Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 8

BÀI TẬP 1

TÓM TẮT:

Công ty Nam Việt – Quốc tịch Việt Nam

Công ty Amikawa – Quốc tịch Nhật Bản

Năm 2010, hai bên giao kết hợp đồng vận chuyển lô hàng điện tử từ Nhật Bản về Việt Nam

Hợp đồng: thỏa thuận luật áp dụng là pháp luật Nhật Bản

Vì đề bài không nói rõ thời điểm tranh chấp xảy ra, nên nhóm giả sử thời điểm tranh chấp là sau khi
BLTTDS 2015 có hiệu lực (tức ngày 01/07/2016).

Vấn đề pháp lý 1. Nhận định “Tòa án Việt Nam luôn có thẩm quyền giải quyết tranh chấp về hợp
đồng có yếu tố nước ngoài nếu có ít nhất một trong các bên đương sự là doanh
nghiệp Việt Nam”
Quy định pháp Căn cứ: Điểm đ và Điểm e Khoản 1 Điều 469 BLTTDS 2015;
luật liên quan
Phân tích/áp  Căn cứ Điểm đ và Điểm e Khoản 1, Điều 469 BLTTDS 2015, thì Tòa án Việt
dụng Nam chỉ có thẩm quyền chung trong giải quyết tranh chấp về hợp đồng có yếu tố
nước ngoài trong trường hợp:
+ Hợp đồng được xác lập, thay đổi, chấm dứt xảy ra tại Việt Nam, đối tượng
của Hợp đồng là tài sản trên lãnh thổ Việt Nam hoặc công việc được thực
hiện trên lãnh thổ Việt Nam.
+ Hợp đồng được xác lập, thay đổi, chấm dứt xảy ra ngoài lãnh thổ Việt
Nam
Nhưng có liên quan đến quyền và nghĩa vụ cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt
Nam hoặc có trụ sở, nơi cư trú tại Việt Nam.
Kết luận Nhận định “Tòa án Việt Nam luôn có thẩm quyền giải quyết tranh chấp về hợp đồng
có yếu tố nước ngoài nếu có ít nhất một trong các bên đương sự là doanh nghiệp
Việt Nam” là SAI.
Bình luận tin Xét tình huống được đưa ra, Tòa án Việt Nam có thẩm quyền chung trong giải quyết
huống tranh chấp khi ta giả sử hợp đồng này được xác lập ngoài lãnh thổ Việt Nam, phù
hợp quy định tại Điểm e Khoản 1, Điều 469 BLTTDS 2015.
Bình luận: Đối với trường hợp các bên lựa chọn TÒA ÁN NƯỚC NGOÀI, lúc này Tòa án Việt
Nam sẽ không có thẩm quyền dù thuộc một trong các trường hợp tại Điều 469 BLTTDS 2015. Đây là
quy định hợp lý, thể hiện sự tôn trọng ý chí của các bên trong việc lựa chọn Tòa án giải quyết tranh chấp.
Quy phạm này thực chất dựa trên sự tham khảo từ “Công ước về thỏa thuận lựa chọn Tòa án 2005”
(Convention on choice of court Agreements 2005) của Hội nghị Lahay về Tư pháp quốc tế. Theo đó, khi
các bên trong quan hệ lựa chọn Tòa án nào để giải quyết thì Tòa án nước đó sẽ có thẩm quyền riêng biệt,
các quốc gia thành viên khác không được lựa chọn sẽ không có thẩm quyền giải quyết và phải trả lại đơn
khởi kiện hoặc đình chỉ vụ việc[2]. Việt Nam mặc dù chưa là thành viên của Công ước này nhưng Việt
Nam đã là thành viên của Hội nghị Lahay. Do đó, Công ước này cũng được tham khảo khi xây dựng
BLTTDS.

