TỰ LUẬN SINH 11 CK2

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 6

TỰ LUẬN SINH 11 – CK2 (2023 – 2024) – Châu Đào

( °͡ ͜ʖ ͡°)
BÀI 13: CẢM ỨNG Ở ĐỘNG VẬT
Câu 1. Em hãy nêu đặc điểm của hệ thần kinh dạng chuỗi hạch và hệ thần kinh dạng
ống.
- Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch:
+ có ở ngành Giun dẹp, Giun tròn, Giun đốt, Chân khớp, Côn trùng,...
+ gồm các hạch (là tập hợp các neuron) nối với nhau tạo thành chuỗi nằm dọc cơ thể.
+ ở phần đầu, các hạch có kích thước lớn tạo thành não.
+ mỗi hạch thần kinh là trung tâm điều khiển hoạt động một vùng xác định của cơ thể.

- Hệ thần kinh dạng ống:


+ có ở động vật có xương sống.
+ Cấu tạo gồm hai phần: thần kinh trung ương và thần kinh ngoại biên.
+ Cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh dạng ống phức tạp, đa dạng, chính xác hơn ở nhóm
có hệ thần kinh dạng lưới và dạng chuỗi hạch

Câu 2. Phân biệt phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện:

Điểm phân biệt Phản xạ không điều kiện Phản xạ có điều kiện

Không có tính di truyền


Di truyền Có tính di truyền
Được hình thành trong đời sống

Độ bền vững Bền vững Dễ bị mất đi khi không củng cố

Đặc điểm kích Trả lời các kích thích tương ứng Trả lời kích thích bất kì hay kích
thích hay kích thích không điều kiện. thích có điều kiệ

Tính cá thể Mang tính chủng loại Có tính cá thể


Câu 3. Neuron là gì? Em hãy điền vào cấu tạo của neuron ở hình bên dưới
- Cảm ứng ở động vật (phản xạ) được thực hiện với sự tham gia của hệ thần kinh, trong đó
đơn vị cấu tạo và chức năng của hệ thần kinh là neuron.
→ Neuron là đơn vị cấu tạo và chức năng của hệ thần kinh.
- Hầu hết neuron đều cấu tạo từ ba phần: thân, sợi nhánh, sợi trục.
- Neuron có chức năng tiếp nhận kích thích, tạo ra xung thần kinh và truyền xung thần kinh
đến neuron khác hoặc tế bào khác.

1) Than neuron

2) Nhan
7) Tan cung
synapse
3) Sơi nhanh 6) Bao
5) Eo myelin
Ranvier
Cấu tạo của neuron thần kinh

Câu 4. Vì sao nói phản xạ co ngón tay khi bị kim châm là phản xạ không điều kiện?

Nói phản xạ co ngón tay khi bị kim châm là phản xạ không điều kiện vì đây là phản xạ
không có sự tham gia xử lí của vỏ não, có tính di truyền, sinh ra đã có, đặc trưng cho loài và
rất bền vững theo thời gian.

Câu 5. Một cung phản xạ điển hình gồm mấy bộ phận? Nêu đặc điểm từng bộ phận.
- Cung phản xạ điển hình gồm 5 bộ phận:
+ Bộ phận tiếp nhận kích thích: là thụ thể cảm giác.
+ Đường dẫn truyền hướng tâm: là dây thần kinh cảm giác do các neuron cảm giác tạo
thành.
+ Bộ phận trung ương: là tuỷ sống và não bộ do các neuron trung gian (còn gọi là
neuron liên lạc) tạo thành.
+ Đường dẫn truyền li tâm: là dây thần kinh vận động do các neuron vận động tạo
thành.
+ Bộ phận đáp ứng: là cơ hoặc tuyến.
BÀI 16: SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở THỰC VẬT
Câu 1. Phân biệt sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp theo nội dung trong bảng
sau.
Phân biệt Sinh trưởng sơ cấp Sinh trưởng thứ cấp

Là hình thức sinh trưởng làm tăng Là hình thức sinh trưởng làm tăng
Khái niệm
chiều dài của thân và rễ chiều ngang của thân và rễ

Dạng cây Một lá mầm và thân non cây hai lá


Hai lá mầm
mầm

Nguyên nhân Mô phân sinh đỉnh, mô phân sinh Mô phân sinh bên gồm tầng sinh
lóng vỏ và tầng sinh mạch

Tầng sinh mạch phân chia tạo


Mô phân sinh đỉnh và lóng phân
Cơ chế mạch gỗ thứ cấp bên trong và
chia tạo nhiều tế bào giúp cây tăng
mạch rây thứ cấp bên ngoài
chiều dài
Tầng sinh bần phân chia tạo vỏ cây

Câu 2.
a) Nêu rõ khái niệm sinh trưởng và phát triển ở sinh vật là gì?
- Khái niệm sinh trưởng: Sinh trưởng là sự tăng về kích thước và khối lượng của cơ thể do
sự tăng lên về số lượng và kích thước tế bào, nhờ đó cơ thể lớn lên.
- Khái niệm phát triển: Phát triển bao gồm sinh trưởng, phân hóa tế bào, phát sinh hình
thái cơ quan và cơ thể.

b) Những biểu hiện nào sau đây là biểu hiện của sinh trưởng, phát triển ở sinh vật: hạt
nảy mầm, cây cao lên, gà trống bắt đầu biết gáy, cây ra hoa, diện tích phiến lá tăng lên,
lợn con tăng cân từ 2 kg lên 4 kg? Giải thích sự lựa chọn đó.

