Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 20

Chương 1: Triết học và vai trò của triết học trong đời sống

xã hội

I. Triết học và vấn đề cơ bản của triết học


1. Khái lược về triết học
1.1. Khái niệm triết học
a) Cổ đại
- Trung Quốc: triết học là sự hiểu biết về thế giới xung quanh -> hành động
- Phương Tây: Platon - nhà triết học duy tâm khách quan cho rằng có 2 thế giới:
+ Tồn tại thật (khái niệm, phạm trù)
+ Không tồn tại thật (sự vật, hiện tượng)

b) Cận đại
Hegel (Đức): “Triết học là khoa học của mọi khoa học” => Định nghĩa sai

c) Mác – Lênin
Triết học là hệ thống tri thức lý luận chung nhất về thế giới và vị trí con người trong
thế giới đó, là khoa học về những quy luật vận động, phát triển chung nhất của tự nhiên,
xã hội và tư duy.

d) Điểm khác biệt giữa tri thức triết học và tri thức khoa học khác
Tri thức triết học là tri thức chung và bao hàm các khoa học khác. Các khoa học cho
tri thức chung nhất về một lĩnh vuẹc cụ thể của thế giới.

1.2. Nguồn gốc của triết học


- Triết học ra đời vào khoảng từ thế kỷ VIII đến thế kỷ VI TCN tại các trung tâm văn
minh lớn của nhân loại thời Cổ đại (phương Đông: Ấn độ và Trung hoa, phương Tây: Hy
lạp)
- Nguồn gốc nhận thức:
Con người biết nhận thức, phân tích, tổng hợp tri thức. Con người đã có sự hiểu biết
nhưng sự hiểu biết còn quá ít => tích luỹ kiến thức qua thời gian. Thế kỷ VIII đến thế kỷ
VI TCN, kiến thức đã đủ lớn, con người đạt tới trình độ tư duy nhất định.
- Nguồn gốc xã hội:
VD: Dân tộc VN trước năm 1945 không có nhiều nhà lý luận nổi tiếng tuy vậy tư duy
cao. Trong chiến tranh với Mỹ, mặt nào cũng kém (thân thể, vũ khí) nhưng vẫn đánh
thắng Mỹ là do tư duy. Ở VN chưa có triết học nhưng vẫn có những tri thức kinh nghiệm
như kho tàng văn học dân gian (Có thực mới vực được đạo, Lực bất tòng tâm), chưa có
triết tại vì không có nhu cầu hệ thống lý luận triết học. Không có nhu cầu này vì có 2 nhu
cầu chính hơn là ăn uống (thiên tai => có năm đc mùa, có năm mất mùa), chống ngoại
xâm. Chưa có triết nhưng cũng có những truyền thuyết giải thích về sự ra đời của loài
người (Con rồng cháu tiên, Nữ Oa, Trời và Đất,…)
+ Phân công lao động xã hội dẫn đến sự phân chia lao động => Có người lao động
chân tay, có người lao động trí óc.
+ Khi xã hội có sự phân chia giai cấp, triết học ra đời bản thân nó đã mang “tính đảng”
(nhiệm vụ của nó là luận chứng và bảo vệ lợi ích của một giai cấp xác định). Nói đến
“tính đảng” là nói đến tính giai cấp và lập trường triết học (duy vật, duy tâm)
VD: triết học Mác - Lênin mang giai cấp công nhân,…

1.3. Vấn đề đối tượng của triết học trong lịch sử


- Các nhà triết học trong lịch sử đưa ra những đối tượng nghiên cứu khác nhau
Người phương Đông tập trung vào triết học xã hội vì thiên nhiên có lợi, những vấn đề
xã hội nổi lên.
Người phương Tây có thiên nhiên bất lợi nên phải tìm cáhc bắt tự nhiên làm theo ý
mình. VD: thời Trung cổ cho rằng thiên nhiên là do chúa trời (triết học gắn liền với tôn
giáo)
- Đối tượng nghiên cứu của triết học Mác - Lênin là quy luật vận động, biến đổi, phát
triển chung nhất của thế giới trên lập trường của chủ nghĩa duy vật biện chứng

1.4. Triết học - hạt nhân lý luận của thế giới quan

2. Vấn đề cơ bản của triết học


2.1. Nội dung vấn đề cơ bản của triết học
P. Ănghen: “Vấn đề cơ bản lớn của mọi triết, đặc biệt là của triết học hiện đại, là vấn
đề quan hệ giữa tư duy với tồn tại” (hay còn gọi là vấn đề về mối quan hệ giữa vật chất
và ý thức)
Tại sao đó là vấn đề cơ bản của triết học?
- Vì triết học chỉ nghiên cứu về thế giới với góc độ chung nhất (lí do cơ bản và quan
trọng nhất)
- Cách giải quyết vấn đề này là căn cứ để xác định lập trường triết học (duy vật biện
chứng, duy vật siêu hình,…)
- Cách giải quyết vấn đề này chi phối cách giải quyết cá vấn đề khác