Vấn đề pháp lý 2. Nhận định: “Pháp luật Nhật Bản do các bên thỏa thuận lựa chọn để giải quyết
tranh chấp liên quan đến hợp đồng phải được hiểu là toàn bộ hệ thống pháp luật bao
gồm cả luật thực chất và luật xung đột”
Quy định pháp Căn cứ: Khoản 4 Điều 668 BLDS 2015;
luật liên quan
Phân tích/áp  Phương pháp thực chất là phương pháp dùng quy phạm thực chất, trực tiếp điều
dụng chỉnh quan hệ mà không dẫn chiếu đến việc áp dụng hệ thống pháp luật khác.
Các quy phạm thực chất thống nhất chủ yếu tồn tại trong các điều ước quốc tế.
Nội dung của quy phạm thực chất thường quy định về quyền và nghĩa vụ của
các bên tham gia quan hệ, về các biện pháp, hình thức chế tài có thể được áp
dụng.
 Phương pháp xung đột là phương pháp sử dụng các quy phạm xung đột nhằm lựa
chọn hệ thống pháp luật thích hợp để điều chỉnh một quan hệ dân sự có yếu tố
nước ngoài cụ thể, là phương pháp điều chỉnh chủ yếu của Tư pháp quốc tế. Quy
phạm xung đột không trực tiếp giải quyết quyền và nghĩa vụ của các bên
trong các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài mà chỉ dẫn chiếu đến việc áp
dụng một hệ thống pháp luật cụ thể.
 Căn cứ Khoản 4 Điều 668 BLDS 2015; thì pháp luật mà các bên lựa chọn là quy
định về quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ dân sự (tức là chỉ dẫn
chiếu đến nội dung – quy phạm thực chất); không bao gồm quy định về xác định
pháp luật áp dụng (quy phạm xung đột)
Kết luận Nhận định: “Pháp luật Nhật Bản do các bên thỏa thuận lựa chọn để giải quyết
tranh chấp liên quan đến hợp đồng phải được hiểu là toàn bộ hệ thống pháp luật
bao gồm cả luật thực chất và luật xung đột” là SAI.
Pháp luật Nhật Bản do các bên thỏa thuận lựa chọn để giải quyết tranh chấp liên
quan đến hợp đồng chỉ bao gồm luật thực chất, không bao gồm luật xung đột.

BÀI TẬP 2
TÓM TẮT

A đại diện theo ủy quyền cho Công ty D – quốc tịch Trung Quốc
Công ty E – Quốc tịch Việt Nam, có cổ đông Singapore nắm giữ 42% Vốn điều lệ
A thay mặt Cty D ký kết hợp đồng với công ty E
Thỏa thuận luật áp dụng là pháp luật Singapore
Thỏa thuận cơ quan giải quyết tranh chấp: VIAC
Vì đề bài không nói rõ thời điểm tranh chấp xảy ra, nên nhóm giả sử thời điểm tranh chấp là sau khi
BLTTDS 2015 có hiệu lực (tức ngày 01/07/2016).

Vấn đề pháp lý 1. Trường hợp nào thì Tòa án của Việt Nam có thể phát sinh thẩm quyền giải quyết
đối với tranh chấp của các bên?
Quy định pháp Căn cứ:
luật liên quan  Điều 6 Luật Trọng tài thương mại 2010;
 Điều 18 Luật Trọng tài thương mại 2010;
 Điều 4 Nghị quyết 01/2014/NQ-HĐTP
Phân tích/áp  Trong trường hợp 2 bên không có thỏa thuận khác, thì căn cứ Điều 6 Luật Trọng
dụng tài thương mại 2010, do 2 bên đã thỏa thuận giải quyết tranh chấp tại VIAC nên
Tòa án Việt Nam chỉ có thể phát sinh thẩm quyền giải quyết tranh chấp của các
bên khi thoả thuận trọng tài vô hiệu (theo quy định tại Điều 18 Luật Trọng tài
thương mại 2010) hoặc thoả thuận trọng tài không thể thực hiện được (theo
quy định tại Điều 4 Nghị quyết 01/2014/NQ-HĐTP)
Kết luận Vậy Tòa án của Việt Nam có thể phát sinh thẩm quyền giải quyết đối với tranh chấp
của các bên khi thoả thuận trọng tài vô hiệu hoặc thoả thuận trọng tài không thể
thực hiện được.

