Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

THƯƠNG VỢ

Trần Tế Xương
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả
- Trần Tế Xương (1870 – 1907) thường gọi là Tú Xương,
quê ở làng Vị Xuyên, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định, sinh
vào giai đoạn giao thời, xã hội có nhiều thay đổi, xã
hội phong kiến già nua chuyển mình trở thành xã hội
thực dân phong kiến.
- Hàng ngày chứng kiến những điều ngang tai trái mắt
đập vào mắt, gây phản ứng trong tâm trạng và thể hiện
thành hai nội dung lớn trong thơ ông: trữ tình và trào
phúng đều bắt nguồn từ tâm huyết của nhà thơ với dân,
với nước, với đời.
- Ông đã để lại khoảng trên 100 bài thơ, chủ yếu là thơ
Nôm, gồm nhiều thể thơ (thất ngôn bát cú, thất ngôn tứ
tuyệt, lục bát) và một số bài văn tế, phú, câu đối,...
- Trong sáng tác của ông, có hẳn một đề tài về bà Tú
gồm cả thơ, văn tế, câu đối.
2. Tác phầm
- Bài thơ Thương vợ là một trong những bài thơ hay và
cảm động nhất của Tú Xương viết về bà Tú. Bài thơ
Thương vợ có đề tài về tình yêu thương với người vợ,
thứ tình cảm mà người đương thời ngại nhắc tới hoặc
không chú trọng. Trong xã hội phong kiến, thân phận
những người phụ nữ bao giờ cũng gắn liền với những vất
vả, khó khăn, thậm chí còn gắn liền với những bi kịch.
- Sự cảm thông của xã hội với họ là cần thiết nhưng cần
thiết nhất có lẽ là tình cảm của chính những thành viên
trong gia đình với cuộc sống của những người vợ, người
mẹ. Đó chính là động lực để họ vươn lên, hoàn thành tốt
trách nhiệm của mình. Tú Xương là một người chồng đã
thấu hiểu những khó khăn, vất vả của bà Tú.
- Hoàn cảnh sáng tác
Bài thơ Thương vợ được Tú Xương cho ra đời vào khoảng
năm 1896-1897, lúc này nhà thơ 26-27 tuổi. Khi đó gia
đình nhà Tú Xương trở nên túng bấn, kinh tế phải trông
và sự tần tảo của bà Tú.
- Bố cục:
Bố cục bài thơ Thương vợ tuân theo bố cục của thể thơ
thấy ngôn bát cú Đường luật cặp 2 câu một, lần lượt là:
đề - thực - luận - kết.
Thể thơ: Thất ngôn bát cú Đường luật
Ý nghĩa nhan đề:
- Nhan đề thể hiện một đề tài mới lạ, khác thường trong
thơ trung đại, thể hiện sự sâu sắc trong tình cảm của
Tú Xương đối với vợ cũng như thể hiện được đầy đủ vẻ
đẹp nhân bản của hồn thơ Tú Xương.

II ĐỌC HIỂU VĂN BẢN


1.HÌNH ẢNH BÀ TÚ QUA NỖI LÒNG THƯƠNG VỢ CỦA ÔNG TÚ
A.Nỗi vất vả gian khó của bà Tú
Quanh năm buôn bán ở mom sông

Nuôi đủ năm con với một chồng.

