Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 7

Đề 6: Tâm lý học hành vi: lịch sử phát triển, những luận điểm chính, những

đóng góp và hạn chế. Ý kiến đánh giá của nhóm anh chị.
Overview
1. Cơ sở lí luận
2. Ý kiến đánh giá về tâm lý học hành vi
Body
I. Cơ sở lý luận
1. Khái quát về tâm lý học
1.1. Khái niệm tâm lý học.
Tâm lý học là ngành khoa học nghiên cứu hoạt động, tinh thần và tư tưởng của con
người.
1.2. Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu của tâm lý học
- Đối tượng nghiên cứu - là các hiện tượng tâm lý khác nhau trong đời sống của
con người, các quy luật và các cơ chế hoạt động tâm lý của con người.
- Nhiệm vụ nghiên cứu:
+ Bản chất của hoạt động tâm lý
+ Các quy luật nảy sinh và phát triển tâm lý
+ Cơ chế diễn biến và thể hiện tâm lí
+ Quy luật về mối quan hệ giữa các hiện tượng tâm lí.
2. Khái niệm tâm lý học hành vi
- Là một lĩnh vực nghiên cứu, phân tích về các biểu hiện hành vi của con người.
- TLHHV mang lại cái nhìn khoa học và sâu sắc về tâm trạng và hành vi của con
người, cũng như của động vật.
- Tâm lý học hành vi chủ yếu dựa vào thực nghiệm, quan sát, và phân tích dữ
liệu để hiểu rõ hơn về cách chúng ta hành xử trong nhiều tình huống khác nhau
trong thực tế.
Ví dụ, tác động của gia đình, bạn bè đến cách cư xử, nhân cách của mỗi người hay
việc học tập qua quan sát như vận động viên học kỹ thuật mới qua việc xem thầy cô
hay video hướng dẫn
3. Lịch sử phát triển của tâm lý học hành vi
Gồm 3 điểm chính như sau:
1. Hình thức nghiên cứu tâm lý sớm nhất, được hình thành vào cuối thế kỷ XIX
và đầu thế kỷ XX. Những nhân vật tiên phong trong lĩnh vực này bao gồm
John B. Watson, Ivan Pavlov và B.F. Skinner, những người được cho là đã đặt
nền móng cho các lý thuyết và thực hành tâm lý học hành vi hiện đại.

1
2. Vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, trong lĩnh vực tâm lý học đã hình thành
hai xu hướng nghiên cứu tâm lý là tâm lý học duy tâm chủ quan và tâm lý học
duy tâm khách quan.
3. Sự phát triển tiếp theo của hướng tiếp cận hành vi sau J.Waston đã dẫn đến sự
phân hóa trường phái tâm lý học thành ba nhánh:
- Tâm lý học hành vi bảo thủ, trung thành với các luận điểm ban đầu, có tính cơ
giới về hành vi trí tuệ con người của J.Waston (thuyết kích thích – phản ứng
(S-R)) với đại biểu là Skinner;
- Tâm lý học hành vi mới, có ý đồ nghiên cứu cả các yếu tố trung gian của chủ
thể trong sơ đồ S-R (thuyết S-S) với đại biểu là E.Tolmen
- Tâm lý học hành vi chủ quan với đại diện thuyết là O.Mille, Galanteer, Pribram
(thuyết TOTE “thuyết thử - thao tác - thử - thoát ra”).
4. Các luận điểm chính của tâm lý học hành vi
4.1. Những nền tảng cơ bản trong tâm lý học hành vi:
Gồm 4 luận điểm như sau:
Thứ nhất, hành vi có thể quan sát được còn tâm lý thì không, hay nói hành vi là cách
thức thể hiện ý chí của con người ra thế giới khách quan. Theo đó, các nhà tâm lý
hành vi chấp nhận được cảm xúc và nhận thức có tồn tại và nó ảnh hưởng đến hành
vi.
- Ví dụ khi tham gia vào một cuộc thi âm nhạc, dưới sự tác động của môi trường
có tính chất nghệ thuật cao và có sự cạnh tranh giữa các thí sinh với nhau, để
đạt được kết quả tốt, mỗi thí sinh cần tập luyện các kỹ năng biểu diễn, chọn bài
hát phù hợp, chuẩn bị trang phục,...
Thứ hai, hành vi của chúng ta là kết quả của môi trường sống. Đây là yếu tố quan
trọng trong tâm lý học hành vi, tâm lý học hành vi nhấn mạnh yếu tố môi trường có
ảnh hưởng lớn đến hành vi khi chúng ta bỏ qua yếu tố di truyền.