Vấn đề pháp lý 2. Hệ thống pháp luật Singapore có được áp dụng đương nhiên để điều chỉnh nội
dung của hợp đồng giữa các bên không?
Quy định pháp Căn cứ:
luật liên quan - Khoản 1 Điều 664 BLDS 2015;
- Khoản 2 Điều 14 Luật Trọng tài thương mại năm 2010;
- Điều 1 Điều 1 công ước Viena 1980
Phân tích/áp  Căn cứ Khoản 1 Điều 664 BLDS 2015; pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân
dụng sự có yếu tố nước ngoài được xác định theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là
thành viên hoặc luật Việt Nam.
 Căn cứ Khoản 2 Điều 14 Luật Trọng tài thương mại năm 2010, thì đối với tranh
chấp có yếu tố nước ngoài, trọng tài áp dụng luật do các bên thỏa thuận .
 Căn cứ Khoản 1 Điều 1 công ước Viena 1980, khi cả Việt Nam và Singapore
đều là thành viên Công ước thì khả năng luật dẫn chiếu tới áp dụng Công ước
Viena trong giải quyết tranh chấp là rất cao.
 Trên thực tế, khi giải quyết tranh chấp thương mại có yếu tố nước ngoài, cả Tòa
án và trọng tài đều xác định luật áp dụng theo sự thỏa thuận của các bên. Tuy
nhiên, trong khi tại Tòa án, quyền tự do ý chí sẽ bị giới hạn nhất định sao cho
không ảnh hưởng trật tự công và không trái các nguyên tắc cơ bản của pháp luật,
thì Trọng tại thương mại quốc tế là cơ quan tài phán tư, chọn luật dựa trên
nguyên tắc nền tảng là tôn trọng quyền tự do ý chí của các bên và nguyên tắc áp
dụng luật mà trọng tài cho là phù hợp nhất, cộng thêm việc 2 bên thỏa thuận áp
dụng pháp luật Singapore và Singapore đã có bảo lưu với Điều 1.1b khi là thành
viên của Công ước (tức là có thể không cần dẫn chiếu đến Công ước Viena)
 Do đó trong tình huống khi 2 bên đã thỏa thuận áp dụng pháp luật Singapore và
chọn cơ quan giải quyết tranh chấp là VIAC thì khả năng hệ thống pháp luật
Singapore sẽ được áp dụng.
Kết luận Vậy hệ thống pháp luật Singapore có khả năng được áp dụng để điều chỉnh nội
dung của hợp đồng giữa các bên, tuy nhiên quyết định còn tùy thuộc vào phán xét
của Hội đồng trọng tài.

BÀI TẬP 3
TÓM TẮT:

Doanh nghiệp A – Quốc tịch Canada


Doanh nghiệp B – Quốc tịch Việt Nam
Giao kết hợp đồng mua 1000 MT hạt điều tại trụ sở của A ở Vancouver, lô hàng trên sẽ được giao tại kho
hàng của B ở Quận 12, TP. HCM.
Thỏa thuận chọn pháp luật Canada để giải quyết các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng.
Do A không thực hiện nghĩa vụ theo thỏa thuận trong hợp đồng, B khởi kiện đến Tòa án Việt Nam.
Vì đề bài không nói rõ thời điểm tranh chấp xảy ra, nên nhóm giả sử thời điểm tranh chấp là sau khi
BLTTDS 2015 có hiệu lực (tức ngày 01/07/2016).