- Quanh năm: Suốt cả năm chứ không trừ ngày nào cả, dù
mưa hay nắng, vẫn cứ tiếp tục ngày qua ngày, tháng qua
tháng, năm qua năm như vậy.
- Nom sông: Phần đất bờ sông nhô ra phía lòng sông gợi
sự gian nan, chênh vênh, nguy hiểm của công việc cũng
như thân phận người phụ nữ.
=> Câu thơ đầu nói lên hoàn cảnh buôn bán làm ăn của bà
Tú – một hoàn cảnh vất vả, lam lũ đươc gợi lên qua cách
nêu thời điểm, cách nói thời gian. nỗi bật sự lam lũ
vất vả của bà tú
- Vẻ đẹp của bà Tú trước hết được cảm nhận ở sự đảm
đang, tháo vát, chu toàn với chồng con. Từ "đủ" trong
"nuôi đủ" vừa nói số lượng, vừa nói chất lượng. câu thơ
chia làm hai vế thì vế bên này (một chồng) lại cân xứng
với tất cả gánh nặng ở vế bên kia (năm con).
-> Khẳng định đức tính đảm đang tháo vát chu đâó với
chông con của bà Tú
=> Câu thơ là một sự thật, bởi nuôi ông Tú đâu chỉ cơm
hai bữa mà còn tiền chè, tiền rượu,... Tú Xương ý thức
rõ nỗi lo của vợ và cả sự khiếm khuyết của mình. Câu
thơ nén một nỗi xót xa, cay đắng.

Lặn lội thân cò khi quãng vắng,

Eo sèo mặt nước buổi đò đông.

- Ba từ "khi quãng vắng" đã nói lên không gian heo hút,


vắng lặng chứa đầy những lo âu, nguy hiểm.

- Câu thơ dùng phép đảo ngữ (đưa từ "lặn lội" lên đầu
câu) và dùng từ "thân cò" thay cho từ "con cò" càng làm
tăng thêm nỗi vất vả gian truân đơn chiếc lẻ loi của bà
Tú. Không những thế, từ "thân cò" còn gợi nỗi ngậm ngùi
về thân phận. Lời thơ, vì thế, mà cũng sâu sắc hơn,
thấm thía hơn.
- Câu thứ tư làm rõ sự vật lộn với cuộc sống đầy gian
nan của bà Tú:
+ “Eo sèo” chi sự nói đi nói lại, có ý bất bình .
+ “Đò đông” đặc tả nỗi khó nhọc, gian nan trong cảnh
kiếm ăn của bà Tú. Hơn thế nữa "buổi đò đông" còn hàm
chứa không phải ít những lo âu, nguy hiểm "khi quãng
vắng".
/ nghệ thuật đối quảng vắng- đò đông bà tú vốn vất vả
đơn chiếc lại còn phải vât vả trong cảnh chen chúc nơi
đò đông/
 Bên cạnh nỗi khổ vật chất còn có nỗi khổ tinh thần.
Vì chồng con mà phải lặn lội đường xa quãng vắng,
nhưng liệu chồng con có biết cho chăng? Và bà Tú cứ
âm thầm lo toan như vậy cho đến hết đời, hết
kiếp... số phận bà là vậy. Câu thơ miêu tả mà đầy
chất trữ tình, nghe thật xót xa, tội nghiệp! Ông Tú
tỏ ra thông cảm với nỗi khó nhọc của vợ và thương
vợ đến vậy là sâu sắc.

Một duyên hai nợ âu đành phận

Năm nắng mười mưa dám quản công.


- “Một duyên hai nợ”: ý thức được việc lấy chồng là
duyên nợ nên “âu đành phận”, tách duyên và nợ ra làm
hai, duyên thì ít mà nợ thì nhiều.
Tú Xương cũng tự ý thức được mình là “nợ” đời mà bà Tú
phải gánh chịu, không một lời phàn nàn, lặng lẽ chấp
nhận sự vất vả vì chồng vì con.

- “nắng mưa”: chỉ sự vất vả khiến câu thơ như một tiếng
thở dài nhưng là sự thở dài của mãn nguyện: vì chồng vì
con mà nhận vất vả về mình
- "âu đành phận", “dám quản công”: dù cho phận mỏng
duyên ôi, bà Tú vẫn chấp nhận, cam chịu, không lời oán
thán.
- “năm”, “mười” : số từ phiếm chỉ số nhiều

-> Sự vất vả và gian truân, đức tính chịu thương chịu


khó, hết lòng vì chồng vì con của bà Tú.

