Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 8

2ƯE

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN

-------------
--------------
---------------------------

BÀI TIỂU LUẬN


MÔN: THỐNG KÊ XÃ HỘI

Đề tài: “Khảo sát nhận thức và thực hiện các quy định của

Luật Nghĩa vụ quân sự của sinh viên khoa Luật - DTU”

GIẢNG VIÊN : VÕ HỮU HÒA


SVTH : NHÓM 1

Đà Nẵng, tháng ... năm 20...


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...............................................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài...........................................................................................1

2. Mục tiêu nghiên cứu..................................................................................................2

3. Nhiệm vụ nghiên cứu................................................................................................2

3.1. Thu thập tài liệu......................................................................................................2


3.2. Xây dựng bộ câu hỏi khảo sát.................................................................................2
3.3 Tiến hành khảo sát...................................................................................................3
3.4. Phân tích dữ liệu.....................................................................................................3
3.5. Viết báo cáo kết quả nghiên cứu.............................................................................3

4. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................................3

4.1. Phương pháp khảo sát bằng bảng câu hỏi.............................................................3


4.2. Phương pháp phỏng vấn chuyên sâu.....................................................................4
4.3. Phương pháp phân tích tài liệu..............................................................................4
4.4 Phương pháp thống kê.............................................................................................4

5. Đối tượng – Phạm vi – Giới hạn nghiên cứu...........................................................4

5.1. Đối tượng nghiên cứu.............................................................................................4


5.2. Phạm vi nghiên cứu................................................................................................4
5.3. Giới hạn nghiên cứu...............................................................................................5

6. Lịch sử nghiên cứu vấn đề........................................................................................5

6.1. Giai đoạn trước năm 2015......................................................................................5


6.2. Giai đoạn 2015 - 2020.............................................................................................5
6.3. Giai đoạn sau năm 2020..........................................................................................6
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ thiêng liêng của mỗi công dân Việt Nam, tham gia
nghĩa vụ quân sự là trách nhiệm, quyền lợi, sự vinh dự và tự hào của mọi công dân khi
được cống hiến sức trẻ bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ thành quả cách mạng của những bậc cha
ông đi trước, những người đã hy sinh cho nền hòa bình, độc lập dân tộc cho nhân dân.
Không những vậy, khi tham gia vào môi trường quân đội, công dân sẽ được có cơ hội
học tập, trau dồi những kiến thức về các đường lối chủ trương của Đảng, chính sách
Pháp luật của Nhà nước về các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, về chiến lược xây dựng
và bảo vệ tổ quốc, được tiếp thu những kiến thức chính trị, văn hóa, khoa học, nghiệp
vụ hữu ích cho bản thân. Từ đó, nâng cao nhận thức, ý thức cảnh giác cách mạng, có
lập trường chính trị vững vàng để cùng tham gia bảo vệ Tổ quốc. Hơn nữa, việc được
tham gia học tập, rèn luyện ở môi trường quân ngũ giúp công dân có thể ngày càng rắn
rỏi, sự tự giác, khuôn phép, ý thức, nền nếp, chỉnh chu, trưởng thành hơn, sẵn sàng đối
mặt, vượt qua thử thách trong cuộc sống.
Luật Nghĩa vụ quân sự là một văn bản pháp luật quan trọng, có vai trò trong việc
bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội. Luật quy định về nghĩa
vụ, quyền lợi của công dân trong việc thực hiện nghĩa vụ quân sự, góp phần xây dựng
Quân đội nhân dân vững mạnh. Cụ thể, theo Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015, công
dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự, không phân biệt dân tộc, thành phần xã
hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ học vấn, nghề nghiệp, nơi cư trú phải thực hiện nghĩa
vụ quân sự. Khi tham gia nghĩa vụ quân sự, Hạ sĩ quan, binh sĩ có các nghĩa vụ: Tuyệt
đối trung thành với Tổ quốc, Nhân dân, với Đảng và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam; Sẵn sàng chiến đấu, hy sinh bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất,
toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; bảo vệ Nhân dân, Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ
nghĩa; hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao và thực hiện nghĩa vụ quốc tế; bảo vệ tài sản
và lợi ích của Nhà nước, cơ quan, tổ chức; Bảo vệ tính mạng, tài sản, quyền và lợi ích
hợp pháp của Nhân dân; tham gia bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội theo
quy định của pháp luật; Chấp hành nghiêm đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách,