Bản thể luận (thuật ngữ chỉ quan niệm của con người về thế giới): Vật chất hay ý thức
có trước?
- Trường phát nhất nguyên cho rằng vật chất có trước hoặc ý thức có trước
- Trường phái nhị nguyên cho rằng vật chất có trước hoặc ý thức có trước hoặc cả 2
đồng thời xuất hiện
2.2. Chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa duy vật
a) Chủ nghĩa duy tâm
- Khẳng định ý thức có trước, quyết định vật chất
- Nguồn gốc xã hội:
Những người thuộc giai cấp thống trị mới có đủ điều kiện để thực hiện lao động trí óc.
Lao động trí óc cao quý hơn lao động chân tay (Nhất sĩ nhì nông, hết gạo chạy rông, nhất
nông nhì sĩ (khi có ăn thì lao động trí óc > lao động chân tay)).
- Nguồn gốc nhận thức:
Tri thức có sức mạnh. Các nhà duy tâm đã đúng khi nhìn thấy vai trò của ý thức (Một
người lo bằng kho người làm); sai khi nghĩ chỉ cần có ý thức thì có tất cả các sự vật (Lực
bất tòng tâm), đề cao ý thức.

* Chủ nghĩa duy tâm chủ quan


Cho rằng mọi sự vật đều xuất hiện từ ý thức con người. Berkley cho rằng mọi sự vật
xuất phát từ cảm xúc con người, khi các cảm giác tan biến đi thì sự vật không còn. VD:
quả cam,…

* Chủ nghĩa duy tâm khách quan


Các ý thức ở bên ngoài thế giới, con người chúng ta sản sinh ra mọi sự vật trong thế
giới. Ý thức của chúng ta cũng nằm trong ý thức đó, gần giống với tôn giáo, khác nhau ở:
Tôn giáo Chủ nghĩa duy tâm khách quan
Lòng tin tôn giáo: Triết học thì phải chứng minh (cố gắng, nỗ lực thì có thành quả,
tin rằng nó thế thì con người phải nghĩ rồi mới hành động) => bằng chứng không chối
nó thế cãi được

b) Chủ nghĩa duy vật


- Khẳng định vật chất có trước, quyết định ý thức
- Nguồn gốc xã hội: các phong trào cách mạng và tiến bộ
- Nguồn gốc nhận thức: sự phát triển của khoa học tự nhiên và những tư tưởng tiến bộ.
Các nhà triết học duy vật cho rằng các sự vật xuất hiện trong tự nhiên do nghiên cứu tự
nhiên để đưa ra các quy luật.

* Chủ nghĩa duy vật chất phác (Chủ nghĩa duy vật cổ đại) có đặc điểm
- Trực quan
- Cảm tính: quan sát sự vật hiện tượng -> suy nghĩ -> kết luận (có đc dựa trên những
thông tin họ có nhưng kết luận chưa đc chứng minh bằng các nghiên cứu khoa học)
- Phỏng đoán
+ Trung Quốc - Học thuyết ngũ hành: 5 yếu tố vật chất đầu tiên phối kết hợp để tạo ra
thế giới này là kim, mộc, thuỷ, hoả, thổ
+ Ấn Độ: Tứ đại
+ Quan điểm của Talet: Ông khẳng định nước là yếu tố của vạn vật do ông quan sát
nước có thể len lỏi ở khắp mọi nơi, cả những nơi con người không đặt chân tới -> nước là
cái phổ biến nhất. Ông tiếp tục quan sát sức mạnh của nước (lũ lụt, sóng thần), ngay cả
dòng nước hiền hoà cũng có sức mạnh của nó (Nước chảy đá mòn) -> nước là cái mạnh
nhất (cây không có nước, con người không có nước thì thế nào?) và quan trọng nhất =>
quan điểm tư tưởng không được ủng hộ vì con người không có không khí cũng không
sống được -> không khí lại quan trọng hơn.
+ Đêmocrit được coi là người mở đường cho sự phát triển của khoa học tự nhiên. Ông
quan sát cái bàn có mặt bàn, chân bàn, gầm bàn; quan sát cái bút có nắp bút, thân bút,…
Khi quan sát, ông thấy sự vật, hiện tượng nào cũng có cấu trúc, tạo nên từ những phần
khác nhau -> có thể tách chúng ra thành những phần khác nhau. Chúng ta có thể chia nhỏ
ra nhưng không chia mãi được nên ta thu được cái nhỏ nhất, gọi là nguyên tử -> nhận
được sự đồng tình, ủng hộ đương thời
=> ĐÃ CHỈ RA BỨC TRANH CHUNG VỀ THẾ GIỚI NHƯNG KHÔNG CHI TIẾT

