Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

TIỂU LUẬN
ĐÁNH BẠI QUAN ĐIỂM: "VIỆT NAM CẦN NHIỀU NGHIÊN CỨU
HƠN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU MỚI ĐẠT GIẢI PHÁP HIỆU QUẢ"

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: PHẠM THỊ MINH HẢI

HỌC PHẦN: TƯ DUY PHẢN BIỆN

SINH VIÊN THỰC HIỆN:

-HỒ NGUYỄN TIỂU ĐAN - 64130239

-NGUYỄN TRÍ CƯỜNG – 64130226

-HỒ THỊ MỸ DUYÊN - 64130449

LỚP : 64.MARKT-2

Khánh Hòa – 2023


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

TIỂU LUẬN
ĐÁNH BẠI QUAN ĐIỂM: "VIỆT NAM CẦN NHIỀU NGHIÊN CỨU
HƠN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐỂ ĐẠT GIẢI PHÁP HIỆU QUẢ"

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: PHẠM THỊ MINH HẢI

HỌC PHẦN: TƯ DUY PHẢN BIỆN

SINH VIÊN THỰC HIỆN:

-HỒ NGUYỄN TIỂU ĐAN - 64130239

-NGUYỄN TRÍ CƯỜNG – 64130226

-HỒ THỊ MỸ DUYÊN - 64130449

LỚP : 64.MARKT-2

Khánh Hòa – 2023


01-Việt Nam cần nhiều hơn nữa các nghiên cứu liên quan đến biến đổi khí hậu
thì mới có thể có giải pháp hiệu quả ứng phó với biến đổi khí hậu
Từ xa xưa, đã có những giai đoạn khi khí hậu trên Trái đất trải qua sự thay đổi, tuy
nhiên, những biến đổi này diễn ra vô cùng chậm rãi và kéo dài suốt hàng nghìn năm.
Trong vài thập kỷ gần đây, các bảng ghi chép về khí tượng tại nhiều khu vực đã cho thấy
sự biến động không bình thường của các tham số liên quan đến khí hậu. Thiên tai nguy
hiểm như bão lớn, nắng nóng cực kỳ dữ dội, lũ lụt, hạn hán và các điều kiện khí hậu
khắc nghiệt ngày càng gây thiệt hại lớn về tài sản và mạng sống con người. Các nghiên
cứu gần đây đã chiếu sáng mối liên hệ giữa những hiện tượng này và biến đổi khí hậu.
Đặc biệt, các hoạt động của con người đã được xác định là nguyên nhân chính đằng sau
sự biến đổi khí hậu, khiến cho việc thực hiện các biện pháp hợp lý để ngăn chặn và giảm
nhẹ những biến đổi này trở nên cấp bách. Việt Nam được đánh giá là một trong những
quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề từ biến đổi khí hậu, đặc biệt là trong khu vực đồng
bằng sông Cửu Long, nơi nước biển dâng gây tổn thương lớn. Nhận thức về tác động của
biến đổi khí hậu, Chính phủ Việt Nam đã đưa ra và triển khai Chương trình Mục tiêu
quốc gia nhằm ứng phó với thách thức này. Các cơ quan chính phủ và địa phương đã và
đang xây dựng kế hoạch hành động để đối mặt với những tác động cấp bách và lâu dài
của biến đổi khí hậu. Nhiều nghiên cứu cũng đã được tiến hành ở các mức độ khác nhau,
hỗ trợ quá trình ứng phó và hiểu rõ hơn về nguy cơ và giải pháp [1]. Tuy nhiên, vô số ý
kiến cho rằng Việt Nam cần nhiều hơn nữa các nghiên cứu liên quan đến biến đổi khí
hậu thì mới có thể có giải pháp hiệu quả để ứng phó với nó.
Nhóm chúng tôi cho rằng quan điểm này không phản ánh đúng bức tranh toàn cảnh và
có thể dẫn đến việc lạc quan hóa tình trạng hiện tại. Bên cạnh việc nghiên cứu, vẫn có
nhiều phương pháp và cách thức quan trọng mà chúng ta nên thực hiện hóa.

