẫn 1,68 lít hỗn hợp X gồm hai hidrocacbon vào bình đựng dung dịch Br2 dư. Sau phản
ứng xảy ra hoàn toàn, có 4 gam Br2 đã phản ứng và còn lại 1,12 lít khí. Nếu đốt cháy hoàn
toàn 1,68 lít khí X thì sinh ra 2,8 lít khí CO2. CTPT của hai hidrocacbon là: (biết các thể tích
khí đo ở đktc)
A. CH4 và C2H4 B. CH4 và C3H4
C. CH4 và C3H6 D. C2H6 và C3H6.

HSA 148: Hỗn hợp X gồm glyxin, alanin và axit glutamic ( trong đó oxi chiếm 41,2% về khối
lượng). Cho m gam X tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 20,532 gam muối. Giá trị
của m là:
A. 13,8 B. 13,1 C. 12,0 D. 16,0.

HSA 149: Đốt cháy lưu huỳnh trong khí O2 thu được 11,2 lít khí X (ở đktc). Sục khí X vào dung
dịch KMnO4 thu được dung dịch Y. Tính lượng kết tủa khi cho BaCl2 và dung dịch Y.
A. 116,5g B. 58,25 C. 115,6 D. 93,2.

HSA 150: Cho 18,81 gam hỗn hợp E chứa một este đơn chức X (chứa một liên kết C=C) và một
axit đơn chức Y tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, kết thúc phản ứng thu được ancol
metylic và m gam một muối duy nhất. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 0,16 mol E, thu được
122a gam CO2 và 39a gam H2O. Giá trị của m là:
A. 22,56. B. 18,80. C. 21,60. D. 17,28.

HSA 151: Trong các polime sau: tơ tằm, sợi bông, tơ visco, tơ nilon-6, tơ nitron, những polime có
nguồn gốc từ xenlulozo là:
A. Sợi bông, tơ visco và tơ nilon-6.
B. Tơ tằm, sợi bông và tơ nitron.
C. Sợi bông và tơ visco.
D. Tơ visco và tơ nilon 6.

HSA 152: Trong dung dịch H3PO4 (bỏ qua sự phân li của H2O) có bao nhiêu loại ion:
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
HSA 153: Dẫn V lít hỗn hợp X gồm axetilen và hidro có khối lượng là m gam đi qua ống sứ đựng
bột Niken nung nóng thu được hỗn hợp khí Y. Dẫn Y vào lượng dư AgNO3/NH3 thu
được 12 gam kết tủa. Khí đi ra khỏi dung dịch phản ứng vừa đủ với 16 gam Brom và còn lại
khí Z. Đốt cháy hoàn toàn Z thu được 2,24 lít CO2 và 4,5 gam H2O. Giá trị của V là:
A. 11,2. B. 13,44. C. 5,6. D. 8,96.

HSA 154: Trong công nghiệp người ta điều chế NH3 theo phương trình :
N2 + 3H2 ⇄ 2NH3 ∆H = –92 kJ
Khi hồn hợp phản ứng ở trạng thái cân bằng những yếu tố nào sau đây ảnh hưởng đến cân
bằng phản ứng?
1. Tăng nhiệt độ; 2. Giảm nhiệt độ; 3. Tăng áp suất;
4. Chất xúc tác; 5. Lấy NH3 ra khỏi hệ.
A. 1,2,3,4. B. 1,3,4,5. C. 2,3,4,5. D. 1,2,3,5.

HSA 155: Để xà phòng hóa hoàn toàn 52,8 gam hỗn hợp hai este no, đơn chức mạch hở là đồng
phân của nhau cần vừa đủ 600ml dung dịch KOH 1M. Biết cả hai este này đều không tham
gia phản ứng tráng bạc. Công thức hai este này là:
A. C2H5COOC2H5 và C3H7COOCH3. B. C2H5COOCH3 và CH3COOC2H5.
C. HCOOC4H9 và CH3COOC3H7. D. CH3COOC2H5 và HCOOC3H7.

HSA 156: Cho 0,02 mol amino axit X tác dụng vừa đủ với 200ml dung dịch HCl 0,1M thu được
3,67 gam muối khan. Mặt khác, 0,2 mol amino axit X tác dụng vừa đủ với 40 gam dung dịch
NaOH 4%. Công thức của X là:
A. (H2N)2C3H5COOH. B. H2NC2C2H3(COOH)2.
C. H2NC3H6COOH. D. H2NC3H5(COOH)2.

HSA 157: Đốt cháy hoàn toàn 6,8 gam một hợp chất vô cơ A chỉ thu được 4,48 lít SO2 (đktc) và
3,6 gam H2O. Tìm công thức của A.
A. SO2. B. SO3. C. S. D. H2S.
HSA 158: Nhiệt phân 26,1 gam một muối nitrat của của một kim loại M (trong chân không). Sau
khi phản ứng kết thúc thu được 20,7 gam chất rắn. Tìm kim loại M và thể tích khí đo (đktc).
Biết hiệu suất phản ứng đạt 50%.
A. Fe. B. Al. C. Cu. D. Ba.

HSA 159: Cho 8,96 gam bột Fe vào bình chứa 200 ml dung dịch NaNO 3 0,4M và H2SO4 0,9M.
Sau khi kết thúc các phản ứng, thêm tiếp lượng dư dung dịch Ba(OH) 2 vào bình (không
có mặt oxi), thu được m gam rắn không tan. Biết khí NO là sản phẩm khử duy nhất của
NO3-. Giá trị của m là:
A. 55,66. B. 54,54. C. 56,34. D. 56,68.

HSA 160: Thủy phân hoàn toàn m1 gam este X mạch hở bằng dd NaOH dư, thu được m2 gam
ancol Y (không có khả năng phản ứng với Cu(OH)2) và 15g hỗn hợp muối của hai axit
cacboxylic đơn chức. Đốt cháy hoàn toàn m2 gam Y bằng oxi dư, thu được 0,3 mol CO2 và
0,4 mol H2O. Giá trị của m1 là:
A. 14,6. B. 10,6. C. 16,2. D. 11,6.