* Chủ nghĩa duy vật siêu hình (cận đại)


- Siêu hình đc hiểu theo 2 nghĩa:
+ Nghĩa hẹp: siêu hình học (triết học). Do siêu hình xuất hiện trong thời kì tư bản chủ
nghĩa và do yêu cầu của tư bản chủ nghĩa nên phải hiểu chi tiết mọi thứ, phải dùng
phương pháp phân tích (là chia nhỏ ra). Do ảnh hưởng của khoa học cơ học, mọi người
nhìn mọi sự vật một cách rất máy móc.
+ Nghĩa rộng: phương pháp, cách tư duy siêu hình (phương pháp nghiên cứu)
=> DUY VẬT KHI NGHIÊN CỨU VỀ TỰ NHIÊN, DUY TÂM KHI NGHIÊN CỨU
VỀ XÃ HỘI, NỬA VỜI
- Hơn: những kết luận đã đc chứng minh; biết 1 cách cụ thể, chi tiết
- Kém: chỉ nhìn cụ thể mà k khái quát; vẫn chưa triệt để

* Chủ nghĩa duy vật biện chứng (Mác - Lênin)


Kế thừa giá trị của các trào lưu triết học trước đó: Vật chất quyết định ý thức =>
LÀM GÌ CŨNG DỰA VÀO VẬT CHẤT NHƯNG KHÔNG ĐƯỢC THỤ ĐỘNG.
TRIỆT ĐỂ, SÁNG TẠO (CHO TA CÁI CỐT LÕI ĐỂ ÁP DỤNG VÀO TRƯỜNG HỢP
KHÁC)

* Triết học nhị nguyên


Cả vật chất và ý thức đều xuất hiện đồng thời, phải kết hợp 2 cái để tạo ra sự vật, hiện
tượng. Để có sự vật, hiện tượng thì con người phải hoạt động.

2.3. Thuyết có thể biết (khả tri luận) và thuyết không thể biết (bất khả tri luận)
a) Khả tri luận
Ta đều có thể nhận thức thế giới, khác nhau do lập trường triết học
- Duy tâm cho rằng đây là thế giới vật chất, biểu hiện từ ý thức tinh thần
- Duy vật cho rằng vật chất vốn có

b) Bất khả tri luận


Không nhận thức cái quan trọng nhất

c) Hoài nghi luận (nghi ngờ sự nhận thức)


- Nghi ngờ để rồi dẫn đến bác bỏ sự nhận thức. Chúng ta không thể nhận thức được
rằng thế giới có tồn tại hay không
- Nghi ngờ tích cực
+ Đề cát: Tôi tư duy nghĩa là tôi tồn tại
+ Cận đại: Tri thức vô cùng quan trọng trong cuộc sống, nhưng phải là tri thức đúng.
Trước khi sử dụng tri thức nào đó hãy nghi ngờ tính đúng đắn của nó để xác minh. Tuy
nhiên, có một thứ không thể nghi ngờ được là việc mình đang nghi ngờ.

3. Biện chứng và siêu hình


VD: Cô có đang thay đổi vị trí không?
- Không. Cô đang không thay đổi vị trí so với khoảng cách với các học sinh -> siêu
hình
- Có. Cô đang thay đổi khi Trái Đất tự quay quanh trục -> biện chứng

3.1. Khái niệm biện chứng và siêu hình


Phương pháp siêu hình Phương pháp biện chứng
- Nhận thức đối tượng trong trạng thái biệt - Nhận thức đối tượng trong mối liên hệ
lập, bất biến (tĩnh) -> chỉ nhận thức được trong sự biến đổi (động) -> nhận thức
trạng thái tồn tại; không liên hệ được cả quá trình; liên hệ
- Tư duy dứt khoát, cứng nhắc: khác nhau, - Tư duy mềm dẻo, linh hoạt: khác nhau,
đối lập nhau, ranh giới là tuyệt đối đối lập nhau, ranh giới là tương đối
- Công thức: “… hoặc là… hoặc là…” - Công thức: “… vừa là… vừa là…”
VD: giải toán cho học sinh Tiểu học
nhưng lại dùng cách giải cho THCS
- Biện chứng khách quan nói về biện chứng của vật chất, biện chứng chủ quan nói về
biện chứng của ý thức
- Biện chứng duy vật cho rằng biện chứng khách quan quyết định biện chứng chủ
quan, biện chứng duy tâm cho rằng biện chứng chủ quan quyết định biện chứng khách
quan
- Phương pháp biện chứng là cách thức nghiên cứu sự vật, hiện tượng trong tính biện
chứng vốn có của nó
- Phép biện chứng:
+ Phương pháp biện chứng
+ Lý luận về biện chứng (giải thích tại sao chúng ta phải làm thế)