- Biểu hiện của sinh trưởng:


+ Cây cao lên
+Diện tích phiến lá tăng lên
+Lợn con tăng cân từ 2 kg lên 4 kg
- Biểu hiện của phát triển:
+ hạt nảy mầm
+ gà trống bắt đầu biết gáy
+ cây ra hoa
Câu 3. Chú thích hình vẽ sau:
1 – Vỏ
2 – Tầng sinh vỏ
3 – Mạch rây thứ cấp
4 – Tầng sinh mạch dẫn
5 – Mạch gỗ thứ cấp
6 – Chu bì (vỏ bì)
7 – Tầng sinh vỏ
8 – Vỏ
9 – Mạch rây thứ cấp
10 – Tầng sinh mạch dẫn
11 – Mạch gỗ thứ cấp

Câu 4. Chu trình phát triển của thực vật có hoa được chia làm bao nhiêu pha? Nêu đặc
điểm của từng pha.
- Chu trình phát triển của thực vật có hoa được chia thành 5 pha: pha phát triển phôi, pha
non trẻ, pha trưởng thành, pha sinh sản, pha già
- Pha phát triển phôi: Từ khi hợp tử hình thành đến khi hạt bắt đầu nảy mầm
- Pha non trẻ: Từ khi hạt nảy mầm đến khi xuất hiện khả năng tạo cơ quan sinh sản
- Pha trưởng thành: Từ khi xuất hiện cơ quan sinh sản đến khi thụ tinh
- Pha sinh sản: Từ khi thụ tinh đến khi hình thành hạt
- Pha già: Từ lúc hình thành hạt, quả đến khi chết.

Câu 5. Trình bày vai trò điều tiết của hormone thực vật?
- Hormone thực vật có vai trò chủ đạo trong điều tiết các quá trình sinh trưởng, phát triển
và phản ứng thích nghi của thực vật đối với môi trường
- Hormone thực vật điều tiết sự phân chia, kéo dài và phân hóa tế nào. Từ đó, hormone thực
vật
+ Điều tiết sự sinh trưởng của mô phân sinh, sự phát triển của phôi, sự nảy mầm của
hạt, sinh trưởng của thân, phát triển của hoa, quả,
+ Điều tiết phản ứng với tác nhân kích thích vô sinh và hữu sinh của môi trường.
+ Điều tiết sự biểu hiện gene và hoạt tính enzyme, tác động đến hoạt tính màng tế
bào.

Câu 6. Hormone thực vật gồm những nhóm nào? Sự phân chia của hormone thực vật
dựa trên căn cứ nào?
- Hormone thực vật gồm hai nhóm: kích thích sinh trưởng và ức chế sinh trưởng
- Sự phân chia của hormone thực vật dựa trên tác động của nhóm hormone đó lên quá trình trình
sinh trưởng và phát triển của thực vật. Cụ thể:
+ Hormone kích thích sinh trưởng (auxin, gibberellin, cytokine)
- Phân chia tế bào
- Sinh trưởng của thân, rễ.
- Nảy mầm của hạt, chồi.
- Sự ra hoa, tạo quả.
+ Hormone ức chế sinh trưởng (abscisic acid, ethylene)
- Ức chế các quá trình sinh trưởng.
- Kích thích sự ngủ (hạt, chồi) và sự rụng (lá, hoa, quả).
- Kích thích sự chín của quả.
- Sự phân chia của hormone thực vật dựa vào hoạt tính sinh học của hormone

Câu 7. Sự tương quan giữa các hormone thực vật là gì? Thực vật sẽ sinh trưởng và phát
triển như thế nào khi chịu sự tác động đồng thời của nhiều loại hormone?

- Sự tương quan giữa các hormone thực vật là trạng thái cân bằng giữa các hormone ở một
tỉ lệ xác định, điều tiết sự xuất hiện, hướng và tốc độ sinh trưởng, phát triển của mỗi cơ quan.
Tương quan giữa các hormone điều tiết quá trình sinh trưởng, phát triển của cơ thể thực vật.

- Thực vật sẽ sinh trưởng và phát triển khi chịu sự tác động đồng thời của nhiều loại
hormone thể hiện qua sự tương qua giữa các nhóm hormone với nhau:
+ Tác động tương quan giữa hormone kích thích và hormone ức chế sinh trưởng.
Tương quan gibberellin/abscisic acid: abscisic acid cao kích thích sự ngủ;
giberellin cao kích thích sự nảy mầm.
Tương quan auxin/ethylene: auxin cao ức chế hình thành tầng rời ở cuống lá
(sự rụng); ethylene cao kích thích sự rụng.
- Tác động tương quan giữa các hormone kích thích với nhau.
Tương quan auxin/cytokinin điều tiết sự phát sinh hình thái ở thực vật: auxin
cao kích thích tạo rễ bất định, mô sẹo ở cây một lá mầm; cytokinin cao kích
thích tạo chồi.

Câu 8. Trình bày nguyên tắc khi sử dụng khi ứng dụng hormone thực vật hoặc chất
điều hòa sinh trưởng một cách hiệu quả?
- Việc sử dụng hormone thực vật hoặc chất điều hòa sinh trưởng thực vật chỉ có hiệu quả
khi tuân thủ một số nguyên tắc:
• Sử dụng hormone hoặc chất điều hòa sinh trưởng ở nồng độ thích hợp
• Chú ý tương quan giữa các hormone.
• Cung cấp đầy đủ nước, chất dinh dưỡng cho cây.
• Thận trọng khi ứng dụng các chất điều hòa sinh trưởng vào sản xuất lương thực, thực
phẩm.

You might also like