HSA 161: Một hỗn hợp X gồm ankan A và anken B; trong đó A có nhiều hơn B một nguyên tử
cacbon, A và B đều ở thể khí (ở đktc). Khi cho 6,72 lít khí X (đktc) đi qua nước brom dư,
khối lượng bình brom tăng lên 2,8 gam, thể tích khí còn lại chỉ bằng 2/3 thể tích hỗn hợp X
ban đầu. CTPT của A, B và khối lượng của hỗn hợp X là:
A. C4H10, C3H6, 5,8 gam. B. C3H8, C2H4, 5,8 gam.
C. C4H10, C3H6, 12,8 gam. D. C3H8, C2H4, 11,6 gam.

HSA 162: Phát biểu nào sau đây đúng:


A. Sợi bông, tơ tằm thuộc loại polime thiên nhiên.
B. Tơ visco, tơ xenlulozo axetat đều thuộc loại tơ tổng hợp.
C. Polietilen và poli (vinyl clorua) là sản phẩm của phản ứng trùng ngưng.
D. Tơ nilon-6,6 đều được điều chế từ phản ứng amino axit và axit.
HSA 163: Cho 21 gam hỗn hợp gồm glyxin và axit axetic tác dụng vừa đủ với dung dịch KOH,
thu được dung dịch X, chứa 32,4 gam muối. Cho X tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được
dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là:
A. 44,65. B. 50,65. C. 22,35. D. 33,5

HSA 164: Xà phòng hóa hoàn toàn 66,6 gam hỗn hợp hai este HCOOC2H5 và CH3COOCH3 bằng
dung dịch NaOH, thu được hỗn hợp X gồm hai ancol. Đun nóng hỗn hợp X với H2SO4 đặc
ở 1400C, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam nước. Giá trị của m là:
A. 18,00. B. 8,10. C. 16,20. D. 4,05.

HSA 165: Nung 6,58 gam Cu(NO3)2 trong bình kín không chứa không khí, sau một thời gian thu
được 4,96 gam chất rắn và hỗn hợp khí X. Hấp thụ hoàn toàn X vào nước để được 300ml
dung dịch Y. Dung dịch Y có pH bằng:
A. 1. B. 1,5. C. 2. D. 3

HSA 166: Trộn 20ml dung dịch HCl 0,5M với 20ml dung dịch H2SO4 0,075M. Nếu coi thể tích
sau bằng tổng thể tích hai dung dịch đầu thì pH của dung dịch thu được là:
A. 1,5. B. 1. C. 2. D. 2,5

HSA 167: Cho cân bằng hóa học:


H2 (k) + I2 (k) ⟶ 2HI (k) ∆H > 0.
Cân bằng không bị chuyển dịch khi:
A. Tăng nhiệt độ của hệ. B. Giảm nồng độ HI.
C. Tăng nồng độ H2. D. Giảm áp suất chung của hệ.

HSA 168: Nung hết 9,4 gam M(NO3)n thu được 4 gam M2On. Công thức muối nitrat là:
A. Mg(NO)2. B. Al(NO3)3. C. Cu(NO3)2. D. Fe(NO3)3.

HSA 169: Một hỗn hợp X gồm 2 chất hữu cơ đơn chức. Cho X phản ứng vừa đủ với 500ml
dung dịch KOH 1M. Sau phản ứng thu được hỗn hợp Y gồm 2 muối của hai axit
cacboxylic và một ancol. Cho toàn bộ lượng ancol thu được ở trên tác dụng với Na dư,
sinh ra 3,36 lit H2 (đktc). Hỗn hợp X gồm:
A. Một este và một ancol. B. Một axit và một este.
C. Một axit và một ancol. D. Hai este.

HSA 170: Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp Na, Ba, Al vào nước thu được dung dịch X và 13,44
lít khí H2 (ở đktc). Cho X phản ứng với 450ml dung dịch H2SO4 1M thu được 31,1 gam kết
tủa và dung dịch Y chỉ chứa các muối sunfat trung hòa. Cô cạn Y thu được 41,3 gam chất
rắn khan. Giá trị m bằng:
A. 24,1. B. 18,7. C. 25,6. D. 26,4.

HSA 171: Hỗn hợp X gồm metan, propan, etilen, buten có tổng số mol là 0,57 mol và tổng khối
lượng là m gam. Đốt cháy hoàn toàn m gam X cần 54,88 lít O2 (đktc). Mặt khác cho m gam
X qua dung dịch Br2 dư thì thấy số mol Br2 phản ứng là 0,35 mol (Biết nguyên tử khối H =
1; C = 12; O = 16; Br = 80). Giá trị của m là:
A. 24,42. B. 22,68. C. 24,24. D. 22,28.

HSA 172: Xác định độ tan của FeSO4 trong nước ở 250C. Biết rằng ở nhiệt độ này khi hòa tan hết
166,8 gam muối ngậm nước FeSO4.7H2O trong 300 gam H2O thì thu được dung dịch bão
hòa.
A. 29,51 gam. B. 24,28 gam. C. 28,6 gam. D. 32,4 gam.

HSA 173: Để xác định nồng độ dung dịch H2O2, người ta hòa tan 0,5 gam nước oxi già vào nước,
thêm H2SO4 tạo môi trường axit. Chuẩn độ dung dịch thu được cần vừa đủ 10ml dung dịch
KMnO4 0,1M. Xác định hàm lượng H2O2 trong nước oxi già. Biết phản ứng chuẩn độ:
5H2O2 + 2KmnO4 + 3H2SO4 ⟶K2SO4 + 2MnSO4 + 5O2 + 8H2O.
A. 9%. B. 17%. C. 12%. D. 21%.

HSA 174: Cho m gam axit glutamic vào dung dịch chứa NaOH dư thu được dung dịch X chứa
23,1 gam chất tan. Cho dung dịch X phản ứng vừa đủ với dung dịch Y chứa H2SO4 0,5M và
HCl 1M, thu được dung dịch Z chứa 38,4 gam muối. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
Giá trị của m là:
A. 14,70. B. 20,58. C. 17,64. D. 22,05.
HSA 175: Tiến hành thí nghiệm xà phòng hóa chất béo:
Bước 1: Cho vào bát sứ nhỏ khoảng 2 ml dầu dừa và 6 ml dung dịch NaOH 40%.
Bước 2: Đun sôi nhẹ hỗn hợp, liên tục khuấy đều bằng đũa thủy tinh khoảng 30 phút và
thỉnh thoảng thêm nước cất để giữ cho thể tích hỗn hợp không đổi rồi để nguội hỗn hợp.
Bước 3: Rót thêm vào hỗn hợp 7-10 ml dung dịch NaCl bão hòa nóng, khuấy nhẹ rồi để yên
hỗn hợp. Cho các phát biểu sau:
(a) Sau bước 3, thấy có lớp chất rắn màu trắng nổi lên là glixerol.
(b) Thêm dung dịch NaCl bão hòa nóng để làm tăng hiệu suất phản ứng.
(c) Ở bước 2 nếu không thêm nước cất, hỗn hợp bị cạn khô thì phản ứng thủy phân không
xảy ra.
(d) Trong thí nghiệm này, có thể thay dầu dừa bằng dầu nhờn bôi trơn máy.
Số phát biểu đúng là:
A. 1. B. 4. C. 3. D. 2.

