DE KIEM TRA DT HSG Tĩnh Gia 4 lần 1

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

SỞ GD & ĐT THANH HÓA ĐỀ KIỂM TRA ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI

CỤM TRƯỜNG THPT LẦN 4 NĂM HỌC 2022 - 2023


TX NGHI SƠN MÔN: NGỮ VĂN - KHỐI 12
Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian phát đề)

PHẦN I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm).


Đọc văn bản sau
Chúng ta thường nghĩ rằng cuộc sống của mình sẽ tốt đẹp hơn sau khi việc học
hành hoàn tất hay có gia đình, có công việc ổn định. Nhưng khi đã có được những
điều ấy rồi, chúng ta lại bị chi phối bởi nhiều mối bận tâm và lo lắng khác nữa. Chúng
ta thường không hài lòng khi cuộc sống không như những gì mình mong muốn.
Có mấy ai nhận ra rằng khoảng thời gian hạnh phúc nhất chính là những giây
phút hiện tại mà chúng ta đang sống? Cuộc sống vốn chứa đựng nhiều thử thách, khó
khăn và nghịch cảnh. Cách thích ứng tốt nhất với cuộc sống này là chấp nhận thực tế
và tin vào chính mình. Tự bản thân mỗi chúng ta, trong bất kỳ hoàn cảnh nào, phải
biết cảm nhận và tự tìm lấy niềm hạnh phúc cho riêng mình.
Đừng trông đợi một phép màu hay một ai đó sẽ mang hạnh phúc đến cho bạn.
Đừng đợi đến khi bạn thật rảnh rỗi hay đến lúc tốt nghiệp ra trường, đừng đợi đến khi
kiếm được thật nhiều tiền, thành đạt, có gia đình, hoặc đến khi được nghỉ hưu mới
thấy đó là lúc bạn được hạnh phúc.
Đừng đợi đến mùa xuân, mùa hạ, mùa thu, hay mùa đông rồi mới cảm thấy
hạnh phúc. Đừng đợi tia nắng ban mai hay ánh hoàng hôn buông xuống mới nghĩ là
hạnh phúc. Đừng đợi đến những chiều thứ bảy, những ngày cuối tuần, ngày nghỉ, ngày
sinh nhật hay một ngày đặc biệt nào mới thấy đó là ngày hạnh phúc của bạn. Tại sao
không phải lúc này?
Hạnh phúc là một con đường đi, một hành trình. Hãy trân trọng từng khoảnh
khắc quý giá trên chuyến hành trình ấy. Hãy dành thời gian quan tâm đến người khác
và luôn nhớ rằng, thời gian không chờ đợi một ai! Nhưng chắc chắn không bao giờ là
quá muộn – và thời gian là người bạn tốt nhất của bạn, của tất cả mọi người.
(Theo: Hạt giống tâm hồn – NXB Tổng hợp TPHCM, 2008)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Theo văn bản, khoảng thời gian hạnh phúc nhất đối với mỗi con người là khi
nào ?
Câu 2. Hãy chỉ ra và nêu tác dụng của phép điệp trong đoạn văn: Đừng đợi đến mùa
xuân, mùa hạ, mùa thu, hay mùa đông rồi mới cảm thấy hạnh phúc. Đừng đợi tia nắng
ban mai hay ánh hoàng hôn buông xuống mới nghĩ là hạnh phúc. Đừng đợi đến những
chiều thứ bảy, những ngày cuối tuần, ngày nghỉ, ngày sinh nhật hay một ngày đặc biệt
nào mới thấy đó là ngày hạnh phúc của bạn.
Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về câu nói: Đừng trông đợi một phép màu hay một ai
đó sẽ mang hạnh phúc đến cho bạn.
Câu 4. Thông điệp nào của văn bản trên có ý nghĩa nhất đối với anh/chị?
PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN (14.0 điểm)
Câu 1 (4.0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích phần Đọc - hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200
chữ) trình bày suy nghĩ về điều bản thân cần làm để mỗi ngày sống trở nên hạnh phúc.
Câu 2 ( 10.0 điểm)
Cái đẹp của văn chương chính là cái mang nhiều dấu ấn của chủ thể sáng tạo, là
cái riêng, cái độc đáo (Tiến sĩ Đoàn Cẩm Thi)
Anh/chị hiểu như thế nào về ý kiến trên? Hãy làm sáng tỏ ý kiến qua đoạn trích
“Người lái đò sông Đà” của Nguyễn Tuân.
………………Hết…………….
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN 12- KIỂM TRA ĐTHSG
( Hướng dẫn này có 03 trang)
Phần Câu Yêu cầu cần đạt Điểm
ĐỌC HIỂU 6.0
1 Thời gian hạnh phúc nhất chính là những giây phút hiện tại 1.0
mà chúng ta đang sống
2 - Phép điệp cấu trúc 0.5
- Hiệu quả: Nhấn mạnh đến sự cần thiết và nhanh chóng nắm
bắt cơ hội để tạo ra và tận hưởng hạnh phúc ở mọi thời điểm 1.0
I trong cuộc đời.
3 - Hạnh phúc không tự nhiên có, không phải là quà tặng. 1.5
- Hạnh phúc là do mình tạo ra.
4 - Học sinh thể hiện cách cảm nhận của mình 2.0
- Lí giải phù hợp, thuyết phục.
( Tuỳ vào cảm nhận của mỗi học sinh để trình bày thông điệp
mà bản thân cho là tâm đắc: cách tạo nên hạnh phúc, sự trân
trọng và nắm giữ hạnh phúc, đón nhận cuộc sống và hạnh
phúc từ những điều bình dị….)
LÀM VĂN 14.0

Anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày 4.0
suy nghĩ về ý kiến:" Bản thân cần làm gì để mỗi ngày sống
trở nên hạnh phúc”.
Yêu cầu về hình thức: thí sinh biết cách viết đoạn văn nghị 0.5
luận xã hội có bố cục chặt chẽ; biết sử dụng các thao tác lập
luận, lí lẽ, dẫn chứng hợp lí, thuyết phục; không mắc lỗi về
dùng từ, ngữ pháp, chính tả.
Yêu cầu về nội dung: thí sinh có thể trình bày theo những
cách khác nhau, nhưng cần đảm bảo được những nội dung cơ
bản sau:
- Hạnh phúc không tự nhiên đến với chúng ta mà do chính ta 0.5
tạo ra ở mọi thời điểm và hoàn cảnh trong cuộc sống.
- Sống có lí tưởng và mục đích khát vọng của cuộc đời. 1.0
- Cá nhân phải tận dụng mọi cơ hội, mọi thời điểm để làm 1.0
việc và thực hiện mục tiêu khát vọng của mình. Khi gặp khó
1 khăn không hề nản chí, gặp nghịch cảnh không hề do dự, luôn
chủ động trong mọi tình huống, không ỷ lại trông chờ lệ thuộc
vào ai hay thế lực nào.
- Cần tích cực tham gia vào các hoạt động tập thể xã hội để 1.0
tìm kiếm và tạo ra hạnh phúc. Có như thế cuộc sống mỗi ngày
sẽ hạnh phúc hơn.
2 Cái đẹp của văn chương chính là cái mang nhiều dấu ấn 10.0
của chủ thể sáng tạo, là cái riêng, cái độc đáo (Tiến sĩ Đoàn
Cẩm Thi)
Anh/chị hiểu như thế nào về ý kiến trên? Hãy làm sáng tỏ
ý kiến qua đoạn trích “Người lái đò sông Đà” của Nguyễn
Tuân.
Yêu cầu về hình thức: đảm bảo bài văn có bố cục ba phần 1.0
II chặt chẽ, lôgic, diễn đạt trong sáng, không mắc lỗi về dùng từ,
đặt câu.
Yêu cầu nội dung: đảm bảo các ý chính sau đây
1. Giải thích ý kiến 1.5
- Nói tới cái đẹp của văn chương là nói tới giá trị thẩm mĩ –
một giá trị cơ bản của văn học. Cái đẹp của văn chương rất
phong phú đa dạng.
- Cái mang nhiều dấu ấn của chủ thể sáng tạo, là cái riêng,
cái độc đáo là những yếu tố tạo nên phong cách của tác giả.
Những dấu ấn đó được thể hiện qua cách nhìn, cách cảm thụ
có tính chất khám phá, qua giọng điệu riêng biệt, qua các
phương thức biểu hiện…
- Ý kiến trên nêu lên một trong những bình diện của các đẹp
trong văn chương, phong cách tác giả. Chính những dấu ấn
sáng tạo, độc đáo làm nên vẻ đẹp, sức hấp dẫn, sức sống lâu
bền của tác phẩm văn học.
2. Phân tích và chứng minh qua đoạn trích “ Người lái đò 6.0
sông Đà” của Nguyễn Tuân.
- Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Tuân và đoạn trích
“Người lái đò sông Đà”.
