Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 39

Tài liệu hướng dẫn Revit MEP căn bản

CHƯƠNG 5 - TẠO DỰNG HỆ THỐNG FIRE ROTECTION

I. MỤC ĐÍCH ..................................................................................................... 2


II. GIỚI THIỆU CÁC CHỨC NĂNG CÔNG CỤ ................................................. 3
2.1 Pipe ................................................................................................................... 4
2.2 Pipe Fitting ........................................................................................................ 5
2.3 Mechanical Equipment ...................................................................................... 7
2.4 Pipe Accessories............................................................................................... 8
III. NỘI DUNG ..................................................................................................... 9
3.1 Tạo lặp mặt bằng làm việc ................................................................................ 9
3.2 Chuẩn bị công cụ thiết kế ................................................................................ 10
3.2.1 Chuẩn bị về đường ống và phụ kiện ...................................................... 10
3.2.2 Chuẩn bị về family ................................................................................. 18
3.2.3 Cách đặt tên, màu cho hệ thống ............................................................ 24
3.3 Chuẩn bị thông tin ........................................................................................... 24
3.3.1 Tạo lập Key Schedule ............................................................................ 24
3.3.2 Tạo lập Schedule ................................................................................... 27
3.4 Thiết kế và dựng hình Fire Protection Model .................................................. 30
3.4.1 Cơ sở thiết kế ........................................................................................ 30
3.4.2 Dựng hình đường ống ........................................................................... 33
3.4.3 Dựng hình phòng Bơm .......................................................................... 38
IV. KẾT LUẬN ................................................................................................... 39

1
Tài liệu hướng dẫn Revit MEP căn bản

I. Mục Đích

Trong chương này sẽ hướng dẫn về các bước cơ bản trong quá trình tạo
lập mặt bằng dựng hình, cách hiệu chỉnh, chọn lựa các loại đường ống, phụ
kiện cho phù hợp cho mỗi công trình cũng như theo các tiêu chuẩn kỹ thuật đưa
ra.
Bên cạnh đó sẽ hướng dẫn cách tạo lập một schedule hoàn chỉnh cho hệ
thống Fire Protection có các tiêu chuẩn ngành về thiết kế hệ thống.

Mặt bằng Công cụ thiết kế, dựng hình

Hình 5. 1

Tiêu chuẩn kỹ thuật Dựng mô hình


Để cuối cùng tạo dựng nên một hệ thống Fire Protection hoàn chỉnh, đáp ứng
đầy đủ các tiêu chuẩn ngành và điều kiện kỹ thuật, góp phần chung vào việc
xây dựng nên toàn bộ hệ thống MEP trong một công trình.

2
Tài liệu hướng dẫn Revit MEP căn bản

Hình 5. 2

Tùy theo yêu cầu riêng của từng công trường mà chúng ta biết được cách thức
chỉnh sửa, hiệu chỉnh hay mô tả về mô hình để đáp ứng cho quá trình thi công,
vận hành và bảo trì sau này.

II. Giới thiệu các chức năng công cụ


Revit tập hợp các công cụ chủ yếu để dựng thành một hệ thống Fire Protection
trong một Panel.
Việc nắm bắt các thanh công cụ này sẽ giúp cho mọi người nắm rõ hơn các
công cụ cũng như công dụng, chức năng của từng loại giúp học viên nắm bắt
và hiểu được việc sử dụng chúng cho từng trường hợp cụ thể.
Dưới đây là phần giới thiệu cụ thể như sau:

Hình 5. 3

3
Tài liệu hướng dẫn Revit MEP căn bản

Hình 5. 4

2.1 Pipe
Revit cung cấp cho người dùng 3 loại Pipe có cùng hình dáng nhưng có chức
năng khác nhau:

Hình 5. 5

Chilled Water: Ống dùng cho dựng hình hệ thống Chiller.


PVC-DWV: Ống dùng cho dựng hình hệ thống Plumbing.
Standard: Ống dùng cho dựng hình chung hay các hệ khác.