3.2. Các hình thức của phép biện chứng


- Phép biện chứng tự phát (Phép biện chứng cổ đại): khẳng định sự liên hệ của các sự
vật, hiện tượng trong thế giới
+ Việt Nam chưa có triết học nhưng đã đưa ra nhận xét về những tính chất biến đổi
của thế giới. Rút dây động rừng: hiệu ứng Domino.
+ Trung Quốc: thuyết âm dương, triết học của Lão tử.
+ Ấn Độ: Phật Giáo (luật nhân quả).
+ Heraclitus: Không ai tắm hai lần trên một dòng sông, Dài và ngắn là như nhau, Giá
trị của các sự vật, hiện tượng chỉ được xác định khi được đặt trong mối liên hệ với các sự
vật, hiện tượng khác,
=> HẠN CHẾ: còn đơn giản
- Phép biện chứng duy tâm của Hegel
- Phép biện chứng duy vật của Mác – Ănghen và Lênin
=> Mặc dù có những đặc trưng riêng, nhưng các hình thức của phép biện chứng lại có
những đặc điểm chung giống nhau:
- Đều thừa nhận mọi sự vật hiện tượng tồn tại trong mối liên hệ phổ biến, vận động,
phát triển.
- Đều cho rằng nguyên nhân quyết định sự vận động, phát triển là do nguyên nhân bên
trong, nội tại của nó quy định.
- Sự phát triển không chỉ thay đổi về lượng mà còn bao hàm cả sự thay đổi về chất, có
sự mất đi của cái cũ và sự xuất hiện của cái mới.

II. Triết học Mác – Lênin và vai trò của triết học Mác – Lênin trong
đời sống xã hội
1. Sự ra đời và phát triển của triết học Mác – Lênin
1.1. Những điều kiện lịch sử của sự ra đời triết học Mác
Sự ra đời tất yếu khách quan
- Tất yếu là do lịch sử yêu cầu: điều kiện kinh tế xã hội
Cho đến những năm 40 của thế kỷ 19, phương thức sản xuất tự bản trở nên thống trị -
> tạo ra lượng của cải vật chất khổng lồ, nhiều hơn so với lượng của cải vật chất mà nhân
loại đã tạo ra trước đó -> thoả mãn nhu cầu tuy vậy nhu cầu thì vô hạn -> kích thích, nảy
sinh nhu cầu mới. Để tạo ra nhiều của cải vật chất như vậy thì con người phải có tri thức -
> thúc đẩy sự phát triển của con người. Tuy vậy, lại xảy ra sự phân hoá giàu nghèo ->
nhiều người thất nghiệp. Ban đầu họ giết chủ, sau đó phá máy móc, rồi biểu tình, đình
công với khẩu hiểu “tăng lương, giảm giờ làm”. Thành công giảm giờ làm nhưng lại bị
tăng cường lao động nên nhìn chung vẫn là thất bại.
Lịch sử đặt ra yêu cầu cần phải có lý luận dẫn đường cho giai cấp vô sản. Trong thời
gian này cũng xuất hiện vài tư tưởng:
+ Chủ nghĩa xã hội phong kiến: xoá tư bản nrồi quay về phong kiến nhưng lịch sử là
bánh xe quay tiếp chứ không thể nào quay về được nữa
+ Chủ nghĩa xã hội tiểu tư sản: Cho mỗi người vô sản một lượng tư liệu sản xuất thì
sau một thời gian vẫn về lại thời tư bản: có người giàu, có người nghèo. Người nghèo thì
lại phải đi tìm việc. Có tình trạng như vậy vì:
+) Khả năng mỗi người khác nhau
+) Điều kiện ngoại cảnh
-> Giải quyết ngọn chứ không giải quyết gốc
+ Chủ nghĩa xã hội khoa học kế thừa các học thuyết trước
- Lịch sử còn chuẩn bị điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan
+ Tiền đề lý luận
Học thuyết không tưởng -> giúp mác ănghen thấy được sự thối nạn của xã hội tư bản;
giúp thấy được ước mơ của vô sản; để xây được thế giới hạnh phúc thì cần phải có đường
lối đúng đắn
Kinh tế chính trị cổ điển Anh: chính lao động tạo ra của cải vật chất, tạo ra sự giàu có
trong xã hội. Ai là người tạo ra lao động đó? Mác cho rằng có lao động cụ thể và lao động
trừu tượng
Triết học cổ điển Đức (ảnh hưởng trực tiếp):
Hegel (triết học duy tâm khách quan): phép biện chứng duy tâm khẳng định tính chất
biện chứng trong thế giới -> xã hội tư bản tốt đẹp hơn các xã hội trước nhưng kp là xã hội
tốt đẹp nhất. Ănghen: “Ở Hegel, phép biện chứng đi bằng đầu”
Phoi ơ Bắc đưa ra quan điểm đối lập với Hegel: duy vật siêu hình -> nghiên cứu đời
sống xã hội từ vật chất