HSA 176: Cho các phương trình hóa học sau:


(1) X + 2NaOH → X1 + X2 + H2O
(2) X1 + H2SO4 → X3 + Na2SO4
(3) nX2 + nY → poli(etylen terephtalat) + 2nH2O
(4) nX3 + nZ → tơ nilon-6,6 + 2nH2O
Công thức phân tử của X là:
A. C8H14O6. B. C8H14O3. C. C10H16O5. D. C10H18O4.

HSA 177: Nhiệt phân hoàn toàn 70 gam hỗn hợp Fe(NO3)2 và AgNO3 thu được chất rắn X. Hòa
tan hết chất rắn X cần 63 gam HNO3 thu được khí NO2 (là sản phẩm khử duy nhất). Khối
lượng Fe(NO3)2 trong hỗn hợp ban đầu là:
A. 27. B. 34. C. 36. D. 45.

HSA 178: Thực hiện các thí nghiệm sau:


(a) Cho dung dịch Ba(HCO3)2 vào dung dịch NaHSO4.
(b) Cho Na vào dung dịch FeCl2 dư.
(c) Cho dung dịch (NH4)2SO4 vào dung dịch Ba(OH)2.
(d) Sục khí CO2 dư vào dung dịch hỗn hợp NaOH và Ba(OH)2.
(e) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch Fe(NO3)2.
Sau khi các phản ứng kết thúc, số thí nghiệm thu được cả kết tủa và khí là:
A. 5. B. 2. C. 3. D. 4.

HSA 179: Cho ba mẫu đá vôi (100% CaCO3) có cùng khối lượng: mẫu 1 dạng bột mịn, mẫu 2
dạng viên nhỏ, mẫu 3 dạng khối vào ba cốc đựng cùng thể tích dung dịch HCl (dư, cùng
nồng độ, ở điều kiện thường). Thời gian để đá vôi tan hết trong ba cốc tương ứng là t1, t2, t3
giây. So sánh nào sau đây đúng?
A. t1 = t2 = t3. B. t1 < t2 < t3. C. t3 < t2 < t1. D. t2 < t1 < t3.

HSA 180: Hỗn hợp M gồm 1 ancol X, axit cacboxylic Y (đều no, hở, đơn chức) và este Z tạo ra
từ X và Y. Đốt cháy hoàn toàn m gam M cần dùng vừa đủ 0,18 mol O2, sinh ra 0,14 mol
CO2. Cho m gam M trên vào 500ml dung dịch NaOH 0,1M đun nóng, sau khi kết thúc các
phản ứng thu được dung dịch N. Cô cạn dung dịch N còn lại 3,68 gam rắn khan. Xác định
công thức cấu tạo thu gọn của Y.
A. C2H5 COOH. B. CH3COOH. C. C3H7COOH. D. C3H7OH.

HSA 181: Hỗn hợp khí X gồm một ankan và một anken. Tỉ khối của X so với H2 bằng 11,25. Đốt
cháy hoàn toàn 4,48 lít X, thu được 6,72 lít CO2 (các thể tích khí đo ở đktc). Công thức của
ankan và anken lần lượt là:
(Biết nguyên tử khối H = 1; C = 12)
A. CH4 và C2H4. B. C2H6 và C2H4. C. CH4 và C3H6. D. CH4 và C4H8.
HSA 182: Cần lấy bao nhiêu gam tinh thể CuSO4.5H2O và bao nhiêu gam dung dịch CuSO4 4%
để điều chế 500 gam dung dịch CuSO4 8%?
A. 62,50 gam và 437,50 gam. B. 33,33 gam và 466,67 gam.
C. 37,50 gam và 462,50 gam. D. 25,00 gam và 475,00 gam.

HSA 183: Để xác định nồng độ dung dịch NaOH người ta tiến hành như sau: Cân 1,26 gam axit
oxalic ngậm nước (H2C2O4.2H2O) hòa tan hoàn toàn vào nước, định mức thành 100ml. Lấy
10ml dung dịch này thêm vào đó vài giọt phenolphthalein, đem chuẩn độ bằng dung dịch
NaOH đến xuất hiện màu hồng (pH = 9) thì hết 17,5ml dung dịch NaOH. Tính nồng độ dung
dịch NaOH đã dùng.
A. 0,1143M. B. 0,2600M. C. 0,1240M. D. 0,1600M.
HSA 184: Cho 4,5 gam amin X (no, đơn chức, mạch hở) tác dụng hết với dung dịch HCl dư, thu
được 8,15 gam muối. Tổng số các nguyên tử trong phân tử X là:
A. 9. B. 8. C. 10. D. 7.

HSA 185: Thí nghiệm xác định định tính nguyên tố cacbon và hiđro trong phân tử saccarozơ được
tiến hành theo các bước sau:
Bước 1: Trộn đều khoảng 0,2 gam saccarozơ với 1 đến 2 gam đồng(II) oxit, sau đó cho hỗn
hợp vào ống nghiệm khô (ống số 1) rồi thêm tiếp khoảng 1 gam đồng(II) oxit để phủ kín
hỗn hợp. Nhồi một nhúm bông có rắc bột CuSO4, khan vào phần trên ống số 1 rồi nút bằng
nút cao su có ống dẫn khí.
Bước 2: Lắp ống số 1 lên giá thí nghiệm rồi nhúng ống dẫn khí vào dung dịch Ca(OH)2 đựng
trong ống nghiệm (ống số 2).
Bước 3: Dùng đèn cồn đun nóng ống số 1 (lúc đầu đun nhẹ, sau đó đun tập trung vào phần
có hỗn hợp phản ứng).
Cho các phát biểu sau:
(a) CuSO4 khan được dùng để nhận biết H2O sinh ra trong thí nghiệm.
(b) Thí nghiệm trên, trong ống số 2 có xuất hiện kết tủa trắng.
(c) Ở bước 2, lắp ống số 1 sao cho miệng ống hướng lên.
(d) Thí nghiệm trên còn được dùng để xác định định tính nguyên tố oxi trong phân tử
saccarozơ.
(e) Kết thúc thí nghiệm: tắt đèn cồn, để ống số 1 nguội hẳn rồi mới đưa ống dẫn khí ra khỏi
dung dịch trong ống số 2.
Số phát biểu đúng là:
A. 2. B. 4. C. 3. D. 1.