- Một đứa trẻ có thể thừa hưởng tính cách từ cha mẹ, nếu không được giáo dục
đúng hướng, tính cách được di truyền của đứa trẻ có thể biểu hiện ở mức độ
thấp hơn hoặc không được biểu hiện, thậm chí có thể trái ngược hoàn toàn với
cha mẹ.
Thứ ba, việc học tập ở người và động vật có ít sự khác biệt. Các nghiên cứu của nhà
tâm lý học nhận thấy việc học tập thói quen giữa người và động vật không có nhiều
khác biệt.
- Khi một con vật gặp phải một tình huống mới, nó có thể học hỏi và tìm cách
giải quyết vấn đề đó. Tương tự, khi một người học một kỹ năng mới, họ cũng
phải trải qua quá trình học tập và thực hành để trở thành thành thạo.
2
Thứ tư, hành vi là kết quả của kích thích gây phản ứng. Một kích thích trở thành cơ
sở cho hành vi, hành vi phức tạp hay đơn giản đều là chuỗi phản ứng với kích thích.
- Khi một người bị kích thích bởi một bức tranh đẹp và bắt đầu cảm thấy hạnh
phúc và thư giãn. Kích thích gây phản ứng ở đây là bức tranh đẹp, và hành vi
phản ứng của người đó là cảm thấy hạnh phúc và thư giãn.
4.2. Tâm lý học hành vi cổ điển:
4.2.1. Những cương lĩnh đầu tiên của chủ nghĩa hành vi:
Những cương lĩnh đầu tiên của chủ nghĩa hành vi do Watson xây dựng nên, sau đây
là nội dung cụ thể: (4 NỘI DUNG )
1. Thứ nhất, tâm lý học hành vi tuyên bố không quan tâm đến việc mô tả, giảng
giải các trạng thái tâm lý của ý thức mà chỉ quan tâm đến hành vi tồn tại ở
người, đối tượng của tâm lý học hành vi là hành vi con người. Hành vi được
xem là tổ hợp các phản ứng của cơ thể trước các kích thích của môi trường bên
ngoài
2. Thứ hai, theo Watson có 4 loại hành vi: hành vi bên ngoài, hành vi bên trong,
hành vi tự động minh nhiên và hành vi tự động mặc nhiên.
3. Thứ ba, hành vi của động vật và người bị giản đơn hóa thành những cử động
cơ thể. Nhờ những cử động đó với tính cách là ” một cơ quan biết phải ứng”
hay “một hệ thống vật lý” thích nghi với môi trường để đảm bảo sự sống còn.
4. Thứ tư, với công thức S-R của Watson đã đặt cho thuyết hành vi mục đích cao
cả là điều khiển hành vi động vật và con người.
4.2.2. Quan niệm hành vi và con người:
Nghiên cứu hành vi của con người có nghĩa là đưa cuộc sống của con người trở thành
đối tượng của tâm lý học.
- Theo các nhà tâm lý học hành vi, hành vi trí tuệ (của cả người và động vật) là
các phản ứng có hiệu quả mà cả thể học được, nhằm đáp lại các kích thích của
môi trường sống. Trong các công trình của J. Watson, hành vi trí tuệ được đồng
nhất với ngôn ngữ bên trong. Với Watson, chỉ có hành vi tồn tại của con người
mới là đối tượng của thuyết hành vi.
- Theo tâm lý học hành vi, tâm lý học hành vi, tức là mọi ứng xử và từ ngữ của
con người, cả những cái di chuyển lẫn những cái tự tạo làm đối tượng nghiên
cứu. Hành vi được coi là mối liên hệ trực tiếp giữa kích thích và phản ứng đáp
lại kích thích tủy. Kích thích thuộc về thế giới tác động, còn hành vi là do cơ
thể lan ra.
- Các nhà hành vi chủ nghĩa coi nhẹ tính tích cực của chủ thể, đề cao vai trò của
kích thích bên ngoài trong việc tạo ra các phản ứng. Với Watson, “con người
3
được xây dựng nên, chứ không phải tự sinh ra”, “nhân cách là sự sáng tạo của
con người, chứ không phải do trời phú cho”. Ngôn ngữ và tư duy chỉ là các
dạng kỹ năng, cơ sở của kỹ năng làm bẩm sinh và kỹ xảo được giữ gìn trong trí
nhớ.