+ Tiền đề KHTN

1.2. Ba thời kỳ chủ yếu trong hình thành và phát triển của Triết học Mác (giai đoạn Mác
và Ăngghen)
1.3. Thực chất và ý nghĩa cuộc cách mạng trong triết học do Mác và Ăngghen thực hiện
1.4. Giai đoạn Lênin trong sự phát triển Triết học Mác
- Do lịch sử yêu cầu
+ Chủ nghĩa tư bản xuất hiện đế quốc, trình độ tư bản của các nước không đồng đều
+ Cách mạng tháng 10 Nga thành công. Nước Nga đi lên XHCN nhưng đi vào thực tế
có nhiều khó khăn, Lênin khái quát thành các lý luận để đưa vào triết học Mác. Ông còn
phải bảo vệ học thuyết Mác bởi thời thế đã khác. Chúng ta cũng phải liên tục phát triển
các học thuyết bởi ta luôn phát triển

1.5. Thực chất và ý nghĩa cuộc cách mạng trong triết học do Mác và Ăngghen thực hiện
- C.Mác và Ph.Ăngghen đã khắc phục tính chất trực quan, siêu hình của chủ nghĩa duy
vật cũ và khắc phục tính chất duy tâm, thần bí của phép biện chứng duy tâm, Đức sáng
tạo ra một chủ nghĩa duy vật triết học hoàn bị là chủ nghĩa duy vật biện chứng.
- C.Mác và Ph. Ăngghen đã vận dụng và mở rộng quan điểm duy vật biện chứng vào
nghiên cứu lịch sử xã hội, sáng tạo ra chủ nghĩa duy vật lịch sử - nội dung chủ yếu của
bước ngoặt cách mạng trong triết học.
- C.Mác và Ph. Ăngghen đã sáng tạo ra một triết học chân chính khoa học, với những
đặc tính mới của triết học duy vật biện chứng.

Chương 2: Chủ nghĩa duy vật biện chứng


I. Vật chất và ý thức
1. Vật chất và các hình thức tồn tại của vật chất
1.1. Quan niệm của chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa duy vật trước Mác về phạm trù vật
chất
- Quan niệm của chủ nghĩa duy tâm: Thừa nhận sự tồn tại của sự vật, hiện tượng vật
chất nhưng phủ định đặc tính tồn tại khách quan của chúng
- Quan niệm của chủ nghĩa duy vật trước Mác về vật chất
+ Quan niệm của chủ nghĩa duy vật thời cổ đại: quan niệm của Đêmôcrit là quan niệm
chung nhất -> tiếp tục đc phát triển ở thời kì cận đại
Tích cực Hạn chế lịch sử (khi chúng ta không thể
vượt lên trên lịch sử)
- Xuất phát từ chính thế giới vật chất để giải Nhưng họ đã đồng nhất vật chất với một
thích thế giới dạng vật thể cụ thể => Lấy một vật chất
- Là cơ sở để các nhà triết học duy vật về sau cụ thể để giải thích cho toàn bộ thế giới
phát triển quan điểm về thế giới vật chất vật chất ấy vì họ coi triết học là khoa
=> Vật chất được coi là cơ sở đầu tiên của học của mọi khoa học nên tri thức khoa
mọi sự vật hiện tượng trong thế giới khách học nào họ cũng cho là tri thức của triết
quan học.

1.2. Cuộc cách mạng trong khoa học tự nhiên cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX và sự phá
sản của các quan điểm duy vật siêu hình về vật chất
- 1895, Rơn-ghen phát hiện ra tia X
- 1896, Béc-cơ-ren phát hiện được hiện tượng phóng xạ
- 1897, Tômxơn phát hiện ra điện tử -> điện tử < nguyên tử
- 1901, Kaufman chứng minh khối lượng biến đổi theo vận tốc của điện tử -> khối
lượng nguyên tử không còn là hàm số bất biến
- 1905, 1916, Anhxtanh: Thuyết tương đối hẹp và thuyết tương đối rộng
=> Khủng hoảng thế giới quan của các nhà khoa học tự nhiên -> chủ nghĩa duy tâm
tấn công