1
pháp luật của Nhà nước, Điều lệnh, Điều lệ của Quân đội nhân dân; Học tập chính trị,
quân sự, văn hóa, khoa học, kỹ thuật, nghiệp vụ; rèn luyện tính tổ chức, ý thức kỷ luật
và thể lực; nâng cao bản lĩnh chính trị, bản lĩnh chiến đấu.
Tuy nhiên, bộ phận giới trẻ hiện nay vẫn chưa hiểu được vai trò và trách nhiệm
của bản thân trong việc thực hiện tham gia nghĩa vụ quân sự dẫn tới việc phần lớn các
bạn trẻ đã tìm cách để trốn tránh nghĩa vụ quân sự. Đây là điều đáng buồn, đi ngược lại
với quan điểm “đâu cần thanh niên có, việc gì khó có thanh niên”. Nguyên nhân của
thực trạng này có thể bắt nguồn từ việc hầu hết người dân chưa hiểu rõ tầm quan trọng
của việc thực hiện nghĩa vụ quân sự nói chung, chưa đủ nhận thức và thật sự hiểu rõ các
quy định của pháp luật về vấn đề thực hiện nghĩa vụ quân sự dẫn đến việc thờ ơ, trốn
tránh trách nhiệm, không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ, lệnh gọi tập trung huấn luyện
của cơ quan quân sự có thẩm quyền.

2. Mục tiêu nghiên cứu

Đề án “Khảo sát nhận thức và thực hiện các quy định của luật nghĩa vụ quân sự
của sinh viên khoa luật – Trường Đại học Duy Tân” đi từ hiện trạng chung đến khảo
sát, phân tích để đánh giá thực trạng nhận thức của bộ phận sinh viên khoa Luật -
Trường Đại học Duy Tân về việc chấp hành đúng quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự,
từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật, các quy định điều
chỉnh hoạt động tham gia thực hiện nghĩa vụ quân sự trong thời gian tới.

3. Nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Thu thập tài liệu


Một là, Luật Nghĩa vụ quân sự và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Hai là, các tài liệu về nhận thức và thực hiện pháp luật của sinh viên.
Ba là, tài liệu về các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức và thực hiện pháp luật của
sinh viên.
3.2. Xây dựng bộ câu hỏi khảo sát
Bộ câu hỏi khảo sát cần đảm bảo các yêu cầu về tính khoa học, khách quan,
chính xác và phù hợp với đối tượng nghiên cứu, nội dung câu hỏi cần bao gồm các khía
cạnh sau:

2
Một là, mức độ nhận thức của sinh viên về các quy định cơ bản của Luật Nghĩa
vụ quân sự.
Hai là, mức độ thực hiện các quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự của sinh viên.
Ba là, các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức và thực hiện các quy định của Luật
Nghĩa vụ quân sự của sinh viên.
3.3 Tiến hành khảo sát
Phân phối bảng câu hỏi khảo sát đến sinh viên trên địa bàn nghiên cứu. Thu thập
dữ liệu khảo sát và tiến hành kiểm tra tính hợp lệ của dữ liệu.
3.4. Phân tích dữ liệu
Sử dụng các phương pháp thống kê để phân tích dữ liệu thu thập được để xác
định mức độ nhận thức và thực hiện các quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự của sinh
viên khoa luật. Qua đó, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức và thực hiện các
quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự của sinh viên.
3.5. Viết báo cáo kết quả nghiên cứu
Báo cáo kết quả nghiên cứu cần bao gồm các nội dung sau: Giới thiệu đề tài
nghiên cứu; mục tiêu và phương pháp nghiên cứu; kết quả nghiên cứu; phân tích và
thảo luận kết quả nghiên cứu; kết luận và đề xuất giải pháp.

4. Phương pháp nghiên cứu

4.1. Phương pháp khảo sát bằng bảng câu hỏi


Đây là phương pháp chính để thu thập dữ liệu về mức độ nhận thức và thực hiện
các quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự của sinh viên khoa luật. Bộ câu hỏi khảo sát
cần đảm bảo các yêu cầu về tính khoa học, khách quan, chính xác và phù hợp với đối
tượng nghiên cứu. Nội dung câu hỏi cần bao gồm các khía cạnh sau:
Một là, mức độ nhận thức của sinh viên về các quy định cơ bản của Luật Nghĩa
vụ quân sự.
Hai là, mức độ thực hiện các quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự của sinh viên.
Ba là, các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức và thực hiện các quy định của Luật
Nghĩa vụ quân sự của sinh viên.