HSA 186: Cho các phát biểu sau: Các polime đều có nhiệt độ nóng chảy xác định (1); đa số polime
không tan trong các dung môi thông thường (2); cao su là vật liệu polime có tính đàn hồi
(3); tơ poliamit bền trong môi trường axit và môi trường kiềm (4); tơ visco và tơ axetat thuộc
loại tơ hóa học (5). Số phát biểu đúng là:
A. 5. B. 3. C. 2. D. 4.

HSA 187: Nhiệt phân muối kẽm nitrat sau một thời gian thu được chất rắn và thấy khối lượng chất
rắn giảm 27 gam so với lượng ban đầu. Lượng khí thu được hòa tan vào 4 lít nước thu được
dung dịch axit có pH = x. Giá trị x là:
A. 0,7. B. 0,6. C. 0,8. D. 0,9.
HSA 188: Cho dãy các chất: NaHCO3, Zn(OH)2, Cr2O3, Al(OH)3, Al, Al2O3, AlCl3, CrO,
Cr(OH)3, CrO3, Mg(OH)2. Số chất trong dãy có tính chất lưỡng tính là:
A. 5. B. 7. C. 6. D. 8.

HSA 189: Quá trình tổng hợp NH3 từ H2 và N2 (với xúc tác Al2O3) có thể được biểu diễn bằng cân
bằng hóa học sau:
N2 + 3H2 ⇄ 2NH3 ΔH < 0
Người ta thử các cách sau:
(1) Tăng áp suất của khí N2 khi cho vào hệ.
(2) Tăng áp suất chung của hệ.
(3) Giảm nhiệt độ của hệ.
(4) Không dùng chất xúc tác nữa.
(5) Hóa lỏng NH3 và đưa ra khỏi hệ.
Số cách làm có thể làm cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận là:
A. 4. B. 3. C. 2. D. 1.

HSA 190: Hỗn hợp X gồm 2 este đơn chức (không chứa nhóm chức nào khác). Cho 0,08 mol X
tác dụng hết với dung dịch AgNO3/NH3 thu được 0,16 mol Ag. Mặt khác thủy phân hoàn
toàn 0,08 mol X bằng dung dịch NaOH dư thu được dung dịch chứa 9,34 gam hỗn hợp 2
muối và 1,6 gam CH3OH. Tính phần trăm khối lượng este có phân tử khối lớn hơn trong X.
A. 57,63% B. 87,63% C. 47,63% D. 67,63%

HSA 191: Hỗn hợp khí X gồm etilen và axetilen. Cho 6,8 gam X tác dụng với lượng dư dung dịch
AgNO3 trong NH3, thu được 24 gam kết tủa. Mặt khác, cho 6,8 gam X phản ứng với Br2
trong dung dịch. Số mol Br2 phản ứng tối đa là bao nhiêu? (Cho biết nguyên tử khối của các
nguyên tố: H=1; C=12; N=14; O=16; Br=80; Ag=108).
A. 0,40. B. 0,25. C. 0,20. D. 0,35.

HSA 192: Đồng sunfat ngậm nước hay còn gọi là đá xanh có công thức hóa học CuSO4.5H2O
thường được ứng dụng làm chất sát khuẩn, diệt nấm, diệt cỏ và thuốc trừ sâu. Khi nung
nóng, CuSO4.5H2O mất dần khối lượng. Đồ
thị sau đây biểu diễn độ giảm khối lượng của
CuSO4.5H2O khi tăng nhiệt độ nung.
(Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố:
H=1; O=16; S=32; Cu=64.)
Thành phần gần nhất của chất rắn sau khi
nhiệt độ đạt đến 2000C là:
A. CuSO4.H2O.
B. CuSO4.4H2O.
C. CuSO4. D. CuO.
HSA 193: Một lọ đựng dung dịch Na2SO3 (dung dịch X) để lâu ngày. Nồng độ Na2SO3 trong X
được xác định lại như sau:
Thí nghiệm 1: Thêm 10 ml dung dịch Y gồm BaCl2 0,5M và HCl 2,5M vào 5ml dung dịch
X thu được 0,233 gam kết tủa trắng.
Thí nghiệm 2: Thêm từ từ dung dịch nước brom vào 5ml dung dịch X cho tới khi dung dịch
có màu vàng nhạt bền, thêm tiếp 10ml dung dịch Y thì thu được 0,699 gam kết tủa trắng.
(Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; O = 16; Na = 23; S = 32; Cl = 35,5; Br
= 80; Ba = 137).
Nồng độ Na2SO3 trong dung dịch X là:
A. 0,8M. B. 0,2M. C. 0,6M. D. 0,4M.
HSA 194: Axit glutamic (C5H9NO4) là nguyên liệu để sinh vật tổng hợp protein. Cho 0,15 mol
axit glutamic vào 200ml dung dịch HCl 1,0M, thu được dung dịch X. Cho lượng dư NaOH
vào dung dịch X. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số mol NaOH đã phản ứng là:
A. 0,55. B. 0,35. C. 0,50. D. 0,15.

HSA 195: Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:
Bước 1: Cho vào bình cầu 12ml axit axetic; 15ml etanol và 1,5ml dung dịch H2SO4 đặc.
Bước 2: Lắc đều, lắp ống sinh hàn đồng thời đun sôi nhẹ trong khoảng 2,5 giờ.
Bước 3: Để nguội rồi thêm vào bình cầu 10ml dung dịch NaCl bão hòa.
Khẳng định nào sau đây là đúng?
A. Sau bước 2, trong bình cầu xảy ra phản ứng xà phòng hóa.
B. Sau bước 3, chất lỏng trong bình cầu phân thành hai lớp.
C. Dung dịch NaCl bão hòa được thêm vào để phản ứng đạt hiệu suất cao hơn.
D. Trong phản ứng giữa axit axetic với etanol, H2O tạo nên từ nguyên tử H trong nhóm –
COOH của axit và nhóm – OH của ancol.