4
Tài liệu hướng dẫn Revit MEP căn bản

Hình 5. 6

Pipe: dùng để vẽ đường ống cấp nước, thoát nước, chữa cháy, chiller…
Pipe Placeholder: thường dùng trong thiết kế, vì nó không cần fitting ( phụ kiện)
để nối hay chuyển hướng cho ống và có thể chuyển từ Pipe Placeholder sang
Pipe.
Parallel Pipes: dùng để tạo ra một hay nhiều ống mới song song với ống cũ.

2.2 Pipe Fitting

Hình 5. 7

Cũng giống như các hệ khác, Pipe của Fire Protection cũng cần có các Fitting.
Dựa vào hình dáng tiết diện của Pipe mà Revit cung cấp một số hình dáng của
Pipe Fitting

5
Tài liệu hướng dẫn Revit MEP căn bản

Elbow: dùng để thay đổi hướng của ống chữa cháy

Hình 5. 8

Tee: Dùng để nối 3 ống lại với nhau.

Hình 5. 9

6
Tài liệu hướng dẫn Revit MEP căn bản

Transition: Dùng để kết nối hai đường ống có đường kính khác nhau.

Hình 5. 10

Cap: Dùng để bịt đầu hở cuối ống.

Hình 5. 11

2.3 Mechanical Equipment


Các máy móc dùng cho các hệ.
Vd: máy bơm cho cấp nước, VAV trong hệ thống HVAC…

7
Tài liệu hướng dẫn Revit MEP căn bản

Hình 5. 12

2.4 Pipe Accessories


Các loại van, mặt bích dùng cho hệ thống

Hình 5. 13

Sprinkler: Revit cung cấp cho ta nhiều loại đầu sprinkler khác nhau tùy theo
mục đích sử dụng mà ta lựa chọn sao cho phù hợp.
Vd: đầu Sprinkler hướng xuống, hướng lên, phun ngang.

8
Tài liệu hướng dẫn Revit MEP căn bản

Hình 5. 14

III. Nội Dung


Phần này chúng ta sẽ đưa ra các bước thực hiện từ tổng quát cho đến chi tiết
từng nội dung cụ thể để dựng lên một hệ thống Fire Protection hoàn chỉnh.
Nhìn chung thì chúng ta có 4 bước lớn là:
- Tạo mặt bằng để dựng hình
- Chuẩn bị thêm các công cụ thiết kế
- Thông tin chuyên ngành
- Dựng hệ thống
Vì vậy ta thực hiện như sau
3.1 Tạo lặp mặt bằng làm việc

Trong phần hình chiếu ban đầu của Systems


Template thì chỉ có các hệ như sau:
Electrical: Mặt bằng dựng hình về hệ thống
điện:
+ Lighting: Dựng bên hệ điện chiếu sáng
+ Power: Dựng bên hệ điện nguồn
Mechanical: Mặt bằng dựng hình về hệ thống
HVAC và có thể thêm vào hệ thống Fire
Protection.
Plumbing: dùng để dựng hình hệ thống cấp
thoát nước.
Trong Systems Template hay Mechanical
Template bên Project Browser sẽ chưa có mặt
Hình 5. 15

9
Tài liệu hướng dẫn Revit MEP căn bản

bằng dành cho hệ thống Fire Protection nên ta phải thêm vào để dựng hình hệ
thống chữa cháy.
Trình tự thực hiện giống như hướng dẫn bên chương 2.

Hình 5. 16

3.2 Chuẩn bị công cụ thiết kế


Chuẩn bị các đường ống, phụ kiện trước để khi bắt đầu dựng hình không cần
chỉnh sửa nữa.
3.2.1 Chuẩn bị về đường ống và phụ kiện
Đối với đường ống thì ta chuẩn bị về kích thước ống, độ dày ống, loại ống (ống
thép, hay uPVC, Gang…), về phụ kiện ta chuẩn bị các phụ kiện cần thiết như:
co, tê, giảm, đầu bịt..dùng cho loại ống đó.
Ban đầu thì Revit chỉ cho ta 3 loại đường ống như hình bên.