3
4.2. Phương pháp phỏng vấn chuyên sâu
Phương pháp này được sử dụng để thu thập thông tin chi tiết về nhận thức và
thực hiện các quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự của sinh viên. Đối tượng phỏng vấn
là những sinh viên có kiến thức và hiểu biết sâu sắc về Luật Nghĩa vụ quân sự. Nội
dung phỏng vấn cần tập trung vào các vấn đề sau:
Một là, những khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện các quy định của Luật
Nghĩa vụ quân sự.
Hai là, giải pháp nâng cao nhận thức và thực hiện các quy định của Luật Nghĩa
vụ quân sự.
4.3. Phương pháp phân tích tài liệu
Phương pháp này được sử dụng để thu thập thông tin về các văn bản pháp luật,
tài liệu nghiên cứu khoa học, báo cáo, ... liên quan đến đề tài nghiên cứu. Phân tích tài
liệu giúp xác định những nghiên cứu đã được thực hiện về đề tài, từ đó xây dựng khung
lý thuyết và phương pháp nghiên cứu phù hợp.
4.4 Phương pháp thống kê
Sử dụng các phương pháp thống kê để phân tích dữ liệu thu thập được. Phân tích
thống kê giúp xác định mức độ nhận thức và thực hiện các quy định của Luật Nghĩa vụ
quân sự của sinh viên khoa luật. Qua đó, phân tích mối liên hệ giữa các yếu tố ảnh
hưởng đến nhận thức và thực hiện các quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự của sinh
viên khoa luật. Ngoài ra, trong quá trình nghiên cứu, cần lưu ý một số vấn đề sau:
Một là, dảm bảo tính khách quan và trung thực trong nghiên cứu.
Hai là, tuân thủ các quy định về đạo đức khoa học.
Ba là, sử dụng các nguồn tài liệu uy tín.

5. Đối tượng – Phạm vi – Giới hạn nghiên cứu

5.1. Đối tượng nghiên cứu


Sinh viên đang theo học tại Khoa luật Trường Đại học Duy Tân
5.2. Phạm vi nghiên cứu
Một là, mức độ nhận thức và thực hiện các quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự
của sinh viên Khoa luật.

4
Hai là, các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức và thực hiện các quy định của Luật
Nghĩa vụ quân sự của sinh viên khoa luật.
Ba là, giải pháp nâng cao nhận thức và thực hiện các quy định của Luật Nghĩa vụ
quân sự cho sinh viên khoa luật.
5.3. Giới hạn nghiên cứu
Về đối tượng: Chỉ nghiên cứu sinh viên đang theo học tại khoa luật trường đại
học Duy Tân
Về phạm vi: Chỉ nghiên cứu mức độ nhận thức và thực hiện các quy định của
Luật Nghĩa vụ quân sự, các yếu tố ảnh hưởng và giải pháp nâng cao nhận thức và thực
hiện các quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự cho sinh viên khoa luật.
Về thời gian: Nghiên cứu chỉ được thực hiện trong một khoảng thời gian nhất
định.
Ngoài ra, cần lưu ý một số vấn đề sau:
Một là, khả năng tiếp cận đối tượng nghiên cứu.
Hai là, tính hợp lệ và độ tin cậy của dữ liệu thu thập được.
Ba là, khả năng khái quát hóa kết quả nghiên cứu.

6. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

6.1. Giai đoạn trước năm 2015


Nghiên cứu về nhận thức và thực hiện pháp luật của sinh viên chủ yếu tập trung
vào các luật như Luật Dân sự, Luật Hình sự, Luật Hôn nhân và Gia đình,...Ít có nghiên
cứu chuyên sâu về nhận thức và thực hiện Luật Nghĩa vụ quân sự của sinh viên.
6.2. Giai đoạn 2015 - 2020
Sau khi Luật Nghĩa vụ quân sự sửa đổi được ban hành năm 2015, một số nghiên
cứu về nhận thức và thực hiện Luật Nghĩa vụ quân sự của sinh viên bắt đầu được thực
hiện. Các nghiên cứu này tập trung vào các vấn đề như:
Một là, mức độ nhận thức của sinh viên về các quy định cơ bản của Luật Nghĩa
vụ quân sự.
Hai là, thái độ của sinh viên đối với việc thực hiện nghĩa vụ quân sự.
Ba là, các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức và thực hiện Luật Nghĩa vụ quân sự
của sinh viên.

5
6.3. Giai đoạn sau năm 2020
Các nghiên cứu về nhận thức và thực hiện Luật Nghĩa vụ quân sự của sinh viên
tiếp tục được triển khai. Các nghiên cứu này ngày càng đi sâu vào các khía cạnh cụ thể
như:
Một là, ảnh hưởng của môi trường gia đình, nhà trường, xã hội đến nhận thức và
thực hiện Luật Nghĩa vụ quân sự của sinh viên.
Hai là, giải pháp nâng cao nhận thức và thực hiện Luật Nghĩa vụ quân sự cho
sinh viên trong tình hình mới.
Một số nghiên cứu tiêu biểu về đề tài này gồm: "Nhận thức và thực hiện Luật
nghĩa vụ quân sự của sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội" (2017) - ThS. Nguyễn
Thị Thu Hà;
"Thực trạng nhận thức và thực hiện nghĩa vụ quân sự của sinh viên khoa Luật,
Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định" (2018) - ThS. Đỗ Thị Hằng;
"Giải pháp nâng cao nhận thức và thực hiện Luật nghĩa vụ quân sự cho sinh viên
trường đại học, cao đẳng" (2020) - TS. Nguyễn Văn Nam.

You might also like