HSA 196: Cho các polime: tơ nitron, xenlulozơ, polibutađien, tơ lapsan. Polime thiên nhiên là
A. Xenlulozơ. B. Tơ lapsan.
C. Tơ nitron. D. Polibutađien.

HSA 197: Nhiệt phân hoàn toàn hỗn hợp chất rắn X gồm Cu(NO3)2 và AgNO3. Hỗn hợp khí thu
được cho lội qua nước lạnh thu được dung dịch Y và 168ml khí Z không màu (ở điều kiện
tiêu chuẩn). Cho Y tác dụng với lượng vừa đủ dung dịch NaOH thu được dung dịch chứa
9,35 gam một muối. Phần trăm khối lượng AgNO3 trong X là bao nhiêu?
(Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H=1; N=14; O=16; Na=23; Cu=64; Ag=108).
A. 42,86%. B. 40, 41%. C. 57,56%. D. 57,14%.

HSA 198: Trong các dung dịch sau đây có cùng nồng độ 0,1M, dung dịch dẫn điện tốt nhất là:
A. KCl. B. K2SO4. C. NH3. D. CH3COOH.

HSA 199: NH3 là chất đầu quan trọng trong công nghiệp hóa chất, được sản xuất theo phương
pháp Haber-Bosch, sử dụng phản ứng trực tiếp giữa H2 và N2:
N2 (k) + 3H2 (k) → 2NH3 (k) (∆H < 0)
Tại điều kiện tỉ lệ mol giữa N2 và H2 là 1:3, nhiệt độ 4500C, áp suất 200 atm, xúc tác là sắt
(Fe) dạng bột mịn, phản ứng tổng hợp NH3 cho hiệu suất khoảng 25%.
Phát biểu nào sau đây không đúng về quá trình tổng hợp NH3?
A. Giảm nhiệt độ làm giảm tốc độ phản ứng tổng hợp amoniac.
B. Tăng nhiệt độ làm tăng hiệu suất tổng hợp amoniac.
C. Tăng áp suất làm tăng hiệu suất tổng hợp amoniac.
D. Xúc tác Fe làm tăng tốc độ phản ứng tổng hợp amoniac.

HSA 200: Cho 35,04 gam hỗn hợp X gồm ba este đều đơn chức tác dụng tối đa với 560ml dung
dịch NaOH 1,0M, thu được a gam hỗn hợp Y gồm hai ancol no, mạch hở và b gam hỗn hợp
muối Z (phân tử các muối chỉ chứa một nhóm chức). Đun nóng a gam Y với H 2SO4 đặc ở
1400C thu được 6,64 gam hỗn hợp T gồm ba ete. Hóa hơi hoàn toàn lượng T nói trên, thu
được thể tích hơi bằng thể tích của 3,36 gam N2 (ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất). Biết
các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị của b bằng bao nhiêu?
(Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H=1; C=12; N=14; O=16; Na=23; S=32).
A. 48,64. B. 58,64. C. 64,48. D. 64,58.

HSA 201: Hỗn hợp khí X gồm etilen và axetilen. Cho 6,8 gam X tác dụng với lượng dư dung dịch
AgNO3 trong NH3, thu được 24 gam kết tủa. Mặt khác, cho 6,8 gam X phản ứng với Br2
trong dung dịch. Số mol Br2 phản ứng tối đa là bao nhiêu? (Cho biết nguyên tử khối của các
nguyên tố: H=1; C=12; N=14; O=16; Br=80; Ag=108).
A. 0,40. B. 0,25. C. 0,20. D. 0,35.

HSA 202: Đồng sunfat ngậm nước hay còn gọi là đá xanh có công thức hóa học CuSO4.5H2O
thường được ứng dụng làm chất sát khuẩn, diệt nấm, diệt cỏ và thuốc trừ sâu. Khi nung
nóng, CuSO4.5H2O mất dần khối lượng. Đồ
thị sau đây biểu diễn độ giảm khối lượng của
CuSO4.5H2O khi tăng nhiệt độ nung.
(Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố:
H=1; O=16; S=32; Cu=64.)
Thành phần gần nhất của chất rắn sau khi
nhiệt độ đạt đến 2000C là:
A. CuSO4.H2O.
B. CuSO4.4H2O.
C. CuSO4. D. CuO.

HSA 203: Một lọ đựng dung dịch Na2SO3 (dung dịch X) để lâu ngày. Nồng độ Na2SO3 trong X
được xác định lại như sau:
Thí nghiệm 1: Thêm 10 ml dung dịch Y gồm BaCl2 0,5M và HCl 2,5M vào 5ml dung dịch
X thu được 0,233 gam kết tủa trắng.
Thí nghiệm 2: Thêm từ từ dung dịch nước brom vào 5ml dung dịch X cho tới khi dung dịch
có màu vàng nhạt bền, thêm tiếp 10ml dung dịch Y thì thu được 0,699 gam kết tủa trắng.
(Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; O = 16; Na = 23; S = 32; Cl = 35,5; Br
= 80; Ba = 137).
Nồng độ Na2SO3 trong dung dịch X là:
A. 0,8M. B. 0,2M. C. 0,6M. D. 0,4M.

HSA 204: Axit glutamic (C5H9NO4) là nguyên liệu để sinh vật tổng hợp protein. Cho 0,15 mol
axit glutamic vào 200ml dung dịch HCl 1,0M, thu được dung dịch X. Cho lượng dư NaOH
vào dung dịch X. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số mol NaOH đã phản ứng là:
A. 0,55. B. 0,35. C. 0,50. D. 0,15.

HSA 205: Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:
Bước 1: Cho vào bình cầu 12ml axit axetic; 15ml etanol và 1,5ml dung dịch H2SO4 đặc.
Bước 2: Lắc đều, lắp ống sinh hàn đồng thời đun sôi nhẹ trong khoảng 2,5 giờ.
Bước 3: Để nguội rồi thêm vào bình cầu 10ml dung dịch NaCl bão hòa.
Khẳng định nào sau đây là đúng?
A. Sau bước 2, trong bình cầu xảy ra phản ứng xà phòng hóa.
B. Sau bước 3, chất lỏng trong bình cầu phân thành hai lớp.
C. Dung dịch NaCl bão hòa được thêm vào để phản ứng đạt hiệu suất cao hơn.
D. Trong phản ứng giữa axit axetic với etanol, H2O tạo nên từ nguyên tử H trong nhóm –
COOH của axit và nhóm – OH của ancol.