1.3. Quan niệm của triết học Mác – Lênin về vật chất
a) Quan niệm của Các Mác và Ph.Ăngghen:
Để có một quan niệm đúng đắn về vật chất, cần phải có sự phân biệt rõ ràng giữa vật
chất với tính cách là một phạm trù triết học, một sáng tạo, một công trình trí óc của tư duy
con người trong quá trình phản ảnh hiện thực chứ không phải là một sản phẩm của tư duy.
b) Quan niệm của Lênin
Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan (phân biệt vật chất
với ý thức) được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép
lại, chụp lại, phản ánh (con người có thể nhận thức được thế giới vật chất), và tồn tại
không lệ thuộc vào cảm giác.
=> Ý nghĩa
- Giải quyết một cách đúng đắn và triệt để cả hai mặt vấn đề cơ bản của triết học
- Triệt để khắc phục hạn chế của chủ nghĩa duy vật cũ, bác bỏ chủ nghĩa duy tâm, bất
khả tri
- Khắc phục được khủng hoảng, đem lại niềm tin trong khoa học tự nhiên
- Tạo tiền đề xây dựng quan điểm duy vật về xã hội và lịch sử loài người
- Là cơ sở để xây dựng nền tảng vững chắc cho sự liên minh ngày càng chặt chữ giữa
triết học duy vật biện chứng với khoa học

Ông cũng đưa ra phương pháp định nghĩa mới: Sự đối lập giữa vật chất và ý thức chỉ
mang nghĩa tuyệt đối trong lĩnh vực nhận thức

1.4. Các hình thức tồn tại của vật chất


a) Vận động là mọi sự biến đổi nói chung
- Trước Mác:
+ DVSH: vật chất và vận động (vận động cơ) gắn bó nhau -> nguyên nhân vận động
của vật chất không thuộc về vật chất -> thuộc về ý thức
VD: Newton cho rằng thế giới vật chất vận động làm cho vật chất chuyển động. Vì sao
thế giới vật chất lại vận động thì ông ấy cho rằng đó là do Chúa gây ra vận động ấy
- Theo Mác – Lênin:
+ Vận động hiểu theo nghĩa chung nhất(...) bao gồm tất cả mọi sự thay đổi và mọi quá
trình diễn ra trong vũ trụ, kể từ sự thay đổi vị trí đơn giản cho đến tư duy
+ Là phương thức tồn tại của vật chất.
+ Là thuộc tính cố hữu của vật chất
 Vận động của vật chất là vận động tự thân (chống quan điểm duy tâm và siêu
hình về vận động). VD: mình chỉ có thể ăn hộ chứ không thể ăn thay vì ăn thay
thì dinh dưỡng vào cơ thể mình.
 Vận động sinh ra cùng với sự vật và chỉ mất đi khi sự vật mất đi +> chuyển
hoá thành sự vật và hình thức vận động khác (vận động nói chung vĩnh cửu)
b) Các hình thức vận động của vật chất
- Có bao nhiêu hình thức vận động cơ bản? Tại sao lại là 5 mà không phải là một số
khác

c) Mối quan hệ giữa vận động và đứng im

Đứng im là vận động đặc biệt, chỉ xảy ra trong 1 mqh nhất định

1.5. Tính thống nhất vật chất của thế giới


- Chỉ có một thế giới duy nhất là thế giới vật chất, có trước, quyết định ý thức con
người
- Thế giới vật chất tồn tại vĩnh viễn, không tự nhiên sinh ra, không mất đi
- Mọi tồn tại của thế giới vật chất đều là những dạng cụ thể của vật chất nên chúng có
mối liên hệ qua lại, tác động qua lại lẫn nhau (cung cầu,…)

2. Nguồn gốc, bản chất và kết cấu của ý thức


2.1. Nguồn gốc của ý thức
a) Các quan niệm về nguồn gốc của ý thức
- Chủ nghĩa duy tâm
- CNDVSH: vật chất sinh ra ý thức, coi ý thức cũng chỉ là 1 dạng vật chất
- CNDVBC:
+ Vật chất là nguồn gốc của ý thức
+ Ý thức chỉ có ở con người xã hội
- Não con người
+ Kết cấu vật chất có cấu trúc phát triển cao nhất
+ Người ta đã chỉ ra mối liên hệ trực tiếp của não người với ý thức. VD: những người
chết não không có ý thức
+ Tạo ra ý thức bằng cách nào? (DVSH nói não tạo ra ý thức như gan tiết ra mật.) Tạo
ra ý thức bằng khả năng phản ánh
 Giới tự nhiên vô sinh: thụ động, giản đơn
 Giới tự nhiên hữu sinh

C1: Lao động và ngôn ngữ có vai trò gì trong việc góp phần tạo ra ý thức của con
người (xem xét các yếu tố xã hội)
* Vai trò của lao động trong việc tạo ra ý thức con người:
- Nhờ có lao động, con người biết phát triển công cụ lao động để khai thác thiên nhiên.
- Có lao động cong người bắt đầu hoà đồng với nhau, sống với nhau thành từng nhóm,
biết được vai trò của mình trong nhóm và thông qua quá trình lao động đã dẫn tới quá
trình phân cấp và phân hoá xã hội.
- Trước khi lao động, con người phải hình dung ra cái mình sẽ làm có hình dạng thế
nào, mục đích để làm gì -> có ý thức về cái mình sẽ làm ra.
- Khi lao động, con người phải biết sử dụng công cụ lao động như thế nào
- Kết thúc quá trình lao động, con người có ý thức đối chiếu sản phẩm mình làm ra với
mô hình mà mình đã hình dung trước đó