10
Tài liệu hướng dẫn Revit MEP căn bản

A. Chilled Water: ống dành cho hệ thống chiller


B. PVC-DWV: ống dành cho hệ thống Plumbing
C. Standard: ống tiêu chuẩn.
Vì thế, chúng ta cần tạo thêm 1 loại ống cho chữa
cháy .
Các bước thực hiện cụ thể bên dưới :

Hình 5. 17

Hình 5. 18

Tiếp theo ta sẽ lựa chọn về kích thước ống và loại ống cho phù hợp như sau

11
Tài liệu hướng dẫn Revit MEP căn bản

Hình 5. 19

Đối với ống mới tạo ra ở trên, ta chỉ tạo tên ống mà chưa tạo các loại size ống,
loại ống cũng như các co, tê ..hay còn gọi là family của pipe fitting chưa được
thiết lập. Vì vậy, ta phải gán family cho phù hợp với hệ thống.

Hình 5. 20

12
Tài liệu hướng dẫn Revit MEP căn bản

Hình 5. 21

Vì là ống chữa cháy nên ta sẽ chọn loại ống là Steel, Carbon (ống thép)
Về phần bề dày ống cũng như size ống, ta có thể hiệu chỉnh bên dưới bằng
cách thay đổi hay thêm vào.
Đối với các size ống có sẵn trong Revit mà ta không sử dụng thì nên xóa đi để
thuận tiện trong quá trình dựng hình.
Muốn thêm 1 size ống mới ta làm như sau:

Hình 5. 22

13
Tài liệu hướng dẫn Revit MEP căn bản

Sau đó, ta sẽ gán thêm các family trong bảng Routing References.
Để có được các family đúng thì thường ta sẽ phải load các family bên ngoài
phần mềm Revit về (thường là các loại fitting được tạo sẵn bởi các nhà sản
xuất). Các bước thực hiện:

Hình 5. 23

Hình 5. 24

Sau đó ta sẽ gán các family đó vào đúng các vị trí như bên dưới:

14
Tài liệu hướng dẫn Revit MEP căn bản

Hình 5. 25

Trong chữa cháy thường ta dùng ống có phân biệt như sau:
Đối với ống có đường kính DN50 trở xuống thì dùng các loại co, tê là ren
Đối với ống có DN65 trở lên thì mình dùng coupling hoặc hàn.
Trong bài này mình sẽ sử dụng coupling để vẽ hệ thống chữa cháy.
Vì ta đã phân biệt với 2 loại đường kính ống như trên nên phải gán co, tê cho
phù hợp với từng loại ống ( hướng dẫn cụ thể bên dưới):

15
Tài liệu hướng dẫn Revit MEP căn bản

Hình 5. 26

Tương tự ta gắn cho các loại còn lại:

Thiết lặp lại đường ống để vẽ cho chính xác:


Việc cài đặt này rất quan trọng trong quá trình dựng hình giúp cho việc kết nối
các đoạn ống lại với nhau một cách đúng như ta thiết lập.
Các bước dưới đây để hiệu chỉnh:
- Góc nghiêng
- Cao độ ống chính, ống nhánh

16
Tài liệu hướng dẫn Revit MEP căn bản

- Đường kính ống


Hướng dẫn cụ thể:

Hình 5. 27

Hình 5. 28

17
Tài liệu hướng dẫn Revit MEP căn bản

Hình 5. 29

3.2.2 Chuẩn bị về family


Phần này thì ta sẽ thêm vào cho đầu Sprinkler một vùng bán kính phun hay diện
tích phủ của Sprinkler giúp cho việc thiết kế chúng trong một khu vực được rõ
ràng và chính xác hơn.
Về lại mặt bằng tầng 1 trệt, load đầu sprinkler vào mặt bằng, chọn Sprinkler,
edit family để vào môi trường family chỉnh sửa để chuẩn bị cho việc dựng hình
như sau:

Hình 5. 30

18
Tài liệu hướng dẫn Revit MEP căn bản

Hình 5. 31

Hình 5. 32

Sau đó, ta tiến hành hiệu chỉnh rồi load lại vào trong project để sử dụng như
các bước cụ thể bên dưới:

19
Tài liệu hướng dẫn Revit MEP căn bản

Hình 5. 33

Hình 5. 34

20
Tài liệu hướng dẫn Revit MEP căn bản

Hình 5. 35

Add Parameter là mình tạo cho family 1 cái tham biến (tham biến là đường kính,
góc…) ta tạo ra để quản lý family dễ dàng hơn cũng như thay đổi family 1 cách
đơn giản và trực tiếp hơn.
Có hướng dẫn bên dưới :

21
Tài liệu hướng dẫn Revit MEP căn bản

Hình 5. 36

Khi xong việc chỉnh sửa đầu sprinkler ta sẽ load nó vào Project.
Chọn Instance: là tham biến đó sẽ được đưa ra ngoài thanh Properties luôn
mà không nằm trong bảng Edit Type.
Chọn Type: là tham biến sẽ nằm trong bảng Edit Type mà không có trong thanh
Properties.

22
Tài liệu hướng dẫn Revit MEP căn bản

Hình 5. 37

Nó sẽ hiện ra bản dưới đây :

16

Hình 5. 38

Overwrite the existing version: là khi load vào trong project thì không làm thay
đổi hình dáng family đó trong project mà nó chỉ thể hiện thay đổi đó trong Edit
family.
Overwrite the existing version and its parameter values: là khi load vào trong
project thì làm thay đổi hình dáng family đó trong project và trong Edit family.

23
Tài liệu hướng dẫn Revit MEP căn bản

3.2.3 Cách đặt tên, màu cho hệ thống


Việc đặt tên, màu cho hệ thống giúp cho người quản lý Project hay chúng ta có
thể dể dàng phân biệt trong quá trình dựng hình cũng như phân biệt ống của
các hệ khác nhau trong cùng một Project.

Hình 5. 39

Theo hệ thống màu: RGB ( Red-Green-Blue).

3.3 Chuẩn bị thông tin


Trong Project này thì ta chỉ vẽ hệ thống Sprinkler nên màu ống sẽ chọn là màu
đỏ ( 128-0-0 ).

3.3.1 Tạo lập Key Schedule


Mục đích tạo lập Key Schedule này là dùng để đưa tiêu chuẩn thiết kế vào trong
quá trình dựng hình dựa trên các thông số cũng như quy định có trong tiêu
chuẩn.
Để có được Key Schedule như trên ta phải làm như sau:
Tạo ra bảng schedule, thêm các tham biến, gán các tiêu chuẩn vào trong tham
biến để có bản Key Schedule đầy đủ hỗ trợ cho bảng Schedule chung bên dưới.
Để biết được các bước thực hiện chi tiết hơn thì có hướng dẫn bên dưới
để có thể nhìn rõ một cách tổng quan đến chi tiết các bước cần thực hiện trong
quá trình dựng hình

Hình 5. 40

24
Tài liệu hướng dẫn Revit MEP căn bản

Hình 5. 41

25
Tài liệu hướng dẫn Revit MEP căn bản

Hình 5. 42

26
Tài liệu hướng dẫn Revit MEP căn bản

3.3.2 Tạo lập Schedule


Mục đích là để thống kê về khối lượng cũng như xác định vị trí của các đầu
Sprinkler trong quá trình mình dựng hình có đúng và đầy đủ hay không, giúp
cho việc quản lý chúng một cách rõ ràng và chi tiết.
Để tạo lập 1 space schedule thì trước hết ta phải vào schedule và chọn space,
sau đó sẽ chọn các fields cần thiết cho việc thống kê cũng như quản lý.
Và để thực hiện được việc đó xem hướng dẫn sau đây:

Hình 5. 43

27
Tài liệu hướng dẫn Revit MEP căn bản

Ở bước 4 chỉ add tới “Diện tích phủ” thôi, còn “số lượng Sprinkler “ thì ta thực
hiện tiếp từ bước 5 để tạo ra cột “Số lượng Sprinkler”.
Tùy vào mục đích thống kê cụ thể của người sử dụng revit muốn thống kê về
khối lượng, vị trí, diện tích… mà có những hiệu chỉnh cho phù hợp thì các bước
bên dưới sẽ giúp chúng ta có cái nhìn rõ hơn về việc hiệu chỉnh trong Schedule.

Hình 5. 44

28
Tài liệu hướng dẫn Revit MEP căn bản

Trong bảng này ta sẽ đính kèm theo các tham biến bổ sung để làm rõ thêm cho
các tham biến ban đầu. Các bước thực hiện:

Hình 5. 45

29
Tài liệu hướng dẫn Revit MEP căn bản

Hình 5. 46

Bây giờ ta về lại mặt bằng và chỉ cần chọn các space trong project, tùy vào từng
loại space mà ta gán cho nó 1 cấp độ cháy đúng tiêu chuẩn 7336-2003.

Hình 5. 47

3.4 Thiết kế và dựng hình Fire Protection Model


3.4.1 Cơ sở thiết kế
Do đây là giáo trình hướng dẫn cơ bản để dựng hệ thống Fire Protection nên
ta sẽ thiết kế và dựng hình theo các tiêu chuẩn hiện hành nên không dựng hình
theo một bản vẽ thiết kế đã có sẵn.
Ta sẽ dùng các tiêu chuẩn như sau:

30
Tài liệu hướng dẫn Revit MEP căn bản

Hình 5. 48

Bảng tính toán đường kính ống chữa cháy phù hợp với số lượng sprinkler theo
tiêu chuẩn NFPA 13.
Còn muốn tìm hiểu thêm về hệ thống thì đọc tiêu chuẩn TCVN 7336-2003

Hình 5. 49

31
Tài liệu hướng dẫn Revit MEP căn bản

Vì vậy tòa nhà này mình sẽ thiết kế theo loại cơ sở có nguy cơ cháy thấp.
Thông thường thì ta thường dựng hệ thống chữa cháy trên những bản CAD có
sẵn trên mặt bằng, nhưng đây là Project training nên ta tự sắp xếp các vị trí
Sprinkler sao cho phù hợp với các tiêu chuẩn ở trên.
Có diễn giải bằng hình ảnh bên dưới :

Tầng 1
(trệt)

Hình 5. 50

32
Tài liệu hướng dẫn Revit MEP căn bản

Mặt bằng bố trí các đầu Sprinkler.


Tương tự cho các tầng còn lại .
3.4.2 Dựng hình đường ống
Theo quy trình dựng hình của phòng BIM MEP thì các hệ thống MEP kể cả hệ
thống chữa cháy cũng phải dựng theo quy trình dựng hình .
1. Dựng Riser
2. Dựng ống main và các thiết bị
3. Dựng ống nhánh và kết nối các thiết bị.
Vì vậy , trước tiên ta sẽ dựng hệ thống ống Riser trước:
Để dựng được hệ thống Riser thì ta chọn loại ống , đường kính ống chữa cháy
mình đã thêm vào (trong bước chuẩn bị đường ống và phụ kiện), cho phù hợp
và dựng hình đúng trong hộp gen chữa cháy ( nơi dành riêng cho ống Riser của
chữa cháy , đôi khi là hộp gen chung cho một số hệ khác nữa như: Riser cấp
nước, thoát nước, HVAC..) và dựng đúng cao độ cần thiết.
Các bước thực hiện được cụ thề như sau:

Hình 5. 51

Trong dự án này theo tính toán của tiêu chuẩn NFPA 13 thì ta có tổng cộng 57
đầu Sprinkler nên ống chính sẽ dùng ống có DN100.

