Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 8

Chiến lược “Chiến tranh cục bộ “ (1965-1968)

1. Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mĩ ở miền Nam (1965 –
1968)
a. Hoàn cảnh lịch sử
- Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” thất bại do đó Mĩ chuyển sang chiến
lược “ chiến tranh cục bộ”
- Chiến lược “ chiến tranh cục bộ” là một trong 3 chiến lược nằm trong
chiến lược quân sự toàn cầu “ phản ứng linh hoạt ”
b. Âm mưu và thủ đoạn
 Đặc điểm:
+ Là loại hình chiến tranh xâm lược kiểu mới
+ Tiến hành bằng lực lượng quân đội Mỹ quân đồng minh Mĩ và quân đội
Sài Gòn
 Âm mưu:
+ Cố gắng giành lại thế chủ động trên chiến trường
+Đẩy lực lượng vũ trang của ta về thế phòng ngự
+ Buộc ta phải phân tán nhỏ hoặc rút về biên giới
+Làm chiến tranh lụi tàn dần
c. Thủ đoạn
 Ồ ạt đổ quân viễn chinh Mỹ, quân các nước thân Mĩ và phương tiện chiến
tranh hiện đại vào miền Nam. Đến năm 1968,. số quân viễn chinh Mĩ ở
miền Nam lên tới hơn 50 vạn.
 Tiến hành hai cuộc phản công chiến lược mùa khô (1965 – 1966 và 1966
– 1967) bằng hàng loạt cuộc hành quân “tìm diệt” và “bình định” vào
“Đất thánh Việt Cộng”.
 Kết hợp với việc tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc nhằm phá hoại
công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, tiêu huỷ tiềm lực kinh tế – quốc
phòng miền Bắc, ngăn chặn sự chi viện từ bên ngoài vào miền Bắc và từ
Bắc vào Nam, đồng thời làm lung lay quyết tâm chống Mĩ của nhân dân
Việt Nam.
2. Diễn biến “Chiến tranh cục bộ”
 Ngày 8/3/1965 quân Mĩ đổ bộ vào Đà Nẵng trực tiếp tham chiến ở miền
Nam chiến tranh lan rộng cả nước
 18/8/1965 quân Mĩ huy động 9000 quân và nhiều xe tăng, xe bọc thép,
máy bay phản lực, tàu chiến mở cuộc hành quân vào thôn Vạn Tường
( Quảng Ngãi) nhằm tiêu diệt đơn vị chủ lực của ta

 Mùa khô thứ nhất, với 720.000 quân (trong đó có 220.000 quân Mỹ, còn
lại là quân đồng minh và quân đội Sài Gòn), gồm 14 sư đoàn, 9 lữ đoàn
và trung đoàn bộ binh Mỹ- ngụy và các nước chư hầu, hơn 1.000 khẩu
đại bác, 1.342 xe tăng, xe bọc thép, 2.288 máy bay các loại, 541 tàu,
xuồng chiến đấu. Mỹ mở đợt phản công với 5 cuộc hành quân "tìm diệt"
lớn nhằm vào hai hướng chiến lược chính ở Đông Nam Bộ và khu V gọi
là “chiến dịch Năm mũi tên”. Mục tiêu đánh bại quân chủ lực Mặt trận
Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam
Vũ khí và phương tiện đấu tranh của Mĩ

 Mùa khô thứ hai (đông - xuân 1966 -1967) với 895 cuộc hành quân, trong
đó có 3 cuộc hành quân lớn "tìm diệt" và "bình định", lớn nhất là cuộc
hành quân Gianxơn Xiti đánh vào căn cứ Dương Minh Châu (Bắc Tây
Ninh), nhằm tiêu diệt quân chủ lực và cơ quan đầu não của ta.
Tham vọng của Mĩ khi muốn phá hủy căn cứ kháng chiến của ta ở Bắc Tây Ninh

 Ngày 24/1 - 15/7/1968, quân giải phóng mở chiến dịch Đường 9 – Khe
Sanh như cuộc nghi binh thu hút sự chú ý của địch

– Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân năm 1968


+ Đêm 30 rạng ngày 31-1-1968 đúng vào dịp giao thừa Tết Mậu Thân cuộc
tổng tiến công đợt 1 đã được phát động trên toàn miền nam từ vĩ tuyến 17 cho
đến mũi Cà Mau, quân và dân ta đồng loạt tiến công địch ở 4/6 thành phố, 37/42
thị xã và hàng trăm thị trấn , quận lỵ, chi khu quân sự,... đặc biệt mạnh mẽ vang
dội ở Sài Gòn - Gia Định, Huế

+ Đợt 2 vào tháng 5 –6 /1968, đợt 3 tháng 8 –9/1968: quân dân ta đã tiêu diệt và
loại khỏi vòng chiến đấu hàng chục vạn tên địch phá hủy nhiều phương tiện
chiến tranh và giải phóng thêm hàng triệu đồng bào.