Vấn đề pháp lý 1. Tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết tranh chấp trên hay không? Tại sao?
Quy định pháp Căn cứ:
luật liên quan  Điểm e Khoản 1, Điều 469 BTTDS 2015;
 Điểm a Khoản 1 Điều 472 BTTDS 2015;
Phân tích/áp  Căn cứ Điểm e Khoản 1, Điều 469 BLTTDS 2015, thì hợp đồng này được xác
dụng lập tại Canada nhưng có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của tổ chức Việt Nam
(doanh nghiệp A), do đó tranh chấp thuộc thẩm quyền xét xử chung của Tòa án
Việt Nam trong giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài.
 Hai bên có thỏa thuận chọn pháp luật Canada, nhưng chưa thỏa thuận chọn cơ
quan giải quyết tranh chấp. Vậy khi B khởi kiện đến Tòa án Việt Nam, căn cứ
Điểm a Khoản 1 Điều 472 BLTTDS 2015; thì Tòa án Việt Nam có quyền thụ lý
mà không phải trả lại đơn khởi kiện.
 Đồng thời, căn cứ quy định tại Điều 668 BTTDS 2015, pháp luật Việt Nam cho
phép dẫn chiếu đến hệ thống pháp luật nước ngoài mà các bên lựa chọn.
Kết luận Vậy trong tình huống này Tòa án Việt Nam có thẩm quyền xét xử chung
trong giải quyết tranh chấp.

Vấn đề pháp lý 2a. Giả sử Tòa án Việt Nam có thẩm quyền, thì pháp luật nào được áp dụng để điều
chỉnh hình thức của hợp đồng.
Quy định pháp Căn cứ: Khoản 7 Điều 683 BLDS 2015
luật liên quan
Phân tích/áp  Hình thức của hợp đồng được xác định theo Pháp luật áp dụng đối với hợp
dụng đồng đó. Căn cứ theo thỏa thuận của 2 bên: Pháp luật được áp dụng là Pháp
luật Canada.
Kết luận - Pháp luật Canada được áp dụng để điều chỉnh hình thức của hợp đồng giữa
Việt Nam và Canada.

Vấn đề pháp lý 2a. Giả sử Tòa án Việt Nam có thẩm quyền, thì Pháp luật nước nào được áp dụng để
giải quyết quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng trên.
Quy định pháp - Điều 4, Công ước Vienna 1980.
luật liên quan
Phân tích/áp - Công ước Vienna 1980 điều chỉnh việc ký kết HĐMB và các Quyền và
dụng Nghĩa vụ của người bán và người mua phát sinh từ hợp đồng đối với các
quốc gia là nước thành viên của Công ước này.
Kết luận - Công ước Vienna 1980 được áp dụng để điều Quyền và Nghĩa vụ của Việt
Nam và Canada phát sinh từ hợp đồng.

BÀI TẬP 4
TÓM TẮT

Công ty Hồng Hoa - Quốc tịch Việt Nam

Công ty Mitsu – Quốc tịch Nhật Bản

Năm 2016, ký kết hợp đồng vận chuyển thiết bị điện tử từ Nhật Bản về Việt Nam

Thỏa thuận chọn Pháp luật Nhật Bản để giải quyết các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng và chọn Tòa án
Việt Nam để xem xét.

Vấn đề pháp lý 1a. Nhận định “Tòa án Việt Nam không có thẩm quyền giải quyết vụ việc trên vì
các bên thỏa thuận chọn pháp luật Nhật Bản để giải quyết tranh chấp”
Quy định pháp Căn cứ: Điểm e Khoản 1, Điều 469 BLTTDS 2015;
luật liên quan
Phân tích/áp  Theo tình huống đặt ra thì chưa biết hợp đồng này được xác lập ở đâu. Do đó,
dụng căn cứ Điểm e Khoản 1, Điều 469 BLTTDS 2015, chia làm 2 trường hợp:
+ Nếu HĐ được xác lập ở Việt Nam: tranh chấp không thuộc thẩm quyền xét xử
chung của Tòa án Việt Nam.
+ Nếu HĐ được xác lập ở nước ngoài: tranh chấp thuộc thẩm quyền xét xử
chung của Tòa án Việt Nam.
Như vậy, việc 2 bên thỏa thuận chọn pháp luật nước nào để giải quyết không phải là
điều kiện quyết định xem Tòa án nào có thẩm quyền giải quyết.
Kết luận Nhận định “Tòa án Việt Nam không có thẩm quyền giải quyết vụ việc trên vì các
bên thỏa thuận chọn pháp luật Nhật Bản để giải quyết tranh chấp” là SAI