HSA 206: Cho các polime: tơ nitron, xenlulozơ, polibutađien, tơ lapsan. Polime thiên nhiên là
A. Xenlulozơ. B. Tơ lapsan.
C. Tơ nitron. D. Polibutađien.

HSA 207: Nhiệt phân hoàn toàn hỗn hợp chất rắn X gồm Cu(NO3)2 và AgNO3. Hỗn hợp khí thu
được cho lội qua nước lạnh thu được dung dịch Y và 168ml khí Z không màu (ở điều kiện
tiêu chuẩn). Cho Y tác dụng với lượng vừa đủ dung dịch NaOH thu được dung dịch chứa
9,35 gam một muối. Phần trăm khối lượng AgNO3 trong X là bao nhiêu?
(Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H=1; N=14; O=16; Na=23; Cu=64; Ag=108).
A. 42,86%. B. 40, 41%. C. 57,56%. D. 57,14%.

HSA 208: Trong các dung dịch sau đây có cùng nồng độ 0,1M, dung dịch dẫn điện tốt nhất là:
A. KCl. B. K2SO4. C. NH3. D. CH3COOH.

HSA 209: NH3 là chất đầu quan trọng trong công nghiệp hóa chất, được sản xuất theo phương
pháp Haber-Bosch, sử dụng phản ứng trực tiếp giữa H2 và N2:
N2 (k) + 3H2 (k) → 2NH3 (k) (∆H < 0)
Tại điều kiện tỉ lệ mol giữa N2 và H2 là 1:3, nhiệt độ 4500C, áp suất 200 atm, xúc tác là sắt
(Fe) dạng bột mịn, phản ứng tổng hợp NH3 cho hiệu suất khoảng 25%.
Phát biểu nào sau đây không đúng về quá trình tổng hợp NH3?
A. Giảm nhiệt độ làm giảm tốc độ phản ứng tổng hợp amoniac.
B. Tăng nhiệt độ làm tăng hiệu suất tổng hợp amoniac.
C. Tăng áp suất làm tăng hiệu suất tổng hợp amoniac.
D. Xúc tác Fe làm tăng tốc độ phản ứng tổng hợp amoniac.

HSA 210: Cho 35,04 gam hỗn hợp X gồm ba este đều đơn chức tác dụng tối đa với 560ml dung
dịch NaOH 1,0M, thu được a gam hỗn hợp Y gồm hai ancol no, mạch hở và b gam hỗn hợp
muối Z (phân tử các muối chỉ chứa một nhóm chức). Đun nóng a gam Y với H 2SO4 đặc ở
1400C thu được 6,64 gam hỗn hợp T gồm ba ete. Hóa hơi hoàn toàn lượng T nói trên, thu
được thể tích hơi bằng thể tích của 3,36 gam N2 (ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất). Biết
các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị của b bằng bao nhiêu?
(Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H=1; C=12; N=14; O=16; Na=23; S=32).
A. 48,64. B. 58,64. C. 64,48. D. 64,58.

HSA 211: Tiến hành cracking và tách hiđro ankan X thu được hỗn hợp Y gồm có 6 chất gồm
ankan, anken, H2 và ankan dư. Đem đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Y trong khí oxi thu được
sản phẩm cháy. Dẫn sản phẩm cháy qua dung dịch nước vôi trong dư thấy xuất hiện 40 gam
kết tủa và khối lượng dung dịch giảm 13,4 gam so với ban đầu. Công thức ankan X là:
A. C4H10. B. C5H12. C. C6H14. D. C7H16.

HSA 212: Hòa tan hoàn toàn 3,2 gam oxit M2Om trong dung dịch H2SO4 10% (vừa đủ) thu được
dung dịch muối có nồng độ 12,9%. Sau phản ứng đem cô cạn dung dịch và làm lạnh nó thu
được 7,868 gam tinh thể muối với hiệu suất kết tinh là 70%. Xác định công thức của tinh
thể muối đó.
A. Fe2(SO4)3.9H2O. B. CuSO4.5H2O.
C. MgSO4.7H2O. D. ZnSO4.5H2O.

HSA 213: Hòa tan 50 gam hỗn hợp FeSO4 và Fe2(SO4)3 trong nước thu được 300ml dung dịch.
Thêm H2SO4 (dư) vào 20ml dung dịch trên rồi chuẩn độ dung dịch này bằng dung dịch
KMnO4, thấy dùng hết 30ml dung dịch KMnO4 0,1M. Phần trăm khối lượng của FeSO4
trong hỗn hợp là:
A. 68,4%. B. 32,8%. C. 75,8%. D. 24,2%.
HSA 214: Hỗn hợp A gồm 1 amin đơn chức, 1 anken và 1 ankan. Đốt cháy hoàn toàn 12,95 gam
hỗn hợp A cần V lít O2 thu được 19,04 lít CO2; 0,56 lít N2 và m gam nước. Biết các thể tích
khí đo ở đktc. Tính V?
A. 45,92 lít. B. 30,52 lít. C. 42,00 lít. D. 32,48 lít.

HSA 215: Tiến hành thí nghiệm oxi hóa glucozơ bằng dung dịch AgNO3 trong NH3 (phản ứng
tráng bạc) theo các bước sau:
Bước 1: Cho 1 ml dung dịch AgNO3 1% vào ống nghiệm sạch.
Bước 2: Nhỏ từ từ dung dịch NH3 cho đến khi kết tủa tan hết.
Bước 3: Thêm 3 - 5 giọt glucozơ vào ống nghiệm.
Bước 4: Đun nóng nhẹ hỗn hợp ở 60°C – 70°C trong vài phút.
Cho các nhận định sau:
(a) Sau bước 2, dung dịch trong ống nghiệm chứa phức bạc amoniac [Ag(NH3)2]OH.
(b) Ở bước 4, glucozơ bị oxi hóa tạo thành muối amoni gluconat.
(c) Kết thúc thí nghiệm thấy thành ống nghiệm sáng bóng như gương.
(d) Ở thí nghiệm trên, nếu thay glucozơ bằng fructozơ hoặc saccarozơ thì đều thu được kết
tủa tương tự.
(e) Thí nghiệm trên chứng tỏ glucozơ là hợp chất tạp chức, phân tử chứa nhiều nhóm –OH
và một nhóm – CHO.
Số nhận định đúng là:
A. 3. B. 4. C. 5. D. 2.