Thứ nhất, có rất nhiều quốc gia trên thế giới phải đối mặt với những thách thức riêng biệt
từ biến đổi khí hậu, và những giải pháp mà họ triển khai đều mang những đặc điểm độc
đáo mà nước ta có thể học tập. Ví dụ điển hình như Hà Lan-một quốc gia nằm dưới mực
nước biển, đã phải đối mặt với nguy cơ lụt lội do biến đổi khí hậu và từ đó đã đầu tư
mạnh mẽ vào hạ tầng chống lụt. Kinh nghiệm của Hà Lan không chỉ giới hạn ở việc đối
phó với hậu quả của biến đổi khí hậu mà còn bao gồm nhiều giải pháp sáng tạo để thích
ứng với biến đổi khí hậu và đem lại sự phồn vinh và giàu mạnh cho đất nước [2]. Bên
cạnh đó còn có các quốc gia có nhiều kinh nghiệm trong việc ứng phó với biến đổi khí
hậu như Đức, Costa Rica hay Nhật Bản. Các chiến lược của họ có thể truyền cảm hứng
cho Việt Nam trong việc xây dựng một hệ thống năng lượng bền vững và bảo vệ môi
trường. Thay vì tốn chi phí vào việc chỉ tăng cường nghiên cứu về biến đổi khí hậu, hợp
tác và học hỏi từ những kinh nghiệm và thành tựu của các quốc gia này có thể cung cấp
những thông điệp quan trọng cho Việt Nam trong việc ứng phó với thách thức biến đổi
khí hậu hiện nay. Trong trường hợp nghiên cứu lặp đi lặp lại mà không đem lại hiệu quả,
chi phí tốn kém có thể là một vấn đề đáng lo ngại cho Việt Nam-một đất nước đang phát
triển.

Thứ hai, mặc dù nghiên cứu cung cấp bối cảnh rộng lớn và chi tiết, nhưng để ứng phó
với thách thức thực tế, cần sự kết hợp giữa kiến thức lý thuyết và khả năng áp dụng trong
bối cảnh Việt Nam. Việc chuyển đổi nghiên cứu thành giải pháp thực tế mang lại nhiều
lợi ích cho Việt Nam. Việc này giúp tận dụng hiệu quả tri thức đã có, đặc biệt là những
nghiên cứu đã được thực hiện trong ngữ cảnh quốc gia. Điều này không chỉ giảm bớt
thời gian triển khai mà còn giảm bớt chi phí, mở ra cơ hội để ngay lập tức ứng dụng
những giải pháp có thể đáp ứng nhanh chóng với thách thức biến đổi khí hậu. Bên cạnh
đó, nhiều nghiên cứu đang chìm đắm trong lý thuyết và không dễ áp dụng trong bối cảnh
thực tế. Cần có sự cân nhắc kỹ lưỡng và quản lý thông tin chặt chẽ để đảm bảo rằng tri
thức từ nghiên cứu là tin cậy và được chuyển đổi một cách hiệu qủa vào các giải pháp
thực tế, giúp Việt Nam ngăn chặn tác động của biến đổi khí hậu ngay từ bây giờ. Do đó,
việc tập trung vào cách áp dụng kiến thức hiện có vào các dự án và chiến lược hành động
có thể mang lại kết quả tích cực hơn.

Tiếp theo, quan điểm tập trung tăng cường giáo dục và nhận thức trong cộng đồng có thể
đóng một vai trò quan trọng trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu, không chỉ thông
qua nghiên cứu mà còn qua việc thay đổi thái độ và hành vi. Thay vì tập trung hoàn toàn
vào việc nghiên cứu chuyên sâu, quan điểm này đặt trọng điểm vào việc tạo ra sự nhận
thức và hiểu biết vững về vấn đề môi trường cho cộng đồng. Việc tập trung vào giáo dục
và nhận thức góp phần xây dựng một văn hóa bền vững, tạo ra một xã hội có sự thấu
hiểu vững về tác động của biến đổi khí hậu, từ đó dẫn đến những hành động đúng đắn.
Mặc cho chính phủ Việt Nam đặt nhiều sự quan tâm vào việc bảo vệ khí hậu và đang đẩy
mạnh các hoạt động tuyên truyền về bảo vệ môi trường, nhưng nhận thức và hiểu biết
của nhiều người dân và chính quyền chưa đầy đủ và thiếu các chương trình giáo dục biến
đổi khí hậu có hiệu quả. Do đó, việc cải thiện hệ thống giáo dục về biến đổi khí hậu để
hỗ trợ sự phát triển bền vững của giáo dục ở cấp phổ thông và đại học là một yếu tố tiên
quyết để ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam [3].