Vấn đề pháp lý 1b. Nhận định “Pháp luật Nhật Bản do các bên thỏa thuận lựa chọn được áp dụng để
điều chỉnh tất cả các vấn đề bao gồm hình thức hợp đồng, tư cách chủ thể của
các bên, quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng”
Quy định pháp Căn cứ:
luật liên quan - Khoản 4 Điều 668 BLDS 2015;
- Khoản 7 Điều 683 BLDS 2015;
Phân tích/áp  Căn cứ Khoản 4 Điều 668 BLDS 2015; do 2 bên thỏa thuận áp dụng pháp luật
dụng Nhật Bản là căn cứ để giải quyết tranh chấp về hợp đồng, cho nên pháp luật
Nhật Bản được áp dụng để điều chỉnh quyền và nghĩa vụ của các bên trong
hợp đồng.
 Căn cứ khoản 7 Điều 683 BLDS 2015; hình thức hợp đồng được xac định theo
pháp luật áp dụng hợp đồng đó. Mà pháp luật áp dụng theo thỏa thuận của 2 bên
là pháp luật Nhật Bản, do đó pháp luật Nhật Bản được áp dụng để điều chỉnh
hình thức hợp đồng. Tuy nhiên, để mở rộng phạm vi áp dụng pháp luật, Khoản 7
Điều 683 BLDS 2015, cũng quy định them trường hợp khi hình thức hợp đồng
không phù hợp với hình thức hợp đồng theo pháp luật áp dụng nhưng phù hợp
hình thức hợp đồng theo pháp luật của nước nơi giao kết hợp đồng hoặc pháp
luật Việt Nam thì hình thức hợp đồng đó vẫn được công nhận tại Việt Nam.
 Căn cứ nguyên tắc chủ quyền của quốc gia, tư cách chủ thể của các đối tượng
này sẽ không tuân theo luật điều chỉnh hợp đồng, mà tuân theo luật của nước mà
pháp nhân mang quốc tịch.
Kết luận Nhận định “Pháp luật Nhật Bản do các bên thỏa thuận lựa chọn được áp dụng để
điều chỉnh tất cả các vấn đề bao gồm hình thức hợp đồng, tư cách chủ thể của các
bên, quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng” là SAI

Vấn đề pháp lý 2a. Nhận định “Khi Tòa án Việt Nam có thẩm quyền, Pháp luật tố tụng của Việt
Nam đương nhiên được áp dụng để điều chỉnh các vấn đề tố tụng trong vụ việc
trên”
Quy định pháp Căn cứ: nguyên tắc Lex Fori;
luật liên quan
Phân tích/áp Theo nguyên tắc Luật Toà án (Lex Fori): Khi giải quyết tranh chấp dân sự có yếu tố
dụng nước ngoài, Tòa án chỉ áp dụng luật tố tụng của chính nước có Tòa án thụ lý xét xử
vụ kiện vì thực chất đây là quy trình thủ tục tố tụng quốc gia, được giải quyết tại hệ
thống toà án mỗi quốc gia.
Kết luận Nhận định “Khi Tòa án Việt Nam có thẩm quyền, Pháp luật tố tụng của Việt Nam
đương nhiên được áp dụng để điều chỉnh các vấn đề tố tụng trong vụ việc trên” là
ĐÚNG

Vấn đề pháp lý 2b. Hãy đưa ra những giả thiết để Luật Thương mại Việt Nam 2005 được áp dụng
để giải quyết quyền và nghĩa vụ của các bên trong tình huống trên?
Quy định pháp Căn cứ: Điều 670 BLDS 2015;
luật liên quan
Phân tích/áp Theo như phân tích ở câu 1b bài tập này, thì pháp luật Nhận Bản do 2 bên thỏa
dụng thuận được áp dụng để giải quyết quyền và nghĩa vụ của các bên.
Tuy nhiên căn cứ Điều 670, nếu áp dụng pháp luật Nhật Bản mà rơi vào 2 trường
hợp sau thì pháp luật Việt Nam được áp dụng:
 Hậu quả của việc áp dụng pháp luật nước ngoài tráo với các nguyên tắc cơ bản
của pháp luật Việt Nam;
 Nội dung của pháp luật nước ngoài không xác định được mặc dù đã áp dụng
các biện pháp cần thiết theo quy định của pháp luật tố tụng.
Kết luận Luật thương mại Việt Nam 2005 được áp dụng để giải quyết quyền và nghĩa vụ của
các bên trong 2 tình huống nêu trên.