4.3. Tâm lý học hành vi mới:
Vào những năm đầu của thập kỷ thứ ba thế kỷ 20 đã bắt đầu xuất hiện khủng hoảng
tâm lý học kiểu Watson. Các đại biểu xây dựng nên thuyết hành vi mới là E.Tolman
(1886-1959), K.Hull (1884-1952). Theo chủ nghĩa hành vi mới, năm 1922, trong
“Công thức mới của thuyết hành vi” đã cho rằng “tâm lý học hành vi S-R” thuần túy
của chỉ là sinh lý học về hành vi vì thế đã đề ra “thuyết hành vi không sinh lý học” và
gọi đó là “thuyết hành vi mới”.
Theo chủ nghĩa hành vi mới, các biến số trung gian hiểu theo tinh thần thuyết tạo tác,
cụ thể là các kiến tạo có khả năng xác lập các quy luật chủ yếu của hành vi.
a. Lý thuyết của Tolman:
Theo Tolman, thuyết hành vi cùng lúc có mấy tên gọi: thuyết hành vi tổng thể, thuyết
hành vi có ý định, thuyết hành vi tạo tác. Lý thuyết của Tolman là sự hỗn hợp của
thuyết hành vi, thuyết Ghestan, thuyết tạo tác, thuyết ý định.
Theo ông, hành vi của cơ thể là tổng hòa chứ không phải là từng trả lời của cơ thể.
Các cử động hành vi có cả các sự kiện vật lý và sinh học, cũng như những thuộc tính
cá nhân của bản thân. Hành vi là một động tác trọn vẹn có một loạt các thuộc tính:
tính định hướng tới mục đích, tính dễ hiểu, tính linh hoạt, tính so sánh. Hình thành
học thuyết về “các biến số trung gian” với tư cách là khâu trung gian can thiệp vào sơ
đồ S - R, học thuyết này bao gồm toàn bộ thực chất của tâm lý học khách quan và
hành vi chủ nghĩa.
Tolman gọi khả năng tiếp thu là khả năng định tính chủ ý, ông cho rằng có thể có tính
chủ ý mà không có khả năng tiếp thu đi theo. Tính chủ ý là một hiện tượng trong
hành vi và là hiện tượng cơ bản hơn khả năng tiếp thu, tính chủ ý dường như là vốn
tự có trong bản thân cơ thể.
=> Hệ thống của Tolman hạn chế ở chỗ, nó hoàn toàn tập trung chú ý vào ý định và
nhận thức, và quên mất các quá trình thần kinh diễn ra trong não và không do quan
sát mà thấy được.
b. Hệ thống Hull:
Hull đưa ra các phương pháp diễn dịch toán học vào tâm lý học hành vi, hệ thống của
Hull bao gồm một loại đề và hệ quả. Cũng như Tolman, Hull cũng đưa vào các yếu tố
trung gian trong sơ đồ truyền thống, ông dùng thao tác để giải thích hành vi.
Hệ thống của Hull bao gồm những luận điểm cơ bản sau:
4
1. Hệ thống vẫn giữ nguyên truyền thống của thuyết hành vi cổ điển, nó gạt bỏ thuyết
sức sống, thuyết mục đích luận và tất cả các loại lý giải tự biên.
2. Đối tượng vẫn là hành vi, các hiện tượng lớn của hành vi được hiểu là hành vi của
một nhóm tế bào thần kinh cơ hay mẫu thần kinh, còn kết quả là tính tích cực chung
thì nảy sinh khi trả lời các kích thích lớn tác động vào. Từ đây xuất hiện công thức
S-O-R.
3. Trong hệ thống của ông, kỹ xảo là yếu tố trung gian giữa kích thích và phản ứng.
=> Trong học thuyết của Hull, con người hoàn toàn không có chỗ đứng, hành vi
con người chỉ là hành vi xã hội, tức là chức năng của một cơ chế tự vệ hay “một
máy liên hợp vật lý”.
c. Thuyết TOTE:
Thuyết hành vi chủ quan - “TOTE” là tổng hợp của thuyết hành vi với tâm lý học nội
quan, giữa hành vi lại làm đối tượng của tâm lý học. Theo thuyết này, bên trong cơ
thể là các cơ chế, các quá trình gián tiếp giữa phản ứng với kích thích. Cho rằng, hình
ảnh và kế hoạch là hai yếu tố liên kết kích thích của phản ứng.
=> Như vậy, hệ thống TOTE bao hàm cả tư tưởng liên hệ ngược, vì vậy mỗi một
thao tác của cơ thể diễn ra thường xuyên được điều chỉnh bởi kết quả của các
thử nghiệm khác nhau.
5. Những đóng góp của tâm lý học hành vi
Trong giai đoạn đầu hình thành, tâm lý học hành vi đã mở ra một thời kỳ mới, cứu
tâm lý học những năm cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX thoát ra khỏi khủng hoảng,
đưa ra cho tâm lý học đương đại một con đường mới để nghiên cứu tâm lý học như
một khoa học về tâm lý và đưa tâm lý học đi theo con đường duy vật biện chứng, góp
phần rất lớn trong việc xây dựng tâm lý học khách quan.