33
Tài liệu hướng dẫn Revit MEP căn bản

Hình 5. 52

34
Tài liệu hướng dẫn Revit MEP căn bản

- Dựng hệ thống ống main và các thiết bị


Để dựng được ống main và các thiết bị cho tầng nào thì mình phải vào mặt
bằng tầng đó và lựa chọn loại ống, đường kính ống cho phù hợp, xác định cao
độ cũng như vị trí sau cho tránh xung đột với tầng, dầm, hệ thống MEP
khác…mà vẫn đảm bảo được các yêu cầu kỹ thuật.
Sau đây là các bước thực hiện cho công trình này:

Hình 5. 53

35
Tài liệu hướng dẫn Revit MEP căn bản

- Vẽ các ống nhánh và kết nối với đầu Sprinkler


Tương tự như việc dựng hình ống chính thì ống nhánh và các thiết bị được gắn
kết với nhau cũng tương đối dễ dàng, tùy vào mức độ phức tạp của hệ thống
MEP mà ta có thể thay đổi cao độ, hướng đi sau cho tránh xung đột.
Chúng ta có thể dựng ống nhánh kết nối với đầu Sprinkler bằng các mặt cắt
khác nhau để kết nối chúng với nhau.
Sau đây là cách sử dụng mặt cắt để kết nối ống:
1.View 2. Section ( vẽ mặt cắt tại các vị trí kết nối ).

Hình 5. 54

36
Tài liệu hướng dẫn Revit MEP căn bản

Hình 5. 55

Tương tự cho các đầu còn lại.


Ngoài ra, ta có thể kết nối tự động trên mô hình 3D như sau:

Hình 5. 56

37
Tài liệu hướng dẫn Revit MEP căn bản

Kết quả:

Hình 5. 57

Phương pháp này đơn giản và tiện lợi hơn. Nhưng nó chỉ áp dụng cho các
trường hợp đơn giản. Đa phần là ta sẽ kết nối thủ công.
3.4.3 Dựng hình phòng Bơm
Đối với phòng bơm thì cần phải xác định vị trí phòng bơm, vị trí các máy bơm
cũng như các thiết bị đặt trong phòng bơm sao cho dễ thi công, sửa chữa và
vận hành.

Hình 5. 58

38
Tài liệu hướng dẫn Revit MEP căn bản

Phòng bơm thì ta sẽ load máy bơm ( chọn Mechanical Equipment) từ thư viện
family hay dùng máy bơm do nhà sản xuất tạo ( tìm kiếm trên mạng) hoặc máy
bơm do chính mình tạo ra rồi dựng máy bơm trước.
Sau đó thì ta xem bản vẽ có các loại thiết bị, phụ kiện gì thì ta sẽ load vào giống
như load máy bơm và gắn kết chúng với nhau thành một bộ phận hoàn chỉnh.
Mặt bằng phòng bơm.

Hình 5. 59

IV. Kết Luận


Đối với hệ thống Fire Protection thì chúng ta nên chú ý đến kích thước, cao độ
vật liệu ống và quan trọng hơn là phải tìm đủ các family cần thiết cho việc dựng
hình.
Nhìn chung về phần dựng hình hệ thống Fire Protection không khó, cái quan
trọng là làm sao thể hiện nó rõ ràng và đầy đủ các điều kiện kỹ thuật đòi hỏi của
dự án, và phải tìm ra các phương án về hướng đi cho phù hợp với các hệ thống
còn lại trong một công trình, đảm bảo toàn hệ thống MEP phải lắp đặt chính
xác, giảm thiểu tối đa các xung đột trong quá trình thi công toàn hệ thống với
nhau cũng như với kiến trúc và kết cấu.

39

You might also like