* Vai trò của ngôn ngữ trong việc tạo ra ý thức con người:
- Ngôn ngữ được sinh ra để đáp ứng nhu cầu trao đổi ý thức và suy nghĩ của mình với
người khác
- Ngôn ngữ giúp phân tích đối chiếu, đánh giá sản phẩm mình đã làm ra
- Nhờ giao tiếp mà con người ý thức về bản thân, ý thức về người khác

b) Nguồn gốc xã hội: Lao động và ngôn ngữ


* Yếu tố lao động
- Lao động sản xuất vật chất làm biến đổi thế giới vật chất -> tác động đến não bộ con
người
- Vượn người đi khom bằng 4 chi. Khi giải phóng 2 chi trước để sử dụng công cụ lao
động, đi bằng 2 chi sau, vượn đứng thẳng và các cơ quan thay đổi trong đó có não người.
- Phát triển giác quan, “nối dài” các giác quan của con người: Nhờ lao động sản xuất,
các giác quan của con người nhanh nhạy hơn, phản ứng tốt
- Phát hiện ra lửa và công dụng của lửa: lửa giúp nấu chín thức ăn -> cung cấp thêm
chất dinh dưỡng cho con người
- Hình thành nên ngôn ngữ để teamwork
* Yếu tố ngôn ngữ: Vai trò của ngôn ngữ - là vỏ vật chất của tư duy
- Làm cho sự phản ánh không còn lệ thuộc trực tiếp vào thế giới khách quan
- Là công cụ, phương tiện của tư duy
- Là công cụ, phương tiện diễn đạt, chính xác hoá tư tưởng
- Giúp con người tổng kết thực tiễn, trao đổi thông tin, truyền tải tri thức - tạo nên
phương thức di truyền mới

C2: Có thể khẳng định ý thức là thuộc tính vốn có của não người hay không? Tại
sao?
Không vì ý thức có 2 nguồn gốc là nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc xã hội:
- Nguồn gốc tự nhiên được thể hiện dưới nhiều hình thức được phân cấp từ thấp đến
cao, từ đơn giản đến phức tạp. Thông qua quá trình tiến hoá, bộ óc con người trở thành
sản phẩm đặc biệt và tinh vi nhất trong tự nhiên qua phản ảnh sinh học trong giới hữu
sinh -> bước vào thời kỳ mang tính xã hội
- Nguồn gốc xã hội: Ý thức được xem là một sản phẩm của xã hội và văn hoá và được
hình thành thông qua quá trình tương tác giữa con người và môi trường sống

C3: Ngôn ngữ thuộc lĩnh vực vật chất hay ý thức?
Ngôn ngữ thuộc lĩnh vực vật chất. Ta có thể nhìn thấy chữ viết, nghe thấy tiếng nói,
cái được truyền tải qua ngôn ngữ là ý thức. Không có ngôn ngữ, ý thức không thể tồn tại
và thể hiện.

C4: Trong 4 yếu tố: não người, thế giới vật chất, ngôn ngữ, lao động, yếu tố nào
quyết định sự ra đời của ý thức?
Nguồn gốc trực tiếp quan trọng nhất quyết định sự ra đời và phát triển của ý thức là
hoạt động thực tiễn, cụ thể là lao động. Có lao động thì ý thức mới phát triển, đời sống vật
chất càng cao thì tinh thần càng cao