HSA 216: Polime nào sau đây trong thành phần hóa học chỉ có hai nguyên tố C và H?
A. Poli(metyl metacrylat). B. Poli(vinyl clorua).
C. Poliacrilonitrin. D. Polistiren.

HSA 217: Nhiệt phân hoàn toàn 28,2 gam muối nitrat của kim loại hóa trị không đổi thu được oxit
kim loại và thấy khối lượng chất rắn giảm 16,2 gam so với lượng ban đầu. Công thức của
muối nitrat là:
A. Zn(NO3)2. B. Cu(NO3)2. C. Mg(NO3)2. D. Fe(NO3)2.
HSA 218: Có 4 dung dịch: NaCl, C6O12O6 (glucozơ), CH3COOH, K2SO4 đều có nồng độ 0,1
mol/lít. Dung dịch chứa chất tan có khả năng dẫn điện tốt nhất là:
A. C6H12O6. B. K2SO4. C. CH3COOH. D. NaCl.

HSA 219: Cho các cân bằng hóa học sau:


(1) N2(k) + 3H2(k) ⇄ 2NH3(k).
(2) 2SO2(k) + O2(k) ⇄ 2SO3(k).
(3) CO2(k) + H2(k) ⇄ CO(k) + H2O(k).
(4) N2O4(k) ⇄ 2NO2(k).
(5) C(r) + CO2(k) ⇄ 2CO(k).
Số cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận khi tăng áp suất của hệ phản ứng là:
A. 2. B. 1. C. 4. D. 3.

HSA 220: Cho hỗn hợp E gồm hai este mạch hở, không nhánh X, Y (MX < MY) tác dụng vừa đủ
với dung dịch NaOH, thu được ancol Z và 10,76 gam hỗn hợp muối T. Cho toàn bộ Z vào
bình chứa Na dư thấy có 0,08 mol khí H2 thoát ra và khối lượng bình tăng 7,2 gam so với
ban đầu. Đốt cháy hoàn toàn T, thu được Na2CO3, H2O và 0,08 mol CO2. Xác định phần
trăm khối lượng của X trong E.
A. 25,26%. B. 45,73%. C. 25,29%. D. 74,71%.

HSA 221: Cho các dung dịch có cùng nồng độ mol/l sau: HCl, CH3COOH, H2SO4. Thứ tự sắp xếp
khả năng dẫn điện tăng dần của các dung dịch là:
A. HCl < CH3COOH< H2SO4 C. HCl < H2SO4 < CH3COOH

B. CH3COOH < HCl < H2SO4 D. H2SO4 < HCl < CH3COOH

HSA 222: Cho phản ứng NaOH + HCl → NaCl + H2O. Phản ứng hóa học nào sau đây có cùng
phương trình ion thu gọn với phản ứng trên?
A. 2KOH + FeCl2 → Fe(OH)2 + 2KCl.
B. NaOH + NaHCO3 → Na2CO3 + H2O.
C. NaOH + NH4Cl → NaCl + NH3 + H2O.
D. KOH + HNO3 → KNO3 + H2O.

HSA 223: Cho 13,5 gam hỗn hợp các kim loại Al, Fe, Cr vào lượng dư dung dịch H2SO4 loãng
nóng thu được 7,84 lít khí H2 (đktc) và dung dịch X. Cô cạn X thu được m gam các muối
khan. Biết các phản ứng xảy ra trong điều kiện không có không khí. Giá trị của m là:
A. 42,6 B. 47,1 C. 48,8 D. 45,5

HSA 224: Peptit nào sau đây không có phản ứng màu biure?
A. Ala-Gly C. Ala-Gly-Gly
B. Ala-Ala-Gly-Gly D. Gly-Ala-Gly

HSA 225: Cho isopentan tác dụng với Cl2 theo tỉ lệ 1:1. Số sản phẩm monoclo tối đa thu được là:
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5

HSA 226: Cho 0,2 mol kim loại X tác dụng với Cl2 thu được 32,5 g muối. Kim loại X là:
A. Al (M = 27) B. Mg (M = 24) C. Fe (M = 56) D. Na (M = 23)

HSA 227: Hỗn hợp khí X gồm N2 và H2 có tỉ khối so với He bằng 1,8. Đun nóng X một thời gian
trong bình kín (có bột Fe làm xúc tác), thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với He bằng 2.
Hiệu suất của phản ứng tổng hợp NH3 là:
A. 50% B. 40% C. 36% D. 25%

HSA 228: Cho 18,4g X gồm Cu2S, CuS, FeS2 và FeS qua HNO3 đặc nóng dư thu được V lít NO2
(đktc, sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch Y. Cho Y tác dụng với lượng dư BaCl2 thu được
46,6g kết tủa, còn khi cho Y tác dụng với NH3 dư thu được 10,7 g kết tủa. Tính V?
A. 38,08 B. 16,8 C. 11,2 D. 24,64

HSA 229: Oxi hoá 0,4 mol rượu etylic C2H5OH với oxi (xúc tác men giấm) được dung dịch X.
Chia X thành 2 phần bằng nhau.
Phần 1: Tác dụng với Na dư thu được 3,136 lít khí H2 (ở đktc).
Phần 2: Thêm H2SO4 dư (xúc tác) nung nóng thu được 5,28g este.
Hỏi hiệu suất của phản ứng este là bao nhiêu?
A. 75% B. 42,8% C. 50% D. 30%

HSA 230: Đốt cháy hoàn toàn 38,6 gam hỗn hợp X gồm các amin no, hở thu được 35,84 lít
CO2 (đktc) và 48,6 gam H2O. Nếu cho 27,02 gam X tác dụng với HCl dư. Số mol HCl phản
ứng là:
A. 0,7. B. 1. C. 0,5. D. 0,35.

HSA 231: Sắp xếp các chất (có cùng nồng độ mol/l) sau theo thứ tự pH tăng dần:
A. HCl < NaCl < Na2CO3 < NH4Cl < NaOH < Ba(OH)2
B. HCl < NaCl < NH4Cl < Na2CO3 < NaOH < Ba(OH)2
C. HCl < Na2CO3 < NaCl < NH4Cl < NaOH < Ba(OH)2
D. HCl < NH4Cl < NaCl < Na2CO3 < NaOH < Ba(OH)2

HSA 232: Cho thứ tự sắp xếp tương đối trong dãy điện hóa của các cặp oxi hoá- khử là: Sn4+/Sn2+;
Fe3+/Fe2+; Ag+/ Ag. Dãy các ion kim loại được sắp xếp theo thứ tự giảm dần tính oxi hóa là:
A. Ag+, Sn4+, Fe3+. B. Sn4+, Fe3+, Ag+.
C. Ag+, Fe3+, Sn4+. D. Fe3+, Sn4+, Ag+.