=> Hình ảnh bà Tú, người vợ hiền thảo với bao đức tính
đáng quý: đảm đang, tần tảo, chịu thương chịu khó, thầm
lăng hi sinh cho hạnh phúc gia đình./ nghệ thuật đối/

⇒ Hai câu thơ cho ta thấy đức tính cao đẹp của bà Tú cả
nỗi lòng và sự tinh tế của một người vợ.

Con ng có nhân cách qua lời tự trách mình


Cha mẹ thói đời ăn ở bạc

- Có chồng hờ hững cũng như không


Bất mãn trước hiện thực, Tú Xương đã vì vợ mà lên tiếng
chửi:

+ Thói đời", Tú Xương đã nguyền rủa cái nếp xấu chung


của người đời, của xã hội.
+ ăn ở bạc ăn ở đối xử với nhau 1 cách tệ hại
Xã hội xưa trọng nam khinh nữ, coi người phụ nữ là thân
phận phụ thuộc, nhưng Tú Xương dám sòng phẳng với bản
thân với cuộc đời, dám tự nhận khiếm khuyết và tự phê
phán mình một cách nghiêm ngặt.
->Thói đời nguyên nhân sâu xa khiến bà Tú phải khổ.
biến nhà thơ thành kẻ vô dụng thánh kiến dư luận XH
→ Đó cũng chính là biểu hiện của một nhân cách cao đẹp,
một tấm chân tình chân thật mà ông dành cho vợ.
Tự ý thức:

+ “Có chồng hờ hững”: Tú Xương tự rủa mát mình và cũng


là tự phán xét, tự lên án bản thân mình

-> Tú Xương ý thức sự hờ hững của mình cũng là một biểu


hiện của thói đời bạc bẽo

- Nhận mình có khiếm khuyết, phải ăn bám vợ, để vợ phải


nuôi con và chồng. cang iu thương và quý tọng vợ

-> Từ tấm lòng thương vợ đến thái độ đối với xã hội, Tú


Xương cũng chửi cả thói đời đen bạc.

=> Hai câu thơ đã khái quát nỗi lòng thương vợ của ông
Tú.

Giá trị nội dung và nghệ thuật


- Giá trị nội dung
Xây dựng thành công hình ảnh của bà Tú - một người vợ
tảo tần, giàu đức hi sinh, đã gánh vác gia đình với
những gánh nặng cơm áo gạo tiền đè lên đôi vai gầy.
Đồng thời, thông qua đó, người đọc cũng có thể cảm nhận
được tình thương yêu, quý trọng người vợ của Trần Tế
Xương.
Ẩn đằng sau hình ảnh của người vợ tảo tần sớm khuya ấy
là hình ảnh của ông Tú với đầy những tâm sự. Bà Tú hiện
lên càng đảm đang, tháo vát vất vả bao nhiêu thì ông Tú
lại càng nhỏ bé, nhạt nhòa, vô dụng bấy nhiêu. Đây
chính là sự bất lực của người trí sĩ đương thời trước
dòng đời nổi trôi và xã hội quan liêu thối nát.
- Giá trị nghệ thuật
Sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt bình dị, tự nhiên và giàu
sức biểu cảm; cảm xúc chân thành tiêu biểu cho thơ trữ
tình của Trần Tế Xương
Vận dụng sáng tạo hình ảnh con cò và cách nói của văn
học dân gian trong việc khắc họa hình ảnh của bà Tú
Hình ảnh của bà Tú được nhắc đến với giọng điệu ngợi
ca, đầy yêu thương còn hình ảnh của tác giả ẩn đằng sau
đó lại được nhắc đến với giọng điệu trào phúng, bất lực
Giá trị nhân đạo
- Ca ngợi phẩm chất và vẻ đẹp của người phụ nữ
- Phê phán xã hội và các thế lực đã làm số phận của
những phụ nữ khổ cực
- Thương cảm, đồng cảm số phận bất hạnh của họ

You might also like