2.2. Bản chất của ý thức


- DVSH: ý thức là một dạng vật chất thụ động, chỉ sao chép hình ảnh nguyên si của
thế giới
- DT: ý thức sáng tạo rất cao. Sáng tạo ở đây không giới hạn, không bị chi phối, phụ
thuộc vào bất cứ yếu tố nào
- DVBC: sáng tạo bị giới hạn bởi vật chất
- Ý thức là sự phản ánh thế giới khách quan. Ý thức “độc lập tương đối” với vật chất
(không đồng nhất)
- Ý thức là hình ảnh chủ quan hay (tinh thần) của sự vật khách quan:
+ Ý thức do đối tượng quy định
+ Ý thức mang màu sắc chủ quan phụ thuộc vào:
 Trạng thái giác quan
 Trạng thái thần kinh
 Nhu cầu phản ảnh
- Ý thức là sự phản ánh năng động, sáng tạo
V.I. Lênin trích của Phơ bách : “… biểu tượng của con người về vật tự nhiên, cũng là
sản phẩm của giới tự nhiên, nhưng là sản phẩm khác, khác với những đối tượng mà nó
tiêu biểu”
+ Năng động: Lựa chọn, tìm kiếm; Tác động trở lại vật chất
+ Sáng tạo: Tạo ra tri thức mới; Tưởng tượng, huyền thoại; Tiên đoán; Xây dựng giả
thuyết, lý luận; Xây dựng mô hình; “Biến” mô hình thành hiện thực. Nguyên nhân:
 Con người là thực thể xã hội năng động, sáng tạo
 Ý thức xuất phát từ lao động mang tính sáng tạo
 Đối tượng phản ánh có tính biện chứng.
- Ý thức là sự phản ánh mang tính lịch sử, xã hội
+ Sự ra đời và tồn tại của ý thức gắn liền với hoạt động thực tiễn;
+ Ý thức chịu sự chi phối không chỉ của các quy luật sinh học, mà chủ yếu còn của các
quy luật xã hội; do nhu cầu giao tiếp xã hội và các điều kiện sinh hoạt hiện thực của xã
hội quy định.
+ Với tính năng động của mình, ý thức sáng tạo lại hiện thực theo nhu cầu của bản
thân và thực tiễn xã hội.
+ Ở các thời đại khác nhau, thậm chí ở cùng một thời đại, sự phản ánh (ý thức) về
cùng một sự vật, hiện tượng có sự khác nhau- theo các điều kiện vật chất và tinh thần mà
chủ thể nhận thức phụ thuộc.

2.3. Kết cấu của ý thức


- Theo lớp cấu trúc của ý thức
+ Tình cảm
+ Tri thức là phương thức tồn tại của ý thức vì nhờ có tri thức:
 Ý thức là ý thức
 Ý thức là hình thức phản ánh cao nhất
 Ý thức khác với hình thức phản ánh còn lại của thế giới. VD: tâm lý động vật
+ Niềm tin
+ Ý chí
- Các cấp độ của ý thức
+ Tự ý thức
+ Tiềm thức
+ Vô thức: diễn ra bên ngoài sự điều khiển của ý thức

3. Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức


3.1. Quan điểm của chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa duy vật siêu hình
3.2. Quan điểm của chủ nghĩa DVBC
- Vai trò của vật chất đối với ý thức
+ Vật chất quyết định nguồn gốc của ý thức
+ Vật chất quyết định nội dung của ý thức
+ Vật chất quyết định bản chất của ý thức
+ Vật chất quyết định sự vận động, phát triển của ý thức
+ Vật chất quyết định “biến” ý thức thành hiện thực vật chất
- Ý thức có tính độc lập tương đối và tác động trở lại vật chất
+ Thứ nhất, ý thức tác động trở lại thế giới vật chất (thúc đẩy, kìm hãm)
+ Thứ hai, sự tác động của ý thức đối với vật chất phải thông quan hoạt động thực tiễn
của con người
+ Thứ ba, vai trò của ý thức thể hiện ở chỗ nó chỉ đạo hoạt động thực tiễn của con
người
+ Thứ tư, xã hội càng phát triển thì vai trò của ý thức ngày càng to lớn, nhất là trong
thời đại ngày nay
- Ý nghĩa phương pháp luận
+ Trong hoạt động nhận thức và thực tiễn phải luôn xuất phát từ thực tế khách quan
+ Trong hoạt động nhận thức và thực tiến phải luôn phát huy tính năng động chủ quan
+ Trong hoạt động nhận thức và thực tiễn phải chống chủ nghĩa khách quan và chủ
quan, duy ý chí

II. Phép biện chứng duy vật


1. Hai loại hình biện chứng và phép biện chứng duy vật
1.1. Biện chứng khách quan và biện chứng chủ quan
1.2. Khái niệm phép biện chứng
1.3. Khái niệm phép biện chứng duy vật
- Phép biện chứng duy vật là khoa học về mối liên hệ phổ biến và sự phát triển của thế
giới (theo Ăng ghen)
- Lênin: Phép biện chứng duy vật “là học thuyết về sự phát triển dưới hình thức hoàn
bị nhất, sâu sắc nhất và không phiến diện nhất”.
- Đặc điểm của phép biện chứng duy vật
- Vai trò của PBCDV

2. Nội dung của phép BCDV


Nguyên lý về sự phát triển
- Phân biệt 2 khái niệm biện chứng và siêu hình về sự phát triển

- Phân biệt phát triển với vận động, tiến hoá, tiến bộ, tăng trưởng
Duy Danh: chỉ có các sự vật, hiện tượng riêng lẻ mới tồn tại, còn cái chung chỉ là
những khái niệm rỗng -> duy vật
Duy thực: cái chung tồn tại, cái riêng chỉ là cái bóng của cái chung -> duy tâm

Cái riêng tồn tại độc lập với các sự vật, hiện tượng khác

You might also like