HSA 233: Thủy tinh hữu cơ (plexiglas) được trùng hợp từ monome có tên là?
A. Axit acrylic. B. Metyl acrylat
C. Metyl metacrylat D. Axit metacrylic

HSA 234: C6H12 khi tác dụng với dung dịch HCl chỉ tạo ra 1 sản phẩm monoclo duy nhất. Số công
thức cấu tạo của C6H12 thỏa mãn điều kiện trên là:
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5

HSA 235: Hòa tan 142 gam P2O5 vào 500 gam dung dịch H3PO4 24,5%. Nồng độ % của
H3PO4 trong dung dịch thu được là:
A. 49,61% B. 48,86% C. 56,32% D. 68,75%
HSA 236: Khí CO2 sinh ra khi đốt 3,36 lít propan và butan dẫn vào NaOH dư thu được 28,62g
Na2CO3 và 25,2g NaHCO3. Tính phần trăm theo thể tích propan có trong hỗn hợp?

A. 30% và 70%. C. 70% và 30%.

B. 80% và 20%. D. 20% và 80%.

HSA 237: Cho 0,2 mol axit oxalic phản ứng vừa đủ với 0,3 mol CH3OH tạo được 2 este X và Y.
Tính khối lượng 2 este là:
A. 22,2 B. 24,0 C. 18,6 D. 23,1

HSA 238: A chứa propan và 1 amin đơn chức. Lấy 6 lít A trộn với 30 lít O2 đốt cháy sau phản ứng
thu được 43 lít hỗn hợp hơi nước, CO2, N2 và O2 dư. Dẫn hỗn hợp này qua H2SO4 đặc thể
tích còn lại là 21 lít. Tiếp tục dẫn qua bình NaOH dư còn 7 lít. Biết rằng các thể tích đều đo
ở cùng nhiệt độ và áp suất. Tìm CTCT của amin.
A. C3H9N B. C2H7N C. CH5N D. C3H7N

HSA 239: Cho 11,2 lít khí SO2 (đktc) vào 100ml dung dịch Ba(OH)2 có nồng độ C mol/l thu được
6,51 gam kết tủa. Hỏi giá trị của C là bao nhiêu?
A. 0,4 B. 0,5 C. 0,6 D. 0,3

HSA 240: Cho hỗn hợp A gồm clo và oxi. A phản ứng hết với một hỗn hợp gồm 4,80 gam magie
và 8,10 gam nhôm thu được 37,05 gam hỗn hợp các muối clorua và oxit của 2 kim loại. Tính
tỉ lệ phần trăm theo thể tích của oxi có trong hỗn hợp?
A. 26,50% B. 44,44% C. 55,56% D. 73,50%

HSA 241: Chất nào không phản ứng được với AgNO3 trong dung dịch NH3 dư?
A. Etanol
B. Glucozo
C. Axeton
D. Axit fomic
HSA 242: Công thức hóa học của PP?
A. (-CH2-CH2-)n
B. (-CH2-CH(CH3)-)n
C. (-CH2-CH=CH-CH2)n
D. (-CH2-CH(Cl)-)n

HSA 243: Có 4 dung dịch đều có nồng độ là a mol/l, khả năng dẫn điện của các dung dịch tăng
dần theo thứ tự nào sau đây:
A. CH3COOH < CH3COONa < K2SO4 < Al(NO3)3.
B. CH3COOH < Al(NO3)3 < CH3COONa < K2SO4.
C. Al(NO3)3 < CH3COOH < CH3COONa < K2SO4.
D. CH3COONa < CH3COOH < K2SO4 < Al(NO3)3.

HSA 244: Cho 7,84 lít CO2 tác dụng với 800 ml NaOH 1M thu được dung dịch X. Thêm BaCl2
đến dư vào X. Tính khối lượng kết tủa thu được.
Đáp số: ……

HSA 245: Khi nhiệt phân hoàn toàn từng muối X, Y thì đều tạo ra số mol khí nhỏ hơn số mol muối
tương ứng. Đốt 1 lượng nhỏ tinh thể khí Y trên trên đèn khí không màu thu được ngọn lửa
màu vàng. X, Y là?
A. Cu(NO3)2 và NaNO3
B. NaNO3 và KNO3
C. KMnO4 và NaNO3
D. CaCO3 và NaNO3

HSA 246: Tính chất nào không đúng về kim loại kiềm?
A. Trong tự nhiên, kim loại kiềm chỉ tồn tại ở dạng hợp chất.
B. Kim loại kiềm có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi thấp.
C. Đều có tính ánh kim.
D. Khả năng tác dụng với nước giảm dần từ Li đến Cs.
HSA 247: Chất nào sau đây được dùng làm tơ sợi?
A. Xenlulozo
B. Saccarozo
C. Amilopectin
D. Amilozo

HSA 248: Đáp án nào sau đây sai?


A. Fructozo và saccarozo làm mất màu brom.
B. Tinh bột thủy phân nhanh tạo dexitrin.
C. Amilopectin có cấu trúc mạch phân nhánh.
D. Tơ xenlulozo nitrat là tơ nhân tạo.

HSA 249: Cho m gam H2NCH(CH3)COOH tác dụng hết với dung dịch KOH, thu được dung
dịch chứa 15,24 gam muối. Giá trị m là:
A. 9,00. B. 10,68. C. 12,22 D. 13,56.

HSA 250: Cho các cân bằng sau:


(1) 2SO2 (k) + O2 (k) ⇄ 2SO3 (k); (2) N2 (k) + 3H2 (k) ⇄ 2NH3 (k);
(3) CO2 (k) + H2 (k) ⇄ CO (k) + H2O (k); (4) 2HI (k) ⇄ H2 (k) + I2 (k).
Khi thay đổi áp suất của hệ, các cân bằng hóa học bị chuyển dịch là:
A. (1) và (4). B. (1) và (2). C. (2) và (4). D. (2) và (3).

You might also like