Bên cạnh đó, chủ nghĩa hành vi đã đưa ra nhiều lập luận có giá trị cho việc giáo dục,
đào tạo con người, đưa ra những luận điểm có ý nghĩa trong việc xây dựng tâm lý
học xã hội, nghiên cứu hành vi của con người. Đặc biệt, khi được chỉnh sửa và kết
hợp với những trường phái khác học thuyết hành vi đã được nghiên cứu, áp dụng rất
thành công trong tâm lý học hiện đại và đã có những đóng góp rất lớn trong tư vấn
tâm lý như: tiếp cận thân chủ, trị liệu hành vi, trị liệu tâm lý, quản lý nhân sự, điều
hành con người, phương pháp giáo dục… Trị liệu hành vi được ứng dụng khá rộng
rãi trong trị liệu, tham vấn, đặc biệt với những người mong muốn thay đổi hành vi
không phù hợp. Những trường hợp thường được sử dụng trị liệu hành vi có hiệu quả
cao như: rối loạn lo âu; stress, rối nhiễu tâm lý…
Ví dụ: phân tích hành vi vẫn thường được sử dụng như một kỹ thuật trị liệu giúp trẻ
bị tự kỷ và chậm phát triển trí tuệ học những kỹ năng mới. Nó thường gắn liền với
5
các quá trình định hình (khen thưởng để đạt được hành vi mong muốn) và xâu chuỗi
(chia công việc thành các phần nhỏ hơn rồi dạy và xâu chuỗi các bước kế tiếp lại với
nhau). Các kỹ thuật liệu pháp hành vi khác bao gồm liệu pháp ác cảm, phương pháp
làm mất cảm thụ có hệ thống, phương pháp tặng thưởng có giá trị kinh tế, tạo mô
hình mẫu và quản lý hành vi tích cực…
Tâm lý học hành vi đã là nền tảng của nghiên cứu tâm lý học trong hơn một thế kỷ,
trở thành một công cụ vô giá để hiểu các mối quan hệ phức tạp giữa con người và
môi trường xung quanh. Đặc biệt, trong bối cảnh khoa học công nghệ phát triển, xã
hội đổi mới với những guồng quay mạnh mẽ đòi hỏi mỗi người phải đối mặt với áp
lực công việc, gia đình, cộng đồng,... việc nhận biết tâm lý của chính bản thân sẽ giúp
mỗi người tránh được những khó khăn, bệnh lý về cảm xúc, suy nghĩ, ưu tiên dành
thời gian và có những hành động đúng đắn cho bản thân.
6. Những hạn chế của tâm lý học hành vi
1. Giảm thiểu tính phản ánh của hành vi thực tế
2. Hạn chế trong việc nắm bắt sự phức tạp của tâm trí con người:
3. Hạn chế trong việc tổng quát hóa
4. Thiếu tính toàn diện
5. Hạn chế về mô hình hóa
Ví dụ: Giả sử một người đang trải qua trầm cảm và tìm kiếm sự giúp đỡ từ một nhà
tâm lý học. Nhà tâm lý học này tiếp cận vấn đề của người đó từ một góc độ tâm lý
học hành vi, chủ yếu tập trung vào hành vi bên ngoài và cách thay đổi nó. Hạn chế
của phương pháp này có thể là:
6. Bỏ qua cảm xúc và tình cảm: Trong trường hợp này, người đó có thể cảm thấy
bị bỏ rơi và không được lắng nghe về những cảm xúc của mình, điều này có
thể làm gia tăng cảm giác cô đơn và cảm giác bất lực.
7. Thiếu sự hiểu biết về nguyên nhân gốc rễ: Trong trường hợp này, nguyên
nhân gốc rễ của trầm cảm có thể là các trải nghiệm từ quá khứ, mối quan hệ gia
đình, hoặc các sự kiện căng thẳng gần đây, mà tâm lý học hành vi không chú
trọng đến.
8. Giới hạn về phương pháp điều trị: Trong trường hợp này, người đó có thể
không nhận được sự hỗ trợ cần thiết để hiểu và chấp nhận cảm xúc của mình,
làm cho quá trình điều trị trở nên không hiệu quả.
=> Như vậy, thông qua ví dụ này, chúng ta có thể thấy các hạn chế của tâm lý
học hành vi trong việc đáp ứng và hiểu biết đầy đủ về nhu cầu tinh thần của
người tham gia.

6
7

You might also like