- Đoạn trích “Người lái đò sông Đà” thể hiện dấu ấn sáng tạo,
cái riêng, cái độc đáo của nhà văn Nguyễn Tuân. Có thể nói
Nguyễn Tuân là nhà văn không thích những gì yên ổn, bằng
phẳng, nhợt nhạt, một chiều … ông là nhà văn của những tình
cảm, cảm xúc mạnh mẽ. Điều đó đã làm nên cái đẹp của văn
chương.
+ Việc xây dựng hình tượng sông Đà với cá tính độc đáo: từ
dòng chảy Chúng thủy giai đông tẩu/Đà giang độc bắc lưu
đến tính cách hung bạo như kẻ thù số 1 của con người đã tạo
nên ấn tượng đậm nét về con sông và cá tính của ngòi bút
Nguyễn Tuân: nhà văn của những tình cảm, cảm giác mãnh
liệt.
+ Nguyễn Tuân có cách miêu tả, khám phá riêng về sự vật
cũng như con người:luôn khám phá sự vật ở phương diện văn
hóa - thẩm mĩ và con người ở phương diện tài hoa - nghệ sĩ.
Con sông Đà là công trình mĩ thuật kì diệu của tạo hóa, mamg
vẻ đẹp trữ tình lãng mạn. Người lái đò như một dũng tướng tài
giỏi, nắm chắc binh pháp của thần sông thần đá, với tay lái ra
hoa, xứng đáng là một nghệ sĩ tài hoa.
+ Ấn tượng về cái đẹp trong mỗi trang văn của Nguyễn Tuân
còn là vốn tri thức tài hoa, uyên bác của nhiều ngành nghệ
thuật như quân sự, võ thuật, lịch sử, địa lí, điện ảnh… Vốn tri
thức sâu rộng ấy có sức hấp dẫn, lôi cuốn độc giả theo mạch
kí, ghi dấu ấn độc đáo của Nguyễn Tuân.
+ Ngôn ngữ của Nguyễn Tuân rất phong phú, linh hoạt. Câu
văn giàu hình ảnh, đa dạng về ngữ điệu, giọng điệu giúp người
đọc cảm nhận đa chiều những rung cảm mãnh liệt của nhà văn
trước con sông. Ông còn có biệt tài tổ chức những câu có cấu
trúc trùng điệp, góp phần tái hiện vẻ đẹp ấn tượng của con
sông Đà.
+ Nguyễn Tuân lựa chọn thể loại tùy bút, thể hiện văn phong
phóng túng, linh hoạt, giúp nhà văn tự do phô diễn được hết
tài hoa và cá tính của mình.
3. Nhận xét, đánh giá
- Những dấu ấn sáng tạo, độc đáo của tác giả đã đem lại cho 1.0
người đọc sự hưởng thụ mĩ cảm dồi dào qua các tác phẩm
giàu tính nghệ thuật, sinh động, hấp dẫn.
- Ý kiến của tiến sĩ Đoàn Cẩm Thi giúp người đọc có thêm
tiêu chí để đánh giá về cái đẹp của văn chương và trân trọng
tài năng của nhà văn.
- Rút ra bài học đối với người sáng tác và người thưởng thức
văn chương.
Sáng tạo: thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề cần nghị luận, 0.5
có cách diễn đạt mới mẻ.
Tổng điểm cả bài ( I+ II) 20.00
- Hết-

You might also like