BÀI TẬP 5
TÓM TẮT
Cty A – trụ sở Tp. HCM, Việt Nam
Cty B – trụ sở Tokyo, Nhật Bản
Hai cty ký kết hợp đồng mua thiết bị y tế tại trụ sở Cty B (Nhật Bản)
Tranh chấp phát sinh, Cty A khởi kiện Cty B tại Tòa án Việt Nam.
Vì đề bài không nói rõ thời điểm tranh chấp xảy ra, nên nhóm giả sử thời điểm tranh chấp là sau khi
BLTTDS 2015 có hiệu lực (tức ngày 01/07/2016).

Vấn đề pháp lý 1. Tòa án Việt Nam có thẩm quyền đối với tranh chấp trên hay không?

Quy định pháp Căn cứ:


luật liên quan - Điểm a Khoản 2 Điều 663 Bộ Luật Dân Sự 2015;
- Điểm e Khoản 1, Điều 469 Bộ Luật Tố Tụng Dân Sự 2015;
Phân tích/áp - Căn cứ Điểm a Khoản 2 Điều 663 BLDS 2015; quan hệ dân sự này có Cty B –
dụng quốc tịch Nhật Bản là pháp nhân nước ngoài, do đó đây là quan hệ dân sự có yếu tố
nước ngoài.
- Căn cứ Điểm e Khoản 1, Điều 469 BLTTDS 2015, thì hợp đồng này được xác lập
tại Nhật Bản nhưng có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của tổ chức Việt Nam (cty
A), do đó tranh chấp thuộc thẩm quyền xét xử chung của Tòa án Việt Nam trong
giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài.
Kết luận Khi có đơn khởi kiện tại Tòa án Việt Nam thì Tòa án Việt Nam có thẩm quyền xét
xử chung đối với tranh chấp trên.

Vấn đề pháp lý 2. Giả sử Tòa án Việt Nam được xác định là Tòa án có thẩm quyền. Hãy xác định
pháp luật áp dụng cho các quan hệ hợp đồng sau:
- Hình thức của hợp đồng;
- Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng
Quy định pháp Căn cứ:
luật liên quan - Điều 664 BLDS 2015,
- Điều 11 Công ước Viena 1980;
- Điều 96 Công ước Viena 1980;
- Khoản 7 Điều 683 Bộ luật Dân sự năm 2015

Phân tích/áp  Căn cứ Điều 664 BLDS 2015, thì thứ tự áp dụng luật như sau:
dụng +Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc theo Luật Việt Nam
+Lựa chọn của các bên
+Pháp luật của nước có quan hệ gắn bó nhất với quan hệ dân sự nêu trên
(1) Về hình thức hợp đồng: căn cứ Điều 11 Công ước Viena 1980 của Liên Hợp
Quốc về mua bán hàng hóa quốc tế mà Việt Nam là thành viên không quy định hình
thức là điều kiện có hiệu lực của hợp đồng nhưng Điều 96 Công ước Viena có quy
định nếu luật của một quốc gia thành viên quy định hợp đồng mua bán phải được ký
kết hay xác nhận bằng văn bản thì quy định này được tôn trọng. Căn cứ Khoản 7
Điều 683 BLDS 2015, hình thức hợp đồng trong tình huống này được điều chỉnh
bởi pháp luật Việt Nam.
(2) Về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng: nghĩa vụ của người bán,
nghĩa vụ của người mua và các điều khoản chung cho nghĩa vụ của người bán &
người mua được quy định cụ thể tại Chương III, IV, V Công ước Viena 1980.

Kết luận Giả sử Tòa án Việt Nam được xác định là Tòa án có thẩm quyền thì
- Hình thức của hợp đồng được điều chỉnh theo Pháp luật Việt Nam
- Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng được điều chỉnh theo Công ước
Viena 1980.

You might also like