Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

2.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thức VII và Cương lĩnh xây dựng đất nước trong
thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

2.1. Hoàn cảnh lịch sử

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng Cộng sản Việt Nam họp tại Hà
Nội từ ngày 24 đến ngày 27/6/1991. Đại hội diễn ra trong bối cảnh đất nước đang thực
hiện công cuộc Đổi mới đã được đề ra từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI. Sau hơn
4 năm thực hiện công cuộc đổi mới, tình hình cơ bản ổn định nhưng chưa ra khỏi khủng
hoảng kinh tế - xã hội.

2.1.1. Tình hình thế giới

Kinh tế toàn cầu bị khủng hoảng, nhiều nước trên thế giới phải đối mặt với khủng
hoảng kinh tế trong những năm đầu thập niên 1990 dẫn đến tỉ lệ thất nghiệp cao, lạm phát
gia tăng và tăng trưởng kinh tế chậm lại dẫn đến nhiều hệ lụy xã hội và chính trị. Liên Xô
trì trệ kinh tế, thiếu hụt hàng hóa và lạm phát cao. Liên Xô gánh vác khoảng nợ nước
ngoài ảnh hưởng nặng nề đến ngân sách nhà nước. Khoảng cách thu nhập giữa người
giàu và người nghèo ngày càng gia tăng dẫn đến bất ổn xã hội. Bên cạnh đó, Chiến tranh
lạnh kết thúc, nhiều nước Đông Âu muốn thoát khỏi sự kiểm soát của LX dẫn đến sự bất
ổn trong khu vực, hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô trên bờ vực sụp đổ,
chủ nghĩa tư bản dần trở thành hệ thống chính trị - kinh tế thống trị gây ảnh hưởng mạnh
mẽ đến các nước đang phát triển, tạo ra áp lực về việc chuyển đổi sang nền kinh tế thị
trường. Chiến tranh Vùng Vịnh là một cuộc xung đột giữa Iraq và liên minh gần 38 quốc gia, do Hoa
Kỳ lãnh đạo và được Liên Hợp Quốc phê chuẩn để giải phóng Kuwait . Bối cảnh trên tạo áp lực lên

Đảng Cộng sản Việt Nam trong việc tìm kiếm phương hướng phát triển phù hợp với thực
tế.

2.1.2. Tình hình trong nước

Trước sự biến động của chính trị thế giới, một số bộ phận đảng viên và nhân dân
hoang mang, lo ngại về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Các thế lực lợi dùng tình hình
khó khăn để tổ chức các hoạt động chống phá nhằm lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa. Các
vấn đề về tham nhũng, tiêu cực nhức nhối ảnh hưởng đến niềm tin của nhân dân vào
Đảng và Nhà nước. Bên cạnh đó, khủng hoảng kinh tế - xã hội vẫn chưa được giải quyết,
tiêu biểu là tỉ lệ lạm phát vào năm 1990 vẫn còn ở mức cao 67%, nợ nước ngoài gia tăng,
tỉ lệ thất nghiệp còn ở mức cao dẫn đến nhiều tệ nạn xã hội cần phải giải quyết.

Tuy nhiên, công cuộc Đổi mới của Đảng đề ra trong Đại hội VI đã đạt được những
thành tựu đáng kể. “Kết thúc kế hoạch 5 năm (1986 - 1990), công cuộc đổi mới đã đạt
được những thành tựu bước đầu rất quan trọng: GDP tăng 4,4%/năm; tổng giá trị sản xuất
nông nghiệp tăng bình quân 3,8 - 4%/năm; công nghiệp tăng bình quân 7,4%/năm, trong
đó sản xuất hàng tiêu dùng tăng 13 -14%/năm; giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng
28%/năm”1, nhờ đó, nước ta đã đứng vững và tiếp tục phát triển. tiếp tục củng cố niềm tin
vào chủ nghĩa xã hội trong nhân dân.

Võ Hồng Phúc, (2006), tr.141, Những thành tựu về kinh tế - xã hội qua 20 năm đổi mới (1986 - 2005),
Việt Nam 20 năm đổi mới, Nxb. Chính trị quốc gia.

1
Võ Hồng Phúc, (2006), tr.141, Những thành tựu về kinh tế - xã hội qua 20 năm đổi mới (1986 - 2005), Việt Nam
20 năm đổi mới, Nxb. Chính trị quốc gia.

You might also like