Tuy nói, tăng cường nghiên cứu không phải cách thức duy nhất để ứng phó với biến đổi
khí hậu, nhưng nó vẫn nên được thực hiện, một cách hợp lí. Vì những tiến bộ trong khoa
học và quan sát biến đổi khí hậu đang mang lại sự hiểu biết rõ ràng hơn về tính biến đổi
vốn có của hệ thống khí hậu Trái đất, về cơ chế và tác động của biến đổi khí hậu và khả
năng phản ứng của nó trước những ảnh hưởng của con người và tự nhiên. Từ đó đề xuất
các giải pháp cụ thể và hiệu quả hơn. Nghiên cứu có thể tập trung vào nhiều khía cạnh
như tác động của biến đổi khí hậu đến hệ sinh thái, đa dạng sinh học, nông nghiệp, tài
nguyên nước, sức khỏe con người và các khía cạnh kinh tế-xã hội khác. Do vậy, đã có
nhiều nỗ lực nghiên cứu và triển khai các hoạt động ứng dụng. Các tổ chức, cơ quan, và
ngành chuyên trách về biến đổi khí hậu cũng đã được thành lập để tăng cường nhận thức
của cộng đồng về vấn đề này và ảnh hưởng của nó. Nhiều dự án do nước ngoài tài trợ đã
được triển khai nhằm đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và nâng cao năng lực, khả
năng của cộng đồng trong việc chống đỡ trước những ảnh hưởng đó. Tóm lại, việc tiến
hành nghiên cứu nhiều hơn về biến đổi khí hậu vẫn là một trong các bước quan trọng để
chúng ta có thể đưa ra các giải pháp phù hợp và hiệu quả hơn [4].

Suy cho cùng, dù nghiên cứu đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong việc hiểu và tìm
ra giải pháp cho biến đổi khí hậu, quan điểm rằng cần thực hiện nhiều nghiên cứu hơn về
biến đổi khí hậu tại Việt Nam thì mới có thể đưa ra các giải pháp hiệu quả trong ứng phó
vẫn là một quan điểm không đầy đủ và toàn diện. Bởi nhận thức về sự cần thiết của việc
học hỏi, áp dụng tri thức, sự cải tiến trong giáo dục là rất quan trọng. Để đạt được hiệu
quả thực sự trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu, Việt Nam không chỉ cần tập trung
2
vào việc nghiên cứu mà còn phải xem xét một chiến lược tổng thể bao gồm tất cả các
khía cạnh quan trọng khác như áp dụng tri thức từ nghiên cứu vào thực tiễn, đảm bảo độ
tin cậy của nghiên cứu, nâng cao tri thức và nhận thức của cộng đồng thông qua giáo
dục. Chỉ khi có sự kết hợp chặt chẽ và đồng bộ giữa nghiên cứu, ứng dụng, giáo dục,
Việt Nam mới thực sự có thể đối mặt và đưa ra những giải pháp hiệu quả để ứng phó với
thách thức biến đổi khí hậu đang ngày càng trở nên nghiêm trọng và phức tạp.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Thắng, N.V., et al., Biến đổi khí hậu và tác động ở Việt Nam. Nhà Xuất bản Khoa học
và Kỹ thuật, 2010.
2. LAN, N., MỘT SỐ VẤN ĐỀ RÚT RA TỪ CÁC HỘI THẢO QUỐC TẾ VỀ BIẾN ĐỔI
KHÍ HẬU TỔ CHỨC TẠI TP. HỒ CHÍ MINH LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC XÂY
DỰNG CẢNG VÀ BẢO VỆ BỜ BIỂN, BỜ SÔNG TẠI VIỆT NAM QUA KINH.
3. NAM, T., TĂNG CƯỜNG GIÁO DỤC BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÌ SỰ PHÁT. KỶ YẾU
HỘI THẢO, 2010: p. 337.
4. Phan, V.T. and Đ.T. Ngô, Biến đổi khí hậu ở Việt Nam: Một số kết quả nghiên cứu,
thách thức và cơ hội trong hội nhập quốc tế. VNU Journal of Science: Earth and
Environmental Sciences, 2013. 29(2).

3
KẾT QUẢ KIỂM TRA ĐẠO VĂN

Ảnh 1

Ảnh 2

You might also like