3. Chiến đấu chống chiến lược “ chiến tranh cục bộ”


* Mặt trận quân sự:

 Chiến thắng Vạn Tường ( Quảng Ngãi): Sau một ngày chiến đấu, quân
chủ lực và quân dân địa phương đã đẩy lùi được cuộc hành quân của 1 sư
đoàn quân Mĩ có các phương tiện chiến tranh và vũ khí hiện đại, loại khỏi
vòng chiến đấu 900 tên, chứng tỏ khả năng đánh thắng chiến lược “chiến
tranh cục bộ”, mở đầu cao trào “Tìm Mĩ mà đánh, tìm ngụy mà diệt” trên
khắp miền Nam.
 Chiến thắng Mùa khô thứ nhất ( đông - xuân 1965- 1966) : Ta tấn công
khắp nơi, bẻ gãy cuộc phản công chiến lược, làm thất bại kế hoạch “tìm
diệt”, “ bình định ” .Trong 4 tháng mùa khô trên toàn miền Nam, quân
dân ta đã loại khỏi vòng chiến đấu 104000 quân địch, trong đó có 42000
quân Mĩ, 3500 quân đồng minh và bắn rơi 1430 máy bay

Một đơn vị súng ĐK 75 quân Giải phóng đã lập thành tích xuất sắc bắn tan
xác 13 xe bọc thép của Mỹ, mùa khô 1965-1966.

 Chiến thắng Mùa khô thứ hai (Đông – Xuân 1966 – 1967): Đập tan cuộc
phản công chiến lược, trên toàn miền Nam, quân dân ta loại khỏi vòng
chiến đấu 151000 quân đich, trong đó có 68000 quân Mĩ, 5500 quân đồng
minh , bắn rơi 1231 máy bay.
 Cuộc tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968:

+ Trong đợt một quân dân ta đã loại khỏi vòng chiến đấu 147000 tên
địch, trong đó có 43000 lính Mĩ, phá hủy một khối lượng lớn vật chất và
phương tiện chiến tranh của chúng.

* Mặt chính trị, ngoại giao:


 Phong trào chống ách kìm kẹp của địch, phá từng mảng “ấp chiến lược”
diễn ra mạnh mẽ ở nông thôn. Ở thành thị: công nhân, các tầng lớp nhân
dân lao động, học sinh, sinh viên, Phật tử và một số sĩ quan quân đội Sài
Gòn… đấu tranh đòi Mĩ rút về nước, đòi tự do dân chủ.

 Từ đầu năm 1967, đấu tranh ngoại giao được nâng lên thành một mặt
trận, nhằm kết hợp với đấu tranh quân sự và đấu tranh chính trị, đưa cuộc
kháng chiến chống Mĩ, cứu nước tiếp tục tiến lên.
 Uy tín của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam ngày càng được nâng
cao trên trường quốc tế. Đến cuối năm 1967, mặt trận đã có cơ quan
thường trực ở hầu hết các nước xã hội chủ nghĩa và một số nước thuộc
“thế giới thứ ba”. Cương lĩnh của mặt trận được 41 nước và 12 tổ chức
quốc tế, 5 tổ chức khu vực lên tiếng ủng hộ.
 Sau đòn tấn công bất ngờ của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu
Thân (1968), chính quyền Giôn-xơn phải tuyên bố:

+ Ném bom hạn chế từ vĩ tuyến 20 trở ra Bắc từ ngày 31/3/1968

+ Ngừng hoàn toàn việc ném bom miền Bắc từ ngày 1/11/1968

+ Không ra tranh cử Tổng thống nhiệm kì thứ 2

+ Bác bỏ đề nghị tăng thêm quân Mĩ đến đến miền Nam Việt Nam

– Tháng 1/1969, đế quốc Mĩ phải chấp nhận cuộc đàm phán với Chính phủ
nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tại Paris.
* ý nghĩa chiến lược và là bài học lịch sử
 làm lung lay ý chí xâm lược của quân Mĩ
 buộc Mỹ phải tuyên bố "phi Mỹ hóa" chiến tranh xâm lược, tức là sự thừa
nhận thất bại của "Chiến tranh cục bộ",
 chấm dứt không điều kiện chiến tranh phá hoại miền Bắc, chấp nhận
đàm phán ở Paris để bàn về chấm dứt chiến tranh.
 Khẳng định đường lối lãnh đạo của Đảng, tinh thần yêu nước của nhân
dân.

You might also like